kỹ thuật trồng nấm Hoàng đế
Nấm Hoàng đế, còn gọi là Nấm Sữa (Milky mushroom, Calocybeindica), có nguồn gốc từ India (Ấn Độ), từ lâu đã được trồng phổ biến tại India, Indonesia, Thailand. Đây là loại nấm giàu dinh dưỡng, dễ bảo quản và là một trong số ít loại nấm thực phẩm phù hợp điều kiện khí hậu nhiệt đới.Trước khi đi vào phần hướng dẫn phôi nấm sạch xin được trả lời chung những câu hỏi mà mọi người hay hỏi nhất như sau:
1. 1 bịch nấm ra được bao nhiêu (năng suất):
– Thường nấm Hoàng Đế năng xuất là rất cao,cao hơn nấm bào ngư rất nhiều.
– Giá cả nấm Hoàng Đế trên thị trường cho mỗi Kg nấm thương phẩm dao động từ 150k - 170k. Có thể nói là cao gấp 4-5 lần giá trị của nấm bào ngư.
– Tuy nhiên tính năng xuất phải dựa vào những yếu tố sau:
Trọng lượng bịch phôi nấm hoàng đế (trọng lượng cơ chất, hay nói dễ hiểu là trọng lượng dinh dưỡng) trồng nấm là bao nhiêu?
Vì theo định luật chuyển hóa năng lượng thì bao nhiêu cơ chất sẽ cho ra bấy nhiêu sản lượng (lý thuyết tính trên sự tuyệt đối nhé) tuy nhiên thực tế thì TỔNG LƯỢNG NẤM HOÀNG ĐẾ THU ĐƯỢC CAO NHẤT SẼ BẰNG 80% TRỌNG LƯỢNG BỊCH PHÔI. Thông thường bịch phôi 1.4kg sẽ cho ra từ 0.5 tới 1kg nấm.
Năng xuất sẽ dựa vào môi trường, cách trồng, yếu tố thời tiết, tình trạng bịch phôi. Khách mình trồng ở nhà thì bị nhiều nhất là môi trường và cách trồng, cách chăm sóc.
2. Tại sao có những cụm nấm hoàng đế to hơn 10kg?
Nấm hoàng đế hay các loại nấm phủ đất (hay nấm trồng bằng cách phủ đất) có 1 cái hay là tơ có thể liên kết từ bịch phôi này sang bich phôi kia để cùng nuôi 1 cụm nấm, nên lúc này với 10 bịch phôi (cơ chất khoảng 14kg) có thể sẽ cho ra cụm nấm nặng 8 tới 10kg là chuyện bình thường ạ. Vậy thì mình chia làm 2 cách trồng sẽ cho ra 2 dạng nấm khác nhau về trọng lượng.
* Trồng trong bịch:
Khi trồng trong bịch tai nấm hoàng đế thường nhỏ, to hơn tai tai nấm đùi gà. Vì trọng lượng cơ chất mỗi bịch phôi thường không nặng.
* Trồng trong khay, phủ luống:
Khi ta tháo bịch, xé bao nilong bên ngoài ra xếp bịch phôi xát vào nhau, phủ đất lên bề mặt thì tơ nấm sẽ đan xen từ bịch phôi này sang bịch kia và tạo thành 1 khối. Do vậy lúc nào nấm hoàng đế sẽ mọc thành cụm và to hơn, có thể to lên hơn 10kg hoặc hơn nữa nếu ta trồng càng nhiều bịch sát nhau.
3. Vậy 1 bịch nấm sẽ ra được bao nhiêu lần?
Ta sẽ có cách hiểu đơn giản như sau:
* Dinh dưỡng trong bịch ta cho là 100%.Nếu ta thu hoạch lúc tai nấm lớn, kích thước cụm nấm lơn sẽ tiêu tốn dinh dưỡng khoảng 80% trong bịch thì bịch đó chỉ có thể ra lại 1 lần nữa với 1 tai nấm nhỏ vì chỉ đc sử dụng 20% dinh cơ chất còn lại nên về lí thuyết cụm nấm lần bằng 1/4 cụm nấm lần đầu.
* Nếu ta thu hoạch nấm lúc nấm còn nhỏ và mỗi lần cụm nấm tốn 20% cơ chất trong bịch, thì bịch có sức để ra 5 lần nấm như vậy.Nên ta có 5 lần thu hoạch.
Vì vậy thu hoạch được nhiều hay ít là tùy vào việc chọn thời điểm thu hoạch của mỗi người nhé.
I. XỬ LÝ PHÔI NẤM
Sau khi nhận phôi về nhà cần làm ngay các bước sau:
1. Tháo bao tải đựng nấm:
Để vận chuyển nấm dể dàng shop thường đóng bao tải, bao nilong. tuy nhiên nấm cũng cần phải thở, và nhiệt độ cao không tốt cho tơ nấm phát triển vì thế khi nhận được phôi nấm hãy nhớ tháo bao và để nấm ra chổ thoáng mát ngay.nên để trong 1 ngày không làm gì hết để tơ nấm được phục hồi sau quá trình vận chuyển
2. Kiểm tra bịch phôi nấm:
– Như hình bên thì bịch phôi tơ chưa chạy kín đáy bịch: mang bịch phôi nấm ra để nơi thoáng mát (không có nắng chiếu trực tiếp), không tưới nước, không làm gì cả vài hôm, tơ nấm sẽ chạy kín đáy bịch.
– Bịch phôi tơ đã chạy kín ta sẽ thấy tơ ăn trắng kín bịch khi đó ta có thể tiến hành trồng nấm, đôi khi phôi hơi già tuổi hơn 1 chút sẽ có màu hơi vàng vàng cũng không ảnh hưởng tới chất lượng, ngược lại còn lên rất nhanh.
II. TIẾN HÀNH TRỒNG NẤM:
1. Chọn nơi trồng:
Noi trồng nấm cần đảm bảo các quy tắc như sau:
– Kín nắng (nắng khác ánh sáng)
– Kín gió
– Có ánh sáng (ánh sáng tự nhiên trong nhà hoặc ánh sáng đèn)
– Nhiều độ ẩm (có thể dùng khăn ẩm, thùng xốp, lưới lan, vải…để che chắn xung quanh lại nhầm duy trình độ ẩm lâu hơn)
2. Dọn vệ sinh khu vực trồng:
Vệ sinh vị trí đặt nấm bằng cách quét dọn hết rác dùng xà phòng loãng dội lên tường hoặc nền nơi đặt nấm, để yên 15 phút sau đó dội lại với nước sạch và để khô tự nhiên. Làm cách này sẽ giúp hạn chế nấm mốc tiềm ẩn gây bệnh cho nấm.
3. Chọn và xử lý đất phủ bề mặt:
– Nấm Hoàng Đế cần phủ 1 lớp đất trên mặt để giữ ẩm cho nấm nên ta bắt buộc phải phủ 1 lớp đất bên trên tuy nhiên đất phủ sẽ có 2 loai chính:
* Chọn đất thịt, hoặc đất chuyên dùng trồng cây cảnh,ta có thể mua ở các cửa hàng bán đất sạch trồng cây cảnh,rau sạch.
* Loại thứ 2 là đất sét nung. Ưu điểm của loại đất sét nung là:
– Giữ nước và chống ngập úng: do cấu trúc viên đất có rất nhiều các lỗ xốp nên nó có tác dụng giữ nước, chất dinh dưỡng vi khuẩn trong các cấu trúc xốp (tác dụng tương tự như bọt biển), nhưng giữa các viên đất nung có các khe hở lớn nên không bao giờ xảy ra hiện tượng ngập úng gây thối rể.
– Thoáng khí: không giống như đất trồng, lượng không khí trong đất sẽ giảm dần theo thời gian (cải thiện bằng cách cày, xới). Cấu trúc viên đất nung cho phép oxy trao đổi liên tục nên giúp cho rể cây khỏe mạnh, cung cấp oxy cho rể cây và vi sinh vật sinh sống.
– pH trung tính: trong trông nấm yếu tố này cũng khá quan trọng. Bạn sẽ không phải lo lắng các yếu tố làm thay đổi pH không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của cây nấm Hoàng Đế.
– Vô trùng: do được sản xuất ở điều kiện nhiệt độ cực kỳ cao, nên bạn hoàn toàn yên tâm không mang mầm bệnh ảnh hưởng đến cây nấm.
4. CÁCH TRỒNG:
-Trồng trong khay, phủ luống:
* Bước 1 :
– Tháo bịch nilong trên bịch phôi nấm hoàng đế ra và lột hết nilong.
– Xếp bịch phôi sát vào nhau trong khay, hay cái gì mà mình đang tính trồng vào như chậu trồng cây cảnh, thùng xốp v.v.v..
– Cào xướt bề mặt của phôi nấm để kích thích ra quả thể và phủ 1 lớp đất dày 3cm trên bề mặt phôi .
Các loại khay có thể dùng:
– Thùng xốp (nhớ đục lỗ dưới đáy thùng nha)
– Khay nhựa trồng rau có thành cao hơn bịch phôi
– Tất cả những cái gì có thể chứa phôi bên trong và phủ đất lại được.
* Bước 2 : Tiến hành tưới nước dạng phun sương, tùy theo điều kiện thời tiết điều chỉnh số lần tưới để đảm bảo độ ẩm đạt 82,5-95% trở, nhiệt độ trong giai đoạn này khoảng 26-33°C. Khi nấm đã ra quả thể tưới nhiều hơn. Kể từ ngày phủ đất khoảng 10 đến 15 ngày nấm milky sẽ ra quả thể.
* LƯU Ý: KHÔNG TƯỚI NƯỚC NHIỀU NHƯ KIỂU TƯỚI RAU, MÀ CHỈ TƯỚI THẤM ƯỚT ĐẤT BỀ MẶT. KHÔNG TƯỚI NƯỚC ĐỌNG TRÊN TAI NẤM. HẠN CHẾ TỐI ĐA VIỆC TƯỚI LÊN TAI NẤM.
* Bước 3: Thu hoạch nấm hoàng đế khi viền mũ nấm bắt đầu xòe thẳng ra.
Từ lúc nấm non nhú ra đến lúc thu hoạch kéo dài từ 3-6 ngày.
Khi thu hái phải lấy hết chân nấm, thu từng tai nấm trưởng thành, những tai nấm nhỏ để lại thu hoạch sau. Quả thể bị chết và chân nấm cũ phải vệ sinh sạch sẽ.
Sau khi thu nấm xong, trong 4 ngày đầu không tưới nước trực tiếp vào mặt đất phủ, giữ ẩm bằng cách tưới nước nền và xung quanh bịch nấm, ngày thứ 5 bắt đầu tiến hành tưới lên đất phủ để nấm ra đợt mới.
Nấm hoàng đế có thể thu hoạch kéo dài 3 lần. Mỗi lần thu hoạch cách nhau khoảng 10 tới 15 ngày
Thông tin liên hệ:
Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969
Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969
Mình đng cần các tài liệu này, cảm ơn bạn nhé, mời các bạn tham khảo ccas thông tin >>> Đau do sâu răng vì sao ?
Trả lờiXóa