Nấm kim châm có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như mùn cưa, bã mía, vỏ hạt bông và thích hợp với nhiệt độ lạnh nên miền Bắc có thể trồng vào mùa đông, trong điều kiện nhà lạnh có thể trồng được quanh năm.
Nhằm đa dạng hóa các loại nấm phục vụ thị trường, đồng thời tìm ra quy trình, kỹ thuật nuôi trồng nấm kim châm tại địa phương, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre) đã trồng thử nghiệm nấm kim châm trên nhiều cơ chất khác nhau thông qua việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng thử nghiệm nấm cao cấp: nấm kim châm (Flammulina velutipes), nấm ngọc châm (Hypsizygus marmoreus) trên cơ chất bã mía, bã mía phối trộn”.
Nấm kim châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Mũ nấm lúc còn non có hình cầu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Nấm kim châm có hai loại: Kim châm vàng và kim châm trắng, nhiệt độ thích hợp ra quả thể ở nấm kim châm là 5-20 độ C, thích hợp nhất là 15-16 độ C. Độ ẩm cơ chất 65-70%, độ ẩm không khí trong phòng phải đảm bảo 80-95%, pH từ 4-7, duy trì ánh sáng khuyếch tán.
Nấm kim châm có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như mùn cưa, bã mía, vỏ hạt bông và thích hợp với nhiệt độ lạnh nên miền Bắc có thể trồng vào mùa đông, trong điều kiện nhà lạnh có thể trồng được quanh năm. Sau đây là quy trình trồng nấm kim châm do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ trồng thử nghiệm cho năng suất cao nhất.
Xử lý nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu, đóng túi, khử trùng:
Đối với nguyên liệu mùn cưa nên chọn mùn cưa cây gỗ mềm, không có chứa tinh dầu, tốt nhất nên dùng mùn cưa cây cao su, bồ đề. Ngoài ra còn có các nguyên liệu bổ sung như: cám bắp, cám gạo, bột nhẹ (CaCO3), MgSO4. Nước vôi 1% (10 lít nước 100 gr vôi bột).
+ Mạt cưa: mạt cưa được sàng để loại các khối gỗ lớn và tạp chất. Mạt cưa khô được trộn với nước vôi 1% để có độ ẩm nguyên liệu 60-65% ủ trong 24 giờ.
Công thức phối trộn nguyên liệu 88% mùn cưa: 5% bột cám: 5% bột bắp: 1% MgSO4: 1% bột nhẹ.
- Trọng lượng phôi: 1kg.
- Các bịch phôi được hấp khử trùng ở nhiệt độ 100 độ C trong thời gian 10 giờ, để bịch phôi nguội (nhiệt độ đạt từ 30-32 độ C), sau đó đem cấy giống.
Cấy giống:
Phòng cấy giống phải sạch, thoáng mát. Trước khi cấy phải thanh trùng phòng bằng cách phun foocmol (0,5%) xung quanh phòng hoặc đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa từ 12-24 giờ. Mở cửa để hết mùi mới được vào cấy. Các bịch phôi sau khi cấy xong chuyển sang phòng ươm tơ.
Ươm tơ:
Điều kiện phòng ươm tơ:
+ Nhiệt độ là 20-24 độ C.
+ Ẩm độ không khí: 70-80%.
+ Ánh sáng: không cần thiết trong giai đoạn này.
Sau 30-35 ngày cấy giống, lúc này tơ nấm đã phủ kín bịch phôi, chuyển phôi ra nhà lạnh trồng và thu hái nấm.
Nuôi trồng và thu hái nấm:
Khi kết thúc giai đoạn nuôi sợi, tháo bỏ cổ nút và nút bông, dùng thìa nhỏ hoặc tay cào đi lớp giống mỏng ở trên bề mặt túi nấm để kích thích sự hình thành quả thể nấm đồng đều và hạn chế hạt thóc giống gây nhiễm bề mặt túi. Cào xong buộc miệng túi như hình chiếc nơm. Để khi sợi nấm phục hồi lại thì mở miệng túi. Phòng ra quả thể phải đảm bảo nhiệt độ 13-16 độ C. Sau 10-12 ngày sẽ xuất hiện mầm quả thể nhỏ li ti. Thời gian này tưới phun sương đều đặn (1-3 lần/ngày), chỉ tưới xung quanh và nền, không tưới trực tiếp vào bề măt bịch, độ ẩm không khí trong phòng phải đảm bảo 90-95%.
Khi mũ quả thể hơi phẳng và có màu sáng hơn, lúc này nấm có vị ngon nhất và là thời điểm thu hái nấm thích hợp nhất. Giai đoạn từ lúc mở miệng bịch phôi cho đến lúc thu hoạch khoảng 42 ngày.
Bảo quản
Nấm sau khi thu hái được cho vào túi nylon buộc kín bảo quản từ 3-5 ngày ở ngăn mát tủ lạnh.
Ngoài công thức trong quy trình trên nấm kim châm còn được trồng trên công thức 88% cơ chất (được phối trộn trước là 50% mùn cưa: 50% bã mía): 5% bột cám: 5% bột bắp: 1% MgSO4: 1% bột nhẹ (công thức này cho năng suất sấp xỉ với công thức của quy trình trên). Tại Bến Tre có nguồn bã mía dồi dào, nếu trồng nấm kim châm trên cơ chất này có thể tận dụng nguồn phế phẩm có sẵn của địa phương nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Do chi phí đầu tư nhà lạnh rất cao nên quy trình này thích hợp với các cơ sở hoặc trại nấm lớn.
Nấm kim châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Mũ nấm lúc còn non có hình cầu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Nấm kim châm có hai loại: Kim châm vàng và kim châm trắng, nhiệt độ thích hợp ra quả thể ở nấm kim châm là 5-20 độ C, thích hợp nhất là 15-16 độ C. Độ ẩm cơ chất 65-70%, độ ẩm không khí trong phòng phải đảm bảo 80-95%, pH từ 4-7, duy trì ánh sáng khuyếch tán.
Nấm kim châm có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như mùn cưa, bã mía, vỏ hạt bông và thích hợp với nhiệt độ lạnh nên miền Bắc có thể trồng vào mùa đông, trong điều kiện nhà lạnh có thể trồng được quanh năm. Sau đây là quy trình trồng nấm kim châm do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ trồng thử nghiệm cho năng suất cao nhất.
Xử lý nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu, đóng túi, khử trùng:
Đối với nguyên liệu mùn cưa nên chọn mùn cưa cây gỗ mềm, không có chứa tinh dầu, tốt nhất nên dùng mùn cưa cây cao su, bồ đề. Ngoài ra còn có các nguyên liệu bổ sung như: cám bắp, cám gạo, bột nhẹ (CaCO3), MgSO4. Nước vôi 1% (10 lít nước 100 gr vôi bột).
+ Mạt cưa: mạt cưa được sàng để loại các khối gỗ lớn và tạp chất. Mạt cưa khô được trộn với nước vôi 1% để có độ ẩm nguyên liệu 60-65% ủ trong 24 giờ.
Công thức phối trộn nguyên liệu 88% mùn cưa: 5% bột cám: 5% bột bắp: 1% MgSO4: 1% bột nhẹ.
- Trọng lượng phôi: 1kg.
- Các bịch phôi được hấp khử trùng ở nhiệt độ 100 độ C trong thời gian 10 giờ, để bịch phôi nguội (nhiệt độ đạt từ 30-32 độ C), sau đó đem cấy giống.
Cấy giống:
Phòng cấy giống phải sạch, thoáng mát. Trước khi cấy phải thanh trùng phòng bằng cách phun foocmol (0,5%) xung quanh phòng hoặc đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa từ 12-24 giờ. Mở cửa để hết mùi mới được vào cấy. Các bịch phôi sau khi cấy xong chuyển sang phòng ươm tơ.
Ươm tơ:
Điều kiện phòng ươm tơ:
+ Nhiệt độ là 20-24 độ C.
+ Ẩm độ không khí: 70-80%.
+ Ánh sáng: không cần thiết trong giai đoạn này.
Sau 30-35 ngày cấy giống, lúc này tơ nấm đã phủ kín bịch phôi, chuyển phôi ra nhà lạnh trồng và thu hái nấm.
Nuôi trồng và thu hái nấm:
Khi kết thúc giai đoạn nuôi sợi, tháo bỏ cổ nút và nút bông, dùng thìa nhỏ hoặc tay cào đi lớp giống mỏng ở trên bề mặt túi nấm để kích thích sự hình thành quả thể nấm đồng đều và hạn chế hạt thóc giống gây nhiễm bề mặt túi. Cào xong buộc miệng túi như hình chiếc nơm. Để khi sợi nấm phục hồi lại thì mở miệng túi. Phòng ra quả thể phải đảm bảo nhiệt độ 13-16 độ C. Sau 10-12 ngày sẽ xuất hiện mầm quả thể nhỏ li ti. Thời gian này tưới phun sương đều đặn (1-3 lần/ngày), chỉ tưới xung quanh và nền, không tưới trực tiếp vào bề măt bịch, độ ẩm không khí trong phòng phải đảm bảo 90-95%.
Khi mũ quả thể hơi phẳng và có màu sáng hơn, lúc này nấm có vị ngon nhất và là thời điểm thu hái nấm thích hợp nhất. Giai đoạn từ lúc mở miệng bịch phôi cho đến lúc thu hoạch khoảng 42 ngày.
Bảo quản
Nấm sau khi thu hái được cho vào túi nylon buộc kín bảo quản từ 3-5 ngày ở ngăn mát tủ lạnh.
Ngoài công thức trong quy trình trên nấm kim châm còn được trồng trên công thức 88% cơ chất (được phối trộn trước là 50% mùn cưa: 50% bã mía): 5% bột cám: 5% bột bắp: 1% MgSO4: 1% bột nhẹ (công thức này cho năng suất sấp xỉ với công thức của quy trình trên). Tại Bến Tre có nguồn bã mía dồi dào, nếu trồng nấm kim châm trên cơ chất này có thể tận dụng nguồn phế phẩm có sẵn của địa phương nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Do chi phí đầu tư nhà lạnh rất cao nên quy trình này thích hợp với các cơ sở hoặc trại nấm lớn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét