Nếu mơ ghép, hoặc trồng bằng hạt trong
vườn ương khi ra ngôi có thể đánh bầu hoặc trồng rễ trần. Đánh bầu tất
nhiên dễ sống hơn nhưng rất tốn công và khó vận chuyển đi xa.
Khi
trồng nhiều trong sản xuất lớn, tốt nhất là trồng rễ trần vào tháng 11,
12, khi mơ đã rụng lá hoặc ngừng hẳn sinh trưởng, vừa đỡ tốn công,
mang đi xa được, vừa dễ đảm bảo tỉ lệ sống cao. Kỹ thuật trồng không có
gì đặc biệt. Chỉ cần chú ý thâm canh ngay từ đầu vì mùa sinh trưởng của
cây mơ tập trung nhất vào tháng 1 đến tháng 4, nếu không đủ độ ẩm, đủ
chất dinh dưỡng thì sinh trưởng của cây mơ trồng tháng 11 sẽ chậm đi
một năm.
Mùa trồng mơ là mùa khô, đất trồng mơ lại là những đất đá vôi, đất phù
sa cao, phân bón lại phải rất hoai nên cần thiết phải tưới thật đẫm và
tưới xong phải ủ gốc. Trồng rễ trần càng cần phải tới nhiều và dù có
tốn lao động cũng phải đảm bảo tưới cho đủ.
Đốn tỉa
Mơ thuộc loại cây rụng lá hàng năm. Lợi dụng lúc cây ngừng sinh trưởng
để tỉa bỏ cành già, cành bệnh rất có lợi. Tốc độ sinh trưởng của cây mơ
lớn, nhất là về phía ngọn, cành mơ lại nhỏ, nhiều mắt và mắt nào cũng
có khả năng bật lên thành cành khi đủ nước đủ phân; nếu không tỉa thì
số cành sẽ quá nhiều, cây trở thành rậm rạp, không lợi cho việc ra hoa
kết quả, sâu bệnh nhiều. Đặc tính sinh lý của cây mơ lại là ít rụng quả
tự nhiên, nếu số quả quá nhiều, quả nhỏ, chất lượng kém cây bị kiệt
sức, năm sau không hình thành được nụ hoa dẫn tới hiện trạng cách niên.
Người ta đã tính rằng chỉ riêng về mặt sản lượng, nếu đốn tỉa đúng
cách có thể tăng được 30% và hơn nữa. Đốn mơ gồm các bước chính sau
đây:
- Đốn tạo hình: 2 năm đầu.
- Đốn tạo quả: từ năm thứ ba. Loại bớt cành quá nhỏ, cắt ngắn cành to,
mọc quá dài, giúp hình thành những cành trung bình thường nhiều hoa
quả.
- Đốn trẻ lại: bắt đầu từ năm thứ 9 - 10. Tập trung đốn vụ đông cắt cành mọc dày, yếu. Cành khung cành to vẫn để lại.
- Đốn phục hồi: đốn đau cả cành to chỉ để lại gốc và các cành khỏe nhất.
Quản lý nước, phân
Cây mơ ra hoa tháng 12, 1 quả lớn vào tháng 2, 3 là những tháng khô nhất
trong năm. Do đó, có năm quả non rụng nhiều vì hạn. Tuy vậy nông dân ta
không tới chỉ trồng mơ vào những chỗ đất mát. Khi mở rộng diện tích
phải trồng ở đất cao, đất đá vôi xa sông suối mơ sẽ thiếu nước. Tưới
chắc chắn sẽ có lợi, đặc biệt nếu mơ lại ghép nên gốc mận và gốc đào là
những cây rễ ăn tượng đối nông.
Tuy nhiên tới mơ khó, vì rễ mơ ăn sâu, lại rất mẫn cảm với úng nước;
nếu ới hơi quá liều lượng, đất hơi khó thoát nước là vườn mơ sẽ bị
nhiều loại bệnh: thối rễ, chảy gôm, bệnh thân lá v.v... Độ ẩm trong đất
thay đổi thất thường cũng dễ gây bệnh chảy gôm v.v... Do đó nguyên tắc
tới cho mơ là: không tưới nhiều, không để nước đọng, giữ cho độ ẩm đất
ổn định và cần chú ý tưới bổ sung nhất là tháng 11, 12 và tháng 2 nếu
những tháng này thiếu mưa. Tưới nhiều nhất hai ba lần một vụ, mỗi lần
tưới không vợt quá 500 m3/ha và chú ý tưới nhiều nước khoảng 2-3
tuần lễ trước khi quả chín.
Mặc dù ở các vùng trồng mơ người ta không bón, cây mơ thực ra lấy đi
nhiều chất dinh dưỡng làm cho đất kiệt đi khá nhanh, muốn có sản lượng
đáng kể cần thiết phải bón.
Bón bùn phơi khô, đập nhỏ rất tốt, đối với mơ cũng như các cây lâu năm
khác, nhưng tốn nhiều lao động và khi trồng nhiều sẽ không có bùn mà
bón.
Bón phân hữu cơ cũng tốt. Lượng bón 40 - 50 kg phân hoai 1 gốc. Loại
phân bón: nếu đất xấu bón phân lợn, phân bắc; lượng tương đối nên bón
phân trâu, bò vì nhiều đạm cây mơ dễ nhiễm bệnh.
Số lần bón một năm 2-3 lần khi cây còn nhỏ, vào tháng 9, 10, 2, 3 và 6,
7. Khi cây mơ đương ra quả chỉ bón 2 lần, một lần vào tháng 4, 5 sau
khi thu quả, một lần vào tháng 9, 10 trước khi ra hoa.
Phân khoáng nên bón như sau: cây nhỏ bón khoảng 90 - 100 kg N/ha và 60 - 80 kg P
2O
5/ha.
Cây đã ra quả, cứ mỗi tấn quả lấy đi khoảng 8-3-10 kg NPK; vậy nếu muốn
đạt sản lượng 20 tấn/ha phải bón khoảng 160 kg N, 60 kg P
2O
5 200 kg K
2O.
Nếu bón hỗn hợp cả phân chuồng, cả phân khoáng thì giảm bớt lượng phân
khoáng lấy cơ sở tính là 1 tấn phân chuồng tốt chứa 3 kg N, 2 kg P
2O
5 và 4 kg K
2O.
Cây mơ nhỏ có khi thiếu Bo, Zn và lúc này còn bón thêm phân có Bo, Zn.
Dù đã bón phân trong điều kiện miền Bắc nước ta mưa rào, gây xói mòn,
nắng gió Lào làm cho độ nhiệt cao, cản trở hoạt động của các vi sinh vật
- đặc biệt loại hút đạm. Vì vậy, những năm đầu, cây mơ còn nhỏ, không
nên để đất trồng mà phải thực hiện trồng xen, trồng gối: ngô, cao
lương, cỏ hòa thảo, rau, đậu hay cây họ Đậu trồng làm phân xanh phải
cân nhắc tùy điều kiện cụ thể.
Nếu đất tốt, cây mơ mới trồng còn nhỏ, lại sẵn lao động (ví dụ bờ sống
Đáy) thì giữa hai hàng mơ có thể trồng nhiều loại màu cạn như ngô, đậu,
lạc, một số loại rau... nhưng cần chú ý mấy điểm sau:
1. Chung quanh gốc mơ phải sạch cỏ, phủ rơm rác - những hoa màu trồng xen cũng phải làm cỏ.
2. Chú ý quan sát sâu bệnh trên cây trồng xen cũng bị những sâu bệnh
giống cây mơ. Theo tài liệu nước ngoài những cây họ cà nhất là cà chua,
ớt hay bị bệnh héo, vậy người ta tránh không trồng cà chua, ớt xen
hoặc luân canh với mơ, xen dưa cũng không tốt.
3. ở miền Bắc những tháng 5, 6, 7, 8, 9 nóng nhất và ma nhiều nhất,
tháng 12, 1, 2 lạnh nhất và nhiều gió bấc là những tháng đất cần được
che phủ nhất. Cố gắng sắp xếp thời vụ để lúc này cây trồng xen có nhiều
cành lá, che phủ đất tốt.
ở những đất xấu, nên trồng cây phân xanh, nhất là những cây lâu năm,
như đậu hồng đáo, cỏ style. Đậu hồng đáo đặc biệt thích hợp vì, cũng
như mơ, ưa đất đá vôi, trồng vào tháng 2, 3, một năm có thể cắt 2, 3
vụ, mỗi vụ sản lượng chất xanh có thể đạt 8 - 10 tấn, sau khi cắt có thể
mọc lại và có thể sống 2, 3 năm ở đất tương đối tốt.
Chất xanh cắt được có thể dùng tủ gốc, có thể dùng làm thức ăn cho gia súc, cũng có thể dùng để ủ phân.
Phòng trừ sâu bệnh những sâu chính của mơ là:
Bọ cánh cứng mình dẹt (Adoretus compressus):
là một loại bọ đa thực ăn lá non nhiều cây ăn quả lâu năm nhưng đặc
biệt thích lá những cây mơ còn non. Ban ngày ẩn ở dưới các cành lá khô
trên mặt đất, các khe nứt, đêm mới ra ăn. Trừ bằng các loại lân hữu cơ
Bi 58, Monitor v.v....
Rệp: đủ
màu - đen, xám, xanh hoặc nâu, hại nhiều nhất mùa xuân khi các đọt bắt
đầu phát triển làm cho lá xoăn lại, vàng, rồi rụng: trị bằng sunfat
nicotin, hoặc lân hữu cơ.
Rệp sáp:
nhiều loại, hoặc có vảy hoặc không, cắm vòi vào cành, vào cuống quả hoặc
quả, màu trắng, màu nâu v.v... làm cho cành, lá, quả mất nhựa, còi cọc.
Trị bằng Polysulfur canxi, Applaud, Mipc....
Nhện: làm cho lá dày lên nhỏ lại, đọt cũng phình to ra, không phát triển
được, màu trắng phớt nâu hồng; có thể trị bằng Kelthane, Danitol,
Phosalone....
Một số sâu bộ Cánh phấn và bọ vòi voi bộ Cánh cứng đục quả non: phòng trị bằng lân hữu cơ.
Bệnh chảy gôm (Pseudomonas...) biểu hiện thành những vết sẹo hình bầu dục, có nhựa chảy; phòng trị bằng thuốc Bordeaux hay oxiclorua đồng phun 3 lần.
Bệnh héo Verticillium alboratrum: cha
xác định đợc chắc chắn ở Việt Nam, nhng ở các nớc ôn đới, gây hại
lớn cho hạnh Nấm sống trong đất lâu năm, xâm nhập vào cây qua bộ rễ làm
cây lớn héo nhanh chóng rồi chết. Phòng trị bằng luân canh, không trồng
xen các cây họ cà, trồng một số loại cây phân xanh, làm sạch đất v.v....
Bệnh thối rễ (Armillaria và Rosellinia): nấm
gây bệnh phát triển trên rễ tạo nên một màng tơ nấm trắng giữa vỏ và gỗ
ở rễ; sau đó thối đi. Rễ nhỏ thối trước, rễ to sau và khi có nhiệt độ
cao cây mơ chết héo nhanh chóng. Phòng trị chủ yếu bằng giống chống
bệnh, bằng luân canh với các loại cây không mẫn cảm với bệnh.