Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Phương Pháp Nhận Biết Bằng Mắt Thường Các Loại Rau Quả Lạm Dụng Nhiều Hoá Chất Nông Nghiệp

Từ cơ sở khoa học và khảo sát thực tế trong nhiều năm, chúng tôi xin cung cấp một số đặc điểm để nhận biết một số loại rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do lạm dụng quá nhiều các loại hoá chất nông nghiệp

Ngày nay do thị hiếu của người tiêu dùng thích các loại rau quả càng non càng tốt, không có vết sâu bệnh hại, ngọn rau to mập... nên người trồng rau đã lạm dụng các loại hoá chất nông nghiệp như dùng quá liều lượng, không đảm bảo thời gian cách ly, dùng các loại hoá chất độc hại đã bị cấm để bón và phun cho các loại rau quả thiết yếu trong tiêu dùng hàng ngày. Khi dùng các loại rau quả không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ con người về trước mắt và lâu dài.

Để giúp người tiêu dùng có thể nhận biết bằng mắt thường những loại rau quả lạm dụng quá nhiều hoá chất nông nghiệp đang được bày bán hàng ngày trên thị trường, từ cơ sở khoa học và khảo sát thực tế trong nhiều năm, chúng tôi xin cung cấp một số đặc điểm để nhận biết một số loại rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do lạm dụng quá nhiều các loại hoá chất nông nghiệp:

* Đối với rau muống khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

* Đối với giá đỗ: Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước mầu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.

* Đối với rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô): 
khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí mầu xanh nhạt, lá mầu xanh đen... là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.

* Đối với rau cần: Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến mầu xanh đen....là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá.

* Các loại quả đậu (gồm đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà lan, đậu ván...): khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo bảo thời gian cách ly.

Kim Tiền Thảo Điều Trị Sỏi Niệu, Sỏi Mật, Viêm Gan, Viêm Thận

Ở Việt Nam, kim tiền thảo thường gặp ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía Bắc, từ Nghệ An trở ra. Các tỉnh có nhiều kim tiền thảo là Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Tây, Hoà Bình.

Cây thường mọc thành đám ở ven rừng, nhất là những nương rẫy mới bỏ hoang. Độ cao phân bố của cây thường dưới 600m.

Do khai thác liên tục, nguồn kim tiền thảo ở Việt Nam giảm đi rõ rệt. Một số vùng trước kia có nhiều, như ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), Lập Thạch (Vĩnh Phúc), nay trở nên hiếm. Hiện nay, kim tiền thảo đang được nghiên cứu trồng ở một số nơi. Bên cạnh đất đồi núi, bước đầu thấy có thể trồng kim tiền thảo trên nhiều loại đất ở đồng bằng. Bộ phận dùng là phần trên mặt đất thu hái vào mùa hạ, thu, loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô.

Tác dụng

Hoạt chất soyasaponin I chứa trong kim tiền thảo đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận. Cao kim tiền thảo thí nghiệm trên động vật có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận do thành phần polysacchorid chứa trong cao có tác dụng này và đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu. Kim tiền thảo còn có tác dụng tăng cường sự tiết mật.

Đối với hệ tim mạch, trên thực nghiệm cao kim tiền thảo làm tăng lưu lượng mạch vành, hạ huyết áp, làm tim đập chậm, đồng thời làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim. Tác dụng hạ huyết áp do sự kích thích các thụ thể cholinergic và sự phóng bế các thụ thể adrenergic. Thành phần flavonoid của kim tiền thảo cũng có tác dụng hạ huyết áp. Trong nghiên cứu thực nghiệm, kim tiền thảo có tác dụng đối kháng với các triệu chứng do pituitrin gây giảm lưu lượng mạch vành, thiếu máu cơ tim thể hiện trên điện tâm đồ và rối loạn nhịp tim.

Công dụng

Kim tiền thảo được dùng chữa sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng. Liều dùng hàng ngày: 15 – 30g, sắc nước uống.

Bài thuốc có kim tiền thảo

1. Chữa đái ra dưỡng trấp (bạch trọc): Kim tiền thảo, mía dò, lá tre, mỗi vị 20g; giá đỗ xanh, tỳ giải, mỗi vị 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

2. Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật: Kim tiền thảo 40g; mộc thông, ngưu tất, mỗi vị 20g; dành dành, chút chít, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

3. Chữa sỏi đường tiết niệu: Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

4. Chữa sỏi niệu gây sung huyết, chảy máu: Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g, ý dĩ 16g, ngưu tất 12g; đào nhân, uất kim, chỉ xác, đại phúc bì, kê nội kim, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

5. Chữa sỏi niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu:

a. Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

b. Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g; sinh địa, đạm trúc diệp (cỏ lá tre), mỗi vị 16g; mộc thông, kê nội kim, cam thảo (sao cháy), mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu đái ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 16g, tiểu kế 12g. Nếu đau nhiều, thêm: ô dược, uất kim, diên hồ sách, mỗi vị 8g.

6. Những bài thuốc làm tan sỏi để chữa sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không đái buốt, đái dắt, đái ra máu:

a. Kim tiền thảo 20g; đảng sâm, mã đề, mỗi vị 16g; trạch tả, ý dĩ, mỗi vị 12g; bạch truật, phục linh, ba kích, kê nội kim, thỏ ty tử, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

b. Kim tiền thảo 40g, ngải cứu 16g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

c. Kim tiền thảo, hạt mã đề, bạch mao căn, mỗi vị 20g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu sau khi dùng thuốc như trên không đỡ hoặc sỏi niệu quản gây ứ nước, ứ mủ ở thận mà phải xử trí bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi thì sau khi phẫu thuật xong có thể tiếp tục dùng các bài thuốc trên để tránh sỏi niệu tái phát.

7. Chữa sỏi đường mật:

a. Kim tiền thảo 30g, chỉ xác (sao) 15g; xuyên luyện tử, hoàng tinh, sinh địa hoàng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

b. Kim tiền thảo, rau má tươi, cỏ xước, mỗi vị 20g; hoạt thạch, vảy tê tê, củ gấu, mỗi vị 12g; nghệ vàng, hải tảo, mỗi vị 8g, kê nội kim 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

8. Chữa viêm và sỏi túi mật và đường dẫn mật: Kim tiền thảo, nhân trần, mỗi vị 40g; sài hồ, mã đề, mỗi vị 16g, chi tử 12g; chỉ xác, uất kim, mỗi vị 8g, khổ luyện tử 6g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kỹ Thuật Trồng Cây Kim Tiền Thảo

Có thể trồng bằng hom thân hoặc cành nhưng tốt nhất là bằng gieo hạt thẳng vì hạt giống sẵn và đỡ tốn công hơn.

Cây kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt nai, đồng tiền, mắt trâu, mắt rồng.

Giá trị kinh tế: là nguồn dược liệu quan trọng để chữa sỏ mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Kinh nghiệm nhân dân thường dùng toàn thân tươi, phơi hoặc sao khô, sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc pha chè để uống, dùng riêng hoặc phối hợp với một số loại thuốc khác.Gần đây, một số cơ sở điều chế thành thuốc “Kim tiền thảo” đóng noi chuyên trị sỏi thận, được nhiều người tin dùng có hiệu quả tốt.

Ngoài ra kim tiền thảo còn là cây họ đậu rễ có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm cộng sinh, có tập tính sống theo dạng bò lan trên mặt đất nên có tác dụng cải tạo, chống xói mòn, giữ nước và bảo vệ đất rất tốt.

Đặc điểm hình thái
Cây thân thảo, mọc bò cao 30- 50 cm  có khi tời 80cm, đường kính thân 0,3-0,4cm, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2-3cm. Mặt dưới của thân có nhiều rễ phụ ăn sâu vào đất, rễ phụ tập trung nhiều mắt đốt và gốc lá. Vỏ màu nâu có lông màu hung, dai và dễ bóc. Cành nhánh nhiều, ngọn non dẹt và có phủ long tơ màu trắng, mọc ra từ các đốt của thân. Rễ gốc và rễ thân phát triển mạnh và lúc non  đều có nốt sần màu nâu hơi trắng, chứa nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh:

Lá mọc so le gồm 1 hoặc 3 lá chét, tròn, dài 1,8-3,4 cm, rộng 2=3,5cm, đầu và gốc lá hơi lõm, hình dạng giống con mắt hay đồng tiền. Mặt dưới của  lá có lông trắng bạc, mặt trên có gân nổi rõ, cuống dài 2-3cm.

Hoa màu tím mọc thành chùm ở kẽ lá, dài 7cm, có lông vàng. Hoa mọc khít nhau, màu đỏ tía, dài 4mm, cánh 5mm, nhị đơn liền. Quả đậu nhỏ, rộng 3,5 mm có 3-6 ngăn chứa hạt, phần giữa các ngăn chứa hạt hơi thắt lại, vỏ quả có lông ngắn trắng. Mùa hoa từ tháng 3-5.

Đặc tính sinh thái

Mọc hoang khắp vùng đồi núi trung du nước ta, độ cao dưới 600 m so với mực nước biển, gặp nhiều ở Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ…

Thích hợp điều kiện nhiệt độ nóng ẩm hoặc ẩm mát, đất ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, ẩm và thoát nước nhưng cũng chịu được đất chua, nghèo xấu và khô hạn. Ưa sáng nhưng cũng chịu được bòng râm, sống lưu niên, tái sinh hạt, chồi gốc, chồi thân, chồi cành đều khoẻ.

Kỹ thuật gieo trồng

* Điều kiện gây trồng:

Không có đòi hỏi khắt khe về điều kiện khí hậu và đất đai.

Thích hợp nhất là vùng trung du miền núi có độ cao dưới 300-400 m so với mặt nước biển.

Khồng trồng ở vùng giá rét, đất ngập úng, bí chặt, đất kiềm mặn hoặc dưới bóng che quá rậm rạp quanh năm.

* Nguồn giống:

Có thể trồng bằng hom thân hoặc cành nhưng tốt nhất là bằng gieo hạt thẳng vì  hạt giống sẵn và đỡ tốn công hơn.

Vào tháng 4-5 khi quả chín vỏ có màu nâu thì thu hái, phơi khô đập mạnh để tách vỏ, sảng sảy kỹ loại bỏ tạp chất thu lấy hạt.

Phơi khô hạt dưới nắng nhẹ, cho vào túi nilông buộc kín bảo quản thông thường, để nơi khô ráo thoáng mát, chú ý  chống kiến vì hạt có mùi thơm hấp dẫn.

* Gieo trồng và chăm sóc:

Có thể trồng toàn diện theo hàng dưới tán rừng thưa, trong các vườn quả hai theo đám lỗ trống, nhất là tận dụng đất ở giai đoạn rừng chưa kép tán để kết hợp che phủ đất.

Nơi đất trống trồng xem theo băng ngang dốc giữa các băng cây chính để hạn chế dòng chảy mặt, chống xói mòn và giữ đất. Cự ly băng rộng 5-7m  hoặc 10 m tùy quỹ đất.

Thời vụ gieo trồng thích hợp vào vụ xuân hay đầu mùa mưa khi đất đã đủ ẩm chưa có những trận mưa to.

Mật độ trồng khi ổn định khoảng 1000-1500 cây/ha, cự ly 1mx1m hoặc o,8x0,8m. Làm đất toàn diện, cuốc hố hay cày theo rạch sâu và rộng 5-10cm. Nơi đất xấu  có điều kiện bón lót 1-1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh theo rạch trước khi gieo hạt.

Ngâm hạt trong nước ấm 40-500C (3 sôi + 2 lạnh) trong 4-5 giờ, vớt ra để ráo. Trộn hạt với tro, cát hay đất mịn khô đêm gieo thẳng, lấp đất kín hạt dày 2-3cm, tủ rơm rạ đã khử trùng lên rạch sau khi lấp đất. Lượng hạt gieo 1kg/ha.

Dỡ bỏ vật che tủ khi hạt  nảy mầm, chú ý đề phòng kiến tha hạt vào sâu, dế cắn mầm.

Cây được 3-4 lá thì bắt đầu tỉa dặm cây, điều kiện mật độ ổn định. Cây được 5-10 lá nhổ cỏ xới đất vun gốc cho cây.

Thu hoạch chế biến và thị trường

Trồng  1 lần có thể thu hoạch nhiều lần, nhiều năm. Thường 2-3 năm hoặc có thể lâu hơn mới trồng lại như ở trong nơi đất tốt hoặc có điều kiện làm cỏ bón phân, cày xới chăm sóc đầy đủ, cẩn thận.

Thu hái 1-2 lần/năm vào vụ hè thu và vụ thu. Cắt toàn bộ phần cành lá trên mặt đất, chứa lại phần thân sát gốc dài 4-5cm để tái sinh chồ cho lần sau.

Rửa sạch rồi phơi thật khô sản phẩm đã thu hoạch cho vào bao tải hoặc bao nilông giữ nơi khô ráo thoáng mát để bán cho cơ sở thu mua dược liệu.

Năm 2000-2001 ở Chí Linh- Hải Dương đã có nhiều hộ trồng trên đất dốc ở các rừng keo và trại cây ăn quả như vải, nhãn.. cho kết quả tốt, giá bạn tại nhà là 6000đ/kg cành lá khô.

Nhân dân nhiều nơi thu hái cây kim tiền thảo mọc tự nhiên trộn với một số lá khác bán ở chợ được nhiều người ưa thích, mua để uống hàng ngày thay chè.

* Chú ý: Hiện chưa có thị trường ổn định nên mới được gây trồng một cách tự phát.

Chưa có nghiên cứu đầy đủ và quy trình khép kín gieo trồng đến thu hoạch chế biến và sử dụng để có năng  suất và hiệu quả cao.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Vườn Lê

Khi trồng, cuốc 1 hốc vừa bằng bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt cao hơn mặt hố 5-6cm, chèn đất chặt xung quanh, tưới đẫm nước. Tuần đầu, nếu không mưa thì tưới hàng ngày, sau đó vài ngày tưới 1 lần tùy theo thời tiết.

Thời vụ trồng thích hợp với cây lê từ tháng 2 - 4, nếu trời ấm có thể trồng từ tháng 1.

Đất trồng lê được cày sâu 25 - 30cm, hố được chuẩn bị trước 1 đến 2 tháng, kích thước hố 50 x 50 x 60cm, bón lót 30 - 40 kg phân chuồng hoai, 1 kg super lân, 0,2 kg vôi bột, 0,1kg kali. Trộn đều phân với đất mặt và lấp đầy hố. Hố đào cách nhau 5 x 5m hoặc 5 x 7m

Khi trồng, cuốc 1 hốc vừa bằng bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt cao hơn mặt hố 5-6cm, chèn đất chặt xung quanh, tưới đẫm nước. Tùy theo địa hình mà trồng thẳng cả hàng dọc và hàng ngang. Tuần đầu, nếu không mưa thì tưới hàng ngày, sau đó vài ngày tưới 1 lần tùy theo thời tiết.

Năm đầu bón thúc 0,3 - 0,4kg urê cho 1 cây. Từ năm thứ 2 đến khi cây có hoa bói, bón hàng năm cho 1 cây 20 - 30 kg phân chuồng, 1 kg super lân, 0,7kg ure, 0,5kg kali vào đầu năm. Khi cây cho thu hoạch hàng năm bón cho 1 cây 30 - 40kg phân chuồng, 1,5 super lân, 1 kg ure, 1kg kali và chia ra làm 2 lần: đón hoa và sau thu hoạch.

Những năm đầu, cần thường xuyên tạo tán cho cây lên, để cây có tán tròn, các cành hướng về các phía, cân đối.

Loại bỏ các cành vô hiệu, các cành tăm, cành ở giữa khung tán. Kịp thời cắt bỏ những chồi dại mọc từ gốc ghép, các cành vượt ở thân chính.

Hàng năm, khi cây lê trút hết lá để qua đông, cần tiến hành các biện pháp vệ sinh cho vườn lê. Cắt bỏ các cành khô, cành bị sâu bệnh. Thu dọn các cành lá sâu bệnh để đốt.

Quan sát trên thân và cành lớn, nếu có dấu hiệu sâu đục thân, đục cành, gặm vỏ thì khoét rộng lỗ đục của sâu để bơm thuốc hoặc luồn dây kẽm diệt sâu.

Bới lớp đất xung quanh gốc để phát hiện nấm bệnh hại vỏ ở cổ rễ. Nếu có thì dùng dao sắc gọt vỏ và quét Boóc đô đặc 10% hoặc phun Aliette.

Trong quá trình sinh trưởng, cây lê thường bị sâu ăn lá, sâu cuốn lá, sâu đục quả, đục thân. Đối với các loại côn trùng này có thể phun Padan 25SP pha 0,05 - 0,1%, hoặc ofatox 50EC pha 0,05%. Cây lê có thể bị các loại rệp muội, rệp sáp, rệp vảy vỏ và nhện đỏ hại lá, có thể phun supracid 20EC pha 0,1% hoặc selecron 500ND pha 0,1%

Các loại bệnh hại lá và quả lê có nấm gây đốm xám hoặc nấm phấn trắng... cần phun tilt super 300ND pha 0,1%. Trên cành to và thân nếu có hiện tượng chảy nhựa thì cạo sạch vết bệnh và xử lý bằng aliette 80WP pha 0,2%

Hồng Rụng Quả Và Cách Chữa Trị

Hiện t­ượng hồng rụng quả chủ yếu do ba nguyên nhân đó là rụng quả sinh lý, rụng quả do cây bị sâu và thiếu dinh dư­ỡng

Hồng có hiện tượng rụng quả sinh lý: ở miền Bắc hiện tượng rụng quả này thường xảy ra vào tháng 5 khi quả hồng vừa to bằng đầu ngón tay. Lúc này quả rụng nhiều nhất, rồi kéo dài, rụng lẻ tẻ cho tưới khi quả gần được thu lại rụng rộ lên một lần nữa. Hiện tượng rụng quả sinh lý của hồng làm cho số quả rụng chiếm tới 80-90% số quả của cây. Ngoài ra các hiện tượng khác cũng gây rụng quả như cây ra hoa muộn, quả lớn lên vào lúc hạn hán, cây bị sâu bệnh và bị thiếu dinh dưỡng v.v.

Hiện tượng hồng rụng quả chủ yếu do ba nguyên nhân đó là rụng quả sinh lý, rụng quả do cây bị sâu và thiếu dinh dưỡng

Hiện tượng rụng quả sinh lý:

Nguyên nhân gây ra là do cây rụng lá về mùa đông, rồi ra hoa nuôi quả đồng thời với phát sinh và phát triển thân lá, cây phải làm cả hai nhiệm vụ cùng một lúc, chất nuôi cây phân tán, quả không đủ chất nuôi dư­ỡng phải rụng bớt đi, gây ra hiện tượng rụng quả non tập trung. Đến khi quả chín sinh lý, cây cũng phải dồn sức để nuôi quả, một số quả cũng phải rụng đi, để cây đủ sức nuôi số quả còn lại và duy trì sự sống bản thân . Nếu cây năm trước mà xanh tốt thì hiện tư­ợng này ở giai đoạn đầu và ở giai đoạn gần thu sẽ giảm đi. Ta cũng có thể khắc phục bằng cách phun thuốc kích thích đậu quả, tỉa bỏ các cành già, các cành bị sâu bệnh, các cành tược, cành chui vào trong tán, thụ phấn bổ khuyết bằng cách hái hoa thu lấy phấn rồi trộn thêm bột gạo mịn mà thoa lên đầu nhụy cái. Nhưng việc phun thuốc kích thích và thụ phấn bổ khuyết chỉ có kết quả khi cây hồng sung sức, khỏe mạnh, được bón phân đủ hằng năm và chăm sóc chu đáo. Nếu không thì cây sẽ cho nhiều quả, nhưng quả nhỏ và hại cây về năm sau

Rụng quả do sâu bệnh: Nói chung hồng rất ít sâu bệnh. Sâu đục cành chủ yếu là sâu non của xén tóc sâu non của sâu đục thân Cossidae và Tepilop-tera... Phòng trị bằng cách lần theo vết phân sâu thải ra nh­ư mùn cưa mà dùng dây thép chọc cho sâu chết hoặc nhỏ thuốc vào lỗ rồi vít kín lại bằng đất sét. Những cành nào bị sâu phá nặng cần cưa bỏ, rồi ngâm xuống ao cho sâu chết mới đem làm củi. Ngoài sâu đục cành còn có sâu đục quả là sâu non của loài bướm Kakivoria flavofasciata. Trứng được sâu đẻ vào tai hồng, khi nở sâu con chui vào đục và làm rụng quả. Nếu thấy thì phải nhặt quả rụng mà chôn đi để tránh sâu hóa bướm lại đẻ trứng và tiếp tục gây hại. Sâu phá nặng có thể dùng thuốc.

Rụng quả do thiếu dinh dưỡng:
 ở ta, bà con có tập quán không bón phân lót cho hồng và cũng chẳng bao giờ bón thúc. Đặc biệt là ở miền núi. Nhưng do hồng cho thu hoạch lâu năm nên với những cây cha quá già cỗi, bây giờ ta khắc phục nhược điểm này vẫn chưa muộn, bằng cách, hằng năm cứ vào mùa cây rụng lá, ta đào 1/3-1/2 chu vi tán cây, tán phủ tới đâu đào tưới đó thành rãnh, sâu 25-30 cm, rộng 25-30 cm, rồi bón vào đó 30-50 kg phân hữu cơ tốt, ủ hoai, rồi tưới nước và lấp đi, giúp cho cây có đủ dinh dưỡng để nuôi cả quả và thân cành năm sau.
Ở Triều Tiên người ta bón phân cho hồng như sau:

- Cây dưới 5-6 tuổi thì bón 5 kg N + 20 kg P2O và 30 kg K2O cho một héc ta.

- Cây 5-10 tuổi cho 5-6 tấn quả/ha thì bón 100 kg N + 60 kg P2O và 80 kg K2O

- Cây 15 tuổi trở lên cho 20 tấn/ha bón 265 kg N + 120 kg P2O và 160 kg K2O đào rãnh như bón phân hữu cơ

Kỹ Thuật Trồng Cây Súp Lơ

Trồng Súp lơ vụ sớm làm luống cao, vụ muộn và chính làm luống thấp và phẳng, sau khi trồng phải tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sớm và chiều mát, trong 7- 8 ngày liền

Bộ phận hoa của sulơ được dùng làm thực phẩm. Bộ phận này mềm, xốp không chịu được mưa nắng. Su lơ có bộ phận lá rất phát triển so với su hào, nhưng bộ rễ phát triển kém hơn nhiều, ăn nông (ở lớp đất 10 -15 cm) và ít lan rộng, bán kính động của bộ rễ chỉ 35 – 50 cm. Vì thế tính chịu hạn, chịu nước kém.

Thời gian gieo trồng: 
Vụ sớm: gieo tháng 7 – 8, trồng tháng 8 – 9.

Vụ chính: gieo tháng 10 -11, trồng tháng 11 – 12.

Trước khi đem gieo, ngâm hạt vào nước nóng 50°C trong 25 – 30 phút để diệt các nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống, đồng thời tăng tỷ lệ mọc của hạt khi gieo. Lượng hạt gieo trên 1 m2 khoảng 3,5 – 4 kg (1 ha gieo 400 g đến 600 g). Sau khi gieo hạt phải tưới giữ ẩm từ 65 – 70%. Chú ý che mưa nắng có cây giống.

Riêng đối với sulơ vụ sớm sau khi cây con mọc được 15 – 18 ngày thì phải đem giâm. Đất giâm sulơ vụ sớm cũng làm luống như lúc gieo hạt, các cây cách nhau 5 – 6 cm theo hình nanh sâu. Chú ý nên giâm vào buổi chiều để cây đỡ héo, mau bén rễ. Giâm xong, tưới nước giữ ẩm ngay. Cây giống giặm được 20 – 25 ngày thì nhổ đem trồng.

Làm đất bón phân lót


Luống ruộng 0,9 – 1 m: vụ sớm làm luống cao, vụ muộn và chính làm luống thấp và phẳng. Bón lót cho 1 ha: Phân chuồng ủ hoai 40 tấn; Phân đạm urê 50 kg; Phân lân 25 kg; Phân kali 70 kg.

Phân chuồng, phân lân và kali trộn đều nhau rồi bón theo hốc trồng là tốt nhất. Mỗi hốc bón từ 800 g đến 1000 g. Bón xong đảo đẩt cho đều.

Kỹ thuật trồng: Trồng hàng kép nanh sấu trên luống với khoảng cách 60 x 60 cm hoặc 20 x 50 cm (21.000 – 23.000 cây/1ha); (khoảng 750 – 820 cây/sào). Tuổi cây giống khoảng 40 – 50 ngày (khi cây giống có 5 – 6 lá). Chọn cây to, mập, lá xanh, gốc đỏ, không sâu bệnh để đem trồng.

Chăm sóc: xới vun và tưới nước: sau khi trồng phải tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sớm và chiều mát, trong 7- 8 ngày liền (dùng ô doa có lỗ nhỏ, tưới vào gốc để tránh làm hỏng hoa. Tưới đậm 1 -2 ngày một lần. Gặp tiết trời nồm không được tưới nước.

Khi xới phải xới đất rồi mới vun. Giống sớm chỉ vun cao một lần sau khi trồng khoảng 12 – 15 ngày, giống muộn vun thêm lần thứ hai sau đó 10 -12 ngày.

Bón thúc: Thường dùng nước giải, nước phân hoặc phân đạm pha loãng để thúc 2 – 3 lần. Lượng phân bón thúc cho 1 ha như sau: Phân bắc, phân nước 20 tấn; phân đạm urê 80 – 100 kg. Các kỳ bón thúc: Kỳ 1: sau khi tròng khoảng độ 15 ngày, dùng phân bắc pha 1/10, phân đạm 20 kg urê để tưới. Kỳ 2; sau đó 10 – 12 ngày, cũng thúc như vậy. Kỳ 3: khi cây đã chéo nõn, lúc này tập trung số phân mục vào giữa luống, rồi cho nước vào rãnh, lấy gáo té đều lên mặt luống. Che đậy hoa: sau khi trồng được 45 ngày (giống sớm đến 60 – 70 ngày thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay. Việc che đậy này phải làm cho tới khi thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1 – 2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà chỉ bẻ gãy gân chính của lá); khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.

Phòng trừ sâu bệnh: Sulơ thường bị bệnh thối cổ rễ và bệnh gối đen. Nguồn bệnh chủ yếu lây lan qua hạt giống và phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm của đất quá cao (trên 90%). Vì vậy, cần phải xử lý hạt giống trước khi gieo và tránh tưới nước quá ẩm gây độc hại cho bộ rễ sulơ.

Thu hoạch: Cần thu hoạch đúng lúc mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của hoa lơ. Sau khi ngù hoa xuất hiện 15 -20 ngày thu là vừa. Lúc này mặt hoa lơ bắt đầu ghồ ghề, có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì phải thu hoạch ngay. Dùng dao sắc, chặt một lá sát gốc, tỉa bỏ một vài lá chân, xếp đứng cuống hoa hoặc xếp chụm cuống hoa vào nhau để dễ vận chuyển.

Kỹ Thuật Nhân Giống Sung Cảnh

Sung có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, giâm cành song trong thực tế nhân giống giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo ra cây con khỏe

Nhân giống bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín đủ, thịt quả mềm để đãi lấy hạt. Chà sát để lớp vỏ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thể ủ hạt ở nơi ấm để hạt dễ mọc. Đất gieo hạt cần nhỏ, mịn, sạch cỏ vì hạt nhỏ. Sau khi gieo tủ rơm rác mục thành cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần. Khi cây đạt chiều cao 15-20 cm có thể bứng đi trồng.

Nhân giống bằng các phương pháp vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, giâm cành và tách gốc song các cành này thường có hệ số nhân thấp, tỉ lệ sống không cao do đó ít được dùng.

Kỹ thuật nhân trồng và chăm sóc cho cây sung


Đối với sung, đất trồng cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khả năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung ở đất có nước, trên hòn non bộ hoặc chậu có nước và ít đất.

Chọn cây con có chiều cao từ 15-20 cm để trồng. Trước khi đánh bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ những lá này. Lấp đất đến cổ rễ của cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần cho cây.

Sung không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để cây phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý bón lân và cắt tỉa cành, lá cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng vì vậy có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây.

Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9-10 hàng năm.

Cây không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1-2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Kỹ Thuật Trồng Cây Lê

Lê là một cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung ở những nơi có độ cao 500 – 1500m so với mợc nước biển.

Một số giống lê ở miền Bắc nước ta

Lê xanh: phân bố ở độ cao 6000m trở lên (SaPa, Bắc Hà) quả hình bầu dục , vỏ màu xanh có má phớt hồng, trọng lượng quả trung bình 300 – 400g, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn ngọt, năng suất cao, phẩm chất khá, quả chín vào tháng 9,10.

Lê nâu: phân bố rộng, quả tròn, tròn dẹt nâu có chấm, trọng lượng quả trung bình 200 – 300 g thịt quả khô ngon, thơm khi chưa chín có vị chát, ra hoa vào tháng 3, 4; thu hoạch tháng 8,9; năng suất 300-750kg/cây.
ả nhỏ hình thoi, trọng lượng 150 – 170g, thtj quả mịn, nhiều nước, loại này ra 2 vụ quả trên năm. Vụ đầu ra hoa vào tháng 2,3; quả chín vào tháng 5,6. Vụ sau ra hoa vào tháng 6, 7, quả chín vào tháng 9,10.

Mắc coọc (lê cọt): phạm vi phân bố rộng, mọc khoẻ, quả nhỏ trọng lượng trung bình 100g, vỏ qủa thô ráp, thịt quả khô, có vị chát.

Kỹ thuật trồng trọt


Nhân giống:


Ghép cây: sử dụng gốc ghép là cây chua chat, nắc cọoc, thời vụ ghép từ tháng 7 đến tháng 10.

Chiết cành: như chiết các loại cây ăn quả thông thường

Giâm cành: chọn cành bánh tẻ 1 năm tuổi ở cây có năng suất caovà ổn định, lấy đoạn ở giữa cành, thời vụ giâm vào tháng 12, 1.

Thời vụ: Trồng vào vụ xuân.

Khoảng cách: cây cách cây 6 – 7m , hàng cách hàng6 – 8m.

Đào hố: sâu 50 – 60cm, rộng 60 – 80cm, bón 20 – 30kg phân chuồng, 0,5 – 1kg lân; 0,2kg vôi trộn đều với lớp đất mặt đua xuống đáy hố lấp hố trước trồng 30 ngày. Khi trồng mắt ghép phải quay về hướng gioa chính, trồng xong tưới nước, cắm cọc định vị.

Bón phân: Khi cây còn nhỏ (1 -5 tuổi) bón bổ sung 30kg phân hữu cơ, 2kg đạm, 2kg lân, 2kg kali/cây/năm. Khi cây lớn đã cho thu hoạch thì cần bón tăng cường -30-40kg phân hữu cơ, 4kg đạm, 2 kg lân, 2 kg kali/cây/năm.

Lượng phân trên bón làm 2 lần:

Lần 1: vào tháng 2,3: nhằm nuôi lộc cành

Lần 2: bón vào tháng 9,10: phục hồi cây sau thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh


Sâu cắn lá, cuốn lá, xoăn lá: dùng Dipterec 0,1%, Padan 0,1%, Dimẻcon 0,1% phun lên lá vào lúc trời râm máy.

Sâu đục thân: dùng Dipterec hoặc vôphatốc hoà với vôi quét lên thân cây.

Chú ý việc phun thuốc trừ sâu phải chấm dứt trước thu hoạch tối thiểu 15 ngày.

Trồng Rau Nhút Thay Lúa Mùa Nước Nổi

Rau nhút còn gọi là rau dút tên khoa học là Neptunia Oleracea Lour, thuộc họ đậu. Cây thảo nổi ngang mặt nước, quanh thân có phao xốp màu trắng, lá kép…

Rau nhút phân bố ở các nước có khí hậu nhiệt đới, thường mọc dưới nước ở mương rãnh, ao hồ, ruộng lúa. Điều kiện để rau nhút sinh trưởng và phát triển mạnh là dưới đáy mương phải có sình lầy, nhưng nước trong mương, ao phải sạch.

Rau nhút là một loại cây dễ trồng và cũng dễ chăm sóc, có thể trồng quanh năm, nhưng vụ chính bắt đầu từ tháng 5 - 6 âm lịch. Đặc biệt ở ĐBSCL vào mùa nước nổi, người dân trồng loại rau này rất nhiều bởi tận dụng được con nước khiến chi phí thấp, rau lại nhanh cho thu hoạch, thu nhập tăng đáng kể.

Sau khi dọn dẹp sạch cỏ và đắp bờ giữ nước thì tiến hành bơm nước vào ruộng cao chừng 30 – 50cm, rồi chọn phần gốc của rau đem cấy xuống ruộng. Chú ý khi cấy rau nhút xong phải cắm một cây trúc nhỏ kế bên và dùng dây buộc gốc rau nhút vào cây trúc để gió không đẩy cọng rau đi nơi khác. Khi cây bén rễ bón một lượng phân nhẹ 2,5kg urea + 2,5kg NPK cho 1.000m2.

Thông thường từ 10 – 15 ngày sau khi trồng, rau nhút sẽ phát triển và lan rộng ra khắp cả mặt nước trên ruộng. Trồng rau nhút nên chú ý diệt sạch ốc bươu vàng vì đây là đối tượng gây hại chính cho rau nhút.

Khi nước đã tràn đồng thì không cần bón phân cho rau nữa vì lượng phù sa trong nước đủ để rau xanh tốt. Sau mấy tháng ngập lũ, lượng phù sa bám vào gốc rễ cây rau nhút rất nhiều, vì vậy bên cạnh nguồn lợi kinh tế từ nghề trồng rau nhút, người dân còn có cái lợi khác là sau khi thu hoạch rau xong thuê máy trục vùi dây rau nhút xuống đất để làm tăng thêm độ màu mỡ giúp nông dân nhẹ vốn đầu tư mua phân bón trong việc canh tác lúa vụ đông xuân.

Trồng rau khoảng 1 tháng là đã cho số ngọn khá nhiều và bắt đầu thu hoạch. Sau đó từ 7 – 10 ngày thì thu hoạch tiếp, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 4 – 5 tháng tùy theo mức độ chăm sóc, kỹ thuật của người trồng. Sau mỗi đợt cắt rau thì hòa loãng phân urê phun lên lá để kích thích rau ra đọt và phát triển nhanh.

Với giá bán hiện nay thì sau khi trừ hết mọi chi phí như xới đất, bơm nước, thuê mướn nhân công cắt rau, nông dân cầm chắc lãi 10 triệu đồng/1.000m2. Như vậy, công việc trồng rau nhút không đòi hỏi vốn nhiều, không cần kỹ thuật cao, người dân nào cũng có thể làm được. Đặc biệt trong lúc giá lúa đang khó tăng cao như hiện nay thì mức lãi này khá hấp dẫn người dân.

Trồng Ấu Và Rau Nhút Vào Mùa Nước Nổi

Cây ấu và rau nhút rất dễ trồng, ít vốn đầu tư, nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh phá hại. Trong quá trình trồng, chỉ cần bón phân và phun thuốc dưỡng cây, ngừa sâu ăn lá và phòng bệnh cháy là là đủ

Thời vụ trồng ấu:

Bắt đầu từ giữa tháng 6 âm lịch đến cuối tháng 11 âm lịch

Kỹ thuật trồng ấu:

Dùng máy xới trục đất rồi khai nước vào ruộng để cấy ấu giống. Lúc đầu, khi mới cấy ấu cần giữ mặt nước cao từ 2 – 3 tấc cho ấu mau bén đất. Khi ấu vừa lớn, nước lũ tràn về mực nước cao bao nhiêu, dây ấu phát triển lên cao bấy nhiêu... Năm nào lũ lớn, nước rút chậm, thời gian thu hoạch ấu kéo dài, năm đó trúng mùa ấu. Thông thường, từ lúc cấy ấu giống đến khi thu hoạch bán trái là 2 tháng. Kế đó, cứ 1 tuần – 10 ngày thu hoạch trái 1 lần cho đến khi nước lũ rút... Hái trái ngày trước xong, ngày sau phải phun thuốc trừ sâu và thuốc dưỡng lá cho cây, trái mau lớn ... Nếu thực hiện đúng quy trình kỳ thuật và phương pháp chăm sóc ấu trái đạt cao.

Kỹ thuật trồng rau nhút:

Trồng cây rau nhútTrước khi trồng phải bơm nước vào ruộng cao chừng  3 – 5 tấc, rồi chọn phần gốc của rau đem cấy xuống ruộng. Chú ý khi cấy rau nhút xong phải cặm một cây trúc nhỏ kế bên và dùng dây buộc gốc rau nhút vào cây trúc để gió không đẩy cọng rau nhút đi nơi khác. Thông thường, từ 10 – 15 ngày sau khi trồng, rau nhút sẽ phát triển và lan rộng ra khắp cả mặt nước trên ruộng. Tiếp đó khoảng nửa tháng, rau nhút bắt đầu cho thu hoạch. Sau khi cắt rau khoảng 3 ngày, cho 100 gram urê hoà tan với nước vào một bình xịt 8 lít rồi phun đều lên đám rau; đồng thời, thường xuyên cát tỉa lá rau sâu, già.... để kích thích rau mau phát triển. Vào mùa mưa, thân rau nhút thường bị nặng, dễ bị chìm ... nên thả thêm bèo cám vào ruộng trồng rau để bèo nâng thân phao rau nhút lên... tránh bị ngập úng thân phao. Sau khi thu hoạch ấu, rau xong, dùng máy cày - trục nhấn dây ấu, rau nhút xuống đất để làm tăng thêm độ màu mỡ của đất, giúp nông dân nhẹ vốn đầu tư mua phân bón trong việc canh tác lúa vụ Đông xuân.

Trồng Và Chăm Sóc Hoa Thiên Lý

Có thể ươm trồng quanh năm, tuy nhiên để có trọn mùa hoa thu hoạch trong năm đầu bà con nên trồng vào vụ xuân.

Cây thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Bura.F) merr pergularia minorander, họ thiên lý (Asclepaadaceae). Cây leo bằng dây không có tua cuốn, hoa mọc thành chùm ở nách lá, hoa nở từ tháng 5 đến tháng 10. Là cây ưa ẩm, không chịu được úng, nếu bị khô hạn cây phát triển cằn cỗi. Hoa thiên lý có giá trị dinh dưỡng cao, trước kia ở nông thôn hoa thiên lý được trồng làm cây cảnh, lấy bóng mát, thưởng thức mùi thơm và làm thức ăn bổ sung hàng ngày. Những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ hoa thiên lý ở các thành thị rất lớn, nhất là các thành phố lớn như, Hà Nội, Hải Phòng... Vì vậy mà người dân một số nơi đã đưa cây thiên lý vào trồng theo hướng hàng hoá. Xã Nam Xuân - Nam Đàn là xã đã thành công trong việc đưa hoa thiên lý từ vườn nhà ra trồng ở ruộng sản xuất, người dân nơi đây trồng 1 ha hoa thiên lý cho thu nhập 140 - 160 triệu đồng /năm, trong đó chi phí vật tư hết khoảng 20 triệu đồng. Chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng hoa thiên lý cho bà con nông dân, những người muốn được học tập phát triển loại cây trồng này.

I. Thời vụ trồng 

Có thể ươm trồng quanh năm, tuy nhiên để có trọn mùa hoa thu hoạch trong năm đầu bà con nên trồng vào vụ xuân.

II. Nhân giống

Dùng những đoạn dây bánh tẻ (không già quá và cũng không non quá) có đường kính 7 - 10 mm làm hom. Cắt mỗi hom dài khoảng 1m, sau khi cắt cần chấm tro vào hai đầu vết cắt để chống chảy nhựa, mất nước và sát khuẩn. Khoanh tròn phần phía dưới để lại 2 mắt phía trên và đem trồng.

Cũng có thể nhân giống bằng cách chọn những dây lươn mọc gần gốc, vùi đoạn sát gốc xuống đất, khoảng 15 - 20 ngày sau rễ sẽ mọc nhiều, ta cắt tách rời khỏi cây mẹ đem trồng. Chú ý khi trồng đào luôn cả đất tránh tổn thương rễ, khi trồng đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn.

III. Chuẩn bị đất trồng và làm giàn

- Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất pha cát, nơi dễ tưới, tiêu nước. xung quanh không có cây to và núi cao che khuất. Cày bừa kỹ, lên luống cao 40 - 50 cm, luống rộng 1,2m, rãnh giữa hai luống rộng 80 cm.

Hố trồng được dào vào giữa luống, giữa các luống được bố trí trồng so le. khoảng cách cây x cây 3 -4m. Hố trồng được đào sâu 40 cm, rộng và dài 0,5 - 1m. Đổ phân chuồng hoai (càng nhiều càng tốt) trộng với thuốc trừ nấm (Zined hoặc CopperzineZ,...) và một ít đất mặt vừa phải, toàn bộ hỗn hợp trộn đó được cho xuống hố (cao hơn miệng hố 1 - 2 cm) để sau 1 tuần thì tiến hành trồng.

- Làm giàn: Sau khi chuẩn bị đất xong tiến hành làm giàn. Làm giàn bao toàn bộ diện tích ruộng trồng, cao 1,6 - 1,7 m.

Nếu có điều kiện về vốn thì sử dụng cọc được đổ bằng bê tông, bên trong có 3 - 4 cọc sắt ỵ6. Cọc được chôn thành hàng theo rãnh giữa hai luống, khoảng cách giữa các cọc 4 - 5 m, sau đó dùng dây kẽm căng đan xen ngang, dọc để làm giàn cho dây leo. Loại giàn này vững và sử dụng được thời gian dài.

Có thể sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương để làm giàn như gỗ, tre, luồng, ... Loại giàn này sử dụng cọc nhiều hơn, khoảng cách cọc 2 - 2,5m, cọc càng lớn càng tốt (tối thiểu bằng thân cây tre già). Sử dụng dây kẽm căng đan xen ngang, dọc, cũng có thể sử dụng gỗ, tre, luồng bắc nối ngang dọc làm giàn cho dây leo. Các hàng cọc ngoài cùng cần được neo, chống cố định, vững chắc.

IV. Trồng và chăm sóc

- Trồng: Đối với cây được nhân bằng cách vùi đoạn sát gốc xuống đất để tạo rễ, tiến hành tách rời cây giống khỏi cây mẹ, đào luôn cả đất và rễ đem trồng vào hố trồng.

Đối với cây giống được nhân bằng hom, đặt phần khoanh tròn của hom xuống, lấp đất chừa lại 1-2 mắt mằm phía trên mặt đất và nén chặt.

Sau khi trồng xong tưới nước đủ ẩm và rào bảo vệ.

- Chăm sóc: Chọn những chồi tốt nhất làm dây cái cho leo lên giàn, những dây phát triển kém thì cắt bỏ. Đảm bảo đủ ẩm, úng phải tiêu nước ngay. Khi cây leo cao được 2m tiến hành bón thúc bằng nước giải pha loãng 1/20 (1 lít nước giải pha với 20 lít nước1) tưới cách gốc 60 cm. Khi cây nằm trên giàn 30 - 50 cm mới cho phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh toả kín giàn, tránh để các nhánh quấn vào nhau.

Khi cây thiên lý cho hoa tiến hành bón phân bổ sung cho cây. Rễ thiên lý là loại rễ ăn cạn nên khi bón phân không cần xới xáo, chỉ cần rãi phân và sau đó phủ lên một lớp mùn và lá khô là được. Bình quân mỗi tháng bổ sung phân một lần, khoảng 5 - 10 kg phân chuồng hoai + 100 - 150 g NPK (16- 16 - 8) cho một gốc.

V. Thu hoạch


Thu hoạch hoa thiên lý khi chùm nụ hoa gần nở (khoảng 1 ngày trước khi nở hoa), nên tiến hành vào buổi sáng sớm, 3 ngày thu hoạch 1 lần. Thu hoạch xong nếu chưa vận chuyển ngay thì rải ra, để trong bóng tối hạn chế hoa nở.

IV. Sâu bệnh và cách phòng trừ

Rệp: phải kiểm tra hàng ngày, nếu ít bắt bằng tay, nếu nhiều phải dùng chổi lông quét rệp vào tờ bìa cứng rồi đốt cháy rệp. Khi có nụ phải kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có thì dùng tăm nhọn đẩy rệp ra xử lý.

Nấm đen: phát triển trên lá và dây. Nó làm cho cây chảy nhựa và suy yếu. Phòng nấm đen bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy nấm đen, hái toàn bộ lá có nấm rắc vôi bột và đem chôn, pha nước vôi quét vào dây có nấm.

* Nếu trồng hoa thiên lý ở những khoảng trống trong sân, vườn nhà thì cần bố trí nơi có nhiều ánh nắng. Đất phải được đắp thành ụ cao 30 40 cm, đường kính 1 - 1, 5 m. Diện tích giàn phải đảm bảo 10 - 12m2/gốc.

Cây thiên lý nếu được chăm sóc tốt, trồng một lần có thể cho thời gian kinh doanh từ 3 - 4 năm. Hàng năm vào mùa đông tiến hành cắt hết những nhánh phụ, để lại bộ khung, sang xuân cây sẽ ra những nhánh mới và tiếp tục cho hoa.

Hoa quỳnh - Chăm sóc và cách trồng

Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Cây quỳnh Epihyllum  nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp, gồm chữ Epi là “trên” và phylum  là “lá” nghĩa là “trên lá”; hoa, trái và hạt, cành của cây quỳnh đều bắt đầu ở ngay lá. Tên Tiếng Anh là Night Blooming Cactus. Quỳnh thuộc họ Xương Rồng Cactaceae, nhóm Epihyllum.

Cây không có lá thân dẹp dài uốn lượn và có khía, hoa mọc từ khía. Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ. 

Hoa có dạng hình giống hèn Trumpet. Hoa chỉ nở duy nhất môt đêm vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Đường kính hoa khoảng 10cm và có thể đạt tối đa là 20cm. Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh tao, nhưng lại không kém phần nồng nàn, quyến rũ làm thơm ngát cả một vùng không gian xung quanh. Trái hình bầu dục độ dài khoảng 8cm. Khi hoa quỳnh nở, hoa không nở hết ngay mà từ từ hé nở để dần dạt đến kích thước tối đa, rồi sau đó các cánh hoa cụp dần và tàn lụi. Hoa nở vào khoảng 9 đến 10h tối, và lại tàn
nhanh vì thế hoa quỳnh càng trở nên quý hiếm.

Thân cây rộng và dẹp, rộng 1–5 cm, dày 3–5 mm, thường với các rìa tạo thùy. Hoa lớn, đường kính 8–16 cm, có màu từ trắng tới đỏ, nhiều cánh hoa.

Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, mặc dù quả của nó không to như vậy mà chỉ dài khoảng 3–4 cm.

Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng, có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài. Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó. Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón " Peters 20-20-20", "Miracle Gro", hoặc "Super Bloom" mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).

1. Kỹ thuật trồng.

1.1 Cách trồng:

Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng.

Có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó.

Luôn để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước. Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hãy tướị

Không tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non. Không có hoa.

Không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu  30cm. Vì qúa nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.

1.2 Phân bón

Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón : Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom. Mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).

2. Chăm sóc.

Muốn có nhiều hoa phải thay đổi đất mỗi  năm (hoặc hai nãm một lần) sau vụ hoa cuối, khoảng tháng 10.

Muốn quỳnh ra hoa, phải để đất của chậu quỳnh khô kiệt hẳn một thời gian, ngưng tưới nước trong vòng từ 3 đến 4 tuần tuỳ theo địa phương, có thể lâu hơn, chủ yếu để đất trong chậu quỳnh khô hẳn nước. Tạo tình trạng khô hạn như các cây xương rồng trong sa mạc. Nhưng không để cây bị héọ.

Cách thay đất:

Ðổ chậu quỳnh ra, giũ nhẹ cho hết tất cả đất, cắt bớt rễ.

Vứt bỏ bớt các cành quỳnh nhỏ, hoặc các thân quá cỗi, chỉ giữ lại những cành to, thân (lá) dầỵ. Cành nào cao quá cắt ngắn bớt, để riêng những cành vừa cắt cất vào trong chỗ mát, một tuần sau đem ra cắm lại vào chậu hay trồng vào chậu mớị (để trong mát một tuần cho vết cắt lành, không bị nhiễm nấm )

Bỏ cây quỳnh vào chậu cho đất vào, ấn nhẹ cho chắt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài nãm. Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi năm (tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh).

Thay đất sớm quá, để quỳnh trong nhà không đủ ánh nắng, chỉ lên những ngọn vượt nhỏ, không ra hoa được.

Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, nãm nay mới có hoa.

Cách trồng và chăm sóc Hoa quỳnh

Trong sa mạc, các cây xương rồng bị khô hạn nhiều ngày, khi có mưa, tất cả đều ra hoa đồng loạt. Cây quỳnh cũng vậỵ cần phải có thời gian bị khô hạn, cây mới trổ hoa được.

Muốn có nhiều hoa phải thay đất mỗi năm (hoặc hai năm một lần) sau vụ hoa cuối, khoảng tháng 10.

Muốn quỳnh ra hoa: Tháng 7 hoặc 8 mỗi nãm (ở USA), phải để đất của chậu quỳnh khô kiệt hẳn một thời gian, ngưng tưới nước trong vòng từ 3 đến 4 tuần tuỳ theo địa phương, có thể lâu hơn, chủ yếu để đất trong chậu quỳnh khô hẳn nước. Tạo tình trạng khô hạn như các cây xương rồng trong sa mạc. Nhưng không để cây bị héọ

Cách Trồng Hoa quỳnh

Nếu ở bắc Mỹ thay đất vào đầu mùa Xuân, lúc mang quỳnh ra ngoài (khoảng tháng 5). Thay đất sớm quá, để quỳnh trong nhà không đủ ánh nắng, chỉ lên những ngọn vượt nhỏ, không ra hoa được.

Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, năm nay mới có hoa. Đất trồng quỳnh phải xốp, dễ thoát nước, cần nhiều chất hữu cơ. Mua đất ở các tiệm bán cây giống, không lấy đất vườn. Ở Việt Nam nếu được bón bằng đất mùn trộn với lông gà, lông vịt rất tốt.

Chăm bón: Luôn để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước. Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hẵng tướị

Không tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non. Không có hoa.

Không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 12" (inch) Vì qúa nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.

Cách thay đất:

Đổ chậu quỳnh ra, giũ nhẹ cho hết tất cả đất, cắt bớt rễ. Vứt bỏ bớt các cành quỳnh nhỏ, hoặc các thân quá cỗi, chỉ giữ lại những cành to, thân (lá) dầỵ. Cành nào cao quá cắt ngắn bớt, để riêng những canh vừa cắt cất vào trong chỗ mát, một tuần sau đem ra cắm lại vào chậu hay trồng vào chậu mới (để trong mát một tuần cho vết cắt lành, không bị nhiễm nấm )

Bỏ cây quỳnh vào chậu cho đất vào, ấn nhẹ cho chặt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài năm. Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi năm(tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh)

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Trồng hoa hồng thương phẩm

Trồng theo hướng bắc nam để tăng lượng ánh sáng. Có thể trồng luống thấp, hoặc trồng luống cao tùy theo điều kiện của từng vùng

Trong thời gian qua, những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất hai vụ lúa bấp bênh, sang luân canh cây trồng khác, đang đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến phương thức chuyển đổi sang trồng hoa (đặc biệt là hoa hồng). Tuy nhiên, nhiều hộ nông dân do chưa nắm bắt đầy đủ kỹ thuật trông nên hiệu quả thu được không cao. Số báo này NTNN xin giới thiệu với bà con về kỹ thuật trồng hoa trên nền đất.

Phương thức trồng


- Trồng trên luống:
Trồng theo hướng bắc nam để tăng lượng ánh sáng. Có thể trồng luống thấp, xung quanh đắp bờ đất, sẽ dễ tưới nước (thích hợp với vùng phía Bắc (khô hạn); hoặc trồng luống cao, mặt luống cao hon mặt ruộng, hợp với các tỉnh phía Nam mua nhiều, dễ thoát nước.

- Trồng trên giàn:
Dùng gạch, đất sét đắp thành giàn cao cách mặt đất 40-50cm, trên giàn đổ đất trồng. Với cách trồng này đất ít, đòi hỏi điều kiện thông khí, giữ nước, giữ phân tốt, và áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, nhưng lại dễ tiêu độc đất, dễ khống chế nước, phân, dễ đảm bảo nhiệt độ, tiết kiệm nước…

Mật độ trồng

Mỗi luống trồng hai hàng. Mặt luống rộng 60-70cm, hàng cách hàng 35cm, cây cách cây 30cm.

Nếu trồng trong nhà che có thể để khoảng cách hàng 35cm, cây cách cây tuỳ theo giống có thể 20-23cm hay 25-30cm, ứng với mỗi m2 có thể từ 8-10 cây hay 7-8 cây. Còn trồng ở ngoài đồng hàng cách hàng có thể rộng từ 40-50cm, cây cách cây 30-40cm. Mật độ trồng quyết định bởi đặc tính giống. Giống cây dạng đứng, gọn, mỗi m2 có thể trồng 10 cây. Giống tán rộng mỗi m2 trồng 6-8 cây. Quy cách trồng hai hàng thông gió tốt, dễ chăm sóc.

Chuẩn bị đất trồng

Cày sâu, làm đất kỹ, đào rãnh, bón phân theo lớp với phân trâu, rác, bã mía, mùn cưa, than bùn, phân gà, bột xương, bột cá…

Kỹ thuật trồng

- Cây giống: Đánh cây con còn nguyên rễ có bầu đất (kiểm tra mắt ghép nếu là cây ghép).

Tước khi trồng phải cắt tỉa để tiện chăm sóc và kích thích rễ phát triển: nếu cây nhỏ giữ lại cành chính cây to giữ lại hai cành, loại bỏ những cành bệnh, gãy… Trước khi trồng phải cắt tỉa để tiện chăm sóc và kích thích rễ phát triển: nếu cây nhỏ giữ lại cành chính, cây to giữ lại hai cành, loại bỏ những cành bệnh, gãy… Trước khi trồng cần xử lý bằng chất kích thích ra rễ Atonic.

- Cách trồng: Bổ hố kích thước 710cm, đặt cây rồi lấp thêm đất lên (không lấp đất lên mắt ghép). Tất cả mắt ghép đặt theo một hướng quay vào trong để đi lại không làm gãy cành ghép.

Trồng cây bằng rễ trần, lấp đất 1/3 hoặc một nửa hố tạo thành giữa cao, xung quanh thấp dần hình bát úp, đặt cây vào giữa rồi lấp đất làm hai lần. Lần 1 lấp một nửa, nhấc nhẹ cành lên cho rễ đều, sau đó lấp tiếp cho đầy và ấn nhẹ, sao cho khi trồng thân cây phải ở giữa rãnh và thẳng đứng, rồi tới nước nhẹ, ngày tưới 1-2 lần, nếu trồng vào ngày nắng phải che cho cây

Chăm sóc

- Tưới nước: Hoa hồng đòi hỏi nước nhiều, hiện nay đa số là dùng phương pháp tưới phun và tưới trên rãnh. Kinh nghiệm cho thấy, tưới rãnh hiệu quả hơn nhưng độ ẩm không khí thấp, vì vậy cần tưới phun để tăng độ ẩm cho lá

- Bón phân: Bón phân đạm (quan trọng nhất), nên bón đạm NO3- và NH4+, Tỉ lệ bón thay đổi theo mùa (mùa hè 25%, mùa đông 12,5%)

- Khống chế nhiệt độ: Nhiệt độ đất cần khống chế ở 21-25°C. Nếu trong sản xuất có thể trồng nhiều giống một lúc, nên trồng các giống có yêu cầu nhiệt độ giống nhau vào một khu.

- Điều chỉnh ánh sáng: Nếu trồng hoa hồng trong nhà che do có màng che nên rất khó đạt tới độ bão hoà, vì vậy bổ sung ánh sáng rất quan trọng. Ở các tỉnh phía Bắc chỉ cần che bớt ánh sáng vào mùa hè.

Kỹ thuật trồng hoa hồng

Tưới nước giữ ẩm cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát., tốt nhất tưới bằng bình có vòi hoa sen.

1. Chọn đất trồng.



- Không nên trồng trên đất thịt nặng pha sét, đặc biệt là đất bị nhiễm mặn hay phèn.

- Nguồn nước tưới cũng không được nhiễm phèn, mặn.

2. Làm đất.

- Dọn sạch cỏ, rác, cày, xới đất cho thông thoáng, tơi xốp và chôn vùi bớt mầm mống sâu bệnh, nếu có điều kiện nên phơi ải đất.

- Thiết kế luống (liếp) theo hướng Bắc – Nam, để tăng lượng ánh sáng mặt trời cho cây, liếp rộng 0,8 – 0,9m, cao 0,2 – 0,25 m, cách nhau 0,5m; chiều dài khoảng 12 – 15 m.

3. Bón phân.

- Bón lót: Sau khi lên liếp, bón lót bằng phân chuồng hoai mục, trộn với tro trấu theo tỷ lệ 1 : 2, bằng cách rải một lớp hỗn hợp phân này dầy khoảng 3 – 4 cm, sau đó xới nhẹ để trộn phân vào đất.

- Bón thúc: Có nhiều cách, nhưng nên bón bằng một trong hai cách sau: + Rải xung quanh gốc cây hồng, mỗi gốc một muổng canh phân NPK( loại 20 – 20 – 15), sau đó tưới nước để phân tan và ngấm dần xuống đất. Thời gian bón khoảng 1 – 1,5 tháng một lần. + Cách thứ hai: dùng một muổng canh phân NPK ngâm trong 10 lít nước tưới vừa đủ ẩm cho đất mặt liếp, khoảng 3 – 4 ngày tưới một lần.

4. Chuẩn bị cây giống.

- Tốt nhất là nên liên hệ mua cây giống đã được sản xuất sẵn ở những cơ sở sản xuất giống. Nếu không, có thể ghép theo cách sau:

+ Chuẩn bị gốc ghép:

- Cây làm gốc ghép tốt nhất nên dùng cây hồng dại, vì chúng sống mạnh, sinh trưởng tốt, sống lâu, mau ra rễ và có tỷ lệ sống cao, những người có kinh nghiệm cho rằng nên dùng giống Tầm Xuân nhiều hoa( Rosa multiflora).

- Chọn cành bánh tẻ lớn hơn cây đũa ăn một chút, cắt thành từng đoạn dài khoảng 15 – 20cm, cắt bỏ những lá gần gốc và xử lý kích thích ra rễ, có thể dùng NAA: 500mg/ lít nước, ngâm cành khoảng 10 giây.

- Sau khi xử lý thuốc, đem giâm cành lên luống đất với khoảng cách đã được định sẵn trên luống hay giâm vào bầu nilon, có đục lỗ bên trong chứa đất mùn và phân mục. Đem bầu giâm vào chỗ mát hoặc che nắng cho liếp giâm.

- Thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho đất và phun nước dạng sương mù, tạo độ ẩm không khí cao để đạt tỷ lệ cành giâm sống cao.

- Sau khi cây sống ngắt bỏ những mầm ở gần gốc để cây sinh trưởng mạnh, nhanh chóng đạt tiêu chuẩn để ghép.

+ Chuẩn bị giống ghép:

- Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều giống hồng, nhưng muốn bán được giá nên chọn những giống có nhiều bông, bông to và đẹp, mới lạ để lấy mắt ghép.

- Cành để lấy mắt ghép nên chọn những cành đã ra bông, chọn những mắt ở đoạn giữa giữa cành để lấy mắt ghép, tránh chọn mắt ở gần gốc, cành ghép sau này sẽ yếu.

- Không lấy mắt nằm gần ngọn cành, tỷ lệ sống sau khi ghép sẽ thấp.

- Có nhiều cách ghép, nhưng theo những người có kinh nghiệp thì nên áp dụng cách ghép mắt vì vừa đơn giản vừa dễ thành công hơn.

5. Khoảng cách trồng:

Trên mỗi liếp trồng 2 hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 0,4 – 0,5m, trên mỗi hàng trồng cây cách cây khoảng 0,3 – 0,4m.

6. Chăm sóc:

- Tưới nước giữ ẩm cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát., tốt nhất tưới bằng bình có vòi hoa sen.

- Thỉnh thoảng làm cỏ, sới xáo nhẹ cho mặt liếp trồng không bị rẽ đất, bí nước.

- Thường xuyên kiểm tra vườn hồng để phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời sâu bệnh gây hại cho cây như: rệp sáp, sâu ăn lá, rầy mềm, nhện đỏ, sâu đục thân, đục cành, bệnh đốm đen, đốm xám, bệnh phấn trắng, rỉ sắt, bệnh khô cành, khô lá, thối hoa vv....

7. Thu hoạch:


- Thu hoạch khi hoa vừa hé nở.

- Thu hoạch vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

- Sau khi tỉa bớt lá, bó thành từng bó nhỏ đem đi tiêu thụ, hay để trong phòng mát ( nếu chưa xuất kịp,) để giữ cho hoa tươi lâu.

- Cây hoa hồng có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất phù sa, đất thịt có bón thêm phân hữu cơ, phân trấu mục.

Kỹ thuật trồng cây gia vị và rau sống an toàn

Rau gia vị rất cần tưới thường xuyên, nhất là thời kỳ mới trồng và thời kỳ cây đang lớn nhanh. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh thực phẩm tuyệt đối không được dùng các nguồn nước bị ô nhiễm bẩn ở mương, rãnh, ao hồ tù đọng để tưới cho rau

Chọn và làm đất: Các loại rau gia vị ưa các loại đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát hoặc đất phù sa có độ pH=5,5-6,5, hàm lượng hữu cơ trên 2%, đất tơi xốp; chủ động tưới tiêu, xa nguồn nước thải, xa khu công nghiệp, các bệnh viện và xa đường lộ ít nhất 300m. Đối với các loại rau ưa ẩm như rau ngổ, mùi tàu… thì có thể chọn những chân ruộng thấp; những chân ruộng cao ráo, dễ thoát nước nhưng dễ tưới tiêu thì để trồng các loại húng, tía tô, kinh giới, rau răm, xà lách, hành, tỏi,… Đất phải được cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,1m; cao 20-30cm. Cây mùi tàu dễ bị bệnh thối gốc do đó nên tưới vừa đủ ẩm, không tưới quá nhiều, mặt khác hằng năm nên trồng luân canh để tránh nguồn bệnh tồn dư từ vụ trước. Mùi tàu không ưa ánh sáng trực xạ quá mạnh, do đó cần làm giàn phên nứa, tranh hoặc lưới nylon che bớt 50% ánh sáng trực xạ thì mới cho năng suất cao.

Phân bón: Do thời gian thu hoạch ngắn, thu nhiều lứa và ăn lá là chủ yếu nên cần có chế độ bón phân hợp lý, đúng lúc, đúng cách và cân đối. Kinh nghiệm của HTX Đông Dư (Gia Lâm - Hà Nội) và nhiều nơi khác cho thấy: Nên bón cho mỗi hécta 10 tấn phân chuồng loại tốt đã ủ hoai hoàn toàn (360kg/sào Bắc bộ), 50-70 kg N/ha (4-6kg u-rê/sào Bắc Bộ), 60-70kg P2O5/ha (10-11 supe lân kg/sào), 35-50 kg K2O/ha (4-6 kg kali sunphat/sào). Cách bón: các loại phân chuồng, phân lân và phân kali dùng bón lót toàn bộ trong khi làm đất. Lượng đạm có thế chia bón thúc làm 2 lần. Lần đầu sau khi cây đã bén rễ, lần 2 trước khi thu hái 10-15 ngày đối với loại rau có thời gian sinh trưởng dưới 60 ngày; 25-30 ngày đối với các loại rau sinh trưởng trên 60 ngày. Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân tiêu tươi hoà nước để tưới cho rau nhằm hạn chế trứng giun và các vi sinh vật gây bệnh.

Nước tưới: Rau gia vị rất cần tưới thường xuyên, nhất là thời kỳ mới trồng và thời kỳ cây đang lớn nhanh. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh thực phẩm tuyệt đối không được dùng các nguồn nước bị ô nhiễm bẩn ở mương, rãnh, ao hồ tù đọng để tưới cho rau. Nguồn nước tưới là nước giếng khoan, nước sông, hồ sạch. Cách tưới: nên tưới theo rãnh cho ngấm dần vào luống dễ làm cho đất và vi sinh vật dễ bám vào thân lá.

Phòng trừ sâu bệnh:
Các loại rau ăn sống và rau gia vị thường ít bị sâu bệnh gây hại hơn các loại rau thông thường khác do nhiều loại cây có các tinh dầu mạnh gây ngán cho sâu, tuy nhiên nếu bị các đối tượng dịch hại thì cần lưu ý: Chỉ phun thuốc sâu bệnh lúc cần thiết, ở ngưỡng phòng trừ, phun đúng nồng độ, đúng liều, đúng cách. Chỉ nên phun các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh, thuốc thảo mộc ít hoặc không độc hại với người. Ngừng phun thuốc trước khi thu hái 10-15 ngày tuỳ loại rau để đảm bảo thời gian cách ly an toàn. Ưu tiên bắt sâu bằng tay và nên phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp phòng trừ tống hợp IPM.

Kỹ thuật trồng Xà Lách Romaine

Xà lách Romain phù hợp với điều kiện khí hậu, nhiệt độ tại Đà Lạt, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển

1. Đặc tính sinh học của rau xà lách



2. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng

Khí hậu: Xà lách Romain phù hợp với điều kiện khí hậu, nhiệt độ tại Đà Lạt, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18 – 25°C, độ ẩm khoảng 80 – 90%. Thích hợp với quang chu kỳ ngày dài, tuy nhiên xà lách Romain có thể phát triển tốt cả về mùa mưa cũng như mùa nắng tại Đà lạt, trong điều kiện có nhà che plastic.

Thổ nhưỡng: Xà lách Romain có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như: Sét nhẹ, bazan, feralit vàng đỏ... pH tối thích 5.5 – 6.5. Từ lúc gieo hạt cho đến lúc cho thu hoạch trong khoảng từ 60 – 65 ngày.

3. Quy trình trồng

Kỹ thuật làm đất: Đất được cày xới và dọn sạch tàn dư thực vật, bón vôi (để nâng pH lên 5.5 – 6.6) cày trộn đều trong đất phơi ải 1 – 2 tuần (có thể dùng các hóa chất, chế phẩm xử lý đất như: Mocap, Sincosin, Furadan, Basudin...) sau đó lên luống rộng 1,1m, rãnh 0,4m, cao 0,15m. Phân bón lót được rải đều trên bề mặt luống, trộn đều phân trên mặt luống, tưới ẩm đều và tiến hành phủ bạt nylong.

Đục lỗ 4 hàng để trồng cây theo khoảng cách: hàng cách hàng 25cm, cây cách cây 20cm, đục theo kiểu nanh sấu. Trước khi trồng tưới ẩm đều trên toàn bộ luống. (chú ý thoát nước tốt, tránh ứ đọng lâu sau khi mưa).

Phân bón (cho 1000m2)

Bón lót:

- Vôi: 80 – 120kg

- Phân chuồng hoai mục: 3 – 4 m3

- Super lân: 50kg.

- Nitrophoska 15 – 5 – 20: 35kg

- K2S04: 30kg

- Phân hữu cơ đậm đặc (Dynamic, hoặc Growell): 30kg

Bón thúc: Bón thúc một lần sau khi trồng 1 – 2 tuần nếu cây phát triển kém, có thể dùng Nitrophoska tím với lượng 10 – 15kg/sào bằng cách hòa loãng 0,5 % với nước rồi tưới đều trên luống.

Cách trồng:

- Cây giống: Giống được ươm trong vỉ xốp. Thời gian giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 15 – 18 ngày, có 4 – 6 lá thật, cây phát triển cân đối, không có sâu bệnh, rễ phát triển mạnh.

- Mật độ trồng từ 9.000 – 11.000 cây/1000m2.

- Đặt cây vào giữa hố, lấp đất, nén nhẹ. Tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn.

- Sau khi trồng nên chú ý độ ẩm trong vòng 10 ngày để giúp cây bén rễ tốt.

Chăm sóc:

Sau khi trồng cần giữ ẩm cho cây, tưới nhẹ từ 1 – 2 lần/ ngày trong tuần đầu tiên, sau đó mỗi ngày chỉ tưới 1 lần. Nếu trồng vụ mưa có thể tưới ít hơn.

Chú ý: Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh...

Phòng trừ sâu bệnh:

Xà lách Romain ít bị sâu bệnh phá hoại, nên phun phòng Zinep xanh 0,3% cho cây 15 ngày sau trồng và 25 ngày sau trồng. Dùng Sumi anpha, Regent… để phòng trừ sâu phá hoại.

Chú ý: Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày.

Thu hoạch, bảo quản: Khi cây phát triển tối đa, sau trồng từ 40 – 45 ngày, thì có thể thu hoạch.
Là loại cây thân thảo, ngắn ngày, dùng để ăn lá. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc chữa bệnh vì trong thân có một loại dịch trắng như sữa nếu tách chiết sẽ thu được dược liệu.

Kỹ thuật trồng cây Su Hào

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể trồng xen vào mép luống cải bắp, khoai tây.

- Tên khoa học: Brassica caulorapa Pasq. hoặc Brassica oleracea var. caulorapa, thuộc họ Thập tự: Cruciferae.

Thân của cây phát triển phình to ra thành củ khí sinh, trong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, và được dùng làm thực phẩm (rau). Tuy cũng có những đòi hỏi giống như cây cải bắp về các điều kiện sống, nhưng có thể chịu được nóng hơn cải bắp 2 - 3oC. Vì vậy su hào có thể trồng sớm và muộn hơn cải bắp được, do đó góp phần chống giáp vụ rau trong vụ xuân hè.

Su hào lại không đòi hỏi lắm đối với đất cũng như phân bón.

Kỹ thuật trồng.

a) Các giống su hào trồng ở nước ta.


Thường có 3 giống.

- Su hào dọc tăm (su hào trứng): củ bé, tròn, cọng lá nhỏ, phiến lá nhỏ và mỏng. Tiêu biểu là giống su hào Sa Pa cũ.

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể trồng xen vào mép luống cải bắp, khoai tây.

- Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Điển hình là su hào Hà Giang.

Thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày.

- Su hào dọc đại (su hào bánh xe): củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 - 130 ngày. Đặc trưng là su hào Tiểu Anh Tử (Trung Quốc) hoặc Thiên Anh Tử (Nhật Bản).

b) Thời vụ gieo trồng:

- Vụ sớm gieo từ tháng 7 đến tháng 8, chủ yếu dùng loại su hào trứng. Tuổi cây giống 25 ngày.

- Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 - 35 ngày.

- Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yêu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuoói tháng 4 năm sau.

Tuổi cây giống 25 - 30 ngày.

c) Trồng su hào.

Trước khi nhổ cấy 4 - 5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn luyện cây giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau bén rễ.

Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trươcs một buổi cho dễ nhổ.

- Dọc tăm trồng với khoảng cách 20 x 25 cm (5.500 cây/sào).

- Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm (2.700 - 2.800 cây/sào).

- Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm (2.000 - 2.100 cây/sào).

Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha.

Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén) hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được.

d) Bón lót:

Yêu cầu bón lót cho 1 ha su hào như sau: Phân chuồng đã hoai mục: 15 - 20 tấn. Phân lân: 90 - 120 kg.

Phân kali: 40 - 50 kg.

Trộn đều lại với nhau rồi bón rải lên mặt luống khi làm đất; đảo kỹ phân với đất rồi trồng.

e) Chăm sóc:

- Tưới nước: Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2 lần vào buổi sớm và chiều mát.

Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Bảy ngày sau khi cấy thì bón thúc kết hợp tưới. Tưới sao giữ được độ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng.

- Bón thúc: Thúc lần đầu sau khi cây đã bén rễ bằng phân chuồng pha loang 20%. Sau đó cứ một tuần lễ lại thúc một lần. Lượng phân đạm để thúc suốt quá trình sinh trưởng từ 150 - 200 kg urê cho 1 ha. Chú ý, su hào càng lớn lượng phân thúc càng tăng. Thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần để củ nây đều, mỏng vỏ.

- Vun xới: Xới xáo làm hai lần: lần đầu vào sau khi ra ngôi được 15 - 20 ngày, lần thứ hai sau lần trước khoảng 15 ngày.

g) Phòng trừ sâu bệnh:

Tất cả các loại sâu bệnh hại cải bắp cũng đều hại si hào, đặc biệt là rệp rau: chúng tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ phận này bị teo đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện kịp thời và dùng dipterêc pha 1/1600 để phun trừ.

h) Thu hoạch:

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng, lá non dừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ, giảm phẩm chất. Năng suất su hào của ta hiện nay từ 16 - 30 tấn/ha (6 - 10 tạ/sào).

Để giống su hào.

Gieo hạt vào tháng 9 đến cuối tháng 10 để trồng vào tháng 11, tháng 12.

Để giống cần bón lót nhiều kết hợp với lượng lân và kali gấp đôi ở đại trà: lượng đạm giảm đi từ 1/2 - 2/3. Cây sinh trưởng bình thường thì không cần dùng đạm để thúc.

Thời vụ thu hoạch và hong phơi lấy hạt su hào cũng giống như với cải bắp.

Kỹ thuật trồng Rau Đay theo hướng sản xuất sạch

Cây rau đay sinh trưởng tốt tại những nới đất thấp trong vùnhg nhiệt đới. Rau đay có thể sinh trưởng tốt ở nới có độ cao 500 m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3000 m trong vùng ôn đới.

Cây bụi cao 60-70 cm, lá nhỏ, xanh; thân, cành và gân lá đỏ tía; tính sinh cành lớn so với các loại rau ăn lá khác, có bộ rễ rất phát triển, nhưng ăn nông, không chịu được úng.

Thời vụ: Rau đay được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch từ vụ hè đến mùa thu. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.

Giống: Lượng hạt gieo: 0,6-0,7 kg/sào.

Làm đất: Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6,0-6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng, đất nên được luân canh với cây trồng khác họ.

Làm luống: Mặt luống rộng 0,9 - 1,0 m, rãnh luống 0,2- -,3 m, cao 20-30 cm.

Mật độ, khoảng cách: Có thể gieo thẳng hàng, gieo vãi hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 4- lá thật.

Khoảng cách: hàng cách hàng 20-25cm và cây cách cây 20 cm. Mật độ 16-17 vạn cây/ha.

Phân bón

Tuỵêt đối không được dùng phân chuồn tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chê sbiến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

Cách bón thúc:

- Lần 1: sau trồng 10 ngày.

- Lần 2: sau trồng 25-30 ngày (đã thu hái vỡ).

+ Lượng phân đạm và kali còn lại hoà tưới sau mỗi đợt hái.

- Xới xáo, vun gốc, làm cỏ, kết hợp với các đợt nón thúc.

- Chỉ được thu hoạch sau khi bón lót hoặc tưới phân ít nhất 7-10 ngày.

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới, luôn giữ độ ẩm đất 80%

Chăm sóc: Gieo xong, tưới giữ ẩm, khi mọc được 2 – 3 lá thật tưới phân chuồng, phân đạm pha loăng. Cứ 8 –10 ngày bón thúc một lần. Rau đay rất sợ bị úng ngập, nhưng không chịu được hạn, rau phải tưới giữ ẩm luôn.

Khi cây cao 10 –1 5 cm thì nhổ tỉa, để lại cây nọ cách cây kia 20 cm. Sau khi gieo hạt được 50 – 60 ngày thì nhổ. Khi cây lớn thì nhổ tỉa lần nữa chỉ để lại khoảng cách giữa các cây và các hàng là 30 x 40 cm, hoặc 40 x 40 cm. Bón thúc phân sau 1 – 2 lứa thu hoạch. Gieo một lần có thể ăn hết vụ.

Phòng trừ sâu bênh: Sâu hại rau đay chủ yếu là sâu khoang và một số sâu ăn lá nhưng ít khi nghiêm trọng, cần sử dụng bienẹ pháp thru công bắt sâu và ngắt ổ trứng sâu. Thật nghiêm trọng mới dùng thuốc NPV hoặc Sherpa 25EC.

Bệnh hại thì có bệnh thán thư trên cây khi còn non và bệnh chết cây do úng nước. Phòng trừ bằng cách xử lý hạt giống bằng nước ấm trước khi gieo. Không để ứ đọng nước và khi làm đất rắc vôi bột lên luống.

Thu hoạch: Cần thu hoạch đúng lứa đảm bảo chất lượng rau non và thưòi gian cách ly thuốc hoá học bảo vệ thực vật, phân đạm bón thúc.

Để giống: tháng 7 thu hái quả sau đó để vào thúng hoặc nong nia phơi cho khô rồi vò lấy hạt, làm sạch cất giữ cho vụ tới.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Để có một chậu lan Dendrobium đẹp

Dendrobium có điều kiện sinh thái rất đa dạng, có loài hoa chỉ mọc ở vùng lạnh, có loài lại chỉ sống ở vùng có không khí nóng, cũng có loài chỉ chịu được nhiệt độ vừa phải, nhưng có một số loài lại rất dễ chịu là điều kiện khí hậu nào cũng sống được

Có thể nói trong tất cả các loại lan thì Dendrobium là loài Lan có nhiều chủng loại nhất. Nó đa dạng và phong phú, có hơn 1000 loài xuất xứ từ Ấn Độ đến Á Châu, Hàn Quốc rồi Nhật Bản xuống tới Châu Úc, nhưng nhiều nhất là khu vực Đông Nam Á. Không có một định nghĩa chung nào cho từ Dendrobium. Có tài liệu cho rằng chữ này do tiếng La Tinh, dendro nghĩa là cây, còn chữ biosdendrobium được hiểu là cây lan sống ở trên cây hay phong lan. Ở Việt Nam, người ta thường gọi chúng là Hoàng Thảo hay Đăng Lan. Loại Lan này được chia ra thành nhiều nhóm: nghĩa là sự sống. Do đó

- Nhóm thứ nhất có đặc điểm là lá xanh quanh năm và hoa thì thường mọc ở gần ngọn như Dendrobium Antennatum, Dendrobium Phalaenopsis…

- Nhóm thứ hai thì lá thường rụng vào mùa đông và hoa thường mọc ở gần đốt trên thân cây như Dendrobium Anosmum, Dendrobium Wardianum…

- Nhóm thứ ba hay còn gọi là nhóm Callista khi ra hoa thì hoa rủ xuống phía dưới như Dendrobium Chrysotoxum, Dendrobium Farmeri…

- Nhóm thứ tư là nhóm Latoura với chùm hoa mọc thẳng đứng như dendrobium Atroviolaceum, Dendrobium Spectabile…

- Nhóm thứ năm là nhóm Formosae có đặc điểm là trên thân và lá cây có lông màu đen và hoa thường là màu trắng như Dendrobium Draconis, Dendrobium Formosum…

Chính vì sự đa dạng về chủng loại mà loài lan này có điều kiện sinh thái rất đa dạng, có loài hoa chỉ mọc ở vùng lạnh, có loài lại chỉ sống ở vùng có không khí nóng, cũng có loài chỉ chịu được nhiệt độ vừa phải, nhưng có một số loài lại rất dễ chịu là điều kiện khí hậu nào cũng sống được.

So với các giống lan khác thì Dendrobium có thể nhân nhanh giống bằng phương pháp chiết nhánh thông thường. Vì nó là loại lan đa thân với nhiều giả hành, các giả hành thường mang một thân với nhiều lá mọc xen kẽ, trên thân có rất nhiều mắt ngủ. Tại những mắt ngủ này sẽ đâm chồi và cho ra một cây con mới. Đối với Dendrobium thì hoa của loài này có thể mọc từ thân thành từng chùm hay chỉ mọc một hoa duy nhất. Có một số loài dendrobium trước khi ra hoa sẽ rụng hết lá. Đặc biệt hơn các giống lan khác, các chồi hoa của lan Dendrobium không những mọc trên các giả hành mới, tại các giả hành cũ cũng có thể mọc hoa, vì thế một cây Dendrobium có thể cho ra nhiều cành hoa. Mặt khác hoa của loài Dendrobium này thường rất lâu tàn, thường là từ 2 đến hơn 3 tháng, có loài hoa có thể nở suốt quanh năm như Dendrobium Caesar Alba, Dendrobium Caesar La tin... Tuy nhiên có loài cũng sớm nở tối tàn như Lan Thạch Hộc (Dendrobium Crulllenatum).

Dendrobium cũng là giống rất phong phú về màu sắc và hình dạng hoa. Chính vì thế người Việt Nam dùng những hình tượng khác nhau dể tượng trưng cho một số loài Dendrobium nào đó: một con chim bồ câu trắng (Lan Bạch Câu), một loài hạc lẻ loi (Lan Giả Hạc), hay một đàn bướm vàng bay trăng gió (Lan Kim Điệp)…

Nhờ những ưu điểm đó của lan Dendrobium mà ngày nay nó chiếm một vị trí rộng lớn trên thị trường tiêu thụ.Ở Bạc Liêu, thì thị trường tiêu thụ lan không nhiều, thậm chí những người sành hoa kiểng cũng chỉ biết một vài loại lan. Nhưng đối với giống Dendrobium này thì đa phần người thích hoa đều biết, mặc dù có người chỉ biết đến nó với cái tên chung là hoa lan chứ chưa từng nghe đến cái tên khoa học khó nhớ này: Dendrobium, thậm chí một số người thích hoa lan còn rất mập mờ về kỹ thuật trồng và chăm sóc loại lan này. Tuy nhiên loài Dendrobium này không hẳn là khó trồng. Nếu chúng ta nắm được một số bí quyết cơ bản của loài này và nguồn gốc nguyên thủy của nó thì việc để có một chậu lan đẹp, hoa lâu tàn là một điều khá dễ dàng.

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của lan Dendrobium. Vào mùa hè nóng nực cây phát triển nhanh hơn cho nên cần nhiều độ ẩm và nước. Phần lớn các cây này thích hợp với nhiệt độ ban đêm vào khoảng 50-60°F (10-16°C) và ban ngày vào 70-90°F (21-32°C) Nếu trời nóng hơn nhiệt độ ở trên chúng ta nên tưới cây thường xuyên hơn, cây sẽ không bị tình trạng căng thẳng (stress) hay nóng cháy.Vì đa dạng về chủng loại nên mỗi loài dendrobium cần một nhiệt độ nhất định

Đối với nhóm Dendrobium ưa lạnh, chúng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ lý tưởng là 15°C, những giống này được lấy từ các vùng cao nguyên của Việt Nam và Miến Điện trên độ cao 1000m như các loài Vảy Cá (Dendrobium Linlleyi), Thủy Tiên Tím (Dendrobium amabile), Long Nhãn Kim Điệp (Dendrobium fimbriatum). Các loài này nếu được trồng ở nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 25°C, thì cây vẫn sống, nhưng phát triển yếu hơn và hiếm bao giờ ra hoa.

Đối với nhóm Dendrobium ưa nóng, gồm đa số các giống Dendrobium rừng của Châu Úc, Indonêxia, Malaixia và các loài của giống Dendrobium lai hiện được trồng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nhiệt độ thích hợp cho các hoài của nhóm này là 25oC. Tuy nhiên các giống Dendrobium lai chịu được một nhiệt độ cao hơn nhiều.

Đối với nhóm Dendrobium trung gian có thể sống ở cả vùng lạnh và vùng nóng. Ở vùng lạnh cây sinh trưởng và ra hoa nhiều hơn ví dụ các loài Dendrobium Primulinum, Dendrobium fanmeri, Dendrobium chrysotoxum, nhiệt độ lý tưởng của các loài này là 20oC.

2. Độ ẩm

Độ ẩm thích hợp giúp cho cây được phát triển nhanh hơn, hoa cũng tươi tốt và lâu tàn. Dendrobium cũng như đa số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong điều kiện không khí ẩm và thoáng, vào ban ngày cây cần độ ẩm khoảng từ 40-60%, vào ban đêm độ ẩm thích hợp từ 60-90% thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Cấu tạo giá thể quá ẩm và úng là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của giống Dendrobium vì có thể toàn bộ rễ bị thối và biểu hiện là các cây con mọc từ phần ngọn của thân.Với độ ẩm cao, lá cây và rễ cây sẽ có thể hút hơi nước trong không khí khi cần thiết.

3. Tưới nước

Nước rất quan trọng cho cây để tăng trưởng. Vào mùa hè cây cần nước nhiều hơn là mùa đông. Nếu thiếu nước cây sẽ không phát triển và có thể bị chết khô. Nhìn thấy thân cây hoặc lá cây bị nhăn nheo, chúng ta biết là cây bị thiếu nước. Vào mùa hè chúng ta có thể tưới 2 lần một tuần, nếu trồng trong chậu nhựa, còn mùa đông chỉ tưới mỗi tuần một lần là đủ. Tưới quá nhiều nước, cây sẽ bị úng thủy, thối rễ và tạo cho cây dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm rồi chết. Riêng đối với những giống Dendrobium được trồng ở TPHCM thì chu kỳ tưới nước lại khác hơn: từ tháng 5 đến tháng 11 tưới nước 2 lần/ngày ,từ tháng 12 đến tháng 2 tưới nước 3 lần/ngày và từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 tưới nước 1 lần/ngày. Sự thay đổi các điều kiện sinh thái trong mùa nắng và mùa mưa là nguyên nhân chính quyết định sự ra hoa của loài Dendrobium.

4. Ánh sáng

Ánh sáng rất quan trọng cho cây lan vì nó trực tiếp giúp cho cây tạo ra chất dinh dưỡng giúp cho cây tăng trưởng nhanh. Nếu thiếu ánh sáng cây sẽ yếu mềm và chậm phát triển, không những thế mà có thể làm cho cây không ra hoa được. Nhưng nếu quá nhiều ánh nắng sẽ làm cho cây bị cháy lá hoặc cây con bị chết.

Khác với Lan Hồ Điệp, Dendrobium là loại lan ưa ánh sáng. Nếu ở Lan Hồ Điệp chỉ cần 30% ánh sáng, thì ngược lại Dendrobium cần tới 70% ánh sáng, cường độ ánh sáng từ 15.000 – 30.000 lux thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loài này. Nếu trồng trong giàn thì các chậu Dendrobium nên treo cách xa nhau để tạo độ thoáng và cây có thể hấp thu ánh sáng đầy đủ hơn, đối với những cây lan lớn khoảng cách giữa 2 cây là 25cm và những cây lan nhỏ khoảng cách là 15 cm. Để sự phân bố ánh sáng được điều hòa và để việc sử dụng phân bón dễ dàng hơn, ta nên chọn những cây cùng kích thước và những cây cùng tuổi trồng chung trong một giàn để tiện chăm sóc.

Mặt khác, nếu trồng dưới ánh sáng trực tiếp cây vẫn phát triển tốt, tuy nhiên để ngăn ngừa trường hợp cây bị bỏng lá, ta phải tập cho các cây thích nghi từ từ và các chậu khi trồng phải treo hơi khít vào nhau.Nhưng thiếu ánh sáng đối với các loài thuộc giống này sẽ gây ra sự thoái hóa rõ rệt, số lượng hoa cũng rất ít, cây èo ọt. Trái lại, thừa ánh sáng đối với các loài thuộc giống Dendrobim, chỉ làm cho cây xấu đi vì lá quá vàng hoặc các giả hành trơ trụi, nhưng cây sẽ thích nghi dần và vẫn đảm bảo cây ra hoa nhiều và đẹp. Dù sao điều kiện ánh sáng lý tưởng vẫn cho kết quả tối nhất.

5. Bón phân

Tùy theo từng loại Dendrobium mà nhu cầu phân bón là khác nhau. Đối với Dendrobim thân đứng là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao, vì thế chúng cần rất nhiều phân bón và có thể dùng rất nhiều dạng phân bón khác nhau.Còn các loại Dendrobium thân thòng ăn phân yếu phải dùng nồng độ thật loãng. Dendrobium cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn là mùa đông vì mùa hè cây tăng trưởng nhiều hơn. Nếu có đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ mau lớn, ra nhiều hoa và hoa to hơn. Ta nên dùng phân NPK 20-20-20 hoặc NPK 15-15-15 để bón quanh năm và NPK 6-30-30 để kích thích cho ra hoa. Chỉ nên dùng ¼ hoặc ½ thìa cà phê với một gallon (4 lít) nước để tưới cây mỗi tuần. Nếu dùng quá nhiều thì dễ bị cháy lá và cháy rễ cây. Nếu thấy ngọn lá bị cháy đen tức là nhiều phân quá, hãy ngưng bón phân trong 2 tuần rồi mới tưới phân trở lai. Ta cũng nên tưới nước không phân mỗi tháng một lần để rửa hết chất đọng trong chậu.

Trong suốt mùa tăng trưởng (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 1), một tháng trước khi bước vào mùa nghỉ (trong suốt tháng 2) ta bón phân NPK 10-20-30 làm 2 lần/1 tuần để tạo một sức chịu đựng cho cây trước khi bước vào mùa nghỉ. Trong mùa tăng trưởng nếu cây có nụ hoa, ta thay phân NPK 30-10-10 bằng phân NPK 10-20-20 với chu kỳ bón 2 lần/1 tuần cho đến khi hoa tàn. Trong mùa nghỉ hoàn toàn không bón phân cho Dendrobium, hay đúng hơn giảm và không bón phân cho Dendrobium khi cây hoàn tất thời kỳ tăng trưởng hằng năm của nó. Thường Dendrobium hoàn tất thời kỳ tăng trưởng vào tháng 9 đến tháng 10 khi mà những lá cuối cùng của nó thấy được trên đỉnh giả hành và thân. Thời kỳ tăng trưởng hoàn tất, bạn giảm nước tưới và thức ăn từ từ cho đến khi không còn gì nữa trong một thời gian chừng 4 tuần, vào lúc này cây cần càng nhiều ánh nắng càng tốt- phối hợp với điều kiện khí hậu tháng 12 ngày ngắn và nhiệt độ mát - những giống thay lá hằng năm chuẩn bị rụng lá để hình thành phát hoa.

Tuy nhiên, xin khẳng định rằng mặc dù phân bón rất cần thiết cho Dendrobium nhưng nếu sử dụng liều lượng quá nhiều trong một lần tưới hoặc tưới nhiều lần trong tuần sẽ làm cho cây bị chết. Vì thế đừng vì mong muốn cây mau ra hoa mà lạm dụng phân bón một cách không phù hợp.

6. Cấu tạo giá thể

Mặc dù rất dễ chịu về điều kiện ánh sáng nhưng Dendrobium rất nhạy cảm khi cấu tạo giả thể không thích hợp. Chậu trồng Dendrobium phải là những chậu có những lỗ nhỏ để tạo độ thoáng và giúp cho cây không bị úng. Tuy nhiên do bản năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài thuộc giống Dendrobium có thể dùng giá thể hơi ẩm nhưng không làm thối căn hành. Dễ chịu hơn Lan Hồ Điệp, giá thể dành cho Dendrobium là loại dễ kiếm, rẻ tiền: xơ dừa (phải được ngâm thuốc chống mốc trước khi sử dụng). Và không nên tưới nước nhiều, như thế sẽ làm cây bị thối vì quá ẩm. Tuy nhiên cũng có người dùng nguyên trái dừa như một cái chậu làm giá thể cho cây, khoét một lỗ dưới đáy trái dừa để tạo độ thoáng cho cây. Nhưng giá thể tốt nhất dành cho Dendrobium là than.

7. Thay chậu

Khi giá thể trong chậu bị ẩm ướt sẽ làm cho rễ cây bị thối do giá thể xơ dừa sau một thời gian bị mục và lắng xuống đáy chậu tạo thành một lớp mùn úng nước. Ngoài ra chính lớp mùn là điều kiện sinh sống thuận lợi của các côn trùng. Các loài này tác động cùng với sự bất lợi vì thừa nước, cắn phá toàn bộ rễ của cây lan. Do bản năng sinh tồn cây lan sẽ phản ứng bằng cách mọc ra một số cây con trên ngọn thân của các giả hành để duy trì nòi giống. Điều này cho thấy giá thể trong chậu đã bị hư, ta phải tiến hành thay chậu và cho giá thể mới vào.

Đối với Dendrobium thì ta nên tiến hành thay chậu 2 năm 1 lần vì trong quá trình sinh trưởng và phát triển, chậu có thể bị đóng rêu, giá thể có thể bị hư hao, cây mất cân đối (cây quá lớn, chậu quá nhỏ không đủ không gian để tạo độ thoáng cho rễ cây phát triển một cách tốt nhất).

8. Một số sâu bệnh và cách phòng trị

- Gián và cuốn chiếu: Do đa dạng về chủng loại nên Dendrobium cần bón nhiều loại phân khác nhau. Giá thể xơ dừa sau một thời gian được trồng sẽ bị ẩm ướt làm cho rễ cây bị thối. Điều này là nguyên nhân gây ra những con gián và cuốn chiếu làm cho giá thể bị hư. Khi gặp hiện tượng này ta nên thay giá thể mới.

- Một loại rệp màu vàng: Chúng thường xuất hiện trên bề mặt lá cây, có kích thước rất nhỏ như đầu cây tăm, chúng có tác hại sẽ hút nhựa cây làm cho cây thiếu sự sống. Đối với những loài côn trùng như thế ta chỉ cần dùng Serpa, Bassa, nồng độ 1/500 là có thể tiêu diệt chúng.

- Nấm và virut: Khi cây không được vệ sinh kỹ lưỡng ta sẽ thấy xuất hiện nấm trên thân cây. Hoặc khi thấy cây bị khô thân ở gần gốc và giả hành làm cho giả hành khô và chết thì lúc đó cây đã bị virut tấn công. Để ngừa bệnh ta nên dùng những loại thuốc trị nấm như Topsil, Zineb, Bencmyl với nồng độ 1/400, chu kỳ phun là ½ tháng phun 1 lần.

Nhìn chung thì Dendrobium là loại lan dễ trồng (vì nó có nhiều chủng loại, thích nghi được nhiều loại khí hậu: lạnh, nóng, trung bình), dễ kiếm (vì nó có thể sinh sống ở nhiều vùng khác nhau), dễ nhân giống (vì nó là loại lan đa thân nhiều giả hành), và điều đặc biệt là giá của một chậu Dendrobium phù hợp với người dân (khoảng từ 30.000 – 50.000 đồng). Chính vì vậy mà nắm bắt được một số kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc loại lan này thì việc để có một chậu Dendrobium đẹp, thậm chí là nhiều chậu dendrobium đẹp trong khu vườn, quả là một điều dễ dàng đối với những người dân Bạc Liêu yêu hoa lan.