Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Yêu cầu kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm

Yêu cầu kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm là trái đăc trưng ở miền nam có giá trị dinh dưỡng cao. Vì thế được mọi người ưa chuộng vậy trồng mãng cầu xiêm có khó? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm tỉ mỉ.


Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua, có tính giải khát, bổ. Quả xanh làm săn da. Hạt se, gây nôn, sát trùng. Lá làm dịu. Người ta thường dùng quả để ăn. Thịt quả pha thêm nước và đường dùng xay sinh tố để giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Quả xanh phơi khô tán bột dùng trị kiết lỵ và sốt rét. Ngày nay người ta dùng mãng cầu xiêm làm thức ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Mãng cầu xiêm ưa nóng vì thế được trồng ở miền nam việt nam chúng được ưa chuộng dùng làm các loại sinh tố và chữa bệnh rất hiệu quả.

Điều kiện trồng mãng cầu xiêm: Lượng mưa thích hợp cho mãng cầu xiêm là 1.800 mm, chịu hạn và lạnh kém hơn mãng cầu ta. Ðộ pH thích hợp từ 5,0-6,5. Ở vùng đất mặn hoặc nhiễm mặn có độ pH thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều người ta trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát, các nơi khác người ta trồng mãng cầu xiêm bằng hạt. Mãng cầu xiêm có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng nó thích hợp trồng trên đất có tầng mùn hữu cơ dày, tơi xốp, thoát nước tốt. Đất có độ pH từ 5,6 – 6,5.

Nhân giống mãng cầu: Mãng cầu xiêm thường nhân giống bằng hạt, song nó cũng có thể trồng bằng cây đã lớn được bứng lên cẩn thận, bằng chiết cành, ghép mắt và ghép cành. Có thể gieo hạt trong các bầu hay trên líp đất có hơi pha cát. Gieo hạt sâu chừng 1cm và cách nhau 2 – 2,5cm. Che nắng cho hạt và tưới giữ ẩm thường xuyên.

Cách trồng:
Đào hố rộng 30 – 50cm, sâu 30 – 50cm, tùy cây lớn nhỏ. Nếu trồng luôn bầu cây thì hố phải rộng hơn nhiều so với kích thước của bầu để không ép rễ cây con. Lấp trở lại lớp đất mặt khi đặt cây con và tưới nước ẩm ngay. Cây mãng cầu xiêm nên trồng với khoảng cách 3 – 4m, trồng theo kiểu nanh sấu hoặc theo hàng.

Chăm sóc mãng cầu xiêm:  Để đảm bảo cây phát triển tốt, sau khi trồng bón thúc 2 năm đầu, mỗi năm bón 15kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục + 0,5kg NPK 16-16-8. Nếu dùng phân đơn thì bón khoảng 200g urea + 0,5kg super lân + 100g Kcl cho mỗi cây. Có thể tưới gốc bằng HVP 6-6-4 K-HUMAT hoặc Hum-K + Geniss + Phân bón lá Thiên Hải Ngọc để kích thích ra rễ mạnh.

Từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm bón 15kg phân chuồng hoai + 300g phân urea + 1kg super lân + 200g kali cho mỗi cây, kết hợp tưới gốc bằng HVP 6- 6- 4 K- HUMAT hoặc Hum-K + Geniss + Phân bón lá để kích thích ra rễ và giúp cây hấp thu dinh dưỡng dưỡng mạnh hơn. Nên chia bón làm nhiều lần khi mang trái và đang thu hoạch. Có thể bón trực tiếp nếu bón theo kiểu rạch hàng quanh đường kính chiếu của tán cây thì ta nên chia làm 2 lần bón khi cây bắc đầu nuôi trái và đến khi ở cuối vụ thu hoạch, bón xong lấp đất và tưới nước cho phân hấp thu vào đất. Quá trình cây trưởng thành có thể sử dụng thêm các phân bón lá để giúp ra hoa, đậu trái tốt.

Muốn mãng cầu xiêm có nhiều trái

Muốn mãng cầu xiêm có nhiều trái

Khác với hoa của nhiều loại cây ăn trái, nhị cái của hoa mãng cầu xiêm lại trưởng thành trước nhị đực. Khi cánh hoa trong nở, nhị cái đã tươm mật sẵn sàng cho thụ phấn thì nhị đực vẫn chưa già để sẵn sàng tung phấn thụ cho nhị cái.


Khoảng 3-4 ngày sau, khi nhị đực già sẵn sàng tung phấn thì nướm của nhị cái đã bắt đầu héo. Chính vì sự “lệch pha” này mà qúa trình tự thụ phấn của hoa mãng cầu xiêm rất khó xẩy ra, như vậy mãng cầu xiêm đòi hỏi phải có thụ phấn chéo (nhờ côn trùng hay những tác nhân khác).

Nhưng hoa của mãng cầu xiêm lại không có mùi thơm để dẫn dụ côn trùng, cánh hoa lại dầy và khi nở lại hé ra rất ít, khiến cho các loài côn trùng rất khó chui vào. Mặt khác hoa lại mọc chúc xuống … nên rất trở ngại cho việc giúp sức của côn trùng, chỉ có kiến (chủ yếu là kiến đen) mới chui vào được để hút mật và qua đó giúp thụ phấn cho hoa. Do đó rất ít hoa được thụ phấn để đậu trái, những hoa không được thụ sẽ bị đen và rụng.

Mặt khác với cách thụ phấn trên đây, phấn sẽ không được phân bố đều trên nướm của nhị cái, chỗ nào không có phấn các múi ở đây sẽ không phát triển được, sẽ làm cho trái phát triển không đều, méo mó xấu xí như bạn đã thấy.

Để khắc phục tình trạng này bạn phải thụ phấn nhân tạo. Bằng cách chọn những hoa nhỏ, hoa có cuống nhỏ, hoa phát triển không cân đối, hoa ở ngoài chóp cành, hoa trên cành nhỏ… là những hoa thường khó đậu trái (nếu có đậu trái thì trái cũng nhỏ, chất lượng kém) để lấy phấn. Giữ lại những hoa to, hoa có cuống to, hoa phát triển cân đối, không bị sâu bệnh mọc ra từ thân, cành chính để thụ phấn tạo trái.

Khi thấy hoa cần lấy phấn sắp nở (cánh đã phát triển dài, có mầu trắng vàng, các cánh đã tách rời nhau, túi phấn của nhị đực đã chuyển dần từ mầu vàng đậm sang mầu xám nhạt (quan sát kỹ sẽ thấy các túi phấn hơi gồ ghề hơn so với trước đó) là có thể thu hái được. Thời gian thu hái hoa tốt nhất là vào buổi chiều mát. Sau khi hái, đặt hoa trên giấy trong một cái hộp kín để khỏi mất nước và không bị gió làm bay mất phấn. Sáng hôm sau bao phấn nứt thì tách bỏ cánh hoa, giũ cho túi phấn rơi hết xuống giấy, rồi dùng một que nhỏ (trên đầu có gắn bông gòn) chà nhẹ lên túi phấn để tách hạt phấn ra khỏi bao phấn (lượng phấn của một hoa có thể thụ cho 6-7 hoa cái).

Những hoa có ba cánh trong đã mở, nuốm nhị cái có mầu trắng, đầu nuốm đã tiết ra nhiều chất dính là thụ phấn được. Cách thụ phấn như sau: tay phải cầm cây cọ mềm chấm vào bột phấn, tay trái kẹp bông hoa muốn thụ phấn vào kẽ ngón tay, đầu ngón cái banh cánh hoa rộng ra, tay phải nhẹ nhàng quét lông của cây cọ (đã có dính sẵn phấn hoa) đều khắp nướm của nhị cái (nếu quét không đều, sau này trái sẽ bị lép, không mẩy đều).

Muốn có kết qủa cao, nên thụ phấn vào lúc 8-9 giờ sáng. Vào thời điểm ra hoa rộ khoảng 3-4 ngày thụ phấn cho vườn một lần. Nếu được thụ phấn nhân tạo cây sẽ đậu trái rất nhiều so với cứ để tự nhiên phó mặc cho cây “tự lo” (người có kinh nghiệm thụ phấn, tỷ lệ đậu trái có thể đạt tới 80-90%).

Phương pháp cho mãng cầu ra hoa rải vụ

Phương pháp cho mãng cầu ra hoa rải vụ

Cho mãng cầu ra hoa rải vụ bằng phương pháp bấm nhánh


Sử dụng phương pháp này có lợi thế là cây không bị mất sức nhiều do đó chi phí chăm sóc cũng giảm hơn so với phương pháp tuốt lá (giảm chi phí công suốt lá, phân bón vì cây không bị mất sức), số lượng trái ít hơn nhưng tỷ lệ trái đạt loại một cao ( loại từ 2-4 trái/kg chiếm khoảng 2/3 sản lượng), năng suất không thua suốt lá.


Mãng cầu là cây trồng truyền thống của nông dân xung quanh khu vực núi Bà Đen Tây Ninh. Những năm gần đây do có thị trường tiêu thụ nên diện tích mãng cầu tăng nhanh, nhất là ở xã Tân bình. Nếu để mãng ra hoa tự nhiên thì mùa khi thu hoạch sẽ vào thời điểm rộ của các loại cây ăn trái khác,  giá bán thường không cao nên hiệu quả kinh tế thấp. Nông dân Tây Ninh đã có nhiều kinh nghiệm làm cho mãng cầu ra hoa rải vụ và đã thu được lợi nhuận cao. Từ trước đến nay nông dân thường xử lý ra hoa trên cây mãng cầu bằng phương pháp làm rụng lá (suốt lá), hiện nay một số nông dân  áp dụng phương pháp bấm nhánh đã đạt hiệu qủa hơn. Sử dụng phương pháp này có lợi thế là cây không bị mất sức nhiều do đó chi phí chăm sóc cũng giảm hơn so với phương pháp tuốt lá (giảm chi phí công suốt lá, phân bón  vì cây không bị mất sức), số lượng trái ít hơn nhưng tỷ lệ trái đạt loại một cao ( loại từ 2-4 trái/kg  chiếm khoảng 2/3 sản lượng), năng suất không thua suốt lá.

Bấm nhánh tốt nhất nên bấm vào lúc khai thác trái vụ 2 (vụ đầu ta nên suốt lá), vì vụ hai trên nhánh cái có nhiều nhánh nhỏ, dùng kéo bấm tỉa những nhánh nhỏ vô hiệu, để lại những nhánh có màu da bò, và những nhánh này ta cắt chừa lại hai hoặc ba mắt mầm (khoảng 5cm), bấm rải đều cả cây và kết hợp bo tàn cho đẹp để dễ xịt thuốc sau này. Tỷ lệ bấm cành tuỳ theo thời vụ: tháng 4-7 (âm lịch) bấm khoảng 40-50%, tháng 7-9 (âm lịch) bấm 60-80%, tháng 10 trở đi cho đến mùa mưa bấm 100%.

Lưu ý: Theo kinh nghiệm của một số nông dân, khi bấm nhánh không nên sử dụng phân super lân + Kali, vì cây không mất sức đâm chồi mạnh dễ bị ra đọt mà không ra bông.

Ở  ấp Tân Hoà- Tân Bình – Thị Xã Tây Ninh, có anh nông dân Võ Văn Mẫn, là người đầu tiên áp dụng kỹ thuật bấm nhánh và anh đã thực hiện được khoảng 6 vụ, năng suất tương đương với phương pháp tuốt lá nhưng kích cỡ trái ở vườn mãng cầu của anh từ 2 – 3 trái/kg, vì vậy có giá trị thương phẩm cao và hiệu quả cao hơn phương pháp tuốt lá.

Trái mãng cầu thơm ngon bổ dưỡng

Trái mãng cầu thơm ngon bổ dưỡng

Mãng cầu xiêm có công dụng kháng khuẩn gây mầm bệnh và nấm gây bệnh. Rễ cây được dùng làm thuốc giải độc. Nước sắc cô đặc từ lá giúp ngừa viêm tấy rất hữu hiệu


Trái Mãng cầu xiêm không chỉ thơm ngon về khẩu vị mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Trong trái mãng cầu xiêm có nhiều carbohydrat, đặc biệt là đường fructose, vitamin C, B1 và B2, rất ít calori, chất béo và không chứa cholesterol. Trong 100 g Mãng cầu xiêm có 66 calori; 3,3 g chất xơ ăn kiêng; 20,6 g vitamin C; 1 g protein; 0,64 mg sắt; 27 mg phosphor; 29,6 acid ascorbic và 16,8 g carbohydrat. Các bộ phận như lá, rễ, hạt, cuống, vỏ, nạc… đều có tác dụng trong việc điều trị bệnh.

- Tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm tấy, điều trị vết thương: Chiết xuất từ vỏ cây, cuống, lá và rễ của cây Mãng cầu xiêm có công dụng kháng khuẩn gây mầm bệnh và nấm gây bệnh. Rễ cây được dùng làm thuốc giải độc. Nước sắc cô đặc từ lá  giúp ngừa viêm tấy rất hữu hiệu. Phần nạc dùng làm thuốc đắp lên vết thương giúp mau lành trong khoảng 3 ngày.

- Đề phòng cao huyết áp: Lá Mãng cầu xiêm được dùng để uống như trà giúp ngừa huyết áp.

- Chữa đau nhức các khớp: Nghiền nát lá đắp lên chỗ khớp bị đau nhức sẽ thấy hiệu quả rất rõ rệt.

- Ngừa giun sán: Hạt Mãng cầu xiêm nghiền nát uống giúp trị giun sán, ký sinh trùng (rễ cây cũng có tác dụng tương tự).

- Đẩy lùi bệnh hen suyễn: Vỏ cây không chỉ giúp ngừa bệnh hen suyễn mà còn giúp an thần. Loại trà chế biến từ lá Mãng cầu xiêm giúp làm dịu thần kinh khi bị căng thẳng, đem lại giấc ngủ ngon. Người xưa thường dùng nạc và lá cây này như phương thuốc gia truyền giúp an thần.

- Chữa bệnh tiêu chảy, nôn mửa: Hoa Mãng cầu xiêm làm giảm chứng tiêu chảy mạn tính. Ngược lại, hạt có tác dụng chống nôn.

- Bồi dưỡng sức khỏe: Thành phần vitamin B, C của nạc Mãng cầu xiêm dùng để chế biến món kem và nước ép rất tốt cho cơ thể.

- Chữa bệnh đường niệu, sỏi thận: Nước ép Mãng cầu xiêm có tác dụng trị bệnh về đường tiết niệu, tiểu ra máu và bệnh đau gan. Nước sắc từ rễ hoặc lá còn non giúp trị bệnh sỏi thận.

- Chữa bệnh chàm: Lá Mãng cầu xiêm được dùng như bài thuốc làm giảm bệnh chàm trên da. Đặc biệt, phần lõi trái là món ăn tốt cho trẻ bị yếu bàng quang cũng như giúp ngừa tật đái dầm thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm

Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm

Cây mãng cầu xiêm chủ yếu được trồng ở Nam Bộ và rãi rác ở Nam Trung Bộ. Mãng cầu xiêm là thực phẩm qúi nhờ giàu chất khoáng: lân, canxi và rất nhiều Vitamin B 1, B2,P,C có vị chua ngọt rất ngon khi làm nước sinh tố rất thích hợp cho người Phương Tây nhưng không thích hợp với khẩu vị người Á Ðông.


Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi lớn hơn nữa, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai. Nguồn gốc từ châu Mỹ Latinh, được trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới không có sương.


I. Ðặc điểm sinh thái

Lượng mưa thích hợp cho mãng cầu xiêm là 1.800 mm, chịu hạn và lạnh kém hơn mãng cầu ta. Ðộ pH thích hợp từ 5,0-6,5. Ở vùng đất mặn hoặc nhiễm mặn có độ pH thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều người ta trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát, các nơi khác người ta trồng mãng cầu xiêm bằng hạt.

II. Giống và đặc điểm thực vật

Mãng cầu xiêm thuộc loại cây tiểu mộc cao 6-8 m, tán lá xanh quanh năm, hoa ở thân hay các nhánh già, hoa lớn. Hiện nay, ở Nam bộ có hai thứ mãng cầu: mãng cầu xiêm ngọt và chua. Thứ ngọt lá và quả thường nhỏ hơn thứ chua, giá cao hơn. Nhưng thứ chua có năng suất cao, dễ bán và làm mứt hay kẹo dễ hơn.

III. Kỹ thuật trồng

1. Nhân giống


Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát. Các vùng khác thì trồng bằng hột hoặc chiết (sau 2-3 năm sẽ cho trái).

2. Khoảng cách trồng

Nên trồng khoảng cách 3 x3 m, một số nơi trồng 2,5 x2,5 m

3. Phân bón

Cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bon gia giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).

4. Thụ phấn bổ sung cho mãng cầu xiêm

Nhìn chung hoa mãng cầu có nhụy cái trưởng thành trước nên đòi hỏi thụ phấn chéo, hoa không có mùi thơm nên hấp dẫn ít côn trùng, cánh hoa dày và khi nở hé ra ít, hoa lại mọc chúc xuống . Thường côn trùng thụ phấn không đủ nên cần thụ phấn bổ sung bằng tay để tăng sự đậu quả. sự thụ phấn thiếu sẽ làm quả méo mó không nở phồng về các phía,hoa thiếu thụ phấn sẽ đen rồi rụng. Khi thụ phấn bổ sung bằng tay, hột phấn thường lấy ở những hoa bìa tán cây hay ở các cành nhỏ vì chúng ít có cơ hội phát triển thành quả lớn ,các cành nhỏ yếu không mang nổi quả tới khi thu hoạch. Lấy hoa có cánh đã hé, phần nhị đực có màu kem là tốt, thu hoa vào buổi chiều, để hoa vào một cái hộp nhỏ đậy kín cho khỏi mất nước, sáng hôm sau dùng một que nhỏ đầu cuốn bông gòn chấm vào hột phấn có màu vàng nhạt, tay phải cầm que có chấm hột phấn, tay trái kẹp hoa muốn thụ vào kẽ ngón tay, đầu ngón cái banh cánh hoa rộng ra, quét hột phấn lên nướm nhụy cái lúc này có màu trắng và ướt dính, quét đều và nhẹ nhàng. Hoa cần thụ nên chọn hoa chọn mọc ở thân hoặc những cành to, có cánh đang hé nở ra. Quả phát triển từ hoa được thụ thường to và nở đều. Cây sẽ sai quả hơn. Tất nhiên một lần chỉ thụ được một số hoa, như vậy phải làm nhiều lần, cách nhau khoảng 4 ngày.

5. Sâu bệnh hại chính


Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thốc như BI 58, Applaud Mipcin,…

Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoặc đen.

Cách đề phòng: trồng thưa, giữ vệ sinh trong vườn không để cành lá bị bệnh vương vãi kể cả các loại trái cây khác cũng bị thán thư phá hại như ổi, xoài. Xịt thuốc benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN,…

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Kinh nghiệm trồng khế

Kinh nghiệm trồng khế

Thường xuyên giữ ẩm cho đất nền dưới bóng tán, nhưng không để ngập nước vài ba ngày liền sẽ dẫn đến rụng quả hàng loạt, chất lượng kém.


Đã hàng chục năm nay, vườn khế nhà ông Phạm Ngọc Mạnh ở thị trấn Nam Sách năm nào cũng bội thu, mặc dầu nhiều vườn kế cận năm được, năm mất mùa do bất lợi của ngoại cảnh (môi trường), do chủ nhân thích thì chăm bón, quên thì để "phóng sinh" v.v...

Nhìn những gốc khế ngọt, khế "rôn rốt", khế chua, cây nào cũng trĩu quả, quả nào cũng nây đều, bóng bẩy, không vết sâu bệnh v.v... nhiều người hỏi ông "bí quyết" trồng khế đều được ông hồ hởi trả lời ngay:

– Thứ nhất đó là phải nhân giống từ cây khế mẹ giống tốt (cho năng suất cao, phẩm chất tốt, sạch bệnh), nhân từ hạt bền cây hơn nhưng lâu cỗi, còn chiết (hoặc ghép lẫn các giống khế thì lấy gốc ghép là cây khế địa phương, cành hoặc mắt ghép là khế đặc sản có đủ các tiêu chuẩn trên).

– Trồng cây giống gốc bụ bẫm sẽ cho cành phát triển, cành la nhiều gần gốc sẽ cho sai hoa, đậu quả, quả lớn nhanh; gốc cách gốc khoảng 6m là vừa. Đất trồng khế phải tơi hả, xốp. Cần bón thêm phân chuồng hoai mục mỗi gốc lót từ 20 – 30kg, bón thúc đón hoa và đền quả trước và sau thu hoạch 4 – 6 tuần để bồi dưỡng và lại sức cho cây.

– Tuyệt đối không lạm dụng phân hóa học (nhất là đạm) vì rất dễ làm cho khế bị sâu bệnh, "tốt lá xấu hoa". Nguy hiểm nhất vẫn là sâu đục thân càng làm cho khế vốn ròn, tự gẫy khi mang quả, nguy hiểm cho người thu hoạch. Chỉ nên lót NPK vi sinh để bồi dục, cải tạo lý hóa tính cho đất mà thôi! (mỗi gốc không quá 3kg rải đều dưới bóng tán rồi xới xáo, kết hợp nhặt cỏ dại).

– Khi đường kính gốc từ 10cm trở lên, vỏ ngoài hóa bần thì quét nước vôi vào đó cho đến các cành la gần gốc để phòng chống sâu bệnh và tăng độ phản xạ ánh sáng giúp các lá khuất tán quang hợp tạo nhiều chất sống cho cây. Kết hợp với tỉa bỏ cành tăm để tập trung nhựa sống cho các cành "chủ".

Thường xuyên giữ ẩm cho đất nền dưới bóng tán, nhưng không để ngập nước vài ba ngày liền sẽ dẫn đến rụng quả hàng loạt, chất lượng kém.

Cách trồng cây khế Bonsai

Cách trồng cây khế Bonsai

Cây khế ngoài trồng lấy bóng mát và quả ăn còn được trồng làm cây bonsai đẹp với nhiều trái chín trĩu cành thể hiện sự sung túc, đầy đủ.


Cây khế bonsai thích hợp trồng làm cảnh sân nhà, sân vườn… Hoặc cây trồng chậu trang trí tiền sảnh, mặt tiền quán cà phê, nhà hàng… Cây khế bonsai rất được ưa thích và có giá trị.

Các cây khế Bonsai có đường kính từ 10 cm đến 20 cm, thích hợp trồng biệt thự, sân vườn. Các cây Khế có kích cỡ lớn hơn, từ 20 – 30 cm hoặc hơn 30cm, thường thích hợp trồng khu biệt thự, sân vườn cần trồng để có cây xanh cảnh quan phủ xanh ngay.

Yếu tố đất trồng


Loại đất phù hợp cho cây khế là nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ khế dễ bị thối khi bị ngập úng. Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 6,5. Cây khế rất cần nước trong giai đọan nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới.

Yếu tố nhiệt độ


Cây khế chịu được biên độ nhiệt độ rộng. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Ở nhiệt độ 22 đến 25oC, quả chín đẹp mã và vị thơn ngon, cho nên lứa quả chín vào cuối thu là tốt nhất.

Yếu tố nước

Thời tiết khô hạn từ tháng 6 đến cuối năm sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả của cây khế. Chính vì vậy, cần tưới nước thường xuyên cho chậu cảnhtrồng khế trong giai đoạn này. Một mẹo nhỏ để giữ ẩm cho cây khế của bạn là hãy đặt chậu cảnh dưới bóng râm của giàn dây leo hoặc những cây cảnh có tán rộng hơn. Như vậy, sẽ hạn chế được ánh nắng rọi trực tiếp vào cây khế, tránh làm hao hụt lượng nước.

Tỉa cành và bón phân khoa học

Cây Khế là loại cây ưa phân bón hữu cơ. Phân chuồng, kali, tro bếp, vôi bột là những loại phân bón thích hợp cho chậu cảnh trồng khế. Cần sử dụng thêm phân bón tổng hợp và điều tiết trong từng giai đoạn phát triển của cây khế.

Yếu tố ánh sáng


Khế không ưa ánh sáng chiếu thẳng, nhất là khế ngọt mà ưa bóng râm, cho nên trồng xen khế trong vườn có các cây cao, che bớt ánh nắng là rất tốt.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây khế

Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.

Trong dân gian, cây khế Bonsai là loài cây gắn liền với đời sống dân dã được trồng ở các vùng thôn quê. Nó cũng là hình ảnh thân thuộc trong câu chuyện cổ tích đã đi vào tâm trí bao thế hệ.

Đối với tín ngưỡng dân gian, những người kỹ tính thường chọn cây khế để trồng trong các nhà thờ họ, như là sự kỳ vọng về sự trường tồn, thịnh vượng cho cả gia tộc mình.

Cách trồng cây khế ngọt trong chậu tại nhà

Cách trồng cây khế ngọt trong chậu tại nhà

Trồng khế ngọt trong chậu hiện đang được nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể bắt gặp những cây khế ngọt dù thấp nhỏ vẫn ra hoa, kết quả ngay cả khi được trồng trong chậu. Muốn có một cây khế ngọt để vừa làm cảnh vừa thu quả không khó, chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:


1. Chọn thời vụ trồng thích hợp


Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Vì vậy, thời điểm thích hợp để trồng khế trong chậu là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ, cây sẽ cho hoa vào thời tiết ấm và khô. Tỉ lệ kết quả cũng vì thế mà tăng lên. Chọn thời vụ thích hợp sẽ giúp cây khế ngọt của bạn kết quả vào đúng vụ thu, là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

2. Chọn đất trồng dễ tiêu thoát nước

Là loại cây có rễ dễ bị thối khi ngập úng, khi trồng cây khế ngọt  trong chậu – vốn là môi trường hạn chế lượng đất, bạn cần chọn đất mùn tơi xốp. Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 6,5. Trước khi cho đất này vào nên lót một ít sỏi hoặc đá xuống dưới chậu cảnh để dễ thoát nước. Kinh nghiệm của nhiều người trồng khế lâu năm cho thấy mỗi năm nên thay 1/3 số đất trong chậu bằng đất mới để có đủ chất dinh dưỡng cho cây.

3. Điều hòa lượng nước tưới

Trồng trong chậu đồng nghĩa với việc khế rất khó tìm lượng nước ngầm trong lòng đất, vì vậy, bạn cần cũng cấp đủ nước cho cây trong những giai đoạn cần thiết. Thời tiết khô hạn từ tháng 6 đến cuối năm sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả của cây khế. Chính vì vậy, cần tưới nước thường xuyên cho cây khế trong giai đoạn này. Một mẹo nhỏ để giữ ẩm cho cây khế của bạn là hãy đặt chậu cảnh dưới bóng râm của giàn dây leo hoặc những cây cảnh có tán rộng hơn. Như vậy, sẽ hạn chế được ánh nắng rọi trực tiếp vào cây khế, tránh làm hao hụt lượng nước.

4. Tỉa cành và bón phân

Khế là loại cây ưa phân bón hữu cơ. Phân chuồng, kali, tro bếp, vôi bột là những loại phân bón thích hợp cho trồng khế. Cần sử dụng thêm phân bón tổng hợp và điều tiết trong từng giai đoạn phát triển của cây khế. Ngoài ra, sau vụ thu hoạch quả, trước khi khế ra hoa vụ mới cần cắt tỉa bỏ bớt những cành già, cành sâu bệnh, cành mọc chen chúc, cành yếu…Nếu cây khế có tán quá dày choán hết diện tích chậu nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng. Như đã nói ở trên, khế không ưa ánh nắng rọi trực tiếp nên cần cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán. Như vậy sẽ tránh được ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ và nám quả.

Để khế ngọt ra trái quanh năm

Để khế ngọt ra trái quanh năm

Cắt bỏ tất cả các cành trên cây càng tốt. Làm như vậy khế ngọt bị đau tức sẽ ra nhiều lộc ở các kẽ lá và các chùm hoa nhỏ li ti cũng sẽ mọc ra để cho quả


Khế ngọt ăn tươi như các loại trái cây khác, làm mứt, nước quả, …trái khế ngọt có tính nhuận trường, khích thích ăn ngon miệng và giải nhiệt. Khế giàu vitamin C (25 – 40 mg/100 g thịt quả), carotene (150 (g) và cho khoảng 25 – 35 calo/100 g phần ăn được. Để cây khế ra trái quanh năm, chúng ta có thể tham khảo cách làm sau :

Khế ngọt từ 3 năm trở đi đã cho quả khá nhiều, đây là thời gian bắt đầu sử dụng các biện pháp tác động.

- Chon thời gian tác động:

Sau khi thu hái hết lứa trái khế ngọt cuối cùng ta dọn vệ sinh quanh gốc, xới xáo nhổ cỏ đốn tỉa bỏ hết các cành con, cành còi cọc, cành mọc sát đất. Bón phân hồi sức cho cây bằng 10 – 15kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên

- Điều kiện thứ hai quyết định đến ra quả quanh năm của khế là cắt bỏ phần ngọn non của các cành khế đang phát triển chừng 20cm. Cắt bỏ tất cả các cành trên cây càng tốt. Làm như vậy khế ngọt bị đau tức sẽ ra nhiều lộc ở các kẽ lá và các chùm hoa nhỏ li ti cũng sẽ mọc ra để cho quả. Khi hoa đã ra ta tiếp tục thúc phân và tưới nước cho cây để nuôi quả.

Chú ý: Đối với cây to cao, nhiều cành lá ta chỉ chọn bẻ những cành to thấp, những cành nhỏ hơn bỏ lại rồi lại bẻ cho đợt tiếp theo.

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Quả khế cải thiện sức khỏe sau những cơn say

Quả khế cải thiện sức khỏe sau những cơn say

Y học cổ truyền của nhiều nước dùng khế để cải thiện sức khỏe sau những cơn say rượu bí tỉ và trị say nắng…


Quả khế có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến. Trong khế chứa nhiều vitamin C, có thể ngăn ngừa và trị bệnh cảm, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp chất collagen làm da mặt mịn màng, tràn đầy sức sống. Ăn khế rất có lợi với những người bị rụng tóc do chứa hàm lượng vitamin nhóm B cao, cần cho sự tăng trưởng của tóc…

Y học cổ truyền của nhiều nước dùng khế để cải thiện sức khỏe sau những cơn say bí tỉ và trị say nắng… Nước ép từ quả khế có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm bằng cách thoa trực tiếp vào những vùng da bị ảnh hưởng. Người mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể cắt quả khế ra và đun sôi với một chén nước ở lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng nửa chén, chia ra uống 2 lần/ngày.

Đông y còn dùng hoa khế để trị bệnh sốt rét, lấy lá khô chữa ung loét đường tiêu hóa.

Lưu ý: Những người mắc các bệnh về thận cần tránh ăn khế vì khế có chứa nhiều oxalic acid. Chất này sẽ tích lũy ở những quả thận yếu ớt. Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt, mất ngủ…/.

Kỹ thuật trồng khế ngọt

Kỹ thuật trồng khế ngọt

Đất trồng khế ngọt nên chọn loại đất tốt, giàu mùn có nguồn nước tưới. Nếu ở vùng đồi thì chọn đất trồng ở chân đồi.


1. Thời vụ trồng:

Ở miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10). Kích thước hố: 0,6x0,6x0,6m. Nếu đất xấu 1,0x1,0x0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn...

2.Chăm sóc:

- Chọn đất ẩm, nhiều màu và nhiều bóng râm: Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu... Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.
- Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.
- Với cây lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần. Phòng trừ sâu bệnh: Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non. Thu hoạch: Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.

3.Phòng trừ sâu bệnh:

Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.

4. Thu hoạch:


Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.

Lợi ích đối với sức khỏe của quả Hồng ít người biết

Lợi ích đối với sức khỏe của quả Hồng ít người biết

Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống; cỡ nhỏ đường kính dưới 1 cm cho tới cỡ lớn đường kính đến 9 cm. Dáng quả hình cầu, hình con cù, hay dạng quả cà chua bẹp. Đài hoa (calyx) thường dính với quả khi chín.


Loài hồng phổ biến nhất cho trái là hồng Nhật Bản (D. kaki). Trái chín thì ngọt, ít chua, thịt mềm, có khi bị xơ. Loài hồng này, nguyên thủy xuất phát từ Trung Hoa, là một loài cây thay lá, thường rụng lá khi ra quả (deciduous). Cây hồng sau được trồng khắp miền Đông Á, đến thế kỷ 19 thì du nhập vào California và châu Âu.

Giống (cultivar) hồng mòng (Hachiya) có dáng con cù với lượng tannin cao khi còn xanh nên vị chát. Phải đợi thật chín mềm mới ăn được.

Giống hồng giòn (Fuyu) có dáng hình bẹp. Lượng tannin tuy không kém giống hồng mòng nhưng trong quá trình chuyển từ xanh sang chín, giống hồng giòn mất tanin rất nhanh nên trái có thể ăn được sớm hơn khi còn giòn.

Để làm chóng chín, hồng mòng thường được đem rấm. Cách rấm có thể dùng ánh sáng, khí nóng, trấu, cồn, thán khí hay êtilen để ép chín. Một cách khác là đem ngâm nước tro để trái hồng biến chất, mất vị chát. Loại hồng này gọi là hồng ngâm.

Quả hồng có thể ăn tươi hay phơi khô. Hồng khô cần hai đến ba tuần phơi ngoài trời rồi sấy thêm trước khi thành phẩm.

Tại Hàn Quốc, hồng khô được dùng cất rượu, làm giấm

Hồng ngâm đã đi vào tục ngữ tiếng Việt với câu "Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc". Ý muốn nói phí công, phí của tựa một vật quý như hồng ngâm mà để chuột làm hư mất.

Gỗ hồng (D. virginiana) được chuộng dùng làm gậy đánh golf cho tới đầu thế kỷ 20 khi gậy bằng gỗ bị thay thế bằng gậy đúc từ kim loại. Gậy thụt bida cũng hay dùng gỗ cây hồng.

Ngày nay gỗ hồng thường dùng làm cung bắn tên vì độ rắn của gỗ.

Hồng là loại trái cây rất phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người ưu thích. Quả hồng không đơn giản là thứ quả tráng miệng thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào như vitamin A, C; photpho, canxi, sắt... Hơn nữa, hồng còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh mà ít người biết đến.

Chống viêm, nhiễm trùng

Quả hồng chứa một lượng khá lớn chất catechin và polyphenol (chất chống oxy hóa). Các chất này có khả năng chống viêm rất tốt, nhờ đó, ăn hồng giúp hỗ trợ chống viêm cũng như nhiễm trùng mạnh.

Muốn có một đôi mắt sáng, bạn hãy bổ sung quả hồng vào thực đơn mỗi ngày. Nguồn vitamin A dồi dào từ quả hồng sẽ giúp cải thiện thị lực, tăng cường tầm nhìn cho đôi mắt. Ngoài ra, lượng sắt trong quả hồng còn giúp hỗ trợ sản xuất hồng cầu trong máu.

Chống ung thư


Vitamin A, shibuol, a-xít betulinic và các chất chống oxy hóa khác chính là các 'chiến binh' chống lại các gốc tự do trong tế bào - tác nhân gây tổn thương tế bào và dẫn đến căn bệnh ung thư.

Tăng cường hệ miễn dịch

Quả hồng tuy nhỏ nhưng lượng vitamin C có trong đó lại không hề nhỏ. Vitamin C chính là yếu tố ngăn ngừa các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, các bệnh nhiễm trùng phổi như hen suyễn. Vì vậy, ăn hồng thường xuyên giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tốt cho hệ tiêu hóa


Loại quả hồng vàng chứa chất tanin có chức năng điều tiết chuyển động của đường ruột, qua đó hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu. Không chỉ vậy, quả hồng rất giàu chất xơ nên việc ăn hồng thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Quả hồng xanh giã nát, cho thêm nước đun sôi để nguội, nước uống này chữa tiêu chảy rất hiệu nghiệm.

Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường


Bệnh nhân tiểu đường luôn phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn, tuy nhiên quả hồng lại là loại trái cây có thể ăn bất cứ lúc nào. Chìa khóa nằm ở lượng chất xơ phong phú của quả hồng, giúp người bị căn bệnh này giảm cảm giác thèm ăn và mức độ đói. Hơn nữa, loại trái cây này còn góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường.

Tốt cho người bị huyết áp cao


Những người bị cao huyết áp cần phải tránh những loại thực phẩm có chứa nhiều muối. Hồng được biết đến là loại trái cây có lượng natri cực thấp, đồng thời chất shiboul có tác dụng làm hạ huyết áp nên bệnh nhân cao huyết áp có thể đưa hồng vào thực đơn hàng ngày.

Hỗ trợ giảm cân


Quả hồng chứa rất ít calo và chỉ cung cấp 31 g carbonhydrate trong tổng trọng lượng trung bình của một quả là 168 g. Do vậy, những người muốn giảm cân có thể sử dụng loại trái cây này để hỗ trợ quá trình giảm cân.

Chống xuất huyết tự nhiên


Người Nhật Bản thường sử dụng quả hồng để kiểm soát chảy máu do bị thương. Trong Đông y, vỏ, rễ, thân cây và tai quả hồng cũng được sử dụng trong các bài thuốc cầm máu.

Chữa nấc

Có nhiều bài thuốc chữa nấc đơn giản, dễ kiếm và khá rẻ tiền mà lại rất hiệu nghiệm chỉ từ những quả hồng. Có thể dùng tai hồng sao vàng, tán thành bột mịn rồi uống với rượu là có thể chữa khỏi nấc. Ngoài ra, có thể dùng tai hồng (100g), đinh hương (8g) và gừng tươi (5 lát) sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày cũng trị nấc rất hiệu quả.

Các bài thuốc này có thể trị dứt điểm bị nấc trong nửa ngày, lâu nhất là 3 ngày trong trường hợp bệnh đã kéo dài.

Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều quả hồng bởi vì nó có chứa fructose, có thể có hại cho sức khỏe của bạn với số lượng quá mức.

Chọn quả hồng ngâm ngon, không hóa chất

Chọn quả hồng ngâm ngon, không hóa chất

Chọn hồng ngâm ngon, không hóa chất sẽ mang lại an toàn cho bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lựa chọn và phân biệt được những quả hồng thơm ngon, không bị ngâm hóa chất.


Lợi ích từ quả hồng ngâm


Hồng ngâm là loại quả ngon, chứa nhiều chất khoáng tốt cho cơ thể Hồng ngâm là loại quả ngon, chứa nhiều chất khoáng tốt cho cơ thể

Hồng ngâm ngoài cung cấp một giá trị năng lượng như nhiều trái cây khác thì trong loại trái cây này có khá nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như mangan - chất khoáng vi lượng giúp điều hòa thần kinh, tăng cường sự phát triển của trẻ em.

Ngoài ra trái hồng ngâm còn có khá nhiều kali tốt cho những người bị cao huyết áp, làm việc trí óc và người hoạt động nhiều được hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, quả hồng còn có kẽm, đồng và vitamin C, axit amin… rất tốt cho sức khỏe.

Cách chọn hồng ngâm ngon, không hóa chất

Có thể phân biệt hồng ngâm hóa chất bằng mắt thường có thể phân biệt hồng ngâm hóa chất bằng mắt thường

- Trên thị trường có 2 loại hồng ngâm. Loại hồng ngâm 1 là loại hồng ngâm vôi. Đây là loại mà khi bán vẫn còn 1 lớp vôi bám ở bên ngoài. Hồng này được ngâm bẵng nước vôi. Loại này ăn cũng không vấn đề gì nếu không phải là hồng Trung Quốc.

Loại hồng ngâm thứ hai nhìn như trái hồng xanh, ăn giòn và ngọt. Đây thường là loại hồng ngâm Đà Lạt vậy nên, bạn nên lựa những trái hồng già. Sau khi mua về, bỏ vào bao nylon cột kín lại, bỏ vào thùng nước ngâm khoảng 7,8 ngày vớt ra ăn. Hồng ăn lúc này sẽ ngọt và giòn mà không chất bảo quản.

- Ở nhiều chợ, bạn có thể thấy có loại hồng ngâm còn được lọc sạch cuống và được rửa kỹ càng rồi mới đem bán. Nhìn qua, bạn cảm giác loại hồng này an toàn. Song thực chất bạn không nên mua loại hồng này vì thực chất thuốc bảo quản đã được sử dụng cho hồng ngâm từ trước đó rồi.

- Để biết hồng có chứa hóa chất hay không, bạn có thể quan sát nũm quả hồng ngâm bằng mắt thường. Nếu như quả hồng đã bị phun thuốc bảo quản thì nũm quả hồng thường xuất hiện những vùng trắng.

- Khi mua hồng về nhà, nếu quả hồng ngâm không được phun thuốc sẽ xuống mã rất nhanh. Ngay cả khi để tủ lạnh sau 1 - 2 ngày, chúng vẫn có dấu hiệu bị thâm đen, nũm mềm, giảm vị ngọt. Ngược lại, nếu quả hồng bị phun thuốc thì thời gian bảo quản thường lâu hơn.

- Vì khó phân biệt bằng mắt thường nên khi bà nội trợ nên mua hồng ngâm ở những địa chỉ uy tín. Bạn nên mua hồng quả bé, tuy nhìn không ngon mắt nhưng ăn khá ngon. Khi để quả hồng tới hôm sau cũng thấy chín hoặc hỏng dần.

- Tuy hồng ngâm là một loại quả ngon và bản chất của nó khá bổ dưỡng, nhưng cũng nên ăn hạn chế trước khi chưa biết rõ thực hư. Đặc biệt, trước khi ăn, nên rửa sạch vỏ rồi gọt, gọt kỹ rồi tiếp tục ngâm nước muối để lọc bớt được chất độc hại ít nào hay ít đó.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Công nghệ bảo quản và sấy hồng

Công nghệ bảo quản và sấy hồng

Công nghệ này được áp dụng bảo quản cho hai loại hồng dấm đỏ và hồng ngâm, quả hồng vẫn giữ được màu sắc, mùi vị, trạng thái tự nhiên gần như ban đầu, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo.


Nâng cao chất lượng chế biến


Sau gần 3 năm nghiên cứu, chế tạo, cuối tháng 10 - 2003, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) đã đưa ra ứng dụng mô hình công nghệ máy bảo quản và sấy hồng phục vụ cho bà con nông dân 2 tỉnh Thừa Thiên- Huế và Hòa Bình. Đây là một công nghệ tương đối hiện đại có khả năng sấy hồng với sản lượng và quy mô lớn, đảm bảo được chất lượng tự nhiên của hồng.

Hai loại công nghệ trên đã được KS Hoàng Kim Phượng cùng các cộng sự thuộc Phòng Nghiên cứu chế biến nông sản của Viện tiến hành nghiên cứu từ năm 2001. Theo KS Phượng, trước đây, việc bảo quản và sấy hồng thường được các hộ nông dân làm theo phương pháp thủ công là chính, nên thời gian bảo quản cũng như chất lượng sấy còn rất thấp. Mô hình bảo quản và sấy hồng đầu tiên đã được Viện lắp đặt tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Hai công nghệ được trình bày dưới đây là những thiết bị lần đầu tiên được ứng dụng tại nước ta.

Công nghệ bảo quản hồng


Công nghệ này được áp dụng bảo quản cho hai loại hồng dấm đỏ và hồng ngâm. Các bước tiến hành bảo quản như sau: thu hoạch hồng xong, lựa chọn quả, tiến hành tẩy rửa, đưa hồng nhúng vào chất bảo quản, sau đó hong khô và đóng túi (khi đóng túi phải sử dụng chất hấp thụ Ethylen- R3), cuối cùng đem xếp lên giàn bảo quản. KS Phượng cho biết: nếu tiến hành sấy theo quy trình này, thời gian bảo quản sẽ được nâng lên 45- 60 ngày (tuỳ giống) so với 15- 20 ngày nếu sấy bằng phương pháp thủ công. Ưu điểm của thiết bị bảo quản này là ở nhiệt độ thường, quả hồng vẫn giữ được màu sắc, mùi vị, trạng thái tự nhiên gần như ban đầu, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, đặc biệt tổng tổn thất trong quá trình bảo quản giảm xuống còn dưới 15%.

Để bảo quản hồng được tốt, trong quá trình bảo quản cần chú ý nguyên liệu bảo quản phải tươi tốt, không sâu bệnh, quả đạt độ già khi thu hái (vỏ quả màu xanh chuyển sang xanh vàng). Sử dụng chất hấp thụ R3 và chất chống nấm Bendo đúng liều lượng (2,5 gam R3/kg quả, 1,5 gam Bendo/lít nước). Nếu bảo quản với liều lượng như trên sẽ đạt kết quả tốt, dư lượng chất kháng sinh trong thịt quả hạ xuống còn dưới 1ppm. Ngoài ra, phải luôn giữ cho kho bảo quản sạch sẽ, môi trường thoáng mát, tiệt trùng.

Sấy hồng bằng hệ thống máy sấy gián tiếp

Theo KS Hoàng Kim Phượng, hiện nay ở nước ta mới có vùng nguyên liệu hồng từ Đà Lạt đã cho ra sản phẩm hồng sấy từ quả hồng dấm đỏ, kỹ thuật sấy tại đây vẫn rất thủ công, do sấy trực tiếp trên lò than, nên chất lượng vệ sinh không được đảm bảo. Máy sấy hồng mà các nhà khoa học của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đưa ra lần này là một hệ thống máy sấy gián tiếp với năng suất 200kg/mẻ. Đặc biệt hệ thống có thể sấy được một số giống hồng trước đây chưa thể thực hiện bằng lò thủ công như hồng Nhân Hậu ở Huế, hồng Thạch Thất ở các tỉnh phía Bắc. Quy trình sấy hồng được tiến hành theo các bước sau. Trước tiên là khâu chọn nguyên liệu, hồng sấy phải tươi, đem dấm chín, lựa chọn những quả đạt tiêu chuẩn, rửa sạch, sau đó gọt sạch vỏ, xếp đều lên khay và sấy. Hồng được sấy xong ép tạo thành hình rồi tiếp tục đem sấy lần 2, mang hồng ra để nguội và đóng gói. Trong quá trình sấy, cần lưu ý quả hồng phải cứng, vỏ quả đang ở màu vàng đỏ. Nhiệt độ sấy luôn luôn duy trì ở mức 650C, khi sấy phải thường xuyên nắn, ép hồng để tạo hình. Theo PGS- TS. Trần Đức Dũng- Trưởng phòng Nghiên cứu chế biến nông sản, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, sau khi ứng dụng tại Huế cho thấy, sản phẩm hồng sấy đạt chất lượng rất cao, nếu có đủ điều kiện trong thời gian tới Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh công nghệ và ứng dụng rộng rãi ở nhiều địa phương khác.

Trồng hồng giòn không hạt Lạng Sơn

Trồng hồng giòn không hạt Lạng Sơn

Cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, có khả năng chịu hạn khá cao, có tính thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất với điều kiện là tầng đất dày, thoát nước.


Cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, có khả năng chịu hạn khá cao, có tính thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất với điều kiện là tầng đất dày, thoát nước, độ pH = 5-5,5. Loại cây này rất ưa ánh sáng, ở vùng đồi núi người ta chọn hướng dốc có nhiều ánh sáng. Những vùng đủ ánh sáng cây phân cành thấp hơn, tán lá rộng, quả phân bố đều trên tán lá.

Thời vụ trồng: tốt nhất là trồng vào tháng 1-2 (trước và sau Tết Nguyên Đán), lúc này cây hồng có bộ lá đã già, vàng, đang rụng hoặc đã rụng hết lá, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi gặp nhiệt độ cao dễ dàng mọc mầm mới.

Mật độ và khoảng cách trồng: ở vùng đất đồi trồng với mật độ 400-500 cây/ha với cự ly trồng là 5x5m, 5x4m ở vùng dốc thấp, đồng bằng trồng với mật độ là 277-330 cây/ha với cự ly trồng là 6x6m, 6x5m.

Đào hố, bón phân lót: bộ rễ hồng yêu cầu đất thoáng nên đất trồng phải được chuẩn bị trước. Với đất bằng phẳng đào hố 80x80x70cm hoặc 70x70x60cm, bón lót 15-20kg phân chuồng + 0,5kg lân, với đất đồi đào hố 100x100x90cm hoặc 90x90x80cm, bón lót 20-30kg phân chuồng + 0,7kg phân lân.

Cách trồng: hố trồng đã được bón lót và lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày, cho cây vào hố, bóc vỏ bầu nilon cho đất nhỏ vào lèn chặt đến ngang miệng bầu, lấp đất cao hơn mặt bằng 5-10cm, xung quanh tạo gờ giữ nước, cắm 3 cọc xung quanh, dùng dây buộc chặt lại chống gió lay, dùng rơm rạ khô, cỏ khô ủ gốc cây. Thời kỳ đầu nên trồng xen các loại như lạc, đậu tương cách xa gốc 0,5-0,8cm, cần làm sạch cỏ trong tán và phủ gốc.

Tạo hình, tỉa cành, tỉa tán: tạo hình cây con tiến hành 2-3 năm đầu chỉ để một thân chính cao 0,8-1m, để 4-5 cành, cấp I, trên cành cấp I để 4-5 cành cấp II, tạo cho các cành phân đều ra các phía. Cắt tỉa các cành nhỏ yếu, cành mọc đứng, cành sâu bệnh. Những cành chọn để lại nên bấm ngọn để cho mọc thêm các cành ngang, để cây nhanh chóng hình thành tán cây to và thấp.

Bón phân:

(Nhấn vào đây để xem chi tiết)

Phòng trừ sâu bệnh:

Cần chú ý một số loài sâu bệnh sau: rệp, sáp, sâu đo, sâu đục thân. Cần phòng trừ bằng các loại thuốc Bi 58 0,1%, Deis 0,1%, Endrin pha loãng 1/400. Bệnh đốm đa giác, bệnh đốm tròn, phun phòng trừ bằng thuốc Boócđô 1% hoặc Dithan.

Khử chát và giấm hồng

Khử chát và giấm hồng

Quả hồng dù đã chín trên cây, vừa hái xuống cũng không ăn được ngay, trừ một vài giống hồng ngọt, có thể khử chát trên cây.


Mới đây, các cán bộ nghiên cứu Bộ môn Bảo quản và Chế biến thuộc Viện Nghiên cứu rau quả đã nghiên cứu thành công và cho phổ biến qui trình "Khử chát và giấm hồng bằng A xít 2-Chloroetyl phosphoric và đất đèn". NNVN giới thiệu để bà con nông dân tham khảo, áp dụng.

Qui trình bao gồm các bước sau:

Thu hái: ở miền Bắc, tùy theo địa phương, giống hồng mà hồng thường chín từ cuối tháng 8, chín rộ vào tháng 10, 11, chậm nhất vào tháng 12, 1. Trên cùng một cây có quả chín trước, quả chín sau do đó khi thu hoạch phải biết phân biệt để hái, quả chín trước hái trước, quả chín sau thì hái sau. Nên hái vào buổi sáng khi đã khô sương, không thu hái vào những ngày mưa dễ bị lây nhiễm nấm bệnh. Dùng kéo cắt sát cuống quả những quả đã chín vàng đều cho vào sọt có lót rơm rạ hoặc túi vải để tránh dập xước.

Chọn lựa và đánh bóng: Lựa chọn những quả đồng đều về màu sắc, kích cỡ, cùng giống, cùng đợt thu hái, những quả không có vết sâu bệnh, xây xước, bầm dập để xử lý và giấm. Dùng giẻ, khăn sạch lau nhẹ hết các vết bẩn trên toàn bộ mặt vỏ quả, làm cho vỏ quả láng bóng lên tăng thêm mỹ quan và hấp dẫn.

Xử lý: Với phương pháp xử lý bằng Chloroetyl phosphoric: Đổ 5 lít nước sạch vào một chiếc chậu nhựa rộng miệng rồi dùng bơm tiêm hút 60cc Axít 2- Chloroetyl phosphoric pha vào và khuấy đều cho tan hết. Tùy theo số lượng hồng cần xử lý mà pha lượng dung dịch cho phù hợp, tránh lãng phí: Cứ 1 lít nước sạch cần pha 12-13cc Axít 2-Chloroetyl phosphoric. Theo kinh nghiệm của Bộ môn bảo quản và chế biến (Viện Nghiên cứu rau quả) thì cứ 5 lít dung dịch có thể xử lý được hàng trăm kilôgam hồng quả. Sau khi chuẩn bị được dung dịch xử lý, ta cho hồng đã được lau sạch, đánh bóng vào ngâm ngập trong vòng 7 phút rồi vớt ra xếp vào rổ để cho ráo nước. Xếp hồng lên các giàn thoáng, để nơi thoáng mát trong vòng 6-8 ngày hồng sẽ chín đều, hết chát.

- Với phương pháp xử lý bằng đất đèn (Axetylen ): Dụng cụ bao gồm: Thùng để xử lý hồng bằng nhựa, gỗ hay sành sứ to, có thể chứa được vài trăm quả hồng; hộp nhựa hoặc sắt tây đường kính 10cm để đựng đất đèn; ống nhựa mềm để dẫn nước dài khoảng 70-80cm; phên nan tre, giá gỗ để xếp hồng trong thùng; bơm kim tiêm để cấp nước; tấm nilon để bịt miệng thùng...

Cách làm: Dưới đáy thùng chứa đặt chính giữa hộp nhựa hoặc hộp sắt tây mở đáy trên có chứa đất đèn. Căn cứ theo lượng hồng cần xử lý để đặt lượng đất đèn cho phù hợp: Cứ 100 kg hồng quả cần 300g đất đèn. Trên mặt hộp sắt tây đặt giá gỗ nan thưa để xếp hồng theo từng lớp nhẹ nhàng cho tới gần miệng thùng. Đặt ống nhựa mềm từ ngoài miệng thùng vào trong hộp sắt tây đựng đất đèn. Dùng nilon và dây cao su buộc kín miệng thùng hồng đã được xếp đầy nhằm tránh khí Axetylen thoát ra ngoài. Chú ý để ống nhựa mềm xuyên qua lớp nilon ra ngoài. Dùng bơm tiêm hút nước sạch để cấp nước cho hộp đất đèn qua ống dẫn nhựa mềm. Ngày đầu tiên ta bơm 30 ml, sau đó ngày thứ 2, thứ 3 cấp tiếp mỗi ngày 30 ml nữa. Ngày thứ 4, dỡ túi nilon một lúc cho thoát hết khí Axetylen rồi xếp hồng lên giàn nơi thoáng mát. Chú ý xếp các cuống quả xuống dưới theo lớp xen kẽ để không gây vết thương cho quả. Để hồng chín trong khoảng 6-8 ngày là có thể đem tiêu thụ được.

Bón phân cho cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn

Bón phân cho cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn

Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà phối hợp phân đạm với kali với tỷ lệ hợp lý. Cây sinh trưởng càng mạnh càng cần tăng lượng kali lên vì kali quyết định hạn chế rụng quả.

Bón lót:


- Đất bằng phẳng: đào hố 80x80x70cm hoặc 70x70x60cm, bón lót 15-20kg phân chuồng + 0,5kg lân

- Đất đồi: đào hố 100x100x90cm hoặc 90x90x80cm, bón lót 20-30kg phân chuồng + 0,7kg phân lân.

Hàng năm bón lót cho hồng vào tháng 1, trước khi cây nảy lộc, đối với những cây đã ra quả ổn định cần bón cho mỗi cây là 30-50kg phân chuồng hoai + 0,3-0,5kg đạm urê + 0,3kg lân + 0,5kg kali.

Cách bón: chiếu theo mép tán cây, đào ba hố đều nhau với kích thước hố sâu và rộng khoảng 50cm, sau khi bón phân lấp đất hơi cao hơn trước.

Trong thời gian cây nuôi quả (tháng 3-7) cần tưới thêm phân kali và đạm pha loãng 100 lần, mỗi tháng tưới 1-2 lần.

Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà phối hợp phân đạm với kali với tỷ lệ hợp lý. Cây sinh trưởng càng mạnh càng cần tăng lượng kali lên vì kali quyết định hạn chế rụng quả.