Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Cây Chuỗi Ngọc

Đặc điểm: Cây chuỗi ngọc với lá màu vàng óng thường được gọi với các tên khác Chuỗi ngọc vàng, cây thanh quan, cây rìa xanh, cây dâm xanh, cây Chim chích, Cây chuỗi xanh, cây Chuỗi vàng. Cây chuỗi ngọc vàng có tên khoa học Duranta repens thuộc họ thực vật: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa).
Cây chuỗi ngọc dạng bụi cao khoảng 0.2 – 3m, lá có hình dạng thay đổi, mép nguyên hay có răng cưa nông ở phía đầu lá.
Hoa tập trung ở đầu cành, làm thành chùm dài có nhiều bông mang hoa xếp thưa. Hoa có kích thước trung bình, màu tím lam nhạt. Qủa hạch màu vàng, 8 ô, mỗi ô 1 hạt..
Quả thành chùm dạng hạt tràn nên người ta hay gọi là chuỗi ngọc. Cây chuỗi ngọc vàng dạng này thuộc cây công trình khác, khác rất nhiều về đặc điểm, nhóm cây,… với cây chuỗi ngọc hay trồng vào chậu treo – cây chuỗi ngọc treo thuộc cây lá bỏng.
Cây chuỗi ngọc với màu lá vàng óng thường được dùng trồng bồn hoặc trồng tạo viền trang trí với màu lá dễ phân biệt với các màu khác
Cây chuỗi ngọc có tốc độ phát triển nhanh, ưa sáng, khỏe mạnh và có khả năng chịu hạn. Nhờ đặc tính phát triển bộ lá tốt và có thể cắt tỉa, khống chế chiều cao, tạo hình nên cây chuỗi ngọc thường được dùng là cây trồng viền tạo hàng rào hoặc đường viền lối đi.
Cây chuỗi ngọc vàng được sử dụng rộng rãi nhất trong tạo viền, tạo thảm trong cảnh quan cây xanh đô thị hoặc trồng trong công viên.
Ngoài việc sử dụng cây chuỗi ngọc trồng viền, trồng nền, chuỗi ngọc còn được trồng dạng viền để cắt tỉa thành tên chữ, bảng hiệu,… cho các công ty, tòa nhà,…
Cây chuỗi ngọc trồng phối kép với các loại cây lá màu khác hoặc trồng tạo viền song song với những cây trồng viền- trồng nền khác như cây ắc ó, cây mắt nai,…
Ngoài ra, cây chuỗi ngọc cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu khi sử dụng trồng tạo tường cây ngoại thất – ngoài trời. Cây chuỗi ngọc phối hợp với cây dền đỏ có thể tạo nên những đường nét, hình ảnh theo ý muốn
Cây chuỗi ngọc được nhân giống bằng phương pháp giâm cành là chủ yếu. Thông thường, cây chuỗi ngọc trồng trong bịch  hoặc giỏ tre với kích thước là 20 -30 cm là cây công trình chuyên phục vụ trồng nền- trồng viền tạo thảm,… Ngoài ra chúng tôi còn trồng và nuôi dưỡng cây lớn hơn với kích thước cao từ 60- 70 cm với hoa có sẵn.
Chiều cao: Cây chuỗi ngọc có chiều cao 20-30cm
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Giá: Giá bán 2.000đ / 1 cây
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Muồng Hoàng Yến

Đặc tính: Muồng hoàng yến còn có tên là Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, Osaka, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn
Đây là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng, mọc nhanh, chịu hạn tốt. Cây con ưa bóng nhẹ.
Cây gỗ nhỡ bán thường xanh hay sớm rụng, cao tới 10–20 m, lớn nhanh. Đường kính thân cây khoảng 40 cm.
Gỗ có giác lõi phân biệt, cứng, nặng có thể dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, nông cụ.
Cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20–40 cm; cuống chung nhẵn, dài 15–35 cm hoặc có thể hơn. Cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt.
Quả dạng quả đậu hình trụ, hơi có đốt, dài 20–60 cm hoặc hơn, đường kính quả 15–25 mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng, khi khô có vỏ cứng, có thể dùng làm thuốc xổ; thịt quả có mùi hôi khó chịu. Mùa hoa tháng 5-7 (Bắc bán cầu) hay tháng 11 (Nam bán cầu)
Chiều cao: Cây muồng hoàng yến giống có chiều cao 20-30cm
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1Hà Nội
Giá: Giá bán 10.000đ / 1 cây
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Cây Vàng Anh Lá Tranh

Đặc tính: Cây vàng anh lá tranh, cô vàng anh hay cây vàng anh  thuộc loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, cây cho màu lá đẹp nên được trồng nhiều làm thảm lá màu trong các bồn hoa , sân vườn làm cây trồng viền. Cây ưa sáng và cây nên màu nhiều khi trồng tại những nơi có nhiều ánh sáng.
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thân cỏ nhựa đục, phân cành nhánh nhiều, cây thấp.
Lá cứng có hình trứng đầu nhọn, đuôi mềm dài, màu sắc pha trộn xanh, trắng, vàng đan xen, màu vàng và xanh lá chủ đạo
Hoa cum nhỏ hình đuôi sóc dài ở ngọn thường cong mang nhiều hoa nhỏ màu trắng sữa. Là cây ưa sáng có thể chịu bóng một phần, thích nghi với đất tơi xốp độ ẩm cao, sinh trưởng nhanh. Có thể sống được nơi khô cằn
Cây có thân lá đẹp, tạo thảm cảnh đẹp nên thường trồng tạo thảm trang trí ở các nơi trường học, công viên, công sở, cơ quan biệt thự
Chiều cao: Cây vàng anh lá tranh có chiều cao 40-60cm
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Giá: Giá bán 5.000đ / 1 cây
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Cây Ngũ Sắc

Đặc điểm: Bông ổi, Trâm ổi, Thơm ổi, Hoa ngũ sắc, Tứ quý - Lantana camara L., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae
Cây nhỏ, cao tới 1,5m-2m hay hơn. Thân có gai; cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp.
Lá mọc đối, khía rạng, mặt dưới có lông. Cụm hoa là những bông co lại thành đầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn.
Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng dợi rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng.
Quả bạch hình cầu, nằm trong lá dài, khi chín màu đen; nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì.
Chiều cao: Cây ngũ sắc có chiều cao 40-60cm
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Giá: Giá bán 10.000đ / 1 cây
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Cây Vàng Anh Lá Mít

Đặc điểm: Cây vàng anh lá mít có lá màu xanh, đỏ vàng lẫn nhau, cây có lá to và dày, cây dễ trồng và dễ chăm sóc.
Là loại cây ưa sáng nên khi trống chúng ta nên trông cây nơi nhiều ánh sáng để cây có màu lá đẹp hơn.
Cây không bị sâu bệnh, nên tưới cây định kì 2 ngày/ 1 lần nếu trồng chậu và 3 ngày / 1 lần nếu trồng bồn.
Chiều cao: Cây ngũ sắc có chiều cao 20-30cm
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Giá: Giá bán 5.000đ / 1 cây
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Cây Dừa Cạn

Đặc điểm: Dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa (danh pháp hai phần: Catharanthus roseus) là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma (Apocynaceae). Nó là cây bản địa và đặc hữu của Madagascar. Các danh pháp đồng nghĩa có Vinca rosea, Ammocallis rosea, Lochnera rosea.
Dừa cạn được gieo trồng khá rộng khắp và đã thích nghi với điều kiện môi trường trong nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới.
Dừa cạn là cây thân thảo hoặc cây bụi nhỏ thường xanh, cao tới 1 m, phân cành nhiều.
Các lá có dạng hình ôvan hay thuôn dài, kích thước 2,5–9 cm dài và 1–3,5 cm rộng, xanh bóng, không lông, với gân lá giữa nhạt màu hơn và cuống lá ngắn (dài 1–1,8 cm); mọc thành các cặp đối.
Hoa có màu từ trắng tới hồng sẫm với phần tâm có màu đỏ hơn, ống tràng dài 2,5–3 cm và tràng hoa đường kính 2–5 cm có 5 thùy tương tự như cánh hoa.
Quả là một cặp quả đại dài 2–4 cm, rộng 3 mm chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng.
Chiều cao: Cây dừa cạn có chiều cao 40-60cm
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Giá: Giá bán 5.000đ / 1 cây
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Cây Hoa Mười Giờ

Đặc điểm: Cây hoa mười giờ có đặc điểm là thân cây mọng nước
Lá hình dải hơi dẹt, dài từ 1,5 đến 2cm, mép nguyên, thân có màu hồng nhạt, lá có màu xanh nhạt
Hoa nở đầu canh, nhiều cánh mỏng có nhiều màu: đỏ, trắng, vàng... Là cây ưa sáng có thể chịu bóng 1 phần, thích hợp với đất tơi xốp, độ ẩm cao, cây sinh trưởng nhanh
Tên cây gọi là mười giờ là do hoa của nó thường nở vào khoảng từ 9-10 giờ sáng trong ngày
Cây có thân, lá và hoa đẹp nên thường trồng để tạo thảm sinh cảnh, tạo thảm trang trí ở các nơi trường học, công viên, công sở, cơ quan và nhà vườn biệt thự
Chiều cao: Cây hoa mười giờ với thân bò
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Giá: Giá bán 10.000đ
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Cây Muống Nhật

Đặc điểm: Cây muống nhật thân bò hoặc leo trên các cây khác, có móc bám. Lá hình tim
Cây chịu nắng. Cũng có thể trồng trong bóng râm. Cây rất dễ trồng, có thể trồng bằng cách tách các nhánh hoặc các đốt trên thân và giâm xuống đất.
Chiều cao: Cây bụi
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Giá: Giá bán 5.000đ / 1 cây
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Cây Tóc tiên hồng hay báo vũ

Đặc điểm: Tóc tiên hồng hay báo vũ (danh pháp hai phần: Zephyranthes rosea) là một loài bản địa thuộc chi Zephyranthes của vùng Caribe. Chúng được trồng rộng rãi để làm cây cảnh và đã trở thành loài cây nhập tịch tại các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới. Chúng chỉ nở hoa sau các cơn mưa lớn.
Tóc tiên hồng là loài thân thảo lâu năm có một lá mầm. Chúng là loài thực vật nhỏ, chỉ đạt chiều cao 15 đến 20 cm (5,9 đến 7,9 in)
Chúng có từ năm đến sáu chiếc lá dài thẳng hẹp và dẹt, rộng khoảng 3 đến 4 mm (0,12 đến 0,16 in), thân hành có vỏ với đường kính khoảng 1,5 đến 2,5 cm.
Các bông hoa đơn lẻ hình phễu hướng thẳng đứng hoặc hơi nghiêng với cán hoa dài 10 đến 15 cm (3,9 đến 5,9 in). Mo hoa dài khoảng 2 đến 2,8 cm và chỉ phân chia không đáng kể ở đỉnh. Các bông hoa có sáu cánh với đường kính khoảng 2,5 cm (0,98 in) và chiều dài 3 đến 3,5 cm.
Những bông hoa phát triển thành các quả nang và được chia tiếp thành ba thùy. Hạt đen bóng và phẳng bẹt.
Chú ý: Loài này có chứa các chất độc có khả năng gây chết người. Đôi khi mọi người vẫn hay gọi là cây Vũ Bão
Chiều cao: Cây bụi thân thảo
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Giá: Giá bán 5.000đ / 1 cây
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Cây Tóc tiên trắng hay báo vũ

Đặc điểm: Tóc tiên trắng hay báo vũ (danh pháp hai phần: Zephyranthes rosea) là một loài bản địa thuộc chi Zephyranthes của vùng Caribe. Chúng được trồng rộng rãi để làm cây cảnh và đã trở thành loài cây nhập tịch tại các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới. Chúng chỉ nở hoa sau các cơn mưa lớn.
Tóc tiên hồng là loài thân thảo lâu năm có một lá mầm. Chúng là loài thực vật nhỏ, chỉ đạt chiều cao 15 đến 20 cm (5,9 đến 7,9 in)
Chúng có từ năm đến sáu chiếc lá dài thẳng hẹp và dẹt, rộng khoảng 3 đến 4 mm (0,12 đến 0,16 in), thân hành có vỏ với đường kính khoảng 1,5 đến 2,5 cm.
Các bông hoa đơn lẻ hình phễu hướng thẳng đứng hoặc hơi nghiêng với cán hoa dài 10 đến 15 cm (3,9 đến 5,9 in). Mo hoa dài khoảng 2 đến 2,8 cm và chỉ phân chia không đáng kể ở đỉnh. Các bông hoa có sáu cánh với đường kính khoảng 2,5 cm (0,98 in) và chiều dài 3 đến 3,5 cm.
Những bông hoa phát triển thành các quả nang và được chia tiếp thành ba thùy. Hạt đen bóng và phẳng bẹt.
Chú ý: Loài này có chứa các chất độc có khả năng gây chết người. Đôi khi mọi người vẫn gọi với tên cây bão vũ
Chiều cao: Cây bụi
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Giá: Giá bán 5.000đ / 1 cây
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Cỏ Lạc Tiên - Cỏ Lá Lạc

Đặc điểm: Cỏ đậu phộng hay còn gọi là lạc dại, cỏ đậu, lạc tiên, cỏ đậu phọng, đậu phộng kiểng với tên khoa học là Arachis pintoi thuộc cây họ Đậu Fabaceae, cỏ đậu phộng có xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam qua một số dự án hệ thống canh tác. Lạc dại tồn tại ngoài thiên nhiên như hàng trăm loài cỏ dại khác.
Cỏ Đậu hay Lạc trường niên. Hoa nhỏ dạng hoa đậu màu vàng. Cây thường được trồng như một loài cỏ có tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn, rễ cây có chưa nấm cộng sinh có tác dụng cố định đạm tự do. Cây đôi khi dùng làm cảnh.
Việc dùng cỏ trong vườn để che phủ mặt đất là một giải pháp quan trọng trong canh tác cây ăn trái bền vững, vừa chống xói mòn do tưới nước vừa cải tạo các thành phần dinh dưỡng trong đất tự nhiên.
Thân lá cây cỏ đậu phộng mọc bò có thể dài tới 2 m, xanh tốt quanh năm, nhất là khi được cắt định kỳ.
Viện khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp (NOMAFSI) nhận xét, cỏ đậu chịu được đất nghèo dinh dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau; có thể trồng xen với cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm (dứa, cà phê, hạt tiêu), hay trồng xen với bắp trên đất dốc.
Nhân giống cỏ đậu phộng bằng cách giâm hom, trồng lạc dại bằng đoạn thân bánh tẻ đảm bảo sống 100% và giá thành rẻ nhất.
Chiều cao: Cây thân bò
Nguồn giống: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội
Giá: Giá bán 5.000đ
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com, truy cập website: http://Caygiong.org để nhận được giá tốt nhất!

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chuối Tiêu Hồng

Chuối tiêu hồng bề ngoài không khác chuối tiêu bình thường nhưng mỗi buồng cho ra hơn chục nải, nặng trên dưới 30 kg, quả lại thơm ngon, bảo quản được lâu nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Đặc biệt, bất kể mùa đông hay mùa hạ, màu sắc trái chín lúc nào cũng vàng tươi như dùng hoá chất bảo vệ.

1. Chuẩn bị đất: 

Chuối tiêu hồng phát triển tốt trên đất phù sa, đất bùn ao có độ pH ở mức 5-7. Ở khu vực có mực nước ngầm cao, vùng trũng phải tiến hành lên luống sao cho luôn kiểm soát được độ ẩm ở độ sâu 50-60 cm (nếu ngập hoặc thừa nước, chuốibị thối rễ). Sau khi lên luống (vùng đất khô không cần), tiến hành đào hố, tuỳ chất lượng đất, thể tích hố có thể từ 40x40x40 (cm) đến 50x60x60, với khoảng cách giữa các hố là 2 m. Dùng 5-7 kg phân chuồng, 0,2 kg lân,0,1 kg kali trộn đều với đất bề mặt rồi lấp lại. Sau nửa tháng, chọn ngày râm mát hoặc mưa có thể đem cây giống ra trồng.
Chuối tiêu hồng giống
 2. Chăm sóc: 

Cần xây tường bao (nếu có điều kiện) hoặc trồng cây để chắn gió nhằm hạn chế lá chuối bị rách (lá rách làm giảm khả năng tổng hợp chất), luôn kiểm tra đất, nếu thiếu ẩm phải tưới nước ngay và thường xuyên. Trong thời gian cây chưa khép tán, bà con có thể trồng xen các loại cây họ đậu, lạc vừa tận dụng diện tích đất trống, vừa tăng độ màu mỡ cho cây chuối sử dụng sau này. Không nên trồng khoai lang. Sau khi trồng được 1,5 tháng bắt đầu tiến hành bón thúc lần 1. Thời điểm này nên chú ý bón đủ đạm, kali nhằm tạo điều kiện tốt cho thân cây phát triển. Có thể tiến hành bón thúc lần 2 cách thời gian trồng khoảng 4 - 5 tháng, thời điểm này cây phát triển mạnh, cần tăng lượng đạm, kali nhiều gấp 1 - 3 lần so với lần 1. Chuối tiêu hồng chỉ nên để một cây duy nhất, do đó nếu không có ý định ươm thêm giống, bà con phải kiểm tra mầm thường xuyên, phát hiện có mầm mới phải dùng dao cắt bỏ, tránh tình trạng phân tán dinh dưỡng. Cây trồng được 7 tháng chuẩn bị ra buồng, đây cũng chính là lúc cần bón thúc lần 3, thành phần, lượng phân cũng tương đương lần 1. Cùng với việc tưới nước, bón phân, bà con phải thường xuyên cắt bỏ lá khô, lá vàng, tạo môi trường thông thoáng, tránh sâu bệnh.

3. Cách bón phân cho chuối:

- Bón lót trước khi trồng: 10-15kg phân hữu cơ + 1-2kg lân cho mỗi hố trồng.

- Tưới thúc: Định kỳ 15 ngày tưới một lần bằng cách hòa 50-100gam NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu trong 10-15 lít nước. Bắt đầu tưới sau trồng 10 ngày và khi được 2 tháng thì chuyển qua bón vào đất.

- Bón thúc: Sau trồng 2 tháng bón phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu, lượng bón 30-50 gam/cây/lần.

- Sau trồng 3-4 tháng: 100-150kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/cây.

Từ tháng thứ 5 trở đi tới khi thu hoạch lần đầu, mỗi tháng bón một lần bằng phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu. Lượng bón 200-300 gam/cây, bón rải quanh gốc cây.

- Với chuối đã cho thu hoạch, đã mọc thành bụi (2-5 cây) lượng bón ở các thời kỳ như sau:

+ Sau khi thu hoạch: Đào bỏ ngay cây mẹ và bón cho mỗi bụi 5-10kg phân chuồng + 0,5-1,0kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu.

+ Trước khi chuối trổ hoa: Bón 0,5-1kg NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu/bụi.

+ Sau khi trổ hoa: Bón định kỳ 1-1,5 tháng/lần bằng phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu. Lượng bón 0,5-0,75 kg/bụi/lần.

4. Thu hoạch: 


Sau khi chuối trổ hoa, ra được khoảng 13 buồng, tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ vào buổi chiều, tránh ngày mưa để hạn chế mất nhựa. Sau đó dùng cột chống đề phòng gió bão, hoặc buồng nặng quá dẫn đến đổ cây. Một công đoạn không thể thiếu để tăng năng suất và đảm bảo mẫu mã buồng chuối là dùng bao nilon cắt thủng hai đầu trùm kín nải chuối. Mục đích chính của công đoạn này nhằm tránh côn trùng hút chích nhựa từ quả non, tránh sương muối làm thâm vỏ, đảm bảo chuối thương phẩm màu sắc tươi sáng tự nhiên. Khi màu xanh vỏ chuối bắt đầu nhạt, các góc cạnh đã đầy, bà con có thể tiến hành hạ buồng, bán cho thương lái. Nếu tự mình tiêu thụ thì đừng vội ra nải ngay, nên để vài ngày cho ráo nhựa, sau đó dùng dao sắc tách nải rồi nhúng vào dung dịch Tecto 0,2%, để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc cho vào hầm giấm bằng hương.

Quy Trình Nhân Giống Chuối Tiêu Hồng Bắng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Tế Bào

Giống chuối Tiêu Hồng là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta, có giá trị kinh tế rất cao, có chất lượng quả thơm ngon, mẫu mã đẹp nên khắp nơi trên cả nước ngày càng có nhiều người thích trồng giống chuối này. Do đó việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền, cung cấp đúng thời điểm, đồng nhất về phẩm chất, kích thước, sạch bệnh với số lượng lớn.

1. Giai đoạn chọn mẫu.

Chọn mẫu từ vườn cây  mẹ tốt, sạch bệnh.

- Cách chọn mẫu : Chọn cây con có chiều cao từ 0,5 – 1m, đường kính thân gần củ 15< D< 20cm cây to, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, thân và củ không bị tổn thương.

2. Cách vào mẫu cấy.

- Giai đoạn 1: Cây mẫu lấy về dùng dao cắt bỏ vợi phần thân lá→  gọt bỏ phần rễ và củ chuối → bóc bớt  2 lớp vỏ ngoài cùng phần bệ lá.

- Giai đoạn 2: Đưa mẫu vào phòng cấy tiến hành gọt bớt một phần bẹ lá → Đưa mẫu vào tủ cấy.

- Giai đoạn 3: Khử trùng trong tủ cấy

+ Tủ cấy được bật đèn cực tím trong vòng 30 phút→ Lau sạch tủ cấy bằng cồn 90o→ Lấy giấy được khử trùng dải hết ra phần tủ cấy→ Đưa mẫu vào tủ dùng dao bóc tiếp phần bẹ lá→ dùng dao chuyên dụng bóc đến gần đỉnh sinh trưởng→ dùng dao cấy, panh cấy lấy đỉnh sinh trưởng đưa vào môi trường nhân giống ban đầu.

3. Nhân giống (Nhân nhanh)

Môi trường nhân giống chuối Tiêu Hồng là môi trường  MS (Murashigeskoog,1962) và có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng với tỉ lệ phù.

Môi trường vào mẫu chồi:

            MS+ 100ml nước dừa + 20g đường + 4,3g a gar/ 1 lít

            Sau 3 – 4 tuần ta tiến hành bổ mẫu lần 1 ( bổ đôi ).

            MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.

            Sau 3 – 4 tuần tiến hành bổ mẫu lần 2.

            MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.

            Sau 3 – 4 tuần tiến hành  bổ mẫu lần n.

            MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.

            Sau 6 – 8 tuần cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh.

            MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 0,1g BA +  4,3g agar/ 1 lít.

            Sau 8- 10 tuần cấy chuyển sang môi trường ra rễ.

Lưu ý: Nhiệt độ thích hợp để nhân giống chuối Tiêu Hồng là 25- 28oC, pH thích hợp 5,2- 5,4.

4. Tạo cây hoàn chỉnh invitro.

            - Khi số cây giống đạt tiêu chuẩn cần thiết, chúng ta cấy chuyển sang môi trường ra rễ (MS+ 10g đường+ 0,3mg NAA+ 1g than hoạt tính+ 4,3g agar/1 lít).

5. Chuyển cây ra vườn ươm

Khi cây đạt tiêu chuẩn cao 6-10cm, 3-4 lá, có rễ thật dài 3-4cm chúng ta tiến hành ra cây với giá thể bầu đất.

N:P:K+ vi lượng+ Vitamin sau  4 – 5 tuần đưa ra vườn sản suất.

Hạt Chanh Giảm Ho, Giải Độc

Hạt chanh, một dư phẩm thường bị loại bỏ khi sử dụng quả chanh, lại là vị thuốc, được dùng khá phổ biến theo kinh nghiệm dân gian.

Một số bài thuốc đơn giản từ hạt chanh

1. Chữa ho lâu ngày

Hạt chanh giảm ho giải độcNguyên liệu: Hạt chanh 10 g, hạt quất 10 g, lá thạch xương bồ 10 g, mật gà đen một cái.

Cách làm: Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày.

2. Trị viêm phế quản, mất tiếng

Nguyên liệu: Hạt chanh 10 g, lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, nước 20 ml.

Cách làm: Các dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngàv. dùng vài ngày.

3. Giải độc chữa rắn cắn

Hạt chanh tươi hoặc phơi khô 10-20 g nhai nhỏ, nuốt nước, lấy bã đắp vào vết cắn (đây là kinh nghiệin của nhân dân ở một số vùng miền núi nước ta và ở một địa phương của Ấn Độ.

Về cơ chế tác dụng của hạt chanh đối với nọc rắn theo kinh nghiệm dân gian, những vị thuốc có chất đắng thường có tác dụng giải độc tốt (chất đắng trong hạt chanh đã được xác định là lemonin hay pepolimonin).

Dùng riêng hoặc phối hợp hạt chanh 15g, mướp đắng 10 hạt, rễ thạch xương bồ 12g, củ gấu 20g, muối ăn vài hạt. Tất cả để tươi giã nhỏ, ngâm với 30ml nước sôi trong 10 phút, khuấy đều rồi chắt hoặc lọc. Người lớn uống làm hai lần cách nhau 20 phút; trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 đến 1/3 liều người lớn.

Ngoài ra, hạt chanh vừa tách khỏi múi quả (10—20g). ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ. Chất nước dính bao quanh hạt sẽ nở và tan ra thàn
h một dung dịch đặc nhầy, thêm đường, uống một lần trong ngày, chữa táo bón

Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Quả Chanh

Ngoài việc làm gia vị, giải khát, chanh còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh thông thường và cách làm cũng đơn giản.

Quả chanh chữa bệnhChữa ho viêm họng: Chanh tươi 02 quả (50g); củ cải trắng 100g, cà rốt 100g. Đem 03 loại nguyên liệu trên ép lấy nước hòa với 01 thìa cà phê mật ong rừng uống ngaỳ 03 lần uống liên tục 03 ngày .

Chữa bệnh mỡ máu: Chanh  tươi 03 quả (50g) thái thành miếng; nấm hương 50g; mật ong rừng (50ml) và rượu trắng 1500ml. Các nguyên liệu trên ngâm chung trong vòng 1 tháng sau đó chắt nước uống mỗi lần 10ml, uống ngày 02 lần.

Chống nôn khi phụ nữ thai nghén: sử dụng chanh tươi  10 quả (50g) gọt vỏ và bỏ hạt, thái thành lát mỏng cho vào nồi bằng gốm, đổ vào 100g đường trắng trộn đều ướp khoảng 4 giờ đem đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội bỏ vào lọ thủy tinh dùng dần, khi bị nôn lấy 1-2 thìa cà phê để ăn sẽ hết nôn.

Làm đẹp da mặt:  Quả chanh thái thành lát mỏng nguyên cả vỏ xát lên da mặt để 2- 3 phút sau đó rửa sạch bằng nước lã có tác dụng dưỡng da, sạch tàn nhang.

Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng nhiều chanh vì trong chanh có axít Citric và Axítascorbic làm cho nồng độ axít trong dạ dày tăng cao, bệnh viêm loét dạ dày càng nặng thêm.

Trồng Chanh Tứ Quý

Cây chanh tứ quý, quả chanh ít hạt và hạt lép nên còn được gọi là chanh không hạt, chanh tứ quý không hạt, cây sinh trưởng khoẻ, ra quả ngay trong năm đầu tiên. Quả ra quanh năm, to, màu vàng chanh, nhiều nước và nhất là không có hạt.

Cách trồng

Cây chanh tứ quý giống- Thời vụ: Vụ xuân trồng vào tháng 2-3, vụ thu trồng từ tháng 8-10.

- Mật độ: Hố đào rộng 60-80cm, độ sâu tuỳ theo chất đất. Nếu đất đồi khoảng 60-80cm, đất bằng khoảng 30-40cm. Bón lót 20-30kg phân chuồng hoai mục. Khoảng cách hố trồng thích hợp là 3x3m hoặc 3x4m.

- Bón thúc: Dùng nước giải pha loãng theo tỉ lệ 1/5-1/3 để tưới cho cây hoặc bón bổ sung 0,1-0,5kg ure/cây/năm.

- Cắt tỉa cành: Cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, hoặc cành khô già, cành tăm, cành vượt để tạo độ thông thoáng và đủ ánh sáng cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu chích hút (như bọ xít, rầy, rệp): Dùng tay bắt giết hoặc phun Bi58 0,05-0,1%, Basa 0,2%.

- Sâu bùa vẽ: Phun Padan 95WP nồng độ 0,05-0,1%, hoặc dùng hỗn hợp 20ml Decis 25EC+1 lít Bi58 rồi pha loãng với nước nồng độ 0,05-0,07% để phun.

- Nhện trắng gây rám quả: Phun lưu huỳnh bột 20-25kg/ha hoặc Zineb 0,3-0,5%.

- Nhện đỏ: Phun Polytrin 40EC nồìng độ 0,1%, Supracid 40EC 0,2%.

- Sâu đục thân, cành: Bắt giết xén tóc, bẻ cành chớm héo, lấy giây mây bắt sâu non.

- Bệnh đốm đen, bệnh loét, ghẻ: Phun Zineb 0,5%, oxy clorua đồng 0,3-0,5%, Maneb 0,3-0,5%.

- Bệnh phấn trắng: Phun Topsin M nồng độ 0,075-0,1%, lưu huỳnh bột (20-30kg) trộn với (7- 10kg) vôi bột để phun cho 1ha.

- Bệnh Greening: Khi ghép không lấy gốc ghép và mắt ghép có biểu hiện bệnh. Chú ý phun thuốc diệt côn trùng truyền bệnh như rệp nâu, rầy chổng cánh... bằng Bi58 0,1%.

Cần quét vôi mỗi năm 2 lần để phòng sâu đục thân và phun thuốc sâu ngay sau khi lộc non vừa mới nhú để trừ sâu bùa vẽ.

Quả Chanh Chữa Bệnh

Ngoài việc trị được một số bệnh thì quả chanh còn có tác dụng làm đẹp mà ít ai biết tới.

Cải thiện tâm trạng

Quả chanh tốt cho cơ thểNhững nghiên cứu gần đây cho thấy, tinh dầu chiết xuât từ chanh có tác dụng cải thiện tâm trạng hiệu quả như: tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, hoa mắt, chóng mặt, căng thẳng lo âu….

Bằng cách ngửi tinh dầu chanh sẽ giúp tăng sự tập trung và tinh thần thoải mái mỗi khi làm việc căng thẳng.

Bạn có thể dùng tinh dầu chanh như một loại nước xịt phòng làm việc để tăng sự hưng phấn khi làm việc.

Một cách khác là bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu chanh vào khăn mùi xoa để ngửi cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự. 

Làm lành các vết loét

Chanh có khả năng kháng khuẩn và kháng virút, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương do chứng lở loét ở miệng là “thủ phạm”.

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt một trái chanh tươi vào một cốc nước ấm và dùng dung dịch này để súc miệng ba lần/1ngày. Duy trì thói quen này đều đặn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay thôi.

Hạ sốt

Cảm nóng và cảm lạnh do nhiều nguyên nhân gây nên sẽ khiến cho bạn mệt mỏi và khó chịu, để khắc phục tình trạng này bạn có thể dùng trái chanh như “một liều thuốc hữu hiệu”.

Bạn hãy vắt một trái chanh tươi vào trong một cốc nước nóng và đừng quên thêm một thìa mật ong, cứ sau hai giờ uống một lần cho tới khi tình trạng được cải thiện.

Giảm đau họng


Khi bị viêm họng, cảm giác đau họng thực sự khiến bạn khó chịu và đau đớn, để xoa dịu cơn đau này nhanh chóng bạn chỉ cần vắt một trái chanh tươi vào trong 250 ml nước ấm có thêm khoảng 1 thìa muối, khuấy đều. Dùng hỗn hợp này dể súc miệng 3 lần/ngày. Mỗi lần súc miệng nên ngậm dung dịch trong cổ họng khoảng 1 phút để đem lại hiệu quả giảm đau.

Trị mụn

Trong trái chanh chứa rất nhiều chất axit xitric, có tác dụng trị mụn trứng cá.

Bên cạnh đó, trong chanh còn chứa nhiều Vitamin C - một loại Vitamin rất có lợi cho làn da. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn trị mụn bằng trái chanh:

Dùng bông gòn thấm nước cốt chanh thoa lên vùng da bị mụn trước khi đi ngủ và rửa sạch mặt vào sáng hôm sau.      

Trộn một phần nước cốt chanh bằng với một phần nước hoa hồng hoặc mật ong, để hỗn hợp này trong vòng nửa tiếng, sử dụng nó như một loại sữa rửa mặt đến từ thiên nhiên, hai lần mỗi ngày tốt nhất vào mỗi buổi sáng hoặc tối.

Xin lưu ý với bạn rằng những phương pháp này rất đơn giản, an toàn và hiệu quả, nhưng không nên dùng khi làn da bị tổn thương hoặc có vết loét do mụn gây nên.

Khắc phục vết chai chân

Chai chân sẽ khiến cho bạn không những phải chịu đựng cảm giác đau đớn mà còn làm cho bạn mất tự tin mỗi khi diện những đôi dép xỏ ngón hay xăng đan để lộ đôi bàn chân.

Muốn giảm chai chân, bạn hãy cắt chanh thành lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị nổi cục, dùng một miếng băng gạc, băng lại sau đó tháo bỏ vào sáng hôm sau.

Bình ổn huyết áp cao

Huyết áp cao là chứng bệnh rất nguy hiểm, thường gặp ở những người trung niên và những người già.

Để giúp bạn luôn duy trì huyết áp ở mức ổn định, hãy nghiền nát 3 nhánh tỏi và 1 củ hành vào trong1/4 cốc sữa đã gạn kem hoặc có thể dùng sữa đậu nành để thay thế. Đem hỗn hợp này đun nóng trong vòng 5 phút. Sau đó bắc xuống và gạn lấy nước để nguội. Khi đã nguội thì thêm 3 thìa nước cốt chanh vào dung dịch đó, dùng để uống hàng ngày bạn sẽ nhanh chóng thấy dấu hiệu tích cực.

Trị côn trùng cắn

Da bạn sẽ bị mẩn đỏ, sưng phồng và có cảm giác ngứa sau khi bị côn trùng đốt. Muốn làm dịu cảm giác này bạn hãy dùng 1-2 giọt tinh dầu chanh trộn lẫn với 1 thìa mật ong và thoa lên da thường xuyên.

Đặc biệt có thể dùng khoảng 20 giọt tinh dầu chanh trộn với 1 cốc nước, rồi xịt dung dịch này lên tường là cách giúp xua đuổi côn trùng trong nhà bạn.

Thuốc Quý Từ Quả Chanh

Chanh là một loại quả phổ biến và có nhiều loại như chanh giấy, chanh đào… Hầu hết bộ phận của quả chanh đều là những vị thuốc tốt trong y học cổ truyền.

Tác dụng của quả chanhVỏ  quả: chiếm 13 - 24% trọng lượng của quả, có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây trung tiện chữa đầy bụng, nôn mửa, ho nhiều đờm.

Liều dùng hằng ngày: 5-10 vỏ phơi khô dưới dạng nước sắc. Để chữa sốt cao, co giật ở trẻ em, lấy vỏ quả chanh giã nhỏ, gói vào vải sạch, xoa miết khắp người như kiểu đánh gió, kết hợp cho uống nhiều nước dịch chanh. Vỏ chanh còn là nguyên liệu để sản xuất tinh dầu.

Dịch chanh:


Chiếm 23 - 95% trọng lượng quả. Dịch chanh 5 - 10 giọt đánh nhuyễn với lòng trắng trứng gà 1 quả, dùng bôi lên mặt để làm mất nếp nhăn. Dịch trộn với nước ép quả dâu tây, dùng chải tóc và bôi lên da đầu, sau gội đầu để tẩy chất nhờn và làm trơn tóc.

Về mặt y học, dịch chanh có vị chua, tính bình, có  tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu. Ngậm múi chanh với ít muối, nuốt nước dần dần để chữa viêm họng, ho nhiều, háo khát. Dịch chanh (nửa thìa cà phê) hòa với bột long não 1g và rễ bạch hoa xà giã nhỏ 10g, bôi chữa hắc lào, lở chốc.

Hạt chanh: chiếm 5-7% trọng lượng quả, có thể dùng trong những trường hợp sau:

Chữa ho lâu ngày: hạt chanh 10 gr, hạt quất 10 gr, lá thạch xương bồ  10 gr, một mật gà đen. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2 - 3 lần trong ngày.

Chữa viêm cuống phổi, mất tiếng, nhất là ở trẻ nhỏ: hạt chanh 10 gr, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15 gr, nước 200ml. Nghiền nát các dược liệu với nước, thêm mật ong hoặc đường kính, uống 2 - 3 lần trong ngày.

Biện Pháp Hạn Chế Rụng Trái Ở Cây Chanh

Cây chanh bị rụng trái do 3 nguyên nhân chủ yếu là thiếu dinh dưỡng, thời tiết không thích hợp và bị sâu bệnh hại. Về cơ chế thì sự rụng trái là do một số tế bào ở cuống trái bị chết tạo thành một tầng rời

1/ Nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng.

Trái chanhKhi thiếu dinh dưỡng cây chanh  sẽ không đủ sức nuôi số trái nên phải rụng bớt đi để dồn sức nuôi một số trái còn lại. Để khắc phục thì ngay sau khi thu hoạch vụ trước phải bón phân đầy đủ để cây lấy lại sức phát triển thân lá. Vào thời gian này nên bón thêm phân hữu cơ, chú ý bón thêm đạm và lân.

Giai đoạn sau khi trái của cây chanh đã hình thành thì cần nhiều đạm và kali. Có thể bón hỗn hợp phân urê và KCl theo tỉ lệ 1:1 hoặc các phân NPK có hàm lượng đạm và kali cao.

Ngoài phân bón gốc, ở giai đoạn cây chanh  đã có trái phun phân bón qua lá có hàm lượng đạm và kali cao cũng có hiệu quả nhanh và rõ rệt. Phân bón lá Đầu Trâu 009 (20 – 20 – 20) phun định kỳ 7 – 10 ngày để hạn chế rụng trái non và thúc lớn trái nhanh.

Cũng ở giai đoạn cây có trái non nên bổ sung chất điều hòa sinh trưởng GA hoặc NAA. Những chất này kích thích và duy trì sự tăng trưởng của tế bào nên ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống trái, góp phần rõ rệt trong việc hạn chế rụng trái non.

2/ Nguyên nhân do thời tiết thường là bị khô hạn, giá lạnh hoặc mưa gió lớn. Nguyên nhân này thường khó khắc phục được.

3/ Nguyên nhân do sâu bệnh hại.

Trên các cây có múi có nhiều sâu bệnh hại. Ở giai đoạn từ khi có trái non đến thu hoạch cần chú ý là bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh thán thư, bệnh loét và bệnh xì mủ thân.

Bọ trĩ, nhện đỏ và các bệnh thán thư, bệnh loét làm lá và trái non bị vàng và rụng. Bệnh xì mủ thân làm cả cây bị suy yếu, gây rụng lá và rụng trái non hàng loạt, bị nặng có thể làm chết cả cây, cần phát hiện và phòng trừ sớm.

Ở những cây chanh đã nhiễm bệnh vàng lá gân xanh tỉ lệ trái non bị rụng cũng rất cao.

Trong việc dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây có múi cần chú ý sử dụng thuốc sinh học để bảo vệ thiên địch và môi trường. Các thuốc trừ sâu sinh học hiện sử dụng chủ yếu là các chất Abamectin, Emamectin, Matrin, trừ được cả sâu và nhện hại.

Về thuốc trừ bệnh hầu hết vẫn là thuốc hóa học. Thuốc trừ bệnh gốc sinh học sử dụng chủ yếu hiện nay là chất Chitosan. Chitosan có tác dụng nhiều mặt, vừa là chất dinh dưỡng, chất tăng sức đề kháng cho cây, vừa trực tiếp ức chế vi sinh vật gây bệnh.

Chanh Loại Quả Có Nhiều Tác Dụng

Cây chanh được trồng khắp nơi ở nước ta. Nhân dân thường trồng chanh để lấy quả ăn hoặc làm gia vị. Y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rễ cây để làm thuốc.

Chanh là loại quả giàu Viatamin C và những chất chống oxy hoá thuộc nhóm Flavonoids có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn nhiễm và làm chậm sự lão hoá.  Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng và tác dụng dược lý, chanh được tổ chức Plants for a Future  xếp vào nhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong một danh mục gồm hơn 7.300 loài thực vật làm thuốc hoặc làm thức ăn.

1. Dược tính và công dụng

Theo Đông y, lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết Can khí.  Phần lá, rễ và vỏ quả thường dùng chữa tức ngực, khó thở, đau hông sườn, ăn kém, hay nôn, sốt rét và các triệu chứng đau mắt, nhức đầu do Can Đởm hoả vượng.

Dịch quả chanh có vị chua, tính mát có tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc.  Ngoài ra, chanh cũng dùng để sát trùng hoặc giải độc tại chỗ do trùng thú cắn.Vỏ quả chanh phơi khô có thể dùng để làm thuốc xua đuổi côn trùng, sâu bọ.

Lá chanh tươi có chứa nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn, chỉ khái và tiêu đờm nên cũng thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm, giải độc.

Ngoài công dụng là một loại nước giải khát được ưa chuộng, uống nước chanh còn được xem là một liệu pháp bổ sung giúp giải độc, cải thiện thành mạch và hạ huyết áp.Về mặt dưỡng sinh phòng bệnh, một số người chủ trương thực hành tiết thực và giải độc định kỳ bằng cách nhịn ăn một ngày mỗi tuần lễ.  Trong ngày nhịn ăn chỉ uống nước chanh đường.  Uống nước chanh không những giúp việc nhịn ăn được dễ dàng mà còn bổ sung thêm một số sinh tố, khoáng chất cần thiết, lại có thể tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

2. Bài thuốc có sử dụng chanh:


2.1 Nhuận gan, giải độc:

Lá chanh          12 gr(phơi âm can)
Lá gai               12 gr
Lá cối xay        12 gr

hoặc:
Lá dâu tằm       12 gr
Rau má 12 gr
Nhân trần         12 gr
Vỏ chanh          8 gr
(phơi khô, sao qua) Sắc uống.

2.2 Chữa ho do phong hàn:

9 lá chanh tươi và 7 lát gừng sống; sắc đặc, thêm đường, uống dần.

2.3 Chữa ho do phong nhiệt:

Rễ chanh 12 gr, rễ tranh 12 gr, trắc bá diệp 12 gr; sắc uống.

2.4 Chữa đau lưng do phong, hàn, thấp xâm nhiễm

Rễ chanh          12 gr
Rễ nhàu            12 gr
Rễ đinh lăng      12 gr
Rễ cỏ xước      12 gr
Lá ngũ trảo         8 gr
Quế chi               4 gr

2.5 Uống nước chanh để tiết thực, giải độc, hạ huyết áp cao hoặc hạ độ cholesterol trong máu:

Nước chanh pha với nước ấm, thêm đường vừa đủ để uống.  Uống khi khát và chỉ uống vừa đủ nhu cầu.  Cần có sự theo dõi của bác sĩ nếu nhịn ăn hơn 1 ngày.

Chanh Trái Vụ - Những Kinh Nghiệm Thực Tế

Chanh chính vụ các tỉnh phía Bắc thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 giá bán thấp. Nếu có chanh trái vụ thu vào tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau sẽ bán rất được giá. Kinh nghiệm cho chanh ra quả trái vụ.

Chọn giống chanh tốt, thân ít gai, gai ngắn, quả to vừa phải (cỡ quả 15 – 20 quả/kg), vỏ mỏng, ít hạt, nhiều nước, vị chua mát, thơm dịu, quả chín vàng lõi trắng hay chín đỏ, lõi hồng (chanh đào). Chọn cây chanh có độ tuổi trên 5 năm, đã ra được trên 2 vụ quả ổn định, nămg suất cao, sung sức, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Vườn chanh chủ động nước, chủ động phân bón theo yêu cầu kỹ thuật.

Cho chanh ra quả hai vụ/năm:

Giai đoạn chanh đang nở hoa rộ vụ chính cuốc sâu 30 – 40cm cách gốc cây 50 – 60cm, không tưới nước, không tưới phân, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng làm cho hoa rụng 70 – 80%, giảm 50% sản lượng quả so với để tự nhiên. Sau đó lấp đất lại, tưới nước, tưới phân, giữ ẩm bình thường.

Khi quả lớn bằng cỡ hòn bi (đường kính quả 1cm), có thể dùng kéo cắt 50 – 60% số lá, quả và lộc non hoặc dùng thuốc dấm hoa quả Trung Quốc (dung dịch Ethrel 45%), pha 1 lọ (5ml)/lít nước, phun ướt đều tán cây lúc hoa đang nở rộ hoặc phun dung dịch phân kali clorua 10%, sau 7 – 10 ngày cây chanh sẽ trút 40 – 50% lá non, lộc non, quả nhỏ.

Cuốc rãnh sâu 10cm quanh tán, bón mỗi cây 2 – 5kg kali clorua (tùy theo cây lớn hay nhỏ), đồng thời phun phân bón lá Multy-K (13:0:46) nồng độ 4% lên tán lá để đất khô trong 30 ngày tiếp theo. Sau đó tưới ẩm và chăm sóc bình thường, khoảng 30 ngày sau cây chanh tiếp tục này lộc, ra hoa, ra quả vào tháng 6 tháng 7, cho thu hoạch quả vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Cho chanh ra quả 3 vụ/năm (chanh tứ thời):

Khi chanh ra quả vụ 2 (tháng 6, tháng 7) tiếp tục thực hiện biện pháp kỹ thuật như phần giới thiệu cho chanh ra quả 2 vụ/năm, chanh sẽ ra hoa, quả vào tháng 8, tháng 9 và cho thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 6 năm sau.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Chanh Ngón Tay, Cây Trái Vùng Bắc Úc

Chanh ngón tay mọc hoang trong thiên nhiên ở những khu rừng nhiệt đới miền Bắc của nước Úc. Mặc dù thích nắng ấm, nhưng chúng ưa mọc dưới những tán cây cao, hay mọc gần những loại cây cao khác để lấy chút bóng mát.

Chanh ngón tay ( Finger Lime), một loài chanh nhỏ, dài, hình dạng như nón tay, có tên khoa học là Microcitrus australasica.  Chanh ngón tay đã được những  người thổ dân  Aborigine ở Úc gầy trồng cách đây mấy trăm năm. Khi người Anh di cư qua đây, thấy loài chanh này khá lạ nên tiếp tục trồng chúng cho đến giờ.
Chanh ngón tay - Finger Lime
Chanh ngón tay
Chanh ngón tay cao từ 2m -> 10 m , lá rất nhỏ, nhánh có nhiều gai. Cây có thể trồng bằng hạt. Nhưng cây chiết nhánh hay ghép thì tốt hơn. Gốc dùng để ghép là cây cam đắng của Nhật Bản ( Japanese bitter orange- tên khoa học Poncirus trifolia ) vì cây này chịu lạnh rất giỏi. Người Úc cũng nhận thấy rằng nếu dùng gốc ghép của cây cam Troyer citrange thì cây Chanh ngón tay sẽ mọc rất nhanh và cho trái ngon hơn.

Chanh ngón tay ra hoa quanh năm, hoa nhỏ, màu trắng, Trái nhìn giống như ngón tay, dài khoảng 10cm, đường kính 3 cm,da mỏng và rất bóng do chất dầu tiết ra. Vụ thu hoạch chính từ tháng 12 –tháng 6.
Chanh ngón tay nhiều màu
Chanh ngón tay có rất nhiều màu
Có rất  nhiều giống chanh ngón tay khác nhau đã được lai tạo ở Úc châu, cho trái có nhiều màu khác nhau như : xanh, vàng, hồng, đỏ, tím và đen. Thịt chanh cũng có nhiều màu khác nhau như thế.

Khác hẳn với trái chanh thường, khi lấy dao cắt trái chanh ngón tay ra phân nữa, các tép chanh sẽ bung ra như hàng trăm trứng cá nhỏ. Những “ trứng cá” này không bị bể nát như tép chanh thường. Những người đầu bếp dùng những  “trứng cá” này để trang điểm cho những điã thức ăn.
Chanh ngón tay - Microcitrus australasica
Các tép chanh như những trứng cá nhỏ dùng để trang trí đĩa thức ăn
Khoảng từ giữa thập niên 90 người Úc dùng chanh ngón tay để làm mứt. Từ năm 2000, Úc châu bắt đầu xuất khẩu Chanh ngón tay qua các nước Á châu, Mỹ và các quốc gia khác. Họ xếp chanh ngón tay vào những  hộp nhựa, 2 kg mỗi hộp, rồi để hộp nhựa này vào một hộp giấy, giữ ở nhiệt độ từ 4oC -6oC để cho chanh tươi. Nhận thấy giá trị của chanh ngón tay, các chủ vườn Cam và Chanh ở Mỹ cũng bắt đầu trồng chúng để đáp ứng thị trường.

Cây chanh ngón tay cũng rất thích hợp để trồng làm Bonsai, hoặc cây kiểng có trái

Chanh Bông Tím Cho Trái Quanh Năm

Hiện nay, giống này cũng được trồng khá nhiều do ưu điểm cây ít gai dễ chăm sóc, trái to và dễ bán để ép lấy nước bởi có nhiều nước khi da vừa bóng hơn Chanh chùm.

Hiện nay xu hướng trồng chanh bông tím để thu hái trái bán ngoài thi trường ngày càng phát triển.Tuy chất lượng nước chanh bông tím kém hơn các loài chanh khác nhưng do đặc tính dễ trồng, cho trái quanh năm, vỏ trái dầy dễ vận chuyển xa giúp nhà nông nâng cao thu nhập.
Cây chanh bông tím là cây chanh ít gai, tán dày đặc. Trái hình cầu, to, vỏ trái xanh đậm và hơi sần hơn Chanh chùm, tép chanh màu vàng nhạt, to, nhiều nước (>45%). Hiện nay, giống này cũng được trồng khá nhiều do ưu điểm cây ít gai dễ chăm sóc, trái to và dễ bán để ép lấy nước bởi có nhiều nước khi da vừa bóng hơn Chanh chùm. Nguồn giống chanh chủ yếu từ cây chiết cành nên nhanh cho trái.

Có hai loại chanh bông tím:


* Chanh tàu bông tím đậm (Citrus spp): Hoa thường ra chùm (2-9 hoa) và có nụ màu tím đậm, trái chùm (3-7 trái) (Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng tháp).

* Chanh tàu bông tím lợt (Citrus limon): Hoa ra thường rời (1-5 hoa) và có nụ màu tím lợt hơn, trái rời 2-3 trái/chùm (cần Thơ).

Mô hình trồng chanh bông tím đang được nhân rộng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, và đặc biệt chanh bông tím phát triển tốt vùng đất phèn Long An giúp người nông dân ổn định cuộc sống.

Cách Chăm Sóc Để Chanh Ra Hoa Đậu Trái

Cây chanh rất dễ trồng, dễ ra hoa, đậu quả, thích nghi với nhiều loại đất và nhiều vùng sinh thái ở nước ta. Tuy nhiên, cũng cần có kinh nghiệm chăm sóc thì cây mới sai hoa và đậu quả



Như vậy cây chanh thường xuyên ở trong tình trạng sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh (cây tốt, lá xanh, ra nhiều chồi non, nhiều lộc, nhiều cành mới) do đó kìm hãm quá trình sinh trưởng sinh thực, tức là ra hoa, đậu quả kém. Vì bạn không nói rõ bạn ở vùng miền nào nên chúng tôi giới thiệu chung kỹ thuật xử lý sau đây để bạn căn cứ vào đó mà thực hiện.

- Xử lý cho cây ra hoa, đậu quả: Ngay từ bây giờ bạn dừng hẳn việc bón phân, hạn chế tưới nước (chỉ duy trì mức độ ẩm cần thiết để cây không bị khô héo) nhằm hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3-4 tuần. Hái bỏ hết các quả nhỏ (nếu có) trên cây, dùng kéo làm vườn cắt bỏ bớt các chồi vượt, các cành già, cành tăm, cành nhỏ mọc trong tán làm cho cây thông thoáng, tạo điều kiện cho các cành hè, cành thu sớm thuần thục đồng thời dùng cào sắt có răng xới nhẹ xung quanh gốc làm đứt bớt rễ nhằm giúp cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa và ra hoa vào đầu năm tới (tháng 2-3).

Vào khoảng đầu tháng 12 ngừng hẳn tưới nước để tạo khô hạn cho cây khoảng 1 tháng, sau đó bón phân trở lại và tưới đẫm nước trong 2-3 ngày liên tục, cây sẽ ra hoa đồng loạt. Nếu gặp trời mưa, dùng nilon phủ kín gốc không cho nước mưa thấm vào vùng đất quanh cây. Khi chanh đã đậu quả bằng đầu ngón tay, bón thêm phân NPK 16-16-8 khoảng 0,5-0,7 kg/cây để nuôi quả lớn. Những năm sau thì tăng lượng phân lên tùy theo tuổi cây và sản lượng thu hoạch. Với các tỉnh phía Nam, các công đoạn xử lý trên đây cần làm sớm hơn miền Bắc 1 tháng.

- Xử lý cho chanh ra hoa trái vụ: Kinh nghiệm của bà con nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, để chanh ra 2 vụ/năm và ra quả trái vụ để bán được giá theo ý muốn, cần tác động một số biện pháp sau: khi chanh chính vụ đang nở hoa rộ, muốn làm chanh trái vụ cần cuốc sâu 20-30cm xung quanh tán cây, ngừng tưới nước, tưới phân, hái bớt quả bằng tay hoặc phun Ethrel làm rụng bớt 50% trái chính vụ, sau đó lấp đất lại. Sau 7-10 ngày cây chanh sẽ trút 40-50% lá non, lộc non và lá bánh tẻ. Cuốc rãnh sâu 10cm xung quanh tán, bón mỗi gốc 1-2kg kali clorua (tùy tuổi cây), để đất khô trong vòng 1 tháng, sau đó tưới ẩm và chăm sóc bình thường. Khoảng 30 ngày sau cây chanh tiếp tục nẩy lộc, ra hoa, ra quả vào tháng 6-7, cho thu quả vào tháng 12-2 năm sau.

- Muốn cho chanh ra quả 3 vụ/năm (chanh tứ thời): Khi chanh ra quả vụ 2 (tháng 6-7) tiếp tục biện pháp kỹ thuật như trên, chanh sẽ ra hoa, cho quả vào tháng 8, tháng 9 và thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 6 năm sau.
Chanh là loại cây ăn quả thuộc họ cam quýt có nguồn gốc á nhiệt đới. Chanh có nhiều giống, các giống thường gặp như: chanh giấy được nhiều người ưa chuộng vì mỏng vỏ, nhiều nước, vị thơm, múi màu xanh nhạt, dễ ra hoa, đậu quả (có giống như chanh tứ quí có thể cho quả hầu như quanh năm), cây có nhiều gai nhỏ; chanh núm quả tròn, đầu cuống có núm ngắn, vỏ dày, sần sùi, nhiều nước ăn thơm, múi màu xanh vàng, cây nhiều gai; chanh thơm Indo, được nhập nội từ Indonesia, trái tròn, đẹp, vỏ xanh đậm, vị chua, nhiều nước, rất thơm, mỗi năm cho thu hoạch 1 vụ từ tháng 6-7; chanh lima persa không hạt, là giống cam tứ bội thể được nhập nội từ California, trái xanh, vỏ mỏng, nhiều nước, rất sai quả, mỗi năm có thể cho thu hoạch 2 vụ (tháng 6-7 và tháng 12-1), ăn không thơm nhưng hoàn toàn không hạt, thích hợp cho công nghiệp chế biến nước quả; chanh Eureka, thuộc nhóm chanh núm, quả hình trứng, vỏ dày, sần sùi, nhiều hạt, ít nước, ăn rất thơm, chủ yếu dùng pha rượu, uống chè đen và sa lát, mỗi năm thường cho 1 vụ quả vào cuối năm…

Kinh Nghiệm Cho Chanh Ra Trái Nghịch Mùa

Trong điều kiện bình thường của thời tiết Nam bộ cây chanh thường ra hoa đồng loạt từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch của năm sau và cho thu trái vào tháng 5 - 6 âm.

Do thu họach rộ nên giá chanh rất rẻ, có khi chỉ 500-600 đ/kg. Trong khi vào dịp tết Nguyên đán, mùa khô nắng nóng, nhu cầu nước giải khát rất nhiều mà chanh lại ít, lúc này giá chanh rất cao (7.000-8.000 đ/kg, có năm 12.000-13.000 đ/kg).

Để có chanh bán vào lúc giá cao, anh Ba Diệp, hội viên CLB Khuyến nông xã Trung An, Tp. Mỹ Tho (Tiền Giang) đã tìm cách xử lý như sau: Vào tháng 5-6 âm lịch hái bỏ tất cả trái trên cây. Xới nhẹ đất xung quanh gốc và bơm nước ra khỏi mương vườn, ngưng tưới nước 10-15 ngày. Sau đó dùng hỗn hợp phân bón theo tỷ lệ cứ 5 phần urea thì dùng10 phần super lân và 2 phần kali trộn đều, rải cho mỗi cây (3-5 năm tuổi) 0,5 kg hỗn hợp này, bón xong tưới nước giữ ẩm cho đất thường xuyên. Sau lần bón này cứ mỗi tháng lại bón bổ sung một đợt với lượng 0,8 kg NPK (loại 16-16-8) hòa với nước tưới cho một cây. Sau khi bón phân lần đầu khoảng 20 ngày thì cây chanh nhú đọt non và nụ hoa, cây sẽ nở hoa kết trái và cho thu hái trái vào dịp tết Nguyên đán. Làm cách này nếu chăm sóc tốt cây chanh vẫn cho năng suất tương đương với vụ chính.

Từ khi cây nhú đọt non và nụ hoa cần kiểm tra vườn chanh thường xuyên để kịp thời phát hiện và phun thuốc diệt trừ sâu vẽ bùa, rệp, sâu xanh ăn lá. Định kỳ 15 ngày một lần xịt thuốc Kasuran để ngừa bệnh ghẻ trái và xì mủ. Khi mùa mưa chấm dứt phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, vì khi cây đang mang trái rất cần nước.

Cách Trồng Chanh Trong Nhà Tươi Tốt Vào Mùa Đông

Chanh được biết đến là một loại cây trồng ngoài trời. Thế nhưng, chanh không chịu được thời tiết quá lạnh của mùa đông cũng như môi trường kín bưng đầy ngột ngạt trong nhà. Không khí khô và cũ, ánh sáng mặt trời yếu ảnh hưởng đến sức sống của cây.

Vậy, làm sao để giữ cho những cây chanh xanh tốt nếu đặt chúng vào trong nhà khi mùa đông đến?

Giữ cây chanh tươi tốt, phát triển khỏe mạnh trong mùa đông cần tới sự chăm sóc kỹ càng.

1. Tìm một vị trí đủ nắng.

Các cây thuộc họ cam quýt cần có đủ ánh sáng ít nhất 8 giờ một ngày để có thể phát triển mạnh mẽ. Trong những ngày thời tết đẹp thì cây chanh có thể hấp thụ ánh sáng tối đa là 12 giờ, nhưng thường thì ngày mùa đông ngắn hơn nên điều này là rất khó.

Tốt nhất, bạn nên đặt chậu cây chanh trong căn phòng có hai mặt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở phía Đông và Nam, hoặc phía Tây và Nam. Đặt chậu cây ở vị trí nhiều ánh nắng nhất có thể.

Chanh chủ yếu được trồng ngoài trời nhưng khả năng thích nghi với thời tiết lạnh kém.

2. Tăng độ ẩm

Không khí trong nhà thường rất khô, đặc biệt là khi sử dụng lò sưởi vào mùa đông và độ ẩm lúc này chỉ khoảng 10%. Trong khi đó, cây chanh cần độ ẩm ở mức trung bình là 50%.

Để tăng thêm độ ẩm trong không khí hãy đặt một bát nước ở bên ngoài. Cách làm này càng có hiệu quả nếu bạn có thể đặt chiếc bát phía trên bộ tản nhiệt hoặc phía trước lỗ thông để làm giảm nhiệt hơi nóng.

Khi trồng chanh trong nhà cần quan tâm đến các yếu tố ánh sáng, độ ẩm, không khí, phân bón...

3. Cải thiện sự lưu thông không khí

Ở ngoài trời, gió thúc đẩy sự di chuyển của không khí xung quanh. Trong nhà thường kín nên không khí trở nên trì trệ hơn. Do đó, bạn nên để một chiếc quạt để tạo gió lưu thông không khí trong phòng nơi đặt chậu cây chanh.

Vào những ngày nắng, khi nhiệt độ ngoài trời không quá giá rét, hãy mở cửa sổ khoảng 1 giờ vào thời điểm giữa trưa để cải thiện sự lưu thông không khí.

4. Tưới nhiều nước
Nếu đất trồng quá khô, muối có thể xuất hiện và gây hại cho rễ cây. Do đó, bạn cần giữ cho đất trồng luôn ẩm, nhưng đừng tưới quá nhiều nước.

Để kiểm tra đất có đủ độ ẩm hay không, bạn ấn ngón tay sâu vào đất khoảng 2 – 3 cm nếu thấy khô thì cần tưới nước cho cây.

Khi hết mùa đông, đưa cây ra ngoài trời đều đặn vài tiếng mỗi ngày để giúp cây tái thích nghi với môi trường bên ngoài.

5. Bón phân


Một cây chanh trồng trong chậu cần một lượng phân bón 18-18-18 cân bằng. Bón loại phân nay cho cây thường xuyên trong năm.

6. Thích nghi lại môi trường bên ngoài

Khi thời tiết ấm dần lên vào đầu mùa xuân, bạn hãy đưa chậu cây chanh ra ngoài từ 1 - 2 giờ mỗi ngày vào buổi trưa để từng bước tái thích nghi nó với môi trường bên ngoài.

Tổng Hợp Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Chanh

Tại trại cây giống Tân Chánh Hệp có mô hình trồng chanh trong chậu cho rất nhiều trái, với đặt tính giống dễ trồng, thích nghi trên nhiều loại đất, sinh trưởng nhanh, cho trái quanh năm.

Cây Chanh được trồng phổ biến khắp nơi. Thành phần dinh dưỡng trong Chanh gồm có nhiều nguyên tố cần thiết cho hoạt động của con người, đặc biệt là hàm lượng vitamin C hiện diện rất cao trong Chanh. Chính vì vậy, hằng năm nhu cầu tiêu thụ Chanh rất mạnh, nhất là trong mùa nắng. Để thỏa mãn phần nào cho việc trồng chanh hiện nay, chúng tôi giới thiệu đến bà con nông dân kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc cho cây Chanh để đạt hiệu quả.

II.  YÊU CẦU VỀ SINH THÁI:

Nhiệt độ: Chanh có thể sống và phát triển ở 13-39oC, thích hợp nhất từ 23-29oC. Ngừng sinh trưởng dưới 13oC và chết ở - 5oC. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái.

Lượng mưa: Cây Chanh cần khoảng 1.000-2.000mm/năm. Ở Việt Nam lượng mưa hàng năm trung bình là 1.800mm, nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, do đó vườn trồng cây Chanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và miền Đông vào mùa nắng cần phải tưới nước.

Ánh sáng: Chanh không thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8giờ hoặc nắng chiều lúc 16-17giờ). Cường độ ánh sáng ở Việt Nam vào mùa hè khoảng 100.000 lux do đó khi thành lập vườn cần thiết kế cây che mát và chú ý hướng Đông -Tây.

Nước: Cây Chanh cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái. Tuy nhiên, cây có múi rất sợ úng nước, nếu trồng ở đất thấp, mực nước ngầm cao và không đào mương lên líp để trồng dễ đưa đến tình trạng thối rễ. Mặt khác, Chanh cũng cần có yêu cầu về chất lượng nước tưới, lượng muối NaCl tối đa 3g/lít nước và không được kéo dài hơn hai tháng.
Đất đai: Đất phải có tầng canh tác dày ít nhất là 0,6m và thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8m.

III. GIỐNG CHANH:

Có nhiều giống Chanh. Trồng phổ biến nhất là Chanh Chùm (Chanh Giấy) và Chanh Tàu.

Tạm phân thành:

Nhóm con tép màu xanh nhạt: (Citrus aurantifolia).

Đặc điểm chung: Tán cây dày đặc, cành có gai (khó chăm sóc). Năng suất cao, lá hình elip. Trái đa số hình cầu (trừ chanh côn hình elip), vỏ mỏng, bóng và láng. Con tép nhỏ, màu xanh nhạt, nhiều nước, mùi vị rất chua và thơm, khá nhiều hạt. Bước đầu ghi nhận có 5 giống/dòng chanh trong đó có 2 giống phổ biến:
- Chanh chùm: Trái mọc thành chùm (có 3-5 trái), vỏ mỏng (1,5mm), nước nhiều (>45%), vị rất chua. Hiện nay, giống này đang được trồng phổ biến (Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang).
- Chanh lá xoắn: trái khá giống Chanh chùm nhưng dạng trái hơi dẹp hơn và có chóp lá xoắn (Bến Tre).

Nhóm con tép màu vàng: (Cirus spp)
- Chanh tàu: Cây ít gai, tán dày đặc. Trái hình cầu, to, vỏ trái xanh đậm và hơi sần hơn Chanh chùm, con tép vàng nhạt, to, nhiều nước (>45%). Hiện nay, giống này cũng được trồng khá nhiều do ưu điểm cây ít gai dễ chăm sóc, trái to và dễ bán ép bởi có nhiều nước khi da vừa bóng hơn Chanh chùm dù phẩm chất kém hơn. Bước đầu ghi nhận có 2 dòng, khác nhau về màu sắc bông và đặc tính ra hoa, đậu trái:
- Chanh tàu bông tím đậm (Citrus spp): hoa thường ra chùm (2-9 hoa) và có nụ màu tím đậm, trái chùm (3-7 trái) (Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng tháp).
- Chanh tàu bông tím lợt (Citrus limon): hoa ra thường rời (1-5 hoa) và có nụ màu tím lợt hơn, trái rời 2-3 trái/chùm (cần Thơ).

Gần đây, Việt Nam có du nhập từ Mỹ về một giống Chanh không hạt:
Chanh không hạt (Persian lime): cây không gai, sinh trưởng tốt trong điều kiện Việt nam, hoa ra thành chùm, cánh hoa có màu trắng, dạng trái hơi dài và có núm ở đáy trái, vị chua và thơm.

IV. KỸ THUẬT TRỒNG:

1/ Thiết kế vườn:


- Xây dựng bờ bao: Đồng Bằng Sông Cửu Long thường có cơn lũ vào tháng 9 -11 dl từ thượng nguồn đổ về, nên vườn cần có bờ bao với hệ thống cống để tưới và tiêu nước. Vườn phải có trồng cây chắn gió để bảo vệ cho cây Chanh. (Tre, bạch đàn, tràm, bình linh … thường được trồng trên bờ bao).

- Đào mương liếp: Để tăng hệ số sử dụng đất thì đào mương rộng trung bình là 1,8m - 2m. Tuy nhiên kích thước mương còn tùy thuộc vào tầng canh tác sâu hay cạn. Khi đất ruộng lên vườn hoặc vườn tạp cải tạo thường áp dụng kỹ thuật lên liếp dạng cuốn chiếu hoặc kiểu mô. Để cho cây Chanh phát triển tốt, năm đầu khi lập vườn, chúng ta nên trồng những cây chịu được pH thấp: mía, khóm...sau đó mới trồng Chanh.

- Trồng cây che mát: 
Vườn cần trồng cây để che mát cho cây Chanh đồng thời tăng hệ số sử dụng đất (Cây nhãn, mận, cóc …thường được trồng nhất).

- Khoảng cách trồng: Do trồng xen nên mật độ cây rất biến động, trong khoảng 40-100 cây/công (1.000m2), trung bình là 70 cây/công. Khoảng cách trồng của Chanh là (4m x 4m) hoặc (5m x 5m). Khoảng cách này thay đổi tuỳ thuộc có trồng xen hay không. Riêng vùng Miền Đông không bị ảnh hường của tầng phèn cũng như lũ lụt nên khoảng cách trồng có thể rộng hơn miền Tây.

2/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc:


- Thời điểm trồng: thường là tháng 4 - 6 dl (đầu mùa mưa).

- Giống trồng: 
Hiện nay bà con vẫn còn trồng Chanh chủ yếu bằng cành chiết. Cây giống cần đủ tiêu chuẩn sinh trưởng, đúng giống và sạch bệnh (theo tiêu chuẩn cây giống của Nhà nước ban hành).

- Chuẩn bị hố trồng và cách trồng: Tuỳ theo vùng đất mà kích thước mô cao hay thấp, lớn hoặc nhỏ. Nói chung, vùng ĐBSCL mô trồng cao hơn vùng Miền Đông. Mô trồng cần phải chuẩn bị trước ít nhất là 2 tuần. Đất làm mô trồng thường là đất mặt hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô nên cao 30-40cm và đường kính mô khoảng 80-100cm. Giữa mô, đào một hố nhưng có kích thước nhỏ hơn và trộn 20-40kg phân chuồng, 1kg phân super lân và 0,5 kg vôi trộn đều với đất. Khi trồng, cho một lớp phân đã trộn với đất vào hố sao cho khi đặt bầu cây thì mặt bầu ngang bằng mặt mô, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất lại, tưới nước. Để đủ đất cho bộ rễ phát triển, hàng năm chúng ta cần phải đắp đất thêm cho mô. Khi đặt cây phải để xoay mắt ghép (nếu là cây ghép) hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau trồng nên cắm cọc giữ chặt cây con nhằm tránh gió, mưa lung lay bộ rễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Chú ý không được lấp đất đến vị trí mắt ghép.

- Tủ gốc giữ ẩm: Đa số rễ Chanh mọc cạn, nhiệt độ của đất cao trong mùa hè ảnh hưởng đến bộ rễ cây có múi, cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng mùn đáng kể. Có thể trồng xen hoa màu (Bắp, đậu, khoai…) khi cây còn tơ.

- Mực nước trong mương: Chanh rất mẫn cảm với nước, nếu mực nước trong mương quá cao có thể gây úng và thối rễ cây. Vì vậy, cần để mực nước trong vườn cách mặt liếp 40-60cm. Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn, vào mùa mưa mực nước trong vườn thấp nhất và cách mặt liếp 70-90cm.

- Vét sình: Là đưa lớp bùn non dưới mương lên mặt liếp dày khoảng 2cm.

Ưu điểm: Cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây; nâng cao dần tầng canh tác; vét sình có thể kết hợp với việc xiết nước xử lý ra hoa.
Nhược điểm: Xác bả thực vật chưa kịp phân hủy hoàn toàn sẽ bị đưa lên liếp; thông qua vét sình vô tình đưa tầng phèn tiềm tàng lên liếp gây ngộ độc; để khắc phục những nhược điểm này, chúng ta có thể vét sình hai năm /lần hoặc sình được đưa lên liếp và tập trung một chỗ cho khô hoàn toàn mới bón cho cây.

- Neo trái: Khi đến mùa thu hoạch, nhưng giá cả thấp thì có thể neo trái trên cây bằng cách dùng các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin, gibberellin…phun lên cây. Biện pháp này có thể neo trái được 15-30 ngày. Song neo trái quá mức có ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và tuổi thọ của cây.

- Xử lý ra hoa: Cây Chanh thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn, vì vậy, khi cây thiếu nước trong một thời gian (nhất là mùa nắng) rồi tưới thì cây có khuynh hướng ra hoa. Do đó, có thể tạo sự khô hạn cho cây Chanh ra hoa đồng loạt bằng biện pháp bà con hay gọi là “ xiết nước”.

Xiết nước ra hoa có ưu điểm:
  Cây ra hoa đồng loạt; tổng thu nhập kinh tế một lần cao, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân, thu hoạch.
Nhưng có các nhược điểm là: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nứơc, cây mau già cỗi.

Quy trình xử lý ra hoa:


Tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa: Chanh có thể ra hoa quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào mùa xuân, tức trổ hoa tháng 2,3,4,5 dương lịch (nông dân còn gọi là mùa thuận). Muốn có quả mùa nghịch thì phải tiến hành chăm sóc bón phân để cây trổ hoa tháng 9,10 dl và thu hoạch tháng 12,1 dl.

Tóm tắt quy trình như sau:

Đầu tháng 7 dl bón phân: 0,5 – 1kg (urê + DAP + kali)/gốc (tuỳ theo tuổi và tình trạng sinh tưởng) theo tỷ lệ: 1 urê + 2 DAP + 2 kali, sau khi tưới nước khoảng 2 ngày cho phân tan, thì tiến hành xiết nước kéo dài khoảng 15-20 ngày.

Đến cuối tháng 7 dl, tiến hành tưới nước trở lại, hai ngày đầu tưới 2-3 lần/ngày sau đó giảm dần.

Những ngày đầu tháng 8dl cây sẽ trổ hoa.

Khi trái lớn, đường kính khoảng 0,5-1cm thì bón phân và liều lượng cho mỗi gốc 0,2-0,5 kg (urê + DAP + kali) theo tỷ lệ 1:1:1.

Sau đó mỗi tháng bón 2 lần vào ngày 15 và 30, bón liên tục 2 tháng như vậy.

Sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa:


Sử dụng urê phun lên lá:
 ban đầu cũng chăm sóc như cách một, tuy nhiên có sử dụng 1kg ure pha trong bình 8 lít nước xịt thẳng lên lá, sau vài ngày lá sẽ rụng, khoảng 30 -50% tổng số lá trên cây, sau đó cũng ngưng tưới như cách trên.

Khoảng cuối tháng 7 dl, xịt các loại phân bón kích thích qua lá (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì). Khi vừa đậu quả cũng có thể xịt các loại phân bón qua lá để bồi dưỡng thêm dưỡng chất cho quả phát triển tốt.

Ngoài ra còn có các kỹ thuật khác để kích thích cây chanh ra hoa như:

Dùng bừa cào xúp nhẹ trên lớp đất mặt để kích thích bộ rễ, làm cây mất cân đối dinh dưỡng đột ngột đưa đến hiện tượng cây Chanh rụng lá và sau đó sẽ ra hoa.

Hoặc dùng cây chống nhánh, tàn cây Chanh lên, sau đó hạ xuống gây ức chế sinh trưởng của cây, làm cây Chanh có thể rụng lá, sau đó tưới nước, cây có thể ra hoa. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và tuổi thọ của cây.

Để biện pháp xử lý ra hoa không bị ảnh hưởng của thời tiết (vì tháng 7dl ở trong mùa mưa), có thể lợi dụng hạn Bà Chằn (tháng7 âl) để xiết nước hoặc dùng vải nylon phủ chung quanh gốc để hạn chế nước mưa.

Áp dụng phương pháp này thì bắt đầu thu hoạch quả từ tháng 1- 3 năm sau.

-   Phân bón:

Cây Chanh cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác. Tuy nhiên tùy theo đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà tính toán lượng phân cung cấp hàng năm cho cây thích hợp.

Khi cây còn tơ năm 1, có thể dùng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Vật Chức Năng HUMIX bón hai lần/năm, mỗi lần từ 2 kg -3kg/cây.

Đối với cây Chanh ở giai đoạn kinh doanh cần chú ý bón phân vào các thời kỳ sau: Trên cây Chanh ở vào thời kỳ kinh doanh (đã cho trái ổn định) sử dụng Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chuyên Dùng Cây Có Múi bón với lượng tử 1,5kg - 2kg cho mỗi cây một lần, bón từ 3-4 lần vào các thời điểm:

Trước khi trổ hoa: Giúp cây phân hóa mầm hoa nhanh. Sau khi đậu trái và thời kỳ nuôi trái phát triển

Bón dưỡng lại cây sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành....
Số lần bón có thể thay đổi từ 4-6 lần/năm, chủ yếu tập trung vào giai đoạn kích thích ra hoa và nuôi trái của cây.

Việc sử dụng phân hữu cơ cần chú ý là phân phải được ủ đúng cách nhằm hạn chế tối mầm bệnh trong phân. Vì vậy, nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, sinh học để bón cho Chanh như bón thúc bằng Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chuyên dùng cho Cây Có Múi vừa nói ở trên, bón lót trước khi trồng hoặc bón xả sau thu hoạch bằng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Vật Chức Năng HUMIX thay cho các loại phân khác (quy trình xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng vi sinh vật an toàn cho cây trồng và đảm bảo hiệu quả về mặt dưỡng chất).

Ngoài ra, trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bổ sung thêm Phân Bón Qua Lá HUMIX Chất Lượng Cao. Nếu Phun thì pha với tỷ lệ 1/200 ( tức là 1 lít phân HUMIX pha với 200 lít nước sạch) phun lên toàn bộ cây. Hoặc dùng để tưới gốc thì pha với tỷ lệ 1/100 ( 1 lít phân HUMIX pha với 100 lít nước.

Phương pháp bón:

Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-20cm cho phânvào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước.

Miền Đông, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Dựa theo hình chiếu tán cây đào những hố xung quanh gốc, sâu 20-30 cm, rộng 20-30cm, cho phân vào lấp đất lại và tưới nước hoặc áp dụng bón rãnh như vùng ĐBSCL.

Có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ hoặc phân dơi để tưới hoặc bón cho Cây chanh. Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn sau khi quả đậu và giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

- Tỉa cành và tạo tán:

Trong đó, công tác tạo tán là cần thiết nhằm tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc, từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp. Các bước như sau:

Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-60cm thì bấm bỏ phần đọt, mục đích để các mầm ngủ phát triển, sau đó chỉ chọn 3-5 cành phát triển theo các hướng đồng đều. Từ cành này sẽ hình thành các cành cấp 2, cấp 3…cây sẽ có bộ tán tròn, đều và cân đối, khi vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất cao, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng như thu hoạch.

Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn, khoảng 10-15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

V. THU HOẠCH:

Cây Chanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3-4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…,nên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ./.