Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Thuốc hay từ cây mận

Thuốc hay từ cây mận

Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc nước ta. Mùa xuân ra hoa, mùa hè cho quả. Các bộ phận của cây mận đều được dùng làm thuốc.


Mận còn có tên là lí tử, lí thực,… Là loại cây nhỡ, cành ngắn có màu nâu đỏ hồng. Lá nhọn hai đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân. Hoa màu trắng, cánh hoa hình trứng, ngược, nhân hạch nhẵn, có màu sắc thay đổi, tím, bồ quân, vàng lục, thường có một rãnh bên. Mùa ra hoa từ tháng 12 – 1, quả chín vào tháng 5 – 7.

Theo y học cổ truyền,  các bộ phận của cây mận như: quả, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt… đều có tác dụng chữa bệnh. Quả mận có vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thủy, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội nhiệt, thủy thũng, tiêu khát… Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9 – 10, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc. Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị vết thương do sang chấn… Nhân hạt mận còn gọi là lí hạch nhân, vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thủy, nhuận tràng.

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian

Bài 1: Vết thương do côn trùng đốt: Lấy hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương để 5 phút rồi rửa sạch. Đắp ngày 2 lần.

Bài 2:  Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Quả mận tươi 0,5kg, rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày, dùng  liền 10 ngày.

Bài 3: Giảm đau nhức răng: Rễ mận 30g, sắc đặc với 100ml nước, ngậm 5 – 7 phút vào buổi sáng, chiều, tối trước khi đi ngủ, ngậm 5 ngày.

Bài 4: Tác dụng nhuận tràng: Nhân hạt mận 10g, đào nhân 10g, hạnh nhân 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml, sắc còn 250, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Bài 5: Chữa đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi: Lá mận 50g, lá thài lài tía, lá đào, lá si, lá dâm bụt mỗi thứ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, sao vàng ngâm với rượu 10 – 15 ngày. Dùng rượu này xoa bóp chỗ đau ngày 2 lần.

Bài 6: Làm đẹp da mặt:  Quả mận tươi 250g, rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, ép lấy nước rồi hoà với 250ml rượu gạo, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 20ml.

Kiêng kỵ: Những người tỳ vị yếu không nên ăn nhiều mận.

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Mận

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Mận

Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật thành cành lớn do đó mận là cây chịu đốn; vậy cành vượt, cành già bắt đầu khô, cành manh, đều có thể tỉa bớt, cắt bỏ từ chân cành.


I. Khái quát chung

Tên Việt Nam : Cây Mận, mận ta ( với miền nam mận lại là quả roi của miền bắc )

Tên khoa học : Prunus salicina

Là cây gỗ nhỏ, phân cành nhiều. Ưa thời tiết mát mẻ. Có khả năng chịu hạn

Cây lá đơn, mép nguyên, rụng lá vào mùa đông (11-1)

Hoa trắng, đẹp, nở vào đầu xuân, quả đỏ tươi > đỏ đậm, mọng, chấm muối ngon thôi rồi.

Gần đây, mận được ứng dụng nhiều trong việc trồng sân vườn, cảnh quan vì hoa đẹp, nở dịp tết, lại  có quả ngay tại vườn.

Theo phong thủy, cây mận đem lại may mắn cho gia chủ tương tự như cây đào


II. Kỹ thuật trồng chăm sóc

1. Mật độ, khoảng cách

Khoảng cách trồng : 5m hoặc 5 x 4m (400-500 cây/ha).

Đất xấu trồng mau, đất tốt trồng thưa hơn.

2. Bổ hốc, đánh cây

Trồng cây mận

Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải.
Thời gian trồng phù hợp nhất là từ tháng 12 – tháng 1
Thời kỳ này có thể trồng rễ trần nghĩa là đánh cây lên, rũ hết đất; nếu có đất bùn ao tốt nhúng vào rễ bùn sau đó bó từng bó 10, 20 cây sau vài ngày trồng vẫn có thể sống 100%.
Không thể trồng rễ trần các tháng khác khi cây đang sinh trưởng. Muốn trồng sống vào bất cứ thời gian nào trong năm nên ương cây trong bầu bọc polyetylen, 6-10 kg đất, ghép khi cây còn ở bầu, bóc vỏ bỏ polyetylen khi trồng.

3. Đốn cành tạo hình

a) Tạo hình: Chỉ có thể tạo hình trên cơ sở chăm sóc tốt cây con ngay từ đầu, cắm cọc chống khi cần để có thân chính thẳng. Cũng như các cây ăn quả khác, hãm ngọn thân chính để tạo nên 3-5 cành khung hay nhiều hơn tùy theo sức cây và chân cành khung trên thân chính phải cách nhau đều, khoảng 20-30cm.

b) Tạo quả: Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật thành cành lớn do đó mận là cây chịu đốn; vậy cành vượt, cành già bắt đầu khô, cành manh, đều có thể tỉa bớt, cắt bỏ từ chân cành. Tất cả các giống mận của ta đều thuộc loại mận Trung Quốc, nụ hoa ra nhiều nếu thụ phấn tốt không sợ thiếu quả mà thường hay xảy ra tình trạng quả ra quá nhiều.

4. Tỉa quả

Tỉa quả là một điều bắt buộc đối với mận vì:

Quả sau khi tỉa đều, to và mã quả đẹp hơn nếu không tỉa.
Tỉa quả là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa gãy cành (cành mận dòn dễ gãy).
Tỉa quả giảm số công thu hoạch vì quả to, phân bố đều trên cành.
Phương pháp tỉa: có thể tỉa bằng tay, đợi đến tháng 4 khi quả đã to bằng hạt đỗ tương (đậu nành) thì tỉa. Nguyên tắc tỉa: không để chùm và quả nọ cách quả kia 4-5cm trên cành quả.

5. Bón phân, tưới nước, làm cỏ

Mặc dù mận trồng được ở đất xấu, cần phải bón nếu muốn đạt sản lượng cao. Tốt nhất trong điều kiện Việt Nam là phân chuồng để ải; số lượng khi trồng bỏ dưới hốc: 30-40kg.

Những năm sau bón tháng 12 khi cây nghỉ đông. Sau khi cây ra quả, thời kỳ cần bón nhất là tháng 6, 7 sau khi thu hoạch.
Trong các yếu tố dinh dưỡng, đạm và kali cần nhất rồi đến lân. Lượng phân khoáng thường bón 300-500g/cây amôn sunfat khi cây chưa ra quả; 1-1,5kg khi cây đã có quả rồi. Tính ra NPK nguyên chất 1 hecta đương thu hoạch bón khoảng 100 kg N, 100-150 P2O5, 150-200 kg K2O.

Mận thường trồng ở đất gò, dốc, xa nước nên tập quán là trồng không tưới. Nếu trồng gần nhà một vài cây, tháng 3, 4 khi quả non đương lớn, và nếu trời hạn, tưới cho mỗi gốc một vài thùng nước rất có lợi.

Mận sợ cỏ vì rễ ăn nông, vì vậy lúc nào gốc mận cũng nên giữ sạch cỏ. Tốt nhất nên phủ rác quanh gốc, dưới tán cây, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm. Dùng cuốc xới cỏ quanh gốc thường làm đứt rễ, vì vậy khi có cỏ nên làm thật sớm khi cỏ chưa lớn để khỏi phải cuốc sâu và tốt nhất nên nhổ cỏ bằng tay.

6. Trừ sâu bệnh

Trên núi cao, với điều kiện khí hậu thích hợp, nhất là về nhiệt, cây mận mọc khỏe, không có sâu bệnh đáng kể. ở đây trồng giống mận chua, chống sâu sâu bệnh cũng khỏe, nên ít khi người ta bắt sâu phun thuốc. Nếu chăm bón tốt và nếu lại trồng những giống mận ngon quả to, sâu bệnh vẫn nguy hiểm. Những loại chính là:

Bệnh chảy gôm: phổ biến ở đào, mận. Cách phòng: không đốn cành non, đặc biệt cành hơi to. Khi phải đốn, dùng cưa và dao sắc để vết thương chóng lành, phòng trừ sâu đục thân, sâu ăn vỏ cũng giảm bớt bệnh.
Bệnh khô cành: mận Tam Hoa trồng ở vùng thấp hay mắc. Triệu chứng: cành nhỏ khô từng vết khi vết loang ra bao trùm cả cành thành một vòng thì lá và quả non đang lớn héo đi, lấy dao cạo vỏ thì thấy dưới vết khô gỗ biến màu nâu, ống dẫn nhựa bị tắc do đó cành héo. Có thể bệnh do một loại vi khuẩn gây ra. Phòng trừ bằng thuốc bordeaux ít tác dụng. Cắt cành khô đem đốt, tháng 12 khi cây ngừng sinh trưởng, làm giảm bệnh. ở trại Lý Nhân ghép lên mận chua, mận Tam Hoa ít bệnh hơn trồng bằng cành chiết.
Bệnh nấm đỏ (Polystigma rubrum) ở Sapa, Mèo Vạc, đặc biệt những nơi ẩm lá mận bị hại thành từng vết tròn màu đỏ da cam có nhiều bào tử nấm. Trị bằng thuốc bordeaux rất có hiệu lực.

Ở trung du và đồng bằng, những sâu chính hại mận có: xén tóc, mối, sâu róm ăn lá và quả non, sâu đục nõn, nhưng không có sâu nào đặc biệt nguy hiểm.

7. Thu hoạch chế biến

Mùa mận chín là tháng 5-6 ở đồng bằng, 7-8 ở miền núi. Xác định độ chín căn cứ vào màu sắc quả. Vị trí chuyển màu trước tiên là vết lõm ở đuôi quả nơi xa cuống nhất. Màu xanh nhạt dần chuyển sang vàng nhạt rồi vàng sẫm, đỏ hoặc tía tùy giống.

Hái xanh hai chín căn cứ vào mục đích sử dụng. Nếu để ăn tươi thì người ta hái sớm, nhiều ít tùy theo nơi sử dụng xa hay gần nơi sản xuất vì quả càng chín càng nhũn khó vận chuyển, và càng phải mang đi xa càng phải hái sớm khi mận còn hơi xanh. Chú ý điểm sau đây: mận để lâu trên cây không những hàm lượng đường tăng nhanh mà thể tích, khối lượng quả cũng tăng. Ví dụ mận Tam Hoa hái chín già so với khi mới chín cách nhau chỉ mươi ngày nhưng khối lượng có thể tăng tới 30%. Vì vậy hái sớm có thể là một nguyên nhân thất thu. Hái muộn quá thì ngược lại có thể làm cho cây yếu sức đi.

Hái xanh hay chín còn tùy giống, ví dụ mận Hậu Bắc Hà khi chín rất nhũn không mang đi xa được, do đó phải hái tương đối xanh. Nếu hái mận khi bắt đầu chín có thể bảo quản 10-15 ngày, quả mềm dần nhưng chưa thối.

Mận phơi khô phải hái lúc thật chín vì lúc này hàm lượng đường cao nhất. Chế mận khô có thể phơi, dùng nhiệt mặt trời, hoặc sấy ở lò. Độ nhiệt sấy lúc đầu là 50-60°C sau tăng dần lên nhưng không bao giờ được cao quá 72-73°C. Thời gian sấy vào khoảng 24-36 giờ và sau khi sấy độ ẩm chỉ còn khoảng 20%. 100 kg mận tươi sau khi sấy còn khoảng 32-36 kg mận khô.

Chăm sóc cây mận bắc ra nhiều trái

Chăm sóc cây mận bắc ra nhiều trái

Mận bắc hay còn gọi mận là một loài cây rụng lá nhỏ bản địa tại miền bắc Việt Nam vàTrung Quốc thuộc Chi Mận mơ. Cùng tìm hiểu tác dụng của mận bắc và phương pháp trồng mận sao cho ra nhiều trái nhé


Tác dụng của trái mận bắc: Trái mận tuy nhỏ nhưng lại chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, phải kể đến là kali, sắt, magiê, vitamin A, vitamin nhóm B như vitamin B2, vitamin C, vitamin K. Mận cũng chứa lượng chất xơ đáng kể, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Một quả mận chín chứa tới 11% vitamin A, 26% vitamin C và 13% vitamin K.

Cây mận có thể cao đến 10 mét, và có chồi màu nâu đỏ. Các lá dài từ 6–12 cm và rộng 2,5–5 cm, cạnh lá có rặng cưa. Những bông hoa xuất hiện vào đầu xuân, có đường kính 2 cm với năm cánh hoa màu trắng.

Quả mận là loại quả hạch có đường kính 4–7 cm và có thịt màu hồng-vàng, quả có thể được thu hoạch vào mùa hè. Khi chín, có thể ăn sống quả.

Kỹ thuật chăm sóc mận bắc:

Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất phù hợp cho cây mận, có tầng dầy trên 50 cm, tơi xốp có khả năng giữ ẩm tốt, nhưng dễ thoát nước. Chú ý nên bố trí khoảng 10% số cây mận khác giống, trồng rải trên vườn để tăng khả năng thụ phấn cho mận, tăng năng suất quả. Hố trồng được đào theo kích thước 60cm x 60cm x 60cm hoặc 50cm x 60cm x 70cm, khoảng cách 4m x 4m, mật độ 625 cây/ha. Sau khi đào hố, bón lót mỗi hố 20 – 25kg phân chuồng hoai, 0,2kg phân lân nung chảy, 0,1kg sufat kali và 0,3kg vôi bột. Tất cả trộn kỹ với đất mặt và lấp đầy hố để 1 tháng sau mới trồng.

Bón phân: Cây mận dưới 4 năm tuổi mỗi năm bón 2 lần vào đầu và giữa năm. Số lượng phân cho mỗi cây lần thứ nhất bón: 15kg phân hữu cơ + 0,4kg super lân + 0,2kg cloruakali + 0,2kg urê. Lần thứ 2 bón: 0,1kg cloruakali + 0,3kg urê. Đối với vườn mận từ 4 – 10 năm thì mỗi năm bón 3 lần: Tháng 2 -3, tháng 6 -7 và tháng 11 – 12.

Lượng phân bón cho mỗi cây như sau: Đầu năm: 0,4kg urê + 0,2kg cloruakali để cây nuôi lộc, hoa và quả. Giữa năm: 0,4kg urê + 0,25kg cloruakali để cây hồi sức sau thu hoạch quả. Cuối năm: 20 – 30kg phân chuồng, 0,7kg super lân và 1,5kg cloruakali giúp cây chuẩn bị ra hoa. Đối với mận hơn 10 tuổi thì mỗi năm cũng bón 3 lần với lượng phân tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi tuỳ thực trạng của vườn mận.

Chúc bạn thành công!

Nhân giống cây mận

Nhân giống cây mận

Hiện nay có 4 phương pháp nhân giống mận đang được áp dụng: trồng từ hạt, bấm rễ mầm, ghép và chiết cành. Tùy điều kiện sản xuất, có thể lựa chon 1 trong 4 phương pháp sau


I. Giới thiệu đặc điểm sinh học của các giống mận:

- Mận Tam Hoa là giống  cây  ăn quả  ôn đới Trung Quốc, được đưa vào Việt Nam năm 1972, trồng thử nghiệm thành công, sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự  nhiên tại Bắc Hà. Giống có tên là Tam Hoa do mỗi chùm có “3 bông hoa”. Mận Tam Hoa khi chín vỏ quả  có màu tím xanh, ruột màu  tím đậm, mềm, vị ngọt đậm.

- Mận Hậu Bắc Hà là giống mận địa phương. Khác với những giống mận khác, mận Hậu Bắc Hà khi chín ít biến đổi màu vỏ ngoài, được thu hái khi quả chuyển màu xanh vàng nhạt, ruột trong vàng, róc hạt, vị ngọt đậm, thơm mát.

- Mận Tả Van là giống mận địa phương được đồng bào dân tộc H’Mông trồng tại các xã vùng cao huyện Bắc Hà. Mận Tả Van quả bé như quả mơ, khi chín chuyển màu  đỏ  rực, phủ phấn trắng bên ngoài, ruột  đỏ  thẫm, có vị  ngọt pha lẫn vị  chua tự nhiên.

- Mận Tả Hoàng Ly là một trong những giống mận nổi tiếng của đồng bào dân tộc H’Mông, được trồng chủ yếu ở xã Tả Văn Chư. Mận khi chín quả to hơn mận Tam Hoa, có màu vàng nhạt, thịt quả vàng trong, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng.

II. Nhân giống:

Hiện nay có 4 phương pháp nhân giống mận đang được áp dụng: trồng từ hạt, bấm rễ mầm, ghép và chiết cành. Tùy điều kiện sản xuất, có thể lựa chon 1 trong 4 phương pháp sau:

1. Nhân giống bằng hạt:

a. Đặc điểm:

- Đơn giản, dễ thực hiện, sản xuất cây con với số lượng lớn. Cây có bộ rễ thực sinh khỏe mạnh, khả năng chịu hạn cao.

- Thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài, sau trồng từ 5 - 7 năm mới cho quả. Không phù hợp với sản xuất hàng hóa.

b. Kỹ thuật:

- Nguồn giống: Trên những cây mận năng suất cao, ổn định; chọn những quả to, không sâu bệnh. Quả được ủ mềm, xát rửa sạch thịt và vỏ quả, thu hạt, hong khô ở nơi râm mát hoặc ủ trong cát sạch ẩm.

- Chuẩn bị bầu: Chọn túi nilon kích thước 17 x 22 cm, đáy túi đục 8 - 10 lỗ nhỏ để thoát nước. Mỗi bầu chứa 1,5 kg đất mặt (tơi xốp, không lẫn tạp chất) trộn lẫn 0,2 kg phân chuồng hoai mục và 8 gram supe lân. [1.500 kg đất mặt + 200 kg phân chuồng hoai mục + 8 kg supe lân]/1.000 túi bầu

- Xử lý hạt giống: Với hạt khô, trước khi gieo, ngâm hạt trong nước sạch 4 - 5 ngày, thay nước mỗi ngày 1 lần. Với hạt bảo quản trong cát ẩm có thể trồng ngay.

- Cách trồng: Mỗi túi bầu gieo 1 hạt, lấp đất mỏng 2 - 3 cm, tưới đẫm.

- Chăm sóc cây con: Xếp các túi bầu thành luống dài, bề ngang luống 1-1,2m, luống cách nhau 40-50cm để đi lại chăm sóc thuận tiện. Nên chọn nơi cao, kín gió, gần nguồn nước tưới để xếp các túi bầu. Nếu nắng hạn cần tưới hằng ngày. Hạt sẽ mọc sau 20-30 ngày, sau 1 tháng nên tưới nước phân pha loãng. Khi cây con cao 60-70cm thì đem trồng.

- Thời vụ trồng: Từ tháng 12 đến tháng 1 dương lịch.

2. Nhân giống từ rễ mầm:

a. Đặc điểm:

- Đơn giản, dễ làm.

- Sản xuất cây con số  lượng nhỏ, không đồng đều, thời gian  sinh  trưởng kéo dài, lâu cho quả; gây tổn thương cho cây mẹ. Chỉ áp dụng trong điều kiện vườn hộ với diện tích nhỏ.

b. Kỹ thuật:

- Bấm rễ: Chọn ngày trời khô mát, dùng dao sạch, cắt đứt một số  rễ  to bằng chiếc đũa, cách gốc 60 – 80 cm; bật đầu rễ đã cắt tới lên khỏi mặt đất. Sau vài tuần chồi sẽ mọc thành cây con, lúc này cần bón phân và lấp  đất  để mầm rễ mọc tự  do thành cây con.

- Chuẩn bị sọt giâm: Trộn đất màu với supe lân và phân chuồng hoai mục (tỷ lệ như túi bầu), đựng trong sọt tre có đường kính 15 – 18 cm.

- Tách cây con: Khi cây cao từ 20 – 25 cm thì bứng kèm theo 1 đoạn rễ của cây mẹ, giâm vào sọt tre, chèn chặt đất, tưới đẫm nước. Sọt giâm cây con được đặt ở nơi râm mát, có giàn che, tưới nước đủ ẩm hang ngày. Mỗi tuần tưới phân pha loãng 1 lần. Cây cao 80 – 90 cm thì đem trồng.

- Thời gian bấm rễ: tháng 2, 3.

3. Nhân giống bằng phương pháp ghép:

a. Đặc điểm:

- Sản xuất cây con số  lượng lớn, đồng đều về chất  lượng, nhanh cho quả. Cây chịu nóng tốt hơn và cho năng suất cao hơn so với cây chiết.

- Kỹ thuật sản xuất phức tạp. Cây có tuổi thọ ngắn, không chịu được đất trũng hoặc đất thịt nặng.

b. Kỹ thuật:

* Sản xuất gốc ghép:


- Nguồn hạt giống: mận, đào,  lê dại, cây chua chát hoặc một số cây thuộc họ hoa hồng.

- Ương  cây  con: Hạt giống  được lấy từ  những cây khỏe mạnh, quả  to, sạch bệnh. Thông  thường, quả được ủ mềm, xát sạch vỏ và thịt quả. Hạt được phơi  trong bóng râm, ủ  trong cát ẩm từ 4 – 5 tháng. Trong thời gian ủ không tủ rác, không  tưới quá ẩm. Khi hạt nứt nanh, nhú mầm từ 1 – 3mm, chọn mầm khỏe mạnh chuyển sang trồng trong bầu.

- Chuẩn bị bầu: Chọn túi nilon kích thước 17 x 22 cm, đáy túi đục 8 – 10 lỗ nhỏ để thoát nước. Mỗi bầu chứa 1,5 kg đất mặt (tơi xốp, không lẫn tạp chất) trộn lẫn 0,2 kg phân chuồng hoai mục và 8 gram supe lân. [1.500 kg đất mặt + 200 kg phân chuồng hoai mục + 8 kg supe lân]/1.000 túi bầu

- Cách trồng: Mỗi túi bầu trồng 1 hạt. Dùng que chọc lỗ giữa bầu, thả hạt vào, lấp đất, tưới đẫm nước.

- Chăm  sóc  cây  con: Xếp các túi thành luống bề ngang từ 1,0 – 1,2 m, hang cách hang từ 40 – 50 cm để  tiện chăm sóc. Kiểm tra bầu  thường xuyên, đảm bảo độ ẩm, phòng trừ kiến, mối. Sau 20 – 30 ngày khi cây mọc lên khỏi mặt đất, có thể tưới phân pha loãng 1 tuần 1 lần. Sau 6 - 8 tháng, cây cao 35 – 40 cm, đường kính gốc 0,6 – 0,8 cm có thể đem ghép.

- Thời vụ trồng: ủ hạt từ tháng 7 đến tháng 10, đem trồng ở vườn ghép từ tháng 12 đến tháng 1, ghép mắt vào tháng 7, 8, 9.

* Chuẩn bị mắt ghép:

Mắt ghép được lấy từ những cây mận giống tốt, phẩm vị thơm ngon, năng suất cao ổn định. Cắt những cành một tuổi, vỏ đang  chuyển từ xanh sang nâu (bánh tẻ), đường kính gốc cành 0,5  –  0,8 cm, thẳng, không có cành  phụ. Cắt cành xong phải ghép ngay.

* Kỹ thuật ghép: Có 3 phương pháp ghép mắt mận.

- Ghép  chữ T: Từ  cành ghép, dùng dao  sắc  cắt  lấy mắt ghép ở nách  lá  (mầm ngủ). Trên thân cây gốc ghép, cách gốc 20 - 25 cm, rạch 2 đường trên vỏ hình chữ T, tách vỏ và nhanh chóng đặt, đẩy mắt ghép vào rồi buộc bằng dây nilông cho chặt.

- Ghép mắt nhỏ có gỗ: Từ cành ghép, cắt lấy mắt ghép với 1 phần gỗ bằng nửa hạt đỗ xanh. Trên thân cây gốc ghép cách gốc 20 - 25 cm, cắt một vết cả vỏ và gỗ vừa bằng mắt ghép nói trên rồi đặt vào đó mắt ghép và dùng dây nilông cuốn chặt. Chú ý: kích cỡ mắt ghép và vết cắt trên gốc ghép càng khít nhau thì khả năng sống của mắt ghép càng đảm bảo.

- Ghép áp ngọn cành: Chọn cành ghép có đường kính bằng thân cây gốc ghép; cắt cành ghép thành các đoạn có độ dài 5 - 6 cm gồm 2 - 3 mắt, cắt vát độ dài 2 - 3 cm và ở phần gốc ghép cách mặt đất 15 - 20 cm cũng cắt vát một phần vỏ và gỗ, vẫn giữ lại phần ngọn cây gốc ghép, áp sát cành ghép vào đó rồi dùng dây nilông quấn chặt.

Sau khi ghép được 10 - 15 ngày kiểm tra, nếu mắt ghép sống thì mở dây buộc và sau 3  - 5 ngày, cắt ngọn gốc ghép  ở đoạn cách mắt ghép 5 cm để mắt ghép nảy mầm. Sau 10 - 15 ngày mầm ghép sẽ mọc và khi cao 30 cm thì bấm ngọn, chuẩn bị tạo tán cây con. Khi cây con đạt tiêu chuẩn đem trồng.

4. Chiết cành:

a. Đặc điểm:

- Cây nhanh cho quả.

- Số lượng cây con ít, tuổi thọ cây ngắn.

b. Kỹ thuật:

- Chuẩn bị bầu chiết: Đất bùn hoặc đất vườn phơi khô, đập vụn trộn với rơm rạ, rễ bèo tây, mùn cưa hoặc trấu bổi (tỷ lệ 2:1); cho nước đủ ẩm 70%.

- Kỹ  thuật chiết: Chọn cây giống tốt cho năng suất cao ổn định, có phẩm chất tốt, chọn các cành ở bìa tán, cấp 3 - 4, đường kính gốc cành 0,8 cm, dài 50 - 60 cm, có 6 - 8 tháng tuổi, không sâu bệnh. Chọn ngày khô mát, dùng dao sắc cắt khoanh nhỏ, cạo sạch  tượng tầng, tiến hành bó bầu ngay. Trước khi bó bầu nên bôi dung dịch a - NAA hoặc IMA pha thật loãng 0.2 - 0,4% dùng bông nhúng vào dung dịch rồi bôi vào vết cắt khoanh vỏ để mận ra rễ. Bó bầu có trọng  lượng 150  - 300g, đường kính chỗ phình to 6- 8cm, bầu dài 10  - 12 cm. Bọc bầu chiết bằng nilông trong mờ để có thể nhìn thấy rễ cây phát triển.

- Chăm sóc: Sau 1,5 - 2 tháng, nếu thấy có nhiều rễ  thì có thể cắt cành đem giâm ở vườn ươm, chăm sóc 2 - 3 tháng cho cây phát triển đem ra trồng.

- Thời gian chiết: tháng 2, 3 hoặc tháng 7, 8.

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Vì sao măng cụt trồng ở ĐBSCL chỉ ra trái cách năm?

Vì sao măng cụt trồng ở ĐBSCL chỉ ra trái cách năm?

Từ năm 2010 đến nay, tình trạng nhà vườn ở ĐBSCL đốn hạ măng cụt để trồng loại cây ăn trái khác ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân chính là cây măng cụt cho trái thất thường, hiện tượng cho trái cách năm ngày càng phổ biến.


Năm 2012, các vùng trồng măng cụt từ Chợ Lách (Bến Tre) qua Cầu Kè (Trà Vinh) đến Kế Sách (Sóc Trăng) đều thất thu. Bình quân chỉ khoảng 20% số cây ra bông, kết trái. Tuy nhiên, các cây ra bông thì năng suất cũng rất thấp, chỉ vài ký mỗi cây. Năm nay, tỷ lệ cây măng cụt ra bông tuy cao hơn năm 2012 nhưng thời điểm ra bông muộn hơn 15 - 20 ngày. Tại các tổ hợp tác trồng măng cụt theo mô hình VietGAP thuộc các xã Vĩnh Thành, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Hòa... huyện Chợ Lách, nhà vườn ứng dụng các kỹ thuật canh tác bài bản thì tỷ lệ cây ra bông cũng chỉ đạt khoảng 60%; trên những cây ra bông thì số bông cũng chỉ bằng 50 - 70% so với trước đây. Ở huyện Kế Sách, tỷ lệ cây ra bông bình quân khoảng 30%; số bông/cây bằng khoảng 50% so với các năm trước. Nhà vườn trồng măng cụt đang tích cực chăm sóc với hy vọng tuy số trái ít đi nhưng bù lại trái sẽ lớn hơn, tỷ lệ trái đạt loại I tăng lên.

Trường hợp măng cụt không ra bông, kết trái còn xảy ra đối với những nhà vườn nhiều kinh nghiệm. Ông Trương Hữu Nghĩa (xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách) cho biết, ông được thừa hưởng vườn măng cụt với 300 cây, được trồng cách đây hơn 30 năm; từ năm 2010 trở về trước, năm nào thời tiết lạnh, mưa nắng đều, mỗi cây cho cả 1.000 trái. Đặc biệt, ông Nghĩa là một trong những người đầu tiên xử lý măng cụt ra hoa sớm rất thành công bằng phương pháp xiết nước, khấc cây (khoanh vỏ). Tuy nhiên, 3 năm qua ông cũng đành “bó tay” nhìn măng cụt “tốt cây, xanh lá” nhưng “vắng bông trên cành”! Tương tự, ông Phan Ngọc Thành ở xã An Lạc Thôn được xem là “vua” măng cụt trong năm 2012 tại “thủ phủ” vườn cây ăn trái của huyện Kế Sách. Thế nhưng vụ măng cụt 2013, “vua” cũng chào thua “hoàng hậu” măng cụt đỏng đảnh! Đến thời điểm này, các vườn măng cụt khác đã ra bông, nhưng vườn của ông Thành không có dấu hiệu ra bông, kết trái.

Từ thực tế trên cho thấy, các kinh nghiệm xử lý ra bông sớm của nhà vườn trồng măng cụt thời gian qua không có tính ổn định; vụ này khiển ra bông thành công, sang vụ sau cũng quy trình ấy nhưng lại thất bại. Chuyên gia “xử lý ra bông” cây ăn trái, PGS.TS. Trần Văn Hâu, cũng cho rằng hiện nay chưa có quy trình xử lý ra bông ổn định trên cây măng cụt.

Lý giải về nguyên nhân măng cụt ra bông, đậu trái thất thường trong 3 năm qua, nhà vườn Trương Hữu Nghĩa và Nguyễn Văn Dũng (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho rằng nhiệt độ cao hơn và mưa trái mùa trong tháng 11 âm lịch là nguyên nhân khiến cây ra đọt thay vì ra bông. Ở Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre), nhiều nhà vườn “liên kết” giữa thời tiết trong mùa Noel với sự ra bông của măng cụt: năm nào mùa Noel (tháng 12 dương lịch) lạnh nhiều thì năm đó cây măng cụt “thọ hàn” tốt và sẽ ra bông nhiều.

Trình độ canh tác cây măng cụt của nhà vườn ngày càng được nâng lên, hệ thống đê bao ngày càng hoàn chỉnh hơn nhưng hiện tượng măng cụt ra trái cách năm ngày càng phổ biến hơn, phải chăng biến đổi khí hậu khiến thời tiết thất thường là nguyên nhân chính? Giải pháp nào để khắc phục hữu hiệu hiện tượng măng cụt ra trái cách năm là một câu hỏi đặt ra với các nhà khoa học. Nếu không sớm có lời giải cho câu hỏi này thì diện tích trồng măng cụt sẽ tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới.
VŨ BÁ QUAN, Khoa học phổ thông, 28/05/2013

Kinh nghiệm trồng măng cụt

Kinh nghiệm trồng măng cụt

Cây măng cụt còn nhỏ rất mẫn cảm với ánh nắng mặt trời, giai đoạn này vườn rất trống nên tận dụng trồng xen lấy ngắn nuôi dài, vừa đảm bảo môi trường thích hợp cho cây măng cụt.


Ở ấp Tân Quy 1, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có vườn măng cụt được xem là “kiểu mẫu” của địa phương do ông Lưu Văn Nhiều cải tạo từ mảnh vườn tạp. Ông xử lý măng cụt cho trái sớm vụ và đang áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trên vườn măng cụt. Vườn măng cụt đạt năng suất cao, chất lượng ngon nên ông thu về hơn 200 triệu đồng mỗi vụ.

Ông Lưu Văn Nhiều cho biết, sau giải phóng ông về lập vườn ở quê nhà, với 1 ha vườn tạp, đất cằn cỗi thu nhập không bao nhiêu. Thấy trong vườn có 24 gốc măng cụt do cha mẹ trồng, dù cây trên 80 năm tuổi nhưng vẫn cho trái tốt nên ông quyết định cải tạo mảnh vườn trồng đặc sản măng cụt. Hiện ông có 2,5 ha trồng măng cụt chuyên canh, vụ măng cụt năm 2010 ông thu hoạch 14 tấn trái, thu về khoảng 280 triệu đồng. Ông đang kỳ vọng vào 500 gốc măng cụt mới trồng gần đến tuổi kinh doanh với thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm. Trái măng cụt vườn nhà ông Nhiều luôn được thương lái chọn mua vì chất lượng tốt. Ông từng đoạt giải nhất và nhì cho mẫu trái măng cụt ngon tại các hội thi ở ĐBSCL. Xây dựng vườn măng cụt cơ bản

Ở giai đoạn xây dựng cơ bản, ông lên liếp chiều rộng 6 m, mương 3 m, sâu 1 m để chủ động nước tưới mùa khô, dễ thoát nước mùa mưa. Trồng cây theo quy cách 10 m x 10 m, trồng dạng nanh sấu dễ quản lý dịch bệnh, chừa lề mương 1 m. Cây giống do ông tự ươm lên bằng hột: chọn trái chín to, bóng đẹp lấy hột ươm. Khi được 2 năm tuổi đưa cây ra bầu lớn nuôi cho mau lớn. Cây con đạt 50 - 60 cm, ông đem cây ra trồng vào hố chuẩn bị sẵn. Hố trồng bón lót 1 kg phân hữu cơ vi sinh + 50 g NPK 16-16-8. Trồng xong, che đậy cho cây, tưới đủ ẩm vì măng cụt hút nước kém. Thời điểm trồng thích hợp là vào mùa mưa, mật độ trồng 220 - 250 cây/ha. Cây măng cụt còn nhỏ rất mẫn cảm với ánh nắng mặt trời, giai đoạn này vườn rất trống nên ông tận dụng trồng xen lấy ngắn nuôi dài, vừa đảm bảo môi trường thích hợp cho cây măng cụt. Cây khoảng 5 năm tuổi, ông bắt đầu dọn dần những cây trồng xen có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng. Đến thời kỳ cây măng cụt cho trái ổn định (khoảng 15 - 20 năm tuổi) thì loại bỏ hết cây xen canh, tập trung chuyên canh măng cụt. Đối với cây cho trái ổn định, cần chế độ phân bón sau: phục hồi cây sau thu hoạch bón 2 kg NPK 23-23-0 + 5 kg phân hữu cơ/cây, đợt hai bón trước thời kỳ ra hoa bằng phân AT2 2 kg/cây, thời kỳ cây nuôi trái bón NPK 15-15-15 1,5 kg/cây. Trước khi bón phân cần xới đất lên quanh tán cây, bón phân xong lấp lại hạn chế phân bị rữa trôi. Quản lý sâu bệnh chủ yếu là sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp sáp, thán thư, xì mủ trái… mỗi kỳ phun thuốc kết hợp phun thêm phân bón lá tăng thêm dinh dưỡng cho cây.

Xử lý cho măng cụt ra hoa sớm

Ông Nhiều cho biết, măng cụt cho trái đầu cành, thời điểm ra hoa đầu mùa khô. Vì vậy cần chăm sóc cho cây ra đọt non đồng loạt, xử lý cho cây khô hạn (xiết nước) trước khi mùa khô đến. Sau thu hoạch tiến hành tỉa cành tạo tán, cắt bỏ cành vượt, cành cấp 1, cắt bỏ cặp lá đầu cành và bón phân đợt 1. Sau 20 ngày bắt đầu phun Thiore giúp cây ra đọt non đồng loạt. Khi lá thuần thục tiến hành bón phân đợt 2, phun MKP kết hợp xiết nước tạo khô hạn (cuối tháng 9). Ông Nhiều lưu ý, khâu quản lý nước rất quan trọng, sẵn sàng cho mọi tình huống (bơm thoát nước, xả nước…), không cho nước vào vườn giai đoạn này. Sau 30 - 40 ngày xiết nước, nhìn cây có hiện tượng héo lá, cho nước vào mương tưới đẫm, nếu ngập càng tốt, sau đó xiết nước trở lại cho đến khi cây ra hoa mới thả nước vào vườn tưới. Sau 30 - 40 ngày hoa nở là bón phân đợt 3, kết hợp phun phân bón lá tăng trọng, nâng cao phẩm chất trái. Sau 115 - 120 ngày hoa nở là đến thời kỳ trái chín. Ông thu hoạch và cho vào thùng giấy ngay tại vườn. Kinh nghiệm của ông Nhiều là thu hái khi trái có 1 - 2 chấm điểm bằng đầu chân nhang sẽ tăng thời gian bảo quản, vận chuyển trái trong thời gian 30 ngày vẫn an toàn. Ông ứng dụng IPM, bảo vệ thiên địch và phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Ông bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trên vườn măng cụt của mình để cung cấp cho thị trường khó tính cũng như xuất khẩu.
QUỐC PHONG - Khoa học phổ thông, 25/6/2010

Bón phân cho măng cụt

Bón phân cho măng cụt

Để đảm bảo cho măng cụt năng suất cao và chất lượng qủa ngon cần bón phân cho cây theo trình tự sau


Thường bà con nông dân bón phân chuồng, lá cỏ khô cho măng cụt hoặc tưới nước vào gốc. Nhiều nơi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường bón cho một cây hàng năm là 1,5kg DAP(18:46:0)+1,5kg urê. Thường nông dân bón măng cụt vào cuối mùa mưa. Ngoài ra bà con còn vét bùn phơi khô, đập nhỏ, bón vào gốc cho cây.

Để đảm bảo cho măng cụt năng suất cao và chất lượng qủa ngon cần bón phân cho cây theo trình tự sau:

- Khi cây còn nhỏ, chưa cho quả. Hàng năm bón cho 1 cây với lượng phân bón: 50-100g SA( hoặc 20-40g) sau khi trồng 1 tháng vào đầu mùa mưa.

Sau khi trồng 6 tháng, bón vào cuối mùa mưa: 50-100g SA hoặc 20-40g urê.

Các năm về sau bón cho 1 cây: 300-400 g phân NPK(20:20:15) chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Trồng măng cụt cần chú ý gì?

Trồng măng cụt cần chú ý gì?

Măng cụt là một trong những loại trái cây Việt nam, vừa có giá trị dinh dưỡng cao lại có giá trị kinh tế lớn. Vì vậy, bà con nên nắm vững kỹ thuật trồng cây măng cụt cho năng suất cao nhất.


Có nguồn gốc từ Malaysia, ngày nay măng cụt đã là loại quả phổ biến toàn Đông Nam A và một số vùng châu Phi.  Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt có mùi thơm thu hút.

Măng cụt được trồng ở đâu?

Măng cụt thích hợp với khí hậu nắng ấm nên trồng nhiều ở những tỉnh như Tây Ninh, TPHCN, Bình Dương xa nhất chỉ đến huế nhưng rất ít.

Tác dụng của măng cụt: cũng được xem như là những thuốc chống dịch tả, bệnh lỵ, kháng vi khuẩn, kháng vi sinh vật, chống suy giảm miễn dịch. Người Thái dùng nó để chữa vết thương ngoài da. Theo Đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc chất ăn, khi bệnh thuyên giảm thì thôi, dùng lâu sinh táo bón.

Kỹ thuật trồng măng cụt ra nhiều trái:


Măng cụt có thể được nhân giống bằng cách ghép đọt hoặc gieo hạt. Phương pháp ghép không đạt hiệu quả cao do cây con có tỉ lệ hao hụt rất lớn; cây ghép cho trái nhỏ và ít hơn so với cây trồng bằng hạt. Gieo hạt là phương pháp nhân giống phổ biến của măng cụt. Măng cụt đậu trái không thụ phấn, hạt măng cụt được phát triển từ phôi cái nên cây trồng từ hạt có đặc tính giống như cây mẹ.

Khi cây con được 2 năm tuổi thì đem đi trồng, lúc này cây có 12-13 cặp lá và 1 cành cấp 1, khoét lỗ trên mô vừa với bầu đất, nhẹ nhàng đặt cây vào, lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giữa cây không bị đổ ngã. Khi đặt cây cần cẩn thận để không bị hư rễ.

Tưới nước: Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái vì sau khi trổ tháng 12 dương lịch là thời kỳ không mưa. Do đó, cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là ở giai đoạn sau khi trổ hoa, trái.

Thu hoạch và bảo quản măng cụt: Hái trái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và tránh sự va chạm mạnh trên trái nhằm giảm đến mức thấp nhất sự xây xát. Nên dùng dụng cụ có túi vải để hái trái, tránh để trái rơi tự do trên mặt đất làm xay xát vỏ trái…

Măng cụt hiện giờ là cây có giá trị kinh tế cao tuy nhiên cũng rất khó ra trái do điều kiện khí hậu vì thế khi canh tác măng cụt bà con chú ý tới chế độ chăm sóc cho măng cụt thật tốt.

Chúc bà con thành công!

Thu hoạch, bảo quản măng cụt

Thu hoạch, bảo quản măng cụt

Hái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và giảm đến mức thấp nhất sự xây xát và va chạm mạnh trên trái, nên dùng dụng cụ để hái trái.


- Thu hoạch: Hái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và giảm đến mức thấp nhất sự xây xát và va chạm mạnh trên trái, nên dùng dụng cụ để hái trái.

- Bảo quản

Bảo quản ở 2°C giữ đ­ược 21 ngày như­ng nếu chứa trong túi plastic kín sẽ

Bảo quản ở 13°C: chứa trái trong túi plastic có đục lỗ sẽ giữ đư­ợc 28 ngày.

Nếu trồng măng cụt đư­ợc nhiều trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thu hoạch sớm, mỗi cây chỉ cần đạt 80 kg trái, thì cây măng cụt mang lại hiệu quả kinh tế rất khá cho nhà vư­ờn. Do cây  măng cụt có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, Trung tâm Cây ăn quả Long Định mong bà con làm vư­ờn ở Lái Thiêu, Chợ Lách sớm củng cố lại v­ườn măng cụt của mình và mở thêm diện tích trồng mới, tăng nhập gia đình và làm giàu cho đất nước.

Tác dụng chưa biết của quả măng cụt

Tác dụng chưa biết của quả măng cụt

Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại hoa quả bởi những tác dụng diệu kỳ của nó với sức khỏe. Ngoài hương vị thơm ngon còn là một dược liệu vô cùng quý giá.


Ít ai biết rằng, từ ruột tới vỏ của măng cụt đều chứa các thành phần dược học có khả năng phòng, hỗ trợ điều trị một số bệnh, đặc biệt có tác dụng giảm béo rất hiệu quả.

Giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể


Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthone, măng cụt giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Kháng thể xanthone trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân.

Đồng thời, các kháng thể xanthone trong măng cụt khiến các tế bào trở nên mềm hơn, có thể thấm nước và có khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời cũng không phải âu lo về vấn đề cân nặng.

Giảm mùi hôi của hơi thở


Kháng thể Xanthones trong quả măng cụt cũng có khả năng diệt khuẩn. Do đó, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ làm giảm mùi hôi trong miệng.

Chữa các bệnh ngoài da


Dùng nước măng cụt bôi ngay lên trên vùng da có vấn đề như bị mụn, eczema, ngứa... thì sẽ thấy các bệnh này tự nhiên biến mất mà không có phản ứng phụ.

Tăng cường sinh lực

Khả năng chống mệt mỏi của măng cụt là một trong những điểm lợi tìm thấy từ trái cây này. Có thể tiên đoán và tin được rằng măng cụt đem lại sự tăng cường sinh lực một cách an toàn. Những người dùng Măng cụt đã từng khen ngợi về sự tăng cường sinh lực thấy rõ và trạng thái khỏe khoắn trong người.

Giúp hỗ trợ, phòng ngừa ung thư

Măng cụt chứa hàm lượng các xanthone cao nhất, có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Chất này chứa nhiều trong vỏ. Tuy nhiên, ăn vỏ ngoài hơi đắng, nên trong Đông y kết hợp với một số vị khác để làm thuốc.

Giúp chống lão hóa, khả năng miễn dịch cao

Vitamin C và E có nhiều trong măng cụt. Đây là hai nguyên tố nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần măng cụt, giúp chống lão hóa, tăng sức đề kháng...

Giúp tinh thần thêm minh mẫn

Sự hư hại do hiện tượng lão hóa đối với não bộ là một nguyên nhân chính yếu của các bệnh tâm thần, lãng trí, tay chân run lẩy bẩy và những bệnh khác có liên hệ đến trung khu thần kinh. Măng cụt là một trong những thứ hữu hiệu nhất để chống lão hóa, cho nên nó được xem như có hiệu quả trong việc phòng ngừa sự thoái hóa của tinh thần. Hơn nữa, nó đã chứng minh cho thấy khả năng cải tiến sự bén nhạy

Cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ lớn tuổi hay bị chứng "tiểu không kiểm soát" do sự thoái hóa của cơ xương chậu. Đàn ông lớn tuổi cũng hay gặp vấn đề về tuyến tiền liệt khiến lượng nước tiểu dễ bị ứ đọng ở bàng quang. Hệ lụy của cả hai trường hợp này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Hợp chất xathone trong trái măng cụt khi hấp thụ vào cơ thể có tác dụng kháng vi trùng, giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở cả nam và nữ giới.

Cách chọn măng cụt

- Kích thước: Nên chọn quả măng cụt có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình. Như vậy quả sẽ có nhiều múi đặc ruột, không hạt sẽ ngon hơn loại măng cụt quả to, hạt cũng to, hơn nữa lại có một phần trắng bên trong nên không ngon bằng.

- Xem hoa thị: Ở dưới mỗi quả măng cụt có một bông hoa nhỏ. Số cánh hoa nhiều thì múi măng cụt nhiều và ngược lại. Kích cỡ cánh hoa cũng tỷ lệ thuận với độ lớn và đều của múi. Đây cũng là một trong những cách chọn măng cụt mà chị em cần lưu ý.

- Vỏ: Quan sát vỏ măng cụt, loại măng cụt có vỏ rám nâu sẽ ngon hơn loại nâu đỏ.

- Độ mềm: Nắn măng cụt thấy mềm đều, không được chỗ mềm chỗ cứng là được.

- Chọn theo mùa: Theo nhiều người có kinh nghiệm cho rằng, măng cụt thường chỉ ngon khi vào giữa mùa.

Măng cụt - trái cây ngon, vị thuốc quý

Măng cụt - trái cây ngon, vị thuốc quý

Măng cụt không những là loại quả có vị ngọt nhẹ rất dễ ăn mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Các kháng thể Xanthones trong măng cụt có thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, chị em cũng không lo tăng cân.


1. công dụng phổ biến của quả măng cụt

1. 1 Giữ cân bằng trong dạ dày


Một trong những hậu quả của sự lão hóa là suy giảm tính axit trong dạ dày, dẫn đến tăng vi trùng trong dạ dày, gây ra chứng tiêu chảy, đau quặn bụng, ợ hơi và cơ thể không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.

Kháng thể Xathones trong trái măng cụt có thể tiêu diệt sự sinh sôi quá mức của vi khuẩn trong dạ dày, giúp cải thiện và tái lập sự cân bằng trong dạ dày.

1.2. Giảm mùi hôi của hơi thở

Kháng thể Xanthones trong quả măng cụt cũng có khả năng diệt khuẩn. Do đó, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ làm giảm mùi hôi trong miệng.

1.3. Giúp tinh thần phấn chấn


Trong quả măng cụt còn có axit Trytophan – chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo ra sự phấn chấn trong tinh thần.

1.4. Giảm cholesterol


Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Các công trình nghiên cứu cho thấy kháng thể Xanthones trong măng cụt có thể làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm.

1.5. Chống viêm


Chứng viêm kinh niên có thể đưa đến bệnh tiểu đường loại II, ung thư, thấp khớp, đãng trí, bệnh tim mạch và các căn bệnh chết người. Kháng thể Xanthones trong măng cụt chống lại chứng viêm một cách tự nhiên ở các tế bào.

1. 6. Giảm cân


Các kháng thể Xanthones trong măng cụt khiến các tế bào trở nên mềm hơn, có thể thấm nước và có khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn đồng thời cũng không phải lo chuyện tăng cân.

1.7. Chữa các bệnh ngoài da

Dùng nước măng cụt bôi ngay lên trên vùng da có vấn đề như bị mụn, eczema, ngứa… thì sẽ thấy các bệnh này tự nhiên biến mất mà không có phản ứng phụ.

2. Một số bài thuốc từ quả măng cụt


2.1. Trị tiêu chảy

Dùng vỏ măng cụt khô 24gr, hạt thì là (có nơi gọi hạt bồng sàn) mỗi thứ 2gr. Đem tất cả nấu lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

2.2 Chữa lỵ

Dùng vỏ quả măng cụt 6gr, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8gr), trà xanh (loại ngon) 6gr, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4gr), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.

Cũng chữa lỵ, có thể dùng cách khác: Vỏ quả măng cụt nướng thơm 8gr, rau má 10gr; rau dền tía, khổ sâm, gương sen, củ rối sao đen, vỏ lựu (mỗi vị 8gr); hạt cau già 6gr; cam thảo, vỏ quýt nướng (mỗi vị 4gr). Tất cả đem nấu lấy nước uống trong ngày./.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Cho măng cụt ra hoa sớm không sượng trái

Cho măng cụt ra hoa sớm không sượng trái

Tỉa bỏ cành vượt, cành cấp 1, vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những lá cặp, lá đầu cành trên toàn bộ tán. Làm 2 việc trên trong khoảng 1 tuần.


Do đặc tính của măng cụt là loài ra hoa trên đầu cành của đọt mới, nên việc cho măng cụt ra hoa sớm trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt. Để có trái măng cụt chất lượng, sau khi thu hoạch cần bón 3kg phân Đầu trâu ^AT1 + 30kg phân ủ hoai (hoặc 7kg Humix) + 50g Tricho- MX/cây tán 6-8m, tưới nước đều.

Tỉa bỏ cành vượt, cành cấp 1, vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những lá cặp, lá đầu cành trên toàn bộ tán. Làm 2 việc trên trong khoảng 1 tuần.

Khoảng 2 tuần sau, dùng dung dịch MX- THIORE hoặc Food- MX1 phun sương ướt đều tán cây. Sau khi phun 2- 3 tuần, cây sẽ nhú đọt đồng loạt. Khi đọt non nhú được 1 tuần, dùng Food- MX1 phun 2 lần, 10 ngày/lần giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa.

Xử lý ra hoa

Bón phân đón ra hoa, phun thuốc tạo mầm hoa: khi đọt non được 5 tuần tuổi, bón 2kg phân Đầu trâu AT2 + 2kg Humix/cây. Muốn có hiệu quả tức thì, dùng 100g MX/cây. Một tuần sau dùng Food- MX2 hoặc F. Bo phun sương ướt đều 2 mặt lá cây 2 lần, khoảng 7 ngày/lần. Sau đó "bắt" cây cảm ứng ra hoa. Công việc làm vào đầu tháng 10 âm lịch (ÂL) để thu hái vào đầu tháng 4 ÂL năm sau.

* Có 2 cách bắt cây ra hoa sớm và đồng loạt:


- Cách thứ nhất là tạo đọt: Khi đọt non được 9 tuần, tạo khô hạn (cắt nước và rút nước mương phủ nilon trên mặt liếp). Khoảng 2- 4 tuần khi thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật đậm 2 lần, cách nhau 5- 7 ngày, sau tưới tiếp để mặt liếp đủ ẩm.

- Cách thứ 2 là khoanh vỏ: Với những vườn khó tạo khô hạn, khi đọt được 9-10 tuần tuổi, (khoảng 15-10 ÂL) tiến hành khoanh xung quanh gốc từ 0,5- 0,8cm, chỉ khấc ở phần vỏ, không được chạm vào phần thân gỗ, vết khấc cách mặt đất khoảng 1m.

Để thúc cây ra hoa đồng loạt, sau khi lá tươi lại (sau khấc gốc khoảng 2- 3 ngày), dùng thuốc thúc ra hoa C.A.T + Food- MX2 phun sương ướt đều 2 mặt lá cây một lần. Khoảng 10- 20 ngày sau khi tưới nước lại (hoặc sau khấc gốc) và phun thuốc, cây sẽ nhú chồi hoa (khoảng giữa tháng 11 ÂL). Từ khi hoa nhú đến khi hoa nở khoảng 30- 45 ngày. Muốn đậu trái tốt, nên phun 2 lần thuốc đậu trái C.A.T hoặc HCR 10 ngày/lần.

Nuôi trái

Khi trái đậu 2 tuần, bón 2kg phân Đầu trâu AT3 + 2kg Humix/cây, chia làm 2 lần.

Muốn cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi trái, hãy bón 100g MX/cây. Đồng thời dùng HCR phun 2 lần, 7 ngày/lần. Sau đó dùng dưỡng trái + Food MX4 phun 3- 4 lần, 10 ngày/lần, giúp trái to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng sượng trái và "trong trái".

Với cách xử lý trên, khoảng 104- 108 ngày sau hoa sẽ nở và cho thu hoạch măng cụt sớm vụ.

Cách chọn măng cụt ngon

Cách chọn măng cụt ngon

Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại hoa quả bởi những tác dụng diệu kỳ của nó với sức khỏe


Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại hoa quả bởi những tác dụng diệu kỳ của nó với sức khỏe. Măng cụt giúp hỗ trợ, phòng ngừa ung thư, giúp chống lão hóa, tinh thần hưng phấn, giảm cholesterol, hạ huyết áp…

Đặc biệt, các chất dinh dưỡng có trong măng cụt giúp cho chị em phụ nữ mang bầu có thể ngăn ngừa tình trạng nóng trong và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung một lượng vừa đủ măng cụt còn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất cho mẹ bầu nữa.

Để biết cách măng cụt ngon không bị sâu hay hỏng bên trong, chị em có thể tham khảo những thông tin dưới đây nhé:

Cách chọn măng cụt

- Kích thước: Nên chọn quả măng cụt có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình. Như vậy quả sẽ có nhiều múi đặc ruột, không hạt sẽ ngon hơn loại măng cụt quả to, hạt cũng to, hơn nữa lại có một phần trắng bên trong nên không ngon bằng.

- Xem hoa thị: Ở dưới mỗi quả măng cụt có một bông hoa nhỏ. Số cánh hoa nhiều thì múi măng cụt nhiều và ngược lại. Kích cỡ cánh hoa cũng tỷ lệ thuận với độ lớn và đều của múi. Đây cũng là một trong những cách chọn măng cụt mà chị em cần lưu ý.

Số cánh hoa thị bên dưới đáy quả măng cụt nhiều thì múi măng cụt nhiều và ngược lại

- Vỏ: Quan sát vỏ măng cụt, loại măng cụt có vỏ rám nâu sẽ ngon hơn loại nâu đỏ.

- Độ mềm: Nắn măng cụt thấy mềm đều, không được chỗ mềm chỗ cứng là được.


- Chọn theo mùa: Theo nhiều người có kinh nghiệm cho rằng, măng cụt thường chỉ ngon khi vào giữa mùa.

Bệnh đốm lá trên cây măng cụt

Bệnh đốm lá trên cây măng cụt

Trên lá, vết bệnh bắt đầu là những đốm màu nâu nhỏ, chúng lan dần ra tạo nên những đốm lớn hơn


Triệu chứng


Trên lá, vết bệnh bắt đầu là những đốm màu nâu nhỏ, chúng lan dần ra tạo nên những đốm lớn hơn. Đốm bệnh ban đầu thường có màu vàng cam sau lan nhanh và chuyển sang màu nâu đỏ xung quanh vết bệnh có viền nâu sậm.

Vết bệnh thường không có hình dạng nhất định. Kích thước vết bệnh có thể rất lớn hoặc nhiều vết bệnh nối liền với nhau làm cho lá bị khô và cháy. Trên bề mặt vết bệnh cũng có thể thấy những ổ nấm màu đen, đó là những cành bào tử nấm, từ những ổ nấm này, chúng có thể là nguồn lây nhiễm tiếp theo.

Trên thân, triệu chứng gây hại bao gồm nứt cành, chảy nhựa, phồng vỏ và khô cành.

Trái bệnh trở nên cứng và vùng nhiễm bệnh chuyển sang hồng sáng, các bào tử nấm màu đen bằng đầu kim hiện diện trong vùng bệnh.

Tác nhân: nấm Pestalotia sp. ở Thái Lan họ định danh được là loài P. flagisettula, trong khi đó ở Việt Nam thì loài này chưa được định danh.

Bào tử của nấm gây bệnh có thể được lan truyền qua nước mưa, nước tưới phun từ những lá bệnh trên cây.

Kí chủ: Nấm gây hại cho nhiều loại cây ăn quả khác nhau: măng cụt, xoài, mận và một cây trồng khác.

Điều kiện phát sinh phát triển: Bào tử nẩy mầm rất nhanh sau 15 – 30 phút khi ẩm độ cao, có giọt nước, nhiệt độ thích hợp 27 – 280C, thời kì tiềm dục bệnh từ 7 – 8 ngày. Nấm xâm nhập qua vết thương cơ giới và vết thương do côn trùng cắn phá, qua khí khổng. Bệnh gây hại nặng từ tháng 7 đến tháng 10 do có mưa và nhiệt độ trung bình từ 25 – 280C. Bệnh gây hại nặng trên những vườn chăm sóc kém, nhiều cỏ dại

Nguồn bệnh tồn tại bằng sợi nấm và đĩa cành ở lá bệnh trên cây hoặc đã rơi xuống đất.

Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh đem ra khỏi vườn, những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng.
Phun các thuốc gốc Thiophanate Methyl hoặc nhóm thuốc Mancozeb, thuốc gốc đồng, thuốc gốc Carbendazim khi lá non bắt đầu xuất hiện, phun liên tiếp 3 lần cách nhau 7 ngày. Chú ý phun vào những đợt lá ra vào đầu mùa mưa.

Bệnh thán thư trên cây măng cụt

Bệnh thán thư trên cây măng cụt

Tác nhân là do nấm Colletotrichum gloeosporiodes gây ra.


Triệu chứng

Bệnh xuất hiện trên trái, vết bệnh cứng và có màu nâu sáng, có những đốm đen bằng đầu kim đó là bào tử nấm hiện diện trên vết bệnh
Xung quanh vết bệnh xuất hiện vòng do các tế bào bị hoại tử.

Tác nhân
Tác nhân là do nấm Colletotrichum gloeosporiodes gây ra.

Biện pháp phòng trừ
Tránh tạo vết thương trên trái khi thu hoạch vì vết thương sẽ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và gây hại.
Phun thuốc Carbendazim thẳng vào trái ở giai đoạn 2 tuần trước khi thu hoạch trái.

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ sượng trái măng cụt

Biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ sượng trái măng cụt

Xì mủ, sượng trái là một hiện tượng khá phổ biến trên cây măng cụt. Triệu chứng dễ thấy là vỏ trái bị xì mủ, thịt trái bị sượng, phẩm chất giảm trầm trọng


Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân của hiện tượng chảy mủ vàng ở trái măng cụt có thể do côn trùng cắn phá hay chích hút gây ra, hoặc do nguyên nhân sinh lý như gió mạnh làm thân, cành, rễ bị tổn thương. Đặc biệt, thời gian 2-3 tuần trước khi chín, gặp mưa to liên tục cây hút nhiều nước một cách đột ngột làm mạch nhựa bị vỡ và rỉ nhựa ra ngoài. Nếu nhựa rỉ vào cơm trái có thể làm sượng múi, thịt trái bị hư hại, không ăn được. Một số trường hợp khi mủ chảy phía trong thì trên cuống trái có vết thâm và trên đó mọc ra nấm Phytophthora spp, như vậy có thể nấm Phytophthora spp tham gia một phần trong việc tạo nên hiện tượng chảy mủ vàng.

Khảo sát của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho thấy, các vườn măng cụt có tập quán bón vôi hằng năm thì hiện tượng xì mủ, sượng trái ít xảy ra.

Kết quả nghiên cứu của Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Trường Đại học Cần Thơ) và của Đại học Nông nghiệp Bogor (Indonesia) đều cho biết có mối tương quan giữa lượng calci (vôi) trong vỏ trái với hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt; phun CaCl2 (calcium chloride) trực tiếp lên trái vào tháng thứ hai và thứ ba sau khi đậu trái có thể làm giảm hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt.

Biện pháp khắc phục hiện tượng xì mủ, sượng trái căn cơ nhất là xử lý măng cụt ra bông sớm vào tháng 11 để thu hoạch trong tháng 4 DL (giai đoạn chín hoàn toàn rơi vào mùa nắng).

Tuy nhiên, hiện chưa có quy trình nào xử lý măng cụt ra bông ổn định. Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên và từ thực nghiệm, các biện pháp tổng hợp sau đây được khuyến cáo để hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái đối với măng cụt chính vụ như sau:

- Giữ độ ẩm đất ổn định dưới 50% trong giai đoạn trái măng cụt 1 tháng trước thu hoạch đến khi thu hoạch bằng cách phủ bạt lên liếp, giữ mực nước trong mương vườn cách mặt liếp ít nhất 60 cm;

- Phun trực tiếp lên trái dung dịch CaCl2, nồng độ 2%, liều lượng 6 lít/cây (đối với măng cụt từ 18 đến 20 năm tuổi), phun 4 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, bắt đầu từ tháng thứ ba sau khi đậu trái. Hằng năm nên bón vôi cho cây với liều lượng khoảng 50 kg/công;

- Phun ngừa các bệnh trên trái bằng các thuốc gốc đồng.

- Tránh làm trái bị va chạm mạnh khi thu hoạch, vận chuyển.

Bệnh chảy mủ vàng trên trái măng cụt

Bệnh chảy mủ vàng trên trái măng cụt

Chất đường và acid bị rỉ ra ngoài tạo nên sự đọng lại của pectin làm thịt trái trở nên trong và cứng.


Theo kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Kasetsart cho thấy hiện tượng múi măng cụt bị trong xãy ra nghiêm trọng trong mùa mưa do có sự thừa nước trong trái làm cho trái bị hư hại, chất đường và acid bị rỉ ra ngoài tạo nên sự đọng lại của pectin làm thịt trái trở nên trong và cứng.

Một số trường hợp khi mủ chảy trên phía trong thì trên cuống có vết thâm và trên đó mọc ra nấm Phytophthora, như vậy là nấm có thể tham gia một phần trong việc tạo nên hiện tượng chảy mủ vàng.
Vì những lý do trên, hiện nay để phòng ngừa hiện tượng này cần đảm bảo cho vườn thoát nước tốt trong mùa mưa và tạo điều kiện cho cây ra hoa và thu hoạch trái trước mùa mưa. Có thể phun ngừa các bệnh trên trái bằng các thuốc gốc đồng.

Một số bệnh trên cây măng cụt và cách phòng trừ

Một số bệnh trên cây măng cụt và cách phòng trừ

Trên thân và cành có sự xuất hiện có những vết loét, vết u sần, đôi khi chảy nhựa, kéo theo khô cuống lá và cành, trong trường hợp bị nặng thì cây có thể bị chết.


Bệnh chết nhánh

Bệnh chết nhánh do nấm Zignoella gorcirea

- Triệu chứng


Trên thân và cành có sự xuất hiện có những vết loét, vết u sần, đôi khi chảy nhựa, kéo theo khô cuống lá và cành, trong trường hợp bị nặng thì cây có thể bị chết.
Bệnh chết nhánh do nấm Zignoella gorcirea

- Tác nhân: nấm Zignoella gorcirea.
- Biện pháp phòng trừ:
Cắt và loại bỏ những cành bị hại nặng, những cành khô chết để hạn chế lây lan; quét nơi vết cắt bằng các loại thuốc gốc đồng, có thể kết hợp phun các loại thuốc gốc đồng lên tán lá và quét vôi pha vời thuốc gốc đồng vào gốc cây ở đầu mùa mưa.

Bệnh bồ hóng

Đây là bệnh gây hại trên măng cụt, nhưng không được xem là bệnh hại quan trọng.

- Triệu chứng: Bệnh phát triển với các tơ nấm màu trắng hồng bao phủ quanh các cành và chồi non. Phần phiến lá phía trên vết bệnh khô dần và chết. Bệnh phát triển khi điều kiện khí hậu chuyển sang khô.

- Tác nhân gây bệnh: nấm Capnodium sp.

- Biện pháp phòng trừ: có thể phun các loại thuốc gốc đồng để phòng và trừ bệnh này.

Bệnh đốm rong

Bệnh này tấn công trên rất nhiều loài cây ăn quả trong đó có cả măng cụt. Bệnh trở nên nghiêm trọng ở những vườn cây chăm sóc kém.
- Tác nhân: tảo Cephaleuros virescens gây ra. Bệnh xảy ra trên lá, thân, nhánh. Tảo tấn công trên thân nhánh tạo thành các đốm đồng tiền hay loang lỗ màu xám xanh hoặc vàng (lúc đang sinh sản).
- Biện pháp phòng trừ: phun hoặc bôi các hỗn hợp thuốc gốc đồng, có thể dùng vôi quét lên thân cây.

Bệnh chảy mủ vàng trên trái: Là một hiện tượng tương đối phổ biến trên trái măng cụt, thường tỉ lệ trái bị bệnh là từ 15 - 20%, làm giảm hiệu qua thu hoạch một cách đáng kể. Do chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh chảy mủ vàng trên trái măng cụt.

- Phòng: cần phải giữ cho vườn cây đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa và xử lý cho cây ra hoa sớm, cho thu hoạch trái trước khi mua mưa đến.

Bệnh thán thư (do nấm Collectotrichum): Bệnh có thể phát sinh trên lá, cành và trái. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm cháy màu nâu, nhiều đốm có thể liên kết với nhau làm khô cả một mảng lá. Trên trái bệnh tạo thành những đốm màu nâu đen có thể làm trái thối khô và rụng. Nấm tồn tại trên các lá và trái bị bệnh, phát tản lây lan do gió và nước. Bệnh sẽ phát triển mạnh khi trời mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp.

- Phòng trị: bằng các biện pháp tỉa cành tạo tán để cây thông thoáng, nhiều ánh sáng và khô ráo. Khi phát hiện mới có bệnh, dùng các loại thuốc như Carbenzim, Mexyl MZ, Bendazol, Thio-M, phun ướt đều lên tán lá hoặc khi trái còn non.

Kỹ thuật xử lý măng cụt ra hoa theo ý muốn

Kỹ thuật xử lý măng cụt ra hoa theo ý muốn

Xử lý ra hoa cũng đòi hỏi trình độ. Vì tạo được đọt non phát triển chưa hẳn là ra hoa.


Đối với cây măng cụt, việc chuẩn bị đất cũng giống như các loại cây ăn trái khác, nhưng khoảng cách trồng phải từ 7 – 10 m, vì tàn lá lớn và cây sống lâu năm. Nếu trồng xen với dừa, thì nên trồng khoảng giữa 4 cây dừa là tốt nhất.

Khi trồng nên cắt bớt lá, nên trồng vào đầu mùa mưa. Có thể trồng xen với chuối, dừa để che mát. Muốn trồng thuần măng cụt, lúc đầu khi cây còn nhỏ nên xen những cây ngắn ngày để có thu nhập.

Rễ măng cụt tiếp xúc với đất kém, nên cần tưới và chăm sóc thường xuyên. Cây bị ngập nước dễ chết, cho nên cần thoát nước tốt vào mùa mưa.

Cây măng cụt rất ưa phân chuồng. Bón đạm để giúp cây tăng trưởng nhanh. Kinh nghiệm của những nhà vườn chuyên canh: Trong năm đầu có thể bón từ 50 gam đến 100 gam phân SA/cây hoặc 20-40 gam urê/cây vào một tháng sau khi trồng và từ 50-100 gam SA, hoặc 20-40 gam urê vào sáu tháng sau. Từ năm thứ hai sau khi trồng nên tăng dần lượng phân theo giai đoạn tăng trưởng. Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500 gam phân NPK 20-20-15 một cây vào đầu và cuối mùa mưa. Lượng phân tăng khi cây lớn sẽ cho nhiều trái.

Cây trưởng thành có thể bón từ 2 kg NPK/năm. Những người có kinh nghiệm có thể bón 1,5 kg DAP/gốc vào cuối mùa mưa, kết hợp bồi sình rải lá và cỏ mục để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

Lúc đầu cắt bỏ cành yếu, nhưng cây cao từ 8 đến 10m thì cắt ngọn để giảm chiều cao, tạo tán ngang giúp cây cho trái nhiều.

Bệnh của cây măng cụt thường là sâu ăn lá, rệp dính hoặc nhện đỏ, bọ xích làm cây kiệt sức, bệnh đóm rong, chảy nhựa vàng. Các loại bệnh này đều có thuốc trị, chỉ cần nhà vườn lưu ý sẽ khỏi.

Thu hoạch trái đã chuyển màu đỏ là thuận lợi, vì có thể bảo quản được từ 7-10 ngày.

Hiện tại theo dự án của Bến Tre diện tích măng cụt của tỉnh đã lên tới 4.500 ha, trong đó 200 ha đang trong thời kỳ cho trái năng suất cao.

Hạn chế của trái măng cụt là trái bị sượng. Cách tốt nhất là thu hoạch trước mùa mưa. Đặc tính của măng cụt là ra hoa trên đầu cành đọt mới nên việc cho măng cụt ra hoa sớm, trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt.

Xử lý cho trái nghịch vụ

Để cho mùa sau ra trái sớm và chất lượng, sau thu hoạch mùa trước cần làm mấy việc sau: Thứ nhất, bón 3 kg phân đầu trâu AT1 + 30 kg phân ủ hoai + 50 gam RICHO-MS/cây có tán 6-8 mét, tưới nước đều. Thứ hai là tỉa bỏ cành vượt, cành cấp một vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán lá. Làm hai việc này càng nhanh càng tốt.

Hai tuần sau, dùng MS-THIORÊ hoặc FOOD-MS1 phun sương ướt đều tán cây. Sau hai đến ba lần phun, cây sẽ nhú đọt đồng loạt. Khi đọt non nhú được 01 tuần, dùng FOOD-MS1 phun hai lần, 10 ngày một lần nữa, giúp đọt lá phát triển mạnh chuẩn bị ra hoa.

Xử lý ra hoa cũng đòi hỏi trình độ. Vì tạo được đọt non phát triển chưa hẳn là ra hoa. Khi đọt non được 05 tuần tuổi, bón 02 kg phân đầu trâu AT2 + 02 kg HUMICH/cây. Muốn có hiệu quả nhanh, thì dùng 100 gam MS hòa nước xịt đều trên cây. Một tuần sau dùng FOOD-MS2 hoặc F-PO phun sương cho ướt đều hai mặt lá cây hai lần, cách nhau 07 ngày/lần. Làm vào đầu tháng 10 âm lịch để thu hoạch đầu tháng 04 năm sau.

Có hai cách bắt cây ra hoa sớm và đồng loạt: Thứ nhất, khi đọt non 09 tuần thì siết nước (tạo khô hạn, rút nước trong mương và phủ nylon trên mặt liếp. Khoảng 2-4 tuần thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật nhiều, 5-7 ngày sau tưới lần nữa để mặt liếp đủ ẩm. Thứ hai, là khất gốc (khoanh vỏ). Cách làm này chỉ áp dụng cho những vườn khó tạo khô hạn, thì khi đọt được 9-10 tuần tuổi, khoảng ngày 15 tháng 10 (âm lịch), tiến hành khất gốc xung quanh thân. Chỉ khất phần vỏ, không được chạm vào gỗ trong thân, vết khất cách mặt đất khoảng 1 mét.

Sau khi lá tươi trở lại hoặc khấc gốc 2 hoặc 3 ngày là cho cây ra hoa đồng loạt bằng cách dùng thuốc kích thích ra hoa C.A.T + FOOD-MS2 phun sương đều hai mặt lá cây một lần. Khoảng 10-20 ngày sau khi tưới nước lại và phun thuốc, cây sẽ nhú chồi hoa. Từ khi hoa nhú đến hoa nở khoảng 30-45 ngày. Muốn đậu trái tốt, nên phun hai lần thuốc đậu trái C.A.T hoặc HCR cách nhau 10 ngày một lần.

Nuôi trái cũng là vấn đề quan trọng. Khi trái đậu hai tuần, bón 02 kg phân đầu trâu AT3 + 02 kg HUMICH/cây, chia làm hai lần. Muốn cho cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi trái thì bón 400 gam MS hòa với 04 lít nước xịt cho một cây. Đồng thời, dùng HCR phun hai lần, 07 ngày/lần. Sau đó dùng thuốc dưỡng trái + FOOD-MS4 phun 3-4 lần, 10 ngày một lần giúp cho trái to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Giống và kỹ thuật trồng Măng Cụt

Giống và kỹ thuật trồng Măng Cụt

Cây măng cụt có thế trồng được quanh năm, nhưng thường được trồng vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới cho vườn cây.


I. Chọn và nhân giống:

1. Chọn giống trồng: Hiện nay cây măng cụt chỉ có một giống. Tuy nhiên, vẫn có những cá thể có biểu hiện một số đặc tính tốt hơn trong quần thể cây trồng. Vì vậy, hiện nay khi nhân giống nên chọn những trái từ các cây măng cụt cho trái tốt.

2. Phương pháp nhân giống: Cây măng cụt có thể được nhân giống theo ba cách: gieo từ hạt, dùng phương pháp ghép ngọn hoặc tháp cành.

a. Trồng bằng hạt: Chọn trái to trên những cây cho trái tốt (nặng hơn 80g), từ trái này ta tiến hành chọn hạt to (trọng lượng hạt từ 1g trở lên)  vì hạt lớn tỷ lệ nảy mầm thường cao và số cây con lên từ các hạt có kích thước lớn tỷ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh hơn từ hạt có kích thước nhỏ. Hạt đã chọn được ngâm vào nước để rửa sạch phần thịt và xơ bám, hạt được gieo thẳng trên líp ươm hoặc gieo trong bầu có chứa đất, tro trấu hoặc mụn xơ dừa, líp ươm hoặc bầu ươm phải được che mát và tưới nước thường xuyên. Hạt sẽ nầy mầm sau 20-30 ngày ươm, khi ươm nên xử lý nền ươm bằng các loại thuốc trừ kiến để tránh trường hợp kiến ăn hạt. Sức phát triển chồi tùy vào lượng chất dự trữ trong hạt.

Cây con nếu gieo trên líp thì nên cấy sớm vào bầu khi được 2 lá. Khi đôi lá đầu tiên già thì nhẹ nhàng đưa cây ra khỏi môi trường ươm trên líp, khi nhổ cây con ươm trên líp nhớ chú ý đừng cho gãy tách hạt ra khỏi cây con vì giai đọan nầy cây sống nhờ dinh dưỡng của hạt và cấy vào bầu ươm ( với kích thước bầu là 12x15cm). Cấy trễ lúc cây đã có nhiều lá sẽ dễ làm rễ cây tổn thương. Đến khi cây được một năm tuổi phải chuyển sang bầu lớn hơn (kích thước bầu nên là 17-25cmx40-45cm) để rễ măng cụt phát triển thuận lợi trong năm kế tiếp. Nên chọn vật liệu vô bầu thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, có thể dùng hỗn hợp như mụn xơ dừa; phân chuồng hoai; đất đập nhỏ theo tỷ lệ 3:1:1. Phải tưới nước đầy đủ, che bóng cho cây và tưới nhẹ phân NPK (15:15:15) 2 tháng một lần kết hợp với việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh để cây phát triển tốt.

b. Ghép ngọn, tháp cành: Phương pháp ghép ngọn, tháp cành đã rút ngắn thời gian cho trái cây măng cụt (3-4 năm tuổi). Tuy nhiên, cây ghép có tỷ lệ chết sau khi trồng cao hơn, số trái và trọng lượng trái thấp hơn. Do đó phương pháp nhân giống chủ yếu và phổ biến hiện nay trong sản xuất đối với măng cụt vẫn là gieo từ hạt. Tiêu chuẩn cây giống tốt: (đây là tiêu chuẩn do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành). Cây giống phải đúng giống với yêu cầu về hình thái cây giống như sau:

- Cổ rễ thẳng. Vỏ cây không bị tổn thương đến phần gỗ.
- Đường kính thân cây (đo tại nơi cách mặt đất bầu ươm 2cm) chiều cao phải đạt từ 0,6cm trở lên.
- Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ thứ cấp. Rễ cọc không cong vẹo.
- Số lá: có 12 cặp lá trở lên.
- Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.
- Chiều cao cây giống (đo từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) là 70 cm trở lên.
- Cây giống phải đang sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, đặc biệt là không mang triệu chứng chảy nhựa vàng trên thân.

- Tuổi cây giống: Phải trên 2 năm từ khi gieo hạt.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Đất trồng: Cây măng cụt trồng tốt ở vùng đất thịt, sét giàu hữu cơ tầng canh tác dày, thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới, không bị nhiễm mặn.

2. Thời vụ trồng: Cây măng cụt có thế trồng được quanh năm, nhưng thường được trồng vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới cho vườn cây.

A. Chuẩn bị vườn:

1. Đào mương lên líp: Ở những vùng thấp như Đồng bằng sông Cửu Long thì cần đào mương lên líp để tăng độ dày tầng canh tác, có hệ thống mương thông nhau để thoát nước, rửa phèn và cung cấp nước cho vườn khi cần thiết. Độ sâu và rộng của mương, líp là tùy thuộc vào điều kiện riêng của từng vườn, thông thường mương rộng 1,5-2m, sâu 1-1,2m; líp rộng 5-6 m (nếu trồng hàng đơn) và 7-8m (nếu trồng hàng đôi)

2. Đắp đê bao: Cần có hệ thống đê bao quanh cho từng vườn hoặc đê bao cho cả vùng có điều kiện tương tự nhau để bảo vệ vườn cây vào mùa mưa lũ,  có hệ thống tiêu thoát nước khi cần thiết.

3. Trồng cây chắn gió: Chọn các loại cây trồng có độ cao hợp lý, chắc gốc, khó đổ ngã trồng quanh vườn để làm cây chắn gió cho vườn cây măng cụt vì gió có thể làm  gãy nhánh,  hại lá và trái măng cụt.

4. Khoảng cách trồng:
Măng cụt là cây có tuổi thọ cao thân gỗ to nên cần trồng với khoảng cách xa nhau để vườn được thông thoáng, ít sâu bệnh. Có thể trồng với các khoảng cách như sau: Trồng  với khoảng cách 10 x 7m/cây; Trồng với khoảng cách 8-9 x 6-7 m/cây; Trồng  với khoảng cách 7 x 7m/cây. Nếu trồng dày thì phải đảm bảo tán cây không được giao nhau bằng cách tỉa cành tạo tán cho cây thường xuyên sau mỗi vụ thu hoạch.

5. Trồng xen: Do cây măng cụt sinh trưởng chậm lâu cho trái và trồng với khoảng cách khá xa nhau nên trong những năm đầu để tận dụng diện tích đất và có thêm nguồn thu nhập có thể trồng một số cây ngắn ngày hoặc cây ăn quả sinh trưởng nhanh (như chuối, mận, ổi, cam…) làm cây trồng xen trong vườn măng cụt. Ngoài ra có thể trồng cây măng cụt xen trong vườn dừa nhưng không nên trồng quá dày mà phải đảm bảo đúng khoảng cách thì mới đạt hiệu quả kinh tế cao.

B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng: Hố được đào theo hình vuông với kích thước mỗi cạnh 60x60cm và sâu khoảng 60cm, trước khi trồng nên bón lót cho mỗi hố 0,5-1kg vôi, 100-200g phân NPK (16:16:8 hoặc 20:20:15), 10-20kg phân chuồng hoai và 10-20g thuốc sát trùng Regent. Nên đặt cây trên mô đất cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 10-20cm để hạn chế hiện tượng ngập úng giả tạo, cây con khi trồng nên đạt được 2 năm tuổi trở lên, cây có 1-2 cặp cành cấp 1 mới đưa ra vườn trồng. Đặt cây con cần thận trọng để bầu cây không bị bể, rễ không bị ảnh hưởng, lấp đất ngang mặt bầu, nên dùng ống nhựa bọc phần gốc nơi tiếp giáp mặt đất lên khoảng 20cm để tránh trường hợp cây măng bị chết do còng ăn hết phần vỏ ở gốc. Cắm cọc giữ cho cây khỏi đổ ngã, che bóng và tưới nước cho cây ngay sau khi trồng.

2. Che bóng khi cây còn nhỏ: Cây măng cụt là cây ưa bóng, cây con khó sống ngoài trảng nên cần được che mát trong 4-5 năm đầu vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm cây chậm phát triển. Có thể che bằng tàu lá dừa, lưới che sáng, tre đang, giàn che phủ lá chuối hay rơm rạ hoặc trồng xen cây che bóng tạm thời như cây chuối để hạn chế 50-60% ánh sáng mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến cây nhất là trong hai năm đầu sau khi trồng ra vườn. Trồng chuối cách gốc măng cụt 1-2m về 4 hướng hoặc chỉ trồng ở hai hướng Đông và Tây.

3. Tủ gốc giữ ẩm: Ngay sau khi trồng nên dùng rơm rạ hoặc cỏ khô phủ mô trồng quanh cây một lớp dày khoảng 5-10cm và cách xa gốc khoảng 10-20cm,  trong mùa khô để giảm sự bốc thoát hơi nước.

4. Bồi bùn lên líp: Hàng năm, vào mùa nắng cần vét bùn ở mương lên bồi líp nhằm nâng cao mặt líp và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng chỉ bồi một lớp bùn mỏng khoảng 3-4cm .

5. Tưới nước: Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn đồng thời do hệ thống rễ cây không có lông hút và phát triển kém nên rễ măng cụt khi tiếp xúc với đất khó hút nước vì vậy cần tưới nước thường xuyên, nhất là trong giai đoạn cây con và cây đang mang trái.

a. Giai đoạn cây con: Phải tưới đầy đủ nước nhất là trong những tháng mùa khô để giúp cây mạnh khoẻ, nhanh phát triển. Tuy nhiên nếu cây con bị ngập úng sẽ chết nên cần chú ý thoát nước tốt cho vườn cây.

b. Giai đoạn cây ra hoa và mang trái: Cần tưới nước cách ngày cho cây nhất là lúc sau khi cây trổ hoa, đậu trái giúp hoa phát triển tốt, đậu trái nhiều và trái nhanh phát triển. Trong giai đọan cây mang trái nên chú ý tưới đều vừa đủ ẩm tránh trường hợp vườn quá khô lại quá ướt bất thường sẽ đưa đến hiện tượng rụng trái non, với một số kinh nghiệm của nhà vườn khi trái măng cụt hết giai đọan phát triển trái thì ngưng tưới nước, giảm mực thủy cấp trong mương và kết hợp với việc đậy gốc khi có mưa nhiều sẽ giảm đi hiện tượng mủ trái và sượng trái măng cụt .

6. Trừ cỏ dại: Trong những năm đầu khi cây chưa khép tán, cỏ dại sẽ phát triển mạnh, nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công hoặc dùng máy cắt cỏ.

7. Tỉa cành tạo tán: Tỉa cành tạo tán cho cây măng cụt phải được chú ý thực hiện sớm và thường xuyên để có được tán cây cân đối và cây cho năng suất cao sau nầy. Khi cây còn nhỏ, cần tỉa bỏ các cành mọc dày đặc, cành vượt mọc đứng trong thân, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, chỉ giữ lại các cành mọc ngang, cành khoẻ mạnh để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối. Khi cây đã cho trái, sau khi thu họach xong phải tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu nằm trong tán cây. Đặc biệt phải thu tán cây không cho tán giao nhau bằng cách tỉa ngắn lại những cành ở mặt ngoài tán tùy vào điều kiện thực tế bà con có thể cắt ngắn hay dài làm sao cho tán cây tròn đều, không lồi lõm, không có các cành bị che khuất để đảm bảo cho sự phát triển của trái. Công việc tỉa cành tạo tán cần phải tiến hành ngay sau đợt bón phân lần thứ nhất và phải thực hiện xong trong thời gian một tuần để giúp cây có đủ dinh dưỡng ra chồi khỏe và đồng loạt.

8. Treo cành: Cây măng cụt có cành to nhưng lại rất giòn và dễ gãy, khi cây măng cụt mang trái nhánh thường có hiện tượng quằn xuống thỉnh thỏang thấy phần nhánh phía trên bị bung vỏ qua nhiều vụ nhánh bị gãy hoặc bị khô đi, do đó ở cây có cành phát triển tốt cần phải dùng dây nylon chắc để kéo cành lên, nhằm tránh gãy nhánh hư cành bằng cách cột một đầu dây vào cành và đầu còn lại cột vào thân cây chính. Việc treo cành là cần thiết nhất là trong mùa mưa bão trong giai đọan cây mang trái và trong vụ thu hoạch.

9. Bón phân: Cây măng cụt cho trái cách năm rất thường xảy ra, chủ yếu là do việc bón phân cho cây hầu như chưa được quan tâm. Quy trình bón phân để người trồng tham khảo như sau:

a. Giai đoạn cây con: Bón 5-10kg phân chuồng/cây/năm. Phân vô cơ ở giai đọan chưa cho trái có thể bón phân N:P:K 16-16-8 hoặc N:P:K 20-20-15.
Tuổi cây(năm) Liềulượng(kg/cây/năm) Số lần bón(lần/năm)
1 0,5 2 - 4
2 1 2 - 4
3 1,5 2 - 4
4 2 2 - 4

b. Giai đoạn cây cho trái:

- Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tỉa cành, tạo tán  bón 20-30kg phân chuồng hoai cho mỗi cây kết hợp với phân  phân vô cơ có hàm lượng đạm cao để giúp cây nhanh ra đọt mới. Bón phân chuyên dùng cho cây ăn trái AT1. Cũng có thể bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ theo công thức như sau N:P:K 16-16-8 hoặc N:P:K 20:20:10.

- Lần 2: Trước khi cây ra hoa 30-40 ngày, giai đoạn này nên sử dụng phân vô cơ có hàm lượng lân và kali cao. Tránh bón nhiều phân đạm sẽ làm cho cây ra lá giảm sự   ra hoa. Bón phân chuyên dùng cây ăn trái AT2 hoặc N:P:K 8-24-24

- Lần 3: Sau khi đậu trái lúc trái khoảng 2cm, bón phân có hàm lượng kali cao, bón phân với công thức N:P:K 13-13-21 hoặc AT3. Liều lượng phân:

+ Cây măng cụt có từ 10-15 năn tuổi có thể bón 0.5-1kg phân vô cơ/lần/cây.

+ Cây măng cụt lớn hơn 15-20 tuổi có thể bón 1-2kg phân vô cơ/lần /cây.

+ Cây măng cụt có tuổi lớn hơn 20-30 năm có thể bón 2-3 kg phân vô cơ/lần/cây.

+ Cây măng cụt có tuổi lớn hơn 30 trở lên có thể bón từ 3-4 kg phân vô cơ/lần/cây.

Tuy nhiên việc bón phân cho cây măng cụt về số lượng và công thức bón cũng có thể tăng giảm hoặc thay đổi tùy thuộc vào điều kiện đất trồng, đường kính tán, năng suất thu họach vụ trước và tình hình sinh trưởng của cây. Ngoài ra để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái còn có thể phun phân bón lá Growmore ( 20:20:20) 10g/8lít nước phun làm 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần và bắt đầu phun vào 2 tuần sau khi đậu trái và cũng có ý kiến của nông dân cho rằng trong giai đọan trái phát triển cần bón thêm Ca(NO3)2 hoặc bón vôi Dolomite 2Kg/cây sẽ tăng được phẩm chất trái.

c. Cách bón phân: Đại đa số nhà vườn xới xung quanh gốc bón theo tán cây vì vậy việc bón phân cho cây măng cụt chưa phát huy hết hiệu quả khi sử dụng phân bón.  Cây măng cụt do đặc tính bộ rễ phát triển kém so với các loại cây trồng khác vì vậy hiệu quả nhất nên giới hạn bón phân ở 2/3 hình chiếu tán tính từ gốc trở ra. Tốt nhất nên đào rãnh chung xung gốc ở 2/3 tán, sâu 15-20cm rộng từ 20-30cm bón phân vào rãnh, lấp đất lại hoặc cũng có thể xới xung quanh cách gốc khoảng 40-50cm đến 2/3 tán cây bón phân vào và tưới nước đầy đủ sau khi bón .

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch Măng Cụt

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch Măng Cụt

Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.


 I. GIỚI THIỆU


Măng cụt thuộc cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở Thái Lan, Mã lai, Phi luật tân, Indonêsia và Việt nam. Măng cụt là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng và dược xem như là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Giá bán tại Nhật lên đến 3USD/ trái

(trọng lượng > 80g), còn ở Thái lan 2USD/ Kg. Ở Thái lan năm 1990 đã xuất khẩu được 1.482 tấn trái thì đếùn 1993 Thái xuất khẩu dến 2.652 tấn, diện tích trồng măng cụt ở Thái năm 1994 là 34.127 ha. Tuy vậy sản xuất trái đúng tiêu chuẩn mới là quan trọng, nghĩa là trái phải có trọng lượng

> 80g vỏ trái đẹp và trái không bị sượng cứng. Hiện nay măng cụt ở Việt nam chỉ cho trái khi cây trồng 8-10 tuổi hay lâu hơn nữa tuỳ vào phương pháp chăm sóc. sau đây là quy trình trồng và chăm sóc cây măng cụt nhằm mục đích cây cho trái vào lúc đạt 4-5 tuổi đối với cây ghép, 5-6 năm tuổi đối với cây trồng từ hạt ( cây con 2 năm tuổi trong vườn ươm) và nhiều trái có trọng lượng trên 80g để có thể xuất khẩu.

II. YÊU CẦU SINH THÁI:

1. Lượng mưa:

Cây măng cụt không thể sinh trưởng phát triển tốt ở vùng không quá khô hay quá ẩm. Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải là 1270mm/ năm.

2. Nhiệt độ- ẩm độ:

Nhiệt độ thích hợp cho cây măng cụt phát triển ở vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%

3. Che bóng:

Trong những năm đầu trồng ra ruộng sản xuất cây măng cụt cần phải được che bóng để giảm bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây. Nếu không ánh sáng mặt trời có thể làm hư hại đỉnh sinh trưởng cây chậm phát triển.

III. GIỐNG:

1. Giống trồng:

Do măng cụt là loại cây ăn quả không cần có sự thụ phấn để đậu trái, hạtï phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ (Trừ các trường hợp đột biến có thể xảy ra). Cây măng cụt Việt nam và Thái lan chỉ có 01 giống, do đó nhà vườn nên mua giống của Việt nam để ít tốn kém

2. Nhân giống

a. Trồng bằng hạt: Chọn hạt to ( trọng lượng hạt > 1g) và ươm

hạt trong môi trường tro trấu hoặc muội sơ dừa. Khi cây con đạt 4-5 tháng tuổi mới chuyển sang bầu, đến khi cây được 01 tuổi lại chuyển sang bầu to hơn, lúc nầy bầu phải có kích thước 25cm x 45 cm để rể măng cụt phát triển thuận lợi trong năm thứ hai. Cả hai giai đoạn nầy cần chọn vật liệu thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng làm bầu cho cây, có thể dùng hổn hợp như sơ dừa: phân chuồng: đất=3:1:1, tưới nước đều đặn và che mát cho cây.Cần tưới nhẹ phân 02 tháng/ lần theo công thức N:P:K = 15:15:15, kết hợp thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh nấm giúp cây phát triển tốt.

* Cách pha trộn phân để đạt tỷ lệ N:P:K = 15:15:15

+ Urea ( 46% N) : 3,2 kg.
+ Super lân ( 16,5% P2O5) : 9 kg.
+ Ka li ( 50% K 2 O ) : 3 kg.

Và theo tỷ lệ nầy mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết.

b. Ghép ngọn: Chọn cây 2 năm tuổi để làm gốc ghép và chọn

cành tương xứng với gốc ghép ở những cây đã cho trái để làm cành ghép ( cành ghép có 3-4 cặp lá), ghép theo kiểu nêm rồi dùng bao nilon bọc kín cành ghép và nơi ghép. Sau khi ghép xong cần giử trong nhà có che bóng và chăm sóc như trường hợp cây ươm hạt, sau 2-3 tháng mới đưa ra ruộng sản xuất. Trồng bằng cây ghép cây sẽ cho trái khi đạt 5-6 tuổi tuỳ vào cách thức chăm sóc.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ở Mã lai cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn cây trồng hạt.

Tóm lại, cây măng cụt trồng bằng hạt tốt hơn cây ghép.

IV. THIẾT KẾ VƯỜN:

• Vùng đồng bằng Sông Cửu Long và những nơi có điều kiện tương tự : Đào mương lên liếp. Cần có hệ thống mương liếp thông nhau để thuận tiện trong việc di chuyển trên vườn cũng như cung cấp và thoát nước kịp thời cho vườn cây khi cần thiết.Có thể mương ,liếp có kích thướt như sau:

. Mương rộng 2m.
. Liếp rộng 5m.

• Đấp đê bao: Cần có hệ thống đê bao cho từng vườn hay đê bao cho từng khu vực có điều kiện tương tự nhau, để chủ động nước cho vườn cây.

• Vùng có địa hình cao như miền Đông Nam Bộ và những nơi có điều kiện tương tự : Cần thiết kế hệ thống rảnh thông nhau để tiêu thoát nước kịp thời khi có mưa bảo, nhằm tránh hiện tượng ngập úng cục bộ.

V. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Nơi trồng:

Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.

Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.

• Khoảng cách trồng

Nên trồng măng cụt với khoảng cách 6-7m/ cây theo kiểu hình vuông. Mặc dù trồng dày nhưng tán cây không được giáp nhau, do đó phải tỉa cành tạo tán sớm và thường xuyên cho cây sau mỗi vụ thu hoạch.

• Chuẩn bị hố trồng

Hố được đào với kích thước 0,6m x 0,6m x 0,6m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 200g phân N- P- K/ gốc.

• Đặt cây con

Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản xuất (cây 2 năm tuổi có khoảng 12-13 cặp lávà 01 cặp cành cấp 1). Đặt cây vào hố lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giử cây khỏi đổ ngã, tưới nước và che bóng cho cây ngay sau khi trồng.

2. Che bóng

Măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt trong 2 năm đầu. việc che bóng cho cây con là điều cần thiết ( giảm bớt 50-60% ánh sáng), trong giai đoạn cây con phải dùng mái che, khi trồng cũng nên che mát cho cây bằng vật liệu ( có thể dùng lưới che sáng hoặc dùng tre đan có khoản trống để cho ánh sáng di qua khoảng 50%) hay trồng chuối ở 4 hướng cách gốc măng cụt ít nhất 1m đến cuối năm thứ hai (trồng chuối ở 4 hướng và không nên trồng cây chuối sứ vì cây có bộ rễ phát triển mạnh và phân huỷ chậm khi đã bị cắt rời khỏi cây).

3. Bón phân


a. Giai đoạn cây con:

Mỗi năm nên bón 5-10 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây và phân vô cơ theo công thức N:P:K = 15:15:15 ở giai đoạn cây chưa cho trái như sau:

Tuổi cây 1, bón 0,5kg, bón từ 2-4 lần
Tuổi cây 2, bón 1kg, bón từ 2-4 lần
Tuổi cây 3, bón 1,5kg, bón từ 2-4 lần
Tuổi cây 4, bón 2kg, bón từ 2-4 lần

• Ghi chú: Hổn hợp phân theo công thức N:P:K = 15:15:15.

b. Giai đoạn cây cho trái ổn định :


Đối với cây có đường kính tán 6- 8 m phân bón được áp dụng cho mỗi cây như sau:

+ Phân vô cơ bón làm 03 lần mỗi lần 3-4 kg .

+ Phân hữu cơ 20-30 kg

Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tỉa cành tạo tán và bón phân theo công thức:N:P:K = 20:20:10 kết hợp với 20- 30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây.

Cách pha trộn để đạt đúng với công thức N:P:K = 20: 20: 10.

. Phân ure 46%N 4,3 kg
. Phân Super lân (16,5% P2O5 12,1 kg
. Phân Kali (50% K2O 2,0 kg

và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.

Lần 2: trước khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K= 8: 24: 24.

Cách pha trộn phân để đạt đúng với công thức N: P: K= 8: 24: 24.

. Phân ure 46%N 1,7 kg
. Phân Super lân (16,5% P2O5 14,5 kg
. Phân Kali (50% K2O 4,8 kg

và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.

Lưu ý: trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa.

Lần 3: Bón lúc cây đậu trái xong (đường kính trái 2 cm) phân vô cơ theo công thức N: P:P: K= 13: 13: 21.

Cách pha trộn phân để đạt đúng với công thức N: P: K= 13: 13: 21.

. Phân ure 46%N 2,8 kg
. Phân Super lân (16,5% P2O5 7,8 kg
. Phân Kali (50% K2O 4,6 kg

và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.

Ngoài ra còn có thể sử dụng phân bón lá có tỷ lệ N: P: K= 20: 20: 20. Phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 7 sau khi đậu trái.

Tóm lại, Liều lượng phân bón cho mỗi cây là tuỳ thuộc vào đường kính tán tình trạng sức khoẻ của cây. Đối với cây có đường kính tán 6-8m đang phát triển bình thường thì có thể bón phân vô cơ 3-4 kg/ cây/ lần, tức 9-12 kg phân vô cơ và 20-30 kg phân hữûu cơ / cây/ năm.

4. Tưới nước:

Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái vì sau khi trổ (tháng 12 dương lịch) là thời kỳ không mưa. Nếu thiếu nước ở:

• Giai đoạn cây con thì cây chậm lớn.

- Giai đoạn cây đang mang trái thì trái nhỏ và giảm phẩm chất trái.

Do đó, cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là ở giai đoạn sau khi trổ hoa, trái.

5. Tỉa cành tạo tán, cột cành:

Cần cắt bỏ những cành bên trong tán , cành mọc đan chéo nhau, Mục đích tỉa cành lá là tạo sự thông thoáng cho cây để ánh sáng đến được tatá cả các lá giúp quang hợp tốt và hạn chế được sự phát triển của rong rêu hại cây.

Khi cây còn nhỏ cần tỉa bỏ cành mọc dày đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau ... để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối sau nầy.

Khi cây đã cho trái vào mỗi cuối vụ trái cần tỉa bỏ cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu bên trong tán cây. Đặc biệt phải tỉa ngắn lại những cành ở mặt ngoài tán nhằm không cho tán cây giao nhau đồng thời kích thích cây ra đọt nhanh và nhiều hơn, công tác tỉa cành phải tiến hành ngay sau đợt bón phân lần 1 và công tác tỉa cành phải thực hiện xong trong một tuần sau khi bón phân. Dụng cụ tỉa ở giai đoạn nầy là loại kéo để cắt cành trên cao.

Ở cây có cành phát triển tốt hoặc cành chạm đất, cần thiết phải dùng dây kéo cành lên trên, nhánh măng cụt dòn dể gẩy nên cần dùng dây ni lông chắc để kéo cành nhằm tránh gẩy nhánh và chạm đất ( một đầu dây cột vào cành và đầu còn lại cột vào thân chính.

6- Xử lý ra hoa sớm:

Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngoài trọng lượng lớn hơn 80 g, màu sắc phải tươi láng. Muốn vậy cần thiết phải thu hoạch đại bộ phận trái trước mùa mưa để trái không bị chảy nhựa ra ngoài vỏ cũng như vào trong cơm trái, nghĩa là phải làm cho cây măng cụt ra lá non từ tháng 8-9 dl để cây trổ hoa vào tháng 11-12 dl.

Để vườn có trái sớm như mong muốn, sau khi thu hoạch xong cần bón phân, tỉa cành tạo tán sớm cho cây để giúp cây ra lá non sớm hơn (tháng 8-9 dl). Trường hợp cây không ra lá non sau khi bón phân thì có thể phun urea để kích thích cây ra lá non với liều lượng 100-200 g/20 lít. Khi đọt non đạt 9-10 tuần tuổi tiến hành tạo khô hạn cho cây trong khoản 3-4 tuần. Khi lá non có biểu hiện héo, hoặc đọt non bị móp lại thì tiến hành tưới thật đẫm 1-2 lần để kích thích cây ra hoa. Nếu cây chưa ra hoa thì tiến hành tạo khô hạn và tưới nước trở lại.

VI. THU HOẠCH, BẢO QUẢN:

Hái trái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và tránh sự va chạm mạnh trên trái nhằm giảm đến mức thấp nhất sự xây xát. Nên dùng dụng cụ có túi vải để hái trái, tránh để trái rơi tự do trên mặt đất làm xay xát vỏ trái...

Bảo quản trái ở 130C chứa trái tròn túi plastic có đục lổ sẽ giử trái được 28 ngày.

Bảo quản ở 20 C giử được 21 ngày, nhưng nếu chứa trong túi plastic kín giử được 49 ngày.

Nếu trồng măng cụt được nhiều trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thu hoạch sớm mỗi cây chỉ cần đạt 80Kg trái thì cây măng cụt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn.