Cam Xã Đoài,
cam Vinh là giống nhập nội, được người Pháp đưa vào từ rất lâu và trồng
đầu tiên ở thôn Đoài xã Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An. Cam Xã Đoài có
khả năng thích ứng rộng, có thể cho năng suất cao và ổn định ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau. Với những vùng núi cao có khí hậu mát ở Nghệ
An như các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn cam Xã Đoài có mã quả rất đẹp và
chất lượng ngon.
1. Một số yêu cầu ngoại cảnh
Cây có múi nói chung, cam Xã Đoài nói riêng ưa khí hậu á nhiệt đới, bởi
vậy tất cả các vùng trồng có điều kiện khí hậu tương tự như khí hậu vùng
á nhiệt đới đều trồng được cam. Một số yếu tố ngoại cảnh chủ yếu ảnh
hưởng tới quy hoạch vùng trồng cũng như tới sinh trưởng, phát triển,
chất lượng của cam là:
* Nhiệt độ
Cam có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12°C - 39°C, trong đó nhiệt độ
thích hợp nhất là từ 23°C - 29°C. Nhiệt độ thấp hơn 12,5°C và cao hơn
40°C cây ngừng sinh trưởng. Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan
trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất,
chất lượng quả.
Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng của các đợt lộc trong mùa xuân là từ
12°C - 20°C, trong mùa hè từ 25°C - 30°C, còn cho hoạt động của bộ rễ từ
17°C - 30°C. Nhiệt độ tăng trong phạm vi từ 17°C - 30°C thì sự hút nước
và các chất dinh dưỡng tăng và ngược lại, do liên quan đến bốc hơi nước
và hô hấp của lá.
* Ánh sáng: Cam không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 - 15.000 Lux, ứng với 0,6 cal/ cm
2
và tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 - 17 giờ những ngày quang
mây mùa hè. Sở dĩ như vậy là do cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp
đến sự đồng hoá CO
2, cường độ ánh sáng mạnh làm giảm sự đồng hoá CO
2 vì bức xạ tăng trên mặt lá. Nhiệt độ tối thích trên bề mặt lá cho đồng hoá CO
2 dao động từ 28 - 30°C. Nhiệt độ thấp hơn mức tối thích cũng làm giảm sự đồng hoá CO
2. Kinh nghiệm muốn có ánh sáng tán xạ cần bố trí mật độ cây dầy hợp lý và thường xuyên cắt tỉa đúng kỹ thuật.
* Nước: Cam là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của cam
quýt thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó
nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối
chết làm rụng lá, quả non. Điều này giải thích tại sao trồng cam quýt
trên đất bằng cây có tuổi thọ không cao bằng trồng trên đất dốc.
Các thời kỳ cần nước của cam là các thời kỳ: Bật mầm, phân hoá mầm hoa,
ra hoa và phát triển quả. Lượng nước cần hàng năm đối với 1 ha cam quýt
từ 9.000 - 12.000 m
3, tương đương với lượng mưa 900 - 1.200 mm/năm. Với cam, lượng nước cần khoảng 10.000- 15.000 m
3/ha/năm.
* Gió: Hoạt động của gió là một hiện tượng đáng lưu ý trong việc bố trí
các vùng trồng cam quýt nói chung, cam Xã Đoài nói riêng. Gió vừa phải
có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều hoà độ ẩm, giảm hại
sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến
khả năng đồng hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm cây
gẫy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất.
* Đất: Cam Xã Đoài có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên
trồng trên đất xấu việc đầu tư sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế sẽ thấp
hơn trồng trên đất tốt.
Đất tốt đối với cam thể hiện ở mấy mặt chủ yếu sau:
- Đất phải giàu mùn (hàm lượng từ 2 - 2,5% trở lên) hàm lượng các chất
dinh dưỡng NPK, Ca, Mg... phải đạt mức độ từ trung bình trở lên (N: 0,1 -
0,15%, P
2O
5 dễ tiêu từ 5- 7mg/100. K
2O dễ tiêu từ 7 – 10 mg/100. Ca, Mg từ 3 - 4 mg/100).
- Độ chua (PH): Độ pH thích hợp là 5,5 - 6,5
- Tầng dầy: trên 1 m
- Thành phần cơ giới cát pha hoặc đất thịt nhẹ (cát thô đến đất thịt nhẹ
chiếm 65- 70 %) thoát nước (tốc độ thấm của nước từ 10 - 30 cm/giờ)
- Độ dốc từ 3 - 8 độ
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
a) Tiêu chuẩn giống trồng
Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêu
chuẩn ngành 10 TCN - 2001, cụ thể: cây giống sản xuất bằng phương pháp
ghép phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất 2 cành cấp 1
và không nhiều quá 3 cành. Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ
0,5 - 0,7 cm; dài từ 50 cm trở lên, có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh.
b) Chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồng
* Chọn đất: có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và
thoát nước tốt, giàu mùn và các chất dinh dưỡng. Độ dốc của đất từ 3 -
200 (tốt nhất là 3-80 ).
* Chuẩn bị đất trồng
Bao gồm: phát quang, san mặt bằng, thiết kế vườn trồng, đào hố, bón phân
lót và lấp hố, các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu
nước,...
- Phát quang và san ủi mặt bằng
Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng
cam Xã Đoài đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây
rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ
dàng. Trừ những nơi đất quá dốc (từ khoảng 100 trở lên) sẽ áp dụng biện
pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những
chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất
không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng
cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt
vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang.
Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng cam Xã Đoài cũng cần phải dọn sạch và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế.
- Thiết kế vườn trồng
Thiết kế vườn trồng bao gồm các nội dung công việc như bố trí lô thửa,
đường đi, mương , rãnh tưới tiêu nước, bố trí mật độ, khoảng cách,…
+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng
một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 - 50 nên bố trí
cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh
sấu). Đất có độ dốc từ 5 - 100 phải trồng cây theo đường đồng mức,
khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 -
100 nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 80
có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường
đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.
+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao
thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 - 10 ha cần phải phân
thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông
rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe
cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và
đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100.
- Bố trí mật độ, khoảng cách
Mật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường
đối với cam Xã Đoài trồng với khoảng cách 3 m - 4 m (tương ứng với 830
cây/ ha). Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh
và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn
từ 900 - 1.000 cây/ha.
Khi thiết kế cần thiết kế trồng xen cây ổi theo mật độ 2 hàng cam Xã
Đoài, 1 hàng ổi nhằm hạn chế số lượng rày chổng cánh cũng như nâng cao
hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích.
Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng
cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây.
Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức,
đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn.
- Đào hố trồng và bón lót:
+ Kích thước hố rộng 0,8 - 1 m, sâu 0,8 - 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.
+ Bón phân lót cho 1 hố:
Bót lót cho mỗi hố 30 - 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 - 7 kg phân vi
sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp
(từ 6 - 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt
và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 - 10 cm, dùng cọc
thiết kế vườn đánh dấu tâm hố. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít
nhất 1 tháng.
c) Trồng cây
* Thời vụ trồng và cách trồng
- Trong điều kiện sinh thái huyện Đầm Hà thời vụ trồng tốt nhất vào tháng 2, 3 (có thể trồng vào tháng 8,9).
- Cách trồng: Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất
vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 - 3 cm. Không được lấp quá sâu, trồng xong
phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 - 15 cm
để tránh sâu bệnh xâm nhập).
* Chăm sóc sau khi trồng
- Tưới nước
Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén
rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống
úng cho cây. Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.
Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của
đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể
là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,... mỗi lần bón phân cần phải tưới
nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.
- Cắt tỉa tạo hình
+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến
hành ngay từ khi trồng. Cây đưa ra trồng ở vườn có nhiều cành nhỏ và
phân bố không đều. Để có được các dạng hình hợp lý (hình bán cầu), đề
tài chọn để lại 3 cành to mập nhất phân bố đều về 3 hướng để làm cành
khung gọi là cành cấp 1, các cành khác được cắt tỉa bỏ. Khi cành cấp 1
cao khoảng 50 - 60 cm thì cắt đoạn ngọn chỉ để lại đoạn cành dài 40 - 45
cm. Cành cấp 1 sau khi cắt tiếp tục mọc rất nhiều cành, song mỗi cành
cấp 1 cũng chỉ để lại nhiều nhất 3 cành phân bố theo hướng thẳng đứng và
vươn ra ngoài tán. Những cành này gọi là cành cấp 2. Tiếp tục làm như
vậy sẽ có được các cành cấp 3, cấp 4,... Cắt bỏ những cành mọc xiên vào
trong tán.
+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả
Cắt tỉa vụ thu: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các
cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt
cành cấp 1 (nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán
cân đối. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày.
Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng
năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn
xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.
Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những
cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị
hình.
- Bón phân
Bón phân cho cam Xã Đoài tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm,
nền đất cụ thể. Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả - giai
đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8
và tháng 11.
+ Đợt bón tháng 2: 40% đạm + 40% Kali.
+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% Kali.
+ Đợt bón tháng 6 - 7: 30% đạm + 30% Kali.
+ Đợt bón tháng 11: 100% phân hữu cơ + 100% lân + 100% vôi.
Năm trồng |
Phân hữu cơ (kg) |
Đạm sun fat (gam) |
Lân supe (gam) |
Kaliclo rua (gam) |
Vôi bột (kg) |
Năm thứ 1 |
30 |
350 |
800 |
300 |
1 |
Năm thứ 2 |
30 |
700 |
1000 |
500 |
1 |
Năm thứ 3 |
50 |
1000 |
1300 |
650 |
1 |
Cây lớn từ 4 tuổi trở lên (giai đoạn cây có quả) mỗi năm bón 4 đợt, cụ thể:
+ Tháng 2: thúc cành xuân và đón hoa
+ Tháng 5: thúc cành hè và nuôi quả
+ Tháng 7: thúc cành thu và tăng trọng lượng quả
+ Tháng 11: bón cơ bản tăng sức chống đỡ qua đông
Lượng bón cho mỗi cây:
Loại phân |
Tuổi cây |
|
|
|
|
|
|
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Đạm sunfat (kg) |
1,2 |
1,8 |
1,9 |
2 |
2 |
2,5- 3 |
Lân supe (kg) |
1,3 |
1,5 |
1,5 |
1,7 |
1,7 |
1,7- 2 |
Kali clorua (kg) |
0,8 |
0,9 |
1 |
1,2 |
1,5 |
1,5 – 1 |
Vôi bột (kg) |
1-2 |
1-2 |
1-2 |
1-2 |
1-2 |
1-2 |
Phân hữu cơ (kg) |
30 |
30 |
50 |
30 |
50 |
30 |
Bón đợt tháng 2: 40% đạm + 40% kali
Bón đợt tháng 5: 30% đạm + 30% kali
Bón đợt tháng 7: 30% đạm + 30% kali
Bón đợt tháng 11: 100% phân hữu cơ + 100% vôi + 100% lân
Năm thứ 10 trở đi cây ổn định về sinh trưởng và năng suất, vì vậy mức
bón như năm thứ 9 và tuỳ thuộc vào sự sinh trưởng mà bổ sung tăng hoặc
giảm.
Cách bón theo tán cây: cuốc một rãnh rộng từ 30 cm từ mép tán vào trong,
sâu 30 cm, phân trộn đều với nhau và rẵc vào rãnh, lấp đất (mỗi lần bón
kết hợp với làm cỏ và ủ lại gốc).
* Một số biện pháp chăm sóc khác
- Áp dụng vít cành, kết hợp với cắt tỉa hợp lý để tạo bộ khung tán cân đối.
- Tuỳ từng điều kiện cụ thể của từng vườn, có thể sử dụng các loại phân
bón lá, chất điều tiết sinh trưởng,... để bổ dinh dưỡng, tăng khả năng
đậu quả,...
3. Một số loại sâu bệnh hại chính
Trong điều kiện cụ thể tại Đầm Hà, cần lưu ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại sau:
a) Sâu hại cam Xã Đoài
* Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citriella):
- Đặc điểm gây hại:
Phá hoại ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3 - 4 năm đầu mới trồng. Trên cây
tập trung phá hoại thời kỳ lộc non, nhất là lộc xuân. Trưởng thành đẻ
trứng vào búp lá non, sâu non nở ra ăn lớp biều bì lá, tạo thành đường
ngoằn ngèo, có phủ sáp trắng, lá xoăn lại, cuối đường cong vẽ trên mặt
lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong
năm (mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10).
- Phòng trừ: Phun thuốc diệt sâu 1 - 2 lần cho mỗi đợt lộc non bằng:
Decis 2,5EC 0,1 - 0,15%; Trebon 0,1 - 0,15%; Polytrin 50EC 0,1 - 0,2%.
* Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori):
- Đặc điểm gây hại:
Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non
nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân
mùn cưa đùn ra.
- Phòng trừ:
+ Bắt diệt trưởng thành (Xén tóc)
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch (tháng 11 - 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
* Nhện hại:
- Đặc điểm gây hại:
+ Nhện đỏ (Panonychus citri): Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ
yếu vào vụ đông xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những
đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi
nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vùng tròn lá bị bạc hơn
so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo.
+ Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus): Phát sinh chủ yếu ở trong
những thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che
bóng bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám
quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.
- Phòng trừ: Để chống nhện (nhện đỏ và nhện trắng) dùng thuốc Comite,
Ortus 50EC, Pegasus 250 pha nồng độ 0,1 - 0,2% phun ướt cả mặt dưới lá
và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại phải
phun kép 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày bằng những thuốc trên
hoặc phố trộn 2 loại với nhau hoặc với dầu khoáng trừ sâu.
* Rệp hại: Chủ yếu hại trên các lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.
- Đặc điểm gây hại:
+ Rệp cam: Chủ yếu gây hại trên các cành non, lá non. Lá bị xoăn, rộp
lên. Rệp tiết ra chất nhờn (gọi là sương mật) hấp dẫn kiến và nấm muội
đen.
+ Rệp sáp (Planococcus citri): Trên mình phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu
trắng, hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu. Những
vườn cam hoặc cây cam ở gần ruộng mía thường hay bị từ mía lan sang.
- Phòng trừ: Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon pha với nồng độ 0,1 - 0,2%
phun 1 - 2 lần ở thời kì lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả
cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ
trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.
b) Bệnh hại cam Xã Đoài
* Bệnh loét (Xanthomonas campestris)
Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại ở thời kì vườn ươm và cây mới trồng 1 - 3
năm, ở thời kỳ cây cho thu hoạch bệnh gây hại cả trên lá bánh tẻ, cành,
quả non. Trên lá thấy xuất hiện các vết bệnh không định hình, mới mầu
xanh vàng, sau chuyển thành màu nâu xung quanh có quầng vàng. Gặp điều
kiện ẩm ướt gây thối rụng lá, gặp điều kiện khô gây khô giòn vết bệnh
làm giảm quang hợp. Gây hại nặng trong điều kiện nóng, ẩm (vụ xuân hè).
* Bệnh sẹo (Ensinoe fawcetti Bit. et Jenk)
Triệu chứng gây hại: Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt
lá. Có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh
sần sùi, gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần
sùi giống như ghẻ lở, màu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô
và chết. Bệnh đặc biệt gây hại nặng trong điều kiện nống và ẩm (vụ xuân
hè).
- Phòng trừ:
+ Cắt bỏ lá bệnh, thu gom đem tiêu huỷ
+ Phun thuốc: Boocđo 1 - 2% hoặc thuốc Kasuran 0,2%.
- Cách pha thuốc boocđô (pha cho 1bình 10 lít):
+ Dùng 0,1 kg Sunfat đồng + 0,2 kg vôi đã tôi (nồng độ 1/100), nếu nồng độ 2% thì lượng sunfat đồng và vôi tăng gấp đôi
+ Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat, 3 lít còn lại pha với vôi, lọc bỏ
cặn bã, sau đó lấy dung dịch đồng loãng đổ vào nước vôi đặc vừa đổ vừa
quấy cho tan đều sẽ được dung dịch boocđô.
* Bệnh chảy gôm (Phytophthora citriphora):
- Đặc điểm gây hại:
Bệnh thường phát sinh ở phần sát gốc cây cách mặt đất khoảng 20 - 30 cm trở xuống cổ rễ và rễ.
Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt và chảy
nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy
những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.
Bệnh nặng lớp vỏ bị hại thối rữa (giống như bị dội nước sôi) và tuột
khỏi thân cây, phần gỗ bên trong có màu đen xám. Nếu tất cả xung quanh
phần cổ rễ bị hại, cây có thể bị chết ngay, còn bị một phần thì cây bị
vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống đất có thể thấy nhiều rẽ cũng bị
thối.
- Phòng trừ:
Đẽo sạch lớp vỏ và phần gỗ bị bệnh, dùng Boocđô 2% phun trên cây và quét
trực tiếp vào chỗ bị hại, nếu bệnh đã lan xuống rễ phải đào chặt bỏ
những rễ bị bệnh rồi xử lý bằng boocđô.
Có thể dùng các loại thuốc khác như Aliette 80NP, Benlat C nồng độ 0,2 - 0,3% để phun và xử lý vết bệnh.
* Bệnh Greening:
- Đặc điểm gây hại: Cây có múi nói chung và cam Xã Đoài nói riêng có thể
nhiễm bệnh Greening vào bất kỳ giai đoạn nào từ thời kỳ vườn ươm tới
khi cây 10 năm tuổi. Tuy nhiên, cam Xã Đoài ít nhiễm bệnh Greening hơn
các giống cam quýt khác. Triệu chứng cho thấy: trước khi những lá non
trở thành mầu xanh thì trở nên vàng, cứng lại và mất mầu. Mô giữa các
gân lá chuyển xanh vàng hoặc hơi vàng và có đường vân. Đầu tiên các đọt
và lá non bị bệnh sâu đó có thể biểu hiện trên cả tán. Cùng thời gian
đó lá xanh và lá già chuyển sang mầu vàng từ sống lá và gân lá. Các lá
bị nhiễm bệnh có thể bị rụng sớm, trong một vài tháng hoặc và năm tất
cả các cành cây bị khô đi và tàn lụi.
- Phòng trừ:
+ Sử dụng cây giống sạch bệnh
+ Trồng sen ổi để xua đuổi rày chổng cánh.
+ Phun thuốc phòng trừ môi giới truyền bệnh (Rầy chổng cánh)
+ Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh đem đốt
+ Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu của cây
* Các bệnh do virus và viroid: Trên cam Xã Đoài còn 2 loại bệnh khá nguy
hiểm gây hại: bệnh vàng lá (do virus Tristeza gây hạ) và bệnh Exocortis
(do viroids gây hại). Các bệnh này không chữa trị được bằng các loại
thuốc hoá học như trên mà phải phòng trị bằng các biện pháp kỹ thuật
tổng hợp, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh tới các kỹ thuật canh
tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh vv...
4. Thu hoạch và bảo quản
Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 - 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được.
Khi thu hái nên dùng kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy
cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.