Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Kỹ Thuật Trồng Dứa Phần 4

Thời vụ trồng dứa không yêu cầu chặt chẽ như một số cây trồng khác. Có thể trồng dứa vào bất kỳ thời gian nào trong năm cũng được và đến có thể dễ dàng đạt được tỷ lệ sống khá cao

16. Thời vụ trồng dứa tốt nhất vào lúc nào?

Thời vụ trồng dứa không yêu cầu chặt chẽ như một số cây trồng khác. Có thể trồng dứa vào bất kỳ thời gian nào trong năm cũng được và đến có thể dễ dàng đạt được tỷ lệ sống khá cao, vẫn ra hoa kết quả bình thường. Tuy vậy do yêu cầu thực tế về nhân lực và cây giống, nên vẫn hình thành một số thời vụ nhất định.

Thông thường sau khi ra quả thì các loại chồi con mới bắt đầu phút triển mạnh, chối nách và chồi cuống sẽ tăng nhanh. Tùy theo mức độ sinh trướng của chổi mạnh hay yếu ta có thể tách trồng vào các tháng 5 -6- 7. Qua tổng kết kinh nghiệm của bà con, thấy trồng dứa vào tháng 8, tháng 9 là tốt nhất. Trổng thời gian này rất sẵn con giống, khi điểu kiện khí hậu phủ hợp hơn (ít nắng gắt mưa rào) cây mau bén rễ, hồi sinh nhanh. Mặt khác lúc này nhân lực cũng tương đối dồi dào vì mùa vụ cũng ít căng thẳng, do đó dễ dàng bố trí nhân lực hơn các thời gian khác.

Trong điểu kiện chủ động con giống (các con giống nảy có thế được lấy từ chổi cuống, chổi ngọn hoặc nhân giống bằng thân trong vườn ươm), thì ta có thể bổ trí một thời vụ trồng dứa vào tháng 3, tháng 4, lúc này cây cũng dễ sống và mau hồi sinh.

17. Có nên bón phân cho dứa không?

Có người quan niệm cây dứa là cây “ăn đã nhả vảng”  có thể sống kham khổ được, không cần phải bón phân, nghĩ như vậy lả không đúng.

Qua tài liệu về trồng dứa ở các nước tiên tiến như Hawai,  thấy vai trò phân bón rất quan trọng đến năng suất và phẩm chất của dứa. Thực tế trồng dứa ở ta cũng thấy rõ điều đó. Những vùng trồng dứa lâu năm ở ta không có bón phân chăm sóc quả dứa rất nhỏ, phẩm chất rất kém. Ở ta cũng có những vùng trông dứa hàng vài chục năm không bón phân  mà năng suất vẫn khá. Nhưng ta đã biết dứa ở đây mọc dưới các rừng lim, tràm…

Hằng năm tầng lá rụng xuống tạo nên một lớp mùn ngày cùng dảy. Đây là điểu kiện rất tốt về lý tính cũng như hóa tính để bộ rễ dứa phát triển. Mặt khác bà con còn có kinh nghiệm hằng năm sau khi thu hoạch dứa, người ta băm nát những thân dứa già để làm phân. Đây cũng là một kinh nghiệm tốt có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây dứa. Nếu được bón phân, chắc chẵn năng suất dứa ở vùng này còn cao hơn nữa.

Các nước trồng dứa có năng suất cao đều đều đầu tư phân bón cho dứa một cách xác đáng. Ơ Matctinic người ta chi về phân bón là 28,5% giá thành. Ở Côtđivna phân bón chiếm 20,2% giá thành.

Người ta đã tính toán rằng cứ bón 2 tấn phân khoáng (phân công nghiệp) sẽ cho 50 tấn dứa và  sau đó cứ bón thêm một tấn phân khoáng sẽ cho thêm khoảng 10 tấn dứa. Số lượng tối đa cho mỗi ha là 7 tấn phân khoáng.

Vageler ước tính những yêu cầu của cây dứa về các yếu tố khoáng để sử dụng cho các quá trình sinh tổng hợp dao động trong khoảng các giới hạn sau:

Đạm             :140-170 kg/ha
Axit fotforic   :40-60kg/ha
Kali               :300-350 kg/ha

Qua những điều đã nêu trên đây,  ta thấy rõ trồng dứa muốn có năng suất cao, phẩm chất tốt thì phải bón phân

18. Bón đạm (N) cho dứa có tác dụng gi?

Bón N làm cho quả to lên, nó là yếu tố chủ yếu để nâng cao năng suất dứa

Thí nghiệm với giống dứa Baronne với các liều lượng N khác nhau, kết quá cho thấy

Không bón: trọng lượng trung hình một quả 1092 g

Bón 4g N nguyên chẩt cho môt cây: 1531 g
Bón 8g N nguyên chẩt cho môt cây: 1701 g.

Như vậy bón 4g N nguyên chẩt (20 g đạm sunfat) thấy trọng lượng trung bình của quả tăng 40% so với đối chứng. Nếu trồng mật độ 30.000 cây/ha thì thu được như sau: bón 20g đạm sunfat cho một cây(600 kg/ha) sẽ tăng sản lượng được 13.170 kg (45.930 k32.760 kg). Trừ tiền chỉ phí về phân bón ta thấy vẫn thu lợi khá  cao. Lượng N bón cho một gốc cây càng tăng lên (4g, 8g, 12g nguyên chất cho một gốc) trọng lượng quả có tương quan tỷ lệ thuận, những phẩm chất ở những công thức bón N cao lại giảm đi, hàm lượng axit tăng lên. Ngoài ảnh cao lại giảm đi, hàm lượng axit tăng lên. Ngoài ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất quả, N còn làm tăng chiều cao cây, tăng đường kính cuống quả, làm tăng quá trình đẻ chồi. Bón N còn làm cho màu sắc vỏ quả thêm đẹp.

Tuy vậy nếu bón N không đúng lúc (gần thu hoạch) sẽ làm cho quả dễ bị nứt, giảm khả hàng cất giữ và vận chuyển khi thu hoạch.

Trong các dụng đạm, người ta thường dùng đạm sunfat hơn cả

19. Bón lân và kali có tác dụng đổi với dứa thể nào?

Kali là một nguyên tổ rốt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và sinh thực của dứa. Hàm lượng kali ở trong các bộ phận của cây rất cao. Vì vậy mà yêu cẩu về kali của cây dứa vượt xa N và P. Nhiều ý kiến Cho rằng nếu N là yếu tố quyết định sản lượng thì K là yếu tổ quyết định phẩm chất của dứa.

Nếu thiếu K, lại mọc kém, ngắn và hẹp ngang hơn so với những lá đầy đủ K. Trên phiến lá thường có những vết thường có những vết nâu nhạt, mút lá bị khô.

Bón đủ K làm tăng trọng lượngg quả, làm tăng chiều cao cây và đường kính cuống quả, vì vậy có tác dụng chống thì khi quả chín. Bón K còn giảm được tỷ lệ quả nứt và thối khi chín

Ảnh hưởng đến K đến tỷ lệ đổ và nứt quả
Chỉ tiêu% cây đứng% cây đổ% cây nứt
Công thức   
(Đối chứng)* không bón K15,1672,3617,56
Bón 3 gấp 3 công thức60,5317,8111,47
Bón K bằng 1/3 công thức 221,1763,6322,57

Như vậy rõ ràng nếu bón K tăng lên 3 lần đã có tác dụng giảm tỷ lệ cây đổ xuống gần 4 lần, tỷ lệ cây nứt giảm đi 2 lần.

Ngoài ra bón K còn thúc đẩy việc đẻ chổi của dứa, làm cho cây có nhiều chổi nách, làm cho cây chổng được bệnh. Vai trò của K với phẩm chất dứa biểu hiện ớ các mặt sau:

- Làm tăng hàm lượng đường và hàm lượng axit tăng cường khả năng cất giữ và vận chuyển.

- Màu sắc quả thêm đẹp.

Trong các loại phân kali thì kali sunfat thích hợp với dứa hơn cả.

Về vai trò của P đối với dứa người ta thấy không rõ rệt như N và K. Tuy nhiên cây dứa cũng cẩn có một lượng lân nhất định, nhất là lúc phân hóa mầm hoa và khi cây ra hoa. Một số tác giá như Nightingale và Sumuel cho rằng thừa lân có ánh hướng đến năng suất vì làm đảo lộn cơ chế hấp thụ N của cây. Ở Ghinê đã làm thí nghiệm hai năm liền giữa bón lân và thiếu lân thấy có tác dụng không rõ đến năng suất.

Nếu trên đất đã đủ lân dể tiêu thì không cẩn bón lân, nếu dùng lân đơn độc sẽ làm cho phẩm chất quả giảm.

20. Bón phối hợp N, P, K như thể nào thì tốt?

Phân tích hàm lượng N. P. K Trong lá dứa giống Cayen ở điều kiện sản xuất bình thường cho thấy: N chiến 1.5-2%, P=0,7-0,8 %, K=3.5-4%.

Thí nghiệm về bón phối hợp N, P, K cho dứa của Dài Loan cho thấy rằng vụ quả đầu tiên các công thức bón K là tốt nhất; NK hiệu lực khá hơn NP, PK. Trọng lượng và phẩm chấl quả tăng lên rõ rệt, nhiều chổi nách và chồi cuống hơn. Đặc biệt Công thức NK còn tốt hơn cả công thức đầy đủ N, P, K, nhưng đến vụ quả sau thì công thức N, P, K có tác dụng rõ rệt hơn đến sinh trướng và phát dục của cây. Phối hợp N-P-K như thế nào là hợp lý nhất? Vấn thể này có nhiều ý kiến.

Thí nghiệm trong chậu của Folldsmish và Boume với giống cayen về yêu cầu dinh dưỡng của cây qua các thời kỳ khác nhau cho thấy trên bằng sau

Lượng hấp thụ các chất dinh dưỡng của 100 cây qua các thời kỳ (g)
 
Tháng Chồi nách3 tháng6 tháng9 tháng12 tháng15 tháng18 tháng
Nguyên tố       
N102144232304309420
P2O571432132199187350
K2O1845133564101613001670
CaO10131769230343453
MgO1191981104236299
Hợp chất có Al82294770113
SiO2841333101311273134504567
   
Số liệu bảng trên cho biết: trong 6 tháng đầu lượng hấp thu N và K rất ít, bước vào thời kỷ ra hoa kết quả (l5 đến 18 tháng) lượng hấp thu này tăng lên khá lớn. Trong tất cả các giai đoạn cây hấp thu K đều cao hơn N và P. Đặc biệt SiO2 thấy ở các giai đoạn cây đều cần một lượng khá cao. Tỷ lệ N: P: K cây hấp thu qua các thời kỳ có khác nhau.

- Theo Pau thì tỷ lệ này tối nhất như sau:

Thời kỳ sinh trướng: N: P2O5:K2O = l: 3: 5
Thời kỳ kết quả: N: P2O5:K2O=5:1:3

Kỹ Thuật Trồng Dứa Phần 3

Dứa ớ nước ta có thể trồng dày 30.000 cây/ ha. những công thức mật độ càng cao, năng suất cao hơn.


11. Muốn xây dựng một cơ sở trồng dứa cần chuẩn bị những gì?

Mưốn thành công khi xây dựng một cơ sở trồng dứa, chúng ta phải chú ý các mặt sau dây:

- Chọn những vùng có điều kiện đất đai và khi hậu phù hợp với yêu cẩu của cây dứa, nhất là về địa hình thuận lợi, cao và thoát nước, không bị ảnh hường của nước ngầm, không bị sương muối, lũ lụt phá hại. Cũng cẩn chú ý trống dứa trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất xốp thoảng khí.

- Chuẩn bị vật tư nguyên liệu.

a. Con giống vả phân bón: phải chuẩn bị có con giống tốt (không bị sâu bệnh, rệp sáp). Chuẩn bị phương tiện để vận chuyển con giống đến nơi trổng. Các loại phân cần thiết cho một cơ sở trồng dứa gồm mấy loại chính sau đây: phân đạm (tốt nhất là đạm urê) hoặc đạm sunfut, phân kali (tốt nhất là kaii sunfat), phân lân (dạng supe lân), phân magiê (dạng magiê sunfat).

Ngoài ra cũng cần có vôi bột và một lượng khá lớn phân hữu cơ (phân chuồng hoặc phân xanh).

b. Chuẩn bị thuốc hóa học

-Thuốc trừ sâu bệnh dipptêrêt, Bi 58, Vôfatôc trừ rệp sáp

- CuSO4 + Vôi -> Boocđô, Simen và Ziram -> để trừ một số bệnh

- Thuốc trừ cỏ: dalapon, simazin, PCP urê, PCP natri và 2,4D…

- Chất kích thích và xử lý diệt nấm: đất đèn, NAA,HgCl2, T.M.T.D, …

c. Ngoài ra cần chuẩn bị các thiết bị báo hộ lao động: giày, ủng, găng tay, quẩn áo lao động để công nhân làm việc trong vườn dứa (nhất là những giống dứa có gai), Nếu có điểu kiện nên chuẩn bị cả giấy phủ cỏ (puiyêtylen) vả nguyên liệu che nắng cho quả khi chín.

12. Nên trống dứa theo kiểu mắt sàng hay trồng hàng kép?

Cây dứa có bộ rễ phát triển yếu, trung bình rộng 50-90 cm, ăn nông ở tầng đất mặt, tập trung trong phạm vi 10-30 cm (ở nơi tầng đất này có thể sâu hơn 70 -90cm). Vì vậy cho phép ta có thể trồng dứa dày trên hàng mà không có sự tranh cướp dinh dưỡng của nhau.Trổng dày còn có lợi là hạn chế được cỏ dại và nâng cao được sản lượng, cho nên trồng dứa theo hàng kép tốt hơn trồng dàn đều theo kiểu mắt sàng. Trồng hàng kép có ưu điểm hơn trồng theo kiểu mắt sàng ở chỗ:

-Mật độ cao hơn, thông thường hàng kép mặt độ có thể đạt được trên dưới 40.000 cây/ ha. Trong khi đó trồng theo kiểu mắt sàng chỉ đạt 13.000 – 15.000 cây/ha.

- Dễ chăm sóc, thu hoạch, thuận lợi cho việc cơ giới hóa các khâu (làm cỏ, bón phân, thu hoạch ...). Trồng theo kiểu mắt sàng không cơ giới được.

- Luân canh được thường xuyên: đối với cây dứa người ta thấy chu kỳ kình tế của nó ngắn, chỉ trong vòng 3 - 4 năm là phải trồng lại. Đã có nhiều tổng kết thấy rằng, ruộng đứa năm thứ hai kém năng suất năm đầu, càng về sau năm thứ ba, thứ tư năng suất càng giảm (mặc dù có được đầu tư chăm sóc như thế nào). Do đó chúng ta phải luân canh. Nếu trồng hàng kép thì có thể luân canh ngay tại ruộng (trổng dứa trên khoảng cách giữa hai hàng kép). Trồng mắt sàng không thể thực hiện được.

Do yêu cầu của cây dứa và chu kỳ kinh tế của nó ngắn, ngày nay nhiều nước trồng dứa chỉ để thu hai vụ, thậm chí có những nước chỉ trồng thu hoạch một vụ như cấy hàng năm. Trên những diện tích dó, người ta chủ trương tăng cao mật độ trên một đơn vị diện tích.

Các kiểu trồng dứa:

Số cây trên 1 ha =1000/(a x b)

Số cây trên 1 ha =2x 10000/a(b+c)

13. Mật độ dứa của ta so với mật độ dứa của các nước tiên tiến có gì khác nhau?

Mật độ trồng dứa có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của dứa. Ở Hawai cứ tăng lên 2500 cây/ ha thì trọng lượng quả giảm đi trung bình 45g.

Ở Mactinic khi tăng từ 44.000 cây/ ha lên 55.000 cây/ha thấy trọng lượng quả giảm đi trung bình 218g, tăng thêm 11.000 cây nữa trọng lượng quả giảm đi 159g, nhưng sản lượng trên một đơn vị diện tích tăng lên.

Qua nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sản lượng và số lượng chồi cuống thấy: mật độ càng tăng trọng lượng quả càng giảm nhưng sản lượng càng tăng, còn số chồi lại giảm.

Ở ta nói chung mật độ dứa trồng còn khá thưa. Ví dụ dứa Sarawak thường trồng hàng đơn 12x 0,6 m (13.000 cây/ha) hoặc 1,5x0,6 (11.000 cây/ha).

Với dứa ta thường trồng kiểu mắt sàng hoặc ở một vài địa phương trồng kiều hàng kép (1,2x0,6) nhưng nhìn chung mật độ chưa đạt 20.000 cây/ha

Trong khi đó những nước có nghề trồng dứa phát triển, có năng suất dứa cao thường trồng mật độ trên dưới 40.000 cây/ha, ví dụ kiểu trồng ở Hawai:

a=0,3;  b=0,6;   c=1,2 mật độ khoảng 37.000 cây /ha

c=1,1          -        39,200
c=1,0          -        41,000
c=0,9          -        44,400

Kiểu trồng ở Ghinê

a=0,4;  b=0,3;   c=1,2 mật độ khoảng 33.300 cây /ha
c=1,1          -        35.700
c=1,0          -        38.500
c=0,9          -        41.700

Hiện nay đang thịnh hành khuynh hướng trồng dày, thường trồng mật độ 50.000 cây/ha để lấy quả to đóng hộp, trồng 60.000-70.000 cây/ha lấy quả trung bình xuất tươi.

Như thế ta thấy mật độ dứa của ta so với thế giới còn quá thấp, có những nước mật độ gấp 4-5 lần ở ta. Nếu chỉ tính trung bình một cây cho ta một quả nặng 1 kg thì trồng mật độ 70.000 cây/ha ta đã có năng suất 70 tấn/ha. Cho nên đối với dứa ta phải trồng dày hơn nữa. Ở ta tuy chưa có nhiều thí nghiệm, nhưng bước đầu những thí nghiệm về mật độ khác nhau ở Viện công nghiệp cho thấy: dứa ớ ta có thể trồng dày 30.000 cây/ ha. những công thức mật độ càng cao, năng suất cao hơn.

14. Lảm đất trồng dứa như thế nảo, mấy năm nên làm đất trồng lại

Đất trồng dứa được khai thác chủ yếu ớ vùng trung du và miền núi, do đó công việc đầu tiên lả dọn sạch và phát quang các cây bụi, đào sạch rễ tập trung lại đốt đi. Sau đó cày sâu toàn bộ 30 – 40 cm (càng sâu càng tốt).

Yêu cầu của đất trồng dứa là phải sạch cỏ, tơi xốp do đó có thể cày bừa kỹ, kết hợp phun thuốc trừ cỏ một vài lấn trước lúc trống dứa (một lần phun thuốc lại bừa đất).Các đổi có độ dốc nhỏ hơn 150 có thể trồng dứa theo đường vành nón, trồng hàng kép. Tốt nhất nên đào sâu thành rảnh 20 -30 cm rồi trồng dứa xuống rãnh này để tránh mưa xói mòn làm trơ gốc ra.

Nếu các đồi có độ dốc lớn hơn 20 – 250 nên làm ruộng bậc thang để trống.

Hiện nay có một số nơi trồng dứa xen với các cây như sẵn, chè, trẩu, sở…  nhưng có nhược điểm là không trồng theo đường đồng mức (đường vành nón) mà trồng hàng dọc vắt ngang qua đổi, do đó bị xói mòn, cây trơ gốc rễ ra, sinh trưởng yểu ớt, năng suất thấp và cây rất chóng cỗi.

Đối với cây dứa, sau trồng 3- 4 năm nên cày, bừa đất trồng lại, Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho biết; đối với giống dứa Cayen năm thứ hai để gốc không thể có năng suất bằng năm đầu, năm thứ ba không bằng năm thứ hai. Giống Spumsh năm thứ  hai cao hơn năm đầu, nhưng năm sau năng suất cùng giảm, vì thế ta phải trồng lại và nên luân canh.Trồng dứa độc canh sâu bệnh nhiểu, đất nghèo dinh dưỡng cho nên năng suất và phẩm chất kém.

15. Tại sao có giống dứa trồng ngoài nắng, lại có giống dứa cần cây che hóng?

Ở nơi nguyên (giữa các vĩ tuyến 150 và 300  nam và kinh tuyến 400 -600 tây, trong khu vực tứ giác đó gồm cá miền nam của Braxin, miền bắc Achentina và Paragoay) cây dứa vốn là cây ưa sáng . Vì vậy phần lớn các dạng trồng hiện nay đều mọc tốt, năng suất cao và phẩm chất tốt trong điều kiện đầy đủ ánh sáng. Ở những vùng ánh sáng yếu, số ngày mây quá nhiều sẽ làm dứa sinh trưởng chậm lại, quả bé, tỷ lệ đường thấp. Đây chính là nguyên nhân làm cho quả dứa dọt nắng ngọt hơn những quả dứa trong bóng dâm.

Các dạng dứa được trồng ở ta có dứa hoa và dứa Cayen vẫn giữ đặc điểm này ở nơi nguyên sản, thích hợp trong điều kiện dọi nắng. So sánh với những cây sinh trưởng trong bóng ta thấy cây dọi nắng sinh trưởng khỏe hơn, quả ngọt hơn. Tuy vậy vài giống Cayen khi quả chín nếu cường độ ánh sáng trực xạ quá mạnh để làm cho quả bị rám cẩn phải che cho quả.

Giống dứa ra (Spanish) có thể do quá trình trồng trọt lâu dài trong điều kiện bóng dâm ở ta mà nó đã thích nghi trồng trong bóng. Các dạng Spanish của thế giới vẫn trồng trong điểu kiện dọi nắng thấy tốt.hơn.

Qua điều tra thực tế các vùng trồng dứa, chúng tôi thấy dứa ta sinh trưởng rất tốt trong điều kiện có cây che bóng (đặc biệt dưới bóng các cây lim). Dưới bóng lim, ánh sáng phân bổ tương đối đều (ánh sáng tán xạ). Tầng lá của rừngg lim rụng xuống làm thành một lóp mùn đen khá dày, có hảm lượng dinh dưỡng cao, lại có độ chua phù hợp với yêu cấu cây dứa. Mặt khác có mổ do rễ cây lim tiết ra những chất độc, khống chế sự phát sinh cỏ dại (dưới rừng lim hẩu như không có cỏ). Ðấy có thể là những nguyên nhân làm cho dứa ta sinh trưởng và phát triển dưới tán rừng lim tốt hơn hẳn ở dưới các cây che bóng khác. Ngoài ra các cây khác như trám, màng tang, trẩu sở,…  cũng có thể làm cây che bóng cho dứa ta được. Dứa ta trồng dọi nắng cũng vẫn sống, nhưng sinh trưởng kém, quả nhỏ và dễ bị thối.

Kỹ Thuật Trồng Dứa Phần 2

Trổng bằng chổi nách mau cho quả, sản lượng cao. Trung bình sau khi trồng khoảng trên dưới 12 tháng thì ra quả

6. Giống dứa phổ biến ở ta hiện nay là những giống nào? Có ưu điểm, nhược điểm gì ?

Ở một số nơi nước ta, kết quả điều tra thấy phổ biến trồng các giống sau đây:

1. Dứa hoa thuộc nhóm Queen
2. Thuộc nhóm Spanish

+ Dứa ta.
+ Dứa mật.

4. Dứa Cayen không gai (giống Sarawak) thuộc nhóm Cayen
5. Dứa Cayen có gai (giống độc bình có gai)

1. Dứa hoa
Dứa hoa hay còn gọi nhiều tên khác: dứa victoria, dứa Tây, dứa Phú Thọ, dứa hoàng hậu, dứa lục,…Đây là một giống nhập nội khoảng năm 1913 được nhập vào nước ta, nay trồng rải rác ở khắp các tỉnh.

Đặc điểm: lá hẹp cứng, mép có nhiều gai. Mặt trong của lá có 3 đường vân trắng hình răng cưa chạy song song rất đặc trưng, hoa có màu xanh hồng.

Chính sớm nhất trong các giống (cuối tháng 5 đầu tháng 6).
Cây đẻ khỏe, không kén đất, trung bình có thể đẻ từ 4 đến 6 chồi trên một gốc.

Thích hợp với điều kiện dọi nắng, sinh trưởng khỏe, phẩm chất tốt trong những vườn cây không có cây che bóng. Tuy nhiên nếu trồng trong bóng râm cây vẫn sinh trưởng được (các lá thường bé hơn và dài hơn, đặc biệt là lá thẩm và bóng hơn, chồi ngọn cũng dài hơn).

Ưu điểm:thịt quả mịn, màu vàng đậm, ăn dòn, ngọt đậm và rất thơm:

Độ sâu của mắt trung bình;

Khả năng cất giữ và vận chuyển tốt.

Nhược điểm: quả bé, trọng lượng trung bình trên dưới 500g, nhiều nơi đạt 300g, dạng quả lại hơi bầu dục cho nên khó gọt

Thịt quả khô, có nhiều khe hở, không chặt.

Những nhược điểm này không đáp ứng được yêu cầu quy cách chế biến của nhà máy, hạn chế khả năng xuất khẩu.

Nhận xét: Đây là một giống có phẩm chất tốt, thu hút được sự hâm mộ của thị trường, nhưng chúng ta cần phải cải tạo điều kiện trồng trọt, chăm sóc để quả to hơn và phẩm chất tốt hơn (trọng lượng trung bình của quả dứa hoàng hậu của thế giới đạt trên dưới một kilôgam).

2. Dứa ta, dứa mật

Đặc điểm: lá, mềm, dài, mép lá cong, hơi ngả về phía lưng lá, hoa tự có màu đỏ nhạt.

Quả chín trung bình, thời gian chính từ 15-6 đến 15-8, chín rộ vào 15-30 tháng 7.

Khả năng đẻ chồi yếu hơn dứa hoa, trung bình một cây đẻ 2-4 chồi một năm. Dứa ta ưa mọc trong điều kiện có cây che bóng, phát triển rất tốt dưới cây lim, cây trám…Dưới bóng các cây xoan, bạch đàn, dứa sinh trưởng không tốt,phẩm chất kém. Các giống trong nhóm Red- Spanish ở các nước thường ưa mọc dọi nắng, có thể do đều kiện được trồng trọt lâu ở ta, dứa ta đã dần dần thích nghi với điều kiện có cây che bóng.

Ưu điểm: Quả có dạng hình trụ, quả có trọng lượng trung bình (0,8-1,2kg), chăm sóc tốt có thể đạt 1,2-1,5kg, phù hợp với kỹ thuật chế biến của dứa khoanh.

Nhược điểm:
- Thịt có quả màu vàng trắng không đều;

- Mắt quả sâu, độ đường thấp, chua, phẩm chất kém hơn dứa victoria;

- Chồi ngọn và đặc biệt là chồi cuống phát triển nhiều ảnh hưởng đến trọng lượng và sản phẩm quả.

Nhận xét chung: dứa ta là một giống dứa hiện nay đang có vai trò chủ lực trong ngành sản xuất dứa ở nước ta, hằng năm chiếm 70 % tổng sản lượng dứa thu mua được. Trong giống này dạng dứa mật đáng được chú ý và phát triển. Dứa mật có lá mềm mại hơn, lá to bản hơn và đôi khi gặp những lá không có gai hoặc một mép lá không có gai. Quả dứa mật to hơn, các mắt nông và lồi hẳn lên, cuống quả nhỏ, hàm lượng đường cao, ngọt hơn hẳn dứa ta. Đây là một giống có rất nhiều triển vọng đáng được chú ý bồi dưỡng và phát triển.

3. Dứa Sarawak

Giống dứa này trước đây được trồng nhiều ở Sarawak (nay thuộc Malaysia). Nó còn những tên khác là: dứa độc bình không gai, dứa Hồng Kông, dứa Cayen không gai.

Loại dứa này được đem vào trồng ở ta khoảng năm 1939, nhưng do tốc độ nhân giống chậm nên chưa được phố biến rộng rãi. Hiện nay diện tích còn ít và có trồng trọt ở một số nơi.

Đặc điểm: các lá đều không có gai (trừ một vài gai ở đầu nút lá), lá rộng và dài (chiều ngang rộng nhất hơn 6cm, dài có thể hơn 100 cm).

Hoa có màu xanh nhạt hơi đỏ;
Quả có dạng hình trụ, mắt rất nông;
Chín nhanh nhất so với các giống (vào khoảng l5 tháng 7 đến l5 tháng 8).
Cây đẻ yếu, trung bình l - 2 chồi một gốc trong một năm, chăn sóc kém có khi không có chồi cuống.
Cây có nhiều chổi cuống.
Ưa ánh sáng trung bình, giai đoạn quả chín cần được che nắng.

Ưu điểm:


Cây không gai, chăm sóc dễ dàng;

- Quả to, trong bình l,5 – 2 kg một quả. Những nơi đất tốt chăm sóc chu đảo có thể đạt được 5 - 7 kg một quả; có khả năng chịu phân nên thâm canh sẽ cho sản lượng cao;
- Thích hợp với quy cách chế biến (hình trụ, mắt nông, thịt quả nhiều nước, vàng, ít xơ).

Nhược điểm:

- Chịu bệnh kém;
Cuống quả nhỏ yếu, dễ đổ:

Hệ số nhân giống thấp.

Dứa Cuyen là một dạng trồng nổi tiếng trên thế giới, tử năm 1819 đã được thu thập và trồng tại Ghinê và Tên dứa Caycnne lissc cũng nói lên xuất xứ và đặc điểm của nó (Cayenne: thủ đô của Ghinê vả lisse là nhẵn).  Hiện nay 80% diện tích trồng dứa trên thế giới là trồng dạng này. Chúng ta cần có biện pháp tích cực để nâng cao hệ số nhân của nó, hoặc nhập nội một số con giống của Malaysia, Trung Quốc,… để nhanh chúng mở rộng diện tích Cayen. Dạng Cztyen có gai cũng cho năng suất cao và phẩm chất tốt, ta cũng nên phát triển. Chúng ta phải đưa dạng dứa Cayen lên vị trí hàng đầu trong sản xuất. Nhìn chung các giống dứa ở la, tuy có đủ thành phẩn các dạng dứa hiện được trồng trên thế giới, song do chưa được chăm sóc chu đáo nên chưa tốt, quả nhỏ.

Dứa Cayen ở ta trọng lượng trung bình 1,5 – 2 kg, trung bình thể giới đạt 2-3 kg.
Dứa hoa trọng lượng ở ta 0,5kg. trên thế giới 1,0-l.3 kg.
Dứa Spanish 0,8- 1,2kg, trên thế giới l,8- 2 kg.
Nếu được tuyển chọn và thâm canh đúng mức, các giống dứa ớ nước ta có khả năng cho năng suất cao, có phẩm chất tốt không thua kém gì dứa của các nước khác trên thể giới.

7. Trong việc nhân giống dứa dùng loại chồi nào tốt nhất ?

Chồi cây dứaTrên cây dứa ta thấy có 4 loại chổi: chổi ngọn, chốicuống, chổi nách và chối ngầm. Các loại chổi này đều cóthể dùng làm nguyên liệu nhân giống

- Chồi ngọn: mọc trên đỉnh quả, loại chồi này sau khi thu hoạch quả (với những giống không bẻ chồi ngọn),người ta có thể dùng để nhân giống. Trồng loại chồi nàycó ưu điểm là vườn dứa phát triển đều, ra hoa tập trung,dễ chăm sóc, thu hoạch, nhưng lâu cho quá, sản lượngthấp. Thời gian từ trồng đến ra quả khoảng trên dưới 24tháng. Do đó chỉ có trong trường hợp thiếu con giống mới trống bằng chồi ngọn.

- Chối cuống: mọc ra từ cuống quả, loại chối này thường phải tỉa bỏ để tránh ảnh hưởng đến năng suất, nếu trường hợp quá thiếu con giổng, cũng có thể giữ lạidùng nó để làm nguyên liệu nhân giống Dứa trồng bằng chồi cuống phát triển cũng tương đối đều, tiện cho chăm sóc và thu hoạch, thời gian từ trồng đến ra quả cũng tương tự như chồi ngọn. Chồi cuống nhiều là biểu hiện biến dị xấu của quả, làm cho quả nhỏ. Trổng bằng chổi cuống thì những quả thu được cũng dễ có những biển dị nảy, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của giống.

- Chổi ngẩm: lả những chổi mọc ra từ các mắt trên đoạn thân nằm dưới đất. Dochổi mọc ra từ những đốt thân già yếu lại phải vươn lên, vượt qua bộ lá của cây mẹ cho nên chồi mọc lên gầy yếu. Tuy vậy nếu thiếu con giống cũng có thể dùng để nhân giống, loại chồi này từ trồng đến ra quả mất thời gian 18 – 24 tháng. Quả thường nhỏ, năng suất thấp.

- Chồi nách: mọc ra từ thân, ở các nách lá gần mặt đất, loại chồi này thường phát sinh sau khi cây ra hoa kết quả. Đây là đối tượng chính nhân giống, hoặc để thay thế cho cây mẹ trong các vườn dứa lưu niên.

Trổng bằng chổi nách mau cho quả, sản lượng cao. Trung bình sau khi trồng khoảng trên dưới 12 tháng thì ra quả (tùy mức độ to hay nhỏ của chổi).

Các giống khác nhau có khả năng phát sinh chổi nách nhiều hay ít khác nhau. Dứa hoa đẻ khỏe nhất, một năm có thể đạt 5– 20 chồi.  Thí nghiệm ở Quảng Tây (Trung Quốc) đã dùng biện pháp tách sớm để có nhiều chồi con trong điểu kiện thiếu con giống. Nguời ta bẻ bỏ hoa, không thu quả, có bón thúc phân đạm khi chồi mọc cao 10-15 cm thì tách đem giâm ở vườn ươm, kết  quả thu được tới 40 chồi trên một gốc trong một năm.

Công thức bẻ bỏ quả có bón phân thúc (40g kali sulfat + 80g đạm +23g supe lân một gốc) cho số chồi lớn nhất, trọng lượng chồi cao nhất, hơn hẳn công thức có bón phân nhưng để quả. Có hai công thức có bón phân số chồi đểu nhiều và to hơn công thức đối chứng không bón phân. Nếu con giống không quá thiếu, có thể bón phân để quả, tách chồi muộn.

Cùng trong một điểu kiện chăm sóc như nhau, các loại chồi khác nhau sẽ ra hoa sớm muộn khác nhau, do đó ảnh hưởng đến mùa vụ thu hnạch. Ở Malaysia (trồng giống Singapor - Espanish) thấy chồi nách sau trồng 12-18 tháng cho quả, chồi cuống 15-18 tháng, chồi ngọn 18-24 tháng. Ở Hawai (loại Cayen) thấy chổi nách cho quả sau 16 – 18 tháng, chồi cuống 20 - 22 tháng, chồi ngọn sau 24 tháng. Ở Dài Loan chồi ngọn và chồi cuống sau 18 -24 tháng cho quả, còn chồi nách mất 16-17 tháng. Các loại chồi khác nhau còn ánh hưởng đến trọng lượng quả và khả năng đẻ chồi.

Qua đây cho thấy nhân giống bằng chồi nách là tốt nhất, thời gian cho quả ngắn, trọng lượng quả lớn, đẻ chổi khòe, ngay trong chồi nách cũng cần chú ý chọn những chồi lớn và đồng đểu.

Trọng lượng trung bình của quả và số lượng chồi trên các loại con giống khác nhau
 
Loại con giống Trọng lượng trung bình quả (kg)Số chồi thu được trên 100 chồi giống (3)
Thu hoạch tháng  2 (1)Thu hoạch tháng 4,5 (2)Trung bình 2 đợt thu
Chồi ngọn0,6100,7540,66375
Chồi cuống1,1581,1641,163136
Chồi nách lớn1,6311,6411,636198
Chồi nách vừa1,6901,5661,628198
Chồi nách bé1,1491,2871,231132
Chồi ngầm0,8540,8250,84185
Ghi Chú: (1) xử lý C2H2 vào tháng 8, (2) xử lý C2H2 vào tháng 10, 11

8. Khi trồng bằng chồi cần phải chú ý những điểmgì ?

Trước hết ta cố gắng tựa chọn các chối theo tiêu chuẩn trọng lượng và chiều cao:

Chổi ngọn trọng lượng trung bình phải đạt 150 —200g dài trên dưới 25 cm.

Chổi cuống trọng lượng trung bình phải đạt 300-350g, dài trên dưới 35 cm.

Chồi nách 350 — 500g, dài trên dưới 50 cm (chiều dài đo đến vút lá).

Sau đó phân loại chổi. Các loại chồi lớn, bé để riêng, sau này các chồi lớn trồng riêng một lô. Như thế rất tiện lợi cho việc chăm sóc, quản lý và thu hoạch lô dứa.

Khi thu chồi chủ ý tránh dập nảt, nhất là khi vận chuyển chồi đi trổng. Tuyệt đối tránh đắp đống và phơi nắng, vì như thế sẽ làm cho chồi dễ bị thối hỏng, trồng chậm hồi sinh, dễ chết. Khi cần phát triển trên một diện tích lớn số chổi con đem về nhiểu, cần bó thành từng bỏ nhỏ (25 – 30 chồi). dựng ở nơi có bóng mát và thoáng gió (có thể dưới rửng cây hoặc trung nhà trống).

Trước  khi đem trồng phải chú ý bóc bỏ vài lá vẩy ở cuống chồi để cho các đai rễ hở ra, khi ta trống xuống các đai rễ này được tiếp xúc ngay với đất, không bị bao bọc bởi các lá vẩy, làm cho cây mau hồi sinh.

9. Nhân giống dứa bằng thân có ích lợi gì, kỹ thuật nhân giống bằng thân như thể nảo?


Trên thân cây dứa có nhiều mầm ngủ (mỗi nách lá có một mầm). Trong điều kiện bình thường các mầm ngủ này không hoạt động. Nhưng khi được kích thích nó sẽ mọc thành những cây con. Vì thế người ta đã lợi dụng những thân dứa giả sau khi thu quả để nhân giống.

Nhân giống bằng thân có mấy điểm lợi sau đây:

-Thu được những con giống đồng đểu, trồng trọt dễ chăm sóc, ra hoa tập trung, thu hoạch dễ dàng.

Đối với công tác nghiên cứu thí nghiệm, chổi nhân bằng thân có ý nghĩạ rất lớn vì yếu tố đồng đểu của con giống. Đối với những giống có hệ số nhân thấp, ví dụ như giống Cayen thi việc nhân giống bằng thân có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Bẳng biện pháp này từ một cây dứa già có mẽ thu được 20-15 chồi.

Kỹ thuật nhân giống đứa bằng thân tốt nhất là dùng những thân dứa giá đã thu hoạch quả năm trước. Sau khi lấy thân về ta có thể phơi héo vải ngày để bóc lá dễ dàng, cắt bớt những đoạn thân quá giả và còn non ớ gốc và ngọn thân. Qua các thí nghiệm cho thấy đoạn thân quá non và quá già đều cho hệ số nhân thấp, tỷ lệ thối hỏng cao.

Sau khi bóc sạch lá có thể tiến hành theo các phương pháp.

a. Bổ dọc thân

Chẻ thân cây dứa ra làm 4 hay 6, 8 mãnh (tùy độ lớn của thân dứa), rồi cắt ngắn mỗi đoạn 3 - 4 cm. Trên mỗi hom chú ý bảo vệ ít nhất l- 2 mầm, tránh cắt sát mầm quá. Các hom này có thể xử lý kích thích bằng 2, 4D để mẩm nảy nhanh và đều, nồng độ xử lý thích hợp 15 -20 ppm, ngâm 2 -3 giờ.

b. Cắt khoanh

Ta cắt cây dứa ra từng khoanh, mỗi khoanh dài khoảng 2,5 — 5 cm. Các khoanh này cũng cần được xử lý 2, 4D như trên. Phương pháp cắt khoanh làm cho hệ số nhân giống tăng lên, đạt được 7 - l0. Hom mẹ khỏe, chổi sinh trưởng mạnh với phương pháp cắt khoanh bổ 4 hoặc phương pháp bổ dọc hệ số có thể đạt 20 -25 (nếu được xử lý diệt nấm tốt). Cả hai phương pháp bổ dọc và cắt khoanh đều có thể áp dụng vào sản xuất con giống dứa bằng thân.

10. Để nâng cao số lượng và chất lượng chồi khi nhân giống bằng thân cần chú ý những biện pháp kỹ thuật gì?

Khả năng mọc mầm của hom dứa phụ thuộc vào các yểu tố sau đây:

- Hàm lượng dinh dưỡng trong thân dứa: chất dự trữ trong thân dứa chủ yếu là tinh bột, do đó khi cắt hom ra thường tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, phá hại. Nếu chất dinh dưỡng trong mãnh hom bị phá hủy hết thì mầm sẽ không mọc được. Khi ta cắt thân ra những mảnh càng lớn, thì khả năng mầm mọc khá tốt, tỷ lệ sống cao, nhưng hệ số nhân của một thân lại thấp (vì số mảnh ít). Ngược lại khi chúng ta cắt thân dứa ra những mảnh càng nhỏ, số mảnh càng nhiều thì có cơ sở để đạt được hệ số nhân cao nếu chúng ta chống được sự phá hại của nấm và vi khuẩn, bảo vệ được hàm lượng dinh dưỡng trong mãnh hom để mầm phát triển.

Điều kiện đất đai: đất đủ ẩm, nhưng phải thoáng khí, thoát nước, không bị đóng váng khi tưới nước. Đất bí, đọng nước làm cho tỷ lệ thối tăng lên.

Hiểu được nguyên nhân hạn chế khả năng mọc mầm của hom dứa, muốn nâng cao số lượng và chất lượng chồi ta phải chú ý những biện pháp sau đây:

1. Xử lý diệt nấm cho hom dứa

Một số chất hóa học có khả năng kìm hãm sự hoạt động hoặc tiêu diệt nấm và vi khuẩn, ví dụ: HgCl2 T.M.T.D, Boocđô,…Các chất này nếu ta đem xử lý đất trước khi giâm hom và xử lý hom trước khi đem giâm thì tỷ lệ hom sống, khả năng nảy mầm của hom sẽ được nâng cao rất rõ rệt. Các công thức có xử lý thuốc hệ số nhân có thể đạt tới 21-25. Trong khi đó đối chứng không xử lý hệ số nhân chỉ đạt 4-5.

Nổng độ xử lý diệt nấm cho hom dứt bằng HgCl2:0,02 – 0,05%, thời gian ngâm hom 20 giây, nếu dùng Boocđô có thể dùng nồng độ l- 2% ngâm trong 30 -60 giây. Nếu dùng thuốc để xử lý đất thì nồng độ có thể tăng lên.

Trườnng hợp không có thuốc hóa học, có thể  xử lý diệt nấm bằng cách: chấm các mặt cắt của hom vào tro bếp, kết quả thí nghiệm ở một số nơi cho biết hiện quả đều rốt hơn đối chứng rõ rệt.

2. Thời vụ dâm giâm hom

Để đáp ứng các điểu kiện về khí hậu thời tiết cho hom nảy mầm thuận lợi, chúng ta cần chú ý giâm hom, vào khoảng 15/3 đến 15/4. Qua một số năm làm thí nghiệm cho thấy nếu giâm hom vào thời gian này, thời gian này mầm nhanh. Tỷ lệ sống cao, hệ số nhân cao và tốc độ sinh trưởng của mầm nhanh hơn hẳn các vụ giâm hom từ tháng 11đến tháng 3.

3. Làm đất và chăm sóc

Đất vườn giâm hom dứa tốt nhất nên chọn trên đất nhẹ (có thể đất pha cát), có lớp mùn hữu cơ. Đất phải làm nhỏ như đất gieo hạt rau, sạch cỏ, sau đó lên luống cao 10-15 cm, rộng 1-l.2 m, dài 15 -20 m (tùy ý). Các mảnh hom được giâm với khoảng cách 10 x l0 cm hoặc 10 x 15 cm, vùi sâu 3 — 3,5 cm. Sau khi giâm xong có thể phủ một lớp cỏ, rác trên mặt luống rồi tưới nước giữ ẩm.

Đặc biệt chú ý tránh tưới nước quá ẩm dễ làm hom thối, những trận mưa to phải phá váng để đất được thoáng khí. Khi mầm đã mọc ta kết hợp tưới nước giữ ẩm và cung cấp thêm phân bón để chổi sinh trường nhanh. Thường tưới thúc bằng nước giải pha loãng 1/10-1/15 hoặc phân đạm 1/50, cứ 7-10 ngày một lẩn.

Chồi càng lớn lượng phân có thể tăng dẩn.


Khi chồi cao được l5-20cm người ta có thể tách ra trồng ở vườn ra ngôi để chăm sóc cho chồi phát triển tốt hơn, nếu cứ để vườn thường thấy chồi phát triển chậm, có màu vảng. Đối với những hom cắt nhỏ để nâng cao hệ số nhân, chồi thường sinh trưởng yếu cần đặc biệt chú ý cung cấp dinh dưỡng để chất lượng chồi được tốt. Ở vườn ươm nếu làm được gian che, hạn chế được đất bám vào nõn khi mưa lớn thì chổi sinh trường tốt hơn.

Kỹ Thuật Trồng Dứa Phần 1

Người ta đã mệnh danh cho dứa là vua của loài hoa quả để nói rằng cây dứa rất được thế giới hâm mộ

1. Tại sao lại mệnh danh cho dứa là “vua của loài hoa quả” ?

Quả dứa là vua của các loại quảDứa là cây ăn quả nhiệt đới mới được loài người đưa vào trồng trọt cách cây gần 500 năm. Nhưng đến nay cây dứa đã là một cây được phát triển khá rộng rãi nhất là từ khi phát triển kỹ thuật làm dứa hộp và cuối thế kỷ 19. Cho đến nay hầu hết các nước ở vùng nhiệt đới đều có trồng dứa. Sản lượng dứa trên thế giới tăng lên rất nhanh. Hằng năm tổng sản lượng trên thế giới đạt trên dưới 3 triệu tấn.

Người ta đã mệnh danh cho dứa là “vua của loài hoa quả”  để nói rằng cây dứa rất được thế giới hâm mộ, có thể vì:

a. Cây dứa có giá trị dinh dưỡng cao

Hàm lượng đường trong dứa trung bình từ 8 đến 12%, có nơi trồng rất tốt, chăm sóc tốt tỷ lệ đường đạt tới15-16 % (trong đó có 66 % đường dạng xacarô và 34 % dạng glucô), độ axít vào khoảng 0,6 % (trong đó 87% la axít xitric), chất tro chiếm 0,4-0,6 % trọng lượng (gồm chủ yếu là kali, magiê và canxi).

Trong nước dứa còn chứa nhiều vitamin C:24 – 28mg/ 100g, đặt biệt trong những cụm lá ở ngọn cây dứa hàm lượng vitamin C rất cao, đạt tới 100- 2000 mg/ 100 (1-2%).

Trong dứa còn có một loại men la bromêlin có tác dụng tiêu hóa chất protít rất tốt.

Dứa là một trong những món ăn ngon thơm đặc biệt, đem một phần đáng kể cho con người. Một cốc nước dứa (khongả 150 ml) cung cấp cho cơ thể 100-150 calo. Một kilogam quả dứa cho 400-420 calo

Qua phân tích thành phần một số giống dứa ở ta cho thấy phẩm chất dứa của ta cũng tương đối tốt.
GiốngĐộ khó %pHĐường khử %Đường xacarô %Đường tổng số %Đường / axit
Dứa hoa18,03,84,1911,5916,332,0
Sarawak13,04,03,27,611,2522,9
Dứa ta11,03,92,96,69,217,0
Dứa mật12,03,63,25,79,716,5
  
b. Cây dứa cho sản lượng cao, dễ tiêu thụ, thu được nhiều lời. Cây dứa sinh trưởng rất nhanh, dễ trồng, sản lượng lại cao. Năng suất bình quân trên thế giới đạt được 40-50 tấn/ ha. So với những cây trồng khác, cây dứa đem lại thu nhập trên một đơn vị diện tích khá lớn. Trên thị trường quốc tế nó là mặt hàng dễ tiêu thụ, nhiều nước yêu cầu nhập dứa: Liên Xô, Đức, Tiệp, Bunragi, Achentina, Pháp, Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Nhật…

Dứa có giá bán rất cao so với một số hành xuất khẩu khác.

Trên một mảnh đất có ít cây trồng nào đạt được sản lượng cao và thu nhiều lợi như cây dứa, cho nên cây dứa là một cây có ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế quốc dân và thật sự là một cây có vai trò quan trọng trong nghành sản xuất cây ăn quả xuất khẩu.

2. Cây dứa ở nước ta có khả năng phát triển như thế nào ?


Dứa dễ trồng có khả năng chịu hạn cao, ít sâu bệnh và không kén đất. Đấy là những đặc điểm rất quý làm cho diện tích trồng dứa ngày càng mở rộng.

Ở gần nước ta, những nước: Thái Lan, Malaysia đều là nhưng nước có vị trí lớn trên thế giới về sản xuất dứa. Trướcchiến tranh thế giới lẩn thứ hai. Đài Loan đứng hàng thứ ba về sản xuất dứa, những năm gần đây vì có nhân công rẻ nên đã tăng cường diện tích trồng dứa để thu lời và lên đứng vị thứ hai của thể giới về sản xuất dứa hộp. Truớc đây Việt Nam đã xuất sang Pháp hàng năm vài trăm tấn dứa hộp. Ở nước ta đã trồng dứa từ lâu ở khắp các tỉnh, song do không chăm sóc, không trồng lại nên cây dứa càng ngày căng giảm năng suất

Vể điểu kiện để cây dứa phát triển được tốt chúng ta cần thấy:

a. Điều kiện khí hậu

- Nhiệt độ: dứa lả một cây rấ t nhạy cảm với điểu kiện nhiệt độ, nếu nhiệt độ đất nhỏ hơn 200 C đã ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây dứa, điều kiện tối thích trong phạm vi nhiệt độ từ 25 đến 35oC.

Trong điểu kiện nhiệt độ cao, quả đứa to hơn, phẩm chất tốt hơn. Nhìn chung sinh trưởng của cây dứa sẽ chậm hơn, vòng đời của nó sẽ dài ra khi chúng ta dịch chuyển nó xa dẫn xích đạo.

- Lượng mưa: lượng mưa thích hợp cho dứa phát triển tốt từ 1200 - 1500 mm trong một năm, tốt nhất là phân bố đều ở các tháng trong năm. Cây dứa có khả năng chịu được khô hạn khá cao. Mặc dù bộ rễ của nó phát triển yếu, nhưng nhớ có cách sắp xếp của bộ lá vả hình dạng cong lòng máng của phiến lá mà lượng nước nhỏ nhất do lá nhận được cũng được tập trung về gốc cây. Mặt khác về cẩu tạo của lá dứa, ta cũng thấy: lá có gai, trên có phủ một lớp phẩn (hay sáp) mỏng, lỗ thoát nước lõm sâu vào dể các tẻÍ báo khác phát triển ra nguăi. Tất cả những đặc điểm này đều làm cho dứa giảm cường độ thoát hơi nước và tăng cưỡng khả năng chịu hạn. chính vì vậy trên những vùng đất đổi núi bị hạn nặng trong mùa khô hanh cây dứa vẫn có khả năng sống được

-Ánh sáng: ớ nơi nguyên sản (Braxin) dứa lã một cây ưa sáng, vì vậy phần lớn các dạng dứa được trống hiện nay mọc tốt trong điều kiện ánh sáng. Nếu ánh sáng không đủ quả bé và phẩm chất kém. Ngưởi ta đã tính toán cứ giảm các tia sáng từ mặt trời đi 20% thì năng suất sẽ giảm 10%. Được chiếu sáng đầy đủ màu quả tươi, bóng đẹp xuất khẩu quả tươi rất tốt. Ở ta, điểu kiện ánh sáng tương đối đầy đủ, lại có một số giống do trồng trọt lâu đời đã thích nghi với điểu kiện trống dưới cây che bóng.

b. Điều kiệu đất đai

Về lý tính: dứa có bộ rễ phát triển rất yếu, chỉ phát triển ở lớp đất nông trên mặt, do đó yêu cầu đất phải tơi xốp, thoáng khí. Trên những loại đất sét nặng, đất phù sa hạn chế sự phát triển của bộ rễ làm cho cây dễ bị chết nghẹn.

Điểu kiện tốt nhất cho dứa phát triển là: đất xốp, nhẹ, có độ dốc 3 – 50 . Sườn đồi thoai thoải, thoát nước dễ dàng (dễ đạt được chỉ tiêu lý tính). Yêu cầu pH đất từ  4,5-5,50. Cây dứa sợ các loại đất có phản ứng kiềm. Ngoài ra nó không đời hỏi dặc biệt gì về mặt hóa tính của đẩt. Ngưởi ta đã thấy cấu trúc vật lý thường quan trọng hơn độ giảu chất khoáng của đất, vì những đất nghèo dinh dưỡng được chăm sóc tốt thì dứa vẫn có thể phát triển tốt. Ớ ta phần lớn diện tích đất đai vùng trung du và vùng núi phù hợp với yêu cẩu của cây dứa.

Những điều kiện trên cho ta thấy ở ta có khả năng phát triển dứa trên diện tích lớn.

3. Nói dứa là cây “ăn đá nhả vàng” đúng hay sai ?

Như trên đã cho thấy, cây dứa là một cây dễ trồng được nơi hạn hán, nghèo dinh dưỡng, mà vẫn cho ta một nguồn thu nhập khá lớn.

Trên thế giới Hawai đứng đầu về sản xuất dứa. Diện tích trồng dứa của Hawai khoảng 30.000 ha, sản lượng xấp xỉ 1.000.000 tấn. Hằng năm thu lợi về dứa khoảng 116 triệu đola. Trên diện tích chăm sóc chu đáo năng suất bình quân 80-90 tấn/ ha. So sánh với sản lượng cây nông nghiệp (như lúa, ngô…) và giá bán của nó, ta thấy một ha trồng dứa có thể thu lợi gấp nhiều lần so với cây khác.

Cây dứa lại rất dễ tính, yêu cầu về điệu kiện đất đai, chăm sóc dễ dàng, ít tốn công về tưới nước, về phòng trừ sâu bệnh,… Trong thực tế ở ta, những vùng trồng dứa có nơi hàng 70- 80 năm nay không bón phân, không trồng lại mà cây dứa vẫn sống và vẫn cho năng suất một mức độ nhất định. Có những vùng trồng dứa trên đất đồi khô hạn, thành phần sỏi cơm, sỏi ván rất cao, đến cỏ dại hầu như không có, nhưng cây dứa vẫn khả năng sống được và nếu bón phân vẫn có thể cho năng suất 8-10 tấn/ ha.

Nói “dứa là cây ăn đá nhả vàng”  trước hết ta nên hiểu dứa là một cây trồng có khả năng chịu gian khổ sống được trong điều kiện khắc khe của ngoại cảnh phát triển trên những loại đất xấu nếu được chăm sóc chu đáo vẫn cho thu hoạch. Mặt khác dứa là mặt hàng dễ bán. Trên thị trường quốc tế, bán thu được giá trị cao hơn nhiều cây khác.

Một số người cho cây dứa là cây “ăn đá nhả vàng” nên cứ tha ho quảng canh, không chăm sóc, không đầu tư thâm canh nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao.

4. Thâm canh dứa nhằm giải quyết những vấn đề gì ?

Năng suất dứa của ta hiện nay rất thấp so với năng suất dứa thế giới. Vì vậy yêu cầu kỹ thuật thâm canh đối với dứa trên hết nhằm mục đích đưa năng suất dứa của chúng ta lên cao, dần dần kịp với năng suất dứa trên thế giới. Đồng thời nâng cao phẩm chất dứa của ta hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

Để đưa năng suất và phẩm chất dứa lên cao, kỹ thuật thâm canh nhằm giải quyết những vấn đề sau đây:

1. Chọn giống tốt, phổ biến rộng rãi những giống dứa có năng suất cao, có phẩm chất tốt.
2. Bón phân cho dứa như thế nào để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt.
3.Mật độ trồng dứa thích hợp để đạt năng suất cao.
4. Chăm bón dứa thế nào để nâng cao năng suất và phẩm chất

Đồng thời, kỹ thuật thâm canh dứa cũng phải giải quyết vấn đề kéo thời gian thu hoạch như thế nào, để thời gian cung cấp quả tươi trên thị trường cũng như cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và cho xuất khẩu được đều đặn, liên tục.

5. Các giống dứa tốt biểu hiện ở những tiêu chí nào ?

Các giống dứa đang được trồng trọt ngày nay theo Hume và Miller chia làm ba nhóm:

Nhóm dứa Queen (còn gọi là nhóm dứa hoàng hậu);
Nhóm dứa Spanish (còn gọi là nhóm Tây Ban Nha);
Nhóm dứa Cayenne.

Sau này người ta còn bổ sung thêm nhóm Abacaxi mà những tác giả trên  đây đã xếp cùng vào nhóm Spanish. Nhóm Abacaxi hiện nay chỉ tập trung ở gần nơi nguyên sản, ít được phổ biến như ba nhóm dứa kia.

Ba nhóm dứa trên đây đều được trồng trọt khắp nơi trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng. Có những giống mang nhiều tên khác nhau mặc dù đặc điểm hình thái… chúng hoàn toàn giống nhau, những giống tốt phân bố rộng và được phát triển nhanh.

Một giống dứa tốt biểu hiện ở các chỉ tiêu sau đây:
- Giống phải có khả năng cho năng suất cao, quả to, chịu được phân bón, có khả năng trồng dày.

- Giống phải ít sâu bệnh phá hại, có khả năng chịu hạn cao.

- Phẩm chất quả tốt đạt được yêu cầu của nhà máy và quy cách chế biến: dạng hình trụ, quả đều (phù hợp với việc cắt gọt quả bằng máy nhanh chóng và tiện lợi).

Trọng lượng quả bình quân lớn hơn bằng 1kg (vì như thế sau khi gọt vỏ mới còn đủ trọng lượng để đóng hộp xuất khẩu).

Độ đường đạt trên 10%, tốt nhất là 12%, độ axit 0,5 %.
Quả có mắt nông gọt dễ sạch mắt, ít bị lãng phí nhiều thịt quả.
Lõi quả phải nhỏ, thịt quả mịn và chặt mới đóng hộp tốt.

Nếu quả dứa xuất tươi còn chú ý đạt được yêu cầu về ngoại hình: vỏ quả có màu sắc đẹp, chồi ngọn có độ dài vừa phải (khoảng từ 10 – 15 cm).

Phòng Trị Bệnh Thối Nõn Và Thối Rễ Trên Cây Dứa

Sử dụng nấm đối kháng để phòng trị bệnh thối nõn và thối rễ tháincorên cây dứa

Đề tài khoa học của Thạc sĩ Dương Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã tìm ra được các chủng nấm đối kháng với bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp... mang lại niềm vui cho bà con trồng khóm ở Hậu Giang.
cay dua

Cây dứa bị bệnh thối nõnKhóm thường gặp nấm bệnh gây hại như bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp., làm giảm năng suất nghiêm trọng, có khi chết cả cây. Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nhằm góp phần tìm giải pháp hữu hiệu giúp bà con nông dân phòng trị bệnh thối rễ và thối nõn trên cây khóm bằng biện pháp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma và phòng trừ tổng hợp tại vùng trồng khóm Hậu Giang để cải thiện năng suất và phẩm chất trái.

Nấm Trichoderma là một loại nấm xuất hiện trong tự nhiên, trong đất nông nghiệp và các vật liệu hữu cơ. Chúng sống hoại sinh đồng thời ký sinh trên các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Khi phát triển trên ký chủ, chúng tiết ra nhiều loại enzym làm ức chế sự tăng trưởng, ngăn cản sự nảy mầm của bào tử nấm bệnh. Trichoderma còn có khả năng biến đổi các chất vô cơ, tăng cường khả năng sản xuất hormon cây trồng làm gia tăng khả năng đối kháng của cây đối với mầm bệnh. Nấm Trichoderma sinh trưởng nhanh trên vùng rễ cây, vừa có khả năng ký sinh nấm gây hại, tạo kháng sinh, tăng tính chống chịu, hòa tan các chất khoáng trong đất, tiết kiệm được lượng phân bón cho cây, làm bất hoạt các enzym của các loại nấm ký sinh nên đã được rất nhiều nơi trên thế giới lẫn trong nước sử dụng.

Trong 2 năm nghiên cứu, Thạc sĩ Dương Minh đã khảo sát điều tra trên các nông hộ trồng khóm tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến (TX.Vị Thanh), gồm thu thập các mẫu đất, cây bệnh để thu thập nấm Fusarium và Phytophthora; mẫu đất ở cây khỏe mạnh để trích Trichoderma. Qua quy trình Koch, tác giả đã xác định được khả năng gây bệnh của nấm Fusarium và Phytophthora. Tiếp đó, khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Fusarium solani và Phytophthora nicotianae trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Từ đó, đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma triển vọng đối với bệnh thối rễ do Fusarium solani và thối nõn do Phytophthora nicotianae trên các ruộng khóm mô hình ở xã Hỏa Tiến. Tác giả còn nghiên cứu tác động của các dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca, Mg lên sự phát triển và hình thành bào tử của Trichoderma T-BM2a. Kết quả, đã phân lập được 50 chủng Trichoderma trên ruộng đất phèn trồng khóm; 5 chủng Phytophthora từ phần nõn và 10 chủng Fusarium từ rễ các cây bệnh trên giống khóm Queen và Cayenne và định danh được tác nhân gây thối nõn là Phytophthora nicotianae và thối rễ là Fusarium solani.

Qua quy trình Koch đã phân lập được 5/10 chủng Fusarium solani, 5/5 chủng Phytophthora nicotianae gây hại với độc tính cao. Thử khả năng đối kháng của Trichoderma trong phòng thí nghiệm đã chọn được 9/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Fusarium solani và 7/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Phytophthora nicotianae gây bệnh. Khi bón phân với liều lượng vừa phải, Trichoderma đáp ứng, phát triển sợi nấm, sinh bào tử cao và tốt với các khoáng N, P, K, Ca, Mg.

GS.TS Cao Ngọc Diệp, Khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ, nhận xét: “Đề tài có giá trị ứng dụng cao, góp phần hạn chế được ô nhiễm môi trường so với sử dụng các chế phẩm hóa học. Các sản phẩm Trichoderma khi được tìm ra sẽ được ứng dụng cho nhiều giống cây trồng khác”. Việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trị bệnh trên cây khóm theo hướng nông nghiệp bền vững, an toàn cho môi trường và sản phẩm. Nghiên cứu còn giúp bà con nông dân có tập quán sử dụng phân hữu cơ và cách ủ phân, giảm chi phí mua phân hóa học, tăng lợi nhuận, cải thiện phẩm chất trái, vùng đất phèn, hình thành vùng canh tác nông nghiệp, tạo sự bền vững và tầm cao mới cho thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang.Đề tài khoa học của Thạc sĩ Dương Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã tìm ra được các chủng nấm đối kháng với bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp... mang lại niềm vui cho bà con trồng khóm ở Hậu Giang.

Khóm thường gặp nấm bệnh gây hại như bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp., làm giảm năng suất nghiêm trọng, có khi chết cả cây. Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nhằm góp phần tìm giải pháp hữu hiệu giúp bà con nông dân phòng trị bệnh thối rễ và thối nõn trên cây khóm bằng biện pháp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma và phòng trừ tổng hợp tại vùng trồng khóm Hậu Giang để cải thiện năng suất và phẩm chất trái.

Nấm Trichoderma là một loại nấm xuất hiện trong tự nhiên, trong đất nông nghiệp và các vật liệu hữu cơ. Chúng sống hoại sinh đồng thời ký sinh trên các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Khi phát triển trên ký chủ, chúng tiết ra nhiều loại enzym làm ức chế sự tăng trưởng, ngăn cản sự nảy mầm của bào tử nấm bệnh. Trichoderma còn có khả năng biến đổi các chất vô cơ, tăng cường khả năng sản xuất hormon cây trồng làm gia tăng khả năng đối kháng của cây đối với mầm bệnh. Nấm Trichoderma sinh trưởng nhanh trên vùng rễ cây, vừa có khả năng ký sinh nấm gây hại, tạo kháng sinh, tăng tính chống chịu, hòa tan các chất khoáng trong đất, tiết kiệm được lượng phân bón cho cây, làm bất hoạt các enzym của các loại nấm ký sinh nên đã được rất nhiều nơi trên thế giới lẫn trong nước sử dụng.

Trong 2 năm nghiên cứu, Thạc sĩ Dương Minh đã khảo sát điều tra trên các nông hộ trồng khóm tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến (TX.Vị Thanh), gồm thu thập các mẫu đất, cây bệnh để thu thập nấm Fusarium và Phytophthora; mẫu đất ở cây khỏe mạnh để trích Trichoderma. Qua quy trình Koch, tác giả đã xác định được khả năng gây bệnh của nấm Fusarium và Phytophthora. Tiếp đó, khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Fusarium solani và Phytophthora nicotianae trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Từ đó, đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma triển vọng đối với bệnh thối rễ do Fusarium solani và thối nõn do Phytophthora nicotianae trên các ruộng khóm mô hình ở xã Hỏa Tiến. Tác giả còn nghiên cứu tác động của các dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca, Mg lên sự phát triển và hình thành bào tử của Trichoderma T-BM2a. Kết quả, đã phân lập được 50 chủng Trichoderma trên ruộng đất phèn trồng khóm; 5 chủng Phytophthora từ phần nõn và 10 chủng Fusarium từ rễ các cây bệnh trên giống khóm Queen và Cayenne và định danh được tác nhân gây thối nõn là Phytophthora nicotianae và thối rễ là Fusarium solani.

Qua quy trình Koch đã phân lập được 5/10 chủng Fusarium solani, 5/5 chủng Phytophthora nicotianae gây hại với độc tính cao. Thử khả năng đối kháng của Trichoderma trong phòng thí nghiệm đã chọn được 9/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Fusarium solani và 7/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Phytophthora nicotianae gây bệnh. Khi bón phân với liều lượng vừa phải, Trichoderma đáp ứng, phát triển sợi nấm, sinh bào tử cao và tốt với các khoáng N, P, K, Ca, Mg.

GS.TS Cao Ngọc Diệp, Khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ, nhận xét: “Đề tài có giá trị ứng dụng cao, góp phần hạn chế được ô nhiễm môi trường so với sử dụng các chế phẩm hóa học. Các sản phẩm Trichoderma khi được tìm ra sẽ được ứng dụng cho nhiều giống cây trồng khác”. Việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trị bệnh trên cây khóm theo hướng nông nghiệp bền vững, an toàn cho môi trường và sản phẩm. Nghiên cứu còn giúp bà con nông dân có tập quán sử dụng phân hữu cơ và cách ủ phân, giảm chi phí mua phân hóa học, tăng lợi nhuận, cải thiện phẩm chất trái, vùng đất phèn, hình thành vùng canh tác nông nghiệp, tạo sự bền vững và tầm cao mới cho thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang.

Bảo Quản Trái Dứa Sau Thu Hoạch

Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa.

Trái thơm (trái khóm, trái Dứa) hiện là cây công nghiệp được trồng rất nhiều ở nước ta. Nhìn chung, do đặc tính của trái dứa nên khi thu muốn bảo quản được trái dứa lâu người trồng phải kết hợp chặt chẽ kĩ thuật thu hoạch và bảo quả trái dứa. Dưới đây xin giới thiệu kĩ thuật thu hoạch và bảo quản trái dứa.

1. Thu hoạch

- Độ chín thu hoạch: Dứa xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch vỏ quả đã chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt, 2 hàng mắt phía cuống đã có kẽ vàng. Dứa cho chế biến công nghiệp có 1-3 hàng mắt phía cuống có màu vàng.

- Kỹ thuật thu hái: Cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2-3 cm, vết cắt phẳng không làm quả bị dập, gãy cuống, gãy ngọn. Không thu hoạch vào ngày có mưa hoặc nắng gắt. Khi cần lấy chồi ngọn để trồng hoặc bỏ đi đều phải dùng dao cắt, không dược bẻ vì vết lõm vào quả sẽ gây mau thối quả.

2. Bảo quản

- Bảo quản ở nơi sản xuất: Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa.

- Bảo quản quả tươi xuất khẩu: Chọn quả lành, không bị dập, không có rệp sáp, vặt bỏ lá ở gốc quả, cắt bằng cuống cách gốc 2cm. Phân loại, đóng gói đưa vào kho mát, vận chuyển bằng xe lạnh có nhiệt độ 7-8oC, ẩm độ 85-90%. Thời gian từ thu hoạch đến khi đưa vào kho mát không quá 24 giờ vào mùa Hè và 36 giờ vào mùa Xuân.

- Bảo quản dứa chế biến công nghiệp: Thu hoạch xong, phân loại sơ bộ, chọn quả lành lặn đưa vào kho mát có nhiệt độ 10-12oC đối với dứa còn xanh, 7-8oC đối với dứa bắt đầu chín, ẩm độ trong kho 85-90% có thể bảo quản được 2-3 tuần.

Xử Lý Dứa Cayen Ra Hoa Trái Vụ

Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu mua đúng loại thuốc ethrel đảm bảo chất lượng, làm đúng qui trình thì xử lý bằng ethrel rẻ hơn nhiều so với xử lý bằng đất đèn mà lại dễ làm hơn

Theo các kết quả thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Rau quả được tiến hành trong 3 năm 2002 - 2004 tại Tam Điệp (Ninh Bình), Nghĩa Đàn (Nghệ An) và các thử nghiệm của Tổng công ty Rau quả, nông sản được thực hiện tại Hòn Đất (Kiên Giang) và Sơn Động (Bắc Giang) trên các giống dứa Cayen Trung Quốc và Thái Lan trong 2 năm 2004-2005 thì bà con nông dân và các đơn vị trồng dứa cần chú ý một số điểm sau đây khi sử dụng các loại hoá chất để xử lý dứa Cayen ra hoa trái vụ:

Tuổi cây xử lý: Chỉ nên xử lý ra hoa đối với những lô dứa có tuổi từ 13-14 tháng sau khi trồng, tương ứng với chiều cao từ 80-90cm và có 38-40 lá hoạt động.

Thời gian xử lý trong ngày: Đối với đất đèn (khí đá) thì nên xử lý vào ban đêm từ sau 19h đến 23h thì tỷ lệ cây ra hoa cao hơn nhiều so với xử lý ban ngày, vì ban đêm các khí khổng trên lá mới mở hoàn toàn nên việc hấp thụ axetylen tốt hơn. Đối với ethrel hoặc ethephon có thể xử lý cả ban đêm và ban ngày (vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát). Cả 2 loại hoá chất đất đèn và ethrel đều phải xử lý lại lần 2 sau lần 1 từ 2-3 ngày mới cho hiệu quả cao.

Thời vụ xử lý: Các thí nghiệm cho thấy có thể xử lý dứa ra hoa trái vụ từ tháng 4 đến đến tháng 11, tuy nhiên với các tỉnh phía Bắc thì tỷ lệ ra hoa cao nhất ở các tháng 4, 5 và tháng 10 (từ 87-96%); các tháng 7,8 do bị mưa nhiều, cây sinh trưởng mạnh nên tỷ lệ ra hoa thường đạt thấp (72-73%). Những tháng này cần tăng nồng độ cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với các tháng 4,5. Với các tỉnh phía Nam, các tháng 9, 10 là các tháng mưa nhiều, cây sinh trưởng mạnh, khó xử lý, bà con cần lưu ý tăng nồng độ như đã nói ở trên. Kết qủa xử lý trên các mô hình dứa Cayen trồng ở Sơn Động (Bắc Giang) và Hòn Đất (Kiên Giang) tháng 11 năm 2004 cho kết quả rất cao: Tỷ lệ cây ra hoa từ 85 đến 96%, hiện nay sắp cho thu hoạch. Một trong những chỉ tiêu đánh giá quan trọng là thời gian từ khi xử lý đến thu hoạch quả giúp người trồng dứa dự kiến được thời gian cho thu hoạch sản phẩm cung cấp theo yêu cầu chế biến của nhà máy để xác định thời gian xử lý thích hợp. Thời gian từ ra hoa đến thu hoạch quả dài nhất là ở thời vụ xử lý tháng 10, với 171,8 ngày, tiếp theo là các thời vụ xử lý tháng 9, 8 và tháng 7, với thời gian tương ứng là 165,3 ngày, 142,8 ngày và 135,5 ngày. Xử lý ra hoa vào các thời vụ tháng 4, 5 và tháng 6 cho thời gian từ khi xử lý đến thu hoạch quả đạt ngắn nhất (121,8 - 124,3 ngày).

Hoá chất xử lý: Với đất đèn khô nên xử lý với khối lượng 1-1,5g/cây (loại tốt); với đất đèn đã pha thành dung dịch nồng độ 1-1,5% rót vào nõn cây 50ml/nõn. Để có hiệu quả cao khi sử dụng, nên pha dung dịch đất đèn như sau: Dùng can nhựa có dung tích 20 lít chứa 10 lít nước sạch rồi đổ vào 100-150g đất đèn loại tốt, đậy gần kín, lắc nhẹ trong vòng 5-10 phút cho đất đèn tan hết, đổ vào bình bơm có phễu lọc, tháo vòi đồng ở đầu phun rồi xịt vào nõn dứa. Chú ý: Không đổ đầy nước trong can, để hở nắp tránh can bị phồng, nổ gây nguy hiểm do áp suất của axetylen sinh ra khi pha chế. Với ethrel: Có thể sử dụng loại ethrel 40% (40g/lít) của Trung Quốc hiện đang bán nhiều ở các địa phương để phun hoặc rót vào nõn dứa. Có thể pha thêm 2% đạm urê (20kg/ha) vào dung dịch ethrel thì tỷ lệ ra hoa càng cao. Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu mua đúng loại thuốc ethrel đảm bảo chất lượng, làm đúng qui trình thì xử lý bằng ethrel rẻ hơn nhiều so với xử lý bằng đất đèn mà lại dễ làm hơn.

Chú ý: Trước khi xử lý 2 tháng ngừng bón phân, đặc biệt là bón đạm.

Xử Lý Dứa Ra Hoa

Muốn vườn dứa ra hoa tự nhiên, thu quả vào mùa hè một cách tập trung, đồng loạt và năng suất cao, cần áp dụng một số biện pháp kỹ

Cây dứa có thể trồng nhiều tháng trong năm, nhưng để tự nhiên sẽ cho thu quả vào một thời vụ nhất định (tháng 6 – 7) và phụ thuộc vào thời gian phân hóa mầm hoa, trong tự nhiên cây dứa phân hóa mầm hoa cần hai điều kiện:

– Trình độ thành thục của cây dứa đã qua giai đoạn sinh trưởng, bộ lá được hình thành đầy đủ (trên 38 lá) chất dinh dưỡng được tích lũy tạo cơ sở cho việc ra hoa kết quả.

– Thời tiết khí hậu và một số điều kiện ngoại cảnh như ngày ngắn, nhiệt độ thấp, chênh lệch về nước trong cây và đất.

Tháng 12 có ngày ngắn nhất trong năm. Tháng này ở miền Bắc, miền Trung có nhiệt độ thấp, ở miền Nam bước vào mùa khô là cao điểm phân hóa mầm hoa để cho thu quả vào vụ hè. Muốn vườn dứa ra hoa tự nhiên, thu quả vào mùa hè một cách tập trung, đồng loạt và năng suất cao, cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

Vụ xuân trồng chồi nách to, đồng đều, bón phân đầy đủ cân đối, tập trung. Kết thúc bón phân đạm tháng 10 vườn dứa sẽ ra hoa tự nhiên đồng loạt để thu quả vào vụ hè.

Ở miền Bắc, vào trung tuần tháng 10 đã bước vào mùa hanh khô, đến tháng 12 được thêm yếu tố ngày ngắn và nhiệt độ thấp, nếu trồng đúng kỹ thuật vườn dứa sẽ ra hoa tập trung.

Ở miền Trung muốn chủ động thu hoạch quả theo các tháng trong năm, cần tiến hành xử lý hóa chất. Ở Việt Nam hiện nay thường dùng hai loại hóa chất để xử lý ra hoa dứa là Ethrel và đất đèn (khí đá):

– Ethrel còn gọi là Ethephon.

Công thức hóa học: C2H6O3PCl. Tên hóa học: 2 – choloroethyl – photphonic acid Ethrel 480 gr/lit (48%) là sản phẩm của hãng Rhone–poulene (Pháp). Enthrel 39,5% của Trung Quốc. Enthrel dạng dung dịch nước được đóng chai nhựa (mầu trắng không mùi không mầu). Cất giữ nơi cao ráo thoáng mát, có thể bảo quản 2 – 3 năm, chất lượng vẫn tốt.

Dung dịch Enthrel để nhỏ vào nõn hoặc phun toàn bộ cây vào ban ngày trời mát sẽ cho tỷ lệ ra hoa cao. Nhưng cần được xử lý đúng kỹ thuật sau:

Pha thuốc vào nước sạch với nồng độ 2 phần nghìn và cộng thêm 2% phân urê. Lấy 20ml dung dịch đã được pha đều nhỏ vào 1 nõn dứa, cho một lần xử lý. Sau từ 2 – 3 ngày, xử lý nhắc lại lần 2 cùng với nồng độ và liều lượng trên. Một ha trồng 50.000 cây cần 2 lít thuốc pha với 1.000 lít nước và hòa thêm 20kg phân urê cho một lần xử lý. Xử lý tổng số 2 lần cần 4 lít Enthrel, 40kg phân urê và 2.000 lít nước.

Ngoài miền Bắc vào tháng 8– 9 có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, cây dứa sinh trưởng mạnh nên phải tăng nồng độ thuốc Enthrel lên 2,5 phần nghìn để đảm bảo tỷ lệ ra hoa cao. Đối với gia đình, phương pháp xử lý có thể tiến hành như sau:

Dùng can nhựa trắng 20 lít, đổ vào can 16 lít nước sạch và 32ml thuốc, thêm vào 3,2 lạng phân urê. Tất cả quấy đều thành dung dịch thuốc rồi đổ vào bình bơm, xịt vào nõn dứa mỗi cây 20ml. 16 lít dung dịch thuốc trên đủ để xử lý cho 8.000 cây dứa.

Sử dụng thuốc Enthrel có ưu điểm là thuốc dự trữ bảo quản được lâu xử lý vào ban ngày thuận lợi, dễ dàng. Thuốc ít độc hại. Nhược điểm: Chi phí xử lý lớn.

– Đất đèn: Tên khoa học là Các–bua–canxi (CaC2).

Khi hòa tan vào nước đất đèn sẽ giải phóng khí A–xê–tylen. Khí này tác động vào đỉnh sinh trưởng của cây dứa làm thay đổi môi trường, kích thích cây dứa ra hoa. Có hai cách xử lý đất đèn gọi tắt là xử lý khô và xử lý nước.

+ Xử lý khô là đập nhỏ đất đèn thành những hạt như hạt đỗ tương, bỏ vào 1 nõn dứa, khi nõn dứa có nhiều nước. Có thể tiến hành ngay sau các trận mưa. Đất đèn được đập nhỏ cho vào ống nhựa, đặt ống nhựa vào nõn cây dứa để bỏ đất đèn cho chính xác. Một ha cần khoảng 75 – 80kg đất đèn.

Xử lý khô có ưu điểm là tiện lợi, không phải chuyên chở nước lên đồi dứa nên đỡ tốn công. Nếu nõn dứa có đủ nước để hòa tan đất đèn thành dung dịch bão hòa Axetylen thì tỷ lệ cây dứa ra hoa cũng rất cao.

Xử lý cách này có nhược điểm là độc hại cho người đập đất đèn và phụ thuộc vào thời tiết là phải xử lý khi trong nõn dứa có đủ nước, không tiến hành được vào mùa khô, nếu nõn dứa không đủ nước dễ làm cháy nõn lá và lượng đất đèn cũng tốn hơn.

+ Xử lý nước là hòa đất đèn tan đều vào nước trước khi cho vào nõn dứa. Pha nồng độ 1%, nhỏ 50ml dung dịch đã pha vào nõn cây dứa. Sau 2 –3 ngày, xử lý nhắc lại lần 2 với nồng độ và liều lượng cũng như lần 1.

Dùng can nhựa trắng loại 20 lít, đổ 15 lít nước sạch và 1,5 lạng đất đèn loại 1 vào can, đậy nắp lắc cho tan đều đất đèn và nước. Dùng bình bơm xịt 50ml dung lịch vào 1 nõn dứa. 15 lít dung dịch nước xịt đủ cho 300 cây dứa. Pha nước cho tan đều vào nước rồi tiến hành xịt ngay.

Xử lý đất đèn phải dùng nước mát và xử lý khi ngoài trời có nhiệt độ thấp. Mùa hè–thu: Tốt nhất là xử lý vào ban đêm và sáng sớm để vườn dứa đạt tỷ lệ ra hoa cao