Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Cây Sa Kê - Xa Kê

Cây Sa Kê - Xa Kê

Xa kê hay sa kê (danh pháp hai phần: Artocarpus altilis) là một loài cây gỗ có hoa trong họ Dâu tằm (Moraceae), bản địa của bán đảo Mã Lai và các đảo miền tây Thái Bình Dương, nhưng hiện nay đã được trồng rộng khắp trong khu vực nhiệt đới, trong đó có miền Nam Việt Nam. Quả sa kê có mùi và vị như bánh mì nên còn được gọi là cây bánh mì - đây là quả lớn nhất trên cạn.

Miêu tả

Xa kê là cây gỗ có thể cao tới 20 m (66 ft). Các lá to và dày bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Tất cả các phần của cây đều có chứa nhựa mủ, một loại nhựa cây có màu trắng sữa, được người ta dùng vào việc xảm thuyền.

Xa kê là loài cây đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Các hoa đực ra đầu tiên và sau đó một khoảng thời gian ngắn là các hoa cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày. Động vật thụ phấn cho nó là các loài dơi ăn quả thuộc Cựu thế giới trong họ Pteropodidae). Quả giả, phức hợp phát triển lên từ bao hoa phình ra và bắt nguồn từ 1.500-2.000 hoa. Chúng được nhìn thấy trên lớp vỏ quả như là các đĩa giống hình lục giác.

Xa kê là một trong những loài cây lương thực có sản lượng cao, với một cây có thể ra tới trên 200 quả mỗi mùa. Tại miền nam Thái Bình Dương, cây sinh ra 50-150 quả mỗi năm. Tại miền nam Ấn Độ, sản lượng thông thường là 150-200 quả mỗi năm. SẢn lượng dao động trong các khu vực khô và ẩm. Tại Tây Ấn, ước tính dè dặt nhất là 25 quả một cây mỗi năm. Các nghiên cứu tại Barbados chỉ ra năng suất tiềm năng 16-32 tấn/ha (6,7-13,4 tấn/mẫu Anh). Quả hình trứng, kích cỡ to bằng quả bưởi chùm có bề mặt thô ráp và mỗi quả trên thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế, mỗi quả bế được bao quanh bằng bao hoa dày cùi thịt và phát triển trên đế hoa dày cùi thịt. Một vài giống cây trồng đã qua chọn lọc có quả không hạt.

Xa kê có họ hàng gần với mít. Nó được gọi là "Kada Chakka" trong tiếng Malayalam và "Jeegujje"/"Geegujje"/"Jigujje" trong tiếng Tulu

Sử dụng


Xa kê là cây lương thực ổn định tại nhiều khu vực nhiệt đới. Nó được phổ biến ra xa khỏi quê hương bản địa của mình nhờ các thủy thủ Polynesia, những người đã chuyên chở các gốc ghép, cành giâm đi xa trên đại dương. Xa kê chứa nhiều tinh bột, và trước khi ăn nó có thể được quay, nướng, chiên, luộc. Khi được chế biến, nó có mùi vị giống như khoai tây hay tương tự như bánh mì mới nướng, vì thế mà có tên gọi cây bánh mì.

Do xa kê thường sinh ra một sản lượng lớn trong một khoảng thời gian nhất định trong năm nên việc bảo quản là một vấn đề. Một kỹ thuật bảo quản truyền thống là chôn các quả đã bóc vỏ và rửa sạch trong hố lót bằng lá để lên men trong vài tuần tạo ra một loại bột nhão dính và chua. Đượu lưu trữ như thế, sản phẩm có thể giữ troing một năm hay hơn thế, và một vài hố được thông báo là sinh ra sản phẩm ăn được sau trên 20 năm. Các tên gọi cho sản phẩm quả xa kê được lên men như vậy bao gồm mahr, ma, masi, furo, bwiru v.v.

Quả xa kê có thể ăn sau khi nấu chín hoặc có thể chế biến tiếp thành các loại thức ăn khác. Một sản phẩm thông thường là hỗn hợp của khối nghiền nhừ thịt quả xa kê nấu chín hay lên men trộn với sữa dừa và nướng trong lá chuối. Quả còn nguyên có thể nướng, sau đó lấy lõi ra và nhồi bằng các thức ăn khác như sữa dừa, đường, bơ, thịt nấu chín hay các loại quả khác. Quả nhồi này có thể nấu tiếp để cho hương vị của các chất nhồi thấm vào cùi thịt của quả.

Một món ăn của người Hawaii gọi là poi làm từ củ khoai sọ nghiền nhừ có thể dễ dàng thay thế hay tăng thêm bằng xa kê nghiền nhừ. Món ăn này gọi là poi ʻulu. Tại Puerto Rico nó được gọi là "pana".

Quả xa kê chứa khoảng 25% cacbohydrat và 70% nước. Nó chứa trung bình khoảng 20 mg/100g là vitamin C và một lượng nhỏ khoáng chất (kali và kẽm) cùng thiamin (100 μg).

Xa kê được sử dụng rộng rãi và đa dạng đối với những người dân trên các đảo trong Thái Bình Dương. Gỗ của nó có khả năng chống mối và các loài hà (họ Teredinidae) nên hay được sử dụng để làm các loại canoe. Lõi gỗ của nó cũng được dùng làm giấy, gọi là breadfruit tapa. Nó cũng được sử dụng trong y học dân gian trên các đảo để chữa bệnh, từ đau mắt tới đau thần kinh hông.

Trong Y học

Lá Xa kê có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, lợi tiểu, trị tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da. Thí nghiệm trên chuột tại Ấn Độ cho thấy cao khô (chiết bằng cồn 50 độ) của vỏ, lá Xa kê có tác dụng lợi tiểu ở liều 20 mg cao/kg khối lượng cơ thể, nhưng sẽ trở thành chất độc ở liều 80 mg/kg cơ thể. Liều lượng mỗi ngày dùng một lá dạng sắc uống, nhưng do lá có độc nên sau khi uống một tuần thì phải nghỉ một tuần, không được dùng liên tục như uống trà. Có thể dùng lá tươi hoặc là già, lá phơi khô đều được.

Trong lịch sử

Xa kê được thu thập và phân phối bởi đại úy hải quân William Bligh (1754-1817) như là một trong các mẫu thực vật được thu thập bởi tàu HMS Bounty vào cuối thế kỷ 18, phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm nguồn thức ăn giàu năng lượng và rẻ tiền cho các nô lệ của đế quốc Anh trong khu vực Caribe.

Trong văn hóa

Theo thần thoại Hawaii, xa kê có nguồn gốc từ sự hy sinh của thần chiến tranh Kū. Sau khi quyết định sống ẩn mình với những người dân thường như là một nông dân, Kū cưới vợ và có con. Gia đình ông sống hạnh phúc cho tới khi nạn đói kém xuất hiện trên đảo của họ. Khi không thể nhìn mãi cảnh các con mình phải chịu đau khổ, Kū nói với vợ của mình rằng ông có thể giải thoát các con khỏi cảnh đói nghèo, nhưng để làm được điều này thì ông phải rời xa họ. Vợ ông đành phải miễn cưỡng đồng ý và sau khi bà đồng ý thì Kū bị chìm vào trong lòng đất nơi ông đang đứng cho tới khi chỉ còn nhìn thấy chỏm đầu của ông. Gia đình ông chờ đợi xung quanh nơi ông đã đứng này cả ngày lẫn đêm, họ khóc và làm ướt đẫm nơi này cho tới khi bỗng nhiên một chồi cây nhỏ xuất hiện tại chính nơi Kū đã đứng. Rất nhanh chóng, chồi cây nhỏ này lớn thành một cây cao, nhiều lá và quả. Gia đình Kū cùng hàng xóm ăn một cách ngon lành, giúp họ thoát khỏi cảnh chết đói.

Mặc dù xa kê phân bổ rộng khắp trong suốt Thái Bình Dương, nhưng nhiều loại giống cây trồng và cây lai ghép lại không hạt hay không có khả năng phát tán xa một cách tự nhiên. Vì thế, sự phân bổ của nó trong khu vực này rõ ràng là do con người, đặc biệt là các nhóm tiền sử, những người đã định cư trên các đảo trong Thái Bình Dương. Để điều tra mô hình di cư của con người trong Thái Bình Dương, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp xác định niên đại phân tử của các loại giống cây trồng hay lai ghép của xa kê có tính toán phối hợp với các dữ liệu nhân loại học. Các kết quả hỗ trợ giả thuyết di cư tây-sang-đông, trong đó người Lapita được cho là đã di chuyển từ Melanesia tới các đảo của Polynesia.

Trồng cây Sa kê

Trồng cây Sa kê

Cây Sa kê có thể trồng được quanh năm. Khoảng cách trồng sakê là 12 x 14m vài tài liệu đề xuất 10m hay thấp hơn (Coronel 1983). Khoảng 100 cây/ha ở mật độ 10 x 10 hay 8 x 12m (Narasimhan 1990). Khoảng trống giữa các cây sakê có thể trồng cây nhỏ hơn như đu đủ, chuối, dứa hoặc rau cho đến khi cây sakê thuần thục (Ragone, 1997).

1. Giới Thiệu:

Tên thông thường: Cây Sa Kê, Cây Bánh Mì, Tên khoa học: Artocarpus altilis, Họ: Moraceae ( Dâu tằm), Chiều cao: 4 m- Đường kính thân : 10-12cm Cây Sa Kê có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á (được trồng nhiều ở Malaysia) và các Đảo Thái Bình Dương, hiện nay đã được trồng rộng khắp các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Sa Kê là cây gỗ lớn, Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 10m đến 20m, có nhựa mủ màu trắng sữa, cành mảnh mọc ngang, dài, làm thành tán rộng, dày. Lá Sa Kê lớn chia 3-9 thùy thuôn dài, cuống mập, rụng để sẹo trên cành. Đặc biệt lá có màu xanh bóng ở mặt trên, mặt dưới rất nhám, khi rụng đổi màu vàng nâu khô, cứng có thể làm vật trang trí. Sa Kê là cây đơn tính cùng gốc, hoa đực và hoa cái cùng mọc trên một cây. Cụm hoa đực ra đầu tiên có dạng bông dài, hoa nhỏ màu vàng, sau đó sẽ xuất hiện cụm hoa cái hình bầu thuôn, mập khi non có màu xanh, hoa mọc thẳng đứng trên cành, khi già hoa cái chuyển sang vàng rất bền. Cây Sa Kê thụ phấn nhờ côn trùng và động vật, chủ yếu là nhờ vào dơi ăn quả. Quả

Sa Kê giống dạng quả mít nhưng không tạo múi chứa thịt quả và hạt. Quả có thể dùng để luộc ăn, say lấy bột chiên hoặc nấu rượu…mang lại giá trị kinh tế cao. Cây Sa Kê gồm hai loại và được phân biệt bởi trái có hạt và trái không có hạt. Riêng Cây Sa Kê cho trái không hạt được trồng để thu hoạch trái cung cấp trên thị trường. Nếu trồng Cây Sa Kê làm cảnh sân vườn thì không cần phân biệt cấu tạo của trái sa kê.

2. Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Chọn cây khỏe mạnh, không sau bệnh, có thể là cây ghép hoặc cây chiết. Giống sakê được chia làm hai loại: loại có hạt là loại bình thường trong khi loại không có hạt là loại đột biến. Loại có hạt thường dùng hạt và khá giống hạt dẻ. Loại không có hạt dùng làm thức ăn. Các giống dùng làm thực phẩm khác nhau ít về chất lượng (Martin 1998). Loại có hạt nhân giống từ hạt. Loại không có hạt thường được nhân vô tính từ rễ hoặc chồi.

3. Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây Sa kê có thể trồng được quanh năm. Khoảng cách trồng sakê là 12 x 14m vài tài liệu đề xuất 10m hay thấp hơn (Coronel 1983). Khoảng 100 cây/ha ở mật độ 10 x 10 hay 8 x 12m (Narasimhan 1990). Khoảng trống giữa các cây sakê có thể trồng cây nhỏ hơn như đu đủ, chuối, dứa hoặc rau cho đến khi cây sakê thuần thục (Ragone, 1997).

4. Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Cây sa kê sống từ 30- > 50 năm, cao từ 10- 20m, đường kính cây lên đến 1,2m, người ta thường hãm ( chặt) để cây chống đổ khi có bão nhưng không làm giảm năng suất ra quả của cây, cây sa kê thích hợp với tất cả các vùng thổ nhưỡng kể cả đất phèn, đất mặn. Cây sinh trưởng > 5 độ C, dưới 5 độ C cây vẫn sống nhưng không có quả.

5. Phân Bón Lót:


Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay phân trùn quế để bón lót cho cây sa kê trước khi trồng. Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3-4 cây cừ tràm hay tầm vông cột chặt vào thân và cành cây sa kê, phân đầu cừ còn lại cắm xiên xuống đất để tránh gió thổi làm cây ngả đỗ sẽ hư bộ rễ non, cây dễ bị chết. Coronel (1983) đề xuất bón 100-200g SA/cây một tháng sau khi trồng và sau đó 6 tháng/lần. Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500-1000g/cây, 2 lần/năm. Khi cây cho trái nhiều cần bón 2kg/cây. Cây không cần tỉa tạo cành ngoại trừ việc cắt đi cành chết. Khi cây quá cao có thể cưa ngọn để duy trì độ cao phù hợp cho việc thu họach (Ragone, 1997).

6. Kỹ Thuật Trồng Cây Sa Kê:

Khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao độ cao của đất lên khoảng 20cm, nhằm giúp thoát nước cho bộ rễ cây Tiến hành đào lỗ đặt bầu sao cho rễ và thần cây ngay thẳng ở giữ hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1-2cm. Xé bỏ vò bầu trước khi đặt cây xuống hố, chú ý không được làm vỡ bầu hay bầu bị biến dạng. Lấp phần đất mặt xuống trước, lèn chặt bầu, vun thêm đất mặt vào quanh gốc trên cổ rễ 2-3cm. Dùng 3-4 cây gỗ cột vào thân và cành cây, đầu còn lại cắm xuống đất để tránh gió thổi làm đổ cây bật rễ non làm hỏng bộ rễ.

7. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sa Kê:

7.1. Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước đầy đủ cho cây sa kê sau khi trồng, có thể dùng thuốc ra rễ như N3M, surper roots, phân surper lân pha nước tưới cho cây ( khoảng 2-3 lần, cách nhau 5-7 ngày ) để mau ra rễ mới. Sử dụng tàn dư thực vật giữ ẩm là rất phổ biến cho cây sakê ở vùng Thái Bình Dương. Thời gian đầu sau trồng, cây cần được tưới nước nhưng sau đó nếu không tưới cây sakê vẫn sinh trưởng và đậu trái tốt, thậm chí ở vùng có mùa khô rõ rệt (Ragone, 1997).

7.2. Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:


Thường xuyên cắt bỏ những cành lá khô, héo, sâu bệnh.

7.3. Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sa Kê:

Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày là cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng một muỗng cà phê ( nếu cây nhỏ ) và muỗng canh ( đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây. Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón phân NPK 16.16.8 hay sunphat amon SA với liều lượng như phân DAP.Có thể bón luân phiên từng đợt cách nhau mỗi tháng bón một lần phân hạt. Trường hợp trồng cây sa kê nơi đất hẹp mà bộ rễ ăn lên trên thì phải bồi thêm lớp đất và phân hưu cơ cho cây mau lớn. Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm , không cần tưới nước mà chỉ cần bón phân làm 2-3 đợt trong năm để cây cho nhiều trái.

8. Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Sa Kê:

Khi trồng cây sa kê mà thao tác làm tổn thương nhiều đến bộ rễ, sẽ làm ngọn chính của cây bị teo dần và đen chết , cây sẽ tái sinh những chồi trên thân. Khi đó cần cắt bỏ phần thân nhánh chết khô và phun nấm phòng bệnh như kasumin, valydamycin, metaxyl…. Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc BVTV vừa phòng rệp như Secsaigon, anvado 100WP, bassan…cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường. Lưu ý phong trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng. Tuy nhiên cây sa kê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Cây sa kê trưởng thành cho hàng trăm trái trong một năm, cây sa kê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm. Sakê là cây thân cứng và tương đối ít sâu bệnh, tuy nhiên rệp sáp và bệnh đốm lá có thể gặp ở nhiều cây (Rajendran 1992). Vấn đề sâu bệnh ở sakê mang tính khu vực, bọ nhảy hai đốm hại lá ở Hawaii, rệp Rastrococcus invadeniss ở Tây Phi (Agounke et al.1988), nấm Rosellinina sp. ở Trinidad and Grenada (Marte 1986), tuyến trùng hại rễ (Meloidogyne sp.) gây nghiêm trọng ở Malaysia (Razak 1978). Ngoài ra còn có die-back (Zaiger and Zentmeyer 1966), thối trái, ruồi hại trái (Ragone, 1997)

9. Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thường hái trái khi đã già nhưng chưa chín, trái thu hoạch không rớt xuống nền đất sẽ lưu giữ được lâu hơn. Nghiên cứu cho thấy có thể bảo quản sakê trong túi P.E. kín ở nhiệt độ thấp nhưng trái dễ bị tổn thương lạnh nếu bảo quản dưới 12°C. Bảo quản ở 14°C có thể giữ được 10 ngày. Thu hái cẩn thận có thể cải thiện thời gian bảo quản và chất lượng trái (Maharaj and Sankat 1990). Dùng màng bao (waxed) và bảo quản ở 16°C có thể kéo dài được 18 ngày. Bảo quản trong điều kiện điều chỉnh khí 5% CO2 và 5% O2 ở 16°C có thể bảo quản được 25 ngày nhưng giá thành cao (Ragone, 1997).

10. Kinh nghiệm và Thị Trường:

Cây sakê cung cấp dinh dưỡng cao, hàm lượng hydrat carbon cao, và có thể tiêu thụ được ở mọi giai đọan. Cây có tuổi thọ hơn 50 năm và cung cấp dinh dưỡng cho con người, làm gỗ và thức ăn gia súc. Sakê yêu cầu đầu tư ít, nhân công ít và có thể trồng trong nhiều điều kiện sinh thái. Bởi sakê thường được sử dụng khi chín nhưng còn cứng, các nghiên cứu về dinh dưỡng, phát triển thương mại hóa sản phẩm cần lưu ý giai đọan này để kéo dài thời gian quả cứng. Quả chín thường bị bỏ đi hoặc làm thức ăn cho gia súc và vì vậy rất ít nghiên cứu để mở rộng khả năng sử dụng quả khi chín. Trái sakê có thể tiêu thụ nhiều hơn nếu phối trộn sakê trong các sản phẩm khác như thức ăn em bé, đồ nướng, đồ tráng miệng (Ragone, 1997)

Cách trồng cây sa kê tại Việt Nam

Cách trồng cây sa kê tại Việt Nam

Được mệnh danh là cây cứu đói Châu Phi, cây sa kê được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn ngon trong gia đình.

Cây sa kê được trồng rộng rãi khắp cả nước bởi đặc tính sinh trưởng dễ trồng và thích nghi hầu hết trên các loại đất như nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao cho đất khoảng 20cm, giúp thoát nước cho bộ rễ cây.

Vì cây giống chiết cành nên bộ rễ ban đầu còn kém phát triển, bà con cần chống úng cho cây. Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay trùn quế để bón lót cho cây trước khi trồng.

Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3 - 4 cây cừ tràm hay tầm vông.

Cây sa kê

Sau khi trồng, bà con cần tưới nước đầy đủ cho sa kê. Có thể dùng thuốc ra rễ pha nước tưới cho cây (khoảng 2 - 3 lần, cách nhau 5 - 7 ngày) để cây mau ra rễ mới.

Khoảng 25 - 30 ngày, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng 1 muỗng cà phê (nếu cây nhỏ) và muỗng canh (đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây.

Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón tiếp phân cho cây.

Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm, không cần tưới nước mà chỉ bón phân làm 2 - 3 đợt/năm để cây cho nhiều trái.

Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc BVTV vừa phòng rệp cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường.

Lưu ý phòng trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng. Tuy nhiên cây sa kê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công.

Cây sa kê trưởng thành cho hàng trăm trái trong 1 năm, cây sa kê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm.

Để có vườn sầu riêng sai trái

Để có vườn sầu riêng sai trái

Cây sầu riêng được trồng ở Đăklăk vẫn mang dang dấp manh mún, tự phát (chưa được qui hoạch và giống) nên năng suất và chất lượng không cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Để giúp bà con làm vườn trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê đạt hiệu quả tốt, có năng suất, xin được trao đổi một số kinh nghiệm đã được thử nghiệm và đạt kết quả tốt như sau:

1. Cách chọn giống:

Không nên mua những cây giống bày bán trôi nổi trên thị trường. Nên chọn những nhà vườn tại địa phương có giống tốt, trái to đều, cơm vàng, cùi dày, hạt nhỏ, chín sớm. Hạt có thể ươm trực tiếp vào hố đã chuẩn bị sẵn hoặc vào bầu, thời gian trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa (quãng tháng 6 âm lịch) để đến mùa khô năm tới cây đã có sức. Thay thế dần những cây còi cọc sâu bệnh, trái nhỏ, cơm sượng.

2. Chăm sóc:

Cây sầu riêng loại rễ cọc ăn sâu nhưng lại có rất nhiều rễ phụ, rễ tơ hồng ăn nổi, rất nhạy cảm với môi trường biến đổi xung quanh như đào bới chạm gốc, bón quá nhiều phân hóa học. Qua khảo sát và kinh nghiệm của những chủ vườn có giống sầu riêng tốt thì phân bón thích hợp cho sầu riêng 4 năm đầu là phân chuồng mục ủ với lân Văn Điển. Khoảng 40kg phân chuồng cộng với 3kg lân cho một gốc. Đào xa mép tán lá khoảng 40 phân (cỡ 2 gang tay), rải phân đều, sau đó lấp đất và tưới đậm. Cứ sau 30 – 40 ngày vào mùa mưa bón thêm 0,5 đến 1kg NPK 16–16–8 loại Bình Điền hoặc Chánh Hưng (loại chuyên dùng cho cây cà phê, ca cao) rải đều xung quanh tán lá. Hạn chế tối đa bón đạm, nhất là đạm Suynphát dễ làm cơm sượng. Sang năm thứ 5 khi cây đã sung sức, cành mập cứng đủ sức đeo trái thì bấm đọt (ngọn) để nuôi cành và tạo bộ tán lý tưởng.

3. Thụ phấn:

Đây là khâu then chốt nhất để đạt năng suất. Sầu riêng được thụ phấn nhân tạo ngoài giúp cây đậu sai, trái tròn đều bắt mắt, bà con nhà vườn nên theo dõi chu kỳ nở hoa để có biện pháp thụ phấn thích hợp. Khi cây trổ nụ hơn tháng sau sẽ nở hoa, nên dùng kéo bấm tỉa bớt nụ sao cho khi nở, hoa sẽ đều mập. Hoa thường nở vào buổi tối từ 18h đến 20h. Thời điểm thích hợp để thụ phấn sau khi hoa đã bung nhị chừng một tiếng. Lắc nhẹ chùm hoa thấy một hai giọt mật ở nhụy ứa ra là được. Tốt nhất nên có hai người, một soi đèn, một thụ phấn, nhớ chuẩn bị ghế hoặc thang chắc chắn, nếu cây trồng gần nhà nên kéo bóng đèn tròn loại 75w treo cao để côn trùng giúp thụ phấn ở những cành cao. Sau khi thụ phấn được một tháng tiến hành cắt bỏ bớt những trái nhỏ, phân bố sao cho đều các cành, không nên để nhiều trái sẽ nhỏ và cây mau mất sức.

4. Thu hoạch:

Khoảng 4 đến 5 tháng sau khi được thụ phấn, sầu riêng chín, nứt cuống và tự rụng. Khi thấy trái từ màu xanh chuyển sang vàng rồi vàng sậm là lúc trái đã già. Cần lấy dây xác rắn hoặc dây nilon buộc cuống treo vào cành để khi trái chín giữ an toàn cho người và trái không bị giập nứt ảnh hưởng đến chất lượng. Có thể dùng đoạn gỗ dẹt nhẹ gõ vào trái, nếu thấy tiếng bộp nhẹ là cắt xuống được, nhớ cắt xa cuống và xếp vào sọt có lót rơm hoặc bao, ba ngày sau trái sẽ chín và tự rụng cuống. Không nên để sầu riêng chín lâu quá mới sử dụng vì lớp vỏ sẽ tự tách, vi khuẩn dễ xâm nhập làm mất hương vị của trái.

Kỹ thuật trồng sầu riêng công nghệ cao

Kỹ thuật trồng sầu riêng công nghệ cao

Hiện nay, sầu riêng là một trong 3 loại cây ăn quả chủ lực được tỉnh khuyến khích nông dân các địa phương trồng. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nông dân áp dụng kỹ thuật mới trong trồng, chăm sóc cây sẽ nhanh cho trái và sau 5 năm có thể cho thu lời hơn 100 triệu đồng/hécta/năm.

1/ Thiết kế vườn trồng

- Thiết kế vườn trồng phải đảm bảo các yêu cầu như thoát nước tốt trong mùa mưa, đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh gây hại và chống xói mòn để giữ độ phì cho đất.

2/ Kỹ thuật trồng

- Thời điểm trồng sầu riêng thích hợp nhất là từ đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 8).

- Tùy thuộc vào loại đất, giống và chế độ chăm sóc để bố trí mật độ trồng cây cho phù hợp. Tuy nhiên, loại đất tốt giàu dinh dưỡng như đất đỏ bazan nên trồng 100 cây/hécta, tương đương 10mx10m/cây. Còn đất xám trồng 125 cây/hécta khoảng 8mx10m/cây. Trong giai đoạn đầu cây còn nhỏ nên trồng xen canh một số cây ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài, tránh lãng phí đất và chống xói mòn.

- Đào hố trồng cây trước khi trồng khoảng 1 - 2 tháng. Hố đào sâu khoảng 0,7m và dài, rộng 1mx1m. Sau đó, mỗi hốc sử dụng 0,5kg vôi để xử lý một số loại sâu bệnh. Khi đào hố được 2 tuần, mỗi hố tiếp tục dùng 20 - 40kg phân hữu cơ hoại mục, 1kg phân lân, 0,5kg vôi bột và một nửa lớp đất mặt đào từ hố lên trộn đều cho xuống và lấp lại cao hơn mặt đất tự nhiên. Lúc trồng cây, đào hố vừa bằng bầu cây giống, nếu thấy cây có rễ già nhiều dùng kéo sắc tỉa bỏ bớt rễ già rồi đặt cây vào hố trồng, nén đất chặt xung quanh bầu cây. Trồng cây xong, cắm 3 cọc hình tam giác chụm xung quanh cây và buộc nhẹ vào thân cây để chống cho cây khỏi bị nghiêng ngả khi có mưa, gió lớn. Dùng rơm, cỏ khô ủ gốc để giữ ẩm, che mát cho cây trong thời kỳ đầu và thường xuyên giữ ẩm cho cây. Nếu có nắng hạn kéo dài nên dùng vòi hoa sen tưới nước bổ sung cho cây.

3/ Cách bón phân

- Qua đúc kết kinh nghiệm thực tế của nhiều nhà vườn thì dùng phân hữu cơ nhiều, hạn chế phân hóa học thì chất lượng cơm của trái sầu riêng tốt hơn và tỷ lệ trái sượng rất ít.

- Mỗi năm bón 20 - 30kg phân hữu cơ/cây để cây phát triển tốt còn phân hóa học bón theo từng giai đoạn phát triển. Song, trong 2 năm đầu phân hóa học pha vào nước tưới cho cây sẽ hiệu quả hơn. Những năm sau bón chung quanh tán cây và rải đều dưới tán, dùng cào trộn với đất mặt nếu không mưa tưới nhẹ. Chú ý, không bón phân Kali cho cây vì dùng loại phân này trái sẽ bị sượng.

+ Năm thứ 1: Bón 5 lần, mỗi lần 0,5kg phân 16-16-8-13S hoặc 20-20-15/cây.

+ Năm thứ 2: Bón 4 lần, mỗi lần 1kg phân 16-16-8-13S hoặc 20-20-15/cây.

+ Năm thứ 3: Bón 3 lần, mỗi lần 1,5kg phân 16-16-8-13S hoặc 20-20-15/cây.

+ Năm thứ 4: Bón 3 lần, mỗi lần 3,5kg phân 12-12-17.2 + TE/cây.

+ Năm thứ 5: Bón 4 lần, mỗi lần 5kg phân 12-12-17.2 + TE/cây.

+ Năm thứ 6: Bón 4 lần, mỗi lần 6kg phân 12-12-17.2 + TE/cây.

- Sau sáu năm cây sẽ đến thời kỳ kinh doanh cho trái ổn định. Lúc này các nhà vườn dùng nhiều loại phân bón để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây. Cụ thể, sau thu hoạch bón 2-4kg phân 20-20-15 và 10-20kg phân chuồng hoai mục/cây. Trước khi cây trổ bông 1-2 tháng bón 1-2kg 10-52-17/cây, khi quả bằng trái cam bổ sung thêm 2-4kg phân 20-20-15 và 9 tuần sau khi đậu trái bón 2-4kg 20-20-15/cây.

- Nếu có điều kiện, các nhà vườn nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân hóa học qua đường ống cho cây sầu riêng. Hệ thống này giúp nông dân giảm được 85% công tưới, bón phân, đồng thời hạn chế thất thoát phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân của cây. Như vậy, cây sẽ rút ngắn được thời gian cho trái, năng suất, chất lượng tăng cao và tuổi thọ được kéo dài.

4/ Tỉa cành, tạo tán

- Khi cây nhỏ chỉ để 1 ngọn, tỉa bỏ hết chồi gốc. Cành đầu tiên để cách mặt đất 30cm, sau đó để các cành nhỏ trên thân chính cách nhau từ 8-10cm, cùng một vị trí không để 2 cành vì cây sẽ bị chẻ khi mang nhiều quả. Tỉa bỏ hết cành vọt, cành gầy yếu để cây phát triển tốt.

Sầu riêng của Đồng Nai tại Festival Trái cây Việt Nam được nhiều du khách đánh giá cao.

- Thời kỳ cây mang trái tỉa cành gầy yếu, khô, bệnh khoảng 3 lần/năm. Lần 1 sau thu hoạch, lần 2 vào tháng 8-9 và lần 3 vào thời điểm cây cho trái bằng quả quýt.

- Cây sầu riêng ra hoa 2-3 đợt/năm, nhưng chỉ chọn một đợt chính còn lại loại bỏ hết để cây có sức nuôi trái. Khi hoa nở 20-30 ngày tỉa bỏ một nửa số hoa, hoa nở 35-42 ngày tỉa tiếp, chỉ để 200- 300 trái/cây và sau khi hoa nở 50- 56 ngày, chỉ để số trái phù hợp với sức của cây từ 60-150 trái/cây.

5/ Thu hoạch

Thời gian thu hoạch tùy theo đặc tính của từng giống, song giống địa phương Chín Hóa, khổ qua, sầu riêng hạt lép Long Thành, TX. Long Khánh từ khi xả nhị đến lúc thu hoạch khoảng 105-110 ngày. Các giống nhập như sầu riêng Dona từ lúc xả nhị thu hoạch 130-135 ngày.

* Chú ý, khi trái non vừa đậu đến khi trái non bằng quả quýt nên phun 15cc Toba Fruit để ngăn ngừa hiện tượng rụng trái non. Đồng thời, giữ ẩm đều cho cây không để ẩm độ trong đất thay đổi đột ngột dễ gây ra hiện tượng rụng trái non. Giai đoạn trái to khoảng 1kg trở lên phải thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu đục trái. Khi trái có cơm, thời tiết mưa nhiều lưu ý bệnh thối trái.

Nguyệt Hạ - Báo Đồng Nai, 06/05/2010

Bón phân cho sầu riêng

Bón phân cho sầu riêng

Mỗi gian đoạn sinh trưởng của cây luôn đi kèm với quá trình sinh lý nhất định. Do vậy, muốn cung cấp phân cho cây có hiệu quả nên tuân thủ nguyên tắc.

Bón phân khi làm đất:

- Đào hố sâu 0,6m, chiều rộng 0,8m x 0,8m, bón khoảng 1- 2kg vôi sống vào hố. Phơi đất thật khô. Dùng 20- 30kg phân xanh (hay phân chuồng, phân rác, …) đã oai mục và 0,5kg- 1kg phân lân (P2O5) trộn vào đất phơi khô và lấp xuống hố theo thứ tự theo tầng đất (đất ở đáy, ở giữa và lớp đất mặt).

- Đắp thêm một số đất khô có nhiều chất dinh dưỡng như đất vế mặt ruộng, đất phù sa sông rạch …

- Ở vùng đất miền Đông Nam Bộ nếu độ nghiêng lớn hơn 5%, có thể không cần làm mô, chỉ cần cuốc xới cho đất tơi xốp và trộn phân khoáng và phân hữu cơ cho cây trồng mau tốt.

Bón lót:

- Nếu có phân dơi, phân cá, phân hữu cơ hoai mục nên bón một ít vào hố, tùy khả năng mà bón ít nhiều. Trộn sơ cho phân lẫn vào đất. Loại phân có nhiều đạm hay hàm lượng muối trong phân cao thì phảI vùi sâu vào đất để rễ non không bị ngộ độc.

BÓN PHÂN:

Phương pháp cung cấp phân được giới thiệu sau đây dựa vào kinh nghiệm và một số tài liệu khảo của nước ngoài.

A/ Nguyên tắc cung cấp phân:

Phân bón bao gồm phân vô cơ (phân hóa học) và phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng, phân ruốc…) cung cấp cho cây trồng là nhằm tăng nguồn dinh dưỡng dự trữ cho cây trong đất. Cây không thể hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ phân (đặc biệt là phân vô cơ) mà phải thông qua yếu tố cơ bản rất đặc biệt là đất và nước.

Mỗi gian đoạn sinh trưởng của cây luôn đi kèm với quá trình sinh lý nhất định. Do vậy, muốn cung cấp phân cho cây có hiệu quả nên tuân thủ nguyên tắc.

1. Bón phân có định kỳ:

Cây cần nhiều chất dinh dưỡng, nhất là lúc ra chồi non, lá non, ra hoa, mang trái. Nên cần bón thúc phân cho cây khi lá đã già hay sau mùa thu hoạch trái và sau đó thường xuyên bón bổ sung. Thời gian từ ra hoa đến trái chín của sầu riêng khoảng 16- 18 tuần. Giai đoạn làm cơm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn giai đoạn cuối, nên bón phân trước khi trái hình thành cơm.

2. Bón đúng và bón đủ:

- Mỗi giai đoạn và sinh trưởng nhu cầu chất dinh dưỡng có khác nhau. Cung cấp nhiều đạm cây sẽ giảm ra hoa, trái dễ bị rụng, hương vị phẩm chất giảm.

- Phải cung cấp đủ lượng phân dự trữ trong đất để cây phát triển và có năng suất cao. Thiếu phân cây ngừng sinh trưởng, phát dục không hoàn chỉnh, năng suất kém …

- Ngược lại, cây thừa phân sẽ làm bộ rễ tổn hại, tình trạng nặng cây sẽ bị chết. Bón nhiều phân trong thời gian ngắn ở giai đoạn mang trái sẽ làm rụng trái hàng loạt …Tốt nhất là bón vừa đủ theo định kỳ sinh trưởng của cây.

3. Bón để nuôi cây:

Vào thời điểm đất khô, thiếu nước tưới nếu bón phân sẽ gây lãng phí và có thể gây hại cho cây. Quan trọng nhất là phân đạm, khi bón phân tưới qua một vài lần tưởng rằng phân đã thấm sâu vào đất và cây đã hấp thụ hết. Thực tế, cây chỉ hấp thụ một phần, phần lớn còn lại nếu đất bị khô, khí hậu nóng hoặc nắng lâu ngày đạm chất sẽ bị hốc hơi.

Để phát huy tác dụng của phân bón, khi đã bón phân thì phải tưới một lượng nước vừa đủ và liên tục được giữ ẩm (nhất là vào mùa nắng) để cây hấp thụ được phân và tránh những mất thoát đáng tiếc. Vào mùa mưa, ở những vùng đồng bằng, liếp thường nhỏ, bón phân xong nếu bị mưa to dễ bị rửa trôi (nhất là ở vùng đất có kết cấu bề mặt quá chặt). Do đó, phải tìm cách để cho phân ngấm sâu vào đất.

B/ Sử dụng phân hữu cơ:

1. Các loại phân hữu cơ thông dụng:

Phân hữu cơ là các loại phân xanh, phân chuồng, phân ruốc, phân dơi … Phân chuồng, phân rác, phân xanh trước khi sử dụng phải ủ cho hoai mục. Phân chưa hoai mục có nhiều vi sinh vật có hại cho cây trồng hoặc khi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ để tạo thành chất mùn sẽ sinh nhiệt (có thể lên trên 55°C) làm tổn hại bộ rễ.

Phân hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rất có giá trị. Giúp cải tạo đất rất tốt, làm đất có kết cấu tơi xốp hơn, tăng độ phì của đất (không làm chai đất như phân vô cơ).

2. Cách bón:

a) Dùng phân xanh, phân chuồng bón xung quanh tán cây:

Đào hố ngang 10 - 30cm, sâu 10 - 30cm xung quanh tán cây. Nếu phân ít có thể đào phân nửa hơn một phần ba tán cây. Cho phân xuống rãnh và lấp đất lại. Nên kết hợp với việc bón phân hóa học, nhất là ở giai đoạn bón thúc, làm cho cây phát triển nhanh hơn và tránh được sự lãng phí do bốc hơi hay bị rửa trôi.

b) Dùng phân cá, phân ruốc, phân dơi:

- Có thể kết hợp với phân xanh, phân chuồng để bón như trên theo định kỳ. Cây chưa cho trái nên bón định kỳ 6 tháng một lần (đầu mùa mưa bón một lần và đầu mùa nắng bón một lần). Cây đã cho trái nên bón vào giai đoạn trước nửa tháng ở đợt thu hoạch trái sau cùng.

- Có thể ngâm với phân hóa học để lấy nước tưới thường xuyên cho cây 10 - 15 ngày/lần, giúp cây phát triển nhanh.

+ Có thể dùng lu, khạp, hủ … đựng khoảng 2 giạ phân cá, phân ruốc (có thể trộn thêm phân dơi), 2 kg phân DAP, 200g- 800g phân Kali (nên dùng Sulfat Kali K2SO4) hoặc 2,5kg phân NPK 16.16.8 … đổ nước vào cho ngập và ngâm sau 2 tuần lễ thì sử dụng được. Thỉnh thoảng quậy lên cho mau rã.

+ Dùng khoảng 100cc nước phân (1/3 lon sữa bò) pha với 10 lít nước để tưới cho 5-10 cây con. Nên tưới vào chiều mát và sáng hôm sau, tưới xả lại bằng nước sạch. Cây trồng sau 10 ngày có thể tưới phân được.

Cây lớn tăng lượng phân lên khoảng 50cc (1/2 lon sữa bò) pha 10 lít. Tưới từ 5 lít đến 40- 50 lít cho một cây. Chu kỳ tưới khoảng 1 tháng/ 1 lần.

C/ Sử dụng phân hóa học:

1. Cách bón :

Cây con trồng cao khoảng 50cm có thể bón phân hóa học như NPK, DAP hoặc trộn lẫn hỗn hợp Urê, Lân và Kali theo tỷ lệ 3-4-3 cho vùng đất có độ phì nhiêu trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ 2-3-5 cho vùng đất xám hay đất đỏ Bazan. Sầu riêng ở giai đoạn trưởng thành cần nhiều Kali, tùy vùng đất mà xác lập tỷ lệ NPK bón cho hợp lý, lượng phân bón cho cây phải đảm bảo cho nhu cầu tăng trưởng ở các giai đoạn. bảng sau đây chỉ lượng phân sử dụng tương ứng với sự phát triển của cây.

BẢNG 3
Chiều cao cây(m) Lượng phân bón/ lần Chu kỳ bón (tháng)
0,5 40- 50 g 2
1 60- 80g 3
2 150- 2000g 4
3 200- 3000g 4
4 300- 600g 6(*)
(*): Bón vào đầu hay cuối mùa mưa, phải linh động xác định thời điểm bón phân. Để cây ra hoa sớm, nên bón phân lần 1 ngay kghi thu hoạch trái xong, lần 2 trước khi xiết nước làm trái hai tháng.

Nếu cây đã cho trái thì có thể bón 3 lần như sau :

BẢNG 4
Giai đoạn sau khi đậu trái Số lượng phân bón/ lần (gam)
20- 30 ngày 200- 300
60 ngày 400- 500
Sau thu hoạch 600- 10000(**)

(**): Cây từ 6 tuổi trở lên lượng phân bón tăng lên từ 1kg cho đến 3kg (gia tăng tỷ lệ thuận với độ rộng của tán cây).

2. Một số qui trình kỹ thuật bón phân nên tham khảo:

a) Tài liệu cây sầu riêng của Lê Thanh Phong, Võ Thanh Hoàng, Dương Minh, Khoa trồng trọt trường Đại Học Cần Thơ- NXB Nông nghiệp- TPHCM năm 1996. Việc bón phân cho mỗi cây qua các năm tuổi được đề nghị như sau :

- Trong năm thứ 1: Bón cho mỗi cây từ 100- 150g N, 50g P2O5 và 50g K2O (tương đương 200- 300g Urêa + 300g Super lân + 100g K2SO4/ gốc). Bón mỗi lần phân nửa vào đầu và cuối mùa mưa.

- Trong năm thứ 2 và 3 : Mỗi năm bón cho cây 200- 300g N, 100g P2O5 và 100g K2O. Bón một lần phân nửa vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

- Năm bắt đầu cho trái: Bón cho mỗi cây 500g N, 250g P2O5 và 250g K2O. Có thể chia làm 3 lần bón :

* Lần thứ 1: Bón 1/3 đạm, 1/2 Kali ở giai đoạn trước khi ra hoa.

* Lần thứ 2: Bón 1/3 đạm và 1/2 Kali khi trái có đường kính 10- 15cm.

* Lần thứ 3: Bón 1/3 đạm và toàn bộ số phân lân sau khi thu hoạch trái xong.

- Năm cho trái ổn định: tăng dần lượng phân bón đến 2- 3kg NPK tỷ lệ 2-1-1 hàng năm và cần bón thêm 20- 30kg phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc.

Năm thứ 1 và thứ 2 nên pha phân để tưới. Từ năm thứ 3 trở đi nên xới xung quanh gốc để bón (vòng theo tán cây).

b) Tài liệu Phân bón và cách sử dụng của KS Nguyễn Thị Quí Mùi- NXB Nông nghiệp- TPHCM- 1997. Sầu riêng mới trồng ít chú ý đến việc bón phân. Lượng phân hóa học có thể bón cho 1 cây/ năm.

+ 200- 400g Urêa

+ 800- 1.000g Lân Super.

+ 100g Sulfat Kali (K2SO4).

Số phân trên có thể chia làm 4- 5 lần bón trong năm.

Có thể dùng NPK 15-15-15 dùng từ 300- 500g chia làm nhiều lần bón trong năm tùy theo tuổi của cây.

c) Tài liệu nghiên cứu qui trình trồng sầu riêng Thái Lan của Phichit Xôtvătthana :

- Trong 2 năm đầu sau khi trồng, việc bón phân có tính quyết định cho sự thành công trong nghề trồng sầu riêng. Tỷ lệ phân bón 15-15-15, liều lượng 300- 500g chia làm 3- 4 lần.

- Bón phân bồi dưỡng cho cây còn nhỏ hoặc cây có tuổi cao, sau khi thu hoạch trái nhằm thúc cho cây tạo hệ thống rễ chắc khỏe và tích lũy dinh dưỡng cho vụ ra hoa tiếp theo. Bón nhiều Phospho hơn theo tỷ lệ 12-24-12 với lượng dùng từ 200g đến 3 kg.

- Bón cho cây chuẩn bị ra hoa : Giai đoạn trước khi ra hoa nên bón chất đạm ít đi và tăng thêm Phospho và Kali như loại : 9-24-24.

- Bón phân ở giai đoạn kết trái : Nên dùng các loại phân làm tăng thêm chất lượng trái như 13-13-21 hay 14-14-21, lượng phân dùng từ vài trăm gam đến vài ký, và chia làm nhiều lần tùy cây lớn nhỏ. Để sầu riêng có chất lượng cao và trái to thì phun Kali cùng với Lưu huỳnh bột loại hòa tan trong nước nhưng không nên dùng quá liều cần thiết sẽ gây độc cho cây.

* Lưu ý :

- Tránh bón thúc vào giai đoạn cây đang ra cành lá non. Bón vào giai đoạn lá vừa già hay đã già.

- Kỹ thuật bón phân hóa học, tính toán liều lượng thích hợp và tỷ lệ NPK cung cấp cho cây sầu riêng là rất quan trọng. Trong thực tế canh tác môi trường đất trồng trọt mỗi vùng mỗi khác, đặc điểm sinh trưởng của từng giống cũng khác. Chưa có công trình nghiên cứu về cây sầu riêng hoàn chỉnh. Vì thế phải theo dõi điều chỉnh trong quá trình canh tác, quyết định lượng phân bón phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng … nhằm xác lập công thức và qui trình bón phân là vấn đề rất cần thiết.

1. Đối với cây sầu riêng phạm vi độ pH thích ứng hẹp nên dùng nhiều biện pháp để điều chỉnh độ pH như bón vôi, bón tro, bón các loại chất kiềm, làm thủy lợi … Một số phân bón có thể gây phản ứng bất lợi khi bón trên đất quá chua hay quá kiềm .

2. Chỉ bón phân khoáng khi đã xác định được đất đang thiếu, cây đang cần hay để phát huy tác dụng các loại phân khác cho cây trồng.

3. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá sử dụng cho cây sầu riêng. Ở một mức độ nào đó nó có thể thay thế được phân khoáng bón vào đất.

RHQ, 07/05/2007

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Hoàng

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Hoàng

Bưởi Hoàng là loại bưởi được trồng tại Thôn Hoàng Trạch xã Mễ Sở, Văn Giang Hưng Yên. Giống Bưởi Hoàng là giống bưởi ngọt, không the, được thu hoạch vào tháng 10 – 11, cây giống sau 18 tháng có thể thu hoạch.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Bưởi Hoàng là loại bưởi được trồng tại Thôn Hoàng Trạch xã Mễ Sở, Văn Giang Hưng Yên. Là giống bưởi ngọt có từ lâu đời rồi mà chỉ có làng Hoàng trồng mới ra trái ngon và ngọt nhất. Quả bưởi rất to (gấp 3 quả bưởi Diễn), vỏ mỏng, múi to mọng, ăn ngọt dịu đậm đà, nhiều nước. Rất thích hợp trong những bữa tráng miệng gia đình hoặc làm quà biếu.Giống Bưởi Hoàng là giống bưởi ngọt, không the, được thu hoạch vào tháng 10 – 11, cây giống sau 18 tháng có thể thu hoạch.

Cây Bưởi Hoàng đang là một trong những hướng phát triển cây ăn quả lớn tại các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Phú Thọ, …Và đặc biệt có thể RẢI VỤ thu hoạch bưởi trên vườn. Nhằm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC


1. Chọn giống:

- Cành chiết: Đối với cành chiết tốt nhất nên có độ tuổi từ 16 – 18 tháng tuổi, đường kính của cành 1,5 – 2,0 cm, các cành không bị sâu bệnh. Không nên chọn những cành dưới gốc, cành vượt và trên ngọn để chiết làm giống.

- Cây ghép: Mắt ghép phải được lấy đúng giống cây cần chọn, chồi ghép sinh trưởng khoẻ với chiều cao chồi (tính từ điểm ghép trở lên) là 30 – 40cm.

2. Thời vụ trồng bưởi hoàng:

- Vụ Xuân: bắt đầu trồng từ tháng 2 đến tháng 4

- Vụ Thu đông: bắt đầu trồng từ tháng 8 đến tháng 10

Do vụ xuân có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển nên vụ Xuân là thời vụ trồng cây bưởi hoàng tốt nhất.

3. Chọn và làm đất:

- Cây bưởi hoàng thích hợp với các loại đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất phải thoát nước tốt, có tầng canh tác dày trên 1m, mực nước ngầm dưới 1,5m, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất khá (hàm lượng mùn từ 1,5 – 2% trở lên), có đủ nguồn nước để tưới tiêu vào mùa khô hạn.

- Trước khi trồng khoảng 2 tháng phải tiến hành làm đất, cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ, gốc rễ cây (nếu đất khai hoang) và xử lý đất bằng vôi bột (500 kg/ha), Benlate (20 kg/ha), Basudin, Vibasu 10H (15 – 20 kg/ha).

4. Đào hố:

* Kích thước hố: Đối với vùng đất bằng 60cm x 60cm x 60cm, vùng đất đồi 80cm x 80cm x 80cm.

* Đào hố: Chú ý khi đào hố phải lấy lớp đất mặt đổ sang một bên và lớp đất phía dưới đổ sang bên khác.

5. Cách trồng bưởi hoàng:

– Cây giống là cành chiết: Đào 1 lỗ khoảng 30 x 30 cm xé bao nilong ngoài vỏ bầu rồi đặt nhẹ vào chính giữa tâm hố, gạt đất rồi nén chặt, tránh làm vỡ bầu đất. Dùng cọc và dây mềm cố định thân cây lại. Khi đặt cây cần chú ý tư thế của cây sao cho cây sau này tán phát triển thuận lợi, thân chính không bị nghiêng ngả. Trồng cây xong tưới nước đủ ẩm, ủ rơm rác xung quanh gốc cây đr giữu ẩm cho cây(tủ cách gốc 10 cm).

– Cây giống là cây ghép: Đặt cây để tư thế của cây sao cho cành ghép quay về hướng dưới gió để tránh gió to làm tách gãy cành ghép.

6. Chăm sóc, bón phân:

a, Bón phân

Đối với cây bưởi hoàng mới trồng, bón lót là 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân và 0,2kg vôi.

- Cây bưởi hoàng từ 1 – 3 năm tuổi, bón 1 – 3kg NPK, từ 0,5 – 1kg super lân.

– Cây bưởi hoàng từ 4 -6 năm tuổi, nên bón 4 -7kg NPK, từ 0,5 – 1kg super lân.

– Cây bưởi hoàng từ 7 -9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK và 0,5 – 1kg super lân.

b/ Làm cỏ:

Nên kết hợp các đợt bón phân để làm cỏ và vệ sinh vườn, cắt tỉa tạo tán, tạo hình cho tán cây để cây phát triển cân đối.

c/ Tưới tiêu:

– Chú ý tưới đủ ẩm cho cây vào những ngày nắng hạn, vì cây còn nhỏ, bộ rễ chưa ăn sâu, chống chịu kém.

– Cần có hệ thống tiêu thoát nước cho vườn cây vào mùa mưa.

7. Phòng trừ sâu bệnh cho Cây Bưởi Hoàng

* Sâu hại Bưởi

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citriella):

– Đặc điểm gây hại:

Phá hoại ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3 – 4 năm đầu mới trồng. Trên cây tập trung phá hoại thời kỳ lộc non, nhất là lộc xuân. Trưởng thành đẻ trứng vào búp lá non, sâu non nở ra ăn lớp biều bì lá, tạo thành  đường ngoằn ngèo, có phủ sáp trắng, lá xoăn lại, cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10).

- Phòng trừ: Phun thuốc diệt sâu 1 – 2 lần cho mỗi đợt lộc non bằng: Decis 2,5EC 0,1 – 0,15%; Trebon 0,1 – 0,15%; Polytrin 50EC 0,1 – 0,2%.

Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori):

- Đặc điểm gây hại:

Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

– Phòng trừ:

+ Bắt diệt trưởng thành (Xén tóc)

+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non

+ Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng

+ Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

Nhện hại:

– Đặc điểm gây hại:

+ Nhện đỏ (Panonychus citri): Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ đông xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vùng tròn  lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo.

+ Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus): Phát sinh chủ yếu ở trong những thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.

- Phòng trừ: Để chống nhện (nhện đỏ và nhện trắng) dùng thuốc Comite, Ortus 50EC, Pegasus 250 pha nồng độ 0,1 – 0,2% phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại phải phun kép 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày bằng những  thuốc trên hoặc phố trộn 2 loại với nhau hoặc với dầu khoáng trừ sâu.

Rệp hại: Chủ yếu hại trên các lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.

- Đặc điểm gây hại:

+ Rệp cam: Chủ yếu gây hại trên các cành non, lá non. Lá bị xoăn, rộp lên. Rệp tiết ra chất nhờn (gọi là sương mật) hấp dẫn kiến và nấm muội đen.

+ Rệp sáp (Planococcus citri): Trên mình phủ 1 lớp  bông hoặc sáp màu trắng, hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu. Những vườn cam hoặc cây cam ở gần ruộng mía thường hay bị từ mía lan sang.

- Phòng trừ: Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon pha với nồng độ 0,1 – 0,2%  phun 1 – 2 lần ở thời kì lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.

* Bệnh hại bưởi

Bệnh loét (Xanthomonas campestris)

Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại ở thời kì vườn ươm và cây mới trồng 1 – 3 năm, ở thời kỳ cây cho thu hoạch bệnh gây hại cả trên lá bánh tẻ, cành, quả non. Trên lá thấy xuất hiện các vết bệnh không định hình, mới mầu xanh vàng, sau chuyển thành màu nâu xung quanh có quầng vàng. Gặp điều kiện ẩm ướt gây thối rụng lá, gặp điều kiện khô gây khô giòn vết bệnh làm giảm quang hợp. Gây hại nặng trong điều kiện nóng, ẩm (vụ xuân hè).

Bệnh sẹo (Ensinoe fawcetti Bit. et Jenk)

Triệu chứng gây hại: Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt lá. Có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ lở, màu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. Bệnh đặc biệt gây hại nặng trong điều kiện nống và ẩm (vụ xuân hè).

– Phòng trừ:

+ Cắt bỏ lá bệnh, thu gom đem tiêu huỷ

+ Phun thuốc: Boocđo 1 – 2% hoặc thuốc Kasuran 0,2%.

- Cách pha thuốc boocđô (pha cho 1bình 10 lít):

+ Dùng 0,1 kg Sunfat đồng + 0,2 kg vôi đã tôi (nồng độ 1/100), nếu nồng độ 2% thì lượng sunfat đồng và vôi tăng gấp đôi.

+ Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat, 3 lít còn lại pha với vôi, lọc bỏ cặn bã, sau đó lấy dung dịch đồng loãng đổ vào nước vôi đặc vừa đổ vừa quấy cho tan đều sẽ được dung dịch boocđô.

Bệnh chảy gôm (Phytophthora citriphora):

- Đặc điểm gây hại:

Bệnh thường phát sinh ở phần sát gốc cây cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm trở xuống cổ rễ và rễ.

Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.

Bệnh nặng lớp vỏ bị hại thối rữa (giống như bị dội nước sôi) và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong có màu đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại, cây có thể bị chết ngay, còn bị một phần thì cây bị vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống đất có thể thấy nhiều rẽ cũng bị thối.

- Phòng trừ:

Đẽo sạch lớp vỏ và phần gỗ bị bệnh, dùng Boocđô 2% phun trên cây và quét trực tiếp vào chỗ bị hại, nếu bệnh đã lan xuống rễ phải đào chặt bỏ những rễ bị bệnh rồi xử lý bằng boocđô.

Có thể dùng các loại thuốc khác như Aliette 80NP, Benlat C nồng độ 0,2 – 0,3% để phun và xử lý vết bệnh.

Bệnh Greening:

- Đặc điểm gây hại: Cây có múi nói chung và bưởi nói riêng có thể nhiễm bệnh Greening vào bất kỳ giai đoạn nào từ  thời kỳ vườn ươm tới khi cây 10 năm tuổi. Tuy nhiên, bưởi ít nhiễm bệnh Greening hơn các giống cam quýt khác. Triệu chứng cho thấy: trước khi những lá non trở thành mầu xanh thì trở nên vàng, cứng lại và mất mầu. Mô giữa các gân lá chuyển xanh vàng hoặc hơi vàng và có đường vân. Đầu tiên các đọt và lá non bị bệnh sâu đó có thể biểu hiện trên cả tán. Cùng thời gian đó  lá xanh và lá già chuyển xang mầu vàng từ sống lá và gân lá. Các lá bị nhiễm bệnh có thể  bị rụng sớm, trong một vài tháng hoặc và năm tất cả các cành cây bị khô đi và tàn lụi.

– Phòng trừ:

+ Sử dụng cây giống sạch bệnh

+ Trồng sen ổi để xua đuổi rày chổng cánh.

+ Phun thuốc phòng trừ môi giới truyền bệnh (Rầy chổng cánh)

+ Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh đem đốt

+ Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu của cây

* Các bệnh do virus và viroid:Trên bưởi còn 2 loại bệnh khá nguy hiểm gây hại: bệnh vàng lá (do virus Tristeza gây hạ) và bệnh Exocortis (do viroids gây hại). Các bệnh này không chữa trị được bằng các loại thuốc hoá học như trên mà phải phòng trị bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh tới các kỹ thuật canh tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh vv…

Chúc bà con thành công

Cây bưởi Hoàng

Cây bưởi Hoàng


Bưởi Hoàng là loại bưởi được trồng tại Thôn Hoàng Trạch xã Mễ Sở, Văn Giang Hưng Yên. Là giống bưởi ngọt có từ lâu đời rồi mà chỉ có làng Hoàng trồng mới ra trái ngon và ngọt nhất. Quả bưởi rất to (gấp 3 quả bưởi Diễn), vỏ mỏng, múi to mọng, ăn ngọt dịu đậm đà, nhiều nước.

Giống Bưởi Hoàng là giống bưởi ngọt, không the, được thu hoạch vào tháng 10 – 11, cây giống sau 18 tháng có thể thu hoạch.

Thời vụ trồng bưởi hoàng Vụ Xuân: bắt đầu trồng từ tháng 2 đến tháng 4; Vụ Thu đông: bắt đầu trồng từ tháng 8 đến tháng 10. Do vụ xuân có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển nên vụ Xuân là thời vụ trồng cây bưởi hoàng tốt nhất.

Cây bưởi hoàng thích hợp với các loại đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất phải thoát nước tốt, có tầng canh tác dày trên 1m, mực nước ngầm dưới 1,5m, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất khá, có nguồn nước để tưới trong mùa khô hạn.

Cây bưởi Hoàng trồng với kích thước khoảng 4x5m/1 cây hoặc 5x5m/1 cây, tùy theo hình thức thâm canh hay xen canh, loại đất màu mỡ và kiểu hình đất dốc hay bằng mà chọn khoảng cách thích hợp.

Cây bưởi Hoàng giống được nhân giống theo hình thức chiết hoặc ghép cành để đảm bảo tính thuần chủng của cây giống, các cây con luôn mang các đặc tính tốt của cây giống mẹ đầu dòng.

Cây Bưởi Hoàng giống của trung tâm là cây ghép, vừa mang đặc điểm tốt của cây mẹ, lại có đặc tính nhanh ra quả, với gốc ghép là gốc bưởi hạt nên khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh khi đem trồng ngoài điều kiện tự nhiên.

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội

Giá bán: 15.000đ/1 kg

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Cây Sầu Riêng

Cây Sầu Riêng


Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10–18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa.

Sầu riêng có thân cây lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Quả có dạng hình bầu dục đến tròn, trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 7 kg, và trọng lượng từ 1 đến 2 kg. Cơm của quả thường có màu vàng nhạt.

Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn.

Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thời điểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm (từ 0 tới 1 giờ) và một số ít vào giữa trưa (12 tới 13 giờ), những giờ khác không có trái rơi (rụng). Nhờ đó con người tránh được tai nạn.

Trái sầu riêng có nhiều "múi", mỗi múi có 1 đến 3 hạt. Phần ăn được là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hạt có kích cỡ như hạt mít, có thể ăn được nếu được nướng, chiên hay luộc.

Cây sầu riêng giống là cây ghép được chuyển từ miền Nam ra nên bà con hoàn toàn yên tâm về chất lượng cây giống, thời gian ra quả của cây ghép nhanh hơn và năng suất ổn định hơn so với trồng cây bằng hạt.

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Miền Nam

Giá bán: 90.000đ/1 kg

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Cây Sa Kê Giống

Cây Sa Kê Giống

Xa kê hay sa kê (danh pháp hai phần: Artocarpus altilis) là một loài cây gỗ có hoa trong họ Dâu tằm (Moraceae), bản địa của bán đảo Mã Lai và các đảo miền tây Thái Bình Dương, nhưng hiện nay đã được trồng rộng khắp trong khu vực nhiệt đới, trong đó có miền Nam Việt Nam. Quả sa kê có mùi và vị như bánh mì nên còn được gọi là cây bánh mì - đây là quả lớn nhất trên cạn.

Xa kê là cây gỗ có thể cao tới 20 m (66 ft). Các lá to và dày bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Tất cả các phần của cây đều có chứa nhựa mủ, một loại nhựa cây có màu trắng sữa, được người ta dùng vào việc xảm thuyền.

Xa kê là một trong những loài cây lương thực có sản lượng cao, với một cây có thể ra tới trên 200 quả mỗi mùa. Các nghiên cứu tại Barbados chỉ ra năng suất tiềm năng 16-32 tấn/ha

Xa kê chứa nhiều tinh bột, và trước khi ăn nó có thể được quay, nướng, chiên, luộc. Khi được chế biến, nó có mùi vị giống như khoai tây hay tương tự như bánh mì mới nướng, vì thế mà có tên gọi cây bánh mì.

Cây Sa Kê là một trong những loại cây được nhiều người ưa chuộng hiện nay, không nhưng đêm lại vẻ đẹp tươi mát, trong lành cây còn mang nhiều giá trị, được dùng để làm lương thực, làm thực phẩm, làm thuốc và lấy gổ vì gổ sa kê lúc đầu có màu vàng sau đó tiếp xúc với không khí biến thành màu đen như gổ mun nên có giá rất cao trên thị trường thế giới.

Cây sa kê giống là cây ghép được chuyển từ miền nam ra nên quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cây giống, đảm bảo sự phát triển tốt và sớm cho quả, thời gian cho quả khoảng 3 năm sau khi trồng.

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Miền Nam

Giá bán: 30.000đ/1 kg

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm

Lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm thích hợp cho chôm chôm phát triển. Nếu lượng mưa đầumùa nhiều làm màu sắc vỏ quả không đẹp và gây hiện tượng nứt quả trên chôm chôm cho quả sớm, nhất là giống chôm chôm có vỏ quả mỏng.


Cây chôm chôm (Nephelium lappaceum Linn.) có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia, hiện nay được trồng ở các nước như: Malaysia, Indonesia, Philippines, Thailand,..., Việt Nam, là loại cây ăn quả nhiệt đới thích hợp vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt quả tươi gồm có: 63 calo năng lượng; 82.9% nước; 0.9g Protein; 0.1g chất xơ; 3mg Ca; 6mg P; 1.8mg Fe; 4 I.A Vitamin A; 0.04mg Vitamin B1; 0.05mg Vitamin B2; 0.6mg Vitamin PP và 31mg Vitamin C...

Hầu hết các nước sản xuất chôm chôm tiêu thụ nội địa, trừ Thailand và Malaysia xuất khẩu chôm chôm sang thị trường châu Âu dưới dạng quả tươi và chế biến.

I. YÊU CẦU SINH THÁI

1. Nhiệt độ: thích hợp 22-30°C, khi nhiệt độ trên 40°C thì cây rụng hoa, rụng quả rất nhiều. Nhiệt độ dưới 22°C thúc đẩy cây ra đọt do đó chôm chôm chậm ra hoa.

2. Lượng mưa

Lượng mưahàng năm trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm thích hợp cho chôm chôm phát triển. Nếu lượng mưa đầumùa nhiều làm màu sắc vỏ quả không đẹp và gây hiện tượng nứt quả trên chôm chôm cho quả sớm, nhất là giống chôm chôm có vỏ quả mỏng.

Cây cần khô hạn khoảng 1 tháng để hình thành mầm hoa, nếu mưa nhiều chỉ kích thích ra lá. Nhưng khô hạn vào thời kỳ thụ phấn, thụ tinh hoặc quả phát triển thì quả rụng nhiều, quả nhỏ, ảnh hưởng đến phẩm chất quả, nên cây cần đượctưới nước bổ sung.

3. Ánh sáng, ẩm độ, gió

Nắng nhiều kết hợp với gió mạnh làm chôm chôm cháy lá. Gió mạnh và khô dẫn đến cháy lá và râu vỏ quả chôm chôm bị héo, do đó quả kém phẩm chất, nên thiết kế trồng hàng cây chắn gió cho vườn chôm chôm.

4. Đất đai

Chôm chôm thích hợp trong vùng vĩ tuyến 12° Bắc trở vào phía Nam và ở độ cao dưới 600-700m, đất không bị nhiễm mặn, đất thịt pha cát hay sét, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Đất đỏ Bazan không có tầng đá là thích hợp nhất. Độ pH thích hợp từ 4,5-6,5, nếu pH cao hơn cây có triệu chứng vàng lá do thiếu Zn, Fe...

II. Cách nhân giống, tiêu chuẩn cây GIốNG tốt và những giống phổ biến hiện nay

1. Cách nhân giống

Chọn trồng cây con được nhân giống bằng cách ghép vì trồng cây ghép sẽ cho quả sớm 3-4 năm sau khi trồng, cây có bộ tán rộng, thấp hơn so với cây trồng từ hạt lâu cho quả (5-6 năm sau khi trồng), cây không đồng đều.

2. Tiêu chuẩn cây giống tốt

Cây giống tốt phải đúng giống, đạt 4-5 tháng tuổi sau khi ghép, cây đang sinh trưởng khoẻ và đạt các yêu cầu về hình thái, như:

- Thân gốc ghép thẳng, đường kính 0,8-1,3 cm, vỏ không vết thương tổn đến phần gỗ, mặt cắt có quét sơn, không bị dập, sùi, nằm ngay phía trên chân của thân cây giống, vết ghép tiếp hợp tốt và cách mặt bầu ươm 15-20cm

- Cổ rễ và rễ cọc thẳng, bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ.

- Thân cây ghép thẳng, chiều cao tính từ mặt bầu ươm đến đỉnh chồi từ 60cm và đường kính thân (vị trí trên vết ghép) từ 0,8cm trở lên, chưa phân cành, có trên 9 lá kép, lá ngọn thành thục, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng giống.

- Cây không mang các sâu bệnh hại.

3. Những giống phổ biến hiện nay

Hiện nay, chôm chôm được trồng phổ biến ở miền Nam tại các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, ĐồngNai, Bình Dương...với các giống như:
  
- Chôm chôm Java: Quả có dạng hình cầu, trọng lượng trung bình 30-40g, râu vỏ quả dài, vỏ quả màu vàng-đỏ đến đỏ sậm, thịt quả chắc, ráo độ tróc thịt quả tốt, có vị ngọt chua nhẹ, phẩm chất khá ngon.

- Chôm chôm nhãn: Quả dạng hình cầu nhỏ, trọng lượng trung bình từ 15-20g, râu vỏ quả ngắn, vỏ quả dày và có rãnh dọc kéo dài từ đỉnhđến đáy quả, vỏ quả có màu vàng đến vàng-đỏ, thịt quả ráo, chắc, độ tróc thịt quả rất tốt, có vị rất ngọt, thơm, phẩm chất rất ngon.

- Chôm chôm Rongrien: Là giống có nguồn gốc từ Thailan, trọng lượng quả trung bình 30-33g, quả có dạng hình cầu, râu vỏ quả dài và khi chín chóp râu có màu xanh, vỏ quả màu đỏ thẩm, thịt quả màu trắng, ráo, dai và rất dễ tróc khỏi hạt, có vị rất ngọt, hạt nhỏ, phẩm chất rất ngon.

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

A. Thiết kế vườn

1. Đào mương lên líp (luống): Giống phần thiết kế vườn ở cây bưởi

2. Trồng cây chắn gió: Giống phần thiết kế vườn ở cây bưởi

3.  Khoảng cách trồng

Khoảng cách cây trồng tuỳ theo loại đất, mức độ cơ giới hóa và canh tác, khoảng cách cây trên hàng 5-8m, giữa hàng 6-10m. Vùng ĐBSCLtrồng khoảng cách: 5x6 m; 5x7 m hay 6x8m, miền Đông Nam Bộ nơi đất tốt, tầng canh tác dày, trồng khoảng cách xa hơn.

B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc


1. Thời vụ trồng

Vùng ĐBSCL trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm chi phí và công tưới hoặc cuối mùa mưa, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên bắt đầu trồng từ tháng 6-7 dương lịch và vùng Duyên Hải Nam trung bộ trồng vào tháng 8-9 dương lịch .

2. Chuẩn bị hố và cách trồng

a. Vun mô, đào hố trồng

Làm mô đất hoặc đào hố trước khi trồng cây con từ 1-3 tháng. Vùng ĐBSCL trồng chôm chôm trên mặt líp, nếu đất thấp cần phải vun mô trồng, kích thước mô rộng 0,6-0,8m, chiều cao 0,3-0,5m. Đất làm mô nên dùng đất vườn cũ, đất bãi sông, đất ruộng... trộn với 10-20 kg phân hữu cơ hoai, vôi 0,5-1 kg, phân DAP hoặc NPK (16-16-8) 200-300g, Regent 10-20g và 100-200g Coc- 85.

Vùng đất cao đào hố trồng có kích thước: 60-80cm x 60-80cm x 60-80cm, trộn hổn hợp đất mặt, phân NPK, Regent và Coc-85 như trên, trộn đều và lấp đầy hố.

b. Cách trồng


Giữa mô đất (vùng ĐBSCL) hoặc hố (vùng Miền Đông Nam Bộ) đào lỗ trồng có kích thước bằng với bầu đất cây con, lấy cây con ra khỏi bầu đất và đặt cây con vào lỗ trồng trồng, lấp và nén đất nhẹ quanh bầu đất cây con đến độ cao bằng với mặt đất của mô hay hố; cắm cọc và buộc cây con phòng gió lay; che mát tạm thời cho cây trong những tháng đầu sau khi trồng; tưới nước cho cây con ngay sau khi trồng.

3. Tủ gốc giữ ẩm

Vào mùa khô dùng lá, cỏ hoặc các phế phẩm sau thu hoạch phủ gốc giữ ẩm cho cây .

4. Làm cỏ và trồng xen

Làm cỏ thường xuyên để tránh bị cạnh tranh nước, dinh dưỡng... Làm cỏ bằng tay, bằng máy hoặc phun thuốc hoá học.

Giai đoạn cây mới trồng chưa giao tán trồng xen các cây họ đậu, cây phân xanh để cải tạo đất trên vùng đấtnghèo chất hữu cơ hoặc trồng xen lấy ngắn nuôi dài, hạn chế cỏ dại (hình 8), trồng các cây ăn quả như: chanh, chuối, đu đủ, dứa, ổi.., hay trồng các loại cây rau, hoa.

Sau khi trồng 6 tháng bồi thêm đất cho mô. Hàng năm sau thu hoạch vét bùn bồi mặt líp (nếu có điều kiện) lớp đấtdày 1-3 cm, không bồi quá dày ảnh hưởng đến bộ rễ.

5. Tưới nước

Trồng chôm chôm đạt năng suất và chất lượng phải cung cấp đủ nước cho cây vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Nguồn nước tưới không bị nhiễm mặn (NaCl< 2g/l nước). Lượng nước tưới, chu kỳ tưới tuỳ loại đất, thời tiết, giai đoạn phát triển của cây. Cây con mới trồng tưới ít nhất 3 lần trong tuần, cần thiết tưới 2 lần trong ngày nhất là trong mùa nắng. Ở vùng ĐBSCL chôm chôm cho quả vào giai đoạn khô hạn, cần tưới đủ nước cho cây. Trong mùa mưa lũ, thoát nước kịp thời không để nước đọng trên vườn chôm chôm.

6. Tỉa cành và tạo tán

Tạo tán cho cây từ nhỏ là cần thiết, bấm ngọn khi cây ghép đạt chiều cao 70-100 cm, sau đó tỉa cành giữ lại 3-5 cành khỏe, cách nhau đều và tạo thành góc lớn với thân. Thường xuyên tỉa cành phát triển từ thân cây gốc ghép.

Hàng năm sau thu hoạch xén những gié hoa còn lại trên cây, cành dinh dưỡng là cành non mọc thẳng từ thân cành chính, cành sâu bệnh, cành đan chéo ngoài tán, cành dưới tán, cành trong tán... cho hợp lý để thúc đẩy cây mọc chồi tược non và cho quả vụ sau.

Khi năng suất bắt đầu giảm, thường sau 20 năm tuổi, cắt ngang những cành chính, giảm chiều cao đếnkhoảng 1/3, hoặc cách mặt đất 30-50 cm, dùng sơn bảo vệ mặt cắt, khi những cành non phát triển từ dưới mặt cắt, tỉa giữ lại một số cành khoẻ thích hợp, hoặc khi cành đạt đường kính từ 0,5cm tiến hành ghép đổi giống. Sau 2 năm cây lại cho quả.

7. Bón phân

a. Bón phân


Liều lượng và công thức phân NPK bón cho cây hàng năm thay đổi theo điều kiện đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây, tuổi cây, thời kỳ bón, năng suất thu hoạch vụ trước. Tuy nhiên, có thể bón phân cho cây chôm chôm như sau:

Tuổi cây Tổng lượng phân bón NPK
1 099
2 1,5
3 3,0
4 3,9
5 4,5
6 6,0
7 9,0
810 9,0
11-14 10,5
Trên 14 12,0


Nguồn: Sahadevan, N., 1987)


Tổng lượng phân bón hổn hợp NPK trên chia đều ra bón 3 lần trong năm. Trong 3 năm đầu sau khi trồng bón phân hổn hợp NPK(15-15-15) hoặc NPK (20-20-15), bón 3 lần trong năm, hoà trong nước tưới hoặc xới đất nhẹ kết hợp bón phân, cách gốc 15-30 cm và tưới. Giai đoạn cây cho quả bón phân hổn hợp NPKMg(12-6-22-3). Hoặc bón phân theo thời kỳ sau:
Thời kỳ bón phân Công thức phân bón Trộn hỗn hợp phân (Urê + Super lân + Kali Nitrat)
Sau khi thu hoạch NPK (15-15-15), Urê và toàn bộ phân hữu cơ 2,340 + 9,090 +3,260
Trước khi ra hoa NPK (8-24-24) 0,264 + 14,545 + 5,217
Sau đậu quả NPK(15-15-15) 2,340 + 9,090 + 3,260
Vào tuần thứ 9 sau đậu quả NPK(15-15-15) và K2SO4
Hoặc NPK(8-24-24)
1,564 + 7,273 + 3,696
Hoặc 0,264 + 14,545 + 5,217
(Nguồn: Muchjajib (1990), FAO)
Cách bón: Xới đất hoặc đào rãnh đến độ sâu phù hợp theo hình chiếu tán cây và bón phân vùi lấp lại.

b. Phun phân bón qua lá

Phun một trong các loại phân bón qua lá sau để nuôi quả như: Master Gro (6-30-30) hoặc Master Gro (15-30-15), Thiên Nông, Komix Superzinc K... khi quả đạt đường kính 1cm, khoảng 5 tuần sau đậu quả, phun 3-4 lần cách nhau 7-15 ngày.

8. Xử lý ra hoa

Sau khi thu hoạch, xén tỉa cành, làm cỏ... và bón phân cho cây, cây cho ít nhất 1 cơi đọt tiến hành tạo khô hạn bằng cách ngưng tưới nước hoặc thoát toàn bộ nước khỏi mương, nếu cần dùng nilon phủ gốc và mặt líp (hình 18), có thể kết hợp phun phân bón lá Master Gro (15-30-15) hoặc Monopotasium (MKP-0-52-34), đến khi thấy lá có triệu chứng héo thì tưới nhiều nước 1-2 lần cách nhau 7 ngày, kết hợp phun Master Gro (10-52-10) giúp cây ra hoa tốt hơn. Khi phát hoa đạt 10-15 cm tưới nước lại nhưng không tưới quá nhiều, đến khi hoa nở giảm lượng nước tưới. Trường hợp cây ra đọt không ra hoa thì phải bón phân và tưới nước, đến khi lá thuần thục thì tiến hành xử lý ra hoa lại.

9. Tăng đậu quả

Để tăng đậu quả chôm chôm ngoài biện pháp trồng xen cây hoặc tháp, ghép cành chôm chôm đực, trong vườn theo tỉ lệ 1:8 hoặc 1:10 , kết hợp nuôi ong mật trong vườn chôm chôm, phun chế phẩm Ramale tạo hoa đực (pha 30 cc trong 6-8 lít nước), khi gié hoa bắt đầu nở đến nở 30%, phun trên 2-3 gié hoa trên chòm của tán cây và khoảng cách chòm 2-4m, phun lỗ trồngp lại 2-3 lần.
* Qui trình canh tác chôm chôm cho quả được tóm tắt theo sơ đồ sau:

IV. phòng trị sâu bệnh chính

A. Sâu hại

1. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Hình thái và cách gây hại:

Thành trùng là một loại bướm có chiều dài sải cánh 20 -23mm, toàn thân màu vàng, trên cánh có nhiều chấm nhỏ màu đen.

Trứng có hình elip dài khoảng 2- 2,5mm, trứng lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt. Ấu trùng mới nở có màu trắng sữa, đầu màu nâu, về sau chuyển thành màu trắng hơi ửng hồng, trên lưng mỗi đốt cơ thể có 4 chấm màu nâu nhạt, trên các đốm có mang 1 sợi lông cứng nhỏ. ấu trùng phát triển đầy đủ dài 17- 20 mm.

Nhộng dài khoảng 12 - 13 mm nằm trong một cái kén bằng tơ, ban đầu có màu nâu nhạt khi sắp vũ hóa có màu nâu đậm và có thể thấy rõ các chấm đen trên cánh. Cả thành trùng đực và cái đều ănmật hoa. Trưởng thành cái đẻ trứng trên trái, đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa các trái.

Sâu có thể gây hại từ khi trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch, nặng nhất là khi trái bắt đầu có cơm. Trái non bị sâu đục thường biến dạng, khô và rụng, trái lớn nếu bị hại sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất. sâu thường hóa nhộng ở nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên bề mặt trái.(Hình 19).

Phòng trị

- Vệ sinh vườn bằng cách thu gom những trái bị nhiễm đem tiêu hủy.

- Cắt tỉa cành sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng.

- Dùng bẩy đèn với ánh sáng đen (Black light) để bẩy trưởng thành.

- Có thể sử dụng bao trái để giảm thiệt hại.

- Phun thuốc nếu có 1% số trái trong vườn bị tấn công, có thể dùng các loại thuốc gốc cúc tổng hợp như: Malate 73 EC 25-30cc/8lít, Vovinam 2,5EC 25-30cc/8lít, Karate, Polytrin, Cymbush...Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để bảođảm an toàn cho nguời sử dụng.

2. Sâu đục trái ( Acrocercops cramerella)

Hình thái và cách gây hại: Thành trùng là một loại ngài nhỏ có chiều dài sãi cánh 12 mm, toàn thân màu nâu nhạt, râu và chân rất dài, cánh trước có hình lá liễu thon dài có những vân trắng, cánh sau hình dùi rìa cánh mang nhiều lông tơ. Thời gian sống của trưởng thành khoảng 7 ngày.

Thành trùng cái đẻ từng trứng trên cuống trái, trứng có hình bầu dục dẹp kích thước 0,5 mm, thời gian trứng 6 - 7 ngày. ấu trùng có 4 - 6 tuổi, khi mới nở ấu trùng có màu trắng sữa, đầu màu vàng và không chân, khi phát triển đầy đủ ấu trùng chuyển sang màu vàng nhạt kích thước 12 mm, giai đoạn ấu trùng kéo dài 14 - 18 ngày. Sâu thường hóa nhộng ở kẻ trái, nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên lá khô, thời gian nhộng khoảng 6 - 8 ngày.

Thành trùng hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng nấp dưới lá hoặc cành cây. Trên chôm chôm loài này gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín. Trưởng thành đẻ trứng trên cuống trái, ấu trùng sau khi nở đục vào và ăn phần thịt trái hoặc vỏ hạt tạo thành những đườnghầm ngoằn ngoèo, đôi khi chúng có thể đục cả vào hạt.(Hình 20).

Phòng trị

- Thu hoạch trái sớm khi trái vừa chín, tránh giữ trái chín quá lâu trên cây.

- Có thể sử dụng bao trái để giảm thiệt hại.

- Trong tự nhiên trứng sâu đục trái Conomorpha cramerella bị ký sinh bỡi ong ký sinh họ Trichogrammatidae và kiến, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra.

- Có thể phun thuốc để Phòng trị bằng các loại thuốc như Fenbis 25EC 30-35cc/8lít, Sago super 10EC 25-30cc/8lít, Karate, Polytrin, Cymbush...

3. Rệp sáp (Planococcus sp.)

Hình thái và cách gây hại: Đây là loại côn trùng đa ký chủ. Trên chôm chôm loài này không gây thiệt hại nhiềuđến năng suất trái, tuy nhiên rệp sáp gây hại cũng làm cây phát triển kém, râu trái ngắn, và chúng còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái. ấu trùng màu hồng, cơ thể rất nhỏ khoảng 1mm có chân và có thể di chuyển nhưng khi trưởng thành rệp sáp không di chuyển, bên ngoài cơ thể có một lớp sáp trắng bao bọc. Rệp thường sống cộng sinh với kiến, kiến giúp rệp phát tán ra các nơi khác trên cây và vườn.

Phòng trị:

- Vệ sinh vườn: Cắt tĩa cành cho thông thoáng, thu hái những trái bị hại năng đem tiêu hủy.

- Diệt kiến hôi để hạn chế sự lây lan của rệp.

- Nếu bị rệp gây hại nặng dùng các loại thuốc như: Pyrinex 20EC 30-35cc/8 lít, Fenbis 25EC 30-35cc/ 8lít, Suppracide, Dầu DC-Tron plus 98,8EC,...

4. Sâu ăn bông (Thalasodes sp.)

Hình thái và cách gây hại: Sâu gây hại phổ biến trên chôm chôm, ấu trùng ăn phá trên bông và trái non. Thành trùng là loại bướm có màu xanh, chiều dài sải cánh 24- 25mm, mép cánh trước và cánh sau có đường viền nhỏ màu nâu. ấu trùng có dạng sâu đo màu xanh hoặc nâu nhạt, thân mình mảnh khảnh, sâu phát triển đầy đủ dài 27- 28 mm, ấu trùng thường có tập quán bám sát trên các nhánh bông khi bị động nên rất khó phát hiện. Nhộng màu xanh nhạt khi sắp vũ hóa chuyển sang màu vàng nâu. Chôm chôm ra bông muộn bị nhiễm nặng hơn các đợt ra bông sớm.

Phòng trị: Khi thấy sâu xuất hiện, phun các loại thuốc như: Fenbis 25EC 30-35cc/ 8lít, Secsaigon 50EC 25-30ml/8lít, Karate, Decis, Fastac,

B. Bệnh hại

1. Bệnh phấn trắng ( do nấm Oidium sp.)


Triệu chứng: Đây là bệnh gây hại nặng và rất phổ biến trên cây chôm chôm. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn hoa và trái non. Đôi khi cũng thấy bệnh tấn công ở mặt dưới lá giai đoạn cây ra lá non. Hoa và trái bị phủ bởi một lớp phấn màu trắng xám làm cho hoa trái non bị khô,đen. Giai đoạn trái hơi lớn cũng có thể bị phấn trắng tấn công làm cho gai trái bị khô, héo phần chóp gai rồi ăn lan vào làm cho cả trái bị khô đen. Trái bệnh bị nhiễm trễ hay nhiễm nhẹ sẽ kém phát triển, cơm nhỏ hoặc lép.

Phòng trị: Giai đọan cây ra hoa đậu trái non phải thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm được bệnh. Khi phát hiện bệnh phải cắt bỏ và thiêu huỷ ngay chùm hoa, trái non nhiễm bệnh và phun ngay thuốc hoá học để phòng trị kịp thời, bảo vệ hoa và trái non bằng các loại thuốc có lưu huỳnh như: Kumulus, OK Sulfurlac, hay các loại thuốc như Sulox 80WP, Carbenzim 500 FL, Nustar, Anvil hoặc Tilt ... theo các liều lượng khuyến cáo của từng loại thuốc.

2. Bệnh thán thư ( do nấm Colletotrichum gloeosporioides)

Triệu chứng: Bệnh có thể tấn công trên lá và trên trái. ở trên các lá trưởng thành các đốm bệnh không có hình dạng nhất định màu nâu và sau đó lan rộng ra đường kính khoảng 1 cm. Trên bề mặt vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu nâu nhạt đến đen. Trên trái, nấm bệnh có thể tấn công vào giai đoạn trái sắp chín. Tuy nhiên bệnh này không phổ biến trên chôm chôm.

Phòng trị: Khi phát hiện bệnh có thể xử lý các loại thuốc hoá học để phòng trị bệnh như Bendazol 50WP 25-35g/ 8lít, Thio-M 500SC 10-15cc/8lít, theo các liều lượng khuyến cáo.

3. Bệnh cháy lá (do nhiều loại nấm Pestalotia, Phomopsis... )

Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện trên các lá trưởng thành, bệnh làm cho các lá già bị cháy, khô từ chóp lá lan dần vào trong, đôi khi cũng thấy vết bệnh bắt đầu từ hai bên mép lá lan dần vào trong. ở mặt dưới của vết bệnh có thể nhìn thấy những ổ nấm màu đen.(Hình 24).

Bệnh cháy lá xuất hiện phổ biến vào mùa nắng, những vườn cây ít được chăm sóc thì thường bệnh nhiều hơn. Bệnh không làm rụng lá nên không gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây.

Phòng trị:

Nên tăng cường bón phân hữu hoai mục cho vườn cây giúp cây phát triển tốt đồng thời tạo ẩm độ đất thích hợp cho cây phát triển khoẻ nên hạn chế được sự phát triển của bệnh.

Trong mùa nắng nóng nên tưới nước và tủ rơm rạ quanh gốc cây cũng hạn chế được bệnh cháy lá cho cây.

4. Bệnh thối trái ( do nấm Phomopsis sp., Dothiorella spp. )


Triệu chứng: Bệnh này thường xuất hiện trong giai đoạn trái chín, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất trái. Triệu chứng ban đầu của bệnh là những vùng mất màu trên bề mặt vỏ trái, sau đóhình thành những đốm màu nâu và có thể có nhiều tơ nấm xuất hiện trên bề mặt vết bệnh. Nấm bệnh cũng dễ tấn công ở phần cuống trái và gây nên bệnh thối cuống trái.. Một số trường hợp bệnh thối cuống trái còn do nấm Lasiodiplodia theobromae gây ra.(Hình 25).

Phòng trị:

Cắt tỉa và loại bỏ những cành bị khô và chết trên cây.

Kiểm soát chế độ tưới và tiêu nước cho cây một cách đều đặn cũng hạn chế được bệnh vì khi cây bị sốc nước cũng rất thuận lợi cho bệnh phát triển.

Tồn trữ lạnh cũng hạn chếđược sự phát triển của bệnh trên trái giai đoạn sau thu hoạch.

V. Thu hoạch và cách bảo quản

Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch quả khoảng 100-120 ngày, khi quả chín màu sắc của vỏ quả thường có màu đỏ vàng-đỏ sậm, vàng-vàng đỏ, đỏ thẩm... và râu của vỏ quả thường đỏ nhưng chóp râu có thể có màu vàng, xanh... thay đổi tuỳ vào giống.

Nên thu hoạch quả làm nhiều đợt để quả có màu sắc đẹp, không thu hoạch quá chín vì màu sắc vỏ quả sẽ sậm, thịt quả bị đục có hương vị kém, dễ bị côn trùng tấn công.

Năng suất thu hoạch tùy vào tuổi cây, cây 15 năm tuổi có thể đạt 70-150kg quả ở vùngĐBSCL và đạt 200-400kg quả ở vùng miền Đông nam bộ.

Trong điều kiện nhiệt đới, màu sắc của vỏ và râu vỏ quả chôm chôm bắt đầu xấu đi khoảng 3 ngày sau khi thu hoạch, tồn trữ trái ở nhiệt độ 10-150c trong túi PE có đục lỗ giữ được10 ngày, trong túi PE dày kín có thể giữ được 12 ngày.
Theo: Ks. Lê Thị Khỏe, ThS. Huỳnh Trí Đức, NCS. Huỳnh Văn Thành

Kỹ thuật trồng chôm chôm

Kỹ thuật trồng chôm chôm


Sau mỗi mùa thu hoạch tỉa bỏ các cành đã mang trái bằng cách bấm sâu vào các cành này vì chúng đã kiệt nhựa để cành mới sinh ra

Chôm chôm (rambutan) là cây ra hoa nhiều, song tỉ lệ hoa thụ rất thấp, tỉ lệ quả chị từ 1 đến 3%. Sự thúi (hư) quả xảy ra nặng trong 3 tuần đầu khi thụ tinh và nhẹ hơn trước khi quả chín. Có lẽ nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng (thiếu phân).

Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), nhưng thông thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả (hiếm khi cả hai phát triển thành quả). Thời gian phát triển mất từ 13 tới 16 tuần lễ. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần lễ thứ 9 cho tới tuần lễ thứ 13 và chậm hẳn từ tuần lễ thứ 13 tới tuần lễ thứ 16 (lúc thu hoạch).

Tại Thái Lan người ta cho rằng các yếu tố tiền thu hoạch sẽ ảnh hưởng tới chất lượng chôm chôm hậu thu hoạch. Đó là: Yếu tố khí hậu, biện pháp canh tác và phun hóa chất.

YẾU TỐ KHÍ HẬU

- Ánh sáng có ảnh hưởng tới sự chuyển biến màu của vỏ quả, tức là sự chuyển biến của sắc tố anthocyanins. Quả ở ngoài sáng đỏ tươi, đẹp hơn quả trong bóng rợp.

- Lượng mưa và độ ẩm rất quan trọng nhất là trong thời gian quả phát triển cần nhiều nước. Những quả nhỏ khi chín thường là kết quả của sự thiếu nước trong những tuần lễ đầu của quá trình phát triển quả. Như vậy nếu làm quả ra sớm, nghĩa là phần đầu của quá trình phát triển nằm trong mùa nắng thì vườn cần được tưới nước. Ngược lại mưa thất thường vào đầu mùa mưa làm cho quả dễ bị nứt vì lúc này ruột quả phát triển quá mạnh so với phần vỏ. Theo ghi nhận của nhiều nhà làm vườn tại Thái Lan có những năm tỉ lệ nứt quả trên giống chôm chôm nổi tiếng vỏ mỏng (rongrien) lên đến trên 50%. Mỗi quả chôm chôm có độ 400 cái râu (lông), trên mỗi râu có nhiều khẩu bào làm thoát hơi nước mạnh, vì thế hễ ẩm độ không khí thấp sẽ làm các râu queo lại, chuyển qua màu nâu đen, kém chất lượng.

CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC


Hai biện pháp quan trọng là bón phân và tưới nước:

- Bón phân: cần bón đầy đủ và cân đối, lượng phân và tỉ lệ các loại phân thay đổi theo tính chất của đất, độ lớn của cây và sản lượng cây. Khảo cứu của các tác giả Thái Lan cho biết trong thời kỳ cây tăng trưởng (kiến thiết cơ bản) cần bón N-P-K theo công thức 16-16-16. Trong thời kỳ thu hoạch theo tỉ lệ N-P-K là 12-12-17 và trong khi nuôi quả là 13-13-21. Cần bón từ 2 đến 3 lần mỗi năm, lượng phân tăng mỗi năm 0,5 kg. So với cách bón phân tại nước ta thì bà con ta chú trọng nhiều vào phân đạm hơn các loại phân khác.

- Sự tưới nước thất thường sẽ dẫn đến các hiện tượng sau:


+ Quả không đồng đều, lúc thiếu nước quả nhỏ hơn bình thường.

+ Quả có thể bị nứt, nhất là giai đoạn đầu của quá trình phát triển quả đã phát triển xong phần vỏ ở thời kỳ thiếu nước tiếp theo là giai đoạn phát triển ruột quả ở thời kỳ thiếu nước khiến phàn ruột phình ra, vỏ bị tức nên nứt toạc ra, hiện tượng này cũng gặp nhiều loại trái như chuối, cam, mít... Hiện nay ở một số nước, biện pháp tưới nước nhỏ giọt được coi là lý tưởng vì giữ độ ẩm điều hoà hơn, đỡ tốn nước (trường hợp Long Khánh), kiểm soát phân tốt hơn...

PHUN HOÁ CHẤT

-Thuốc trừ sâu bệnh:
quả chôm chôm hay bị sâu đục quả, ruồi đục quả, và giống như nhiều vùng trồng chôm chôm khác trên thế giới là bị bệnh phấn trắng nghiêm trọng, tại Long Khánh bà con gọi là bệnh "râu kẽm". Chùm quả bị nhiễm bệnh sẽ bị rụng hoặc còi cọc như vậy cần sử dụng thuốc trừ nấm để phun lên quả ngay ở giai đoạn còn non.

- Chống hiện tượng quả bi:
Các chất điều hòa tăng trưởng được dùng khá phổ biến ở Thái Lan trên cây chôm chôm (ở nước ta vùng trồng sơ ri ở Gò Công Đông đã dùng nhiều). Có hai loại bông được sinh ra trên các cây khác nhau: Bông đực và bông lưỡng tính.Vì bông đực không thể cho quả nên các người trồng tỉa có khuynh hướng loại bỏ cây đực qua công việc chọn giống, ghép cây... Điều này dẫn đến không đủ nguồn hạt phấn để thụ cho các hoa lưỡng tính. Trong một số trường hợp hiện tượng quả điếc, hay còn gọi là "quả bi" xuất hiện những quả này có rất ít thịt. Để khắc phục hiện tượng này tại một số vùng trồng tại Thái Lan người ta phun chất NAA (naphthalene acetic acid). Nồng độ biến động từ 40-160 mg/lít (40-160 ppm) phun ở giai đoạn nụ trước khi bông nở. Khi quả đã thụ rồi để tăng kích thước quả cho chôm chôm rongrien, người ta lại phun NAA ở nồng độ 125 ppm (125 mg/l), nếu dùng đặc hơn quả sẽ bị nhỏ lại.

XỬ LÝ RA HOA


Chôm chôm cũng phải tỉa cành như nhãn: sau mỗi mùa thu hoạch tỉa bỏ các cành đã mang trái bằng cách bấm sâu vào các cành này vì chúng đã kiệt nhựa để cành mới sinh ra. Tất cả các cành bệnh, cành vượt, cành khuất trong tán nên tỉa bỏ. Sau đó bón phân căn bản để cây mau tích lũy lại các chất dự trữ trong thân càng sớm, như vậy khi xử lý ra hoa mới có hiệu quả. Một số biện pháp xử lý ra hoa thông thường đã được một số nơi áp dụng như sau: xiết nước vào đầu mùa khô từ 3-6 tuần tùy độ lớn, sức sinh trưởng của cây và đặc điểm của đất, sau đó bón phân nhử (bón ít) và tưới nhử (tưới ít) vài ngày trước khi bón đậm, tưới đậm và đều trở lại, cây sẽ ra hoa sớm hơn bình thường. Một số nhà vườn còn làm thêm việc khoanh vỏ. Sự khoanh vỏ nên làm thận trọng vì khi mạch bị chận lại, hệ thống rễ sẽ thiếu dinh dưỡng, nếu lạm dụng thái quá cây có thể chết.

BÓN PHÂN CHO CHÔM CHÔM

Chôm chôm có nhu cầu cao đối với N và K. Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá.

Bón phân cho chôm chôm như sau:

-Năm thứ nhất: Lượng bón cho một gốc: 50g N+ 250g K2O( 100g urê+40g KCl). Chia làm 2 lần bón vào tháng thứ 1 và tháng thứ 6 sau khi trồng.

-Năm thứ 2: lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.

- Năm thứ 3: cây bắt đầu cho quả. Lượng bón cho một cây là: 500g phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.

- Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với lần trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:

+ Lần 1: sau khi thu hoạch quả. Tiến hành tỉa cành. Bón toàn bộ lân+1/3N và 1/3 K2O.

+ Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N.

+ Lần 3: khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O.

+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali.

- Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30kg phân chuồng.

Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất : 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên 1ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.

Cây Chôm Chôm Giống

Cây Chôm Chôm Giống


Cây chôm chôm (Nephelium lappaceum Linn.) có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia, hiện nay được trồng ở các nước như: Malaysia, Indonesia, Philippines, Thailand,..., Việt Nam, là loại cây ăn quả nhiệt đới thích hợp vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.

Nhiệt độ thích hợp 22-30°C, khi nhiệt độ trên 40°C thì cây rụng hoa, rụng quả rất nhiều. Nhiệt độ dưới 22°C thúc đẩy cây ra đọt do đó chôm chôm chậm ra hoa.

Lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm thích hợp cho chôm chôm phát triển. Nếu lượng mưa đầu mùa nhiều làm màu sắc vỏ quả không đẹp và gây hiện tượng nứt quả trên chôm chôm cho quả sớm, nhất là giống chôm chôm có vỏ quả mỏng.

Chôm chôm thích hợp trong vùng vĩ tuyến 12° Bắc trở vào phía Nam và ở độ cao dưới 600-700m, đất không bị nhiễm mặn, đất thịt pha cát hay sét, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.

Cây chôm chôm có thể cao 8 tới 10 m. Hoa từng chùm ở đầu cành, đài từ 3 đến 5 mm, tỏa mùi thơm dịu.

Thời gian trái chín khoảng 15-18 tuần sau khi kết quả. Mỗi chùm đậu quả độ trên dưới 20 trái. Mỗi năm chôm chôm có 1 mùa trái, nếu chăm sóc có kĩ thuật có thể cho 2 mùa trái. Mỗi cây trưởng thành có thể cho thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60–70 kg).

Khoảng cách cây trồng tuỳ theo loại đất, mức độ cơ giới hóa và canh tác, khoảng cách cây trên hàng 5-8m, giữa hàng 6-10m. Vùng ĐBSCLtrồng khoảng cách: 5x6 m; 5x7 m hay 6x8m (hình 9), miền Đông Nam Bộ nơi đất tốt, tầng canh tác dày, trồng khoảng cách xa hơn.

Tiêu chuẩn cây giống tốt Thân gốc ghép thẳng, đường kính 0,8-1,3 cm, vỏ không vết thương tổn đến phần gỗ, mặt cắt có quét sơn, không bị dập, sùi, nằm ngay phía trên chân của thân cây giống, vết ghép tiếp hợp tốt và cách mặt bầu ươm 15-20cm, thời gian sau khi ghép đạt 4-5 tháng, chiều cao cây đạt 60cm trở lên

Cây chôm chôm giống là cây ghép cành nên đảm bảo đặc tính giống cây mẹ đầu dòng với năng suất cao lại có khả năng ra quả sớm không như cây hạt

Nguồn cây: Trung tâm cây giống miền Nam.

Giá bán: 35.000đ/1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!