Để dùng làm thuốc, người ta dùng toàn cây, rửa sạch, phơi khô. Cũng dùng cả cây tươi. Rau chua lè có vị đắng, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, chống độc, tiêu sưng, lợi tiểu.
Rau chua lè mọc khắp nước ta, trong các bãi cỏ, lùm bụi, các bãi đất hoang, trên các bờ ruộng, đường đi.
Rau chua lè ăn được và được dùng thông dụng theo từng vùng miền. Lá và ngọn non có thể dung luộc, nấu canh hoặc ăn sống như xà lách dùng chấm với nước kho. Rau chua lè có vị riêng, vị chua nhẹ, pha chút đắng, ăn ngon.
Để dùng làm thuốc, người ta dùng toàn cây, rửa sạch, phơi khô. Cũng dùng cả cây tươi. Rau chua lè có vị đắng, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, chống độc, tiêu sưng, lợi tiểu.
Rau chua lè thường được chỉ định dùng trị
1. Cảm cúm, sốt, viêm phần trên đường hô hấp, đau họng, nhọt ở miệng lưỡi;
2. Viêm phổi nhẹ;
3. Viêm ruột, lỵ; Bệnh đường niệu – sinh dục;
4. Viêm vú, viêm tinh hoàn;
5. Vết thương, mụn nhọt, eczema, chấn thương; ngoài da nổi mẩn, sưng lở. Liều dùng 15 – 30g.
Có thể dùng một số công thức điều trị như sau
Sởi, nổi mẩn, lở ngứa : dùng cành lá nấu nước tắm, rửa, gội.
Viêm đường niệu – sinh dục, đái buốt, đái rắt : Rau chua lè và Mã đề, mỗi vị 30g sắc uống.
Viêm ruột, kiết lỵ: dùng 60-100g toàn cây sắc uống, hoặc phối hợp với cây Sài gục, 30-50g cùng sắc uống.
Rút mủ mụn nhọt : Cành lá giã nhuyễn đắp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét