Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Macca

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Macca

Việc đầu tiên trước khi trồng là phải làm quy hoạch tổng thể . Xác định vị trí cụ thể trên bản đồ: khu nhà ở, sân kho, hệ thống đường nội bộ, hệ thống hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu, hệ thống điện, hàng rào bảo vệ


1. Phương pháp chọn giống: trên một diện tích trồng Mac ca nên trọn trồng từ 2 đến 3 giống khác nhau để cây có thể thụ phấn chéo khi ra hoa, giúp tăng năng suất, sản lượng. Khi mua cây giống về nên để cây nơi râm mát, tưới nước giữ ẩm, khi bộ rễ đã ổn định thì đem cây đi trồng.

2. Phương pháp đào hố trước khi trồng: Vì cây Mac ca là loài cây cho thu hoạch hạt lâu năm, như ở Hawaii – Mỹ hiện nay những cây hơn 60 năm tuổi vẫn cho thu hoạch 6 tấn hạt / ha. Vì vậy đào hố khích thước lớn giúp cây có bộ rễ chắc khỏe khi cây còn non là rất cần thiết. Nên đào hố có kích thước rộng 70cm, sâu 70 cm. và để phơi nắng 2-3 tuần nhằm diệt bớt các vi khuẩn có hại.

3. Phương pháp chọn hướng và mật độ trồng: Tùy theo độ dốc địa hình để chọn mật độ trồng phù hợp. Nếu trồng trên đất bằng thì trồng hàng cây theo hướng Bắc – Nam để cây dễ dàng đón nhận ánh sáng mắt trời được nhiều nhất, tăng khả năng quang hợp ánh sáng cho cây. Mật độ 277 cây /ha ( cây cách cây 4,5m,hàng cách hàng 8m )

Nếu trồng trên triền đồi dốc, nên trồng hàng cách hàng theo đường đồng mức. Tùy theo độ dốc để xác định khoảng cách giữa các hàng có thể 9 m-10 m. Mật độ 200 – 222 cây /ha ( cây cách cây 5m,hàng cách hàng 9-10 m )

Ngoài ra còn xác định hình thái tán cây của từng giống để tính toán mật độ phù hợp. Ví dụ giống OC, A38, A14… có hình thái tán xòe rộng nên trồng mật độ 4,5X9, còn hầu hết cá giống khác đề có bộ tán thẳng, cây cao lớn hơn

4. Phương pháp bỏ phân bón lót: Trước khi trồng cây vào hố 01 tháng nên đào hố và trộn lớp đất mặt cùng với 10 kg phân chuồng ủ hoai ; 0,5 kg phân Lân nung chảy ; 300 gram vôi bột. Trộn đề với lớp đất mặt, sau đó lấp đất lại hố 20 ngày trước khi trồng.

5. Phương pháp trồng cây: Trước tiên rạch túi bàu, kiểm tra bộ rễ. Nếu thấy có rễ quá dài xuyên qua khỏi túi bàu thì dùng kéo cắt sát tới bàu đất, cây sẽ tự mọc ra rễ mới. Sau đó đào hố và trồng âm xuống đất 10 cm và lấp đất lại, tạo mô đất nơi gốc cây tránh trường hợp bị trũng nước khi có gió làm lay gốc, đứt rễ.

Dùng chân giẫm nhẹ xung quanh gốc cây nhằm cố định cây không bị nghiêng ngả do gió lớn hoặc mưa xuống gây sụt lún. Trường hợp vùng có nhiều gió, nên cố định cây đứng thẳng bằng cách cắm cọc tre.

Sau 20 ngày kiểm tra nếu có cây chết thì trồng dặm thay thế. Nếu cây bị nghiêng ngả thì điều chỉnh lại. Trước và sau khi trồng cây bỏ thuốc Basudin… vào trong hố và rải trên mặt đất quanh gốc cây để phòng trừ mối hại

6. Phương pháp bón phân sau khi trồng: Cần căn cứ vào tình hình thổ nhưỡng qua phân tích đất hoặc qua mầu sắc của lá có dấu hiệu khác thường để quyết định bón phân gì ? bao nhiêu? Và vào lúc nào ?

Nguyên tắc chung là bón phân NPK nhiều đợt trong năm và số lượng vừa đủ, không nên bón quá nhiều cùng một lúc. Trong 2 năm đầu chỉ cần bón 100 gram NPK / cây/năm vào đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa. Lưu ý không bón NPK sau khi trồng 02 tháng.

Khi cây 03 tuổi nên bón 350 – 400 gram NPK/cây / năm. Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khỏang 5-10cm cách gốc 30-40cm). Mỗi lần bón 120gram/gốc NPK, sau khi bón phân lấp đất lại.

Khi cây đã trưởng thành và cho thu hoạch, nên bón phân chuồng ủ hoai và phân Lân hàng năm vào tháng 11 để phục hồi sức cho cây sau vụ thu hoạch, đồng thời tạo tán tỉa cành.

Lưu ý: Nên bón qua hệ thống tưới nhỏ giọt bằng các chế phẩm sinh học dạng dung dịch sẽ cung cấp đa dạng vi sinh vật phân hủy mùn đất tạo ra đạm, lân, ka li tự nhiên thân thiện môi trường. Bón thêm thành phần Ka li thì sẽ là tăng kích cỡ quả Mắc ca

7. Tưới nước cho cây: Trong thời gian 3 năm đầu sau khi trồng có thể tưới bất khì khi nào nếu thấy khô hạn nhằm cho cây phát triển. Nhưng đến năm thứ 4 trở đi cây có khả năng cho quả thì nên ép khô xiết nước cây nhằm ức chế ra hoa.

Sau đó tập chung tưới đồng loạt vào giữa tháng 1 dương lịch thì đến khoảng giữa tháng 02 đầu tháng 3, cây bắt đầu ra hoa đồng loạt, tăng khả năng thụ phấn chéo cho cây.

Đến tháng giữa tháng 3 dương lịch nên bón phân Lân và tưới nước cho cây thêm một lần nữa nhằm tránh quả bị rụng non do thời điểm đó tại Tây nguyên trời thường khô hạn.

Nếu có hệ thống tưới nhỏ giọt là tốt nhất, có thể bón phân qua hệ thống tưới, cung cấp dinh dưỡng nuôi trái được liên tục. Giảm ngày công lao động

8. Phương pháp tạo tán, tỉa cành: Trong 3 năm đầu nên tạo tán giữ cho cây có 1 thân thẳng đứng. cắt bỏ các cành cao dưới 1,4m. Mỗi tán cành cách nhau khoảng 60-70cm.

Độ dài các nhánh khoảng 60 cm thì cắt ngọn một lần. Chỉ nên giữ lại 2-3 chồi từ một nhánh. Nếu thực hiện đúng phương pháp tạo tán sẽ cho năng suất cao và thông thoáng.

Loại bỏ hoa trái vụ để tập trung dinh dưỡng cho cây và đỡ tốn công thu hoạch nhiều lần trong năm.

9. Phòng trừ sâu bệnh hại: chủ yếu có một số bệnh thường gặp sau

9.1. Bệnh thối hoa: - Triệu chứng: đầu tiên xuất hiện một số đốm màu vàng tối trên đài hoa, sau đó cả hoa bị khô héo, hoa bị khô rồi rụng. Trong điều kiện mưa ẩm những hoa bị nhiễm bệnh biến sang mầu nâu xám đến màu đen.

- Cách phòng trị: Không nên trồng cây quá dày. Cây chớm bị bệnh phun thuốc có hoạt chất Benomyl, Carbendazim, Thiophanate-methyl,… nếu phun chậm thì không có tác dụng.

9.2. Bệnh vỏ quả có nốt: - Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện nốt màu vàng nhạt trên vỏ quả, dần biến thành màu vàng đậm rồi màu nâu lan rộng từ 5-15mm. Khi khuẩn xâm nhập vào phía trong của vỏ nó chuyển sang màu nâu đen.

- Cách phòng trị: Phun Cupric Hydroxide Cu(OH)2 77% pha loãng 300 – 800 lần phun lên toàn bộ quả hoặc cục bộ lô bị bệnh, mỗ tháng 1 lần, trong ba tháng liền.

9.3. Bệnh nấm hại thân cây: - Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu thân cây và cành cây, do hai loại nấm dịch mao khuẩn và hai bào khuẩn mao sắc. Bệnh thường lây lan do tác động cơ giới lan truyền vào vết thương thân cây. Khi đã nhiễm bệnh thì lá, cành bị chết khô và dần cây cũng bị chết.

Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên vườn cây cần được nghiêm túc thực hiện để sớm phát hiện bệnh lý. Khi thấy vết chảy nhựa trên thân cây thì dùng dao cạo hết phần vỏ bị thối sau đó dùng hóa chất như Ridomil Gold 68WP, Ridomil Mz 72WP… hòa nước liều lượng 30 - 50 gam/ lít quét nhiều lần lên vết bệnh; có thể dùng các loại hóa chất này tưới xung quanh gốc cây bị bệnh với liều lượng 30 - 50 gam/10 lít nước… nếu có điều kiện nên sử dụng biện pháp tiêm trực tiếp thuốc AgriFos 400 (liều lượng 20 ml thuốc + 20 ml nước/1 lần tiêm) vào thân cây bằng dụng cụ tiêm chuyên dụng. Ngoài ra có thể dùng loại nấm Trichoderma (liều lượng: 1 kg trộn với 40 kg phân chuồng) là loại nấm đối kháng với nấm Phytophthora (nấm gây bệnh xì mủ thối gốc ) rãi vào đất dưới tán cây.

9.4. Côn trùng: Khi cây ra hoa hoặc chồi  non thường bị kiến và một số loài côn trùng như bọ xít tấn công

Cần phun phòng định kỳ, không nên phun thuốc lúc cây ra hoa. Giai đoạn cây ra trái non, côn trùng thường chích hút quả non làm quả bị những nốt thâm gây rụng quả.

Nên đặt bẫy côn trùng có bán sẵn trên thị trường, Chỉ sử dụng các chất hóa học phun lên cây khi bệnh dịch vượt ngoài tầm kiểm soát với quy mô lớn.

Đối với kiến và chuột, nên thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc cây. Cắt bỏ những cành cây thấp gần mặt đất.

Sử dụng 1 miếng nhựa hoặc kim loại rộng 12 cm, có 2 mặt nhẵn uốn quanh gốc theo hình nón cụt sẽ ngăn đường đi của chúng. Vào trước mùa thu hoạch hạt dùng miếng nhựa cứng, trơn cao 60 cm ốp quanh gốc cây cách mặt đất 50cm cũng có thể ngăn được chuột trèo lên cây

Lưu ý: Nên sử dụng, phun định kỳ lên cây bằng các chế phẩm sinh học thân thiện môi trường để diệt bớt côn trùng có hại (không nên dùng hóa chất diệt toàn bộ sẽ gây mất cân bằng sinh thái, tạo ra dòng mới đề kháng với thuốc ). Tạo ra các vi sinh vật đối kháng có khả năng tấn công trứng và ấu trùng. Việc này là vô cùng cần thiết để sản phẩm xuất khẩu không bị vướng các hàng rào kỹ thuật tại các quốc gia phát triển. Ngoài ra chi phí cũng rẻ hơn các thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa học đang lưu hành trên thị trường. Khi trang trại được cấp chứng chỉ Organic thì sp bán ra cũng được giá cao hơn.

Phân loại và giới thiệu các dòng Mắc ca vô tính

Phân loại và giới thiệu các dòng Mắc ca vô tính

Chi Macadamia có 18 loài, trong đó 10 loài nguyên sản tại úc, 6 loài tại Tân Cri-đo-nia, 1 loài tại Ma-đa-gas-ca, 1 loài tại đảo Xi-ri-bô.


1. Phân loại :

Chi Macadamia có 18 loài, trong đó 10 loài nguyên sản tại úc, 6 loài tại Tân Cri-đo-nia, 1 loài tại Ma-đa-gas-ca, 1 loài tại đảo Xi-ri-bô.

Trong 18 loài trên chỉ có 2 loài đã được gây trồng trên quy mô thương mại là:

- Macadamia integrifolia - Mắc ca vỏ hạt láng hay mắc-ca lá nguyên.

- Macadamia tetraphylla- Mắc ca vỏ hạt nhám hay mắc-ca mép lá răng cưa.

Các loài mắc-ca còn lại có nhân nhỏ, vị đắng, ít nhiều chứa độc tố nên chưa được gây trồng nhiều.

Nếu gộp các loài đã được gây trồng, có triển vọng hoặc có giá trị làm cây cảnh thì có thể kể tới 5 loài sau đây :

1.1. Macadamia integrifolia Maiden - Betche. Tạm dịch là mắc-ca vỏ láng hoặc mắc-ca lá nhẵn.

Phân bố tự nhiên tại vùng rừng mưa phía đông đường phân thủy giữa nội địa úc với bờ biển đông úc, chủ yếu là trên lãnh thổ bang Quensland và một phần bang Newsouth wales trong khoảng 25 - 28 o vĩ độ nam. Vùng phân bố tập trung nhất là dãy núi Mepherson mà một bên là sông Nunaibah và bên kia là sông Mary ở phía bắc trên giải rộng 24km, dài 442km.

Loài này cao tới 18m, tán rộng 15m, vỏ cành nhạt màu hơn loài M.ternifolia (mắc-ca 3 lá), lá non màu xanh nhạt, lá hình trứng ngược hoặc thuôn ngược. Lá dài 10,2 - 30,5cm, rộng 2,5 - 7,6cm, có cuống lá ngắn, không có hoặc gần như không có răng cưa, đuôi lá tròn, 3 lá hoặc 4 lá mọc xoáy ốc, nhưng ở cây con hoặc cành non có thể gặp 1 đôi lá mọc đối.

Hoa tự thường mọc ra từ cành già, thường là mọc từ mắt lá sớm thành thục nhất ở đoạn cuối cành (phía ngọn), Hoa tự thường dài 10,2 - 30,5cm; mỗi hoa tự có từ 100 - 300 bông hoa (Hoa màu trắng).

Quả chín rộ vào tháng 3 đến tháng 6 ở úc (mùa thu đông nam bán cầu) và từ tháng 7 đến tháng 11 ở Hawaii. Nhưng ở California quả chín từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tại Quảng Châu và Bán đảo Lôi Châu quả chín từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9. Ngoài ra, ở cây cao tuổi ngoài mùa hoa tập trung vẫn có thể thấy hoa nở rải rác suốt năm. Vì vậy có thể coi loài này là "hoa quả liên tục".

Quả hình tròn, vỏ quả không có lông nhung, màu xanh bóng. Vỏ hạt nhẵn, đường kính hạt khoảng 1,3 - 3,2cm, nhân màu trắng sữa, có hương thơm, chất lượng rất cao.

Hiện nay các giòng vô tính được gây trồng phổ biến ở quy mô thương mại chủ yếu được tuyển chọn từ loài này.

1. 2- Macadamia tetraphylla L.A.S Johnoson, có thể gọi là mắc-ca 4 lá, mắc-ca hạt nhám hoặc mắc-ca lá răng cưa, mắc-ca lá gai.


Nguyên sản tại vùng rừng mưa nhiệt đới phía đông đường phân thuỷ của châu úc trong khoảng 28 - 29 o vĩ tuyến nam, chủ yếu là trên dải đất dài 120km từ bờ nam sông Coomera và sông Nerang thuộc Quensland đến bờ bắc sông Richmont thuộc New south Wales.

Cây cao khoảng 15m nhưng tán xoè rộng tới 18m, vỏ cành nhỏ xẫm màu hơn mắc-ca vỏ láng, nhưng hơi nhạt màu hơn mắc-ca 3 lá (M.ternifolia). Lá non màu đỏ hoặc màu hồng phai, đôi khi có màu xanh nõn chuối. Lá hình thuôn ngược dài 10,2 - 15,8cm, rộng 2,5 - 7,6cm, gần như không có cuống lá, mép lá có răng cưa nhọn như gai, đuôi lá nhọn, 4 lá mọc cách xoáy ốc, đôi khi có 3 lá hoặc 5 lá mọc xoáy. Cây mầm cũng có 2 lá mọc đối.

Hoa tự mọc ra từ cành già, nhỏ và cũng mọc ở mắt sớm thành thục phía cuối đoạn cành.

Hoa tự dài 15,2 - 20,3cm, có từ 100 - 300 bông hoa. Hoa màu hồng phai rất tươi màu, nhưng cũng có cây cá biệt có hoa màu trắng sữa.

Mùa quả chín rộ ở úc từ tháng 3 đến tháng 6, tại Hawaii từ tháng 7 đến tháng 10, tại California từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, tại Quảng Châu và Bán đảo Lôi Châu từ trung tuần tháng 8 đến cuối tháng 9. Loài này mỗi năm chỉ ra quả 1 lần.

Quả hình bầu dục, vỏ quả màu xanh xám, có phủ lớp lông nhung dày. Hạt có vỏ nhám, đường kính hạt từ 1,2 đến 3,8cm, nhân có màu thẫm hơn mắc-ca vỏ nhẵn, chất lượng cũng có khác nhau giữa các giòng.

Loài này cũng có giá trị gây trồng cao, chịu rét khá hơn loài vỏ láng, nếu dùng làm gốc ghép thì nhịp độ tăng trưởng cây khá tốt và đều, khả năng chống chịu nấm độc hại rễ phytophthora cũng khá hơn.

Do chất lượng nhân có thể rất khác nhau, chỉ nên gây trồng những giống đã được tuyển chọn tốt.

1.3- Macadamia ternifolia F.Mueller - Măc-ca 3 lá


Phân bố tự nhiên tại vùng đông nam đường phân thuỷ trong các rừng mưa khoảng 26 o 00' - 27 o 30' vĩ độ nam trên dải đất dài 119km từ sông Bai-in đến vùng KinKin khu vực Kin-Bi thuộc Quensland.

Loài này dễ bị nhận nhầm với nhiều loài khác và rất ít đặc điểm nhận biết dễ thấy.

Nói chung cây thường có tầm vóc nhỏ, chiều cao và độ rộng tán thường khó vượt qua 6,5m. Tán lá thường chia nhiều cành đứng và nhiều cành nhỏ. Vỏ cành nhỏ thường tối màu hoặc đen. Lá non màu đỏ, lá nhỏ hình thuỗn ít khi dài hơn 15,2cm. Lá có cuống, mép lá có răng cưa nhọn, 3 lá mọc cách xoáy ốc, nhưng mầm non cũng thường có 2 lá mọc đối.

Hoa tự thường nhỏ, chỉ dài 5,1 đến 12,7cm; có từ 50 - 100 bông hoa, Hoa màu hồng phai.

Mùa quả chín tại úc là tháng 4, tại California là tháng 11.

Vỏ quả xanh xám, có lông nhung màu trắng rất dày.

Vỏ hạt nhẵn bóng, cỡ hạt chừng 0,95 - 0,61cm, nhân đắng và rất khó ăn. Cho đến nay loài này chủ yếu là dùng làm cây cảnh.

1. 4- Macadamia Prealta F.Muell - Mắc-ca cầu

Quả tròn như quả cầu. Phân bố trong vùng mưa giữa Quensland và New South wales . Quả to chừng 5cm, rất tròn, chứa 1 - 2 hạt. Vỏ hạt mỏng, hiện chưa tìm ra giá trị thương phẩm, nhưng có thể có triển vọng trong tương lai.

1.5- Macadamia Whelanii F.M.Bailey :

Cũng phân bố trong vùng rừng mưa giữa Quensland và New South wales . Lá nguyên không răng cưa. Nhân sống có độc, nhưng thổ dân miền đông úc vẫn ăn sau khi rang chín. Đến nay vẫn chưa gây trồng đến quy mô thương mại.

2. Các dòng vô tính đang được gây trồng :

Các dòng vô tính đang được gây trồng theo quy mô thương mại đều được tuyển chọn từ 2 loài: Mắc-ca vỏ hạt láng (M. integrifolia) và Mắc-ca vỏ hạt nhám (M. tetraphylla) và các dòng lai giữa 2 loài này.

Đến nay toàn thế giới đã tuyển chọn và đặt tên, gây trồng được trên 50 dòng trong số đó được gây trồng phổ biến nhất là các dòng của úc và Hawaii .

Các dòng của Hawaii .


Từ năm 1922, trạm thực nghiệm nông nghiệp Hawaii đã dẫn giống và gây trồng thử cây Mắc-ca ở quy mô thương mại, nhưng do trồng bằng cây hạt nên không đạt hiệu quả kinh tế. Từ năm 1936, Trạm thực nghiệm nông nghiệp này bắt đầu tuyển chọn ưu trội; từ 12.000 cá thể đã chọn và đặt tên được cho 15 cây trội và nhân vô tính. Đến năm 1948 đã chính thức đặt tên các dòng đầu tiên và đến năm 1954 đã đặt thành đề tài nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống và khẳng định các dòng tuyển chọn, nghiên cứu kỹ thuật phối hợp dòng nhằm tối ưu hoá hiệu quả thụ phấn, nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, thu hái, bảo quản, chế biến.

Năm 1956 bắt đầu phổ cập các dòng đã tuyển chọn và khuyến khích gây trồng trên quy mô thương mại.

Đến nay tất cả các trang trại gây trồng Mắc-ca trên thế giới đều đã đi đến nhận thức chung là nhân tố quyết định thành công của việc gây trồng Mắc-ca quy mô thương mại là Giống, phải dùng các dòng vô tính đã được tuyển chọn thích hợp với lập địa của mình mới mong đạt được sản lượng và chất lượng cao.

Nhiều nước đã bắt tay vào tuyển chọn dòng ưu trội trên các trang trại của mình, nhưng hầu hết đều dựa trên cơ sở các dòng đã được tuyển chọn của Hawaii và các dòng này phần lớn đều được tuyển chọn từ loài Mắc-ca vỏ hạt láng (Macadamia integrifolia).

Tất cả các dòng do Hawaii tuyển chọn đều có phiên hiệu chung là HAES - chữ cái đầu trong tên tiếng anh của trạm thực nghiệm nông nghiệp Hawaii . Đây là phiên hiệu được đặt ra khi sơ tuyển, mặc dù sau khi được công nhận và đặt tên mới, trong sản xuất và trong giao dịch quốc tế người ta vẫn gọi theo thói quen cũ. Người biên tập cung cấp cả tên cũ và tên mới để đỡ vướng mắc trong giao dịch sau này.

Khi tuyển chọn, ngoài sản lượng hạt, các chỉ tiêu dưới đây rất được coi trọng.


1) Tổng tỷ lệ nhân: Là tỷ lệ phần trăm của phần nhân so với tổng trọng lượng hạt được xác định trong phòng thí nghiệm. Xét về tiềm năng, chỉ số này có thể đạt tới 45%.

2) Tỷ lệ nhân thương phẩm: Là tỷ lệ phần trăm giữa phần nhân so với tổng trọng lượng hạt được bóc tách theo phương pháp chế biến đang áp dụng.

Trong cả 2 chỉ tiêu trên, hàm lượng nước tiêu chuẩn trong nhân là 1,5%.

3) Tỷ lệ nhân cấp 1: Là tỷ lệ phần trăm giữa phần nhân nổi trên mặt nước so với tổng số nhân được đưa vào trắc định. Nhân cấp 1 có hàm lượng dầu tới 72% trở lên. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nhân và cả chất lượng bảo quản hạt. Bảo quản tốt tỷ lệ nhân cấp 1 có thể đạt tới 90 - 95%.

4) Kích cỡ nhân: Nếu mỗi nhân đạt trọng lượng 2 - 3g thì được coi là lý tưởng.

5) Hình hài, mẫu mã: Yêu cầu kích cỡ đều, bóng, ít dập vỡ.

6) Sắc thái: Yêu cầu nhân phải có mầu trắng sữa đều nhau, sau khi sấy khô cũng không thay đổi màu sắc. Sau khi xào qua dầu dừa phải có màu vàng sữa đều nhau.

7) Hình thái tán cây: Nhận thức chung là hình thái tán cây phát triển thẳng đứng sẽ cho sản lượng trên đơn vị diện tích cao.

Dựa trên sản lượng và các chỉ tiêu chất lượng nói trên, Hawaii đã đưa ra các dòng sau đây :

Keauhou - HAES 246 Kakea - HAES 508
Nuuan - HAES 336 Kohala - HAES 386
Pahou - HAES 428

Các năm sau lại đưa ra thêm các dòng sau đây :

IKaika - HAES 333 Wailua - HAES 475
Keaau - HAES 660 Kau - HAES 344
Mauka - HAES 471 Makai - HAES 800
Purvis - HAES 294 Pahala - HAES 788
Denison - HAES 790

và một số dòng lai là Beaumont - HAES 695 và NSW 44 v.v...
1) Keauhou (HAES 246)

Chọn ra vào năm 1936, đặt tên năm 1948.

Tán tròn, xoè rất rộng, chia cành rất nhiều và hơi uốn cong xuống đất, cành tương đối nhỏ hoặc trung bình, đuôi lá ít nhọn và hơi cong lên, mép lá lượn sóng, răng cưa (gai lá) ở mức trung bình, bản lá hay cong vặn.

Quả to, màu nâu

Rốn hạt to và hơi lồi, hạt có gân rộng hơi lõm thành rãnh và nhạt màu hơn các phần khác của vỏ hạt. Hoa văn hình trứng tập trung nhiều quanh vùng rốn bằng phẳng.

Tại Hawaii , trọng lượng hạt bình quân khoảng 7,2g; trong đó phần nhân được 2,8g, tỷ lệ nhân đạt 39%, tỷ lệ nhân quả loại 1 đạt 85% (so với hạt). Sản lượng cao, nhưng không đều nhau giữa các vùng gây trồng. Tại Hawaii dòng này đặc biệt tốt tại đảo Kô-na, tại các đảo khác thuộc quần đảo này thì tỷ lệ nhân cấp 1 không được ổn định. Nhưng tại úc, dòng này được coi là đáng tin cậy, theo dõi suốt 4 vụ liền dòng này đều có sản lượng cao hơn mức bình quân của các dòng khác (sản lượng 36,5kg nhân/cây, tỷ lệ nhân 39,2%).

Theo dõi tại Trung Quốc đã cho thấy Keauhou (246) chín muộn hơn Hinder (giòng H 2 của úc), thời kỳ đầu sản lượng thấp nhưng từ 10 tuổi trở đi sản lượng vừa cao vừa ổn định, nhưng chống chịu bão tương đối kém.

2) Kakea (508)

Tuyển chọn năm 1936, đặt tên năm 1948.

Tán lá tròn hẹp hoặc hình tháp nhọn, vỏ cây nhạt màu hơn các dòng khác của Hawaii, đuôi lá hơi tròn, mép lá lượn sóng, ít răng cưa hoặc mép nguyên, có khi mép lá uốn cong. Cành cứng, khoẻ, đốt cành ngắn, lá mọc tập trung dầy đặc ở đoạn đầu cành.

Kích cỡ quả trung bình, quả tròn, rốn hạt to vừa phải, đường gân vỏ hạt mầu nâu đỏ nhưng không lõm thành rãnh.

Tại Hawaii trọng lượng hạt bình quân đạt 7g, trọng lượng bình quân nhân đạt 2,5g, tỷ lệ nhân 36%, tỷ lệ nhân cấp 1 trên 90%.

Đây là dòng cao sản nhất và có giá trị gây trồng thương mại tốt nhất ở quần đảo Hawaii .

Dòng này khá phù hợp với các vùng lạnh, trồng tại bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông sản lượng không cao và chịu bão kém.

3) Ikaika (333)

Tuyển chọn năm 1936, đặt tên năm 1952. Tán lá tròn màu xanh đậm, lá to, đôi khi có một số lá già rất to (25cm x 8cm) đuôi lá hơi vuông và cong vặn, mép lá lượn sóng rất mạnh, nhiều gai (răng cưa sắc).

Quả màu đỏ nâu đậm và hơi có chút hoa văn, gân trên vỏ hạt không rõ. Tại Hawaii trọng lượng hạt bình quân đạt 6,5g, trọng lượng nhân bình quân đạt 2,2g, tỷ lệ nhân 36%, nhân cấp 1 đạt 90%.

Dòng này sức sống mạnh mẽ, chống chịu tốt, đặc biệt là chịu lạnh và chịu bão tốt.

Kỹ thuật trồng cây Mắc ca

Kỹ thuật trồng cây Mắc ca

Cây giống đem trồng phải là cây ghép, không trồng giống thực sinh. Cây giống phải có chiều cao từ 60cm đến 1m


Cây Mắc ca có nguyên sản ở vùng Á nhiệt đới ẩm (châu Úc), còn có tên gọi là cây quả cứng Hawaii.Mắc ca là loại cây gỗ lớn, tên khoa học là macadamai, thuộc họ Protaceae là loài cây ăn qủa có giá trị kinh tế cao;  cho quả có nhân chứa chất dinh dưỡng khá cao, hàm lượng dầu tới 78%. Trong dầu mác-ca có trên 87% là axit béo không no, hàm lượng protein trong nhân lên tới 9,2%, cùng 20 loại axít amin rất cần thiết cho cơ thể… Nhân hạt mác-ca được dùng làm thực phẩm cao cấp, dầu được dùng trong các loại mỹ phẩm, rất được ưa chuộng ở thị trường Âu Mỹ.

Cây Mắc ca đã được nhập về trồng ở Việt Nam, trồng thử nghiệm đầu tiên tại Ba Vì (Hà Nội) sau đó được trồng tại Đak Lak, Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lâm Hà). Sản phẩm có giá trị kinh tế là quả Mắc ca. Tuổi thọ kinh doanh khoảng 40-60 năm. Đặc điểm chung của loài là rễ cọc kém phát triển. Cây có tán rộng, rễ nông vì vậy cây chịu gió bão kém.

1. Mô tả cây Mắc ca

Đây là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 18m, tán rộng tới 15m. Cây Mắc ca có hai loại là Mắc ca vỏ hạt nhám (Macadamia tetraphylla) và vỏ hạt nhẵn (Macadamia integrifolia). Lá có hai loại là mép nguyên và lá có mép có răng cưa. Hoa nở rộ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (có khi kéo dài đến tháng 4), hoa tự bông dài từ 15-25cm, mỗi chùm hoa chỉ đậu từ 5-14 quả. Hoa màu trắng hay hồng. Hoa Mắc ca không phát ở đầu cành mà mọc ra từ nách lá cành 1- 2 tuổi hoàn toàn độc lập với phát lộc cành non.

Quả hình trái đào hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ quả khô tự nứt. Vỏ hạt màu nâu rất cứng, nhân hạt màu trắng sữa.

2. Đặc điểm sinh trưởng


- Nhiệt độ: Cây Mắc ca tương đối chịu lạnh, nhiệt độ bình quân không thấp hơn 13oC và không cao hơn 32oC. Giai đọan ra hoa, cây Mắc ca yêu cầu nhiệt độ ban đêm từ 17-20oC để phân hóa mầm hoa giúp cây ra nhiều hoa.

- Lượng mưa thích hợp khoảng 1500 – 2500mm.

- Đất: Có tầng canh tác sâu 1m, tơi xốp, thoát nước tốt, đất không bị chặt, pH thích hợp là 5-6.

- Địa hình: Nên trồng cây ở vùng đất dốc dưới 150 trở xuống.

- Gió: Nên chọn địa điểm trồng có ít gió bão. Cần thiết phải trồng xen với cây chắn gió có thân cao hoặc trồng 1 đến 3 hàng cây chắn gió xung quanh khu vực trồng cây Mắc ca.

- Cây Mắc ca là cây ưa sáng, vì vậy không được trồng dưới tán cây khác.

3. Kỹ thuật trồng cây Mắc ca

3.1 Cây giống:

Nước ta đang trồng khảo nghiệm và chọn lọc được 23 giống tốt của Úc (13 giống), của Trung Quốc (5 giống), của Thái Lan (5 giống). Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng vùng Tây Nguyên nghiên cứu chọn tạo và đang làm thủ tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng Mắc ca: dòng 849, dòng 246, dòng OC và dòng 816 là thích hợp cho Tây Nguyên.

Để có năng suất cao, ổn định nên trồng cây ghép các dòng nêu trên. Cây giống đem trồng phải là cây ghép, không trồng giống thực sinh. Cây giống phải có chiều cao từ 60cm đến 1m. Cây ghép có chồi ghép đã liền vết sẹo, chồi ghép mọc cao 25-30cm.

3.2 Thời vụ trồng:

Trồng cây vào đầu mùa mưa tháng 6-7 hàng năm.

3.3 Mật độ:

Tùy theo giống cây, vị trí vườn cây mà chọn mật độ trồng phù hợp.

Mật độ trồng thuần từ 200 – 300 cây/ha (278 cây/ha khoảng cách trồng là 9m x 4m; 222 cây/ha khoảng cách trồng là 9m x 5m; 200 cây/ha  khoảng cách trồng là 10m x 5m)

Nếu trồng cây Mắc ca xen trong vườn cây công nghiệp chè, cà phê thì trồng khoảng 70 cây/ha (khoảng cách 12m x 12m).

3.4 Đào hố, bón lót:

- Sau khi quy hoạch vùng trồng, phát dọn thực bì, làm cỏ, làm đất, nếu đất dốc phải tạo bậc thang theo đường đồng mức.

- Đào hố: Kích thước hố trồng là: 1 x 1 x 1m hoặc 0,8 x 0,8 x 0,8m. Lớp đất đáy để một bên, lớp đất mặt để một bên rồi phơi ải khoảng 15-20 ngày mới lấp hố.

- Bón lót: Phân chuồng hoai mục khoảng 15 kg/hố, 0,25 –0,5kg vôi bột trộn đều với phần đất mặt sau đó lấp xuống hố trước. Phần đất đáy còn lại lấp phía trên cho đầy hố. Đào đất, lấp hố hòan thành trước khi trồng khoảng 15- 20 ngày.

3.5 Kỹ thuật trồng

- Để trồng cây Mắc ca đạt năng suất quả cao cần phải trồng phối hợp các dòng khác nhau. Có thể bố trí trồng 03 dòng khác nhau liên tiếp rồi tiếp tục trồng lập lại như vậy.

- Khi mua cây giống về nên để cây nơi râm mát, tưới nước giữ ẩm, khi bộ rễ đã ổn định thì đem cây đi trồng.

- Trồng cây: Vận chuyển cây nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu đất, đào một lỗ lớn hơn bầu đất giữa hố, xé bỏ vỏ nilon đặt cây ngay ngắn lấp đất lèn chặt. Lấp đất kín mặt bầu theo hình mâm xôi để tránh bị úng nước. Trước và sau khi trồng cây bỏ thuốc Basudin… vào trong hố và rải trên mặt đất quanh gốc cây để phòng trừ mối hại. Cắm cọc cố định thân cây Mắc ca vào để tránh bị gió làm lay gốc.

Vì cây Mắc ca chịu gió bão kém nên trồng cây chắn gió từ 2 đến 3 hàng bao xung quanh.

3.6 Kỹ thuật chăm sóc:

Sau khi trồng cây 20-30 ngày tiến hành kiểm tra, trồng dặm cây bị chết; chỉnh sửa ngay ngắn cây bị nghiêng đổ.

Khoảng 30 – 40 ngày sau khi trồng tiến hành phát dọn dây leo, làm cỏ xới đất quanh gốc đường kính 0,8-1m. Lần 2 cách lần 1 từ 40 – 50 ngày. Hàng năm trước khi bón phân, tiến hành làm cỏ, xới đất.

3.7 Bón thúc:

- Giai đoạn trước khi cây ra hoa:

+ Năm thứ nhất: Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khỏang 5-10cm cách gốc 25-30cm). Mỗi lần bón 100gram/gốc NPK 16-16-8-13S sau khi bón phân lấp đất lại.  Bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 40 – 50 ngày .

+ Năm thứ hai, thứ ba: Bón phân 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khỏang 5-10cm cách gốc 30-40cm). Mỗi lần bón 120gram/gốc NPK 16-16-8-13S sau khi bón phân lấp đất lại.

- Giai đoạn khi cây ra hoa, đậu quả: Bón phân 3 lần vào giai đoạn trước khi cây ra hoa, cây đang ra trái và sau khi thu hoạch. Lượng phân tăng dần theo năm, bón phân theo đường hình chiếu tán lá. Xới đất thành rãnh sâu 10-15cm, rộng 20cm, sau khi bón phân thì lấp đất lại. Bón khoảng 20-30 kg phân chuồng hoai 1 lần/năm vào giai đoạn trước khi cây ra hoa.

3.8 Tỉa cành, tạo tán:

Hàng năm, sau khi thu hoạch quả cần tỉa cành tạo tán, tỉa bỏ cành yếu sâu bệnh để cây được thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.

4. Trồng xen cây ngắn ngày

Trong những năm đầu, khi cây Mắc ca chưa khép tán nên trồng xen cây hoa màu, đậu, bắp, khoai mì… để hạn chế cỏ dại, giữ ẩm, tăng thu nhập trước mắt trước khi cây Mắc ca cho thu hoạch quả. Hàng cây trồng xen cách gốc cây Mắc ca khoảng 1m, không để cây trồng xen che bóng cây Mắc ca.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại


5.1 Bệnh hoa:

- Triệu chứng: đầu tiên xuất hiện một số đốm màu vàng tối trên đài hoa, sau đó cả hoa bị khô héo, hoa bị khô rồi rụng. Trong điều kiện mưa ẩm những hoa bị nhiễm bệnh biến sang mầu nâu xám đến màu đen.

- Cách phòng trị: Không nên trồng cây quá dày. Cây chớm bị bệnh phun thuốc có hoạt chất Benomyl, Carbendazim, Thiophanate-methyl,… nếu phun chậm  thì không có tác dụng.

5.2 Bệnh vỏ quả có nốt:

- Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện nốt màu vàng nhạt trên vỏ quả, dần biến thành màu vàng đậm rồi màu nâu lan rộng từ 5-15mm. Khi khuẩn xâm nhập vào phía trong của vỏ nó chuyển sang màu nâu đen.

- Cách phòng trị: Phun Cupric Hydroxide Cu(OH)2 77% pha loãng 300 – 800 lần phun lên toàn bộ quả hoặc cục bộ lô bị bệnh, mỗ tháng 1 lần, trong ba tháng liền.

5.3 Bệnh hại thân cây:

- Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu thân cây và cành cây, do hai loại nấm dịch mao khuẩn và hai bào khuẩn mao sắc. Bệnh thường lây lan do tác động cơ giới lan truyền vào vết thương thân cây. Khi đã nhiễm bệnh thì lá, cành bị chết khô và dần cây cũng bị chết.

- Cách phòng trị: Dùng sơn trắng trộn với Cupric Hydroxide Cu(OH)2 (30% hydroxit đồng 100gr/lít) sơn vào chỗ vị trí từ độ cao 35cm trở xuống gốc cây, nếu cây đã bị nhiễm bệnh dùng hỗn hợp Metalaxyl nồng độ 0,4% và Thiophanate-methyl nồng độ 0,2% với sơn trắng phết vào chỗ bị bệnh mỗi tuần một lần, liên tục ba lần.

5.4 Côn trùng:


Cần phun phòng định kỳ, không nên phun thuốc lúc cây ra hoa. Giai đoạn cây ra trái non, côn trùng thường chích hút quả non làm quả bị những nốt thâm và nứt vỏ quả.

6. Thu hoạch hạt Mắc ca

Cây ghép sau 3-4 năm trồng bắt đầu cho quả bói. Cây trồng sau 10 năm bắt đầu cho năng suất ổn định. Mùa thu hoạch quả từ tháng 7-9. Quả hình trái đào hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ quả khô tự nứt, bên trong chứa một hạt. Có thể thu hoạch hạt khi hạt rụng xuống đất hoặc hái quả từ trên cây. Quả sau khi thu hoạch cần bóc vỏ ngay trong 24 giờ. Sau đó vận chuyển ngay đến nhà máy chế biến để sấy khô hoặc sấy tại nhà. Việc sấy khô cần làm trong hai tuần sau khi thu hoạch.

Theo TS Lê Ngọc Báu Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, mắc ca là loại cây giao phấn chéo do vậy giống bắt buộc phải nhân vô tính (ghép chồi) mới giữ được tính trội của cây mẹ. Còn nếu trồng bằng cây thực sinh, hạt bị phân li không đồng đều, nhiều cây sẽ không có quả hoặc rất ít quả. Do tỷ lệ cây mắc ca ghép thành công chỉ khoảng 50% nên giá thành khá cao, vì vậy người dân chủ yếu mua cây thực sinh không rõ nguồn gốc về trồng. Nếu chẳng may mua phải giống không tốt thì hậu quả rất lớn bởi ngoài chi phí đầu tư thì thời gian từ trồng đến thu hoạch khá dài. Mắc ca là loại cây có yêu cầu khá khắt khe về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng do vậy không phải vùng nào tại Tây Nguyên cũng trồng được. Theo đó, cây phải được trồng tại những vùng có khí hậu mát mẻ, có độ cao 600m trở lên so với mực nước biển, có mùa khô và mùa mưa rõ rệt.