Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Trồng hoa lay ơn đón Tết

Trồng hoa lay ơn đón Tết

Lay ơn là một trong những loại hoa đẹp và sang trọng nhất hiện nay. Vào dịp Tết, mọi người thường mua một bó lay ơn để cắm vào bình hoa đặt ở giữa nhà. Sau đây là kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn.


Đặc điểm thực vật của hoa lay ơn



Cánh hoa lớn, dạng hình lá bao vào nhau khi chưa nở. Khi nở hoa có dạng hình phễu, bao hoa dính nhau tạo thành một khối gồm 2 vòng hoa (2 lớp cánh), nhị và nhụy hoa ở vòng trong hoa, bao phấn hướng ra ngoài, bầu noãn phía dưới có 3 ngăn hình cầu. Cánh hoa có loại bằng, lượn sóng… Trên cành hoa mang nhiều hoa (12-20 hoa), xếp dọc theo chiều dài của cành theo kiểu zíc zắc.

Quả có 3 ngăn chứa nhiều hạt phía trong, khi hạt trần có bao lớp màng màu nâu. Củ chính là thân ngầm của cây hoa layơn. Rễ dạng chùm ít ăn sâu mà phát triển theo bề ngang. Có 2 loại rễ: rễ mọc từ giống ban đầu (củ mẹ) gọi là rễ sơ cấp và rễ mọc từ củ con do củ mẹ đẻ ra gọi là rễ thứ cấp.

Kỹ thuật trồng cây

Chuẩn bị đất: Chọn đất thịt nhẹ, tơi xốp, bằng phẳng, thoát nước tốt, pH = 6-6,5; đất được làm sạch Cỏ dại và tàn dư thực vật của vụ trước; được cày sâu 30-  40 cm, tơi xốp, khử tuyến trùng bằng ethoprophos 10% (20-30 kg Mocap hạt/ ha), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (30 kg/ ha) (cần tham khảo ý kiến nhà chuyên môn trước khi sử dụng). Lưu ý, không được trồng 2 vụ lay-ơn liên tục trên một mảnh đất, tốt nhất nên luân canh cây trồng khác 2- 3 năm.

Lên luống, xẻ rạch: Lên luống cao, bề mặt luống 1,2-1,3 m, bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm và phun thuốc diệt mầm cỏ dại; Rải phân lân, phân vi sinh và tưới ẩm trước khi xẻ rạch; Xẻ rạch theo chiều ngang của luống, độ sâu của rạch khoảng 12-15 cm, các rạch cách nhau 25-30cm.

Kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn không khó

Chọn củ giống và trồng: Chọn củ giống đồng đều về kích thước và màu sắc, mầm và rễ đều, khỏe mạnh, sạch Bệnh và virus và không bị sứt sẹo. Củ giống nên được xử lý trước khi trồng: ngâm củ khoảng 10-15 phút trong Iprodione (Rovral), mancozed (Mancozed, Dithane) 2%, hong khô trước khi trồng.

Cách trồng: Đặt củ trong các rãnh đã xẻ trước, đặt ngay ngắn đáy củ tiếp xúc với mặt đất, mầm hướng lên phía giúp cho mầm củ phát triển tốt và thẳng, trồng với mật độ 250.000 -300.000/ha, tùy thuộc vào kích cỡ củ và loại giống. Lấp một lớp đất mặt dày khoảng 2,5 - 3 cm, lấp cẩn thận tránh không làm củ bị nghiêng ngã và gãy mầm trong khi lấp, tưới ẩm đều ngay sau khi trồng

Cách chăm sóc cây hoa lay ơn

Tưới nước: Mỗi thời kỳ sống cây lay-ơn cần nhu cầu về nước khác nhau. Đặc biệt trong giai đoạn cây mới trồng và bắt đầu ra lá thứ 5 đến lá thứ 8, cần nhu cầu rất lớn về nước, nếu thiếu nước cây mọc không đều và ảnh hưởng đến sự phân hóa hoa dẫn đến cành hoa ngắn, ít hoa. Tưới nước thường xuyên tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây, thiếu nước làm cho hoa ngắn và nhỏ, củ nhỏ.

Áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây và chăm sóc sẽ thu hoạch được chậu hoa đẹp

Tỉa nhánh, lên luống: Sau khi trồng 7-10 ngày, mầm cây mọc lên khỏi mặt đất, tiến hành loại bỏ các chồi phụ chỉ để lại 1 chồi chính cây để phát triển khỏe mạnh. Lên luống lần 1: Khi cây được 2-3 lá tiến hành xăm xới, bón thúc và lên luống lần 1, vun nhẹ một lớp đất mỏng vào cạnh gốc. Khoảng  2 tuần sau đó tiến hành vun gốc đợt 2, đợt này cần vun cao để chống đổ cho cây và tạo điều kiện cho cây sinh củ con. Sau đợt vun này tiến hành giăng lưới giúp cho cây không đổ và cành hoa không bị cong.
Hoa lay ơn (hoa dơn) với tên khoa học là Gladiolus là loại hoa được sử dụng nhiều trong ngày tết truyền thống của người Việt Nam. Thân cây hoa lay ơn có dạng thân thảo, thân giả được kết bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, bẹ lá trước xếp phủ lên bẹ lá sau. Lá cứng hình lưỡi kiếm, cuống lá phần gốc rộng và to thành hình như cái bao xếp chồng lên nhau tạo thành củ lay -ơn. Lá dài khoảng 30-80cm, rộng 4-5cm, có gân dọc. Giữa phiến lá và bẹ lá không phân biệt rõ ràng. Lá xếp thành 2 dãy, mọc thẳng đứng, trên mặt lá phủ một lớp phấn sáp ít thấm nước.
Tâm Đinh

Trồng hoa phong lữ thơm phức tại ban công

Phong lữ là loại hoa có nhiều màu sắc khác nhau đầy lôi cuốn, thường là màu hồng hoặc đỏ biểu tượng của tình yêu, được ưa chuộng bởi hương rất thơm... Từ khi hoa bắt đầu nở cho đến khi tàn kéo dài hơn 2 tuần. Với màu sắc rực rỡ, hoa Phong lữ thường dùng để trang trí ở ban công, cửa nhà.


Hoa Phong lữ có nguồn gốc từ các nước vùng Địa Trung Hải, hiện được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Ngoài tên chung là Phong lữ, hoa còn có tên khác như Phong lữ thảo, Thiên Trúc Quỳ.

Đây là loại hoa có nhiều màu sắc khác nhau đầy lôi cuốn, thường là màu hồng hoặc đỏ biểu tượng của tình yêu, được ưa chuộng bởi hương rất thơm... Từ khi hoa bắt đầu nở cho đến khi tàn kéo dài hơn 2 tuần. Với màu sắc rực rỡ, hoa Phong lữ thường dùng để trang trí ở ban công, cửa nhà. Chỉ cần treo một chậu hoa Phong lữ trước cửa đã điểm tô cho cuộc sống thêm sinh động.

Để Trồng hoa cần thực hiện những công đoạn sau:

Chọn giống: Như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.Hạt giống hoa Phong lữ thảo các loại có thể tìm mua tại cửa hàng hạt giống cây trồng.

Phong lữ có thể nhân giống bằng hạt, giâm cành hoặc trồng cây bằng phương pháp nuôi cấy mô, trong đó giâm cành là biện pháp đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và thông dụng nhất.

Giâm cành:

Chọn cắt cành giâm từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Trên cây mẹ chọn cắt đoạn cành bánh tẻ (thân có màu xanh nâu, không quá già nhưng cũng không được non quá). Mỗi đoạn hom giâm dài khoảng 10 cm, có ít nhất 2-3 mầm mắt khỏe. Dùng dao sắc cắt vát một góc 45 độ để có diện tích tiếp xúc với giá thể lớn nhất sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. Cắt bỏ hết các lá chỉ chừa lại phần cuống lá khoảng 1-2 mm.

Có thể giâm cành trực tiếp vào chậu, vào bầu hoặc trên luống ươm cho ra rễ, phát triển thành cây con rồi mới đem cấy vào chậu.

Chuẩn bị giá thể:

Thành phần và tỷ lệ phối trộn hỗn hợp giá thể gồm: 1m3 đất phù sa tơi xốp + 5kg phân tổng hợp NPK + 1 kg vôi bột + 150 kg phân chuồng hoai mục. Trộn đều các hỗn hợp rồi đóng vào bầu, vào chậu để giâm trực tiếp hoặc tạo thành luống giâm trong vườn ươm để ươm cây. Khi cho giá thể vào bầu hoặc chậu để giâm trực tiếp hoặc trồng cây con không nên đổ đầy mà chỉ nên đổ cách miệng chậu hoặc mặt bầu khoảng 1cm.

(Nếu bạn trồng ít thì cứ chia tỉ lệ ra mà chuẩn bị phần phân, đất nhé)

Giâm trực tiếp vào chậu hoặc bầu có kích thước 18 x 18 cm đã có đủ giá thể: Cắm phần gốc cành giâm vào chậu giá thể, mỗi chậu hoặc bầu giâm nên cắm 3 cành cách đều nhau.

Có thể trồng hoa Phong lữ thành từng luống hoặc trong chậu cảnh để xếp thành những thảm màu trang trí thuần màu hoặc xen kẽ với nhiều màu sắc khác nhau trong sân nhà, khách sạn, biệt thự hoặc lối đi nơi công viên rất đẹp mắt và sinh động.

Gieo hạt.

Có thể lấy hạt từ trái sau mùa hoa, hoặc mua hạt từ nước ngoài. Mỗi túi hạt giống chứa khoảng 20 hột. Hạt khá nhỏ. Từ lúcgieo cho tới lúc có hoa mất khoảng 18 – 20 tuần.

Đổ chất trồng vào chậu nhựa có lổ thoát ở đáy. Chất trồng gồm đất, xơ dừa, tro trấu. Tỷ lệ bằng nhau, trộn đều. Cũng có thể dùng đất vườn. Gieo hạt thành hàng cách nhau 2cm. Khoảng cách hạt trên mỗi hàng là 5cm. Tưới sương mỗi sáng và phủ kiếng hay giấy nylon trong để giữ ẩm.

Sau 2 tuần mở giấy nylon hay bỏ kiếng ra, tránh tưới nước cho đất thoáng ráo để tránh thối. Khi lá đầu tiên phát triển, phải trồng riêng ra chậu nhỏ. Bứng và nâng bằng 2 ngón tay cây con có kèm theo chút đất trồng.

Trồng cây vào chậu có đường kính 10cm với chất trồng là tro trấu và xơ dừa, và phân bò hoai, ấn nhẹ đất chung quanh gốc. Tưới đều.

Các cây bây Giờ phân nhánh tốt. Phải thay chậu mới lần nữa. Và cho phân đều đặn 15 ngày/lần.

Bây giờ cây khỏe mạnh, phân nhánh tốt và có nhiều nụ hoa sẽ bảo đảm mùa hoa sung mãn và đầy màu sắc. Nhớ cho phân bón đều kỳ.

Chăm sóc

Giâm xong xếp các chậu thành luống để tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, phía trên nên dùng lưới nilon đen che bớt ánh sáng và thường xuyên tưới đủ ẩm để cây nhanh ra rễ, đâm chồi mới.

Nhiệt độ thích hợp cho cây ra rễ và sinh trưởng tốt là từ 22- 25 độ C, độ ẩm khoảng 80- 85%.Cây sẽ ra rễ, đâm chồi mới trong khoảng 20 ngày.

Khi cây đã mọc chồi, lá mới, tiến hành nhổ Cỏ trên mặt bầu, loại bỏ những cành chết hoặc không ra rễ để trồng dặm thay thế bằng các cây con khỏe mạnh.

Khi cây đã bén rễ hồi xanh tiến hành bón thúc bằng cách tưới 200 ml dung dịch NPK 1% cho mỗi bầu kích thước 18 x 18cm (pha 100g NPK trong 10 lít nước), định kỳ 20 ngày tưới 1 lần.

Sau khi hoa tàn, dùng dao sắc cắt bỏ thân cây sát gốc, tỉa bỏ lá già, xới xáo mặt bầu, bón thêm phân chuồng hoai mục, tưới đủ nước cây sẽ tiếp tục đâm chồi để cho những lứa hoa mới.
Sưu tầm

Trồng hoa cánh bướm trong vườn

Trồng hoa cánh bướm trong vườn

Để cây ra hoa vào dịp tết, người trồng nên gieo hạt từ tháng 9 -10 âm lịch khi tuổi cây con 20-25 ngày. Trước khi trồng, người dân phải bón phân hoai mục trên nền đất đã được làm thật kỹ.


Hoa cánh bướm hay còn gọi là cúc sao nháy hay hoa chuồn chuồn có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Loài thực vật này thuộc họ hàng hoa Cúc, có rất nhiều loại và được trồng rất phổ biến ở nước ta. Người dân có thể trồng loài hoa này làm cây cảnh ở sân vườn. Hoa cánh bướm được trồng rộng rãi ở công viên, sở thú vì thuộc tính dễ trồng và màu sắc đa dạng, đẹp mắt nhưng hiện nay kỹ thuật trồng cây hoa này 1 cách cụ thể vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Vì sở hữu thân quá yếu ớt, quá mảnh mai nên hoa cánh bướm ít khi được sử dụng như các anh em cùng giống loài, ít được bày bán, trưng bày hay cúng kiến. Tuy nhiên không vi lý do này mà hoa sao nháy bị kém phát triển, trái lại loài thực vật này càng ngày càng được ưa chuộng để làm đẹp cho vườn nhà nhờ vào bản tính gây giống, trồng trọt dễ dàng.

Vì hạt quả nhỏ nên khi gieo trên luống cát, bà con phải gieo cho đều. Sau khi gieo, hạt cần được phủ 1 lớp rơm rạ mục để chống mặt luống bị váng và khi tưới nước tránh cho hạt khỏi bị dồn khi có mưa to. Lớp che phủ luống này sẽ được dỡ bỏ khi hạt bắt dầu mọc. Sau khi đỡ bỏ rơm rạ, người trồng không nên tưới đẫm quá, cây sẽ bị chết.

Người chăm sóc cây có thể bón phân hoai mục gồm: 3kg phân lân, 3kg phân Kali, 10-15kg vôi bột cho 1 sào. Một nửa lượng phân chuồng mục nên được bón lót cho vào đất trước khi được bừa lần cuối cùng đễ lên luống. Một nửa còn lại sẽ được bón cho hoa trước khi trổ bông.

Mật độ trồng là 30x40cm. Khi cây phục hồi, người chơi hoa có thể bón thúc nhiều lần (7 ngày 1 lần) bằng phân hoà với nước 1/5 - 1/4. Bón thúc vào lúc cây bắt đầu có nụ là quan trọng nhất.

Để giống: Người trồng cần chọn cây có màu sắc đẹp, lấy quả đã già chín, phơi cả quả rồi đập lấy hạt. Quả sẽ tự tách dễ dàng, người dân có thể sàng và chọn lấy hạt chắc phơi khô và bảo quản. Loại hạt của hoa này khó bảo quản nên chỉ được phơi nắng nhẹ hay trong bóng râm, để nguội rồi mới cho vào bình cất giữ.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Bí ngô cóc tí hon mix - Loài cây quen mà lạ

Bí ngô cóc tí hon mix - Loài cây quen mà lạ

So với loại bí ngô thông thường thì bí ngô cóc tí hon mix có loại quả nhỏ hơn, xinh xắn và lạ mắt. Cho nên loại cây này được săn đón và trồng nhiều trong thời gian gần đây ngay trong khuôn viên gia đình. Hãy biết cách gieo trồng và chăm sóc loại cây này để có nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho cả gia đình cũng thưởng thức.


1. Hạt giống bí ngô cóc tí hon mix

– Đinh lượng: 0,5gram /gói
– Giá bán: 25.000 đồng/gói
– Nguồn gốc: Russia (Nga)
– Tỉ lệ nảy mầm: 88,95 %

2. Kỹ thuật gieo hạt giống bí ngô cóc tí hon mix

– Thời gian gieo trồng: nên trồng vào tháng 11 và tháng 7 đều được. Lúc này là thời điểm thích hợp để giúp cho cây nhanh thich nghi và đạt năng suất cao

– Làm đất: bí ngô cóc tí hon mix thích hợp để trồng nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều mùn, đất có khả năng thoát nước tốt. Loại cây này không quá kén đất, điều quan trọng là bạn nên chọn nơi đất thoáng, không có bị ngập úng.

– Gieo hạt: trước khi gieo hạt xuống đất thì cần ngâm hạt bí ngô và nước ấm rồi cho vào một chiếc khăn để ủ. Cho đến khi đất bị nứt thì tiến hanhg gieo vào trong bầu. Thời gian này cần chăm sóc cây sao cho cẩn thận, bằng việc tưới nước đầy đủ để cây nhanh nảy mầm. Khi cây được khoảng 80 cm thì bạn tiến hành đưa cây ra nơi trồng thích hợp nhất.

3. Kỹ thuật chăm sóc bí ngô có tí hon mix

– Ánh sáng: loại cây này thích được trồng ở những nơi có sáng nhiều, thời gian chiếu sáng trong một ngày phải đảm bảo khoảng 8 Giờ là ít nhất.

– Tưới nước: thời gian cây ra hoa và đậu quả là lúc cần nhiều nước nhất, tiến hành tưới nước thường xuyên cho cây. Lưu ý là không nên tưới nước vào lá hoặc buổi chiều tối, dễ gây sâu Bệnh cho cây. Chú ý là không nên để cây bị ngập úng vào mùa mưa vì cây không chịu được độ ẩm cao.

– Bón phân: bạn nên bón phân lân, phân chuồng để bón lót hoặc bón thúc cho cây. Mỗi cây cần bón khoàng 5 lần, tùy từng gia đoạn mà bón nhiều hay ít. Thời kỳ sau khi thu hoạch thì cần bón phân cho cây để tăng cường chất dinh dưỡng.

4. Thu hoạch

Khi thấy quả có vỏ cứng, dày dặn thì bạn tiến hành cắt bỏ cuống. Đây là lúc bạn đã thu hoạch vào để thưởng thức và nấu những món ăn ngon cho cả gia đình.

Cách trồng cũng như chăm sóc bí ngô cóc tí hon không quá khó. Chỉ cần bạn áp dụng những hướng dẫn trên là có được những quả bí ngô lạ mắt và ngon lành.

Hướng dẫn cách trồng dưa chuột tại nhà

Hướng dẫn cách trồng dưa chuột tại nhà

Dưa chuột là loại thực vật họ Bầu Bí, cùng họ với dưa hấu, bí đao, bầu, bí ngô, mướp và mướp đắng. Sau đây kythuatnuoitrong.edu.vn xin giới thiệu với các bạn về cách trồng dưa chuột trong nhà năng suất cao...

Theo tiết lộ của người trồng và kinh doanh thứ quả này: Dưa chuột là loại rau quả mà người trồng phun nhiều thuốc kích thích và thuốc trừ sâu nhất. Muốn có được những quả dưa an toàn, bạn nên tự mình trồng dưa chuột tại nhà.

Hướng dẫn cách trồng dưa chuột trong thùng xốp tại nhà

Trồng dưa chuột tại nhà: Gieo hạt

Dưa chuột điển hình được chia làm 2 loại là: loại trồng trong nhà và loại trồng ngoài trời. Đặc trưng của dưa chuột trồng trong nhà cho quả dưa dài hơn và với lớp vỏ mỏng hơn.


Cửa sổ đầy nắng là nơi thích hợp trồng dưa chuột
Nếu đang tiết trời mùa hè ấm áp, và bạn có được một số hạt giống khỏe mạnh, bạn nên trồng dưa chuột ngoài trời.

Một bậu cửa sổ đầy nắng hay một mô hình nhà trồng cây phủ màng nylon có thể phù hợp với ngôi nhà của bạn (và chi phí rẻ hơn nhiều) nếu bạn không đủ điều kiện trang bị hẳn một nhà kính trồng cây.

Khi dưa chuột mới ở dạng cây giống con, tránh tưới nước quá nhiều, có thể làm chết cây. Gieo hạt giống dưa chuột trong những luống đất đã được tưới nước để tạo sự ẩm ướt, được bao phủ bởi màng nylon bọc thực phẩm, sau đó đặt bên cạnh bậu cửa có ánh nắng để thúc đẩy việc nảy mầm.  

Gieo hạt giống dưa chuột trong những luống đất đã được tưới nước, bao phủ bằng màng nylon bọc thực phẩm, sau đó đặt bên cạnh bậu cửa có ánh nắng

Hãy chờ tới khi cây mầm trổ ra một số lá cây, và khi thời tiết trở nên ấm dần vào ban ngày và ban đêm.

Thời vụ gieo trồng dưa chuột (dưa leo)

- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 5 - 6, thu hoạch tháng 7- 8.

- Vụ Thu Đông: Gieo tháng 7- 8, thu hoạch 9 - 10.

- Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 12 - 1.

- Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 1-2, thu hoạch tháng 3 - 4.

Thời điểm cuối Tháng 6 là thời điểm phù hợp để tiến hành việc cấy ghép cây dưa chuột non của bạn ra ngoài trời. Chuẩn bị một cái lỗ với hỗn hợp phân bón và phân trộn được trộn đều.

Cuối Tháng 6 là thời điểm phù hợp để tiến hành việc cấy ghép cây dưa chuột non của bạn ra ngoài trời.

Trồng dưa chuột tại nhà: Chăm Sóc


Cây dưa chuột có thể để mọc bò lan trên mặt đất hay mọc leo quanh thân cọc thẳng đứng. Ưu điểm của việc mọc leo quanh thân cọc sẽ giúp cho quả dưa chuột phát triển vươn cao khỏi mặt đất (theo thân cọc), điều đó sẽ giảm khả năng dưa chuột bị hư hại hoặc thối/nát.

Nếu để dưa chuột bò lan trên mặt đất, bạn nên lưu ý việc bỏ rơm khô hoặc bìa các-tông bên dưới để giữ cho quả dưa chuột được sạch sẽ.

Cây dưa chuột mọc quanh thân cọc thẳng đứng. Trong một số điều kiện, có thể hứng chịu thời tiết lạnh, ẩm ướt.

Cây dưa chuột mọc quanh thân cọc thẳng đứng – trong một số điều kiện có thể hứng chịu thời tiết lạnh, ẩm ướt.

Cây dưa chuột ra hoa cả hai loại: hoa đực và hoa cái. Điểm mấu chốt khác biệt ở đây là hoa đực sẽ không có quả dưa chuột con mọc ra ở phía cuống hoa. Các bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Ngắt bỏ hoa đực nếu bạn trồng dưa chuột trong nhà (điều này sẽ ngăn chặn việc quả dưa chuột trở nên đắng hơn)

- Loại bỏ hoa đực đối với dưa chuột trồng ngoài trời

Có thể mua loại hạt giống dưa chuột mà khi trồng chỉ nở ra hoa cái. Loại này có chi phí đắt hơn khá nhiều, nhưng là một lựa chọn hợp lý đối với người làm vườn bận rộn.

Nên thu hoạch khi quả dưa có chiều dài vừa phải (khoảng 15cm)

Khi cây dưa chuột trong thời kỳ trổ hoa, cần lưu ý không để cho cây bị khô hạn hay thiếu nước tưới. Trong giai đoạn này cây đã khá cứng cáp (không bị chết khi tưới nước quá nhiều). Nên sử dụng loại chậu/bình hay khu vực đất trồng có hệ thống thoát nước hợp lý, khoa học.

Bạn càng thu hoạch nhiều dưa chuột thì cây càng phát triển nhanh hơn. Thời điểm phù hợp nhất để thu hoạch dưa chuột là khi quả dưa có kích thước vừa phải (đầu quả con cánh hoa chưa rụng, vỏ xanh mượt, vẫn còn lớp phấn trắng) hoặc có chiều dài vừa phải (khoảng 15cm), như thế sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển hơn nữa.
Tổng hợp

Cách trồng đậu cove leo ở ban công

Cách trồng đậu cove leo ở ban công

Đậu cove ăn giòn, ngọt và mát, dễ trồng và dễ chế biến các món. Theo đông y loại đậu này tính ôn, có tác dụng nhuận tràng, bồi bổ nguyên khí. Đậu cove không chỉ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như là protein, canxi, sắt, mà còn có nhiều kali, magie, ít natri. Do đó rất thích hợp với những người cần phải ăn uống ít natri như bị tim, thận, cao huyết áp. Khi ăn cần chú ý nấu chín, nếu không dễ bị ngộ độc.


Chuẩn bị vật tư gồm: Hạt giống, đất, chậu nhựa, nước sạch và phân bón

– Đổ đất sạch Tribat vào chậu nhựa cách thành miệng 5cm, làm hốc sau 2cm. Đối với chậu nhựa thông minh dài 67 – cao 21- rộng 24 cm trồng được 4 cây.

– Hàng ngày tưới cho cây sáng – tối. Tùy từng thời thiết bạn tưới nước làm sao đất đủ ẩm.

Chăm sóc:

– Trong thời kỳ ra Hoa và thời kỳ qủa lớn phải đảm bảo đủ ẩm cho cây phát triển, quả to, nhiều thịt, hạt không bị nép.

Thời kỳ bón phân cho đậu:

+ Trước khi trồng cần bón lót: Nếu sử dụng đất thường, đất thịt cần bón thêm phân hữu cơ vi sinh T-O, hoặc phân khác.

+ Khi cây có 2 – 3 lá thật: Bón 1/3 lượng đạm + 1/3 kali (5l nước cần 50gr đạm + 50gr kali cho 4 trồng đậu cove leo trong chậu nhựa thông minh)

+ Khi cây có 5 – 6 lá thật:  Bón 1/3 lượng đạm + 1/3 kali. Lúc này làm giàn cho đậu

+ Khi cây có quả nhiều cần bón với liều lượng như trên

Cách làm giàn đậu cove leo

– Làm đậu cove leo bằng dây dứa, sắt, cây dóc: làm hình chữ A hoặc vòng tròn…

– Dàn đậu cove leo bằng dây dứa trên ban công sân thượng
Theo kythuatnuoitrong.edu.vn

Kỹ thuật trồng khoai tây năng suất cao

Kỹ thuật trồng khoai tây năng suất cao

Khoai tây là loài cây nông nghiệp dễ trồng, năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Bà con cùng tham khảo bài viết sau để có kỹ thuật trồng khoai tây đạt chất lượng tốt nhất


1. Thời vụ và tiêu chuẩn củ giống

Mùa vụ thích hợp là 5/10-5/11.

Tiêu chuẩn khoai giống: không bị sâu Bệnh, mầm phát triển bình thường (mập, khoẻ, nhiều đốt).

2. Làm đất trồng

Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, đất bãi bồi, không quá chua (độ pH khoảng 5,6-6,7), mùn tổng số 1,5%, chủ động tưới tiêu. Đất được cày bừa kỹ và luân canh triệt để.

Lên luống:

+ Luống đơn rộng 50-60 cm, cao 25-30 cm, trồng 1 hàng.

+ Luống kép: 1,1-1,2 m, cao 25-30 cm, trồng 2 hàng.

Khoảng cách trồng: 20-25x55 cm, đảm bảo mật độ 55 - 65 nghìn cây/ha. Trong trường hợp thiếu củ giống có thể tách miếng trồng bằng mầm.

3. Phân bón.

Không dùng phân tươi bón cho khoai tây.

- Lượng phân bón:

+ Phân chuồng 25-30 tấn/ha.

+ Phân hoá học.

Lượng phân bón:
Loại phân Tổng lượng phân bón Bón lót (%) Bón thúc (%)
kg nguyên chất/ha kg/sào quy đổi Lần 1 Lần 2
Đạm 120 9 urê 30 30 40
Lân 150 33 supe lân 100 0 0
Kali 180 13 kali clorua 30 30 40

- Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng + phân lân + 30% kali + 30% đạm.

+ Bón thúc.

Lần 1: Sau khi trồng 15-20 ngày, bón 30% kali + 30% lượng đạm.

Lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày với số phân đạm còn lại.

4. Tưới nước, chăm sóc

+ Nguồn nước tưới phải dùng nước sạch (nước sông không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan). Không được dùng nước ao tù, nước thải công nghiệp chưa được xử lý, nước sinh hoạt, nước bị ô nhiễm để tưới.

+ Khoai tây cần nhiều nước nhất là ở thời kỳ phình củ và thời kỳ củ lớn nhanh. Trong giai đoạn này có thể tưới nước vào rãnh cho ruộng thấm đều nước sau đó tháo hết nước thừa đi. Khoai tây không chịu được úng, do đó tránh để nước đọng trong luống. Tưới nước cho khoai tây nên tập trung vào các thời gian sau.

Tưới lần 1: Sau khi mọc 15-20 ngày, tưới ngập rãnh.

Tưới lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày.

Tưới lần 3: Sau khi trồng 60-65 ngày.

+ Vun xới.

Lần 1: Sau trồng 7-10 ngày vun xới nhẹ lấp củ khoai kết hợp với tỉa mầm (chỉ để lại 3-5 thân/khóm).

Lần 2: Sau trồng 20-25 ngày, xới sâu, vun cao kết hợp với bón thúc.

Lần 3: Sau trồng 35-40 ngày, xới nhẹ, vét rãnh luống, vun cao.

5. Phòng trừ sâu bệnh

- Các loại sâu bệnh chính hại khoai tây.

+ Bệnh xoăn lá.

+ Bệnh mốc sương.

+ Bệnh thối củ.

+ Bệnh héo xanh.

+ Bọ phấn.

+ Rệp...

Biện pháp phòng trừ: Chủ yếu áp dụng biện pháp canh tác, thực hiện chế độ luân canh triệt để với cây họ cà. Chọn củ giống sạch bệnh, giống chống chịu bệnh. Sử dụng thuốc hoá học chỉ là giải pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp khác.

Một số loại thuốc hoá học có thể sử dụng khi cần thiết:

+ Thuốc chữa bệnh mốc sương: Zinep 80WP, Ridomil 72WP, Mancozed 80WP, Anvil 5SC.

+ Thuốc trừ rệp, sâu: Trebon 10EC, Sherpa 5EC, Pezasusus 500SC...

Liều lượng và thời gian cách ly phải theo hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

6. Thu hoạch

Khi khoai tây xuống củ đã đạt độ chín, lá chuyển màu thì thu hoạch. Tránh xây xát, dập nát; giũ sạch đất, hong khô trong bóng mát, sau đó bảo quản và tiêu thụ. Nếu thực hiện đúng quy trình trên năng suất có thể đạt 20 tấn/ha.

Kỹ thuật trồng vải thiều cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng vải thiều cho năng suất cao

Vải thiều là cây ăn quả quý, quả chín ăn thơm ngon bổ dưỡng, cho giá trị kinh tế cao. Dưới đây là kỹ thuật trồng cây vải thiều cho năng suất cao.


Chọn đất: Cây vải không kén đất, yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày, tuy nhiên đối vỏi trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao. Đối với đất đồi, trồng vải phải chọn nơi có độ dốc thấp, nhất thiết phải trồng theo đường đồng mức và phải có băng cây chống xói mòn.

Thời vụ trồng: Vụ Xuân trồng tháng 3-4 và vụ Thu trồng tháng 8-9.

Mật độ trồng: 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6 m x 4 m.

Đào hố trồng: Đất bằng, thấp, đào hố rộng 70-80 cm, sâu 70 cm; đất đồi đào hố rộng 70-80 cm, sâu 80-100 cm, lớp đất mặt để một bên.

Bón phân lót: Trước khi trồng 1 tháng, trộn 20-30 kg phân chuồng, 0,7 kg phân lân + Cỏ + rác + phân xanh lấp kín đến miệng hố rồi lấp đất mặt cho bằng miệng hố.

Trồng cây vải thiều: Khi trồng bới một lỗ nhỏ giữa hố định sẵn, sâu 15-20 cm, đặt cây rồi lấp đất kín bầu, lấy tay ấn chặt. Chú ý không dùng chân giẫm lên mặt bầu. Trồng xong đóng cọc, buộc cây vào cọc chống gió làm lay gốc-trồng xong tưới nước cho cây.

Chăm sóc cây vải thiều:

- Tưới nước: Sau trồng phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây chóng bén rễ.

- Bón phân: Ba năm đầu dùng nước phân pha loãng để tưới. Từ năm thứ 4 trở đi hàng năm bón cho mỗi cây 40-50 kg phân chuồng + 1,5 kg đạm urê + 2kg lân + 0,7 kg kali, chia làm 3 đợt để bón.

Đợt 1: Tháng 10-11, bón 100% phân chuồng + 40% lượng đạm + 40% lượng lân. Đợt 2: Tháng 12-1, bón thúc lúc phân hóa mầm Hoa, bón 40% lượng đạm+ 30% lượng lân + 40% lượng kali. Đợt 3: Tháng 3-4, bón hết số phân cần bón trong năm.

- Đốn tỉa, tạo hình:
Ngay khi cây ở vườn ươm, tạo cho cây có một thân chính và 3 cành hướng về 3 phía. Hàng năm cắt bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh. Loại bớt cành vụ đông, chăm sóc, bảo vệ cành vụ thu và vụ xuân. Khi cây ra quả bói ( ra lứa hoa, quả đầu tiên) cần cắt bỏ cho cây khoẻ.

Phòng trừ sâu bệnh:

- Bọ xít: Phát triển mạnh vào tháng 3-4 làm rụng quả, dùng Drotox, Bi 58 nồng độ 0,1-0,7 %, Dipterex nồng độ 1% phun trừ bọ xít non, hoặc chọn ngày tối trời rung cây, bọ xít rụng xuống bắt và diệt.

- Sâu đục cành: sâu trưởng thành là loại xén tóc đẻ trứng lên cành, sâu non đục vào thân cành làm cành bị gẫy, khô. Dùng gai mây hoặc dây thép chọc vào lỗ trực tiếp diệt sâu. Dùng thuốc padan 15 SP, nồng độ 30-40gr/ 10 lít nước nhỏ vào lỗ sâu đục.

- Nhện 4 chân:
Miệng chích hút ở dưới mặt lá, xuất hiện những lông nhung màu đỏ, ngắt lá bị hại đem đốt hoặc dùng thuốc hoá học ortors nồng độ phun 0,05-0,1 %, Bi 58 nồng độ phun 0,1%.

Bảo quản, chế biến: Để quả vào túi Pôlyetylen thủng, để ở nhiệt độ 7 độ C có thể giữ được 5 tuần, nhìn chung bảo quản quả tươi đối với vải là rất khó. Hiện nay, người ta chế biến vải xấy khô, vải nước đường... đều có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.

Trồng cây lựu cảnh

Trồng cây lựu cảnh


Cây lựu không chỉ là loại cây ăn quả được nhiều người ưa thích mà nó còn có thể trồng tại nhà để làm cảnh, trang trí cho nhà thêm xinh xắn và ấm áp.


Quả lựu là một trong những loại trái cây chứa nhiều hợp chất có lợi nhất cho sức khỏe. Trồng lựu tại nhà hay ở chỗ nó không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc mà Kỹ thuật trồng cây lựu cũng không quá khó chỉ cần tưới nước đầy đủ, chú ý lượng ánh sáng và thi thoảng thêm chút phân bón.

Để có kết quả tốt nhất, hãy bắt đầu hạt lựu trong nhà vào đầu mùa đông, để chúng có một vài tháng để phát triển trước khi vào mùa đơm hoa, kết quả. Khi trồng, tùy vào điều kiện của gia đình mà chọn một trong hai loại lựu là cây làm cảnh và cây cho quả.
Kỹ thuật trồng cây lựu không quá khó

Dù là loại nào thì đều có tác dụng thanh lọc không khí cũng như mang ý nghĩa phong thủy. Lựu càng sai quả thì vận may mang đến càng nhiều, đặc biệt về đường con cháu.

Cách trồng

Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bó nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quá ngay.

Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao. Việc bón phân cho cây lựu cần thận trọng vì ảnh hưởng đến quả, khi chín phân đạm không được bón nhiều vì khi quả chín, nứt nẻ mất giá trị.

Chăm sóc


Mùa đông bón phốt phát (phosphate), mùa thu bón scories từ 500 đến 800g sau khi xới đất kỹ, để phân ngấm sâu xuống đất, rễ hấp thụ (hút vào và tiêu thụ) nuôi thân, cành, chồi hoa chồi lá. Phèn super phốt phát bỏ vào cuối mùa đông mỗi gốc 300 - 500g.

Với người trồng cây lựu như cây cảnh thì mới cắt sửa, tạo dáng khi cây lên cao, cắt xuống cách đất 20 - 30cm (2 – 3 tấc) chừa lại 2 - 4 nhánh để làm sườn cây, rồi lại cắt, uốn theo sỡ thích. Còn với người trồng để làm kinh tế thì chỉ cắt những nhánh yếu ớt, chừa những nhánh khỏe mạnh, sẽ cho quả to. Cắt ba nhánh để ra các cành to, khỏe sẽ cho năng suất cao hoàn toàn khác với việc cắt sửa để tạo dáng của nghệ nhân chơi cây cảnh.

Cách để cây lựu ra nhiều hoa

Ánh sáng phải đầy đủ: Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Cần phải  biết cách chăm sóc cây lựu đúng cách

Bón phân hợp  lý: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây (15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi... rất tốt để bón cây lựu.

Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái. Tỉa cành vừa phảiCần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn