Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Trồng Chanh Ra Quả Trái Vụ

Chanh chính vụ các tỉnh phía Bắc thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 giá bán thấp. Nếu có chanh trái vụ thu vào tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sao sẽ bán rất được giá.

Chọn giống chanh tốt, thân ít gai, gai ngắn, quả to vừa phải (cỡ quả 15 – 20 quả/kg), vỏ mỏng, ít hạt, nhiều nước, vị chua mát, thơm dịu, quả chín vàng lõi trắng hay chín đỏ, lõi hồng (chanh đào). Chọn cây chanh có độ tuổi trên 5 năm, đã ra được trên 2 vụ quả ổn định, nămg suất cao, sung sức, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Vườn chanh chủ động nước, chủ động phân bón theo yêu cầu kỹ thuật.

Cho chanh ra quả hai vụ/năm: Giai đoạn chanh đang nở hoa rộ vụ chính cuốc sâu 30 – 40cm cách gốc cây 50 – 60cm, không tưới nước, không tưới phân, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng làm cho hoa rụng 70 – 80%, giảm 50% sản lượng quả so với để tự nhiên. Sau đó lấp đất lại, tưới nước, tưới phân, giữ ẩm bình thường.

Khi quả lớn bằng cỡ hòn bi (đường kính quả 1cm), có thể dùng kéo cắt 50 – 60% số lá, quả và lộc non hoặc dùng thuốc dấm hoa quả Trung Quốc (dung dịch Ethrel 45%), pha 1 lọ (5ml)/lít nước, phun ướt đều tán cây lúc hoa đang nở rộ hoặc phun dung dịch phân kali clorua 10%, sau 7 – 10 ngày cây chanh sẽ trút 40 – 50% lá non, lộc non, quả nhỏ.

Cuốc rãnh sâu 10cm quanh tán, bón mỗi cây 2 – 5kg kali clorua (tùy theo cây lớn hay nhỏ), đồng thời phun phân bón lá Multy-K (13:0:46) nồng độ 4% lên tán lá để đất khô trong 30 ngày tiếp theo. Sau đó tưới ẩm và chăm sóc bình thường, khoảng 30 ngày sau cây chanh tiếp tục này lộc, ra hoa, ra quả vào tháng6 tháng 7, cho thu hoạch quả vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Cho chanh ra quả 3 vụ/năm (chanh tứ thời): Khi chanh ra quả vụ 2 (tháng 6, tháng 7)tiếp tục thực hiện biện pháp kỹ thuật như phần giới thiệu cho chanh ra quả 2 vụ/năm, chanh sẽ ra hoa, quả vào tháng 8, tháng 9 và cho thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 6 năm sau.

Những Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Chanh Dây

Cây chanh dây còn được gọi là cây lạc tiên, cây mác mác... sinh trưởng khoẻ, tỉ lệ phân cành nhiều, nhanh, nếu cắt tỉa thường xuyên, đúng kỹ thuật thì cây ra nhiều hoa

Mô tả về cây giống
Dây đa niên, nửa gỗ, dài đến 15 m. Thân tròn cạnh, xanh, mang tua dài và lá ở mỗi đốt. Lá mọc xen, mang lá kèm ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2-5 cm, mang phiến lá có 3 thùy dài, kích thước lá 10-15 x 12-25 cm,   bìa phiến có răng cưa nhỏ, tròn đầu.
Hoa đơn độc, mọc từ nách lá, đẹp, thơm, đường kính 7,5-10 cm với cuống dài 2-5 cm. 5 cánh hoa + 5 đài hoa trắng mọc xen nhau, bên trên là 2 lớp tràng (corona) với các sợi trắng (dài 2-3 cm), ửng tím ở gốc rất đẹp. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn.
Trái hình cầu đến bầu dục, kích thước 4-12 x 4-7 cm, màu tím sậm , tự rụng khi chín. Ngoại quả bì (vỏ trái) mõng, cứng; trung quả bì màu xanh; nội quả bì màu trắng. Trái mang rất nhiều hột có cơm mềm, phần cơm (hột) chứa nhiều acid được thu hoạch.
Cây chanh dây (cây lạc tiên, cây mác mác...) sinh trưởng khoẻ, tỉ lệ phân cành nhiều, nhanh, nếu cắt tỉa thường xuyên, đúng kỹ thuật thì cây ra nhiều hoa.
Yêu cầu sinh thái:  Chanh Dây  đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm trở lên, phân bố đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa bão. Nhiệt độ thích hợp từ 16 – 30 độ C, không có sương muối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng canh tác sâu >50 cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5-6 rất thích hợp cho các loại đất: Đất đỏ 3 zan, đất feralit, cát cổ.
Chế độ chăm sóc:
Chanh dây ra hoa ở các mắt đầu cành thứ cấp, nên ngoài chế độ chăm sóc thường xuyên như làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cần bón thêm phân, nhất là đạm, kali cho cây sau mỗi đợt thu hái và tỉa cắt, nhằm tạo điều kiện cho cây nhanh chóng hồi phục và bù đắp dinh dưỡng đảm bảo cho một đợt ra cành và hoa mới.
Có thể  trồng với khoảng cách trồng 3 x 3m (mật độ 1.000-1.100 cây/ha). Hàng năm bón thúc cho cây 3-4 lần vào các giai đoạn: Khi cây lên giàn, chuẩn bị ra hoa và thời kỳ nuôi quả lớn. Giàn làm theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T cao 1,8-2m với các trụ gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép hoặc dây cước lọai 2mm với khoảng cách ô vuông 40 x 40cm cho cây leo. Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.
Cách cắt tỉa:
Việc cắt tỉa được tiến hành thường xuyên. Cắt hết tất cả các cành cấp 2, cấp 3 trên mặt giàn chỉ để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Đến tháng Giêng cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2, 3 và các cành quả. Tháng 4-5 sẽ bắt đầu ra hoa cho một vụ quả mới. Nếu chanh dây không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển, đặc biệt làm hạn chế đến năng suất.
Cách làm giàn:
Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa và đậu trái của cây chanh dây TN No.1. Thực tế nhiều nơi do chưa có kinh nghiệm làm giàn hoặc chỉ kết hợp làm giàn che bóng mát nên chanh dây ra ít hoa hoặc không ra hoa do các cành quả đan xen nhau cạnh tranh về ánh sáng. Vì cây chanh dây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán. Muốn có nhiều cành thứ cấp cần làm giàn theo kiểu chữ T để các cành quả này rũ xuống hai bên giàn. 
Chăm sóc:
Đối với các giàn chanh dây đang tươi tốt mà không ra hoa thì cắt tỉa cho cây.
Để chanh dây đậu quả nhiều: Chanh dây ra hoa liên tục trong khoảng 5-6 tháng (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, tuỳ từng vùng). Những đợt hoa đầu và cuối có tỉ lệ đậu trái thấp. Nếu có điều kiện nên nuôi ong mật hoặc thụ phấn bổ sung như thụ phấn bổ sung cho bầu bí.
Làm giàn che bóng mát nên chanh dây ra ít hoa hoặc không ra hoa do các cành quả đan chen nhau cạnh tranh về ánh sáng. Vì cây chanh dây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán. Muốn có nhiều cành thứ cấp cần làm giàn theo kiểu chữ T để các cành quả này rũ xuống hai bên giàn.

Kỹ Thuật Trồng Chanh

Cây Chanh được trồng phổ biến khắp nơi. Thành phần dinh dưỡng trong Chanh gồm có nhiều nguyên tố cần thiết cho hoạt động của con người, đặc biệt là hàm lượng vitamin C hiện diện rất cao trong Chanh. Chính vì vậy, hằng năm nhu cầu tiêu thụ Chanh rất mạnh, nhất là trong mùa nắng.

1. Thời vụ trồng: 

- Miền Bắc trồng vào 2 vụ chính vụ xuân và vụ thu.

- Miền Trung và miền Nam có thể trồng vào mùa xuân, cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

2. Loại đất: Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Độ pH thích hợp từ 5 – 8, chanh không chịu úng nước và mặn.

3. Chuẩn bị đất trồng:

Hố được đào trước trồng 1-2 tháng, vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm.

Bón phân vào hố: Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được.

Khoảng cách trồng: Khi trồng thuầnlà 2,5 x2,5m, khi trồng xen thường là 3,5m x 3-4m. Như vậy khi trồng thuần thì mật độ là 1.600 cây/ha. Trồng xen mật độ là 900 cây/ha.

4. Cách trồng:
Trồng bằng nhánh chiết, khi đặt cây tùy nhánh chiết có nhiều cành bên hay ít mà đặt nhánh thẳng hay hơi nghiêng. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Sau khi trồng xong phải cắm cọc để buột thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây. Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm , tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu.

Năm đầu nên trồng xen đậu đỏ, lạc hay các loại rau khác.

5/ Bón phân thúc: Thay đổi tùy theo tính chất đất, năng suất…

* Bón 20-30 kg phân chuồng + 1- 2 kg tro/hốc/ năm (bón 1-2 lần/năm).

Riêng phân hóa học được sử dụng bình quân như sau (cho mỗi cây):

* Năm thứ nhất: 0,5-1,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,25-0,5kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8) .

* Năm thứ hai: 1,0-2,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,5-1,0kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8).

* Năm thứ ba trở đi: 2,0-2,4kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 1,0-1,2kg) + 0,5kg NPK (16-16-8) + 1 kg vôi. Do thu quả rải rác nên chia phân ra bón từ 4 – 5 lần/ năm.

6/ Tạo quả trái vụ: Có thể cho ra quả trái vụ bằng cách xiết nước. Ngưng tưới nước, tưới phân, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3 - 4 tuần, sau đó bón phân và tưới nước trở lại, cây sẽ cảm ứng và cho hoa quả sớm hơn thường lệ.

7/ Chống hiện tượng cách niên: Cần bón phân đầy đủ để tránh cây bị kiệt sức, vào những năm được mùa cần tăng thêm phân. Cần chủ động tỉa bớt quả nhất là những cành phải nuôi nhiều quả; cắt bỏ những cành bên trong tán; tăng lượng phân ở thời kỳ sau thu hoạch.

8/ Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:
 Nhìn chung, các loại sâu bệnh trên cam, quýt, bưởi và chanh giống nhau. Riêng chanh cần chú ý hơn các đối tượng sau:

* Bệnh ghẻ: Do nấm Elsinoe fawcettii gây ra.

Thường xuyên vệ sinh vườn cây, cắt tỉa và thu gom các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy. Phun ngừa khi cây ra đọt non hoặc khi  hoa rụng cánh 2/3 bằng thuốc gốc đồng như Copper Zinc 85 WP, Coc 85 WP với liều lượng 20-30g/8 lít.  Phun thuốc Benlate 50 WP, Derosal 60 WP, Polyram 80 DF, Kumulus 80 WP, Top plus 70 WP với nồng độ 0,2 - 0,5 %, phun 7-10 ngày/lần.

* Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides  gây ra. Nấm làm hại lá, hoa và quả, làm rụng quả non. Cần cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái  bị bệnh, vệ sinh vườn, tỉa tán thoáng, tránh để vườn ẩm thấp. Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh. Phun thuốc khi thấy bệnh xuất hiện bằng các loại thuốc sau: Mancozeb 80 WP, Copper B 75 WP, Benomyl 50 WP, Antracol 70 WP, Bavistin 50 FL, Daconil 75 WP, Ridomil MZ 72 WP... liều lượng 15-30 g(cc)/8 lít, phun 7-10 ngày/lần, nên thay đổi thuốc sau vài lần phun để tránh sự quen thuốc của mầm bệnh.

* Bệnh thối gốc chảy nhựa: Do nấm Phytophthora spp. gây ra. Không nên tủ cỏ sát gốc vào mùa mưa. Dùng Copper Zinc 85 WP, Mancozeb 80 WP, Dithane M45 80 WP, Champion 77 WP pha đặc phết vào vết bệnh 7 ngày/lần. Hoặc để ngừa bệnh phết 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa. Phun thuốc khi bệnh gây hại cho cây Curzate M8 80 WP, Manzate 80 WP, Ridomil 72 WP, Metalaxyl 25 WP, Aliette 80 WP với liều lượng 20-30g/8 lít, phun 7-10 ngày/lần.

* Nhóm rệp sáp (rệp sáp, rệp bông, rệp dính): nên sử dụng phối hợp thuốc hóa học (loại thuốc hóa học gốc lân hữu cơ tỏ ra có hiệu quả đối với rệp sáp khi không sử dụng liên tục một loại nhất định) với dầu khoáng (dầu khoáng DC-Tronc Plus, SK 99- Enpray ; có thể sử dụng ở liều lượng 0,5%) kết hợp diệt trừ kiến lửa

Kỹ Thuật Trồng Chanh Không Hạt

Cây chanh tứ quý - chanh không hạt sinh trưởng khoẻ, ra quả ngay trong năm đầu tiên. Quả ra quanh năm, to, màu vàng chanh, nhiều nước và nhất là không có hạt

Cách trồng
- Thời vụ: Vụ xuân trồng vào tháng 2-3, vụ thu trồng từ tháng 8-10.
- Mật độ: Hố đào rộng 60-80cm, độ sâu tuỳ theo chất đất. Nếu đất đồi khoảng 60-80cm, đất bằng khoảng 30-40cm. Bón lót 20-30kg phân chuồng hoai mục. Khoảng cách hố trồng thích hợp là 3x3m hoặc 3x4m.
- Bón thúc: Dùng nước giải pha loãng theo tỉ lệ 1/5-1/3 để tưới cho cây hoặc bón bổ sung 0,1-0,5kg ure/cây/năm.
- Cắt tỉa cành: Cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, hoặc cành khô già, cành tăm, cành vượt, để tạo độ thông thoáng và đủ ánh sáng cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu chích hút (như bọ xít, rầy, rệp): Dùng tay bắt giết hoặc phun Bi58 0,05-0,1%, Basa 0,2%.
- Sâu bùa vẽ: Phun Padan 95WP nồng độ 0,05-0,1%, hoặc dùng hỗn hợp 20ml Decis 25EC+1 lít Bi58 rồi pha loãng với nước nồng độ 0,05-0,07% để phun.
- Nhện trắng gây rám quả: Phun lưu huỳnh bột 20-25kg/ha hoặc Zineb 0,3-0,5%.
- Nhện đỏ: Phun Polytrin 40EC nồìng độ 0,1%, Supracid 40EC 0,2%.
- Sâu đục thân, cành: Bắt giết sâu xén tóc, bẻ cành chớm héo.
- Bệnh đốm đen, bệnh loét, ghẻ: Phun Zineb 0,5%, oxy clorua đồng 0,3-0,5%, Maneb 0,3-0,5%.
- Bệnh phấn trắng: Phun Topsin M nồng độ 0,075-0,1%, lưu huỳnh bột (20-30kg) trộn với (7- 10kg) vôi bột để phun cho 1ha.
- Bệnh Greening: Khi ghép không lấy gốc ghép và mắt ghép có biểu hiện bệnh. Chú ý phun thuốc diệt côn trùng truyền bệnh như rệp nâu, rầy chổng cánh... bằng Bi58 0,1%.
Cần quét vôi mỗi năm 2 lần để phòng sâu đục thân và phun thuốc sâu ngay sau khi lộc non vừa mới nhú để trừ sâu bùa vẽ.

Kỹ Thuật Bón Phân NPK Văn Điển Cho Cây Cam

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) và các chất trung vi lượng canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen thì cây cam phát triển khỏe, cho năng suất cao...

Cam hà giangTrên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, Trường Đại học Nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông trong nước đã xác định trung bình 1 tấn quả cam tươi chín, cây cam cần: 1.773g N; 506g P2O5; 3.194g K2O; 367g MgO; 1.009g CaO; 142g S, 3g Fe; 0,8g Mn; 1,4g Zn; 0,6g Cu; 2,8g B.

Do đặc điểm hình thành đất trồng cam ở miền núi phía Bắc là do đá phiến thạch phong hóa nên bản thân đất chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, cộng với quá trình đốt rẫy nên đất ngày càng bị rửa trôi xói mòn, độ pH thấp từ 3- 4,5 nghèo các chất dình dưỡng trung vi lượng.

Trong khi đó cây cam lại cần độ pH từ 5,0 - 6,5 và phải có hàm lượng canxi, manhê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên. Các thực nghiệm bón phân cho cây cam đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) và các chất trung vi lượng canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen thì cây cam phát triển khỏe, cho năng suất cao...

Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, Công ty Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) các chất trung lượng như canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen... chuyên dùng cho cây cam đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8- 8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây cam.

Cách sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho cây cam:

Chủng loại phân bón:

- NPK 5.10.3 dạng viên (N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%;

- NPK 16.6.16 (N=16%; P2O5=6%; K2O=16%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...

- Lượng bón:
 Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, tuổi cây, thời điểm bón, cũng như tiềm năng năng suất giống, tập quán thâm canh... Cụ thể:

- Cách bón:

Bón tháng 11- 12 (sau thu quả): 100% phân hữu cơ hoai mục + 100% phân NPK 5.10.3. Đào rãnh xung quanh tán rộng 20 - 25cm, sâu từ 5 - 10cm và rải phân sau đó lấp đất kín phân.

+ Bón thúc lần 1(đón hoa): Tháng 1 - 2 bón 40% lượng NPK 16.6.16; Bón thúc lần 2 (thúc quả): Tháng 4 - 5 bón 30% lượng NPK 16.6.16; Bón thúc lần 3 (thúc quả): Tháng 7 - 8 bón 30% lượng NPK 16.6.16.

Với cam V2 (thu vào Tết) bón thêm đợt tháng 9 - 10 mỗi gốc bón 1kg NPK 16.6.16 (chống nứt quả). Rắc phân, xới đất nhẹ quanh tán lấp phân. Tưới giữ ẩm thường xuyên hoặc tranh thủ trời mưa bón phân

Bón phân Văn Điển cây phát triển khoẻ, lá dày, ít sâu bệnh, tăng số hoa và đậu quả, quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, cam ngọt, nhiều nước, bảo quản lâu.

Chúc bà con nông dân có những mùa vàng bội thu!

Bón Phân Cho Cam Sau Khi Thu Hoạch

Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

Bón phân phục hồi:

Cam đường canhĐối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 - 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

- Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 - 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.

- Vào thời kỳ thu quả: Bón 50kg phân chuồng + 1kg đạm + 1,2kg super lân + 0,5kg kali, chia ba lần bón:

+ Sau thu hoạch quả tháng 12 sang tháng 1: 50kg phân hữu cơ + 0,25kg super lân + 0,1kg kali.

+ Bón đón lộc xuân tháng 2 - 3: 0,6kg đạm + 0,6kg super lân + 0,25kg kali.

+ Bón thúc cành thu và nuôi quả tháng 6-7: 0,4kg đạm + 0,35kg super lân + 0,15kg kali.

- Cách bón:

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.

+ Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ.

- Bón phân đón ra hoa, tạo mầm hoa: Trước thời điểm cho cây ra hoa 5-6 tuần, bón phân đón ra hoa (khoảng 200g DAP + 50KCL hoặc 400g AT 2/gốc 4-5 tuổi) và phun chế phẩm giúp cây tạo mầm hoa (phun F.Bo: 15g/8 lít, phun hai lần, cách nhau 4-5 ngày) trước khi ngưng tưới một tuần.

Kinh Nghiệm Trừ Rệp Sáp Hại Cam

Do rệp sáp rất thích trú ngụ ở dưới rễ của những cây cỏ quanh gốc, vì vậy dùng thuốc cỏ cháy nhanh Gramoxone 20 SL để xử lý toàn bộ cỏ trong vườn nhằm tiêu diệt nơi trú ngụ của rệp sáp mà không làm cho đất bị xói mòn khi có mưa.

Kinh nghiệm trừ rệp sáp hại camBiện pháp quản lý hiệu quả rệp sáp hại rễ là dẫn nước vào thường xuyên (nếu có thể), sử dụng thuốc trừ cỏ Gramoxone 20 SL để trừ cỏ quanh gốc cam (nơi trú ngụ của rệp), rắc thuốc Diazan 10H xung quanh gốc để trừ kiến tha rệp đi các nơi, phun thuốc ANBOOM 40 EC trừ rệp trên cây kết hợp phun đẫm quanh gốc, sục mạnh vòi phun xuống đất để thuốc ngấm đều trừ rệp hại sâu trong rễ cây.

Xử lý triệt để nơi trú ngụ của rệp sáp để tiêu diệt sạch mầm sâu bệnh:
Do rệp sáp rất thích trú ngụ ở dưới rễ của những cây cỏ “cứt lợn” quanh gốc, vì vậy dùng thuốc cỏ cháy nhanh Gramoxone 20 SL để xử lý toàn bộ cỏ trong vườn nhằm tiêu diệt nơi trú ngụ của rệp sáp mà không làm cho đất bị xói mòn khi có mưa.

Sau đó dùng cuốc xới một lớp đất sâu khoảng 10 – 20 cm vòng quanh cây theo hình chiếu tán lá, mỗi cây dùng khoảng 20 – 30 gr thuốc Diazan 10H có tính xông hơi mạnh rải vào đó rồi lấp đất lại để tiêu diệt kiến tha rệp di chuyển và các côn trùng gây hại trong đất.

Cuối cùng,  dùng thuốc đặc trị rệp sáp ANBOOM 40 EC kết hợp với nước rửa bát Mỹ Hảo (cứ 100 lít dung dịch thuốc pha thêm 15 ml nước rửa bát Mỹ Hảo), dùng cần xịt đã tháo mắt phun cắt vát một góc 45 độ rồi đập bẹt ống phun tạo thành các tia nhỏ nhưng rất mạnh.

Lắp cần xịt này vào hệ thống máy rửa xe máy có áp suất mạnh tưới đẫm đều dưới gốc cam, dùng đầu vòi sục mạnh thuốc 6 – 8 lỗ đều xung quanh ngay chỗ gốc cam sâu chừng 20 – 30 cm, mỗi cây dùng khoảng 3 – 5 lít nước thuốc.

Sau khi vườn cam được xử lý 3 ngày, bới rễ của các gốc cây cam bị rệp sáp gây hại để kiểm tra thì thấy toàn bộ rệp sáp hại rễ cam đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, cần thường xuyên theo dõi vườn nhà mình để phát hiện và trừ rệp kịp thời nếu như thấy rệp mới xuất hiện và mong muốn chia sẻ phương pháp phòng trừ rệp sáp này với các nhà vườn trồng cam trong cả nước.

Rệp sáp hại rễ cam cũng như một số cây trồng khác chủ yếu trên những chân đất không được xử lý và luân canh đủ thời gian, vườn không được tưới nước đầy đủ, đất khô và nứt; khi rễ cây bị rệp sáp gây hại thì có thể nhận biết như quanh gốc cây có kiến, đất hơi bị đùn lên, nấm hoại sinh mọc gần gốc cây nơi rễ bị hỏng, lá cây bị biến màu xanh vàng…

Cách Diệt Sâu Bore Hại Cam Quýt Đơn Giản

Các cây trong họ cam quýt như cam, chanh, quýt, bưởi, bòng... có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó có nhóm sâu đục cành, đục thân, đục gốc hay còn gọi là sâu Bore là nhóm nguy hiểm nhất

Sâu đục thân hại cây có múiMức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vùng cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc trừ sâu hóa học hoàn toàn không có hiệu quả.

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu qui luật phát sinh, phát triển của từng loài, KS. Lê Đức Phát, cán bộ kỹ thuật đội Sao Đỏ, Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa đã có một số biện pháp diệt trừ nhóm sâu hại nguy hiểm này bằng các biện pháp thủ công đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả. Sáng kiến này được nhân rộng ra toàn đội Sao Đỏ và nhiều nơi tham quan học tập làm theo. Nhờ các biện pháp thủ công này mà nhiều vườn cam quýt đã được cứu thoát khỏi sự hủy diệt của sâu Bore. Theo anh Phát thì nhóm sâu Bore chủ yếu có 3 loại: sâu đục cành, sâu đục thân và sâu đục gốc.

- Sâu đục cành có tên khoa học là Chelidonium argentatum Dalm, là sâu non của con xén tóc màu xanh nên gọi là xén tóc xanh. Xén tóc xanh thường đẻ trứng vào tháng 5-6 trên các nách lá ngọn cành tăm. Sau 10-12 ngày sâu non nở và bắt đầu gặm vỏ cành để sống, đục phá từ cành nhỏ đến cành lớn và cả thân cây. Từ 8 đến 9 tháng sau, sâu non đục đến cành cấp 1 hoặc cành cấp 2, thậm chí có thể tới thân, tuỳ theo độ dài của cành. Thông thường tập trung là cành cấp 1, sâu non làm một buồng hoá nhộng bằng cách dùng mùn cưa và chất bài tiết vít đường đục lại rồi đục một lỗ ra ngoài, chừa lại vỏ cành để làm cửa vũ hoá sau này. Khoảng tháng 2, tháng 3, sâu non hoá nhộng, tới tháng 4, tháng 5 thì vũ hoá thành con xén tóc xanh bay ra. Vòng đời của sâu là một năm.Trên một thân cây có thể bị hàng chục con sâu đục cành và nếu 2-3 năm liền bị hại thì cây sẽ chết.

- Sâu đục thân có tên khoa học là Nadezhdiella cantori Hope, là sâu non của con xén tóc màu nâu nên gọi là xén tóc nâu. Xén tóc nâu thích nơi râm mát, ban ngày ẩn nấp, ban đêm thường tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt, những chỗ gồ ghề ở thân cây cách mặt đất từ 0,3 đến 1 m. Trong các tháng 5-6-7, sau khi đẻ, 6-12 ngày trứng nở.

Sâu non nở ra chui vào vỏ và phá hoại phần gỗ từ 22 đến 24 tháng, tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo không theo qui luật dọc theo thân cây. Sâu non nghỉ đông 2 lần vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Sâu hoá nhộng vào khoảng tháng 2 và vũ hoá thành xén tóc nâu vào tháng 3 và tháng 4. Vòng đời của sâu đục thân kéo dài từ 2,5 đến 3 năm.

- Sâu đục gốc có tên khoa học là Anoplophora chinensis Forster, còn gọi là xén tóc sao hay xén tóc hoa vì trên toàn thân màu đen của con bọ trưởng thành cánh cứng này có điểm khoảng 30 chấm trắng. Con trưởng thành thường ăn bổ sung bằng các phần non của cây, đặc biệt là rễ non trước khi đẻ trứng vào tháng 5, tháng 6, vũ hoá vào tháng 5-6. Trước khi đẻ, xén tóc sao cắn vào gốc cây một vết hình chữ T ngược rồi đẻ trứng vào đó. Sau 6-12 ngày thì trứng nở, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần gốc, rễ cây tiếp giáp với thân. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào bên trong phần gỗ. Nhiều khi sâu đục cả những rễ to làm cho cây héo toàn bộ, rụng lá và chết. Sâu non phá hại trong 2-3 tháng thì nghỉ đông ở gốc cây. Đến tháng 3, tháng 4 năm sau thì hoá nhộng, tháng 5-6 vũ hoá. Vòng đời của xén tóc sao là một năm.

Biện pháp phòng trừ

- Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với cả 3 loại xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.

- Diệt sâu non bằng cách bẻ cành non bị héo (đối với sâu đục cành) vào các tháng 5, 6, 7. Những cành con bị sâu tiện một vòng tròn quanh vỏ sau vài ngày thường bị héo. Khi lá mới chớm héo, còn màu xanh nhưng mép lá hơi uốn cong, dùng sào dài có chạc khẽ vặn, cành sâu sẽ gãy dễ dàng, sâu sẽ rơi ra và chết. Nếu cành đã héo khô thì sâu non đã đục trở xuống phía dưới vòng tròn. Có thể cắt hoặc bẻ xuống dưới một đoạn cũng có thể loại bỏ được sâu non. Kinh nghiệm nhiều gia đình cho thấy biện pháp bẻ cành héo triệt để có thể hạn chế được sự gây hại của sâu trên 90%. Với các con sâu non đã đục vào trong cành lớn, thân cây hoặc gốc cây thì có thể dùng một sợi dây thép nhỏ và cứng như dây phanh xe đạp để làm thành cái móc nhọn như lưỡi câu, luồn vào trong để ngoáy và kéo sâu non qua các lỗ đùn phân và mạt cưa trên thân, cành và gốc cây.

- Quét thuốc: Sau khi thu hoạch quả, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng của các loại xén tóc.

Giống Cam Quýt Và Phương Pháp Nhân Giống

Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là lúc sáng sớm hoặc xế chiều

Cam: Citrus Sinensis (L) Osbeck;
Quýt: Citrus reticulata.Blanco;
Yêu cầu sinh thái:
- Nhiệt độ: Cam quýt có thể song và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC. Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và phát triển của trái. Ở ĐBSCL do có nhiệt độ cao và ẩm độ thấp nên trái thường chín sớm, vị ngọt, nhưng vỏ có màu sắc không đẹp.

- Ánh sáng: 
Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều  ở Việt Nam).

- Lượng nước: Cam quýt cần khoảng 1000-2000mm/năm và phân bố đều trong năm.

Đất đai: Đất trồng cam quýt phải có tầng canh tác dày 0,5-1m. Đất thịt pha, thông thoáng,thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp cho cam quýt.

Một số giống trồng phổ biến:

Cam mật: Dạng trái tròn, vỏ dày 3-4mm, màu xanh đến xanh vàng, thịt trái vàng cam, ngọt đậm, khá nhiều nước. Tuy nhiên nhiều hạt (13-20 hạt/trái), trọng lượng trung bình 20g/trái.

Cam sành: Dạng trái hơi tròn,vỏ trái dày, sần sùi, thịt trái màu cam, khá nhiều nước, ngon ngọt nhiều hạt (15 hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 200-250g/trái.

Quýt tiều: Dạng trái tròn,dẹp 2 đầu, khá dể bóc vỏ, thịt trái màu cam hoặc vàng cam, khá ráo nước, ngọt có pha vị chua, số hạt trên trái nhiều (12-15 hạt/trái), trọng lượng trái trung bình 140-170g/trái.

Quýt đường: Dạng trái tròn,vỏ mỏng, màu xanh đến xanh vàng, dễ bóc vỏ, thịt trái màu cam ngọt đậm, số hạt trên trái nhiều (7-11 hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 150-200g/trái.

Phương pháp nhân giống

Có 2 phương pháp thường áp dụng:

Chiết cành:

Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, không có triệu chứng bệnh greening hoặc phytophthora sp (quan sát bằng mắt). Chọn cành bánh tẻ (không già, không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng.

Ghép mắt:

+ Gieo gốc ghép (hạt) khoảng 10-12 tháng có đường kính 1 cm là tiến hành ghép được. Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh (hạt giống làm gốc ghép có thể là cam mật, cam 3 lá , volkameriana, citrange carrizo, quýt Cleopatra,…).

+ Chọn nhánh ghép
: Chọn cây mẹ tốt, tương đối sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng,sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.

Hiện nay, cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên. Tuy nhiên một so bệnh như: Tristeza,greening, virus đều lây lan qua mắt ghép, cành chiết. Vì vậy, để cây giống được sạch bệnh và khỏe mạnh chúng ta cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting):

- Vi ghép là một kỷ thuật đòi hỏi sự chính xác, trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng.

Do đó vi ghép có ưu điểm như sau:

- Các cây con sau khi vi ghép hoàn toàn sạch bệnh.

Những Điều Cần Chú Ý Khi Lập Vườn Cam Sành

Nỗi lo của các nhà vườn trồng cam sành là vườn cam rất mau cỗi (trái nhỏ, năng suất giảm). Để khắc phục tình trạng này, cần quan tâm các việc sau đây khi lập vườn cam

1. Thời kỳ đầu lập vườn

Ngoài chú ý khoảng cách hợp lý giữa các cây và chuẩn bị phân hữu cơ cho các hốc trồng, việc tạo tán làm cơ sở cho cây có năng suất cao về sau rất quan trọng: từ vị trí mắt ghép trên thân lên khoảng 50- 60cm thì bấm đọt, mục đích là để các mầm ngủ và các cành bên phát triển.

Khi cây được 3 tháng tuổi, chọn 3 cành khỏe từ thân chính dùng cọc cố định cho phát triển ra 3 hướng đều nhau để cây phát tàn đều và rộng. Năm thứ nhất, cây cần phát triển mạnh bộ rễ nên chọn loại phân có tỷ lệ lân (P) cao. Vườn bón đủ lân cây có lá to và dày nên quang hợp mạnh phát triển tốt. Những cây có trái sớm nên lặt bỏ bông và trái để không ảnh hưởng sự phát triển của cây.

2. Thời kỳ khai thác

Cam sảnhKhi cây cho trái toàn thân vẫn tiếp tục chăm sóc bộ rễ cho cây, đậy gốc giữ ẩm cho cây vào mùa khô, loại bỏ các cành vô hiệu tạo thông thoáng cho cây, bón phân NPK đầy đủ cho cây nuôi trái, chú ý bón phân hữu cơ để cải tạo đất cho cây phát triển tốt (10- 30 tấn/ha vì cây có múi rất cần loại phân này). Sau khi thu hoạch trái nhớ tỉa cành cho vườn cây.

3. Thời kỳ cây già cỗi

Chú ý xới nhẹ gốc, bón nhiều phân đạm (N) giúp cây phát triển nhằm hạn chế trái bị rụng và nhỏ.

Chăm sóc vườn cam sành giai đoạn đầu tốt sẽ giúp vườn cam nói riêng, vườn cây có múi nói chung lâu già cỗi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cam Quýt

Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm ,mãng cầu xiêm

- Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm,đầu hoặc cuối mùa mưa (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).

- Khoảng cách trồng: Cây cam nên trồng khoảng cách 3mx4m; quýt 4mx4m,4mx5m.

- Đắp mô trồng: Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông, mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60-80cm.Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng.

- Trồng cây chắn gió và cây che mát. Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm ,mãng cầu xiêm,…hoặc trồng giữa liếp như cóc, so đũa,…đồng thời phải trồng cây chắn gió như dừa, xoài, vông,...để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, cũng như sự lây lang của côn trùng, mầm bệnh.

- Tủ gốc giữ ẩm: Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của cam quýt mọc cạn, nhiệt độ của đất vào mùa nắng cao, ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ (cách gốc 20cm), biện pháp nầy cũng tránh cỏ dại phát triển, khi cây cam quýt còn tơ có thể trồng xen hoa màu (bắp, đậu,k hoai).

- Mực nước trong mương: Cam quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp 50-80cm.Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn và tích tụ phù sa.

- Vét bùn, bồi liếp: 
Khi cây trưởng thành, hàng năm hoặc 2 năm/lần tiến hành vét mương lấy 1 lớp sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao tầng canh tác.

- Xiết nước: Hiện nay, ngoài biện pháp xiết nước để xử lý ra hoa cho quýt tiều, cam sành, chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn, tuy nhiên có nhiều bất lợi là tuổi thọ có thể giảm.Vì vậy, để kéo dài thời kỳ kinh doanh của cây cam quýt, chúng tôi khuyến cáo thời gian xiết nước không nên quá 20 ngày.

+ Ưu điểm của xiết nước: Cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân,thu hoạch và tổng thu nhập kinh tế cao.

+ Nhược điểm: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước, cây mau già cổi.

- Phân bón: Khi cây cam quýt còn tơ (năm I,II ) có thể dùng Urê pha nước để tưới ( 40g Urê/8 lít nước) gốc và cây phát triển mạnh, khoảng 3 tháng tưới một lần.

Bảng khuyến cáo bón phân cho cam quýt
Năm tuổiUre (g/cay/năm)Super lân (g/cay/năm)KCl (g/cây/năm)
320050050
54501.000170
Trên 5 năm9001.500250

- Ở thời kỳ kinh doanh ( cây trên 5 năm tuổi ) phân bón cho quýt tiều trên những vườn thâm canh cao: từ 400-900g N,200-460 g P2O5 ,100-200g K2O/cây/năm theo tỷ lệ N : P2O5 : K2O = 3 : 1 : 0,2.

Ở thời kỳ kinh doanh (cây trên 5 năm tuổi) phân bón cho cam sành trên những vườn thâm canh cao: 380-680 gam N+150-400 gam P2O5 + 100-150 gam K2O /cây/năm.

Dạng phân sử dụng: N nên sử dụng ở dạng phân Urê, phân Super lân nên bón sau thu hoạch, các dạng phân có chứa lân khác (DAP, NPK) nên bón vào giai đoạn nuôi quả.

- Phân chuồng: 5-20 kg/gốc/năm.

Đối với cây trưởng thành, ở giai đoạn kinh doanh cần chú ý bón phân vào các thời kỳ sau:

+ Sau thu hoạch ( bón phục hồi ) 1/5 N + 2/5P + hữu cơ

+ Sau khi xiết nước ( tưới trở lại)1/5 N + 1/5 P + 1/5 K

+ Sau khi quả đậu 1/5 N + 1/5 P + 1/5 K

+ Giai đoạn phát triển nhanh (*) 2/5 N + 1/5 P

+ Một tháng trước thu hoạch 3/5 K.

(*) Giai đoạn nuôi quả, ngoài1/4 lượng đạm còn lại, thì lượng phân nên cung cấp tùy theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả, và chia làm nhiều lần bón, kết hợp với phân bón lá, chú ý phòng ngừa sâu bệnh gây hại trái ở giai đoạn này.

Tóm lại: Liều lượng phân bón tùy theo loại đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà lượng phân cung cấp cho cây thích hợp.

Cách bón: Dựa theo chiều cao của tán cây mà cuốc rảnh xung quanh gốc sâu 10-20cm, rộng 20-30cm, cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúp nhẹ lớp đât xung quanh cây theo hình chiếu của tán, và phải cách gốc 50 cm. Hoặc có thể rải phân thẵng lên mặt liếp, tốt nhất là tưới đẩm liếp trước, sau đó mới bón phân.

Có thể dùng phân tôm, phân cá, phân dơi để tưới hoặc bón cho cây cam quýt, hoặc dùng một số loại phân bón lá phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày.

Xử lý phòng ngừa sâu bệnh:

- Hàng năm nên quét vôi, xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho gốc quýt tiều.

- Tránh tưới nước, bón phân hoặc vét sình thẳng vào gốc.

- Cần phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh các đợt đọt non và giai đoạn mang trái.

- Để hạn chế mầm bệnh trong đất gây hại bộ rễ cam quýt (nhất là trong mùa mưa có độ cao) nên dùng Zineb rải gốc, trung bình 40 kg/ha và chia làm 2 lần vào tháng 5 ÂL và tháng 9 ÂL.

- Phát hiện sớm những cây có triệu chứng bệnh greening để kịp thời loại bỏ

Lợi Ích Cho Sức Khỏe Từ Trái Cam Sành

Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và các vitamin trong quả cam. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì sẽ gây ra chứng khó ngủ.

Quả cam sành có lợi cho sức khỏeCam là loại quả rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Theo các nhà khoa học Anh: "Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa".
Quả cam là loại quả được yêu thích và có lợi cho cả người khoẻ mạnh cũng như bệnh nhân. Cam giúp giải nhiệt, thoả cơn khát cho người có cường độ vận động cao, tăng cường hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người ăn nhiều cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày… rất thấp.

Giá trị dinh dưỡng trong quả cam gồm:

Mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinhbột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg Magnesium , 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal.

Lợi ích trị bệnh từ cam

Trị cảm lạnh:
Khi bạn đang bị cảm lạnh, hãy uống một cốc nước cam nóng sẽ giúp cơ thể giảm mệt mỏi, ngăn ngừa tình trạng sổ mũi.

Trị sốt, cúm:
Nước ép của quả cam tốt cho bất kỳ bệnh sốt nào như cúm, thương hàn vàng da

Trị viêm phế quản và hen suyễn:
Mật ong, muối và nước nóng pha với nước cam rất có lợi đối với bệnh nhân viêm phế quản và hen suyễn.

Trị chứng táo bón:
Ăn hoặc uống nước cam vào bữa sáng liên tục trong vài ngày sẽ giúp bạn khắc phục chứng táo bón rất hiệu quả. Một cốc nước cam sau mỗi bữa sáng cũng sẽ mang lại cho bạn tinh thần phấn chấn để bắt đầu một ngày mới.

Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và các vitamin trong quả cam. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì sẽ gây ra chứng khó ngủ.

Tốt cho người mắc tim mạch và huyết áp cao:
 Nếu bạn không phải là bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể uống nước cam với mật ong, số lượng kali cao trong nước cam có tác dụng làm giảm huyết áp cao.

Trị viêm khớp:
Chất Carotene – tiền sinh tố của vitamin A có tác dụng làm giảm cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout.

Trị lão hoá da:
Nước ép trái cam có thể sử dụng như một loại nước tẩy trang,làm sạch da. Vỏ quả cam được dùng tẩy da chết, tinh dầu trong vỏ cam sẽ làm da thêm mềm mại, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ cam, từ đó nâng cao sức đề kháng cho làn da.

Kinh Nghiệm Trồng Cam Canh

Khi cánh hoa bắt đầu rụng, quả non lộ ra, tiến hành khoanh vỏ hãm cây để giữ quả, nếu khoanh muộn cây phát lộc sẽ đẩy bộ quả ra khỏi cây, dẫn đến rụng quả hàng loạt.

Chọn cây giống

Cần biết rõ nguồn gốc giống. Cây có gốc ghép là gốc bưởi sẽ có sức sống khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt. Để chủ động nguồn giống tốt, bà con nên tự ghép cây trồng cho vườn nhà.

Vườn ươm cây làm gốc ghép:
 Hạt giống gieo làm gốc ghép là hạt được lấy từ quả trên cây bưởi mọc tự nhiên hoang dại, chọn các hạt có kích cỡ to đều gieo trên luống cao. Trước khi gieo, làm nhỏ đất, lót phân chuồng hoai, tro bếp. Tốt nhất là nên bổ quả lấy hạt gieo ngay, không nên phơi nắng, thời gian gieo từ 15/11 - 10/12.

Trồng ra ngôi cây làm gốc ghép: Sau gieo khoảng 60 ngày, tiến hành ra ngôi. Nếu cây để ghép giống với mục đích thương mại thì đưa cây trồng vào bầu. Nếu ghép cây trồng cho vườn nhà, không cần đưa vào bầu mà trồng trực tiếp lên luống, sau này trồng ra ruộng sản xuất, cây sẽ nhanh hồi phục. Bón lót: 1kg tro bếp + 0,3kg NPK Lâm Thao cho 1m2 cây gốc ghép, phủ đất kín phân, tưới giữ ẩm, chăm sóc, phòng trừ đảm bảo cho gốc ghép sạch bệnh. Đến cuối tháng 7 - đầu tháng 8, khi cây cao từ 25cm trở lên, tiến hành ghép giống.

Ghép cây: Yêu cầu mắt giống lấy từ cây cam Canh khỏe, không sâu bệnh, chọn cành mọc vượt thẳng trên mặt tán, cắt sâu lấy mắt có một phần gỗ mỏng (ghép mắt nhỏ có gỗ), lấy các mắt từ thứ 5 trở lên kể từ đầu cành. Vị trí ghép trên cây gốc ghép cách mặt đất (gốc) khoảng 15cm, bóc mở phần vỏ trên gốc ghép vừa đúng bằng mắt cam đã lấy để ghép, áp sát mắt ghép vào gốc ghép, dùng nylon chuyên dụng quấn để nước, vi khuẩn, nấm bệnh không xâm nhập vào vết ghép. Sau ghép 20 ngày, có thể tháo nylon và cắt ngọn ghép; 10 ngày sau, cây ghép đã bật mầm, phải vặt bỏ các mầm bưởi mọc ngoài mầm ghép để dinh dưỡng tập trung nuôi mầm ghép, đảm bảo cây giống thuần cam. Cần theo dõi, phòng trừ các loại sâu bệnh, nhất là sâu vẽ bùa, nhện đỏ. Từ cuối tháng 12, đầu tháng 1, khi cây giống đã được 2 đợt lộc (có nhánh cấp 2), có thể đưa ra ruộng trồng.

Trồng cây: Chọn ruộng chân cao, thoát nước nhanh, mực nước ngầm thấp (trên 1m), đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, cày nhỏ, phơi ải, san phẳng. Đặt bầu cây thẳng hàng, so le nanh sấu trên mặt ruộng. Khoảng cách: 2 x 3m, đảm bảo mật độ 60 cây/sào Bắc Bộ (360m2).

Bón lót bằng cách rải đều lên mặt luống vùng rễ cây, liều lượng cho 1 cây: tro bếp 1kg, NPK Lâm Thao 0,5kg, bột đậu tương 0,5kg, hoặc 0,7kg bột ngô đó, lấp đất kín phân, tưới nước đủ ẩm, chú ý không lót NPK trực tiếp vào rễ cây. Các năm sau, cứ cây tăng 1 tuổi, lượng phân bón cho mỗi gốc tăng 0,3kg NPK; 0,2kg bột đậu tương hoặc 0,3kg bột ngô đó; 0,2kg tro bếp, mỗi năm bón thúc 2 lần, vào tháng 2 và tháng 9 - 10.

Sau trồng 2 năm, cây bắt đầu ra hoa. Để lấy quả, ngay từ cuối tháng 1, đầu tháng 2, quan sát thấy lộc cây chuyển màu bánh tẻ tiến hành đảo cây (đảo, thay rễ), mục đích cắt bớt một số rễ tơ làm cây trẻ lại, đồng thời hãm cây phát lộc, kích thích cây ra hoa, đậu quả đạt tỷ lệ cao. Dùng dụng cụ chuyên dụng đào vát vào trong quanh gốc cây thành bầu có đường kính và độ sâu 30 - 40cm, nhấc cả bầu cây lên khỏi mặt luống, phơi đến ải trắng thì hạ bầu trở lại hốc, lấp kín đất và bón thúc. Việc đảo cây tiến hành hàng năm sau mỗi lần thu hoạch quả. Sau đảo rễ 2 tháng, cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, chớm nụ, giai đoạn này chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh như vẽ bùa, nhện đỏ, rệp các loại.

Khi cánh hoa bắt đầu rụng, quả non lộ ra, tiến hành khoanh vỏ hãm cây để giữ quả. Dùng dao sắc tiện khoanh tròn lớp vỏ của các cành cấp I sao cho, vừa đứt vỏ sát thân gỗ vừa mở ra lớp vỏ rộng 1mm, vị trí vết khoanh cách gốc cành 15 - 20cm, 10 ngày sau dùng băng nylon đen băng kín vết khoanh, tránh nấm bệnh xâm nhập. Quá trình khoanh vỏ thường làm 3 lần (vết khoanh nọ cách vết khoanh kia 15cm); lần 2 tiến hành khi quả bắt đầu rụng sinh lý (thường gọi là quá trình phân quả của cây); lần 3 khi cây chuẩn bị phát lộc. Đây là lần khoanh vỏ rất quan trọng, nếu khoanh muộn cây phát lộc sẽ đẩy bộ quả ra khỏi cây, dẫn đến rụng quả hàng loạt. Duy trì độ ẩm vừa phải sao cho đất mặt vườn chỉ hơi thâm, người đi vào rãnh không để lại nốt chân.

Phun định kỳ 45 ngày/lần phối hợp các loại thuốc: Selecron 500EC (trừ sâu vẽ bùa), Marshal 200SC (trừ rệp), Danitol (trừ nhện). Một vườn cam sai, quả nhỏ đều (9 - 11 quả/kg) thì năng suất, chất lượng thường cao. Vườn cam ít quả, quả to thì ăn thường khô. Đặc biệt, cam Canh có rất nhiều rệp ở rễ cây trong đất nếu không phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc BVTV nội hấp (Suprathion hoặc Supracid) sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ, cần bón đủ phân, nhất là những năm lấy quả nhiều cần tăng lượng phân bón. Còn hiện tượng cam nứt quả thường xảy ra vào 15/11 đến 15/12, nguyên nhân có thể do độ ẩm đất quá cao hoặc cây thiếu vi lượng đồng (Cu). Khắc phục bằng cách tiêu rút nước kịp thời, bổ sung Cu qua phun dung dịch Boóc - đô...

Kinh Nghiệm Thâm Canh Và Khắc Phục Cam Rụng Quả

Cam Canh, cam Đường, cam Đường Canh đó là các cách gọi dân dã khác nhau của cùng một loại quýt Canh. Cam Đường là loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao.

Để trồng cam đạt hiệu quả cao, khắc phục một số hiện tượng: ít quả, nứt quả, khô quả hàng loạt, ra quả cách năm cần áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh sau:

1. Chọn cây giống:
Cần biết rõ nguồn gốc giống, nên chọn cây giống là cây có gốc là gốc bưởi, cây có sức sống khỏe hơn, chống chịu tốt hơn, nhược điểm tuổi thọ không cao nhưng trong thâm canh cam đường chỉ cần khai thác quả tập trung khoảng 7 năm, sau đó tiến hành cải tạo trồng mới, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn so với tận thu khi sản lượng quả trên cây đã giảm đáng kể. Để chủ động nguồn giống tốt, chúng ta nên ghép cây trồng cho vườn nhà.

a) Vườn ươm cây làm gốc ghép:
Hạt giống gieo làm gốc ghép là hạt được lấy từ quả trên cây bưởi mọc tự nhiên hoang dại, chọn các hạt có kích cỡ to đều, gieo từng luống cao, trước gieo làm nhỏ đất, lót phân chuồng hoai, tro bếp như gieo hạt rau giống, khác là chúng ta cần gieo thứ hơn, tốt nhất bổ quả lấy hạt gieo ngay, không nên phơi nắng vì hạt bưởi có chất dầu, phơi nắng, gieo tỷ lệ mọc mầm thấp. Thời gian gieo từ 15/11 đến 10/12. Khi cây mọc khỏi mặt đất, chăm sóc, giữ ẩm phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh như: sâu vẽ bùa, nhện đỏ…

b) Trồng ra ngôi cây làm gốc ghép:

Cây làm gốc ghép, sau gieo khoảng 60 ngày tiến hành ra ngôi, lúc này nếu cây để ghép giống với mục đích thương mại thì đưa cây trồng trong bầu ni lon đường kính 10 – 15 cm, cao 18 – 20 cm, có hỗn hợp đất ải, phân chuồng hoai và phân NPK tổng hợp, xếp bầu cây vào luống và chăm sóc cho đến khi ghép. Nếu ghép cây trồng cho vườn nhà, không cần đưa vào bầu mà trồng trực tiếp lên luống sau này trồng ra ruộng sản xuất cay sẽ nhanh hồi phục, khoảng cách trồng: cây x cây = 20 cm, bón lót 1 kg tro bếp + 0,3 kg NPK Lâm Thao cho 1 m2 cây gốc ghép, phủ đất kín phân, tưới giữ ẩm, chăm sóc phòng trừ đảm bảo cho gốc ghép sạch bệnh. Đến cuối tháng 7 đầu tháng 8, khi cây cao 25 cm trở lên chúng ta tiến hành ghép giống.

c) Ghép cây: Yêu cầu mắt giống lấy từ cây cam Canh khỏe, không sâu bệnh, chọn cành mọc vượt thẳng trên mặt tán, các lá trên cành đã thành thục, cắt sâu lấy mắt có một phần gỗ mỏng (ghép mắt nhỏ có gỗ), lấy các mắt từ thứ 5 trở lên kể từ đầu cành. Vị trí ghép trên cây gốc ghép cách mặt đất (gốc) khoảng 15 cm, bóc mở phần vỏ trên gốc ghép vừa đúng bằng mắt cam đã lấy để ghép, áp sát mắt ghép vào gốc ghép, dùng nilon chuyên dụng quấn chặt không để lọt nước, vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập vào vết ghép. Sau ghép 20 ngày ta có thể tháo nilon và cắt ngọn ghép, 10 ngày sau cây ghép đã bật mầm, phải thường xuyên vặt bỏ toàn bộ các mầm bưởi mọc ngoài mầm ghép, đảm bảo cây giống thuần cam. Giai đoạn này cần đặc biệt theo dõi phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh, nhất là sâu vẽ bùa, nhện đỏ, có thể phối hợp các loại thuốc trừ sâu bệnh với phân bón lá Atonic để phun thúc đẩy cây phát lộc nhanh. Từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 khi cây giống đã được hai đợt lộc (có nhấnh cấp 2) ta có thể đưa cây trồng ra ruộng sản xuất.

2. Trồng cây ra ruộng sản xuất:


Chọn ruộng chân cao, thoát nước nhanh, mực nước ngầm thấp (trên 1 m), đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Cày làm nhỏ, phơi ải, san phẳng, đặt bầu cây thẳng hàng, so le nanh sấu trên mặt ruộng, khoảng cách: 2 x 3 m, đảm bảo mật độ 60 cây/sào (360 m2), vét đất tạo rãnh lấp kín bầu cây đồng thời tạo luống, bón lót bằng cách trải đều phân lên mặt luống vùng rễ cây, liều lượng cho 1 cây: tro bếp 1 kg, NPK Lâm Thao 0,5 kg, bột đậu tương 0,5 kg, hoặc 0,7 bột ngô đỏ, lấp đất kín phân, tưới nước đủ ẩm, chú ý không lót NPK trực tiếp vào rễ cây, như vậy đầu rễ cam dễ bị thối, ngoài ra không nên sử dụng bất cứ loại đạm đơn nào để bón lót cũng như bón thúc cho cam.
Từ các năm sau cứ cây tăng 1 tuổi, lượng phân bón cho mỗi gốc tăng 0,3 kg NPK, 0,2 kg bột đậu tương hoặc 0,3 kg bột ngô đỏ, 0,2 kg tro bếp, mỗi năm bón thúc 2 lần vào tháng 2 và tháng 9, 10. Sau trồng 2 năm cây bắt đầu ra hoa để lấy quả. Ngay từ cuối tháng 1, đầu tháng 2 quan sát thấy lộc cây chuyển màu bánh tẻ ta tiến hành đảo cây (đảo rễ, thay rễ), mục đích cắt bớt một số rễ tơ làm cây trẻ lại, đồng thời hãm cây phát lộc, kích thích cây ra hoa, đậu quả tỷ lệ cao. Dùng dụng cụ chuyên dụng đào vát vào xung quanh gốc cây thành bầu có đường kính và độ sâu 30 – 40 cm, nhấc cả bầu cây lên khỏi mặt luống, phơi ải trắng thì hạ bầu trở lại hốc, lấp kín đất và bón thúc lần 1, tưới ẩm, cách bón và liều lượng bón như trên. Việc đảo cây tiến hành hàng năm sau mỗi lần thu hoạch quả, những năm sau cây lớn hơn đánh bầu rộng hơn sao cho đường kính bầu bằng 1/3 đường kính tán cây theo hình chiếu. Sau đảo rễ 2 tháng, cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, chớm nụ, giai đoạn này đặc biệt chú ý phòng trừ các loại sâu bênh cho cam: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp các loại…đẻ giữ mã quả sau này.
Khi cánh hóa bắt đầu rụng, quả non đã lộ ra, ta tiến hành khoanh vỏ hãm cây để giữ quả. Dùng dao sắc tiện khoanh tròn lớp vỏ của các cành cấp 1 sao cho vừa đứt vỏ sát thân gỗ vừa mở ra lớp vỏ rộng 1 mm, vị trí vết khoanh cách gốc cành 15 – 20 cm, 10 ngày sau dùng băng nilon đen băng kín vết khoanh lại tránh nấm bệnh xâm nhập, và để cây liền sẹo tiếp tục sinh trưởng, phát triển, nhưng không được băng sớm hơn vết khoanh liền sẹo sớm cây phát triển mạnh khó giữ quả, quá trình khoanh vỏ thường làm 3 lần (vết khoanh nọ cách vết khoanh lia 15 cm), lần 2 tiến hành khi quả bắt đầu rụng quả sinh lý (thường gọi là quá trình phân quả của cây), lần 3 khi cây chuẩn bị phát lộc, đây là lần khoanh vỏ quan trọng, nếu khoanh muộn, cây phtá lộc sẽ đẩy bộ quả ra khỏi cây, dẫn đến rụng quả hàng loạt.
Chú ý với vườn cam đang khai thác quả cần tăng lượng phân bón thúc lần 2 (cuối tháng 9) cho cây nuôi quả, có thể thay NPK Lâm Thao bằng phân bón Đầu trâu có tỷ lệ N:P:K cao hơn. Yêu cầu vườn cam duy trì độ ẩm vừa phải sao cho đất mặt vườn chỉ hơi thâm, người đi vào rãnh không để lại nốt chân, phòng trừ sâu bệnh nên phun định kỳ 45 ngày/lần, phối hợp các loại thuốc: Selecron 500EC (trừ sâu vẽ bùa), Marshal 200SC (trừ rệp), Danitol (trừ nhện) để phun như vậy vườn có thể tương đối sạch sâu bệnh.
Một vườn cam sai, quả nhỏ đều (9 – 11 quả/kg) thì năng suất, chất lượng thường cao, vườn cam ít quả, quả to thì ăn thường khô do ta để ruộng quá hạn hoặc quá ẩm, cây thiếu dinh dưỡng kẽm (Zn), có thể chăm bón quá mức hoặc khoanh vỏ không đúng thời điểm… đều dẫn đến cây phát triển ưu thế ngọn, quả bị đẩy ra, đặc biệt cam đường có rất nhiều rệp ở dễ cây trong đất nếu không phòng trừ kịp thời bằng các thuốc BVTV nội hấp (Suprathion hoặc Supracid), rệp trích hút dịch cây cũng làm gây hiện tương trút quả hàng loạt hoặc quả to ăn khô, đồng thời bổ xung Zn cho cây qua phun các loại phân bón giàu Zn.
Để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm bên cạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ cần bón đủ phân, nhất là những năm lấy quả nhiều cần tăng lượng bón. Còn hiện tượng cam nứt quả thường vào 15/11 đến 15/12, nguyên nhâ có thể do độ ẩm đất quá cao hoặc cây thiếu vi lượng đồng (Cu), nên tiêu rút nước kịp thời, bổ xung Cu qua phun dung dịch boocđô… Băbnfg những biện pháp kỹ thuật này gia đình anh Vũ Văn Tĩnh thôn Chấn Đông, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên trồng trên 1 mẫu cam Canh khai thác quả 5 năm liền, luôn cho năng suất, chất lượng và sản lượng quả cao, ổn định; Riêng vụ cam năm 2007 anh thu trên 20 tấn quả, doanh thu 350 triệu đồng.

Bí Quyết Trồng Cam Đường Canh Kiếm Tiền Tết

Nay đi chợ tết mới thấy, cam đường Canh đâu chỉ để lấy quả, người ta còn trồng cam đường Canh như một loại cây cảnh.

Cây chỉ cao độ 1m, vòm lá sum suê, trên các cành treo lủng lẳng những quả cam đỏ au, mọng nước, trông rất bắt mắt. Có cây rao bán tới 1 triệu đồng. Giá quả thì dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg. Nếu ta có một vườn cam đường Canh thì vụ tết này thu khá lắm!

Cam đường Canh chính là một giống quýt. Nó có vỏ mỏng và bóc dễ nhưng vỏ lại dai nên có nơi còn gọi là cam giấy. Nó được trồng nhiều ở vùng Canh-Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) nên có tên là cam đường Canh. Quả của nó hình cầu hơi dẹt, vỏ mỏng, nhẵn, khi chín có màu đỏ gấc rất tươi. Nó thường chín vào trước tết khoảng 1 tháng nên được giữ để bày mâm ngũ quả cúng tổ tiên. Cam đường Canh lại thích nghi rộng, trồng được ở mọi nơi. Nó lại cho năng suất cao, nếu chăm sóc tốt, 1ha có thể thu 40-50 tấn quả. Nhà nào lại kết hợp vừa trồng lấy quả, vừa làm cây giống và lại làm cả cây cảnh từ cam đường Canh nữa thì chắc sẽ mau giàu. Đây cũng là một thế mạnh!

Hiện nay, cam đường Canh đã được trồng ở khắp nơi. Nó có giống chín sớm, giống chín muộn. Nếu trồng, bà con nên chọn đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày từ 80-100cm, có hàm lượng mùn cao, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m... thì trồng nó mới tốt. Nơi trồng nên cao ráo, thoáng đãng, có pH từ 5,5-6. Nếu nơi đất thấp, ta nên lên luống cao và có rãnh thoát nước dễ dàng.

Cam đường Canh nên nhân giống vô tính bằng các phương pháp ghép, giâm cành, hoặc chiết cành. Mật độ có thể xê dịch tùy từng vùng: Có nơi trồng 300-500 cây/ha (4x5m hoặc 6x7m). Cũng có nơi trồng từ 800-1.200 cây/ha (4x2m hoặc 3x3m hay 3x4m).

Nó là cây lưu niên nên phải đào hố và bón lót tốt trước khi trồng. Hố nên rộng từ 40x40x40cm tới 60x60x60cm. Ở các vùng đồi gò, hố nên rộng hơn (70x70x70cm). Mỗi hố cho 30-40kg phân chuồng hoai mục, 0,2-0,5kg phân lân Văn Điển và 0,1-0,2kg sunphát kali. Ta trộn phân với đất mặt và lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.

Sau khi trồng cây, nên nén chặt và tưới nước ngay. Ta tưới mỗi ngày 1 lần và tưới hơi đẫm trong 10 ngày đầu. Sau đó, mỗi tuần tưới 1-2 lần cho cây. Khi cây đã bén rễ thì giảm dần số lần tưới nhưng giữ cho đất luôn có độ ẩm khoảng 70%.

Ta có thể trồng xen rau, đậu quanh gốc cam trong 2-3 năm đầu khi cây chưa khép tán.

Giống với các cây cùng họ, cam đường Canh cũng dễ bị một số sâu bệnh phá hoại như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh do virus... Bà con nên tuân thủ quy trình bảo vệ thực vật mà anh em khuyến nông đã hướng dẫn.

Làm tốt mọi khâu, ta sẽ có được những vườn cam đường Canh tuyệt vời.

Cây Cam Sành

Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành và thường có màu lục nhạt các múi thịt có màu cam.

Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Angiospermae
Lớp (class)Eudicots
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Rutaceae
Chi (genus)Citrus
Loài (species)C. reticulata × maxima
Danh pháp hai phần
Citrus reticulata × maxima
Cam sành được gắn nhiều tên khoa học khác nhau như Citrus nobilis, Citrus reticulata, hay Citrus sinensis, trên thực tế nó là giống lai tự nhiên: C. reticulata x C. sinensis (tên tiếng Anh: king mandarin).
Phân bố

Cam sành Bố Hạ trồng ở Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cam sành Bố Hạ hợp với đất phù sa cổ, khí hậu mát ẩm. Hiện nay vùng cam này đã bị xoá sổ do bệnh vàng lá greening.

Cam sành Hà Giang-Tuyên Quang-Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, năng suất cao; quả được thu hoạch vào vào dịp Tết.

Tại miền Nam Việt Nam, cam sành cũng được trồng ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ)...

Loài cây này được đưa vào Mỹ năm 1880, khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản John A. Bingham chuyển sáu quả cam sành bằng đường tàu từ Sài Gòn tới Dr. H. S. Magee, một người phụ trách vườn ươm giống tại Riverside, California. Năm 1882, Magee gửi hai cây con trồng từ hạt và chồi tới J. C. Stovin ở Winter Park, Florida.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cam Sau Thu Hoạch

Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng, trú ngụ, xâm nhập của sâu bệnh.

1. Đốn tỉa, tạo hình

chăm sóc cam sau thu hoạchSau mỗi mùa thu hái quả, công việc đốn tỉa, tạo hình cho cây cam phải được tiến hành thường xuyên như: cắt bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm tạo cho cây thông thoáng, ít sâu bệnh.

2. Chăm sóc, bón phân

* Chăm sóc

- Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng, trú ngụ, xâm nhập của sâu bệnh.

- Tưới nước: Cây cam là loại cây ưa ẩm và ít chịu hạn, việc tưới nước cho cây là rất cần thiết ở các thời kỳ nẩy mầm, phân hoá mầm hoa, thời kỳ ra hoa, kết quả và quả phát triển. Đối với mùa khô hạn cần tưới nước từ tháng 11 đến tháng 2.

Lưu ý: Không để vườn cam bị úng nhất là giai đoạn khi cây mang quả.

* Bón phân: Lượng bón
 
 Loại phân
Tuổi cây (năm)Phân hữu cơPhân đạm urePhân lân nung chảyPhân kaliVôi bột
4 - 5 năm(kg/cây)35-400,35-0,450,9-1,20,45-0,50,7-0,8
6 - 7 năm(kg/cây)45-500,5-0,551,4-1,50,55-0,650,8-1,0
Trên 7 năm bón theo NS trên 80 tạ/ha (kg/tấn quả)2000-250024-2670-7525-30150-250

- Cách bón: Dùng cuốc đào rãnh hoặc cuốc hố theo mép ngoài hình chiếu tán cây, sâu 25 - 30 cm, rộng 20 - 25 cm (tuỳ lượng phân bón) trộn đều các loại phân bón, bón vào rãnh rồi lấp đất ngay.
Thời gian bón: Tháng 2 bón 60% lượng phân đạm urê + 40% lượng phân kali (thúc cành xuân); tháng 6 - 7 bón 40% lượng phân đạm urê + 60% lượng phân kali (thúc cành thu, thúc quả); tháng 9 - 11 bón toàn bộ lượng phân chuồng hoai + phân lân và vôi bột.

3. Phòng trừ sâu bệnh

3.1. Sâu đục thân hay còn gọi là xén tóc

Xén tóc hại cam quýt có 3 loại: Xén tóc xanh lục, xén tóc nâu và xén tóc sao. Nhưng gây hại phổ biến là xén tóc xanh lục.

* Tác hại:

Hàng năm xén tóc xuất hiện vào đầu mùa hè tháng 5, tháng 6. Chúng đẻ trứng vào khe nứt của vỏ cây, sâu non mới nở đục ngay vào vỏ cây thành những đường khoanh tròn xung quanh thân cây, sâu càng lớn vết đục càng dài và sâu vào trong phần thịt gỗ, cứ cách từng quãng chúng lại đục ngang ra ngoài để thải phân, làm gãy cành, chết cây. Thời gian trong thân cây kéo dài từ 6 đến 8 tháng.

* Biện pháp phòng trừ:

- Vào tháng 3 đến tháng 4 bắt diệt xén tóc vào sáng sớm và chiều tối.

- Tỉa cành thường xuyên để cành thông thoáng; cắt cành mới héo do sâu tuổi nhỏ gây ra.

- Dùng hỗn hợp 5 phần phân trâu bò tươi + 10 phần đất sét + 15 phần nước + 0,2 phần thuốc Padan 95 SP, khuấy đều rồi quét lên thân và cành lớn trước khi xén tóc đẻ trứng.

- Sâu tuổi lớn đã đục vào thân cành, dùng dây thép hoặc gai mây chọc vào lỗ để diệt sâu, sau đó dùng Basuzin 10 H nhào với đất sét tỷ lệ 1/20 trát kín vào lỗ đục.

3.2. Sâu vẽ bùa

* Tác hại: Sâu non đục dưới biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo, ăn lớp tế bào nhu mô làm cho lá co dúm quăn queo, các chồi non ngừng sinh trưởng. Ngoài ra các vết đục còn tạo điều kiện cho bệnh loét cam phát triển. Sâu gây hại các đợt lộc non, nặng nhất là lộc xuân, lộc thu. Hại nặng ở các giống cam lá mỏng, vườn cam ít tỉa cành, tạo tán.

* Biện pháp phòng trừ:

- Thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho vườn cam thông thoáng. Chăm sóc đúng quy trình, bón phân trước các đợt lộc để lộc ra tập trung.

- Khi sâu phát sinh gây hại phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Padan 95 SP, pha 10 gr đến 15 gr thuốc với 10 lít nước.

+ Sherpa 25 EC, pha 10 cc đến 12 cc thuốc với 10 lít nước.

+ Fastac 5 EC, pha 8 cc đến 10 cc thuốc với 10 lít nước.

Chú ý: Khi phun thuốc phải phun ướt đều lá.

3.3. Nhện

Gây hại cam quýt có 2 loại nhện là: Nhện đỏ và nhện trắng, cả 2 loại này cơ thể rất nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn rõ được.

* Tác hại:

Nhện trắng hại lá, quả, chúng chích hút tinh dầu làm quả chuyển màu xám bạc, làm quả nhỏ, chua. Nhện hại nặng khi quả định hình và có đường kính từ 3 đến 4 cm.

Nhện đỏ gây hại chủ yếu trên lá đã ổn định, làm lá mất màu xanh bóng, biến thành màu xám bạc. Nhện hại nặng làm lá khô rụng.

Nhện gây hại nặng theo các đợt lộc, nặng nhất là lộc xuân và quả đang lớn. Trong điều kiện mùa xuân ấm áp, khô hạn hoặc vườn cây rậm rạp, không xén tỉa thì nhện phát triển nhanh

và gây hại nặng vào các tháng 3, 4,5 và tháng 10, tháng 11.

* Biện pháp phòng trừ: Tăng cường chăm sóc bón phân, tưới nước không để cây khô hạn, cắt tỉa cành tăm trong tán. Phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Ortus 5 SC, pha 6 cc đến 8 cc thuốc với 10 lít nước.

+ Comite 73 EC, pha 6 cc đến 8 cc thuốc với 10 lít nước.

+ Dandy 15 EC, pha 8 cc đến 10 cc thuốc với 10 lít nước.

Chú ý: Khi phun thuốc phải phun ướt đều lá, quả.

3.4. Rệp

Gây hại cam quýt có nhiều loại như: Rệp vẩy ốc, rệp sáp, rệp nâu, rệp đen ... Có loại gây hại quanh năm, có loại gây hại theo các đợt lộc.

* Tác hại: Các loại rệp chích hút nhựa lấy dinh dưỡng làm cho lá không phát triển được, biến dạng nhỏ và cứng, cây suy kiệt, giảm năng suất. Có loại còn là môi giới truyền bệng vàng lá Greening, bệnh tàn lụi...

* Biện pháp phòng trừ: 
Thường xuyên tỉa cành tạo tán kết hợp bón phân cho cây sinh trưởng tốt. Khi bị hại cần phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Admire 50 EC, pha 8 cc đến 10 cc thuốc với 10 lít nước.

+ Actara 25 WG, pha 1 gr thuốc với 10 lít nước.

+ Regent 800 WG, pha 1 gr thuốc với 10 lít nước.

Chú ý: Khi phun thuốc phải phun ướt đều lá.

3.5. Bệnh sẹo

* Tác hại:

Bệnh hại trên các bộ phận lá non của cây như: Lá, cành, quả, đài hoa. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng sau chuyển thành các vết hình chóp khô rám, hoá bần làm cho lá quăn queo, cành và vỏ quả sần sùi thành từng đám như da cóc.

Bệnh hại nặng trên các giống cam sành, hại vào các đợt lộc nhất là lộc xuân. Hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, vườn cây rậm rạp.

* Biện pháp phòng trừ: Sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt tỉa cành lá, vệ sinh vườn cây để giảm nguồn bệnh lây lan của bệnh. Tăng cường chăm sóc cho lộc ra tập trung phun phòng bằng một trong các loại thuốc sau:

+Anvil 5 SC, pha 10 cc đến 15 cc thuốc với 10 lít nước.

+ Oxyclorure 30 BTN, pha 60 gr đến 70 gr thuốc với 10 lít nước.

+ Bavistin 50 FL pha 8 cc đến 10 cc thuốc với 10 lít nước.