Kỹ thuật trồng khoai tây năng suất cao
Khoai tây là loài cây nông nghiệp dễ trồng, năng suất cao, mang
lại hiệu quả kinh tế. Bà con cùng tham khảo bài viết sau để có kỹ thuật
trồng khoai tây đạt chất lượng tốt nhất
1. Thời vụ và tiêu chuẩn củ giống
Mùa vụ thích hợp là 5/10-5/11.
Tiêu chuẩn khoai giống: không bị sâu Bệnh, mầm phát triển bình thường (mập, khoẻ, nhiều đốt).
2. Làm đất trồng
Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, đất bãi bồi, không quá chua (độ pH khoảng 5,6-6,7), mùn tổng số 1,5%, chủ động tưới tiêu. Đất được cày bừa kỹ và luân canh triệt để.
Lên luống:
+ Luống đơn rộng 50-60 cm, cao 25-30 cm, trồng 1 hàng.
+ Luống kép: 1,1-1,2 m, cao 25-30 cm, trồng 2 hàng.
Khoảng cách trồng: 20-25x55 cm, đảm bảo mật độ 55 - 65 nghìn cây/ha. Trong trường hợp thiếu củ giống có thể tách miếng trồng bằng mầm.
3. Phân bón.
Không dùng phân tươi bón cho khoai tây.
- Lượng phân bón:
+ Phân chuồng 25-30 tấn/ha.
+ Phân hoá học.
Lượng phân bón:
- Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng + phân lân + 30% kali + 30% đạm.
+ Bón thúc.
Lần 1: Sau khi trồng 15-20 ngày, bón 30% kali + 30% lượng đạm.
Lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày với số phân đạm còn lại.
4. Tưới nước, chăm sóc
+ Nguồn nước tưới phải dùng nước sạch (nước sông không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan). Không được dùng nước ao tù, nước thải công nghiệp chưa được xử lý, nước sinh hoạt, nước bị ô nhiễm để tưới.
+ Khoai tây cần nhiều nước nhất là ở thời kỳ phình củ và thời kỳ củ lớn nhanh. Trong giai đoạn này có thể tưới nước vào rãnh cho ruộng thấm đều nước sau đó tháo hết nước thừa đi. Khoai tây không chịu được úng, do đó tránh để nước đọng trong luống. Tưới nước cho khoai tây nên tập trung vào các thời gian sau.
Tưới lần 1: Sau khi mọc 15-20 ngày, tưới ngập rãnh.
Tưới lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày.
Tưới lần 3: Sau khi trồng 60-65 ngày.
+ Vun xới.
Lần 1: Sau trồng 7-10 ngày vun xới nhẹ lấp củ khoai kết hợp với tỉa mầm (chỉ để lại 3-5 thân/khóm).
Lần 2: Sau trồng 20-25 ngày, xới sâu, vun cao kết hợp với bón thúc.
Lần 3: Sau trồng 35-40 ngày, xới nhẹ, vét rãnh luống, vun cao.
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Các loại sâu bệnh chính hại khoai tây.
+ Bệnh xoăn lá.
+ Bệnh mốc sương.
+ Bệnh thối củ.
+ Bệnh héo xanh.
+ Bọ phấn.
+ Rệp...
Biện pháp phòng trừ: Chủ yếu áp dụng biện pháp canh tác, thực hiện chế độ luân canh triệt để với cây họ cà. Chọn củ giống sạch bệnh, giống chống chịu bệnh. Sử dụng thuốc hoá học chỉ là giải pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp khác.
Một số loại thuốc hoá học có thể sử dụng khi cần thiết:
+ Thuốc chữa bệnh mốc sương: Zinep 80WP, Ridomil 72WP, Mancozed 80WP, Anvil 5SC.
+ Thuốc trừ rệp, sâu: Trebon 10EC, Sherpa 5EC, Pezasusus 500SC...
Liều lượng và thời gian cách ly phải theo hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
6. Thu hoạch
Khi khoai tây xuống củ đã đạt độ chín, lá chuyển màu thì thu hoạch. Tránh xây xát, dập nát; giũ sạch đất, hong khô trong bóng mát, sau đó bảo quản và tiêu thụ. Nếu thực hiện đúng quy trình trên năng suất có thể đạt 20 tấn/ha.
1. Thời vụ và tiêu chuẩn củ giống
Mùa vụ thích hợp là 5/10-5/11.
Tiêu chuẩn khoai giống: không bị sâu Bệnh, mầm phát triển bình thường (mập, khoẻ, nhiều đốt).
2. Làm đất trồng
Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, đất bãi bồi, không quá chua (độ pH khoảng 5,6-6,7), mùn tổng số 1,5%, chủ động tưới tiêu. Đất được cày bừa kỹ và luân canh triệt để.
Lên luống:
+ Luống đơn rộng 50-60 cm, cao 25-30 cm, trồng 1 hàng.
+ Luống kép: 1,1-1,2 m, cao 25-30 cm, trồng 2 hàng.
Khoảng cách trồng: 20-25x55 cm, đảm bảo mật độ 55 - 65 nghìn cây/ha. Trong trường hợp thiếu củ giống có thể tách miếng trồng bằng mầm.
3. Phân bón.
Không dùng phân tươi bón cho khoai tây.
- Lượng phân bón:
+ Phân chuồng 25-30 tấn/ha.
+ Phân hoá học.
Lượng phân bón:
Loại phân | Tổng lượng phân bón | Bón lót (%) | Bón thúc (%) | ||
kg nguyên chất/ha | kg/sào quy đổi | Lần 1 | Lần 2 | ||
Đạm | 120 | 9 urê | 30 | 30 | 40 |
Lân | 150 | 33 supe lân | 100 | 0 | 0 |
Kali | 180 | 13 kali clorua | 30 | 30 | 40 |
- Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng + phân lân + 30% kali + 30% đạm.
+ Bón thúc.
Lần 1: Sau khi trồng 15-20 ngày, bón 30% kali + 30% lượng đạm.
Lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày với số phân đạm còn lại.
4. Tưới nước, chăm sóc
+ Nguồn nước tưới phải dùng nước sạch (nước sông không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan). Không được dùng nước ao tù, nước thải công nghiệp chưa được xử lý, nước sinh hoạt, nước bị ô nhiễm để tưới.
+ Khoai tây cần nhiều nước nhất là ở thời kỳ phình củ và thời kỳ củ lớn nhanh. Trong giai đoạn này có thể tưới nước vào rãnh cho ruộng thấm đều nước sau đó tháo hết nước thừa đi. Khoai tây không chịu được úng, do đó tránh để nước đọng trong luống. Tưới nước cho khoai tây nên tập trung vào các thời gian sau.
Tưới lần 1: Sau khi mọc 15-20 ngày, tưới ngập rãnh.
Tưới lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày.
Tưới lần 3: Sau khi trồng 60-65 ngày.
+ Vun xới.
Lần 1: Sau trồng 7-10 ngày vun xới nhẹ lấp củ khoai kết hợp với tỉa mầm (chỉ để lại 3-5 thân/khóm).
Lần 2: Sau trồng 20-25 ngày, xới sâu, vun cao kết hợp với bón thúc.
Lần 3: Sau trồng 35-40 ngày, xới nhẹ, vét rãnh luống, vun cao.
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Các loại sâu bệnh chính hại khoai tây.
+ Bệnh xoăn lá.
+ Bệnh mốc sương.
+ Bệnh thối củ.
+ Bệnh héo xanh.
+ Bọ phấn.
+ Rệp...
Biện pháp phòng trừ: Chủ yếu áp dụng biện pháp canh tác, thực hiện chế độ luân canh triệt để với cây họ cà. Chọn củ giống sạch bệnh, giống chống chịu bệnh. Sử dụng thuốc hoá học chỉ là giải pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp khác.
Một số loại thuốc hoá học có thể sử dụng khi cần thiết:
+ Thuốc chữa bệnh mốc sương: Zinep 80WP, Ridomil 72WP, Mancozed 80WP, Anvil 5SC.
+ Thuốc trừ rệp, sâu: Trebon 10EC, Sherpa 5EC, Pezasusus 500SC...
Liều lượng và thời gian cách ly phải theo hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
6. Thu hoạch
Khi khoai tây xuống củ đã đạt độ chín, lá chuyển màu thì thu hoạch. Tránh xây xát, dập nát; giũ sạch đất, hong khô trong bóng mát, sau đó bảo quản và tiêu thụ. Nếu thực hiện đúng quy trình trên năng suất có thể đạt 20 tấn/ha.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét