Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

Bón phân cho cây sấu

Bón phân cho cây sấu

Khi bón phân cho cây sấu chú ý bón khi trời mưa ẩm hoặc sau khi tưới nước, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây.

Bón lót:


Hố trồng có kích thước 0,8 - 1m, bón mỗi hố 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg lân; Đặt bầu cây con vào hố, giậm chặt chung quanh cách gốc 15-20cm cho khỏi vỡ bầu, tưới đẫm nước cho mỗi cây từ 3-5 lít.

- Giai đoạn cây dưới 5 tuổi, bón 2-3 tháng/lần, mỗi lần 0,2kg đạm + 0,1kg kali + 0,1kg lần.

- Giai đoạn cho thu hoạch quả bón kết hợp tỉa cành la, phòng sâu bệnh sau khi thu hái quả: từ 20-30kg phân chuồng + 0,2-0,3kg đạm + 0,5-1 kg lân + 0,1 - 0,2kg kali. Bón thúc hoa vào tháng 1, mỗi cây 0,2-0,3kg đạm + 0,2-0,3kg kali. Bón thúc quả vào tháng 4, mỗi cây 0,2 - 0,3kg đạm + 0,3-0,5kg kali.

Chú ý bón khi trời mưa ẩm hoặc sau khi tưới nước, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây.

Nhân dân - 9/4/2004

Kỹ thuật trồng sấu để làm giàu rừng

Kỹ thuật trồng sấu để làm giàu rừng

Luỗng phát dây leo, cành nhánh của các cây ở bìa băng chừa để mở sáng cho cây trồng làm giàu rừng


1. Kỹ thuật trồng

- Cự ly trồng: 4 x 3 (m) (hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 3m)

- Trồng rừng vào vụ xuân hoặc vụ thu

* Cuốc hố.

- Kích thước hố: 40cmx40cmx40cm

- Hố được bố trí theo nanh sấu giữa các hàng

- Khi cuốc để riêng lớp đất mặt sang một bên.

- Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng 1 - 2 tháng.

- Khi cuốc hố nếu thấy đã có cây tái sinh mục đích thì phải cuốc hố tránh sang một bên không để cây tái sinh chèn ép cây trồng.

* Lấp hố kết hợp với bón lót.

- Cuốc lớp đất mặt trên miệng hố xuống trước, sau đó lấp lớp đất mặt xuống, cuối cùng là lớp đất còn lại.

- Hố phải được lấp đầy, giữa hố cao hơn miệng hố 5 cm

- Hố phải lấp trước khi trồng tối thiểu 15 ngày.

* Trồng sấu làm giàu rừng

- Chọn thời tiết râm, mát, mưa nhỏ để trồng

- Dùng dao nhỏ sắc hay dao lam rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng.

- Dùng xẻng hoặc cuốc xới đều lớp đất giữa hố và bới một lỗ sâu hơn chiều cao bầu cây chừng 3 - 5cm. Đặt cây đã bỏ vỏ bầu vào chính giữa hố, mặt bầu ngang với mặt hố. Lấp đất nhỏ kín rồi dùng tay hay chân giậm nhẹ chặt xung quanh bầu, tránh làm vỡ bầu, sau đó lấp lớp đất nhỏ trên cùng dày 1 - 2 cm.

2. Chăm sóc bảo vệ rừng non.

- Bảo vệ không cho trâu bò vào khu vực rừng trồng.

- Bảo vệ không để cháy rừng.

- Điều chỉnh khoảng không dinh dưỡng cho cây tái sinh mục đích, chặt tỉa các cây tái sinh chèn ép cây trồng.

* Chăm sóc nuôi dưỡng rừng giai đoạn tiếp theo

- Trong giai đoạn này chủ yếu bảo vệ không để cháy rừng. Những nơi có thực bì rậm rạp, cần phát luỗng trước mùa hanh khô.

- Điều chỉnh khoảng không dinh dưỡng, loại bỏ cây bụi hoặc cây tái sinh phi mục đích ảnh hưởng đến cây trồng.

- Luỗng phát dây leo, cành nhánh của các cây ở bìa băng chừa để mở sáng cho cây trồng làm giàu rừng

- Những cây cong queo, cây bị sâu bệnh, cây cụt ngọn, cây nhiều thân, cây còi cọc tán lệch.

Kỹ thuật ươm giống sấu

Kỹ thuật ươm giống sấu

Cây Sấu con cần che bóng trong giai đoạn 1 - 2 tháng đầu, Thời gian 20 ngày đầu, che khoảng 60 - 70%, sau 10 ngày giảm còn 40%, 10 ngày sau còn 20%, sau 10 ngày tiếp bỏ hết vật liệu che ra.


1. Kỹ thuật chọn giống

- Cây mẹ để lấy giống có tuổi trên 15 năm.

- Cây sinh trưởng cân đối và khoẻ mạnh

- Sấu ra hoa tháng 4 - 5, quả chín vào tháng 8 - 9. Khi quả chín, vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc màu vàng nâu. Hạt cứng có mầu nâu đen là có thể thu hái được.

- Hạt giống sơ chế xong có thể áp dụng một trong hai phương pháp bảo quản sau:

+ Bảo quản trong cát ẩm từ 20 - 25% (Phương pháp đánh giá cát ẩm bằng cách nắm một nắm cát trong tay thấy nước không rỉ qua kẽ ngón tay và lúc bỏ tay ra cát vẫn định hình, sau đó rời ra từ từ là đạt độ ẩm này). Phương pháp này có thể giữ phẩm chất hạt được 3 - 5 tháng.

+ Bảo quản trong tủ lạnh có nhiệt độ ổn định 5°C. Phương pháp này có thể kéo dài phẩm chất hạt được 6 - 9 tháng.

2. Kỹ thuật sản xuất cây con

* Mật độ cây trên luống.

Để cây có đủ khoảng sống và thuận lợi phát triển đường kính gốc, mật độ bầu xếp: 200 - 220 bầu/m2.

* Xử lý hạt giống.

- Hạt ngâm trong nước 2 sôi + 3 lạnh trong 12 giờ.
- Sau đó vớt hạt ra đem ủ trong cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt + 2 cát (theo thể tích). Cách làm cụ thể như sau:

+ Trên nền gạch hay nền đất cứng ngoài trời đổ một lớp cát ở dưới dày 5cm, rải một lớp hạt dày 3 - 5cm

+ Tiếp đến là lớp cát và san đều để cát lấp kín hạt. Trên cùng rải một lớp cát 5cm. Tưới đẫm nước.

+ Che nắng phía trên. Hàng ngày tưới ẩm cho hạt, sau 10 - 15 ngày chọn những hạt đã nứt nanh để gieo vào bầu. Số hạt còn lại chưa nứt nanh thì ủ tiếp.

* Thời vụ gieo ươm.

- Tốt nhất gieo ươm ngay sau khi thu hái quả

* Cấy mầm.

- Hạt nứt nanh được cấy trực tiếp vào bầu. 1 hạt cấy vào 1 bầu.
- Dùng que nhọn chọc một lỗ ở giữa bầu với độ sâu chừng 3cm và bề rộng bằng độ lớn của hạt rồi thả hạt xuống. Dùng tay ấn nhẹ để lấp kín hạt.
- Gieo xong tưới nước ngay để cho hạt tiếp xúc với đất và giữ ẩm cho hạt.

* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

+ Che bóng cho cây.
- Cây Sấu con cần che bóng trong giai đoạn 1 - 2 tháng đầu, Thời gian 20 ngày đầu, che khoảng 60 - 70%, sau 10 ngày giảm còn 40%, 10 ngày sau còn 20%, sau 10 ngày tiếp bỏ hết vật liệu che ra.
- Nên làm giàn che cao 1m70 để đi lại chăm sóc cây con dễ dàng và dùng phên đan hay lưới che.

+ Tưới nước.

- Đảm bảo cho bầu cây ẩm trong 3 tháng đầu. Tưới đủ ẩm cho cả bầu cây, nghĩa là ẩm tới đáy bầu.
- Số lần tưới và ngày tưới tùy theo thời tiết và khí hậu của mỗi vùng mà quyết định.
- Nếu gặp sương muối thì phải dùng nước lã rửa lá cây vào buổi sáng.
- Ngừng tưới trước khi trồng 30 ngày.

+ Làm cỏ phá váng.

- Tiến hành tra dặm. Sau 20 - 30 ngày kiểm tra bầu chết thì dặm hạt mới hoặc cấy cây con vào.
- Định kỳ 15 - 20 ngày nhổ cỏ 1 lần, cỏ phải nhổ ngay lúc còn nhỏ để tránh ảnh hưởng đến cây con, sửa sang cho cây đứng thẳng. Dùng que xới nhẹ trên mặt bầu, tránh gây tổn thương đến rễ cây.

+ Bón thúc.

- Tiến hành bón thúc sau khi cây mạ mọc 30 - 45 ngày.
- Bón NPK: 3 lần, 1 tháng 1 lần
Lần 1: 2kg cho 10.000 cây, nồng độ 1 - 3%
Lần 2: 4kg cho 10.000 cây, nồng độ 1 - 3%
Lần 3: 4kg cho 10.000 cây, nồng độ 1- 3%

Ngừng tưới thúc trước khi trồng 30 - 45 ngày. Dụng cụ tưới thúc: bằng ô doa, tưới lúc sớm hoặc chiều tối.

+ Phòng chống thời tiết bất lợi và phòng trừ sâu bệnh hại.

- Để chống sương muối, gió: tưới nước vào buổi sáng sớm; làm giàn che.
- Chống gió lạnh giá, cắm ràng ràng cao 0,5 - 0,6m. Cây sấu ít bị sâu hại.
- Chú ý phòng chống chuột ăn hại mầm non. Nơi có nhiều chuột thì phải diệt chuột trước, kết hợp quây kín xung quanh bằng vải PE, cao 40 - 60cm và kiểm tra thường xuyên.

* Tiêu chuẩn cây con xuất vườn.

+ Cây con trồng vụ xuân( tháng 3 - 5 năm sau):

- Tuổi: 12 - 18 tháng
- Đường kính cổ rễ: Từ 1,0cm trở lên
- Chiều cao bình quân 80 - 100cm.
- Cây thẳng, không cong queo, cụt ngọn, nhiều thân
- Cây đã hoá gỗ và không bị nhiễm bệnh

Kỹ thuật trồng sấu ăn quả

Kỹ thuật trồng sấu ăn quả

Sấu là cây ăn quả ở vùng nhiệt đới với bộ lá xanh tốt quanh năm, được người dân thành thị, nông thôn trồng nhiều để lấy quả và tạo bóng mát.


Nhân giống

Chọn những quả chín vàng ở cây sấu từ 7 - 10 năm tuổi cho năng suất cao, ổn định. Ngâm quả trong nước sạch khoảng 5 - 7 ngày cho thối rữa hết thịt quả. Dùng rổ tre thưa và cát khô chà sát hết phần thịt quả, hong khô hạt trong bóng râm. Sau đó ngâm hạt trong nước nóng, khoảng 540 C trong 5 - 10 phút để khử nấm bệnh và kích thích nảy mầm. Tiếp tục ngâm nước lạnh từ 18 đến 24 giờ, đãi sạch nước chua nhớt, ủ hạt trong cát ẩm 75 - 80% trong 20-30 ngày, hạt sẽ nút nanh. Đem hạt vào gieo ở các túi bầu nilon có kích cỡ 5 x 10cm với đất bột nhiều màu, đất phù sa 50% + 50% phân chuồng hoai mục ở độ sâu 3 - 4cm. Đặt bầu ươm cây con vào vườn ươm, bầu cách bầu 10cm, che 50-70% ánh sáng trực tiếp. Sau khi cây mọc cao: l5-20cm có 2-4 lá thật chuyển sang bầu nilon kích thước 15 x 30cm với hỗn hợp giá thể 50% đất + 50% phân chuồng hoai mục, tiếp tục che 50-70% ánh sáng trong 15 - 20 ngày, đặt khoảng cách bầu là 30cm, sau đó bỏ bầu che nắng và chăm sóc bình thường đến khi xuất vườn.

Trước khi xuất vườn khoảng hai tháng, tiến hành đảo cây, chặt đứt bộ rễ cái để kích thích cây ra nhiều rễ phụ sau này đem trồng không bị chột. Ở giai đoạn này, cây con thường nhiễm bệnh lở cổ rễ nếu bị mưa nhiều, để phòng tránh nên phun định kỳ 10 - 15 ngày/lần bằng các loại thuốc Anvil 5SC hoặc Valiacin.

Trồng sấu

Sấu là loại cây không kén đất, nhưng nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ có tầng dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng sấu lấy quả phải trồng dày với khoảng cách hàng cách hàng 5 - 7m, cây cách cây 2-3m. Sau khi sấu được 5-6 năm tuổi, nên tỉa bớt những cây không sai quả. Hố trồng có kích thước 0,8 - 1m, bón mỗi hố 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg lân; Đặt bầu cây con vào sao cho cổ rễ ngang với mặt đất, giậm chặt chung quanh cách gốc 15-20cm cho khỏi vỡ bầu, tưới đẫm nước cho mỗi cây từ 3-5 lít. Duy trì độ ẩm cho cây từ 75-80% trong 20 ngày đầu để cây khỏi chết. Khi cây cao từ 0,8-1m nên bấm ngọn, nếu trồng sấu làm cây bóng mát thì bấm ngọn ở độ cao 1,8-2m. Mỗi cây giữ 3-4 cành tỏa đều ra bốn hướng tạo thành bộ khung vững chắc cho cây sấu trưởng thành sau này.

Bón phân

- Giai đoạn cây dưới 5 tuổi, bón 2-3 tháng/lần, mỗi lần 0,2kg đạm + 0,1kg kali + 0,1kg lần.

- Giai đoạn cho thu hoạch quả bón kết hợp tỉa cành la, phòng sâu bệnh sau khi thu hái quả: từ 20-30kg phân chuồng + 0,2-0,3kg đạm + 0,5-1 kg lân + 0,1 - 0,2kg kali. Bón thúc hoa vào tháng 1, mỗi cây 0,2-0,3kg đạm + 0,2-0,3kg kali. Bón thúc quả vào tháng 4, mỗi cây 0,2 - 0,3kg đạm + 0,3-0,5kg kali.

Chú ý bón khi trời mưa ẩm hoặc sau khi tưới nước, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây.

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Kỹ thuật trồng cây bòn bon năng suất cao

Kỹ thuật trồng cây bòn bon năng suất cao

Bòn bon là một loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, kết chùm ở thân và ở cành, trồng lâu năm đem lại giá trị kinh tế khá bền vững


Bòn bon có nguồn gốc ở Đông Nam Á, phân bổ nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Philippies, Malaysia và Việt Nam.

Cây Bòn bon cao khoảng 15 – 20m, lá kép long chim, cụm hoa đơn độc hoặc từng chùm ở trên thân hay trên cành to, hoa lưỡng tính, Quả nhỏ hình cầu màu vàng rạ, võ quả có lông nhung có 4-5 múi, nhưng thường chì có 1-2 hạt. Phấn thoái hóa không thụ phấn được cho nhụy. Hạt vì vậy gọi là vô giao (apomitic) giống hệt cây mẹ.

Cây Bòn bon cần được chăm sóc đúng kỹ thuật mới đạt năng suất, tránh sâu bệnh


Cây Bòn bon được coi là một trong những loại cây ăn quả phát dục chậm nhất trồng từ hạt 10-15 năm mới ra hoa kết quả.Tuy không yêu cầu cao lắm về đất, nhưng tốt nhất là đất sâu, thoát nước, nhiều mùn có thể là đất pha cát, li mông (bùn), li mông pha cát mịn, hoặc cát pha li mông. Quan trọng nhất là phải thoát nước và nước ngầm không được quá gần mặt đất.

Là cây của rừng nhiệt đới ẩm, không chịu lạnh. Vùng trồng Bòn bon phải có nhiệt độ trung bình 270c và chênh lệch ít giữa các tháng, lượng mưa phải trên 100mm. Tuy nhiên do được thuần hóa ở các vùng khác nhau nên yêu cầu sinh thái cũng không đòi hỏi quá khắc nghiệt, Bòn bon không chịu được nước úng, bòn bon ưu những nơi mát mẻ, như ở ven rừng, không có ánh nắng chói chang, không gió đặt biệt là khi ra hoa kết quả.

Cách trồng cây Bòn bon đúng kỹ thuật

Bòn bon có thể trồng bằng hạt từ 10 -15 năm thì ra hoa kết quả. Để rút ngắn thời gian, có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính: ghép mắt hoặc ghép cành lên gốc ghép ươm từ hạt. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành thời gian ra rễ lâu (2 tháng) phải để cành chiết trên cây 5-6 tháng mới cắt.

Khi trồng cây, cần chuẩn bị hố đào 60 x 60 x 60 cm dưới bỏ 5 kg phân hữu cơ hoai, phân gà, vịt là tốt nhất, chăm tưới đặt biệt khi trời hạn.Khoảng cách cây và hàng trồng Bòn bon thích hợp nhất là 6 m x 6 m. Ở vùng đất phì nhiêu có thể trồng  khoảng cách 7 m x 7 m hoặc 8 m x 8 m. Nếu trồng xen với cây ăn quả khác như sầu riêng, chôm chôm thì nên để khoảng cách 10m  theo khoảng cách trồng sầu riêng, chôm chôm.

Bòn bon là loại cây ăn quả cần có bóng râm mát. Do đó người trồng cần có kế hoạch chuẩn bị bóng râm mát trước khi trồng chúng. Cây cho bóng mát phù hợp nhất là cây chuối. trồng chuối thời gian đầu cần theo dõi đừng để chuối đẻ cây con nhiều, rậm rạp, để mỗi góc từ 2-3 cây là vừa (có thể dùng thân chuối hoặc lá chuối phủ gốc giữ ẩm vào mùa nắng).

Nếu muốn trồng cây bóng mát lâu dài 4 năm trở lên thì có thể trồng cây Me dại. Cây Me dại thân mọc thẳng cao, lá nhỏ nên bóng mát không dày đặc mà lấp ló mặt trời, ngoài ra trồng xen trong vườn dừa cũng tốt. Có thể trồng xen với sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, cà phê,....Trồng Bòn bon không cây bóng mát, cũng được nhưng cần quan tâm che đậy (thời gian che ít nhất 18 tháng ), chăm sóc kỹ, tưới nước giữ độ ẩm cho cây.

Cách chăm sóc cây Bòn bon

Trồng 2 -3 năm đầu cần thiết phải có bóng râm cho cây con.

Làm cỏ quanh gốc cách 1m 2 lần 1 năm khi cây còn nhỏ, ủ gốc bằng rơm, cỏ khô, không nên dùng thuốc trừ cỏ phun dưới tán cây.Trong năm đầu, hớt ngọn cây vài ba lần cho cành khung khỏe lên. Sau đó chỉ cắt cành chiếc và cành bị sâu bệnh.5 năm đầu khi cây chưa ra quả, bón mỗi cây 400-1500 gr phân NPK 3 lần trong năm, mỗi năm tăng thêm 200 gr, Khi cây bắt đầu cho ra quả thì tăng phân từ 1500 gr lên 4000 gr (khoảng năm thứ 10) và tiếp tục tăng thêm 500 gr sau đó ổn định ở mức 4kg/năm bón làm 2 lần – một lần trước khi ra hoa lần sau khi kết quả.

Về phòng ngừa sâu bệnh:Cây Bòn bon rất dễ bị sâu đục quả, nhện đỏ, rệp sáp.Khi cây còn nhỏ thì dùng thuốc, cây lớn khó phun thì dùng các phương pháp phòng là chính, vệ sinh cây, vệ sinh vườn, cải tạo môi trường, v.v.v. Ngoài ra có một số loại bệnh nguy hiểm hại cây như bệnh hại rể cây, bệnh thán thư trên quả…

Thời gian thu họach và bảo quản: Bòn bon thu hoạch quả vào tháng 7-8 sau khi ra hoa khoảng 3 tháng.Không thu hoạch Bòn bon sau khi mưa. Thu từng chùm không bứt từng quả. Quả Bòn bon rất dễ bị xây xát làm quả thâm đen.

Kỹ thuật trồng cây Bòn bon cho sai quả, tránh sâu bệnh

Kỹ thuật trồng cây Bòn bon cho sai quả, tránh sâu bệnh

Bòn bon là một loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, kết chùm ở thân và ở cành, trồng lâu năm đem lại giá trị kinh tế khá bền vững


Bòn bon có nguồn gốc ở Đông Nam Á, phân bổ nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Philippies, Malaysia và Việt Nam.


Cây Bòn bon cao khoảng 15 – 20m, lá kép long chim, cụm hoa đơn độc hoặc từng chùm ở trên thân hay trên cành to, hoa lưỡng tính, Quả nhỏ hình cầu màu vàng rạ, võ quả có lông nhung có 4-5 múi, nhưng thường chì có 1-2 hạt. Phấn thoái hóa không thụ phấn được cho nhụy. Hạt vì vậy gọi là vô giao (apomitic) giống hệt cây mẹ.

Cây Bòn bon cần được chăm sóc đúng kỹ thuật mới đạt năng suất, tránh sâu bệnh

Cây Bòn bon được coi là một trong những loại cây ăn quả phát dục chậm nhất trồng từ hạt 10-15 năm mới ra hoa kết quả.Tuy không yêu cầu cao lắm về đất, nhưng tốt nhất là đất sâu, thoát nước, nhiều mùn có thể là đất pha cát, li mông (bùn), li mông pha cát mịn, hoặc cát pha li mông. Quan trọng nhất là phải thoát nước và nước ngầm không được quá gần mặt đất.

Là cây của rừng nhiệt đới ẩm, không chịu lạnh. Vùng trồng Bòn bon phải có nhiệt độ trung bình 270c và chênh lệch ít giữa các tháng, lượng mưa phải trên 100mm. Tuy nhiên do được thuần hóa ở các vùng khác nhau nên yêu cầu sinh thái cũng không đòi hỏi quá khắc nghiệt, Bòn bon không chịu được nước úng, bòn bon ưu những nơi mát mẻ, như ở ven rừng, không có ánh nắng chói chang, không gió đặt biệt là khi ra hoa kết quả.

Cách trồng cây Bòn bon đúng kỹ thuật

Bòn bon có thể trồng bằng hạt từ 10 -15 năm thì ra hoa kết quả. Để rút ngắn thời gian, có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính: ghép mắt hoặc ghép cành lên gốc ghép ươm từ hạt. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành thời gian ra rễ lâu (2 tháng) phải để cành chiết trên cây 5-6 tháng mới cắt.

Khi trồng cây, cần chuẩn bị hố đào 60 x 60 x 60 cm dưới bỏ 5 kg phân hữu cơ hoai, phân gà, vịt là tốt nhất, chăm tưới đặt biệt khi trời hạn.Khoảng cách cây và hàng trồng Bòn bon thích hợp nhất là 6 m x 6 m. Ở vùng đất phì nhiêu có thể trồng  khoảng cách 7 m x 7 m hoặc 8 m x 8 m. Nếu trồng xen với cây ăn quả khác như sầu riêng, chôm chôm thì nên để khoảng cách 10m  theo khoảng cách trồng sầu riêng, chôm chôm.

Bòn bon là loại cây ăn quả cần có bóng râm mát. Do đó người trồng cần có kế hoạch chuẩn bị bóng râm mát trước khi trồng chúng. Cây cho bóng mát phù hợp nhất là cây chuối. Trồng chuối thời gian đầu cần theo dõi đừng để chuối đẻ cây con nhiều, rậm rạp, để mỗi góc từ 2-3 cây là vừa (có thể dùng thân chuối hoặc lá chuối phủ gốc giữ ẩm vào mùa nắng).

Nếu muốn trồng cây bóng mát lâu dài 4 năm trở lên thì có thể trồng cây Me dại. Cây Me dại thân mọc thẳng cao, lá nhỏ nên bóng mát không dày đặc mà lấp ló mặt trời, ngoài ra trồng xen trong vườn dừa cũng tốt. Có thể trồng xen với sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, cà phê,....Trồng Bòn bon không cây bóng mát, cũng được nhưng cần quan tâm che đậy (thời gian che ít nhất 18 tháng ), chăm sóc kỹ, tưới nước giữ độ ẩm cho cây.

Cách chăm sóc cây Bòn bon

Trồng 2 -3 năm đầu cần thiết phải có bóng râm cho cây con.

Làm cỏ quanh gốc cách 1m 2 lần 1 năm khi cây còn nhỏ, ủ gốc bằng rơm, cỏ khô, không nên dùng thuốc trừ cỏ phun dưới tán cây.Trong năm đầu, hớt ngọn cây vài ba lần cho cành khung khỏe lên. Sau đó chỉ cắt cành chiếc và cành bị sâu bệnh.5 năm đầu khi cây chưa ra quả, bón mỗi cây 400-1500 gr phân NPK 3 lần trong năm, mỗi năm tăng thêm 200 gr, Khi cây bắt đầu cho ra quả thì tăng phân từ 1500 gr lên 4000 gr (khoảng năm thứ 10) và tiếp tục tăng thêm 500 gr sau đó ổn định ở mức 4kg/năm bón làm 2 lần – một lần trước khi ra hoa lần sau khi kết quả.

Về phòng ngừa sâu bệnh:Cây Bòn bon rất dễ bị sâu đục quả, nhện đỏ, rệp sáp.Khi cây còn nhỏ thì dùng thuốc, cây lớn khó phun thì dùng các phương pháp phòng là chính, vệ sinh cây, vệ sinh vườn, cải tạo môi trường, v.v.v. Ngoài ra có một số loại bệnh nguy hiểm hại cây như bệnh hại rể cây, bệnh thán thư trên quả…

Thời gian thu họach và bảo quản: Bòn bon thu hoạch quả vào tháng 7-8 sau khi ra hoa khoảng 3 tháng.Không thu hoạch Bòn bon sau khi mưa. Thu từng chùm không bứt từng quả. Quả Bòn bon rất dễ bị xây xát làm quả thâm đen.

Bảo quản quả loòng bong bằng dung dịch Anôlít

Bảo quản quả loòng bong bằng dung dịch Anôlít

Tại huyện Tiên Phước - Quảng Nam, trái cây loòng bong một đặc sản nổi tiếng của xứ Quảng mới đây được nghiên cứu bảo quản thành công bằng dung dịch điện hạt hóa Anôlít, giúp để lâu được 12 ngày vẫn thơm ngon.


Trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học của thế giới và kinh nghiệm dân gian của nơi đây, theo yêu cầu hợp đồng của tỉnh Quảng Nam, nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện Công nghệ môi trường đã tiến hành nghiên cứu quy trình bảo quản quả loòng bong bằng dung dịch điện hoạt hóa anôlít.

Kết quả thực tế cho thấy, những mẫu có xử lý anôlít quả tươi lâu hơn, độ cứng cao hơn, tỷ lệ hư hỏng thấp hơn và kéo dài được 12 ngày, trong khi các mẫu đối chứng bắt đầu hư hỏng sau bảo quản 5-6 ngày, hỏng 50% sau 7-8 ngày và hỏng hoàn toàn sau 9-10 ngày... Từ những kết quả thí nghiệm này, các tác giả đã xây dựng quy trình bảo quản loòng bong như sau:


Sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị ECAW cho phép thu nhận anôlít trung tính ANK


Quả loòng bong sau khi thu hái, nên tuyển chọn xử lý ngâm ngay trong dung dịch điện hoạt hóa anôlít có nồng độ hoạt tính 50-100 ppm, trong thời gian 5-10 phút, để ráo nước rồi đem đóng bao bì để vận chuyển đi hoặc cho vào kho bảo quản. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần đưa loại trái cây đặc sản của xứ Quảng đi xa hơn đến các thị trường khó tính trên thế giới.

Loòng bong là loại quả trồng rải rác ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ và Quảng Nam, cây cao, lá to, tán rộng, quả chùm (Giống chùm quả dâu da ngoài Bắc).

Cây có nguồn gốc hoang dại nhưng đã được thuần hóa từ lâu, quả chính ruột trắng, vỏ hơi vàng, ăn ngọt hơi chua, có hương vị thơm ngon đặc trưng của trái, khi chín kỹ vỏ hơi thâm lại. Trước đây, ở Quảng Nam mỗi nhà chỉ trồng một vài cây trong vườn để ăn và để biếu, nhưng sau đó có nhiều người tìm đến mua nên đã được trồng nhiều, trở thành một vùng cây ăn trái nổi tiếng.

Các địa phương có cây đặc sản này phải kể đến các xã Tiên Châu, Tiên Kỳ, Tiên Cảnh thuộc huyện Tiên Phước. Nhưng do Tiên Châu là nơi trồng nhiều nhất và cũng là nơi có những trái thơm ngon nhất nên khách gần xa đều quen gọi là loòng bong Tiên Châu - đặc sản quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Do đặc điểm thổ nhưỡng, nên loòng bong ở đây có hương thơm rất đặc trưng chỉ trái nơi đây mới có. Mùa thu hoạch từ tháng 8-11 dương lịch, đây cũng là mùa mưa nên quả rất hay hư hỏng.

Cây Bòn bon cũng là cây thuốc

Cây Bòn bon cũng là cây thuốc

Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng ăn Loòng boong, một loại trái cây khá ngon, có vị chua ngọt, đã từng được dùng làm lễ vật tiến Vua ngày xưa. Nhưng còn tác dụng làm thuốc của cây này thì các nhà khoa học ở nước ta chưa có ai quan tâm.


Trái Loòng boong (còn gọi là Boòng boong), hoặc Bòn bon, Lòn bon,… và hai tên nữa do Vua nhà Nguyễn ban cho là trái “ Nam Trân” ( trái quý ở phương Nam) và trái “ Trung quân”. Tương truyền rằng trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái Bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân sĩ phò chúa mới cầm cự được. Để ghi công cho cây này nhà Vua đã khắc chạm hình trái Bòn bon vào Nhân đỉnh, tức đỉnh thứ nhì của Cửu Đỉnh ở sân Thế Miếu trong Hoàng thành Huế. Đến thời kỳ kháng chiến, quân và dân ta ở vùng rừng núi Quảng Nam vẫn thường ăn Loòng boong thay cơm mà không bị xót dạ khi đói. Vì thế mà có câu “ Đói lòng ăn trái Loòng boong”.

Bòn bon đang vào mùa ở xã Tiên Châu huyện Tiên Phước

Cũng có người gọi cây này là “ Dâu da đất”, nhưng không phải là cây Giâu gia đất ( Baccaurearamiflora Lour.) thuộc họ Thầu dầu ( Euphorbiaceae).

Cây Loòng boong có tên khoa học là Lausium domestium Corr., thuộc họ Xoan ( Meliaceae). Đây là cây gỗ 15- 20m. Lá kép hình lông chim lẻ, 3-7 lá chét cứng, dài 8- 13cm, gân phụ 12- 14 cặp, cuống phụ dài khoảng 1cm.Cụm hoa hình chùy ở ngọn nhánh, mang nhiều hoa lưỡng tính, màu vàng nhạt, 5 lá đài nhỏ, không lông. Nhị 6- 8, bầu 5 ô, quả tròn, màu vàng nhạt, thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng, áo hạt trong và ngọt. Mùa hoa tháng 3, quả chín từ tháng 5 đến tháng 10.

Cội nguồn của cây Loòng boong ở Malaysia, nhưng nó được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Nam Á và khắp vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây này mọc hoang và cũng được trồng nhiều ở Quảng Nam, Đà Nẳng trở vào. Ba huyện Tiên Phước, Đại Lộc, Quế Sơn vẫn nổi tiếng là nơi có trái Bòn bon ngon và ngọt. Trên thị trường nước ta còn có loại Loòng boong của Thái Lan, trái to hơn và ngọt hơn.

Những chùm bòn bon chín mọng vừa hái xuống ở xã Tiên Châu huyện Tiên Phước

Ngoài ý nghĩa là một cây ăn trái, Loòng boong còn là cây làm thuốc. Theo tài liệu nước ngoài, từ vỏ cây đã chiết xuất được chất triterpenoid lansiolid, có tác dụng chống ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Tác dụng này đã được thử trong ống nghiệm với Plasmodium falciparum, và trên chuột nhiễm Plasmodium berghei.

Từ lá Loòng boong người ta đã chiết tách được một cycloartanoid triterpen mới ( 3-oxo-24-cycloarten-21-oic acid), có tác dụng ức chế bệnh u da.

Vỏ quả Loòng boong chứa acid lansinic, một chất dầu bay hơi và một chất nhựa màu nâu ( 3,5%).

Ở Java, người ta dùng vỏ quả này làm hương ( nhang) để thờ cúng.

Lớp áo hạt Loòng boong có vị chua ngọt, chứa vitamin C, ăn mát, dùng giải khát và có tác dụng lợi tiểu. Hạt chứa alkaloid và chất nhựa. Lần đầu tiên người ta đã chiết tách được từ hạt chất seco-dukunoid F, một tetranortriterpenoid mới.

Những thông tin trên đây sẽ giúp các nhà khoa học tìm hướng nghiên cứu từ nguồn tài nguyên thực vật dùng làm thuốc ở nước ta.TSKH.Trần Công Chánh - Theo Thuốc & Sức Khỏe

Kỹ thuật trồng, bón phân và nhân giống cho cây bòn bon

Kỹ thuật trồng, bón phân và nhân giống cho cây bòn bon

Là cây của rừng nhiệt đới ẩm, không chịu lạnh. Vùng trồng bòn bon phải có nhiệt độ trung bình 27 độ C và chênh lệch ít giữa các tháng, lượng mưa phải trên 100mm.


Bòn bon (trái bòn bon) có nguồn gốc tại Tây Malaysia, được trồng khá phổ biến trên khắp bán đảo nước này. Cây cũng được trồng rất nhiều tại đảo Luzon (Philippines) nơi đây quả rất được ưa chuộng và cây được trồng để bao phủ các vùng đồi trọc. Cây cũng gặp tại Thái Lan và miền Nam Việt Nam (từ Quảng Nam xuống đến đồng bằng sông Cửu Long, bòn bon Tiên Phước Quảng Nam và Lái Thiêu được xem là loại ngon nhất).

Ngoài ra, tại Ấn Độ cây rất phổ biến trong vùng Nilgiris và tại những vùng ẩm ướt phía Nam Ấn, nơi đây quả được bán tại khắp các chợ. Bòn bon được đưa vào Hawai khoảng năm 1930 và được trồng tại những vùng có cao độ tương đối thấp. Bòn bon kết chùm ở thân và ở cành, ăn ngọt ngọt chua chua, vỏ mỏng.

Bòn bon chín trên cây ở xã Tiên Châu huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam

1. Tên khoa học và các tên khác:

Lansium domesticum thuộc họ Thực vật Meliaceae

Tên Anh-Mỹ : Lansat; Pháp : Doukou, Lansiam; Đức : Duku; Tây ban Nha : Lanza; Philippines : Lansones; Thái Lan : longkong, lansa; Indonesia : duku, kokosan... Ở Việt Nam Đồng bào Cơ Tu gọi là trái "T' bon" và người Quảng Nam Đà Nẵng gọi là "Long boong" người Huế gọi là "Bòn bon". Mùa thu hoạch bòn bon vào các tháng 5 - 6 - 7 âm lịch, bòn bon có vị chua, thơm, ngọt lạ lùng.

2. Đặc tính:

Cây thuộc loại thân mộc, mọc thẳng đứng, cao 15 - 20 m. Cây phát triển chậm, mất đến 15 năm mới trưởng thành. Vỏ thân màu nâu đỏ hay vàng-nâu. Lá kép hình lông chim, dài 22.5 đến 50 cm: có từ 5 - 7 lá thuôn, cứng, không lông dài 8 - 13 cm, rộng 7 - 12 cm. Phiến lá có 12 - 14 cặp gân phụ. Cuống lá phụ dài đến 1cm. Hoa màu trắng hay vàng nhạt, mọc thành chùm ở ngọn nhánh. Hoa lưỡng phái : đực và cái riêng biệt.

Hoa nhỏ, có 5 lá đài. Quả gần như tròn, tụ thành chùm từ 2 đến 30 quả, vò vàng nhạt hay hơi trắng hồng, mịn như nhung có chứa một chất nhựa - mủ. Quả thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng. Múi chứa nhiều nước có mùi thơm. Vị ngọt và hơi chua, quả có hạt trong, dính với thịt, hạt có áo mỏng. Hạt màu xanh lục dài 2 - 2.5 cm, rộng 1.25 - 2 cm có vị rất đắng (đôi khi nếu hạt dính chắc vào phần thịt trong múi của quả, có thể làm cho nước lây vị đắng).

Cây Bòn bon được coi là một trong những loại cây ăn quả phát dục chậm nhất trồng từ hạt 10 - 15 năm mới ra hoa kết quả.

Tuy không yêu cầu cao lắm về đất, nhưng tốt nhất là đất sâu, thoát nước, nhiều mùn có thể là đất pha cát. Quan trọng nhất là phải thoát nước và nước ngầm không được quá gần mặt đất.

Phóng sự trái bòn bon xã Tiên Châu huyện Tiên Phước

3. Giống và vùng trồng:

Bòn bon chỉ trồng ờ miền Nam và miền Trung, miền Bắc không có

Một số giống: đu ku, langsat

4-Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:
Bòn bon có vị ngọt, dôn dốt, chua và có múi thơm ngon được nhiều người thích ăn và có giá trị kinh tế cao (ở chợ giá bao giờ cũng cao)

5. Yêu cầu ngoại cảnh:

Là cây của rừng nhiệt đới ẩm, không chịu lạnh. Vùng trồng bòn bon phải có nhiệt độ trung bình 27 độ C và chênh lệch ít giữa các tháng, lượng mưa phải trên 100mm. Tuy nhiên do được thuần hóa ở các vùng khác nhau nên yêu cầu sinh thái cũng không đòi hỏi quá khắc nghiệt, Bòn bon không chịu được nước úng, bòn bon ưa những nơi mát mẻ, như ở ven rừng, không có ánh nắng chói chang, không nhiều gió, đặc biệt là khi ra hoa kết quả.

6. Nhân giống:

Trồng bằng hạt từ 10 - 15 năm thì ra hoa kết quả.

Có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính: ghép mắt hoặc ghép cành lên gốc ghép ươm từ hạt. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành thời gian ra rể lâu (2 tháng) phải để cành chiết trên cây 5 - 6 tháng mới cắt.

7. Cách trồng:

Khoảng cách cây và hàng trồng Bòn bon thích hợp nhất là 6 m x 6 m. Ở vùng đất phì nhiêu có thể trồng  khoảng cách 7 m x 7 m hoặc 8 m x 8 m. Nếu trồng xen với cây ăn quả khác như sầu riêng, chôm chôm thì nên để khoảng cách 10 m (chử ngủ giữa các hàng) theo khoảng cách trồng sầu riêng, chôm chôm.

Trồng cây che nắng: Bòn bon là loại cây ăn quả cần có bóng râm mát (cá tính hợp nhất). Do đó người trồng cần có kế hoạch chuẩn bị bóng râm mát trước khi trồng chúng. Cây cho bóng mát phù hợp nhất là cây chuối. Trồng chuối thời gian đầu cần theo dõi đừng để chuối đẻ cây con nhiều, rậm rạp, để mỗi góc từ 2-3 cây là vừa (có thể dùng thân chuối hoặc lá chuối phủ gốc giữ ẩm vào mùa nắng).

- Nếu muốn trồng cây bóng mát lâu dài 4 năm trở lên thì có thể trồng cây Me dại. Cây Me dại thân mọc thẳng cao, lá nhỏ nên bóng mát không dày đặc mà lấp ló mặt trời, ngoài ra trồng xen trong vườn dừa cũng tốt. Có thể trồng xen với sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, cà phê,....

Trồng Bòn bon không cây bóng mát, cũng được nhưng cần quan tâm che đậy (thời gian che ít nhất 18 tháng ), chăm sóc kỹ, tưới nước giữ độ ẩm cho cây.

Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng có kích cỡ vuông 60 cm x 60 cm, sâu 75 cm. Khi đào hố nên để riêng đất trên mặt (lớp đất phía trên đến 30 cm) ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên.

- Lượng phân cho mỗi hố: 10 kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai, 200 - 300 g Super Lân trộn đều với đất mặt lấp đầy hố. Nếu không đủ đất thì lấy thêm đất mặt ở xung quanh.

- Trên các vườn cũ đã có trồng cây dùng 50g Basudin 10H và 0,3 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt + phân lấp đầy hố.

- Sau đó tưới đẫm nước (hoặc có ít nhất 2 đến 3 cơn mưa) cho hỗn hợp đất + phân phân hủy nhanh.

- Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ basalt, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để sau khi tưới nước, đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 10 - 15 cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10 - 15 cm, sau khi tưới nước, đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa.

- Riêng đối với đất phù sa đồng bằng Sông Cửu Long, tùy thủy cấp mà đắp ụ hoặc lên liếp tối thiểu 40-50 cm so với mực nước thường xuyên ngập. Hố trồng phải chuẩn bị xong trước khi trồng cây ít nhất là 20 ngày.

Trồng cây: dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng, chiều sâu lớn hơn chiều cao của túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như : Dethane M-45, Mancozeb, Ridomil... phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc. Để túi cây trồng trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nylon, cách đáy 1-2 cm, bóc lấy đáy túi ra. xem xét bộ rễ, dùng kéo sắc cắt bỏ toàn bộ rễ cong queo từ 1-2 cm ngoài bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng. Dùng dao rạch một đường thẳng đứng từ trên xuống dưới và bóc túi nylon ra. Sau đó dùng tay vun đất và ấn đất nhẹ xung quanh gốc, không được dùng chân đạp đất. Nếu trồng trong mùa mưa, khi trồng tránh gốc bị ngâm nước. Nếu trồng trong mùa khô nên be bờ xung quanh hố (làm bồn) để khi tưới nước ngấm sâu vào lòng đất, không chảy tràn một cách hợp lý.

8. Chăm sóc bón phân:

Tưới nước: theo tự nhiên cây bòn bon là loại cây ẩm ướt, nếu hạn hán kéo dài mà không được tưới nước thường xuyên cây sẽ chết, cho nên song song với bóng râm làm mát đất, cần giữ chế độ tưới thường xuyên về mùa khô. Mặt khác cây cũng dễ chết do úng nước ở gốc, vì vậy cũng phải theo dõi để kịp thời cho thoát nước, nhất là những vụ mưa dầm kéo dài.

Bón phân: 5 năm đầu khi cây chưa ra quả bón mỗi cây 100 - 200g phân NPK 16-12-8-11+TE 3 lần trong năm, mỗi năm tăng thêm 50g, Khi cây bắt đầu cho ra hoa đậu trái thì dùng phân  NPK 12-12-17-9+TE từ 150g lên 200g (khoảng năm thứ 10) và tiếp tục tăng thêm 50gr sau đó ổn định ở mức 1kg (0,5kg NPK 16-12-8-11+TE và 0,5kg 12-12-17-9+TE)/năm bón làm 2 lần – một lần trước khi ra hoa lần sau khi kết trái

Cách bón: dùng que rạch một vòng tròn xung quanh gốc, cách gốc cây khoảng 20 - 30cm, rải phân vào và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Trong thời gian cây kiến thiết cơ bản mỗi năm bón thêm 3 lần phần chuồng mỗi lần khoảng 20 - 30 kg.

Trồng 2 - 3 năm đầu cần thiết phải có bóng râm cho cây con.

Làm cỏ quanh gốc cách 1m làm 2 lần 1 năm khi cây còn nhỏ, ủ gốc bằng rơm, cỏ khô, không nên dùng thuốc trừ cỏ phun dưới tán cây.

Đốn tỉa: năm đầu, hớt ngọn cây vài ba lần cho cành khung khỏe lên. Sau đó chỉ cắt cành chiết và cành bị sâu bệnh.

Những chùm bòn bon dài, đẹp và ngon đang được đem đi bán ở xã Tiên Châu

9. Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu đục quả, nhện đỏ, rệp sáp.

Khi cây còn nhỏ thì dùng thuốc, cây lớn khó phun thì dùng các phương pháp phòng là chính, vệ sinh cây, vệ sinh vườn, cải tạo môi trường, v.v.v. ngoài ra có một số loại bệnh nguy hiểm hại cây như bệnh hại rể cây, bệnh thán thư trên quả…Thường xuyên quét dọn quanh gốc cây, đừng để úng nước hoặc độ ẩm quá cao, giảm bỏ phân chuồng, nhất là đang ở thời kỳ mùa mưa lớn.

Làm vệ sinh dọn dẹp cỏ rác trong vườn cho thông thoáng, nhằm xóa bỏ môi trường sống của sâu.

Thu dọn sạch sẽ gốc cây, cắt bỏ tất cả các cuống chùm trái còn sót trên cây sau khi thu họach.

Khi phát hiện sâu rầy thì có thể phun một số các loại thuốc như: Trebon, Basa, Decis, Mipcin... và bón Vibasu định kỳ nhằm hạn chế sâu đục thân theo đặc điểm từng vùng.

- Dùng hóa chất diệt vi khuẩn, nấm bệnh như: Aliettre, Ridomil, Zincopper, Mancozeb... theo liều lượng hướng dẫn. ngoài ra vào mùa mưa thường phát sinh bệnh nấm đen, nấm trắng nhưng không nguy hiểm lắm, có thể phun xịt các loại thuốc có gốc đồng, vôi trắng quét lên chổ có nấm.

10. Thu hoạch bảo quản:

Bòn bon thu hoạch quả vào tháng 7 - 8 sau khi ra hoa khoảng 3 tháng.

Không thu hoạch Bòn bon sau khi mưa. Thu từng chùm không bứt từng quả. Quả Bòn bon rất dễ bị xây xát làm quả thâm đen.

Cách giữ trái:

Trái tươi có thể để bên ngoài khoảng 4 ngày. Nếu giữ trong tủ lạnh từ 12-13 độ C thì được 2 tuần. Trái còn thơm và ngọt trong vòng 7 ngày, kể từ ngày hái. Sau đó sẽ lạt đi.

Cách chọn lựa mua trái:

Trái ngon là trái vừa không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, đầy nước thơm.
Tổng hợp

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Trồng cây Sa kê

Trồng cây Sa kê

Cây Sa kê có thể trồng được quanh năm. Khoảng cách trồng sakê là 12 x 14m vài tài liệu đề xuất 10m hay thấp hơn (Coronel 1983). Khoảng 100 cây/ha ở mật độ 10 x 10 hay 8 x 12m (Narasimhan 1990). Khoảng trống giữa các cây sakê có thể trồng cây nhỏ hơn như đu đủ, chuối, dứa hoặc rau cho đến khi cây sakê thuần thục (Ragone, 1997).

1. Giới Thiệu:


Tên thông thường: Cây Sa Kê, Cây Bánh Mì, Tên khoa học: Artocarpus altilis, Họ: Moraceae ( Dâu tằm), Chiều cao: 4 m- Đường kính thân : 10-12cm Cây Sa Kê có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á (được trồng nhiều ở Malaysia) và các Đảo Thái Bình Dương, hiện nay đã được trồng rộng khắp các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Sa Kê là cây gỗ lớn, Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 10m đến 20m, có nhựa mủ màu trắng sữa, cành mảnh mọc ngang, dài, làm thành tán rộng, dày. Lá Sa Kê lớn chia 3-9 thùy thuôn dài, cuống mập, rụng để sẹo trên cành. Đặc biệt lá có màu xanh bóng ở mặt trên, mặt dưới rất nhám, khi rụng đổi màu vàng nâu khô, cứng có thể làm vật trang trí. Sa Kê là cây đơn tính cùng gốc, hoa đực và hoa cái cùng mọc trên một cây. Cụm hoa đực ra đầu tiên có dạng bông dài, hoa nhỏ màu vàng, sau đó sẽ xuất hiện cụm hoa cái hình bầu thuôn, mập khi non có màu xanh, hoa mọc thẳng đứng trên cành, khi già hoa cái chuyển sang vàng rất bền. Cây Sa Kê thụ phấn nhờ côn trùng và động vật, chủ yếu là nhờ vào dơi ăn quả. Quả

Sa Kê giống dạng quả mít nhưng không tạo múi chứa thịt quả và hạt. Quả có thể dùng để luộc ăn, say lấy bột chiên hoặc nấu rượu…mang lại giá trị kinh tế cao. Cây Sa Kê gồm hai loại và được phân biệt bởi trái có hạt và trái không có hạt. Riêng Cây Sa Kê cho trái không hạt được trồng để thu hoạch trái cung cấp trên thị trường. Nếu trồng Cây Sa Kê làm cảnh sân vườn thì không cần phân biệt cấu tạo của trái sa kê.

2. Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Chọn cây khỏe mạnh, không sau bệnh, có thể là cây ghép hoặc cây chiết. Giống sakê được chia làm hai loại: loại có hạt là loại bình thường trong khi loại không có hạt là loại đột biến. Loại có hạt thường dùng hạt và khá giống hạt dẻ. Loại không có hạt dùng làm thức ăn. Các giống dùng làm thực phẩm khác nhau ít về chất lượng (Martin 1998). Loại có hạt nhân giống từ hạt. Loại không có hạt thường được nhân vô tính từ rễ hoặc chồi.

3. Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây Sa kê có thể trồng được quanh năm. Khoảng cách trồng sakê là 12 x 14m vài tài liệu đề xuất 10m hay thấp hơn (Coronel 1983). Khoảng 100 cây/ha ở mật độ 10 x 10 hay 8 x 12m (Narasimhan 1990). Khoảng trống giữa các cây sakê có thể trồng cây nhỏ hơn như đu đủ, chuối, dứa hoặc rau cho đến khi cây sakê thuần thục (Ragone, 1997).

4. Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Cây sa kê sống từ 30- > 50 năm, cao từ 10- 20m, đường kính cây lên đến 1,2m, người ta thường hãm ( chặt) để cây chống đổ khi có bão nhưng không làm giảm năng suất ra quả của cây, cây sa kê thích hợp với tất cả các vùng thổ nhưỡng kể cả đất phèn, đất mặn. Cây sinh trưởng > 5 độ C, dưới 5 độ C cây vẫn sống nhưng không có quả.

5. Phân Bón Lót:


Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay phân trùn quế để bón lót cho cây sa kê trước khi trồng. Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3-4 cây cừ tràm hay tầm vông cột chặt vào thân và cành cây sa kê, phân đầu cừ còn lại cắm xiên xuống đất để tránh gió thổi làm cây ngả đỗ sẽ hư bộ rễ non, cây dễ bị chết. Coronel (1983) đề xuất bón 100-200g SA/cây một tháng sau khi trồng và sau đó 6 tháng/lần. Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500-1000g/cây, 2 lần/năm. Khi cây cho trái nhiều cần bón 2kg/cây. Cây không cần tỉa tạo cành ngoại trừ việc cắt đi cành chết. Khi cây quá cao có thể cưa ngọn để duy trì độ cao phù hợp cho việc thu họach (Ragone, 1997).

6. Kỹ Thuật Trồng Cây Sa Kê:

Khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao độ cao của đất lên khoảng 20cm, nhằm giúp thoát nước cho bộ rễ cây Tiến hành đào lỗ đặt bầu sao cho rễ và thần cây ngay thẳng ở giữ hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1-2cm. Xé bỏ vò bầu trước khi đặt cây xuống hố, chú ý không được làm vỡ bầu hay bầu bị biến dạng. Lấp phần đất mặt xuống trước, lèn chặt bầu, vun thêm đất mặt vào quanh gốc trên cổ rễ 2-3cm. Dùng 3-4 cây gỗ cột vào thân và cành cây, đầu còn lại cắm xuống đất để tránh gió thổi làm đổ cây bật rễ non làm hỏng bộ rễ.

7. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sa Kê:

7.1. Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước đầy đủ cho cây sa kê sau khi trồng, có thể dùng thuốc ra rễ như N3M, surper roots, phân surper lân pha nước tưới cho cây ( khoảng 2-3 lần, cách nhau 5-7 ngày ) để mau ra rễ mới. Sử dụng tàn dư thực vật giữ ẩm là rất phổ biến cho cây sakê ở vùng Thái Bình Dương. Thời gian đầu sau trồng, cây cần được tưới nước nhưng sau đó nếu không tưới cây sakê vẫn sinh trưởng và đậu trái tốt, thậm chí ở vùng có mùa khô rõ rệt (Ragone, 1997).

7.2. Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:


Thường xuyên cắt bỏ những cành lá khô, héo, sâu bệnh.

7.3. Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sa Kê:

Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày là cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng một muỗng cà phê ( nếu cây nhỏ ) và muỗng canh ( đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây. Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón phân NPK 16.16.8 hay sunphat amon SA với liều lượng như phân DAP.Có thể bón luân phiên từng đợt cách nhau mỗi tháng bón một lần phân hạt. Trường hợp trồng cây sa kê nơi đất hẹp mà bộ rễ ăn lên trên thì phải bồi thêm lớp đất và phân hưu cơ cho cây mau lớn. Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm , không cần tưới nước mà chỉ cần bón phân làm 2-3 đợt trong năm để cây cho nhiều trái.

8. Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Sa Kê:

Khi trồng cây sa kê mà thao tác làm tổn thương nhiều đến bộ rễ, sẽ làm ngọn chính của cây bị teo dần và đen chết , cây sẽ tái sinh những chồi trên thân. Khi đó cần cắt bỏ phần thân nhánh chết khô và phun nấm phòng bệnh như kasumin, valydamycin, metaxyl…. Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc BVTV vừa phòng rệp như Secsaigon, anvado 100WP, bassan…cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường. Lưu ý phong trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng. Tuy nhiên cây sa kê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Cây sa kê trưởng thành cho hàng trăm trái trong một năm, cây sa kê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm. Sakê là cây thân cứng và tương đối ít sâu bệnh, tuy nhiên rệp sáp và bệnh đốm lá có thể gặp ở nhiều cây (Rajendran 1992). Vấn đề sâu bệnh ở sakê mang tính khu vực, bọ nhảy hai đốm hại lá ở Hawaii, rệp Rastrococcus invadeniss ở Tây Phi (Agounke et al.1988), nấm Rosellinina sp. ở Trinidad and Grenada (Marte 1986), tuyến trùng hại rễ (Meloidogyne sp.) gây nghiêm trọng ở Malaysia (Razak 1978). Ngoài ra còn có die-back (Zaiger and Zentmeyer 1966), thối trái, ruồi hại trái (Ragone, 1997)

9. Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thường hái trái khi đã già nhưng chưa chín, trái thu hoạch không rớt xuống nền đất sẽ lưu giữ được lâu hơn. Nghiên cứu cho thấy có thể bảo quản sakê trong túi P.E. kín ở nhiệt độ thấp nhưng trái dễ bị tổn thương lạnh nếu bảo quản dưới 12°C. Bảo quản ở 14°C có thể giữ được 10 ngày. Thu hái cẩn thận có thể cải thiện thời gian bảo quản và chất lượng trái (Maharaj and Sankat 1990). Dùng màng bao (waxed) và bảo quản ở 16°C có thể kéo dài được 18 ngày. Bảo quản trong điều kiện điều chỉnh khí 5% CO2 và 5% O2 ở 16°C có thể bảo quản được 25 ngày nhưng giá thành cao (Ragone, 1997).

10. Kinh nghiệm và Thị Trường:

Cây sakê cung cấp dinh dưỡng cao, hàm lượng hydrat carbon cao, và có thể tiêu thụ được ở mọi giai đọan. Cây có tuổi thọ hơn 50 năm và cung cấp dinh dưỡng cho con người, làm gỗ và thức ăn gia súc. Sakê yêu cầu đầu tư ít, nhân công ít và có thể trồng trong nhiều điều kiện sinh thái. Bởi sakê thường được sử dụng khi chín nhưng còn cứng, các nghiên cứu về dinh dưỡng, phát triển thương mại hóa sản phẩm cần lưu ý giai đọan này để kéo dài thời gian quả cứng. Quả chín thường bị bỏ đi hoặc làm thức ăn cho gia súc và vì vậy rất ít nghiên cứu để mở rộng khả năng sử dụng quả khi chín. Trái sakê có thể tiêu thụ nhiều hơn nếu phối trộn sakê trong các sản phẩm khác như thức ăn em bé, đồ nướng, đồ tráng miệng (Ragone, 1997)

Cây Sa Kê - Xa Kê

Cây Sa Kê - Xa Kê

Xa kê hay sa kê (danh pháp hai phần: Artocarpus altilis) là một loài cây gỗ có hoa trong họ Dâu tằm (Moraceae), bản địa của bán đảo Mã Lai và các đảo miền tây Thái Bình Dương, nhưng hiện nay đã được trồng rộng khắp trong khu vực nhiệt đới, trong đó có miền Nam Việt Nam. Quả sa kê có mùi và vị như bánh mì nên còn được gọi là cây bánh mì - đây là quả lớn nhất trên cạn.

Miêu tả


Xa kê là cây gỗ có thể cao tới 20 m (66 ft). Các lá to và dày bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Tất cả các phần của cây đều có chứa nhựa mủ, một loại nhựa cây có màu trắng sữa, được người ta dùng vào việc xảm thuyền.

Xa kê là loài cây đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Các hoa đực ra đầu tiên và sau đó một khoảng thời gian ngắn là các hoa cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày. Động vật thụ phấn cho nó là các loài dơi ăn quả thuộc Cựu thế giới trong họ Pteropodidae). Quả giả, phức hợp phát triển lên từ bao hoa phình ra và bắt nguồn từ 1.500-2.000 hoa. Chúng được nhìn thấy trên lớp vỏ quả như là các đĩa giống hình lục giác.

Xa kê là một trong những loài cây lương thực có sản lượng cao, với một cây có thể ra tới trên 200 quả mỗi mùa. Tại miền nam Thái Bình Dương, cây sinh ra 50-150 quả mỗi năm. Tại miền nam Ấn Độ, sản lượng thông thường là 150-200 quả mỗi năm. SẢn lượng dao động trong các khu vực khô và ẩm. Tại Tây Ấn, ước tính dè dặt nhất là 25 quả một cây mỗi năm. Các nghiên cứu tại Barbados chỉ ra năng suất tiềm năng 16-32 tấn/ha (6,7-13,4 tấn/mẫu Anh). Quả hình trứng, kích cỡ to bằng quả bưởi chùm có bề mặt thô ráp và mỗi quả trên thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế, mỗi quả bế được bao quanh bằng bao hoa dày cùi thịt và phát triển trên đế hoa dày cùi thịt. Một vài giống cây trồng đã qua chọn lọc có quả không hạt.

Xa kê có họ hàng gần với mít. Nó được gọi là "Kada Chakka" trong tiếng Malayalam và "Jeegujje"/"Geegujje"/"Jigujje" trong tiếng Tulu

Sử dụng


Xa kê là cây lương thực ổn định tại nhiều khu vực nhiệt đới. Nó được phổ biến ra xa khỏi quê hương bản địa của mình nhờ các thủy thủ Polynesia, những người đã chuyên chở các gốc ghép, cành giâm đi xa trên đại dương. Xa kê chứa nhiều tinh bột, và trước khi ăn nó có thể được quay, nướng, chiên, luộc. Khi được chế biến, nó có mùi vị giống như khoai tây hay tương tự như bánh mì mới nướng, vì thế mà có tên gọi cây bánh mì.

Do xa kê thường sinh ra một sản lượng lớn trong một khoảng thời gian nhất định trong năm nên việc bảo quản là một vấn đề. Một kỹ thuật bảo quản truyền thống là chôn các quả đã bóc vỏ và rửa sạch trong hố lót bằng lá để lên men trong vài tuần tạo ra một loại bột nhão dính và chua. Đượu lưu trữ như thế, sản phẩm có thể giữ troing một năm hay hơn thế, và một vài hố được thông báo là sinh ra sản phẩm ăn được sau trên 20 năm. Các tên gọi cho sản phẩm quả xa kê được lên men như vậy bao gồm mahr, ma, masi, furo, bwiru v.v.

Quả xa kê có thể ăn sau khi nấu chín hoặc có thể chế biến tiếp thành các loại thức ăn khác. Một sản phẩm thông thường là hỗn hợp của khối nghiền nhừ thịt quả xa kê nấu chín hay lên men trộn với sữa dừa và nướng trong lá chuối. Quả còn nguyên có thể nướng, sau đó lấy lõi ra và nhồi bằng các thức ăn khác như sữa dừa, đường, bơ, thịt nấu chín hay các loại quả khác. Quả nhồi này có thể nấu tiếp để cho hương vị của các chất nhồi thấm vào cùi thịt của quả.

Một món ăn của người Hawaii gọi là poi làm từ củ khoai sọ nghiền nhừ có thể dễ dàng thay thế hay tăng thêm bằng xa kê nghiền nhừ. Món ăn này gọi là poi ʻulu. Tại Puerto Rico nó được gọi là "pana".

Quả xa kê chứa khoảng 25% cacbohydrat và 70% nước. Nó chứa trung bình khoảng 20 mg/100g là vitamin C và một lượng nhỏ khoáng chất (kali và kẽm) cùng thiamin (100 μg).

Xa kê được sử dụng rộng rãi và đa dạng đối với những người dân trên các đảo trong Thái Bình Dương. Gỗ của nó có khả năng chống mối và các loài hà (họ Teredinidae) nên hay được sử dụng để làm các loại canoe. Lõi gỗ của nó cũng được dùng làm giấy, gọi là breadfruit tapa. Nó cũng được sử dụng trong y học dân gian trên các đảo để chữa bệnh, từ đau mắt tới đau thần kinh hông.

Trong Y học

Lá Xa kê có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, lợi tiểu, trị tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da. Thí nghiệm trên chuột tại Ấn Độ cho thấy cao khô (chiết bằng cồn 50 độ) của vỏ, lá Xa kê có tác dụng lợi tiểu ở liều 20 mg cao/kg khối lượng cơ thể, nhưng sẽ trở thành chất độc ở liều 80 mg/kg cơ thể. Liều lượng mỗi ngày dùng một lá dạng sắc uống, nhưng do lá có độc nên sau khi uống một tuần thì phải nghỉ một tuần, không được dùng liên tục như uống trà. Có thể dùng lá tươi hoặc là già, lá phơi khô đều được.

Trong lịch sử

Xa kê được thu thập và phân phối bởi đại úy hải quân William Bligh (1754-1817) như là một trong các mẫu thực vật được thu thập bởi tàu HMS Bounty vào cuối thế kỷ 18, phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm nguồn thức ăn giàu năng lượng và rẻ tiền cho các nô lệ của đế quốc Anh trong khu vực Caribe.

Trong văn hóa

Theo thần thoại Hawaii, xa kê có nguồn gốc từ sự hy sinh của thần chiến tranh Kū. Sau khi quyết định sống ẩn mình với những người dân thường như là một nông dân, Kū cưới vợ và có con. Gia đình ông sống hạnh phúc cho tới khi nạn đói kém xuất hiện trên đảo của họ. Khi không thể nhìn mãi cảnh các con mình phải chịu đau khổ, Kū nói với vợ của mình rằng ông có thể giải thoát các con khỏi cảnh đói nghèo, nhưng để làm được điều này thì ông phải rời xa họ. Vợ ông đành phải miễn cưỡng đồng ý và sau khi bà đồng ý thì Kū bị chìm vào trong lòng đất nơi ông đang đứng cho tới khi chỉ còn nhìn thấy chỏm đầu của ông. Gia đình ông chờ đợi xung quanh nơi ông đã đứng này cả ngày lẫn đêm, họ khóc và làm ướt đẫm nơi này cho tới khi bỗng nhiên một chồi cây nhỏ xuất hiện tại chính nơi Kū đã đứng. Rất nhanh chóng, chồi cây nhỏ này lớn thành một cây cao, nhiều lá và quả. Gia đình Kū cùng hàng xóm ăn một cách ngon lành, giúp họ thoát khỏi cảnh chết đói.

Mặc dù xa kê phân bổ rộng khắp trong suốt Thái Bình Dương, nhưng nhiều loại giống cây trồng và cây lai ghép lại không hạt hay không có khả năng phát tán xa một cách tự nhiên. Vì thế, sự phân bổ của nó trong khu vực này rõ ràng là do con người, đặc biệt là các nhóm tiền sử, những người đã định cư trên các đảo trong Thái Bình Dương. Để điều tra mô hình di cư của con người trong Thái Bình Dương, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp xác định niên đại phân tử của các loại giống cây trồng hay lai ghép của xa kê có tính toán phối hợp với các dữ liệu nhân loại học. Các kết quả hỗ trợ giả thuyết di cư tây-sang-đông, trong đó người Lapita được cho là đã di chuyển từ Melanesia tới các đảo của Polynesia.

Cách trồng cây sa kê tại Việt Nam

Cách trồng cây sa kê tại Việt Nam

Được mệnh danh là cây cứu đói Châu Phi, cây sa kê được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn ngon trong gia đình.


Cây sa kê được trồng rộng rãi khắp cả nước bởi đặc tính sinh trưởng dễ trồng và thích nghi hầu hết trên các loại đất như nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao cho đất khoảng 20cm, giúp thoát nước cho bộ rễ cây.

Vì cây giống chiết cành nên bộ rễ ban đầu còn kém phát triển, bà con cần chống úng cho cây. Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay trùn quế để bón lót cho cây trước khi trồng.

Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3 - 4 cây cừ tràm hay tầm vông.

Cây sa kê

Sau khi trồng, bà con cần tưới nước đầy đủ cho sa kê. Có thể dùng thuốc ra rễ pha nước tưới cho cây (khoảng 2 - 3 lần, cách nhau 5 - 7 ngày) để cây mau ra rễ mới.

Khoảng 25 - 30 ngày, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng 1 muỗng cà phê (nếu cây nhỏ) và muỗng canh (đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây.

Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón tiếp phân cho cây.

Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm, không cần tưới nước mà chỉ bón phân làm 2 - 3 đợt/năm để cây cho nhiều trái.

Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc BVTV vừa phòng rệp cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường.

Lưu ý phòng trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng. Tuy nhiên cây sa kê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công.

Cây sa kê trưởng thành cho hàng trăm trái trong 1 năm, cây sa kê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm.