Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Kỹ thuật bao trái cây trồng bằng giấy

Kỹ thuật bao trái cây trồng bằng giấy

Bao trái cũng làm giảm quả rụng do bị sâu bệnh gây, giảm số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng.


Thực hiện kĩ thuật bao trái khi trồng cây ăn trái giúp trái cây cũng không bị côn trùng, sâu (sâu đục cuống, bọ xít, ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm nâu…) cắn, chích và làm vỏ trái cây màu sắc đậm, nhạt đẹp theo ý muốn, không có các vết rám do sâu bệnh hoặc bị sém nắng, không làm thay đổi chất lượng trái. Bao trái cũng làm giảm quả rụng do bị sâu bệnh gây, giảm số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng.

1. Nguyên tắc

- Nên bao trái sau 30-40 ngày sau đậu trái đối với chôm chôm, cam quýt. Sau 45 ngày sau đậu trái đối với nhãn, xoài, sầu riêng.

- Trước khi bao trái cắt tỉa những dé hoa còn sót không đậu quả, cắt bỏ các cành tăm, lá vô hiệu và những quả nhỏ đối với các giống trái chùm và phun thuốc trừ sâu bệnh 1 lượt để diệt hết trứng, sâu non và nấm bệnh có sẵn trên mặt trái.

- Dùng bao to bao nguyên chùm: chuối, nho, nhãn, vải, chôm chôm, cam quýt, xoài chùm…

- Dùng bao nhỏ có kích thước phù hợp bao từng trái: xoài cát Hoà Lộc, bưởi, lê, ổi…

- Dùng giấy có màu khác nhau để bao trái sẽ thu được những trái chín có màu đậm nhạt khác nhau.

- Nếu bao bằng túi nilon màu trắng trong, màu sắc tự nhiên của quả không thay đổi giống như khi không bao trái.

- Bên trong nilong có thể lót giấy báo để bao trái làm cho trái khi chín sẽ có vỏ màu sáng.

2. Kỹ thuật bao trái

- Lồng bao bên ngoài trái hoặc chùm trái theo chiều từ dưới lên, buộc miệng túi phía trên bằng dây mềm. Đầu dưới túi để hở tự nhiên (túi thủng 2 đầu) hoặc đục lỗ (nếu dùng túi hở 1 đầu) để thoát nước, tản nhiệt.

- Một số loại bao chuyên dụng được sản xuất có sẵn dây cột miệng túi.

Đối với ổi

- Dùng bao nylon có kích thước 15 x 20 cm, đục mỗi bao 10-15 lỗ nhỏ, trong đó có một số lỗ ở đáy bao để thoát nước đọng khi mưa hoặc tưới. Khi ổi ra trái được 15-20 ngày (trái cỡ 2 cm), phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, chờ 3-5 ngày sau thì bao trái.

Đối với bưởi

- Khi thu hoạch bưởi thường có trọng lượng từ 0,7-4kg.

- Khi quả bưởi lớn tới kích cỡ 2-3cm, dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-60cm để bao trái.

- Dùng giấy sẫm màu lót bên trong bao nilon thì khi chín, bưởi sẽ cho trái màu vàng nhạt rất đẹp.

Đối với xoài

- Nếu trái thu hoạch có trọng lượng 200-300g thì dùng túi kích cỡ 10-15cm x 20-30cm

- Nếu trái thu hoạch có trọng lượng 0,5-1,5kg thì dùng túi kích cỡ 15-20cm x 50-60cm

- Khi quả xoài đạt kích cỡ 2cm, dùng túi nilonđể bao trái.

- Có thể dùng giấy craft (loại giấy bao xi măng) lót thêm lớp giấy đen ở phía trong để bao loại xoài vỏ vàng.

- Dùng giấy trắng bao các giống xoài có vỏ màu đỏ khi chín.

Bao buồng chuối

- Khi các hoa chuối vừa nở hết, cắt phần hoa không có khả năng đậu quả sau, để vài ngày cho khô nhựa.

- Tùy số nải có trong buồng chuối, mỗi nải chuối cần khoảng 20cm chiều dài túi, dùng túi nilon dài 1,8-2,5m để bao trái.

Phân bón cơ bản sử dụng cho cây ăn trái

Phân bón cơ bản sử dụng cho cây ăn trái

Phân bón cho cây ăn trái được sử dụng tuỳ theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây ăn trái mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần bón phân đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao

Năm tuổi
Loại phân
Ure (g/cây/năm) Super lân (g/cây/năm) Kali (g/cây/năm)
1 – 3 100 – 300 300 – 600 100
4 – 6 400 – 500 900 – 1200 200
7 – 9 600 – 800 1500 – 1800 300
Tròn 10 900 – 1600 200 – 2400 400
Phân bón thường sử dụng cho cây ăn trái

- Phân bón cho cây 1 – 2 năm tuổi:

+ Phân đạm: Nên pha phân vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới 1 lần

+ Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa.

+ Trong giai đoạn này nên phun phân bón lá Yogen để giúp cây nhanh phát triển và tạo tán tốt ở giai đoạn đầu, phun 1 trong các loại sau: Yogen 30-10-10, Yogen 21-21-21, Yogen 15-30-15 để giúp cây phát triển mạnh bộ rễ phun siêu lân hoặc Yogen 10-50-10

- Phân bón cho cây trưởng thành:

Chia làm 4 lần bón/năm

+ Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê, phun Yogen siêu lânhoặc Yogen 10-50-10 giúp cây ra hoa sớm và đồng loạt.

+ Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 Kali, phun siêu Kali hoặc 6-30-30 giúp cây cho năng suất và chất lượng cao.

+ Lần 3: Trước khi cho thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón 1/2 Kali còn lại

+ Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê.

Phân bón phải được bón đúng cách

Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm, cách gốc 0,5 – 1m (tuỳ tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

Khi cây giao tán nên dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm. Tưới đẫm liếp trước, sau đó rải  phân bón thẳng lên mặt liếp.

Hàng năm còn cần bón thêm phân lân hữu cơ (hiệu Con én đỏ) của XN Yogen Mitsui Vina cho cây nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát triển tốt. Nếu bón phân chuồng nên bón phân hoai mục để giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế được nấm bệnh (có trong phân chưa hoai).

Để cung cấp thêm vi lượng cho cây nên bón phân qua lá Yogen hiệu Con én đỏ vào giai đoạn cây ra lá non và khi trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗI lần phun cách nhau 10 – 15 ngày, phun 4 – 5 lần/vụ.

Xử lý ra hoa:

Dùng biện pháp xiết nước để kích thích ra hoa cây có múi. Cách làm như sau:

- Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu (không có khả năng cho trái) và bón phân bồi dưỡng để cây phục hồi sau mùa cho trái, kết hợp phun phân Yogen.

- Rút khô nước trong mương vườn và ngưng nước để tạo “sốc” cho cây.

- Thời gian xiết nước kéo dài khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách mặt đất 20 – 30 cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt liếp 50 – 60cm để không làm rễ cây bị thiệt hại gây mất sức cho cây.

- Tưới nước sớm, bón phân đầy đủ thúc cây sớm ra đọt và nụ hoa. Phun phân Yogen Siêu kali kết hợp vớI Atonik, thời gian xiết nước sẽ rút ngắn hơn.

Cách bón phân hiệu quả cho cây ăn trái

Cách bón phân hiệu quả cho cây ăn trái

Để cây ăn trái đạt năng suất cao, có chất lượng ngon thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón của nông dân rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý.



Nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và phân kali. Việc bón phân không hợp lý (nhất là bón nhiều phân đạm) có thể làm cho cây khó ra hoa, đậu trái. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi trái có thể làm cho trái to, năng suất tăng nhưng chất lượng trái sẽ giảm, hiệu quả sản xuất không cao.

Cây ăn trái cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng và cho năng suất, chất lượng nhưng trong đó, đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng trái cây.

- Phân đạm:

Phân đạm giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt…. Nếu thiếu phân đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể, nhưng bón thừa phân đạm, sẽ làm cho cây có nhiều cành lá sum suê, dễ bị sâu bệnh tấn công… làm giảm chất lượng, tăng tỷ lệ hao hụt, thất thoát.

- Phân lân:

Lân cần thiết trong việc giúp cây đâm rễ, đâm chồi,…. Nếu thiếu lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu trái…

- Phân kali:

Tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi, giúp chồi mau thuần thục, dễ ra hoa, kali giúp tăng phẩm chất trái cây…

Ngoài ra, các yếu tố trung lượng, vi lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng chất lượng trái cây. Trung, vi lượng thường có mặt khá đầy đủ trong các loại phân bón lá. Bên cạnh đó, phân hữu cơ cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, giảm thất thoát phân bón…

Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả, có nhiều điều cần phải lưu ý như điều kiện đất đai, giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh trưởng của cây, giống trồng…. Trong đó, quan trọng nhất là chủng loại, liều lượng phân bón theo từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cây và cách bón thích hợp để cây sử dụng được nhiều nhất, ít bị thất thoát.

1. Về loại phân bón:

Liên quan chặt chẽ với giai đoạn sinh trưởng của cây.

- Đối với cây còn nhỏ, chưa cho trái:

Cây cần nhiều phân lân và phân đạm để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi. Do đó, cần tập trung bón nhiều phân đạm và lân cho cây. Phân lân nên bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa; đối với phân đạm và phân ka li nên chia nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt lá đã già.

- Giai đoạn cây đã cho trái:

Nên chia làm 4 lần bón chính: Sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa, giai đoạn nuôi trái và trước khi thu hoạch.

+ Sau thu hoạch:

Là giai đoạn cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi. Cung cấp đủ đạm và lân sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập mạnh….

+ Trước khi xử lý ra hoa:

 Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp cây thật sung tốt để cho cây phát hoa dài, khoẻ mạnh, dễ ra hoa, đậu trái. Giai đoạn này cần bón nhiều phân lân và kali, giảm phân đạm. Nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cây ra tược, khó ra hoa.

+ Giai đoạn cây nuôi trái:

Cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng trái.

+ Trước khi thu hoạch:

Khoảng 1-2 tháng trước khi thu hoạch (tuỳ theo giống/loại cây), không bón đạm mà bổ sung kali để giúp tăng chất lượng, màu sắc của trái cây, giúp trái ngon, đẹp và an toàn cho người sử dụng. Có thể phun phân kali qua lá.

2. Cách bón:

Hiệu quả sử dụng phân bón rất khác nhau phụ thuộc vào cách bón, kết cấu đất. Nếu đất để chặt hoặc bón không đúng cách sẽ làm cho phân dễ bị rửa trôi, bốc hơi… Do đó, cần làm cho đất tơi xốp bằng cách bón phân hữu cơ cho vườn cây ăn trái. Phân hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp, giữ nước, giữ phân, hạn chế thất thoát phân bón…

Về cách bón:

+ Cần lưu ý bón theo tán cây, cách gốc từ 1-1,5 m vì rễ cây ở phần gần gốc không còn hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới hút dinh dưỡng tốt nhất.

+ Nên xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân vì phân bón rất dễ bị mất đi do bị rửa trôi hay bốc hơi, nhất là phân đạm.

+ Sau khi bón phân xong, cần tưới đủ nước để phân tan và cung cấp cho cây. Nếu bón phân mà không cung cấp đủ nước sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.

Ngoài ra, có thể bổ sung phân bón qua lá 2-3 lần trong giai đoạn nuôi trái, thúc đẩy quá trình phát triển trái và tăng chất lượng màu sắc của trái. Tuy nhiên, nếu trời âm u, mưa nhiều, bệnh phát triển… thì nên hạn chế sử dụng phân bón lá.

3. Lượng phân bón:

Cần gia giảm liều lượng phân bón tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng cây, từng vườn. Lượng phân bón tăng dần từng năm theo độ lớn của cây. Giai đoạn cây đã cho trái, năm trước được mùa thì năm sau phải bón nhiều hơn năm thất mùa; trong cùng một vườn, những cây cằn cỗi cần được bón nhiều hơn cây sung tốt; Cây mang nhiều trái thì cần bón nhiều hơn cây ít trái… Nói chung, trước khi bón phân cần “Trông trời, trông đất, trông cây”… thì mới giảm được thất thoát, nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón, đồng thời còn giúp đảm bảo chất lượng trái khi thu hoạch và an toàn cho người tiêu dùng.

Lợi ích từ trái Sơ ri

Lợi ích từ trái Sơ ri

Sơ ri là loại trái cây mùa hè có thể nói là loại quả giàu đường nhất trong những thứ trái cây màu đỏ, cứ 100g sơri sẽ cung cấp cho chúng ta khoảng 68 calo và khoảng 15mg vitamin C và A.


Sơ ri là loại trái cây mùa hè có thể nói là loại quả giàu đường nhất trong những thứ trái cây màu đỏ, cứ 100g sơri sẽ cung cấp cho chúng ta khoảng 68 calo và khoảng 15mg vitamin C và A. Ngoài ra, do trái Sơ ri rất giàu chất kẽm nên có tác dụng lợi tiểu, đồng thời chất xơ trong thứ quả này kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng.

Trái Sơ ri được coi là giàu đường nhất trong số những trái cây màu đỏ vì trung bình mỗi trái sơri có tới 15% thành phần là đường gluxít. 81% thành phần cấu tạo trái Sơ ri là nước có chứa các chất khoáng hòa tan và vitamin. Có thể tìm thấy trong trái Sơ ri rất nhiều loại chất khoáng (500mg/100g), canxi (17mg/100g), kẽm (250mg/100g), sắt, đồng…

Do có hàm lượng nước và kẽm cao, Sơ ri rất có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, do lượng chất khoáng phong phú, sơri tham gia tích cực vào việc làm cân bằng hoạt động của cơ quan nội tạng. Quá trình chuyển hóa của sơri khi vào cơ thể làm giải phóng kẽm, làm trung hòa chế độ dinh dưỡng hiện nay đôi khi có quá nhiều axít.

Chỉ cần bạn ăn khoảng 125g trái Sơ ri là bạn đã cung cấp cho cơ thể 20% đến 30% lượng vitamin C và 25% lượng vitamin A được khuyên dùng nên bổ sung hàng ngày, hay carôten (đây là loại vitamin cần thiết để duy trì tình trạng tốt cho da, chống lại quá trình lão hóa tể bào và còn có thể là tác nhân chống lại ung thư). Cuối cùng, cũng với 125g trái Sơ ri là bạn đã tiếp nhận cho cơ thể khoảng 15% lượng vitamin B9 và axít pholic (axít ngăn ngừa chứng thiếu máu) khuyên dùng hàng ngày.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Quả chà là và sức khỏe

Quả chà là và sức khỏe

Chà là rất giàu vitamin và khoáng chất. Theo các chuyên gia, ăn một quả chà là mỗi ngày là cần thiết cho một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.


1. Ăn chà là giúp ngăn cản cơ thể hấp thu cholesterol xấu

Chà là còn giàu chất xơ, giúp ngăn cản cơ thể hấp thu cholesterol xấu LDL từ chế độ ăn uống thường ngày. Loại quả này còn được xem là “thuốc” nhuận tràng hiệu quả. Đây còn là nguồn phong phú vitamin A, có đặc tính chống ô xy hóa cao và là chất không thể thiếu để cải thiện thị lực. Vitamin A cũng cần thiết cho việc duy trì làn da khỏe mạnh. Ăn các loại hoa quả giàu vitamin A còn có tác dụng ngừa ung thư phổi và ung thư khoang miệng.

2. Chà là chứa nhiều khoáng chất

Những nhà nghiên cứu tại Luân Đôn đã chỉ ra rằng quả chà là có chứa rất nhiều các loại khoáng chất, ít nhất là 15 loại với hàm lượng cao Kali, Selen, Ma-giê…

Kali là khoáng chất quan trọng giúp cơ thể chống lại bệnh cao huyết áp – một trong số những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tim. Một chén chà là chứa khoảng 964mg Kali, chiếm khoảng 28% nhu cầu Kali cần thiết hàng ngày. Khi lượng Kali trong cơ thể tăng lên, chúng sẽ giúp bài tiết Natri, từ đó làm giảm huyết áp. Ngoài ra, quả chà là còn chứa nhiều Se-len – loại khoáng chất được biết tới với vai trò chất giúp phòng chống ung thư và xây dựng hệ miễn dịch cơ thể.

Chà là chứa hàm lượng chất sắt tương đối cao so với nhiều loại trái cây khác. Một nửa chén chà là chứa 1mg sắt. Nếu trong gia đình có người đang gặp phải tình trạng thiếu hụt sắt, việc bổ sung loại quả này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cải thiện vấn đề này.

3. Là chất chống oxi hóa

Theo báo cáo của một tạp chí nước ngoài, chà là là loại quả chứa nhiều Caroten – một loại chất chống oxi hóa tuyệt vời. Caroten được coi là hợp chất giúp sản xuất Vitamin A cho cơ thể, xây dựng hệ thống miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.

Những chất chống ô xy hóa có nhiều trong quả chà là có khả năng giúp bảo vệ tế bào và các cấu trúc khác trong cơ thể khỏi bị tổn hại từ các phân tử gốc tự do. Chưa kể, chà là còn là nguồn phong phú chất sắt, nên có thể giúp chống chứng thiếu máu.

4. Chất xơ

Theo kết quả của các nhà nghiên cứu tại Luân đôn, ngoài việc cung cấp cho cơ thể lượng Vitamin và khoáng chất quan trọng, quả chà là còn chứa lượng chất xơ cao. Cơ thể cần chất xơ để giúp loại bỏ những độc tố ra ngoài, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất xơ còn giúp kiểm soát cân nặng, lượng đường trong máu và cholesterol.

5. Chà là chứa nhiều vitamin

Chà là chứa các loại Vitamin nhóm B như B6, Niaxin, Vitamin B2, Folate, Protein và ít chất béo. Một chén quả chà là có chứa 12% vitamin B6, 9% Niaxin, 6%vitamin B2, 7% Folate, 7% protein và ít hơn 1% chất béo, có thể đáp ứng một phần nhu cầu cần thiết của cơ thể hàng ngày.

Quả chà là không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn chứa lượng calo cao. Một chén quả chà là chứa tới 400 calo. Nếu bữa ăn hàng ngày có quả này, bạn chỉ cần ăn thêm hai hoặc ba món ăn nhẹ khác. Bên cạnh đó, chà là còn chứa nhiều đường, nhưng là loại đường tự nhiên mang lại hương vị ngọt ngào. Chúng còn được coi là loại “kẹo tự nhiên”, rất tốt cho sức khỏe.

6. Những món ăn từ quả chà là


Cũng giống như nhiều loại quả khác, quả chà là khô có hương vị khá thơm ngon. Tuy nhiên chúng chứa nhiều calo hơn khi còn tươi, có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón, mệt mỏi, thiếu máu…

Sử dụng chà là như một món ăn nhẹ hay ăn kèm món tráng miệng sẽ giúp cân bằng năng lượng hàng ngày.

Những bài thuốc vị thuốc từ quả dâu tằm

Những bài thuốc vị thuốc từ quả dâu tằm

Quả dâu ta còn gọi là quả dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu tằm giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng.


Cây dâu cho lá nuôi tằm ra hoa kết quả vào tháng 2, 3. Đến mùa thu thì quả ít và nhỏ hơn. Giống dâu vườn lưu niên cho quả nhiều, to, ngọt và chất lượng tốt hơn. Trồng dâu lấy quả phải chọn giống dâu ít lá, lá nhỏ và mỏng. Quả dâu tằm càng chín (tím đen) càng thơm ngọt, bớt chua chát, nhiều chất bổ dưỡng. Trong quả dâu có 84,71% nước,  9,19% đường và axit 80% (có axit malic, axit sucinic),  protit 0,36%, tanin, vitamin C, caroten.

Theo Đông y, quả dâu tằm chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.

Một số bài thuốc thường dùng từ quả dâu tằm

Bài 1: Tóc khô gãy, rụng, chóng bạc: Quả dâu 1kg, rượu 0,5 lít, dâu rửa sạch, để ráo nước cho vào bình đổ rượu ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 lần vào 2 bữa cơm. Mỗi lần 20ml.

Bài 2: Chữa nhức mỏi cơ xương khớp, đau lưng gối, táo bón, kém ăn: Quả dâu chín 40g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch cho vào ninh thành cháo cùng với dâu. Ăn buổi sáng (lúc chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.

Bài 3: Giúp ngủ ngon: Quả dâu tươi 60g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml sắc uống ngày 2 lần/ngày vào chiều tối. Nếu mất ngủ lâu ngày thì dùng bài thuốc:  Quả dâu 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.

Bài 4: Chữa hậu sản sau sinh: Quả dâu khô, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị lượng bằng nhau 30g sau đó nghiền nát. Uống mỗi lần 3g với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần.

Bài 5: Chữa chứng tiền mãn kinh với biểu hiện hồi hộp, tim đập nhanh: Quả dâu 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc với 700ml nước còn 150ml nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày, 15 ngày một liệu trình.

Bài 6: Ăn không tiêu, trướng bụng óc ách: Quả dâu 10g, bạch truật 6g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Bài 7: Hoạt huyết, dưỡng huyết thông kinh: Quả dâu 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 12g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi đổ ngập thuốc đun nhỏ lửa còn 250ml, bỏ bã.  Chia 2 lần uống trong ngày, dùng trước kỳ kinh 15 ngày, 7 ngày 1 liệu trình.

Bài 8: Chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: Quả dâu, ngũ vị tử mỗi vị 10g, cho 500ml nước đun nhỏ lửa còn 200ml nước, ngày uống 2 lần. Dùng liền 10 ngày.

Bài 9: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Quả dâu 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Tất cả  cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 7 ngày.

Lưu ý: Cần chọn quả chín có màu tím sẫm, không bị dập nát, hư hỏng. Những người có cơ địa tính hàn và mắc các bệnh sôi bụng, tiêu chảy không dùng.

Cây nhàu và kỹ thuật trồng cây nhàu

Cây nhàu và kỹ thuật trồng cây nhàu

Quả Nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, là thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thũng, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn để chữa lỵ.


Họ: Cà phê (Rubiaceae)

Tên khác: Cây Ngao, Nhàu núi, Nhàu lớn, Nhàu rừng, Giầu.

Mô tả:

Cây cao chừng 6-8m, thân nhẵn. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối, hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, bóng loáng, dạng màng.

Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2-4cm.

Quả hình trứng, xù xì, dài khoảng 5-6cm. Khi quả non có màu xanh nhạt, chín có màu trắng hoặc hồng, mùi nồng và cay. Thịt quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài 6-7mm, rộng 4-5mm, có hai ngăn chứa một hạt nhỏ mềm.

Phân bố và đặc điểm sinh học:

Phân bố: Đây là loài thuộc vùng nhiệt đới thuộc Châu Á và châu Úc, ngoài ra còn phân bố ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Mùa hoa nở từ tháng 1-2, quả chín tháng 7-8.ở nước ta cây thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, góc vườn, dọc sông suối. Cây tái sinh dễ dàng bằng cách ươm hạt.

Bộ phận dùng:

Rễ thu hái vào mùa đông. Lá vào mùa xuân. Quả vào mùa hạ. Rễ phơi khô. Lá và quả dùng tươi.

Thành phần hóa học:

Trong thành phần của vỏ và rễ cây Nhàu có chứa Glucocid, anthraquimonic gọi là modrin, kết tinh thành tinh thể hình kim, màu vàng cam, tan trong nước sôi và các chất kiềm, ít tan trong nước lạnh và không tan trong ete. Ngoài ra còn có 1-metoxyrubiazin, mordrin và 1-Oxy-2,3-Dimetoxy anthraquinon. Lá cũng có modrin. Năm 1982, tác giả Đàm Trung Bảo ( Đại Học Dược Hà Nội) cho biết trong cây Nhàu còn có nhiều Selenium.

Công dụng:

Quả Nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, là thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thũng, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn để chữa lỵ. Rễ Nhàu ngoài công dụng để nhuộm đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam còn đào về, thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (dùng quả Nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ). Lá Nhàu giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non. Sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá Nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ. Vỏ cây Nhàu dùng để nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh uống bổ máu.

Một số bài thuốc từ cây Nhàu:

- Chữa huyết áp cao: rễ Nhàu 30-40g, sắc uống thay nước chè, sau hai tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục trong 2-3 tháng.

- Chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng: quả Nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau hai tuần, uống ngày hai lần, lần một ly con 30-40ml.

- Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: lá Nhàu tươi 3-6 lá, rửa sạch nấu với 500ml đun đến khi nước còn 200ml chia hai lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 2-5 ngày.

Cách trồng và chăm sóc:

* Tạo và chăm sóc cây con:

- Nguồn giống: Thu hái quả lúc bắt đầu chín, hong trong râm, nơi khô ráo, thoáng mát, xát vỏ, loại tạp vật rồi đem gieo ngay.

- Cây Nhàu con được gieo từ hạt. Hạt được xử lý bằng nước nóng (3 sôi 2 lạnh) và nước lạnh với thời gian 15-30 phút, sau đó gieo trong cát ẩm. Sau hơn 1 tháng hạt nảy mầm rộ thì bứng cây cấy vào bầu.

- Tạo bầu: Cỡ bầu: Rộng 6-8cm, cao 12-15cm; thành phần ruột bầu: 90% đất sạch dưới tán rừng +10% phân chuồng hoai. Bầu được xếp vào luống có chiều rộng từ 1-1,2m.

- Kỹ thuật giâm cây con: Dùng que nhọn chọc lỗ sâu 3-5cm, cắm rễ cây con vào lỗ, ép chặt đất vào gốc cây. Để nâng cao khả năng thành công của hom giâm, cần cắm giàn che bóng 25%.

- Chăm sóc cây con: Tưới đủ nước cho cây, nếu thời tiết nắng nóng cần tưới nước hằng ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Làm cỏ phá váng định kỳ 1 lần/tháng để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại và tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí. Bón thúc bằng phân chuồng hoai 1 lần/tháng. Khi cây con có chiều cao khoảng 20-30cm, phát triển cân đối thì có thể đem trồng.

* Kỹ thuật trồng:

- Điều kiện trồng: Cây thích nghi ở những nơi ẩm thấp, đất trồng Feralit phát triển trên các loại đá mẹ: Grannit, Gnai, phiến thạch sét, phiến thạch mica, sa phiến thạch… Đất còn tương đối tốt, tỷ lệ mùn tầng mặt 2-3%, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất dày trên 60cm, tơi xốp, khả năng thấm nước và thoát nước tốt.

Có thể trồng dưới tán rừng ẩm, độ tàn che 0,4- 0,7. Chọn địa hình thuận lợi cho cây trồng phân tán hay trong các mô hình nông lâm kết hợp ở những nơi đất giàu mùn và đủ ẩm.

- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: cao 20-30cm, cây phát triển cân đối, không sâu bệnh.

- Thời vụ trồng: vụ xuân khi có mưa phùn hoặc đầu mùa mưa.

- Làm đất theo hố, quy cách hố: 40x40x40cm, khoảng cách giữa hàng với hàng là 3mm, giữa hố với hố là 3m. Hố bố trí so le giữa các hàng theo hình nang sấu. Khi cuốc hố tách riêng phần đất tốt, đất xấu. Lấp hố bằng đất tốt khi cuốc lên và đất xung quanh cùng với cỏ rác, thảm khô mục lấp phần đáy hố. Vun đất theo hình mai rùa. Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng 1 tháng.

- Bón phân: Mỗi hố bón lót 3-5kg phân chuồng và 50g lân.

- Kỹ thuật trồng: Trồng bằng cây con có bầu. Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Rạch vỏ bầu, bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh gốc cây, tránh dẫm vào bầu làm vỡ bầu. Chú ý phải tạo độ che bóng cho cây trong giai đoạn mới trồng.

Kỹ thuật gieo ươm và gây trồng cây nhàu

Kỹ thuật gieo ươm và gây trồng cây nhàu

Hạt giống cây nhàu có sức nảy mầm yếu nên sơ chế xong cần khẩn trương xử lý và gieo ươm ngay, không nên bảo quản lâu.


I. Kỹ thuật gieo ươm cây Nhàu

1. Chọn cây mẹ lấy giống

a) Lấy hạt giống: Cây đã qua tuyển chọn, độ tuổi trung niên, cây đã ra quả, hình thái thân và tán lá đẹp, cân đối, sinh trưởng trên mức trung bình, sai quả, hạt tốt. Không lấy giống trên những cây già, cây sinh trưởng yếu kém, cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, lệch tán, cụt ngọn. Ví dụ: Thảo quả, Nhàu,…

b) Lấy hom giống: Cây đã được tuyển chọn, trẻ hóa, tác động để tạo nhiều chồi/cành làm vật liệu giâm hom. Các loài thiếu hạt giống, cây dễ giâm hom.

2. Thu hái giống

Thu hạt giống: khi quả hạt có dấu hiệu chín hình thái hay chính sinh lý (vỏ, quả/hạt đổi màu sắc, hạt chắc cứng, phôi và mầm hạt phát triển đầy đủ…), một số quả/hạt bắt đầu phát tán (khoảng 10 – 15 %).

Thu hom giống:

+ Hom cành: nên chọn những cành bánh tẻ, chưa hóa gỗ hoàn toàn; mỗi hom giâm có ít nhất 2 chồi nách lá. Lấy hom vào thời tiết râm mát, bảo quản trong môi trường ẩm, thời gian bảo quản càng ngắn càng tốt, tối đa không nên quá 24h.

+ Hom thân: nên chọn những thân không quá non, không quá già, hình thái đẹp, không cụt ngọn, lá phát triển bình thường.

+ Hom rễ, hom củ: Chọn những củ không bị sâu bệnh, không tổn thương cơ giới, có khả năng cho ra mầm…

3. Sơ chế hạt giống

- Quả khô: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều. Phơi dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, thu lấy hạt tách ra ở 2-3 nắng đầu. Hạt có dầu không phơi dưới nắng to trên nền xi măng, hạt có cánh nhỏ làm sạch trước khi phơi.

- Quả thịt: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều. Sau khi ủ có thể ngâm nước một vài ngày sau đó chà xát, đãi lấy hạt tốt rồi hong phơi cho khô ráo.

- Quả hạch: Đánh đống ủ 5-7 ngày hoặc lâu hơn cho chín đều. Om trong nước nóng khoảng 60 – 65° (3 sôi + 2 lạnh) trong thời gian 30-40 phút rồi dùng dao tách đôi phần thịt quả ra khỏi hạt khá dễ dàng.

4. Bảo quản hạt giống

- Bảo quản khô thông thường (khô mát): cho hạt vào túi nilong, chum, vại, bình, lọ. Rải một lớp tro, vôi bột lên trên, gắn kín. Đặt nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian bảo quản thường dưới 1 năm.

- Bảo quản khô-lạnh: Cho hạt vào túi nilong, dán kín. Đặt trong kho lạnh hay tủ lạnh. Duy trì nhiệt độ từ 0-5°C.

- Bảo quản ấm - lạnh: Cho hạt vào thùng sắt, gỗ, bao tải, túi nilong. Đặt trong kho lạnh hoặc tủ lạnh và duy trì nhiệt độ từ 5 – 10°C. Tạo điều kiện thông thoáng nhưng tránh làm khô hạt hay giảm hàm lượng nước trong hạt.

- Bảo quản ẩm tạm thời (ẩm - mát): Trộn hạt với cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt/2-3 cát tính theo thể tích. Đánh thành luống cao 15-20cm rồi phủ lên trên một lớp cát ẩm. Để nơi ẩm mát, thông thoáng, xáo trộn định kỳ, loại bỏ những hạt mốc, thối. Khi cát khô sàng riêng hạt, làm ẩm cát rồi lại trồn đều, đánh lống bảo quản tiếp. Độ ẩm cát thích hợp là 20 – 25% (cát nắm không rịn nước, tự rã từ từ sau khi buông tay). Thời gian bảo quản không quá 4 tháng, thông thường trên dưới 1 tháng.

- Không nên bảo quản:
Hạt giống mất sức nảy mầm, sơ chế xong cần khẩn trương xử lý và gieo ươm ngay, không nên bảo quản lâu.

5. Xử lý hạt giống

- Chỉ cần ngâm nước lã: Hạt võ rất mỏng, dễ thấm nước, chỉ ngâm nước thường 20 – 25°C trong 1-2 giờ hoặc lâu hơn rồi đem ủ.

- Ngâm nước ấm 35 – 40°C (2 sôi + 3 lạnh) trong 6-8 giờ: Cho các loại hạt có dầu, vỏ mỏng rồi đem ủ.

- Ngâm nước nóng già 70 - 80°C (3 sôi + 2 lạnh) trong đó 4-5 giờ: cho các loại hạt lớn, vỏ dày, cứng rồi đem ủ.

- Ngâm nước sôi (95 - 100°C) trong 0,5-1 phút, sau đó ngâm vào nước ấm trong 8-10 giờ cho trương nở rồi đem ủ.

- Xử lý đặc biệt: Chặn một phần, khía hay mài hạt đối với hạt dạng hạch, vỏ cứng, có lớp áo keo khó thấm nước; đốt qua lửa; dùng axit rồi mang ngâm nước ấm hay nóng và đem ủ.

- Khử trùng hạt giống: Ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím 0,1 % trong 1-3 giờ, rửa lại hạt bằng nước sạch rồi đem xử lý nhiệt độ như trên. Có thể dùng Benlat, Formon, hay PCNB… nhưng phải theo chỉ dẫn.

6. Gieo hạt

- Gieo tạo cây mầm để cấy: Gieo hạt đã xử lý lên luống cát (hay luống đất + phân hoai) để tạo cây mầm đủ tiêu chuẩn rồi đem cấy vào bầu hay luống đất ( tạo cây rễ trần). Thường áp dụng cho các loài cây có hạt nhỏ, hạt giống khan hiếm, đắt.

- Gieo thẳng vào bầu: Đem hạt đã nứt nanh gieo vào bầu ở các luống ươm, số lượng từ 1-3 hạt/bầu tùy theo đặc điểm và tình trạng hạt giống. Áp dụng cho loại hạt lớn, nảy mầm nhanh, nứt nanh đồng loạt.

- Đặc biệt: Có thể gieo thẳng hạt đã xử lý vào hố trống mà không qua khâu gieo ươm.

- Chăm sóc luống gieo:

Che tủ: Tủ mặt luống bằng rơm rạ đã khử trùng.

Bảo vệ: Chống kiến, chuột, gia cầm hại hạt và mầm.

Tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

Làm cỏ phá váng, tỉa dặm cây và phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ

7. Tạo cây con

- Cây con có bầu kích thước lớn ( Đường kính 10 -12 cm, cao 15- 20cm): Áp dụng cho cây con trên /dưới 2 năm tuổi.

- Cây con có bầu kích thước trung bình (Đường kính 8- 10 cm, cao 12-15 cm): Áp dụng cho cây con trên 1 năm tuổi sinh trưởng chậm hay dưới 1 năm tuổi sinh trưởng nhanh.

- Cây con có bầu kích thước nhỏ ( Đường kính 4-5 cm cao, 6-8 cm): Nhưng thường chỉ dùng cho Keo, Bạch Đàn.

- Có thể tạo cây rễ trần để trồng: Cây trồng dễ sống, sinh trưởng nhanh, có thể trồng bằng thân cụt (Stump).

- Có thể trồng bằng hom thân/cành cắm trực tiếp vào hố: Loài cây rất dễ ra rễ từ hom thân và cành.

8. Hỗn hợp ruột bầu (vỏ bằng túi Polyetylen)

- Đối với cây mọc nhanh: 94% đất tầng mặt +5% phân chuồng hoai + 1% supe lân. (Có thể gia tăng thêm 5% phân chuồng hoai và giảm bớt lượng đất tương ứng).

- Đối với cây mọc chậm: 89% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 1% supe lân. (Có thể tăng thêm 5% phân chuồng hoai và 1% lân và giảm bớt lượng đất tương ứng).

9. Cấy cây vào bầu

- Bứng cây mầm: Khi cây đủ tiêu chuẩn ( Dựa vào kích thước và số là, tùy theo loài) và đã chuẩn bị xong bầu cần bứng từng cây để cấy. Tưới đẫm nước luống gieo, dùng bay nhỏ để bứng từng cây hay cụm cây, rũ nhẹ đất cát và đem ngâm rễ trong khay nước cho ngập phần rễ mầm. Bứng cây vừa đủ để cấy hết trong buổi, không để cây mầm sang buổi sau.

- Kỹ thuật cấy: Dùng que nhọn tạo một lỗ giữa bầu đủ sâu và rộng theo kích thước của bộ rễ. Đặt phần rễ cây ngay ngắn vào giữa lỗ sao cho cổ rễ hơi thấp hơi miệng hố rồi nhấc nhẹ lên cho rễ khỏi bị quằn. Một tay vẫn giữ cây, tay kia dùng que cắm sâu vào bên ngoài hố rồi bẩy nhẹ vào trong để ép đất vào rễ và gốc cây. Có thể dùng thêm các đầu ngón tay để ấn nhẹ đất quanh gốc và xóa lấp vết hố mới tạo ra.
Chú ý: chọn thời tiết cấy râm mát và tạo độ ẩm cao cho bầu trước khi cấy. Cần che bóng và tưới nước đủ ẩm thường xuyên sau khi cấy.

10. Kỹ thuật chăm sóc

- Che nắng: Ngay sau khi cấy xong, dùng vật liệu che tủ đã được chuẩn bị để che cho cây, tạo bóng râm che chắn được khoảng 70-75% ánh nắng cho tới khi cây phục hồi. Sau đó tùy loài cây và giai đoạn phát triển, thay dần tấm che có độ che bóng giảm xuống; thường là giảm xuống 50% rồi 30% và dỡ giàn che, mở sáng hoàn toàn để huấn luyện cây 1-2 tháng trước khi đi trồng.

Đối với những cây ưa sáng ngay từ khi nhỏ (Thông Ngựa, Trám, Sưa, Xoan…) có thể dùng ràng ràng (tế, guột/vọt) để cắm trực tiếp lên luống thay thế cho giàn che.

Để chắn mưa có thể làm giàn che mài nghiêng nhằm kết hợp phủ vải nhựa khi cần thiết. Ngoài ra cần chú ý cả việc che chắn gió hại cho cây con trong mùa mưa bão hoặc gió Tây Nam khô nóng.

Tưới nước:

* Lượng nước và số lần tưới: Một tháng đầu sau khi cấy, tưới mỗi ngày 1 lần, lượng nước tưới 2-3 lít/m2. Từ tháng thứ 2 sau khi cấy nước khi xuất vườn 1-2 tháng, tưới 1-2 ngày/ lần, 4-5 lít/m2. Thời tiết khô nóng nên tăng thêm số lần và lượng nước tưới.

* Cách tưới: Luống nền mềm tưới phun bằng thùng nước có hoa sen hay thiết bị tưới phun mưa. Luống nền cứng hay bề ươm cây tưới thấm bằng cách dẫn hay đổ hoặc tháo nước ngập 1/3 thành bầu, sau 8 giờ tháo hết nước thừa còn lại.

- Làm cỏ xới đất: Tùy theo tình hình cỏ dại và đất đai mà từ 10-15 ngày hoặc 20-30 ngày (thường là từ 2-3 tuần) làm cỏ 1 lần, kết hợp xới đất phá váng bề mặt và cấy dặm những cây bị chết. Dùng tay nhỏ cả gốc cỏ lúc còn non rễ chưa phát triển và dùng bay hay que nhọn xới nhẹ đất mặt kết hợp xén đào hết gốc cỏ già, thân ngầm cỏ, nhặt sạch đưa ra khỏi luống. Kết hợp nhổ bỏ những cây bị sâu, bệnh để đốt, tỉa bớt và tận dụng cây ở chỗ dày dặm vào chỗ thưa hay không có cây.

- Bón phân:

Bón thúc vào lúc cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng: Áp dụng cho cây gieo ươm trên luống, trong bầu đặt nền mềm và nền cứng cho cả đất luống hay ruột bầu đã được bón đủ từ đầu.

Loại phân thường dùng là N, P, K hoặc NPK hỗn hợp.

Phương pháp bón thúc bằng cách hòa phân trong nước để tưới hoặc phun.

Liều lượng thường dùng: 0,5kg phân NPK hòa trong 370 lít nước, tưới 2-3 lít cho 1m2 mặt luống.

Cách bón: Dùng thùng có hoa sen tưới vào lúc râm mát; Sau khi tưới phân, rửa lá bằng cách tưới lại 2 lít nước lã cho 1m2 mặt luống; thường bón 2 -3 lần, cách nhau ít nhất là 1 tuần.

- Đào bầu và xen rễ:

* Đối với cây con có bầu: Kết hợp đồng thời giữa đảo bầu và xen rễ nhằm phân loại cây theo các nhóm sinh trưởng và chất lượng, điều tiết cự ly cây, kết hợp vệ sinh luống ươm và kích thích cây ra thêm nhiều rễ con, hạn chế rễ cọc phát triển, đồng thời hãm cây ở giai đoạn cuối.

* Đối với cây rễ trần: Thời gian xén rễ thích hợp khi cây được 2-3 tháng tuổi; cây 1 năm tuổi cần xén ít nhất 2 lần và lần cuối cùng là trước khi xuất vườn 1 tháng.

- Hãm cây: Ngừng tưới nước hoặc giảm dần số lượng và lượng nước tưới cho cây trước khi xuất vườn 1 tháng. Ngừng tưới hay chỉ tưới phân P, K, không tưới phân N trong 1 tháng cuối. Ngừng che nắng hoặc dỡ bớt giàn che 1-2 tháng trước khi đem trồng.

11. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn.

Cây con xuất vườn cần đạt các tiêu chuẩn sau:

(1)- Tuổi cây được nuôi dưỡng ở vườn đúng quy định theo từng loài cây và mục đích trồng;
(2)- Kích cỡ chiều cao, đường kính cổ rễ cân đối theo đúng quy định;
(3)- Sinh lực tốt, phát triển cân đối, khỏe mạnh, không sâu bệnh và cụt ngọn, nhất là đối với cây lá kim, cây nảy chồi kém. Cây xuất vườn không ở giai đoạn thay lá và đang ra lá non;
(4)- Bộ rễ không bị tổn thương, phát triển nhiều rễ phụ, không bị xây xát, ngập nát, long rễ, vỡ bầu, khô ngọn.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc


1. Chọn lập địa trồng

Kiểu 1: Có thực vật thân gỗ che phủ, đất còn tính chất đất rừng, tầng đất sâu ẩm. Loài cây có thể trồng: Thích hợp với hầu hết các loại cây dược liệu, đặc biệt là các loại cây có khả năng chịu bóng tuổi nhỏ.

Kiểu 2: Có cây bụi, gỗ nhỏ che phủ, đất còn mang tính chất đất rừng, tầng đất trung bình, hơi khô. Loài cây thích hợp: Những cây thuốc nam có thân bò, cần phải có cây khác để bám.

Kiểu 3: Đất có cây bụi thấp, hoặc đất trảng cỏ, tầng đất dày trung bình, hơi khô, nghèo mùn. Đây là hiện trường trồng cây dược liệu trên diện rộng, có thể phát triển mô hình vườn hộ, vườn gia đình.

2. Chọn phương thức trồng

Tùy yêu cầu và tình hình cụ thể để lựa chọn một trong các phương thức: Thuần loại, hỗn giao, nông lâm kết hợp (NLKH), trồng dưới tán, hay trồng dưới tán rừng tự nhiên, dưới tán rừng trồng.

3. Chọn mật độ trồng

- Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là một độ trồng chủ yếu của cây dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm (Nhàu,…).

- Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu thân, lá (Chóc máu,…).

- Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ Dòm, Sa nhân); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm, khóm.

4. Xử lý thực bì và làm đất

- Xử lý thực bì và đào hố cục bộ:
Áp dụng cho hầu hết các trường hợp trồng cây dược liệu. Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay 40x40x40cm (bầu lớn).

- Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ. vườn gia đình.

5. Bón lót

- Bón đầy đủ: Phân chuồng hoai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép. Lượng phân bón thông thường: 2-5kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân).

6. Thời vụ trồng

- Miền Bắc: Có thể trồng 2 vụ chính - vụ Xuân tháng 2-4, vụ Thu tháng 7-9.

- Miền Trung: Vụ Thu Đông (tháng 9 đến tháng 12); vùng núi và nơi có lập địa thích hợp có thể trồng thêm vụ Xuân (từ tháng 1-3).

- Miền Nam: Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10).

7. Kỹ thuật trồng cây

- Trồng cây con có bầu:
Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị trí trung tâm sao cho mặt trên bầu ngang bằng tay hơi cao hơn so với mặt đất mép hố: Rạch và xé bỏ vỏ bầu. Đặt cây thật ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lén đất chặt ít nhất là ½ phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt bầu độ 2-3cm. Nếu có điều kiện có thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô hạn hay nắng nóng đột xuất trong thời vụ trồng cần tiếp tục tưới nước thời gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi.

- Trồng cây con rễ trần: Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới đem cây ra trồng. Cắt bỏ bớt lá và cành bên và rễ cọc nếu dài. Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và có phần sâu hơn. Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt đất sát xung quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm ra, cỏ khô hay lá cây che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng. Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió lay.

8. Chăm sóc cây trồng

- Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại.

- Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại.

- Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.

- Các năm tiếp theo: Tiếp tục chăm sóc, nhất là sau khi thu hoạch.

9. Bảo vệ cây trồng

- Phòng chống gia súc: Cần quản lý việc chăn thả ở giai đoạn cây còn non.

- Phòng chống sâu bệnh: Cây dược liệu trong tự nhiên rất ít khi bị dịch sâu bệnh gây hại. Một số loài cây khi trồng có thể xuất hiện dịch bệnh, do vậy cần có biện pháp điều tra phát hiện và tổ chức phòng trừ theo khả năng cho phép.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Cây nhàu trị phong thấp, nhức mỏi

Cây nhàu trị phong thấp, nhức mỏi

Đông y cho rằng, rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi niệu, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp.


Cũng như nhiều loại cây cỏ khác, tùy theo địa phương mà nhàu cũng có nhiều tên gọi khác nhau như nhàu núi, nhàu rừng, nhàu lớn…, tên khoa học Morinda citrifolia L, thuộc họ cà phê (Rubiaceae).

Cây nhàu mọc hoang ở những nơi ẩm thấp như ở góc vườn, bờ rào, bờ ao, dọc theo sông suối hay trồng làm thuốc ở những vùng nhiệt đới châu Á hoặc châu Đại dương, thường thấy nhiều tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Bộ phận thu hoạch để làm thuốc là lá, vỏ cây, rễ và quả nhàu. Trong đó rễ nhàu là được sử dụng nhiều hơn cả. Rễ nhàu được rửa sạch, thái lát mỏng và phơi hay sấy khô để làm thuốc; các bộ phận khác của cây được dùng tươi là chủ yếu. Dược liệu được thu hoạch quanh năm nhưng lá nhàu sử dụng tốt nhất vào mùa xuân, còn quả vào mùa hạ.

Đông y cho rằng, rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi niệu, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp, nên thường sử dụng rễ nhàu để trị cao huyết áp, nhức mỏi tay chân do phong thấp, đau lưng.

Quả nhàu có công năng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Do vậy thường sử dụng quả nhàu để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, hỗ trợ trị chứng tiểu đường, cao huyết áp…

Liều lượng: Với quả nhàu tươi dùng ngoài không kể liều. Nếu dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc pha như trà uống bình thường.

Còn với người bình thường khỏe mạnh, trẻ tuổi mỗi ngày chỉ cần uống 30ml. Đối với người cao tuổi uống 60ml/ngày vào các buổi sáng và chiều…Để tham khảo và áp dụng trị liệu một số chứng bệnh từ cây nhàu, dưới đây xin chỉ giới thiệu những phương tiêu biểu.

* Trị chứng stress, trầm cảm (kể cả chấn thương): Lấy quả nhàu ép lấy nước cốt uống. Uống vào lúc đói, từng ngụm nhỏ giữ trong lưỡi và cuống họng.

* Dưỡng tóc, da đầu: Dùng nước ép của quả nhàu thoa lên da đầu.

* Chữa nấm da, bầm tím (kể cả vùng da xương bị đau): Lấy quả nhàu tươi chà lên da bị nấm hay bầm tím nhiều lần trong ngày. Riêng để giảm đau vùng da xương có thể ngâm một lượng quả nhàu tươi giã nhuyễn cùng nước ép quả nhàu và chút nước ấm vào bông gạc tạo thành miếng đắp lên vùng da xương đau nhức, ngày thay 1 lần.

* Dùng cho huyết áp cao (kể cả đau lưng, nhức mỏi chân tay): Rễ nhàu 20 – 40g sắc lấy nước uống hoặc nấu thành cao lỏng tỉ lệ 1: 3; cũng có thể sao vàng rồi ngâm rượu uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén chừng 30ml.

* Trị phong thấp, nhức mỏi:
Làm món quả nhàu ngâm với đường. Quả nhàu 1kg, đường trắng 300g, cho quả nhàu đã rửa sạch vào lọ thủy tinh, ủ thật chín rồi trộn đều với đường đậy nắp kín để trong 3 tuần (21 ngày), mang ra tán nhuyễn lọc lấy nước cốt, bảo quản cẩn thận (cho tủ lạnh nếu có) dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh (30ml), vào trước bữa ăn cơm hằng ngày.

Hay quả nhàu non hoặc rễ nhàu 600g, thái lát mỏng phơi hoặc sấy khô, cho vào 1 lít rượu cao độ (40 – 45 độ) sau 3 tuần là dùng được. Ngày uống 1 – 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 30 – 50ml.

* Kích thích tiêu hóa, co sản phụ: Lấy vỏ cây nhàu 8 – 12g, sắc uống ngày 1 thang.

* Làm êm dịu thần kinh, hạ sốt (dùng cho cả chảy máu cam): Lá nhàu tươi 20 – 30g, sắc lấy nước uống ngày 2 lần. Hoặc nấu canh ăn cũng hiệu nghiệm.

Công dụng chữa bệnh từ trái chùm ruột

Công dụng chữa bệnh từ trái chùm ruột

Mặc dù không được nhiều người chú ý bởi không hấp dẫn vị giác, nhưng trái chùm ruột là trái cây có thể khống chế rất tốt một số bệnh thông thường như bệnh gan, phổi…


Theo các chuyên gia y tế, quả chùm ruột chứa 0,73 – 0,90% protide, 0,6 – 0,76% lipide, 5,89 – 7,29% glucide, lượng vitamin C đạt tới 40mg % và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng rất tốt trong việc lọc máu, kích thích sự thèm ăn, trị viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, viêm tiết niệu và tiêu chảy.

Không chỉ vậy, một số kết quả nghiên cứu gần đây đã chứng minh hiệu quả trị bệnh của chùm ruột như sau:

1. Trị bệnh gan

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Chinese Integrative Medicine (Trung Quốc) cho biết, chất chống ôxy hóa dồi dào trong quả chùm ruột có tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh gan.

2. Trị xơ nang phổi


Một công bố khác được xuất bản trong tạp chí Molecular Pharmacology (Mỹ) cho thấy, tinh chất từ nước ép chùm ruột cũng hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị bệnh xơ nang phổi.

3. Điều trị chứng huyết áp cao

Không chỉ thế, một bài báo đăng trên tạp chí European Journal of Pharmacology (châu Âu) khẳng định, chiết xuất từ lá chùm ruột cũng có tác dụng hạ huyết áp rất mạnh.

4. Chống viêm, giảm đau

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine (châu Á) chỉ ra rằng, chiết xuất từ lá chùm ruột còn có khả năng chống viêm, giảm đau và chống ôxy hóa mạnh mẽ.

5. Trị tiêu chảy

Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature and Science cho rằng, các dưỡng chất trong lá chùm ruột cũng có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn E.coli (gây tiêu chảy) và khuẩn tụ cầu rất tốt.

6. Đẹp da

Trái chùm ruột chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa mạnh nên rất tốt cho làn da. Da bạn sẽ tươi sáng, mịn màng hơn khi uống 1 ly nước ép chùm ruột mỗi ngày.

Bạn có thể dùng chùm ruột dưới dạng nguyên trái, ngâm nước đường, ép lấy nước, làm mứt, giã nát lá chùm ruột uống. Với những công dụng đặc biệt này, bạn nên “kết” món ăn vặt giá rẻ lại rất bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe này.

Lưu ý: Tuy trái và lá chùm ruột rất tốt cho sức khỏe, còn vỏ và rể lại chứa nhiều độc tố, gây hại cho sức khỏe.

Ca cao có thể giúp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ

Ca cao có thể giúp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ

Các chuyên gia tại Trung tâm Y khoa Đại học Columbia - Mỹ mới đây cho biết, thành phần có hoạt tính sinh học flavanol trong trái ca cao có thể giúp cải thiện đáng kể chứng suy giảm trí nhớ do tuổi tác.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học thần kinh tự nhiên, các chuyên gia chia 37 tình nguyện viên khỏe mạnh độ tuổi 50-69 thành hai nhóm, một nhóm dùng thức uống chứa flavanol hàm lượng cao 900mg/ngày, nhóm còn lại dùng flavanol hàm lượng thấp, chỉ 10mg/ngày.

Các chuyên gia cũng chụp ảnh não, đo lưu lượng máu tại bộ phận chính của vùng chân hải mã gọi là vùng nếp nhăn hình răng cưa, khu vực phụ trách hình thành ký ức và thường sa sút theo tuổi tác.

Sau khi đối chiếu kết quả kiểm tra trí nhớ trước và sau cuộc thử nghiệm kéo dài 3 tháng, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhóm được uống flavanol hàm lượng cao có mức độ cải thiện trí nhớ và lượng máu lưu thông đến vùng nếp nhăn hình răng cưa tốt hơn hẳn nhóm đối chứng. Thậm chí, “những người có trí nhớ ở độ tuổi 60 lúc bắt đầu nghiên cứu đã phục hồi năng lực ghi nhớ tương đương người ở độ tuổi 30-40 sau 3 tháng thử nghiệm” – Giáo sư thần kinh học Scott Small cho biết.

Được biết, ngoài ca cao chứa hàm lượng cao flavanol, hợp chất này còn hiện diện trong quả nho, việt quất, một số loại rau củ và trà nhưng với hàm lượng thấp hơn.

Những lợi ích thiết thực từ trái me

Những lợi ích thiết thực từ trái me

Không chỉ là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, trái me - me chua còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết đến.


1. Kiểm soát huyết áp

Trái me chứa kali cao gấp hai lần lượng kali trong trái chuối. Do đó, nó có tác dụng kiểm soát huyết áp rất tốt. Me giúp ổn định huyết áp bằng cách kiểm soát các tác động của natri trong cơ thể, tránh để tình trạng lượng natri tăng cao làm cho huyết áp tăng.

2. Tốt cho hệ thần kinh

Thiamin là một loại vitamin B có vai trò quan trọng đối với các hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp. Nếu thiếu thiamin, các màng bọc myelin của dây thần kinh có thể bị tổn thương. Đây là lý do khiến bạn thường xuyên có các cảm giác tê chân tay, chuột rút, đau mỏi, cảm giác như bị gai châm ở lòng bàn tay, bàn chân…Me là một nguồn cung cấp thiamin tuyệt vời với hàm lượng 29% nên rất có lợi cho hệ thần kinh của chúng ta. Vì thế, các bạn nên bổ sung thêm món ăn vặt này vào thực đơn hàng ngày.

3. Ngừa thiếu máu

Với hàm lượng sắt lên tới 16%, quả me sẽ giúp chúng ta tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, rất tốt cho chị em trong việc bổ sung lượng sắt bị mất vào những ngày “đèn đỏ”. Không chỉ thế, me còn là trái cây chứa nhiều canxi- hỗ trợ tích cực trong quá trình đông máu. Vì thế, me được xem là thực phẩm có thể giúp cơ chế đông máu hoạt động hiệu quả hơn.

4. Giúp xương chắc khỏe

Bạn có thể bổ sung magiê tự nhiên cho cơ thể bằng cách ăn me và những món ăn từ me tươi. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng, những người có chế độ ăn giàu kali và magiê sẽ có mật độ xương cao và chắc khỏe hơn so với những người không được bổ sung đầy đủ hai chất này.

5. Ngăn ngừa táo bón


Me cũng là một trong những loại trái cây chứa nhiều chất xơ có tác dụng điều hòa nhu động ruột, nhuận tràng tự nhiên mà không gây tác dụng phụ. Do đó, ăn me có thể ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.

6.Tăng cường sức đề kháng

Lượng protein có trong me cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Song song đó, vitamin C từ quả me hỗ trợ hiệu quả trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và rất tốt cho răng lợi.

7. Cung cấp năng lượng

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hãy thử dùng một ít quả me có vị ngọt. Các dưỡng chất riboflavin trong me sẽ giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Bởi vậy, khi ăn me, bạn không cần nạp thêm tinh bột mà vẫn có năng lượng cho các hoạt động.

8. Chữa ốm nghén

Để chống tình trạng ốm nghén trong thời gian đầu mang thai, bạn có thể dùng 30g thịt me, cho vào nồi nấu với 300 ml nước, đun sôi còn 200 ml, chắt nước bỏ bã. Cho 10 g đường trắng vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong vài ngày liên tiếp sẽ cải thiện tình hình hiệu quả.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Công dụng của quả chà là khô

Công dụng của quả chà là khô

Trong số những loại hoa quả khô, chà là được xem là món ăn nhẹ có giá trị dinh dưỡng cao đồng thời cũng mang đến lợi ích cho sức khỏe.

Nhiều chất xơ


Chà là chứa rất nhiều chất xơ, giúp giảm chứng táo bón và làm sạch đường ruột. Chà là khô được xem loại quả có đặc tính nhuận tràng tự nhiên cùng nhiều lợi ích dinh dưỡng khác.

Tốt cho tim

Chà là khô giúp tăng cường sức khỏe cho tim bằng cách loại cholesterol xấu ra khỏi các động mạch. Do đó chà là khô được xem là món ăn nhẹ yêu thích của những bệnh nhân tim mạch.

Giảm cân


Chà là khô chứa hàm lượng chất xơ cao và là nguồn thực phẩm giàu năng lượng, do đó được xem là thực phẩm tuyệt vời cho những người muốn giảm cân. Chà là khô có thể hãm cơn thèm ăn của bạn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Những món ăn cay là nguyên nhân của chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, và chà là khô có thể chữa những chứng bệnh này.

Khỏe xương

Chà là khô chứa hàm lượng can xi cao, hỗ trợ tốt cho xương và được xem là thực phẩm hữu ích trong việc ngăn ngừa chứng loãng xương và viêm khớp.

Bổ máu

Người Ấn Độ thường nằm sấp để cải thiện lượng máu lưu thông trong cơ thể. Ngoài ra, chà là luôn có mặt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của họ bởi trong quả chà là, hàm lượng sắt rất cao.

Chống ô xy hóa

Các hợp chất chống ô xy hóa và axit amino cũng có trong thành phần của chà là, giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Nguồn năng lượng dồi dào

Glucose và fructose trong chà là sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại năng lượng trong những lúc mệt mỏi.

Chăm sóc tóc


Những vấn đề tóc chẻ ngọn, hư tổn, gãy rụng sẽ được khắc phục nếu bạn thường xuyên ăn chà là khô. Vitamin B5 và B6 có trong chà là khô hỗ trợ rất tốt cho tóc.

Chăm sóc da

Chà là khô còn chứa vitamin A giúp tăng cường chất lượng cho làn da. Vitamin A và B5 đóng vai trò quan trọng trong việc làm trẻ hóa da.

Bảo vệ sức khỏe

Chà là khô chứa nhiều vitamin như A, B, E, K, niacin, thiamine và khoáng chất như sắt, kali, lưu huỳnh, magie, phốt pho, đồng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Vị thuốc chữa bệnh của cây thị

Vị thuốc chữa bệnh của cây thị

Theo kinh nghiệm dân gian, hầu hết các bộ phận của cây thị đều có vị thuốc được dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.


Cây thị có tên khoa học là diospyros decandra lour thuộc họ Thị Ebenaceae rất gần gũi với chúng ta, cây thị được trồng rải rác trong các vườn gia đình, nhất là ở đình chùa, miếu để lấy quả.

Quả thị đã được nghiên cứu dược lý trên giun đất bằng cách dùng 20g bột thịt quả thị phơi khô, tán nhỏ, chiết với 200ml nước, lấy liều vừa phải làm giun bị tê liệt, liều cao làm chết giun và liều càng cao, giun chết càng nhanh. Có giả thiết cho rằng tác dụng này do tamin glucosidic, dẫn chất pyrocatechic phlobaphen. Trên cơ sở đó, người ta thấy trẻ nhỏ ăn nhiều thịt quả thị chín vào sáng sớm lúc đói có ra giun, chủ yếu là giun kim, mặc dù quả thị chín ít được ăn tươi vì không ngon, lại sít răng làm răng cáu bẩn…

1. Mô tả cây thị

Thị là một cây gỗ, cao tới 5-6m. lá mọc so la, phiền lá hình thuôn, dài 5-8cm, rộng 2-4cm, dài, cuống dài 6-9mm, có phủ lông. hoa đa tính, họp thành xim, màu trắng. đài hợp ở gốc 4 răng, nhị 8-14. nhuỵ có 2 vòi. quả tròn hơi dẹp, đường kính 3-5cm, có 6-8 ngăn, khi chín màu vàng, mang đài tồn tại. hạt cứng, dẹt, dài 3cm, phôi sừng. mùi thơm hay khó chịu tuỳ theo người thích hay không thích.

Cây thị Được trồng khắp nơi ở Việt Nam, chủ yếu lấy quả ăn. quả hái về vào các tháng 8-9. ngoài ra người ta còn dùng lá tươi hay phơi khô làm thuốc. không cần có chế biến .

Quả thị: Có hai dạng đó là dạng quả hình cầu, đít tròn, thường được gọi là thị muộn và dạng quả nhỏ hơn hơi dẹt, đít bằng, có tên là thị sáp hay thị lục sáp. Quả thị có mùi thơm mát khi vừa chín tới, trong vỏ quả chứa một ít tinh dầu mùi gần giống mùi ester valerianic. Hương thơm này có tác dụng trấn tĩnh, giảm căng thẳng thần kinh, thư giãn. Đến khi quả đã chín rục, mềm nhũn và chuyển sang màu vàng sẫm thì mùi thơm giảm nhiều.

Vỏ quả chứa một ít tinh dầu gần giống mùi ête amyl valerianic. Thịt quả thị: theo kết quả phân tích của Peirier (1932) có 86,2% nước; 0,16% chất béo; 0,67% chất protit; 12% gluxit; 0,33% tanin; o,47% xenluloza; 0,50% tro.

2. Vị thuốc chữa bệnh của cây thị

Lá thị: Được dùng rất phổ biến để trị chứng táo bón, bụng anh ách căng đầy bạn chỉ cần lấy một nắm lá thị rải dưới chiếu rồi nằm lên chỉ sau 15 là có hiệu quả không ngờ, hoặc dùng lá thị tươi giã đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, hòa với rượu  rịt vào chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy) …

Vỏ thị: Nhân dân thường lấy vỏ bằng cách khía quả thị thành 6 – 8 mảnh, bóc ra dán lên tường vách hoặc cột nhà cho khô, khi dùng mới gỡ xuống.

Hạt thị: Theo tài liệu nước ngoài, hạt thị ngâm nước trà, uống có tác dụng kích thích sinh trưởng, chống lão hóa, làm thuốc dưỡng da, làm cho da hết nhăn, trở nên căng phồng, hồng hào. Về sau, hạt thị trở thành vị thuốc “cung đình” để giữ sắc đẹp (theo sử sách đời nhà Đường, Trung Quốc).

Rễ thị: Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, lột vỏ và chỉ lấy lớp vỏ trắng ở mặt trong, phơi hoặc sấy khô cất dùng dần.

3. Những bài thuốc vị thuốc chữa bệnh của cây thị

* Chữa sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa hoặc ngâm rửa trị mẩn ngứa, lở loét: Lấy rễ thị chừng 30 – 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

* Trị táo bón, bụng anh ách căng đầy: Lấy lá thị rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, quấn hút (như hút thuốc lá) thấy dễ chịu ngay, trung tiện được, ngày làm vài lần.

* Chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy): Lấy lá thị tươi giã nhỏ hòa với ít rượu rịt vào chỗ tinh hoàn đau, ngày 2 – 3 lần.

* Làm mụn nhọt chóng vỡ mủ:
Lấy lá thị tươi giã nhỏ đắp vào nơi mụn nhọt băng rịt lại, ngày 1 – 2 lần.

* Chữa bỏng lửa: Lấy lá thị phơi khô, giã nhỏ thành bột, tẩm nước rồi đắp vào nơi bị bỏng lửa.

* Chữa sâu quãng, lở loét: Lấy lá thị khô đốt thành than, rắc chữa sâu quãng, lở loét hoặc sắc lấy nước đặc rửa vết thương.

* Chữa dị ứng: Lấy lá thị 100g phối hợp với rễ cây ráy 50g thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đến sôi, xông nơi bị dị ứng.

* Chữa phù thũng: Lấy lá thị, lá đu đủ, lá lộc mại và lá trầu không, mỗi thứ 50g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, kết hợp lấy lá tươi của 4 thứ với lượng như trên, giã nhỏ, gói bằng lá chuối đã dùi nhiều lỗ thủng, nướng chín, rồi rịt vào rốn, băng lại.

* Chữa giời leo (herpes): Lấy vỏ quả thị phơi khô, đốt thành than, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn, bôi lên những vết phồng rộp chữa “giời leo” (một loại bệnh ngoài da).

Lưu ý khi trồng bòn bon

Lưu ý khi trồng bòn bon

Cây bòn bon ghép 2 tuổi được trồng trong hố kích thước khoảng 60 x 60 x 60 cm. Trong 1 hố trộn thêm 10kg phân hữu cơ hay phân chuồng hoai, sau đó tưới đẫm nước vào hố



Bòn bon (Lansium domesticum) có nguồn gốc từ vùng Tây Mã Lai, là dạng cây trung bình, mọc thẳng đứng cao khoảng 10-15 mét. Bòn bon cho trái kết chùm ở thân và cành, đây là loại cây ưa mát, ưa bóng râm do đó khi trồng nên trồng xen với cây ăn quả khác như măng cụt, chuối, sầu riêng, chôm chôm…

Cây bòn bon ghép 2 tuổi được trồng trong hố kích thước khoảng 60 x 60 x 60 cm. Trong 1 hố trộn thêm 10kg phân hữu cơ hay phân chuồng hoai, sau đó tưới đẫm nước vào hố. Tùy theo từng vùng sinh thái mà chuẩn bị hố trồng khác nhau và hố phải chuẩn bị trước khi trồng cây 20 ngày. Khi bón phân chuồng hoai, ta có thể trộn chung với 250g chế phẩm nấm Vi - ĐK (Trichoderma)/hố, loại nấm Trichoderma phát triển được trong đất sẽ hạn chế được các nấm gây bệnh thối rễ cây con của bòn bon cũng những cây ăn quả khác trong vườn.

Khi cây bắt đầu cho ra quả (khoảng năm thứ 10) thì cần tăng lượng phân bón NPK, sau đó bón ổn định làm 2 lần, một lần trước khi ra hoa và lần hai sau khi kết quả. Vào giai đoạn cho quả cũng có nhiều sâu bệnh quan trọng như thán thư trái, sâu đục quả nhện đỏ và rệp sáp. Tuy nhiên xử lý rệp sáp trên bòn bon rất khó bởi vì cây cho trái mọc thành chùm rất nhiều quả, rệp sáp lại thường sinh sôi ở những kẽ trái mà khi phun thuốc thường ít hiệu quả, khi đó bà con lại càng phun thuốc nhiều lần sẽ làm cho môi trường càng ô nhiễm và không an toàn cho người sử dụng, không đáp ứng được qui trình VIETGAP.

Khi rệp sáp sinh sôi nhiều trên chùm trái còn kéo theo nấm mồ hóng (muội đèn), làm giảm giá trị thương phẩm và người tiêu dùng cũng ngần ngại khi chọn mua sản phẩm. Do đó khi cây bắt đầu cho trái, chúng ta thường xuyên theo dõi vườn.

- Ghi chú ngày ra hoa (từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3 tháng), ngày đậu trái.

- Ghi chú ngày phát hiện ra rệp sáp trong vườn.

- Ghi chú vị trí rệp sáp xuất hiện ở cơ quan nào trên cây (gốc, thân, cành, lá, trái).

- Nếu đã xuất hiện rệp sáp thì nên phun thuốc ngay, nhất là khi trái chưa đủ lớn để giao tiếp nhau lúc này phun thuốc rất dễ tiếp xúc với rệp sáp do đó hiệu quả thuốc sẽ nâng cao, hạn chế được việc phun thuốc kéo dài về sau.

- Ghi rõ tên hoạt chất thuốc, tên thương mại và ngày phun thuốc, cũng như lượng thuốc đã dùng.

- Theo dõi và ghi lại ngày rệp sáp bắt đầu chết, ngày nào rệp tái xuất hiện và cần phải xử lý lại.

- Thuốc trừ rệp sáp cây ăn trái có thể sử dụng: VIDIFEN 40 EC, VITHOXAM 350SC… khi phun thuốc nên chỉnh vòi phun mịn đảm bảo thuốc thấm đều trên cây.

- Khi phun cần phải lưu ý thời gian cách ly. Ví dụ thời gian cách ly của VITHOXAM 350SC là 7 ngày nhưng 6 - 7 ngày nữa cũng là ngày thu hoạch, vậy chúng ta không nên phun thuốc thêm nữa dù có rệp sáp phát sinh.

- Lưu ý khi thu hoạch tránh xây xát để vỏ trái không bị thâm đen.

Cách chuyển vị trí cây trồng lâu năm

Cách chuyển vị trí cây trồng lâu năm

Khi trồng cây cảnh, cây bóng mát, cây lâm nghiệp, cây ăn quả nhiều khi cần đào, đánh để chuyển vị trí các loại cây nhiều năm tuổi, có kích thước lớn sẽ được cây nhanh thu hoạch hoặc tạo thế cây lâu năm trong nghề trồng cây cảnh. Xin mách cách chuyển vị trí các loại cây có tỷ lệ sống cao.

Đào, đánh cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh có 1-3 năm tuổi, đường kính gốc <10cm, chiều cao cây <4m: Với các loại cây dễ sống như cây si, đa, xanh, sấu, chám, keo, cam, chanh, quất, quýt…, gội (cắt bỏ) khoảng 2/3 tán cây, tưới đủ ẩm, đào sâu 30-40cm cắt các rễ ngang cách gốc 1-2m, cây càng to đào cách gốc càng xa, càng sâu. Khoảng 2 tháng cây hồi sức, trước khi ra lộc mới (có một vài nách lá nhú lộc dài <1cm) thì tiến hành đào chặt nốt rễ cọc, rễ cái rồi chuyển vị trí cây đi nơi khác. Trước khi chuyển vị trí cần chuẩn bị hố trồng có đường kính lớn hơn bầu cây định đánh khoảng 40-50cm, sâu hơn bầu cây định đánh 10-15cm. Đặt nhẹ nhàng bầu cây xuống hố, lấp đất nhỏ quanh bầu cho đầy khe hở, dùng chân nhẵm chặt xung quanh cách bầu 10cm, tưới đẫm 5-10lít nước/hốc lần đầu, tưới đủ ẩm trong 10-15 ngày cho cây bén rễ hồi xanh thuận lợi.

Đánh các loại cây to khó sống hơn như cây hồng, cây xoài, cây nhãn, vải, cách đánh như trên, đánh lần đầu vào tháng 11-12, đánh trồng vào tháng 2-3. Nếu đánh trồng vào các tháng 4-10 cần phải che nắng bằng cách rát bằng lưới đen tản nhiệt trong 20-30 ngày.

Đào đánh các loại cây lâu năm, có đường kính gốc 0,5-1m: Chủ yếu áp dụng cho các loại cây làm cảnh như: Lộc vừng, đa, si, xanh, cây sắn thuyền…Trước khi đào gốc cắt toàn bộ tán cây và thân chính cách gốc 1-3m tùy theo yêu cầu thẩm mỹ. Cắt toàn bộ rễ cái, rễ con cách gốc cây0,5cm, dùng cần cẩu hay người khênh để chuyển vị trí đến vườn ươm. Trát 1 lớp đất thịt, hay bùn ướt (không dùng bùn ở những ao tù có màu đen, mùi hôi tanh) dày 1cm, vùi gốc cây trong cát ẩm, che thân và gốc cây bằng nilon tản nhiệt màu đen trong 40-50 ngày ở vườn ươm, khi nào thấy thân cây nẩy lộc; các lộc (đọt) non chuyển thành lá bánh tẻ mới thôi.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng gấc

Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng gấc

Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng gấc ở Đồng bằng Sông Cửu Long


Trước đây ở miền Nam, rất ít người biết đến cây gấc và công dụng của trái gấc. Từ sau ngày giải phóng, nhiều người quê miền Bắc vào định cư ở các tỉnh phía Nam mới đem gấc vào trồng. Đến nay, ở TP.Cần Thơ và một số nơi ở ĐBSCL đã có cơ sở chế biến trái gấc làm thực phẩm và thuốc. Để giúp bà con có thể trồng gấc trong vườn nhà, xin giới thiệu một số kinh nghiệm sau đây:

+ Thời vụ: Thời tiết ở Nam bộ luôn ấm áp nên cây gấc sinh trưởng, phát triển và cho trái quanh năm. Đa số bà con trồng gấc vào đầu mùa mưa (cuối tháng 3, đầu tháng 4 DL). Vào mùa mưa gấc sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau 3 tháng là bắt đầu cho trái, thời gian thu hoạch trái kéo dài đến giữa mùa khô (tháng 12-1). Cuối mùa khô cây phát triển kém và cho trái nhỏ. Đến thời kỳ này bà con thường cắt gốc và chờ mùa mưa xuống cây gấc sẽ tái sinh.

+ Cách trồng: Gấc có thể trồng từ hạt, bằng thân cây hoặc để gốc tái sinh.

Trồng bằng hạt: Ươm hạt giống bằng hạt có tỷ lệ nẩy mầm cao nhưng nếu không biết cách chọn hạt giống thì tỷ lệ cây đực rất cao (có thể trên 50%). Theo những người có kinh nghiệm trồng gấc thì cần chọn trái lấy hạt ở những cây có trái to, sai trái, đợi cho trái chín đỏ hoàn toàn mới thu trái và nên để cho trái chín rực thêm vài ngày sau đó dùng tay bóp lấy hạt. Chọn những hạt có hình dạng tròn, đầy đặn sẽ cho tỷ lệ cây cái cao, những hạt có dạng nhỏ dài,cong queo, vặn vẹo thường là cây đực. Trước khi gieo thì cần chà rửa thật sạch lớp nhớt bọc quanh vỏ hạt để hạt dễ nẩy mầm hoặc ngâm hạt trong dung dịch acid sunfuric 10% trong một ngày cho vỏ hạt mềm gieo sẽ dễ nẩy mầm hơn. Chọn hạt giống tốt để gieo là cơ sở để có năng suất cao về sau. Sau khi xử lý ngâm nước có thể đem gieo hạt trực tiếp ở các hố đào. Một hố gieo 3–5 hạt sau đó tỉa để lại chừng 1–2 cây. Khi cây ra trái nếu có cây đực thì nhổ bỏ, mỗi hố cách nhau 4-5 m.

Trồng bằng cách giâm thân: Có thể nhân giống vô tính bằng cách giâm thân. Nên chọn đoạn cành bánh tẻ ở những cây gấc cho năng suất và chất lượng cao (sai quả, hình dáng quả đẹp, kích thước quả lớn). Chọn cành cây không quá già hoặc quá non để làm vật liệu trồng, cắt cành ra từng đoạn từ 20 – 40 cm, cành cắt xong nên giâm ngay hoặc xử lý bằng các dung dịch thuốc trừ nấm bệnh như Benlate C hoặc Rovral 2 – 4 phần ngàn, ngâm 5 – 10 phút để chống thối cành. Đặt dây, lấp đất để hở 2-3 đốt, tưới ẩm và đậy để bảo vệ, khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì làm giàn cho gấc leo. Một gốc gấc chăm sóc tốt và cân đối cần diện tích leo giàn khoảng 5-6 m2, tận dụng bờ rào, mái các công trình phụ cũng có thể trồng được gấc. Tưới đủ nước giữ ẩm và che bớt nắng bằng cách lấy rơm rạ phủ quanh gốc giâm, nơi giâm cành cũng cần thoát nước tốt.

Để gốc tái sinh: Gần cuối mùa khô, cắt gốc để lại 10-15cm, xới xáo quanh gốc, bón phân. Khi mưa xuống từ các mắt ở gốc gấc sẽ nảy mầm và phát triển thành cây cho năm sau.

+ Chăm sóc:

Cần làm giàn leo cho gấc: Có giàn gấc mới ra nhiều quả và đặc biệt cho leo ngang quả sẽ nhiều hơn. Tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió, bão làm đổ, trên một đường thẳng theo hướng gió đã chọn, trồng những cây để làm cọc như tre, tận dụng các loại cây có sẵn như: Tràm, tre, bạch đàn làm cọc và giàn đỡ, chăng dây thép tạo thành các ô rộng 30 x 30 cm. Giàn tốt có thể giữ được từ 3 - 5 năm, cách làm giàn này đang được sử dụng rộng rãi.

Khi cây dài 30 - 40 cm, theo dõi  bắt ngọn leo vào giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn, thường xuyên kiểm tra các gốc, gốc nào có nhiều quả sau năm thứ nhất giữ lại. Cuối mùa hoa, cắt bớt các nhánh con không có hoa để tập trung nuôi quả. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc từ 25 - 30 cm để kích thích rễ phát triển.

- Bón phân: Bón lót mỗi gốc gấc 10-15 kg phân chuồng hoai mục. Khi cây được 25-30 ngày, dùng phân hỗn hợp NPK16-16-8 để bón cho gấc (mỗi hốc 0,5-1,0 kg) để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to.

- Tưới và thoát nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước khi khô và thoát nước ở gốc cây cho tốt. Cây gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái, cần lấy rơm rạ hay bèo lục bình phủ kín gốc gấc nhằm giảm thiểu bốc hơi nước và cỏ mọc. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp. Quanh gốc cũng cần làm rãnh để thoát nước khi mưa nhiều.

Phun chất kích thích tố NAA (Naphthalen Acetic Acid) phun ở nồng độ 25 - 100 ppm (phần triệu) trong giai đoạn cây còn nhỏ có 1 - 2 lá thật sẽ làm tăng số hoa cái trên cây.

- Thụ phấn nhân tạo: Gấc là loại cây đơn tính, thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm... để tăng năng suất tiến hành thụ phấn nhân tạo bằng cách dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên nhụy của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.

Chăm sóc tốt 1 gốc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầm lên cây mới, cây vụ sau khoẻ và cho năng suất cao hơn vụ trước.

+ Sâu bệnh: Gấc là loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, chim chuột ít phá, thân lá gấc có mùi hôi nên trâu bò ít phá. Gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 10-15 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao. Một số vùng trồng gấc xen với cây ăn trái , trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng lúa.

Kỹ thuật trồng trám trắng

Kỹ thuật trồng trám trắng

Trám trắng là cây bản địa, đa mục đích, đ­ược nhân dân ta ­a chuộng. Là cây gỗ lớn. Trám trắng có thể cao 25 đến 30m, đ­ường kính ngang ngực 70-80cm, thân tròn thẳng, tán lá gọn và xanh quanh năm


1. Kỹ thuật hạt giống cây con.

Giống.

- Giống phải thu hái từ những cây đã có 2 mùa quả trở lên (9-10 tuổi), cây mẹ sinh trư­ởng tốt, phát triển cân đối, không bị sâu bệnh, cong queo.

- Quả trám trắng chín vào tháng 9-10. Khi thấy quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng mơ, ăn có vị chua ngọt, nhân hạt màu trắng mới thu hái. Không thu hái non ảnh hư­ởng đến chất lư­ợng cây con.

- Sau khi thu hái về, cần loại bỏ những quả kém phẩm chất, sau đó vun thành đống ủ trong 2-3 ngày. Ngâm quả vào n­ước nóng khoảng 60°C (2 sôi 3 lạnh) trong thùng có nắp đậy kín, sau 2-3 giờ vớt ra và tách lấy hạt, có thể đem gieo ngay hoặc bảo quản ẩm.

- Hạt chế biến xong cần bảo quản trong cát ẩm từ 5-8% hoặc bảo quản trong tủ lạnh có nhiệt độ ổn định 5°C.

V­ườn ­ươm: V­ườn ­ươm nên gần nơi trồng rừng và thuận tiện cho việc vận chuyển cây con. Mặt v­ườn cần bằng phẳng, thoát n­ước, rọi nắng và gần nguồn nư­ớc. V­ườn phải đặt xa nguồn bệnh và tách rời khu canh tác nông nghiệp.

Tạo bầu:

- Vỏ bầu đ­ược làm bằng PE màu trắng đục hay đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu và vận chuyển không bị rách. Kích thư­ớc bầu 9x14cm, không đáy đục lỗ xung quanh để ­ươm cây 6-7 tháng và 12x18 cm có đáy như­ng cắt góc đục lỗ xung quanh cho cây ­ươm trong v­ườn 15-16 tháng.

- Thành phần ruột bầu gồm đất tầng A dư­ới tán rừng 90%, phân chuồng hoai 9% và Supe lân Lâm Thao 1%. Ba thành phần đ­ược trộn đều nhau.

- Bầu đư­ợc đóng đầy, chặt sau đó xếp thành luống rộng 0,8-1m, dài 5-10m, mặt bầu bằng phẳng. Các luống bầu đặt cách nhau 50-60cm để thuận tiện việc đi lại chăm sóc cây con. Xung quanh luống bầu lấp đất cao bằng 2/3 bầu, rải đất bột vào khe hở giữa các bầu.

Gieo ­ươm:

- Xử lý hạt: Ngâm hạt vào n­ước lã từ 10-12 giờ sau đó tiến hành ủ hạt. Chọn nền xi măng hoặc nền đất cứng ngoài trời, đổ 1 lớp hạt cát xuống d­ưới dày 5cm, tiếp đó rải 1-2 lớp hạt ở giữa sau đó đổ cát và san đều để cát lấp kín hết khe hở giữa các hạt trám, trên cùng rải 1 lớp cát dày 3-5cm và t­ới đẫm n­ước, dùng rơm rạ phủ lên trên để giữ ẩm. Sau 20 ngày hạt bắt đầu nảy mầm.

- Thời vụ gieo ­ươm thích hợp nhất là tháng 10-11 ngày sau khi thu hái và chế biến xong.

- Khi hạt đã nảy mầm áp dụng 1 trong 2 cách cấy cây như­ sau: để cho cây mọc khỏi mặt luống, khi lá đã xòa hết và màu lá đã chuyển từ vàng sang xanh thì nhổ lên đem cấy vào bầu, hoặc chọn những hạt đã nứt nanh đem cấy vào bầu, lấp kín đất dày 1cm và t­ưới nư­ớc cho đủ ẩm ngay sau khi cấy xong.

Chăm sóc cây:

- Giai đoạn cây con ở v­ườn ­ươm cần có dàn che bóng, mức độ che giảm dần theo tháng tuổi, 20 ngày đầu che bóng 100% sau đó giảm 50%, khi cây mầm đã có 1-2 lá thật (khoảng 40 ngày) thì giảm xuống 25%. Giỡ bỏ dàn tr­ước lúc trồng khoảng 1-1,5 tháng.

- Th­ường xuyên phải t­ưới nư­ớc đủ và định kỳ 20 ngày 1 lần làm cỏ phá váng cho cây con.

- Định kỳ bón thúc 1 tháng 1 lần bằng phân NPK tỷ lệ 2%, t­ới 3 lít/1m2, phải t­ưới rửa lá ngay sau khi t­ưới phân. Tuyệt đối không dùng đạm urê để tư­ới thúc cho cây.

- Thư­ờng xuyên quan sát để đề phòng nấm bệnh và sâu hại cây con. Nếu bị lở cổ rễ thì dùng Benlat nồng độ 0,03-0,05% phun đều lên luống và ngừng tư­ới nư­ớc. Nếu bị sâu ăn lá thì bắt bằng thủ công hoặc dùng thuốc Malathion nồng độ 0,1% phun 1 lít n­ước/5m2.

- Trong quá trình chăm sóc cây con ở vư­ờn ư­ơm cần tiến hành đảo bầu 2 lần, lầ 1 sau khi cấy 2 tháng và lần 2 tr­ớc lúc trồng 1-1,5 tháng.

Trồng rừng:

Vùng trồng: Trám có thể trồng được cả 3 miền Bắc, Trung Nam nơi có tính chất đất rừng, độ dày tầng đất trên 0,5m, thoát nư­ớc và nơi ít bị khô hạn.

Ph­ương thức trồng.

- Trám trắng có thể trồng hỗn giao với các loài cây bản địa khác và có sử dụng cây họ đậu che bóng 3-4 năm đầu. Kỹ thuật xử lý thực bì trong phư­ơng thức này là phát trắng lớp thực bì cũ, dọn sạch trên mặt đất sau đó thiết kế đào hố trồng rừng. Giữa 2 hàng cây chính gieo hoặc trồng 1 hàng cây phù trợ. Mật độ trồng là 1200-1600 cây/ha, trong đó trám trắng 50%.

- Trồng kết hợp với cây nông nghiệp trong 2-3 năm đầu.

- Trồng theo rạch ở những nơi thực bì là cây bụi, cây tái sinh có chiều cao bình quân d­ới 3m. Kỹ thuật xử lý thực bì là mở các rạch rộng 2m, trên rạch phát trắng, thiết kế trồng 1 hàng cây ở giữa. Mật độ 550-600 cây/ha.

Thời vụ trồng.

- Tùy theo từng vùng sinh thái khác nhau nh­ng trám trắng có thể trồng đ­ược cả 3 vụ xuân hè từ tháng 2 - tháng 4 và hè thu từ tháng 5 - tháng 8.

Hố trồng:

Kích thư­ớc: 40x40x40cm, hố phải cuốc tr­ước khi trồng 1-1,5 tháng, lấp hố sau khi cuốc 15 ngày. Hố lấp phải đầy, ở giữa cao hơn hỗ 3-5cm.

2. Trồng cây:

Trồng bằng cây có bầu đ­ược ­ươm tại vư­ờn có tuổi từ 7-9 tháng hoặc 15-16 tháng. Tiêu chuẩn cây con loại 7-9 tháng có chiều cao 40-60cm, đ­ường kính cổ rễ lớn hơn 0,45cm, loại cây 15-16 tháng có chiều cao bình quân 70-100cm và đ­ường kính cổ rễ lớn hơn 0,7cm, cây sinh tr­ưởng bình thư­ờng không sâu bệnh hoặc cụt ngọn.

3. Chăm sóc và bảo vệ rừng non:

Sau khi trồng cần chăm sóc tiếp 4 năm liền.

- Năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba mỗi năm chăm sóc 3 lần: 2 lần phát và xới quanh gốc, 1 lần phát quang cỏ dại và cây bụi chèn ép cây trồng, kết hợp điều chỉnh cây phù trợ không cho cây phù trợ che bóng ngọn Trám trắng.

- Năm thứ tư­: chăm sóc 2 lần gồm 1 lần phát, xới quanh gốc và 1 lần phát quang.

- Trong ph­ương thức nông lâm kết hợp việc chăm sóc chủ yếu là kết hợp lúc chăm sóc cây nông nghiệp.

Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh:

- Rừng trồng cần đ­ược bảo vệ nghiêm ngặt không chăn thả trâu, bò, dê trong khu vực rừng trồng.

- Khi phát hiện có sâu bệnh cần báo với cơ quan chuyên môn để có biện pháp phòng trừ kịp thời.