Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

Cây lê vàng - Cách trồng và chăm sóc cây lê vàng

Cây lê vàng - Cách trồng và chăm sóc cây lê vàng

Những quả lê vàng luôn thu hút mọi người bởi độ thơm ngon và giòn ngọt của chúng. Không những thế lê còn có nhiều lợi ích khác mà bạn sẽ muốn trồng ngay một cây trong vườn nhà mình.

Lê nói chung và giống cây lê vàng nói riêng đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng nước ta. Đây là giống cây đặc sản được trồng nhiều ở những vùng ôn đới của nước ta như các tỉnh phía Bắc có nhiệt độ mát mẻ quanh năm. Hiếm có loại quả nào lại hội tụ đủ các yếu tố như mọng nước, thơm ngon, giòn và ngọt sắc như lê. Hương vị của lê khiến nhiều người ăn thành nghiện loại quả này lúc nào không biết.

Lê thuộc dạng cây thân gỗ có chiều cao trung bình khoảng 6 mét. Thân của lê vàng cao và bộ tán hẹp. Lá của cây lê vàng có dạng thuôn dài mọc sole nhau màu xanh lục.

Hoa lê vàng có màu trắng hơi ngả vàng. Khi ra quả có dạng giống quả táo. Hình dạng thay đổi từ hình cầu cho tới dạng hình lê thuôn một đầu và phình to ra ở phần thân. Trên bề mặt có những chấm đen khá đẹp. Qủa lê vàng trưởng thành có kích thước khá to thường mọc thành chùm 2-3 quả một.

Giá trị dinh dưỡng của cây lê vàng

Theo nhiều nghiên cứu thì trong quả lê có khá nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong một quả lê có đến 85% là nước, 15m2 carbs và hàm lượng chất xơ lên đến 20%. Điểm đặc biệt là hàm lượng calo của lê khá ít nên việc ăn lê không gây béo và giúp giữ dáng khá hiệu quả. Lê vàng còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho da và giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Lê vàng có thể được ăn tươi hoặc sấy khô và chế biến thành các loại nước giải khát, sinh tố khác khá ngon miệng.

Cách trồng lê vàng cho năng suất cao


Lê vàng thuộc dạng dễ trồng và không mất nhiều công chăm sóc nhất trong các loại lê. Chỉ cần bạn áp dụng một số kỹ thuật đơn giản là đã có thể có được những cây lê vàng to đẹp vừa làm cảnh vừa để ăn.

Tiêu Chuẩn Chọn Giống cây lê vàng


Lê vàng hiện nay được trồng bằng cách chiết hoặc ghép để tạo ra cây con giống mang đầy đủ tính trạng của cây mẹ. Việc này giúp cây nhanh cho thu hoạch đồng thời chất lượng của cây được ổn định hơn.

Thời Vụ và Mật Độ Trồng cây lê vàng phù hợp:

Nên trồng lê vàng vào mùa xuân khi tiết trời còn ẩm ướt và có mưa phùn. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc cây phát triển đâm chồi nảy lộc.

Chú ý trồng cây cách cây ít nhất 6 mét để tạo độ thông thoáng cho cây và tránh cạnh tranh dinh dưỡng với nhau.

Tiêu chuẩn Đất Và Đào Hố Trồng để trông cây lê vàng:

Đất trồng cây lê vàng không quá khắt khe. Chỉ cần giàu dinh dưỡng thoát nước tốt là được. Đất trồng cây lê cũng cần làm sạch cỏ dại, cày ải và lên luống trước khi trồng.

Hố trồng cần đào có kích thước khoảng 50x50x50cm và cần phải bón lót cho đất lượng phân chuồng hoai mục vừa đủ đồng thời rắc vôi bột quanh hố để khử trùng mầm bệnh của đất.

Kỹ Thuật Trồng Cây Lê Vàng:

Cây con giống khi trồng cần đặt theo hướng thẳng đứng và khi trồng lấp đất tưới nước đều cho gốc. Bên cạnh đó bạn cũng nên cắm thêm cọc cho cây để cố định dáng đồng thời giúp cây không bị đổ ngã trước gió mưa.

Kỹ Thuật Chăm Sóc cây lê vàng hiệu quả:


Chế độ nước cho cây lê vàng không cần quá nhiều chỉ cần đủ là được. Vào mùa khô và thời kì cho quả cần phải được cung cấp đủ lượng nước tưới giúp cây có sức nuôi quả. Định kì thường xuyên làm cỏ và vun xới đất giúp cây được thông thoáng rễ tránh nhiễm bệnh hại.

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình cho cây lê vàng:


Do tán cây của lê không xòe rộng nên muốn cho năng suất cao thì cần cắt tỉa tạo thành nhiều cành nhánh.

Thông thường sau khi trồng cây đạt chiều cao 1,5m bạn tiến hành chọn ra 2-3 cành cấp 1 để tạo bộ khung cho cây và loại bỏ đi những cành vượt cành còi cọc còn lại. Tiến hành kỹ thuật vin cành tạo tán theo khung giàn đã được định hình, hoặc vin cành theo góc 750 theo gốc.

Trong năm thứ 2 bắt đàu vin cành vào khoảng tháng 10. Khi vin bạn nhẹ nhàng vặn hơi xoay nhẹ để giúp cây không bị gãy hoặc dập cành. Đồng thời định kì cắt tỉa cành tăm cành thừa giúp cây tập trung nuôi cành chính.


Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Lê Vàng:

Việc bón phân là điều cần thiết để giúp cây mau ra quả và chất lượng quả đồng đều. Căn cứ vào tuổi cây và chất đất mà bón phân cho mỗi cây.

Thời kì bón phân cũng chia ra làm từng thời điểm:

Thời điểm cây đang sinh trưởng: Bạn cần bón cho mỗi cây khoảng 20kg phân chuồng hoai mục. 1kg phân NPK đồng thời 1kg vôi bột. Định kì năm bón 3 lần cách nhau 3 tháng.

Thời kì cho thu hoạch: tăng lượng phân bón lên khoảng 10% mỗi năm. Định kì chia ra làm 2 lần một năm.

Cách bón: Với phân hữu cơ và NPK bạn tiến hành bón xung quanh đất cách rễ 10cm. Với phân đạm và kali bạn có thể hòa vào nước rồi tưới đều quanh gốc. Nên tưới vào buổi chiều mát để giúp phân bón thẩm thấu xuống đất không bị bốc hơi bay mất.

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Lê Vàng

Sâu bệnh hại điển hình ảnh hưởng đến quả lê vàng có thể kể đến là loại sâu đục thân. Sâu non xâm nhập vào quả non và cắn phá làm hỏng thối quả non. Để phòng trừ loại sâu này bạn có thể quét vôi ngang gốc cây và phun một số chế phẩm sinh học diệt trừ sâu như Trebon phun đều lên cây làm 2 lần.

Ngoài ra còn một số loại bệnh ảnh hưởng đến cây như bệnh vàng lá và thối rễ. Việc này đòi hỏi bạn cần đảm bảo đất luôn tơi xốp thoát nước
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Quả lặc lè là quả gì, có tác dụng gì?

Quả lặc lè là quả gì, có tác dụng gì?

Quả lặc lè giàu chất xơ, vitamin giúp cải thiện tiêu hóa, giảm cholesterol, mỡ máu, tốt cho người già, trẻ nhỏ và mọi người nói chung. Đây là loại quả ngon, rẻ tiền, dễ tìm và chế biến.

Quả lặc lày (hay còn gọi là mướp rừng, mướp Mường, quả lặc lè) là thứ quả được đồng bào người Thái, Mường trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc. Nhưng khoảng từ 2- 3 năm trở lại đây, ở miền xuôi cũng có rất nhiều nơi trồng được loại quả đặc biệt này. Khác với lặc lày lai, lặc lày ta có thân tròn trịa, vỏ ngoài có sọc xanh trắng gần giống với dưa gang.

Lặc lày có hai loại, một loại quả ngắn chừng 10-15cm, ăn ngọt và mềm hơn so với quả dài, còn quả dài nhìn giống như những con rắn buông mình xuống từ giàn cây râm mát, còn gọi là mướp rắn. Quả dài cho năng suất cao hơn, nhưng quả ngắn lại được người dân ưa dùng hơn nên cũng được trồng nhiều hơn.



13 tác dụng của quả lặc lè với sức khỏe

Quả lặc lè giúp cải thiện tiêu hóa

Sự kết hợp của chất xơ và chất nhầy trong lặc lày cũng làm cho chúng rất tốt cho tiêu hóa. Lặc lày giúp giảm bớt sự vận động của thức ăn qua đường ruột của bạn và giúp tái hấp thu nước. Nước dư thừa này ngăn ngừa táo bón, khí đốt và đầy hơi trong đường tiêu hóa của bạn.

Quả lặc lè ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Lặc lày chứa nhiều chất xơ và chất nhầy, kiểm soát sự hấp thụ đường trong ruột non của bạn và do đó điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn.

Quả lặc lè hỗ trợ ruột

Lặc lày có tính nhuận tràng, không chỉ cải thiện tần số nhu động ruột, mà còn giảm táo bón và chữa lành vết loét dạ dày tá tràng. Chúng cũng hút bất kỳ độc tố và mật dư thừa có trong đường tiêu hóa và đẩy chúng khỏi hệ thống của bạn trước khi chúng có thể được hấp thu vào máu.

Quả lặc lè cải thiện làn da của bạn

Đi tiêu thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng da, làm cho bạn ít có khả năng bị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và những bệnh lý về da khác. Các vitamin trong lặc lày cũng giúp giữ cho làn da của bạn trẻ và ngăn chặn sự hình thành bất kỳ sắc tố nào.

Quả lặc lày dưỡng ẩm cho tóc

Đun sôi một số vỏ lặc lày trong nước cho đến khi thấy chất nhầy trong suốt. Thoa chất này trên tóc của bạn để làm cho nó ngấm đều váo tóc và da đầu của bạn. Massage khắp da đầu sau khi bạn đã gội đầu, cuối cùng rửa sạch với nước. Cách làm này giúp dưỡng ẩm da đầu và ngăn ngừa da đầu bị khô và ngứa.

Tác dụng giảm cân

Lặc lày chứa nhiều chất dinh dưỡng và ít calo. Trong thực tế, lặc lày là một trong những loại rau chứa calo thấp nhất và chúng không chứa chất béo bão hòa, vì thế hãy bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn nếu bạn muốn giảm cân. Lặc lày thậm chí còn bảo vệ bạn khỏi các chất béo dạng trans. Ăn lặc lày thường xuyên giúp bạn tránh béo phì.

Ngăn chặn ung thư

Lặc lày chứa nhiều chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của bạn, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự đột biến của tế bào dẫn đến ung thư. Ăn lặc lày được cho là làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi, ung thư ruột kết và ung thư khoang miệng.

Giảm cholesterol

Lặc lày không chỉ không chứa bất kỳ lượng cholesterol nào, chúng cũng giúp làm giảm cholesterol của bạn bằng cách giữ nó trong hệ thống tiêu hóa của bạn và ngăn chặn nó không bị hấp thụ. Điều này giúp giảm xơ vữa động mạch và làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Làm giảm hệ thực vật đường ruột

Các chất xơ trong lặc lày giúp giảm hệ thực vật đường ruột bằng cách khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, mà được gọi là chế phẩm sinh học. Những vi khuẩn này cũng tương tự như những gì được sinh ra khi bạn ăn sữa chua, và chúng giúp quá trình tổng hợp Vitamin B.

Cải thiện tầm nhìn


Lặc lày chứa nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa flavonoid như beta carotene, lutein và xanthin, tất cả đều giúp cải thiện tầm nhìn và ngăn chặn các vấn đề như đục thủy tinh thể hoặc bệnh tăng nhãn áp.

Tăng cường xương

Vỏ quả lặc lày rất giàu vitamin K và folate, là một loại Vitamin B. Cả hai chất dinh dưỡng cải thiện sức khỏe của xương bằng cách tăng cường xương, tăng mật độ của chúng và ngăn ngừa các tình trạng như loãng xương.

Giảm bệnh hen suyễn

Ăn lặc lày thường xuyên có thể cải thiện bệnh hen suyễn của bạn và giảm mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công, bởi vì ngoài các chất chống oxy hóa, trong vỏ cũng chứa rất nhiều vitamin C.

Ngăn ngừa ho và cảm lạnh

Các chất chống oxy hóa và vitamin C trong lặc lày cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch nói chung của bạn, bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng và ngăn cản bạn bị cảm lạnh hoặc ho.

Hỗ trợ quá trình mang thai


Hàm lượng axit folic trong lặc lày làm cho chúng trở thành một món ăn ngon để ăn trong khi mang thai, vì chất dinh dưỡng này có liên quan đến việc giảm tỷ lệ các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Cách luộc quả lặc lè ngon không phải ai cũng biết


Quả lặc lè rửa sạch. Sau đó, dùng dao cạo sạch phần vỏ lụa bên ngoài để sạch lớp nhựa của vỏ, rồi rửa lại bằng nước sạch. Hấp lặc lày trong nồi khoảng 5 – 7 phút, tuỳ quả bé hay to. Bạn cũng có thể luộc, tuy nhiên lặc lày luộc xong sẽ bị õng nước.

Cách làm muối vừng đơn giản: Vừng và lạc rang lần lượt chín, đổ ra giấy báo ủ khoảng 15 – 20 phút cho nguội. Sau đó đổ muối vào rang khô đổ ra bát. Có thể xay vừng và lạc bằng máy xay, hoặc giã vừng, lạc bằng cối. Xay lạc nhỏ vừa phải. Sau đó trộn với muối vừa ăn là được.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Trồng được giàn quả lặc lè trong vườn, mùa hè lo gì nóng nực

Trồng được giàn quả lặc lè trong vườn, mùa hè lo gì nóng nực

Mùa hè nóng nực, trong vườn nhà có sẵn giàn quả lặc lè, vừa có những món ăn ngon mát, vừa giải nhiệt và bổ sung dưỡng chất cho cả gia đình thì còn gì bằng.

Quả lặc lè hay còn gọi là quả lặc lày, mướp rừng hay mướp Mường, được đồng bào người Thái, Mường trồng khá nhiều ở vùng núi Tây bắc. Hiện nay lặc lè đã khá phổ biến và được gieo trồng ở nhiều nơi. Loại quả này không khó trồng, lại tươi mát, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể nên rất được nhiều người ưa chuộng.

Đặc điểm của quả lặc lè

Khác với quả lặc lày lai, quả lặc lày ta có thân tròn trịa, vỏ ngoài có sọc xanh trắng, nhìn sẽ thấy có những nét giống dưa gang. Quả lặc lè có 2 loại. Một loại quả ngắn chừng 10 -15 cm, ăn khá ngọt, mềm. Còn lại là loại lặc lè quả dài, hay còn gọi là mướp rắn bởi nhìn chúng giống như những con rắn khi buông mình xuống từ giàn cây. Khi trồng, quả dài tuy cho năng suất cao hơn song người dân lại ưa chuộng loại lặc lè quả ngắn hơn, chính vì thế mà nó cũng được trồng phổ biến hơn.

Cũng là một loại mướp nên phần ruột của lặc lè cũng có màu trắng, mềm với rất nhiều hạt. Quả non, hạt lặc lè trắng và ngả vàng, cứng khi về già.

Công dụng của lặc lè

Quả lặc lè có vị ngọt thanh, mùi thơm và phần vỏ khá giòn nên rất được các bà nội trợ ưa chuộng trong chế biến bữa cơm hằng ngày. Hơn nữa, loại quả này còn có tác dụng giải nhiệt nên mùa hè nóng nực ăn cũng rất mát.

Món lặc lè chấm muối vừng được rất nhiều người yêu thích.

Bên cạnh đó, lặc lè còn được biết đến với kha khá những tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe con người. Có thể kể đến như:

- Ngăn chặn ung thư:  Nhờ sự có mặt của nhiều chất chống oxy, mà khi dùng quả lặc lè, sẽ tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại, ngăn chặn sự đột biến của tế bào gây ung thư (ung thư phổi, ung tư ruột kết và ung thư khoang miệng);

- Giảm nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim vì lặc lè không chứa cholesterol và ngăn chặn cơ thể hấp thu loại chất này;

- Cải thiện tiêu hóa: Sở dĩ lặc lè tốt cho hệ tiêu hóa là vì có sự kết hợp của chất xơ và chất nhầy trong loại quả này. Nó hỗ trợ giảm bớt sự vận động của thức ăn qua đường ruột, giúp tái hấp thu nước, ngăn ngừa táo bón và đầy hơi;

- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Cũng nhờ hai chất trên nên có thể giúp kiểm soát sự hấp thu đường trong ruột non, điều chỉnh lượng đường trong máu;

- Có tính nhuận tràng, giúp cải thiện tần số nhu động ruột, giảm táo bón và làm lành vết loét dạ dày tá tràng. Không những thế, một số chất trong quả lặc lè cũng giúp hút độc tố, mật dư thừa có trong đường tiêu hóa để không bị hấp thu vào máu;

- Làm đẹp: Giúp làm đẹp da, ngăn ngừa mụn trứng cá, bệnh vẩy nến, một số vitamin giúp trẻ hóa làm da và ngăn chặn sự hình thành của các loại sắc tố làm ảnh hưởng đến màu da. Khi gội đầu bằng nước nấu vỏ lặc lè còn giúp dưỡng tóc, ngăn ngừa da đầu bị khô và ngứa;

- Hỗ trợ giảm cân: Lặc lè không những giàu dinh dưỡng mà còn rất ít calo, không chứa chất béo bão hòa, nên nếu ăn lặc lè sẽ không lo bị thừa chất, tránh béo phì;

- Tốt cho mắt: Vitamin A và chất chống oxy hóa flavonoid đều giúp cải thiện tầm nhìn, ngăn chặn các vấn đề như đục thủy tinh thể hoặc bệnh tăng nhãn áp;

- Làm chắc xương khớp khi quả lặc lè là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin K và folate, và một loại Vitamin B;

- Giảm bệnh hen suyễn, ho và cảm lạnh;

- Hỗ trợ quá trình mang thai, làm giảm tỷ lệ các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Cách trồng lặc lè

Hẳn là với những công dụng của quả lặc lè vừa được đề cập trên đây, bạn sẽ thấy trong vườn nhà có một dàn lặc lè sẽ thật là tiện lợi biết bao nhiêu. Hãy yên tâm vì đây cũng là một loại quả dễ trồng, dễ chăm bón, trồng một lần mà có thể được ăn nhiều đợt vì cây cho quả nhiều đợt liên tục trong năm.

Theo đó, thời gian để trồng cây lặc lè tốt nhất là vào tháng 10. Cây được trồng bằng hạt giống là chính, có thể tìm mua ở các cửa hàng cung cấp hạt giống. Khi bắt đầu trồng, hạt giống sẽ được cắt cạnh vỏ nhưng cẩn thận để không phạm vào thân hạt, rồi ngâm trong nước ấm để qua đêm. Sáng hôm sau, lấy hạt ra khăn giấy để ủ ẩm cho đến khi hạt nứt nanh và cho vào khay để ủ.

Đối với dưỡng thể ủ hạt, đó là hỗn hợp của phân trùn hoặc phân tribat, đất tơi, mùn dừa… trộn đều. Đặt khay ủ ở nơi mát và giữ ẩm hằng ngày bằng cách tưới nước cho đến khi cây con được 2 lá sẽ đem ra trồng.

Khi trồng cây, nên trồng trong thùng xốp lớn (60x40x40 cm hoặc to hơn một chút). Ở lớp dưới sẽ là 2 – 3 lạng phân lân bột, 1 nắm phân NPK rồi rải lên trên một lớp đất mỏng, đặt cây lên trên và lấp đất lại. Cây lặc lè trước khi lên giàn hút khá nhiều nước nên cứ trung bình cần 5 lít nước/ 3 ngày.

Đối với cây đã leo giàn, sẽ cần phải bấm ngọn và cắt hết nhánh ở dưới giàn. Điều này có tác dụng giúp cây ra nhiều nhánh con, lan sang nhiều hướng khác nhau. Cho đến khi cây có quả thì tỉa bớt lá già và tăng liều lượng phân bón để quả phát triển tốt nhất.


Thu hoạch quả và bổ sung dưỡng chất cho cây

Quả lặc lè ngon nhất khi còn non đồng thời khi hái non, cây cũng dễ phát triển hơn. Sau khoảng 2 tháng là đã có thể thu hoạch được lứa đầu tiên.

Để có thể có nhiều quả cho những đợt tiếp theo thì sau khi thu hoạch 2, 3 đợt nên bón thúc thêm cho cây, do lúc này cây đã có những dấu hiệu chững lại, lá cằn và cành mới ít mọc ra.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Kỹ thuật và thời vụ trồng cây lặc lày

Kỹ thuật và thời vụ trồng cây lặc lày

Lặc lày hay còn gọi là mướp Nhật là loài quả thơm ngon và món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt. Mặc dù kỹ thuật và thời vụ trồng cây lặc lày khá phổ biến trong các tài liệu chăm sóc cây trồng nhưng hiện nay nhiều kiến thức chia sẻ còn khá sơ sài thiếu thông tin cho bà con. Tin Nông Nghiệp xin giới thiệu đầy đủ kiến thức về thời vụ và kỹ thuật trồng loại cây này.


Theo nhận định từ nhiều người dân trồng cây lặc lày thì đây là loại cây rau màu tương đối dễ trồng có khả năng sinh trưởng và đẻ nhánh khỏe. Đặc biệt trồng cây lặc lày không sợ bị nhiều sâu bệnh phá hoại, chỉ sau 2-3 tháng là chúng ta đã có thể bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên.

Thời vụ trồng cây lặc lày

Lặc lày là loại cây rau màu ăn quả thân leo cùng họ với bầu bí. Về hình dáng lặc lày có kích thước tương đương quả dưa chuột nhưng nhọn 2 đầu, da xanh xọc trắng nhẵn bóng. Lặc lày có ruột đặc, hạt nhỏ khi luộc ăn có vị mát rất ngon.

Thời vụ trồng cây lặc lày thích hợp nhất là vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, thời điểm mà khí hậu mát mẻ, ánh sáng có cường độ trung bình không quá gắt. Nhiều nơi người ta còn trồng lặc lày quanh năm thế nhưng nếu lựa chọn thời vụ trồng cây lặc lày đúng vào khoảng cuối năm thì sang mùa hè năm sau chúng ta sẽ có lặc lày thu hoạch ăn giải nhiệt rất kịp thời.

Hạt giống và dụng cụ trồng cây lặc lày

Trước tiên cần chuẩn bị chậu trồng lớn bởi thân cây lặc lày không quá to nhưng rễ chúng cần phát triển mạnh để nuôi dây leo, lá và quả. Với những khu vực đô thị trồng ở ban công, bạn có thể tận dụng những thùng xốp hoặc chum vại lớn để trồng.

Phương pháp trồng cây lặc lày được sử dụng phổ biến nhất là trồng bằng hạt. Hãy lựa chọn mua hạt giống lặc lày ở cửa hàng giống nông sản uy tín. Đặc điểm của hạt giống lặc lày là có lớp vỏ rất cứng nên trước khi gieo cần ngâm nước ấm khoảng 4 tiếng cho hạt trương lên và lớp vỏ hạt mềm ra. Lúc đó bạn tiếp tục ủ hạt giống qua đêm trong khăn ẩm để kích thích hạt nảy mầm. Chờ hạt tự nứt, nhú mầm lên thì đem đi tiến hành gieo vào đất.

Kỹ thuật trồng cây lặc lày

Sau khi gieo cây lặc lày vào trong đất ẩm tơi xốp thì thường xuyên dùng bình phun tưới nước nhẹ cho đất. Sau khoảng 3 tuần, cây lặc lày có thể đạt chiều cao từ 20 đến 30cm và lúc này bà con cần tiến hành làm giàn để cây leo lên.

Tương tự với các loại cây họ nhà bầu bí khác, kỹ thuật trồng cây lặc lày cũng cần chú trọng đến vấn đề làm giàn leo. Bà con có thể sử dụng giàn sắt, tre hoặc gỗ đều được miễn là đảm bảo độ thoáng và vững chắc là được.

Quá trình cây lặc lày bắt đầu leo lên giàn, cần thường xuyên tưới nước cho cây. Trong đó, mỗi ngày nên tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới tối muộn vì dễ tích tụ vi khuẩn gây bệnh. Nếu muốn cây phát triển mạnh có thể bón thêm phân hữu cơ và một ít phân đạm. Khi cây lặc lày sắp ra hoa vừa bón lót phân bón vừa tiến hành tỉa bớt lá để cây tập trung nuôi hoa và quả.

Ngoài ra, thông thường nếu muốn cây ra nhiều quả thì bà con có thể áp dụng phương pháp thụ phấn thủ công, lấy những bông hoa đực chũ nhẹ cho rụng phấn vào noãn của bông hoa cái. Mặc dù theo tự nhiên hoa thường được thụ phấn bởi ong nhưng nếu áp dụng thêm phương pháp thủ công này cây lặc lày sẽ có tỷ lệ ra quả nhiều hơn, sai hơn.

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật và thời vụ trồng cây lặc lày thì bà con có thể thu hoạch chỉ sau hơn 2 tháng. Thời gian thu hoạch diễn ra liên tục trong 3 tháng đúng vào thời điểm mùa hè, góp phần hạ nhiệt cái nóng bức ngay trong bữa ăn.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Kỹ thuật trồng cây nhót ngọt

Kỹ thuật trồng cây nhót ngọt

Cây nhót là loại giống mới do đột biến gen từ loại nhót chua. Dần dần được các nhà khoa học chọn lọc và cho nhân giống đại trà nên hiện giờ giống nhót này được bày bán khắp nơi.


Cây nhót ngọt có niều ưu điểm hơn so với giống nhót thường. Đầu tiên phải kể đến kích thước của chúng to hơn nhót chua. Khi ăn bạn sẽ vẫn phải mài lớp nhũ bên ngoài nhưng phần thịt bên trong lại có vị ngọt ngọt hơi chua khá ngon miệng.  Do là giống mới lại có hương vị thơm ngon nên nhót ngọt được nhiều chị em mua về thưởng thức khá nhiều nhất là những người hay ăn vặt thì đây là một loại quả tuyệt vời.

Gía trị dinh dưỡng của quả nhót ngọt:

Theo nghiên cứu thì trong nhót ngọt có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Ngoài quả ra thì cả lá, hạt và rễ của chúng cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh khá hiệu quả.

Nhót ngọt có vị ngọt chua chua do có chứa tanin, polyphenol cùng hàm lượng vitamin C, A lớn nên có tác dụng trị ho và giảm sốt khá tốt. Bên cạnh đó hàm lượng chất xơ cao cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nhiều chị em muốn giảm cân có thể ăn nhót ngọt cũng giúp họ giữ dáng khá tốt.

Cách trồng cây nhót ngọt: Giống nhót ngọt này không quá khó trồng. Chỉ cần bạn chăm sóc cẩn thận theo đúng kĩ thuật thì năm nào cây cũng cho ra quả.

Thời vụ trồng: Theo kinh nghiệm giôngs nhót ngọt này thích hợp nhất khi trồng vào 2 vụ ở các tỉnh phía Bắc là vụ Thu tháng 8-10 và vụ xuân từ tháng 2-4 hàng năm.

Tiêu chuẩn chọn giống: Cây nhót ngọt hiện nay được nhân giống bằng phương pháp ghép cành. Cây con giống được chiết ra từ cành cây mẹ nên mang gen di truyền của cây mẹ 100%. Bạn nên chú ý lựa chọn cây con giống khỏe mạnh không sâu bệnh và có đầy đủ bộ phận như lá chồi và rễ.

Chọn lựa đất trồng nhót ngọt:

Nhót ngọt không kém đất nên bạn có thể trồng chúng ở nhiều loại đất khác nhau như đất đồi, đất thịt cát pha hoặc cả đất ven sông có lượng phù sa lớn. Tuy nhiên nên trồng tại những nơi có chất đất cao thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5-7.

Chuẩn bị đất và trồng cây con giống:

Để cây phát triển tốt nhất và cho năng suất cao bạn cần phải làm đất và bón lót cho đất trước khi trồng. Đào hố sâu khoảng 60cm chiều rộng 60cm và khoảng cách mỗi hố từ 3m trở lên. Bón vào mỗi hố 10kg phân chồng hoai mục và 1kg phân Super Lân cùng 1kg vôi bột. Tất cả đem trộn đều với đất rồi ủ đất lại như cũ sau 1 tháng mới trồng cây con giống vào.

Sau khoảng 1 tháng trồng bạn tiến hành trồng cây con giống vào hố. Nhẹ nhàng đặt bầu đất vào trong hố trồng rồi lấp đất kín bề mặt cây. Dùng tay lèn chặt đất phần cổ rễ của cây để cố định không cho cây bị xiêu vẹo. Có thể cắm thêm cọc tre cố định cây để gió không làm đổ gẫy cây. Trồng xong tưới nước ngay và duy trì độ ẩm cho cây trong khoảng 1 tháng đầu mới trồng.

Cây nhót ngọt là giống thân leo nên khi trồng được 1 tháng bạn cần làm giàn cho cây bám. Có thể làm giàn bằng cột sắt hoặc gỗ có lưới rộng để cây vươn tán được thoải mái. Giàn lên làm với chiều cao trung bình để sau này dễ dàng thu hái.

Kỹ thuật tưới nước cho cây: Nhót là giống cây có nguồn gốc nhiệt đới nên cần khá nhiều nước để phát triển. Ở giai đoạn đầu bạn nên tưới đều và đủ. Vào mùa mưa nên chú ý thoát nước cho đất, mùa khô tăng lượng nước tưới. Chú ý bên cạnh việc tưới nước bạn cũng nên cắt tỉa cỏ dại và xới xáo đất cho thông thoáng.  Có thể trồng xen thêm một số loại cây khác để hạn chế cỏ dại.


Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình: Do là giống cây leo nên một khi có giàn cây sẽ sinh trưởng rất nhanh và mạnh. Chồi của cây vươn ra từng ngày chẳng mấy chốc đã phủ kín cả giàn. Lúc này bạn cũng nên định kì cắt tỉa cành và tạo tán cho cây. Cắt bỏ những lá già, cành khô héo để tạo độ thoáng cho giàn giúp đón được đủ ánh sáng. Chỉ có hấp thụ đủ dinh dưỡng và ánh sáng thì cây mới sinh trưởng tốt và nhanh cho ra quả.

Bón phân cho cây nhót ngọt: Để cây nhanh lớn và cho ra quả cần phải được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho đất. Định kì 2 tháng 1 lần bạn bón thúc cho cây phân NPK khoảng 100gr/cây. Thời kì đơm hoa khoảng trung tuần tháng 11 bạn tiến hành bón 1kg phân ure và 1kg phân Kali.

Chú ý khi bón hòa phân vào nước rồi bón đều quanh gốc cây cách gốc khoảng 30cm.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây: Cây nhót ngọt nhìn chung khỏe mạnh và không có nhiều bệnh hại. Những bệnh chủ yếu là đốm lá, bệnh thối rễ và sâu đục quả. Cần phát hiện sớm những dấu hiệu của sâu bệnh để có hướng điều trị kịp thời. Có thể bắt sâu bằng tay hoặc có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học phun làm nhiều đợt cho cây để giúp cây khỏe mạnh trở lại.

Thu Hoạch và Bảo Quản: Khoảng 15 tháng từ lúc trồng cây nhót ngọt sẽ cho thu hoạch đợt đầu tiên. Nhót khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang màu cam đỏ. Đợi hôm nắng ráo bạn có thể thu hái quả. Qủa nhót lúc này cầm vẫn chắc tay và lớp vẩy trắng vẫn còn khá nhiều. Bạn thu hái nhẹ nhàng và vận chuyển đến nơi thoáng mát để bảo quản.

Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo tím

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo tím

Giống táo màu tím được biết đến với cái tên khoa học là Billardiera longiflora. Năm 1805 khi nhà thực vật học người pháp Jacques Labillardière đi ngang qua những cánh rừng rậm rạp của nước Úc. Ông đã bị màu sắc của những quả táo tím này hấp dẫn. Từ đó ông đã mang về và nhân rộng giống này ra.


Đặc điểm hình thái của giống táo tím

Cây táo tím thuộc dạng cây dây leo bụi nhỏ có sức sống khá tốt. Thân cây dạng leo có đường kính nhỏ với tán lá hẹp và thuôn dài màu canh đậm mọc khá tốt. Loại cây này ưa ánh sáng dồi dào và những nơi ẩm ướt cây sẽ phát triển rất nhanh.

Hoa của cây táo tím thường nở vào đầu mùa thu. Hoa của chúng có dạng hình chuông ngược màu vàng bơ khá đẹp.  Sau khi hoa nở một thời gian những quả nhỏ màu vàng hoặc xanh sẽ mọc ra và lớn dần lên.

Có lẽ điểm thu hút nhất của loại cây dây leo kì lạ này không phải ở lá cũng chẳng phải ở sắc hoa vàng mà chính là những quả táo mài tím cẩm thạch căng bóng đung đưa trước gió. Vẻ đep kì lạ của chúng khiến nhiều người ấn tượng và không dám ăn lúc mới đầu. Tuy nhiên khi cắn được miếng đầu tiên họ sẽ cảm nhận được hết vị ngon ngọt của thứ quả đặc biệt này.Táo tím có phần thịt ngọt giống táo thường và bên trong có nhiều hạt nhỏ.

Không những ngon và đẹp nên dễ hiểu vì sao nhiều người lại ưa thích trồng loại táo này để lấy quả ăn và trang trí trong sân vườn.

Cách trồng táo tím

Cây táo tím này khá dễ trồng vì có sức sinh trưởng mạnh mẽ và ít phải chăm sóc nhiều. Bản thân nguồn gen của táo tím cũng ít sâu bệnh nên việc trồng loại cây này là hoàn toàn có thể.

Để trồng được những cây táo tím sai quả thường bạn sẽ phải chọn những hạt giống tốt nhất. Hạt giống táo tím được đánh giá là khó gieo trồng nhưng một khi đã nảy được mầm thì sẽ phát triển rất nhanh và có thể cho ra quả ngay trong năm đầu tiên.

Hiện nay bạn đã có thể tìm mua được những cây con giống táo tím ở các cửa hàng bán cây giống. Vừa đơn giản, dễ trồng lại nhanh lớn.

Kĩ thuật trồng: Đào hố trồng có kích thước bằng với bầu đất cây con giống. Nhẹ nhàng đặt cây con giống vào và lấp đất lại cho chặt bề mặt. Sau khi trồng xong tưới nước luôn cho cây con giống mau bén rễ và duy trì trong 1 tháng sau khi trồng.


Chăm sóc cây táo tím

Chế độ nước: Cây táo tím ưa ước do đó bạn cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây để giúp cây phát triển tốt nhất. Mùa hè cần tăng lượng tưới nước và mùa mưa hạn chế ngập úng đất.

Bón phân: Trên thực tế loài cây này trồng không cần bón phân tuy nhiên để kích thích quả ra nhiều và to bạn cũng nên chăm bón thêm phân bón cho chúng. Một năm bón cây làm 3 đợt mỗi đợt cách nhau 4 tháng bằng lượng phân NPK 0,4kg mỗi gốc một năm.

Làm giá thể cho cây leo: Do là giống cây dây leo nên bạn cần làm giàn cho chúng bám lên. Có thể tận dụng bờ tường, hàng rào để trồng cây hoặc làm hẳn giàn ngang cho táo tím leo. Gi ống táo tím này có thể leo cao tới 3m và bộ tán khá phát triển. Bạn cũng nên định kì cắt tỉa cành cây loại bỏ những cành vượt, cành khô héo để nuôi cành khỏe mạnh.

Cây táo tím khi đến thời điểm hoa nở thu hút khá nhiều ong và những loài chim hút mật. Sau khi hoa nở 1 tháng sau đó những quả táo sẽ mọc. Từ khi ra quả đến khi quả chín sẽ mất thêm 1 tháng nữa. Khi màu vàng xanh chuyển dần sang màu tím thẫm căng bóng là đã đến lúc bạn có thể thu hoạch được.

Thu hoạch táo tím: Táo tím có thể cho thu hoạch ngay từ năm đầu tiên trồng. Táo thu hoạch có kích thước bằng quả hồng xiêm ta, có hình thù bốn cạnh thuôn dài trông khá lạ mắt. Bạn nên thu hái chúng vào buổi sáng sớm để tránh trời nắng làm héo quả. Thu hoạch xong có thể ăn được ngay hoặc bảo quản nơi thoáng mát.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969


Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Cây đu đủ thái lan - Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây đu đủ thái lan - Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Giống đu đủ Thái Lan cho chất lượng quả tốt , cây giống khỏe mạnh ít sâu bệnh và đặc biệt cho thời gian sinh trưởng nhanh. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ mất từ 5-7 tháng.


Đu đủ là giống cây ăn quả nhiệt đới được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Có nhiều giống đu đủ khác nhau nhưng trong số đó giống đu đủ Thái Lan được cho là có ưu điểm về chất lượng quả và năng suất vượt trội hơn cả.

Đặc điểm của giống cây đu đủ Thái Lan

Giống đu đủ này có nguồn gốc từ giống đu đủ Thái Lan du nhập vào nước ta khoảng 5 năm trở lại đây. Từ khi trồng cây cho thấy khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của nước ta nên cây rát triển rất tốt và cho quả rất to. Hiện nay vùng trồng giống đu đủ Thái Lan nhiều nhất là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Loại cây này cho chiều cao khoảng 1,5m và có tán lá khá phát triển. Cây cho quả quanh năm và cho thời gian khai thác lên đến 4 năm. Qủa đu đủ Thái Lan trồng đúng kĩ thuật cho quả to trọng lượng lên đến 2kg. Qủa đu đủ cho phần thịt quả cứng không bị mềm khi ăn có vị ngọt sắc nên được nhiều người tiêu dùng ưa thích.

Đu đủ Thái Lan cho thời gian thu hoạch khá sớm và năng suất cao. Một cây đu đủ mỗi vụ cho thu hoạch đến 50kg quả. Với mức giá luôn luôn ổn định nên được xếp vào nhóm cây phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao cho người làm vườn.

Đu đủ là loại quả nhiều công dụng không những để ăn tươi mà còn để làm thức ăn và chữa bệnh.  Đu đủ khi xanh có thể sử dụng để làm nộm ăn hoặc nấu chung với thịt cho nhanh nhừ. Đu đủ Thái Lan khi chín dùng ăn tươi và để làm các loại mứt, sinh tố và nước ép hoa quả. Không chỉ quả mà lá và thân của đu đủ còn được dùng làm các vị thuốc chữa bệnh khá hiệu quả.


Cách trồng cây đu đủ Thái Lan

1. Khí hậu:

Do là giống cây nhiệt đới nên đu đủ Thái Lan thích nghi tốt trong điều kiện ẩm mưa nhiều và đủ ánh sáng. Đu đủ Thái Lan khá nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao cây sẽ phát triển kém và cho ít quả.

2. Đất đai:

Đu đủ Thái Lan không kén đất. Loại đất trồng chỉ cần tơi xốp dễ thoát nước và có độ pH khoảng 5,5-7 là cây có thể phát triển tốt. Nếu trồng cây ở những nơi trũng thấp bạn nên làm luống cho cây chiều cao khoảng 60cm.

3. Thời vụ:

Giống đu đủ Thái Lan có khả năng ra quả quanh năm nhưng một số cây lại không ra hoa và đậu ít trái. Chính vì thế mà để trồng đu đủ cho năng suất cao bạn cần phải bố trí trồng đu đủ vào mùa mưa khoảng tháng 6-7 hàng năm là phù hợp nhất. Lúc này lượng nước dồi dào cây sẽ phát triển tốt mà cần ít công chăm sóc.

4. Giống:

Hiện nay giống đu đủ Thái Lan được trồng ở nước ta đều được nhân giống bằng biện pháp nhân giống vô tính. Cây con giống giữ nguyên được tính trạng của cây mẹ cho năng suất cao và ít sâu bệnh. Bạn cần chọn những cây con giống khỏe mạnh không bị sâu bệnh và đặc biệt là có đủ các bộ phận.

5. Làm đất trồng cây:

Việc đầu tiên và cũng rất quan trọng là xử lý đất và đào hố trồng cây. Đất cần làm sạch cỏ dại cày bừa cho tơi xốp và phơi nắng khoảng 3 ngày. Sau đó bạn tiến hành đào hố trồng với kích thước tối thiểu là 50x50x50cm. Khoảng cách giữa các hố trồng cách nhau khoảng 3m để cây phát triển tốt nhất.

6. Bón lót cho cây:

Sau khi đã chuẩn bị hố trồng cây bạn tiến hành phối trộn đất với phân bón cho đều. Mỗi hố bạn bón vào đó 15kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân Super Lân và một lượng vôi bột khử trùng phù hợp.

 

Trồng và chăm sóc cây đu đủ Thái Lan

Sau 1 tháng chuẩn bị đất và cây con giống lúc này bạn đem cây giống đi trồng. Tiến hành trồng vào lúc trời râm mát sẽ giúp cây không bị sốc nhiệt. Đặt cây con giống vào giữa hố trồng và chỉnh hướng đứng thẳng. Tiếp theo lấp đất kín phần cổ rễ và lèn chặt đất lại rồi tưới nước ngay để cây mau quen với đất. Bạn có thể sử dụng cọc để cố định cây con giống trong thời gian đầu sau khi trồng để giúp cây đứng vững hơn.

Chế độ tưới nước: Cây du đủ Thái Lan là giống cây nhiệt đới nên cần cung cấp đủ lượng nước để sinh trưởng và phát triển nhất là giai đoạn đầu. Khi cây vào giai đoạn thu ra hoa và tạo quả tùy vào điều kiện đất mà bạn tưới nước cho phù hợp. Mùa khô tăng lượng tưới còn mùa mưa chú ý thoát nước tốt cho cây. Vì giống đu đủ không chịu được ngập úng nên đất trồng cần thông thoáng và tơi xốp.

Bón phân cho cây đu đủ Thái Lan: Định kì 1 năm cần bón phân bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh hơn.  Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong một năm: phân chuồng 3-5kg, phân Lân khoảng 300gr và phân KCL 300gr.

Cách bón phân:
Bạn có thể pha trộn phân với nước và tưới cho cây 1 tuần 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây: Để đu đủ Thái Lan khỏe mạnh và cho chất lượng quả tốt nhất bạn cần phải phòng tránh một số loại sâu bệnh hại cây. Một số loại sâu bệnh hại có thể kể đến như bệnh thối gốc, bệnh đốm lá, bệnh cháy lá, đốm vòng và đặc biệt là bệnh thối quả. Những loại bệnh này do khâu vệ sinh kém và bị sâu bệnh xâm nhập gây ra. Chúng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng của quả và sức khỏe của cây. Cần phát hiện kịp thời để có hướng điều trị tốt nhất. Bằng việc sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật phun đều lên cây và vệ sinh vườn tược thường xuyên làm sạch cỏ dại là biện pháp tốt nhất để cây luôn khỏe mạnh.

Thu hoạch và bảo quản:
Đu đủ Thái Lan cho thu hoạch sau 7-8 tháng trồng. Qủa khi chín sẽ chín từ dưới lên do đó bạn sẽ thu hoạch dần từ dưới lên trên cho đến khi hết. Thu hoạch vào ngày râm mát và không mưa sẽ cho đu đủ ngọt hơn. Sau khi thu hái xếp đu đủ vào nơi thoáng mát sẽ giữ được độ tươi lâu của đu đủ hơn.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Cây đu đủ vàng - Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây đu đủ vàng - Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Với hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Đu đủ vàng đã trở thành loại quả được săn đón nhiều nhất khi đến mùa. Đặc biệt loại cây này cho thu hoạch rất nhanh chỉ 5-7 tháng trồng.


Nếu như giống đu đủ này còn khá mới mẻ đối với người dân miền Bắc thì ở miền Nam giống đu đủ da vàng này đã trở thành loại trái cây được mọi người ưa thích tìm mua vào mỗi dịp lễ tết. Nhìn từ hình dáng cho đến thưởng thức hương vị của chúng người ăn lần đầu tiên cũng chỉ biết xít xoa “ Ngon và ngọt quá”.

Đặc điểm của cây đu đủ vàng

Giống đu đủ da vàng này có nhiều điểm nổi trội hơn so với những giống đu đủ khác. Điểm khác biệt đầu tiên phải kể đến chính là lớp áo vàng bắt mắt bên ngoài của chúng. Không giống đu đủ thường khi còn non có màu xanh đậm. Loại đu đủ này quả khi còn non đã có màu xanh vàng khá đẹp. Đu đủ càng to thì màu vàng lại càng đậm. Giống quả này có thân mềm như đu đủ thường nhưng ra quả rất sai. Khi đến mùa đậu quả bạn sẽ thấy trên thân từ trên xuống dưới chi chít quả mọc.

Cây đu đủ vàng có chiều cao khoảng 2m. Cây được đánh giá là sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh ít sâu bệnh. Một cây trung bình mỗi vụ có thể cho năng suất từ 20-25kg quả. Mỗi quả bình quân nặng từ 1,5-2kg. Giống cây đu đủ vàng này cho ra quả theo 2 dạng là quả dạng dài và dạng tròn. Tỷ lệ quả dài cao hơn được nhiều người ưa thích hơn nên bán rất được giá. Khi đu đủ chín phần bên trong bổ ra có màu vàng nghệ rất đẹp mắt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt và thơm của thịt quả đọng lại ở đầu lưỡi rất ngon miệng.

Cây đu đủ vàng được các nhà khoa học chỉ ra là có rất nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt trong số đó là hàm lượng Vitamin A nổi trội cao hơn bất kì loại quả nào. Hàm lượng chất xơ và khoáng chất cũng rất nhiều nên khi ăn thường xuyên đu đủ vàng sẽ rất tốt cho cơ thể. Bạn có thể thu hái khi đu đủ còn xanh để làm nộm hoặc thu hoạch chín để ăn tươi và làm kem,mứt hoặc các loại nước ép trái cây cũng rất ngon.


Cách trồng cây đu đủ vàng cho năng suất cao: Giống cây đu đủ vàng này được đánh giá là dễ trồng và không tốn quá nhiều công chăm sóc. Khâu đầu tiên là khâu chọn lựa giống. Điều đầu tiên là bạn cần chọn những cây giống khỏe mạnh với đầy đủ bộ phận như lá, chồi và bộ rễ phát triển không bị đứt hoặc thối rễ. Cây giống nên có chiều cao từ 40cm trở lên.

Tiêu chuẩn chọn lựa đất: Cây đu đủ da vàng này thích hợp với nhiều loại đất tuy nhiên tốt nhất bạn nên chọn trồng ở những nơi có chất đất cao, thoát nước tốt và giàu mùn. Trồng trên những loại đất này cho năng suất cao và cây cho thu hoạch qua các năm chứ không bị ngắt quãng như những loại đất khác.

Thời vụ trồng: Cây đu đủ vàng nên trồng vào vụ xuân khoảng tháng 1-3 hàng năm. Bạn có thể trồng vào vụ thu khoảng tháng 8-9 để cho thu hoạch vào đúng dịp tết nguyên đán sẽ bán được giá cao hơn.

Làm đất và bón lót: Đất trước khi trồng cần cày ải loại bỏ hết rác, cỏ dại. Cần dào hố trồng trước đó 1 tháng với kích thước 50x50x50cm và khoảng cách giữa các hố trồng từ 2m trở lên. Bón vào đó một lượng phân chuồng hoai mục khoảng 10kg, 1kg vôi bột và trộn đều với đất rồi ủ trong 1 tháng trước khi đem trồng cây con giống.

Trồng cây và chăm sóc đu đủ vàng: Sau khi có đất trồng và cây giống bạn tiến hành trồng cây đu đủ. Vì là cây thân gỗ mềm bạn cần nhẹ nhàng trồng cây để không làm đứt bộ rễ và trồng hướng cây thẳng không xiêu vẹo. Sau khi trồng lèn đất chặt phần cổ rễ rồi tưới nước đều cho từng cây con giống. Thời điểm mới trồng bạn tiến hành duy trì độ ẩm khoảng 1 tháng sau đó. Lượng nước cần cung cấp đủ để cây phát triển và lớn nhanh.

Chế độ bón phân cho cây: Để cây cho năng suất cao thì ngoài việc tưới nước bạn cũng cần bón phân định kì. Một năm bón thúc cho cây làm 3 lần mỗi lần cách nhau 2 tháng. Lần 1 sau khi trồng 1,5 tháng. Lần 2 trồng sau khi cây ra hoa và lần 3 là thời kì thúc cho quả lớn.

Lượng phân tính cho 1 cây như sau:

- Năm thứ nhất bạn bón 10kg phân chuồng với 0,5kg phân NPK.

- Năm thứ 2 trở đi mỗi năm bón tăng lên 15% lượng phân bón của năm đầu.

Thu hoạch đu đủ vàng: Cây đu đủ vàng cho thu hoạch khá nhanh. Từ lúc trồng đến lúc thu hoạch quả vàng chỉ mất 7 tháng. Khi cây chín bạn sẽ thấy trên cây chi chít những quả vàng mọc xung quanh thân từ trên xuống dưới. Khi thu hái nên thu hái từ dưới lên trên. Những quả dưới to nhất thu hái trước và cứ thế thu hái dần đến khi hết. Bảo quản quả đu đủ vàng ở nơi thoáng mát sẽ giúp đu đủ có được độ tươi và thơm ngon nhất.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Cách trồng chăm sóc khế đài loan - khế tàu

Cách trồng chăm sóc khế đài loan - khế tàu

Khoảng 8 năm trước giống khế Đài Loan đã được du nhập về Việt Nam và từ đó đến nay vẫn giữ vị trí số 1 trong các loại khế ngọt của nước ta. Không chỉ mẫu mã đẹp mà độ thơm ngon của khế Đài Loan hiếm loại nào bì kịp.


Như tên gọi giống khế này có nguồn gốc xuất xứ từ Đà Loan, nhiều người còn gọi là khế tàu. Giống khế ngọt này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với nhiều giống khế ngọt khác nên được bà con ưa chuộng từ đó được nhân giống khắp nơi.

Đặc điểm của cây khế Đài Loan

Cây khế ngọt Đài Loan là giống cây thân gỗ có chiều cao trung bình khoảng 5m. Lá có dạng hình thuôn dài mọc so le nhau. Hoa khế Đài Loan mọc thành từng chùm màu trắng hồng li ti trông rất đẹp. Khế Đài Loan với lợi thế quả to và múi dày hơn khế bản địa. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị giòn ngon và ngọt hơn hẳn những giống khế khác. Qủa có dạng hình sao thuôn dài bên trong thịt mọng và vàng. Khi còn xanh khế có màu xanh bóng đến khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng trông rất đẹp.

Cây được đánh giá là có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt. Chỉ sau khi trồng cây con khoảng 18 tháng sau đã có thể cho thu hoạch quả. Khi thu hoạch lượng quả rất sai nên năng suất khá cao và ổn định.

Công dụng của khế Đài Loan

Khế Đài Loan cho quả to và đẹp nên thường được dùng bày mâm ngũ quả ngày tết rất đẹp. Ngoài ra cây còn được nhiều người đem trồng làm cảnh trong sân vườn. Vừa lấy quả ăn vừa để ngắm.

Hương vị khế Đài Loan thì ngon miễn chê. Múi to thịt dày ăn rất giòn và ngọt. Loại khế này không chỉ được sử dụng để ăn sống mà còn làm nước hoa quả và làm mứt rất tuyệt vời.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong khế có chứa hàm lượng các Vitamin dồi dào. Hàm lượng khoáng chất trong khế cũng rất cao. Trong 100g thịt quả có chứa đến 40mg Vitamin C trong đó. Hàm lượng Carotene chiếm đến 35calo/100g thịt quả. Không chỉ ăn giải nhiệt mà khế ngọt Đài Loan còn giúp chúng ta nhuận tràng và làm đẹp da.

Thời vụ trồng: Tại miền Bắc nước ta các nhà khoa học khuyên nên trồng loại khế Đài Loan ở thời điểm vụ xuân tháng 2-3 là tốt nhất. Bạn cũng có thể trồng vào vụ thu khoảng tháng 8-10 hàng năm.

Tiêu chuẩn đất và đào hố trồng:

Đất dùng để trồng khế Đài Loan nên là loại đất thịt giàu dưỡng chất. Bạn có thể chọn đất cát pha nhưng cần bón phân bổ sung định kì hàng năm. Đất trồng nên chọn nơi cao ráo tơi xốp và thoát nước tốt.

Cần đào hố trồng khế với kích thước tối thiểu là 60x60x60cm.Khoảng cách giữa các hố với nhau là 4m để cây phát triển tốt nhất. Bạn cũng có thể trồng thêm những cây cao để lấy bóng mát xen kẽ với khế.
Tiêu chuẩn chọn cây giống:

Bạn có thể trồng và nhân giống khế Đài Loan theo 2 phương pháp là gieo hạt hoặc ghép cành.

Gieo hạt: Trồng bằng phương pháp này chỉ 1 năm là có thể cho thu hoạch. Nên chọn những hạt giống to chất lượng từ những quả to và già. Đem ngâm 1 ngày với nước ấm rồi gieo xuống đất. Duy trì độ ẩm cho cây và chỉ sau 1 tuần hạt sẽ nảy mầm. Khi cây được 6-7 lá thật bạn có thể đem trồng xuống đất được

Ghép cây: Bạn tiến hành chọn những cây ghép có phẩm chất tốt chiều cao 50cm trở lên. Cây khế giống con khỏe mạnh không bị sâu bệnh.

Chăm sóc cây khế Đài Loan

- Sau khi trồng bạn tiến hành tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây. Khi trồng được ngoài 3 tháng cây đã cao 1,5m và cho ra nhiều nhánh. Bạn tiến hành cắt tỉa cành để tạo các cành cấp 2-3 sao cho có khung tán rộng , các cành phân bố đều xung quanh thân là được. Khi cây lớn  ngoài 1 năm tuổi trở ra cành phát triển dày bạn nên tỉa thưa để giúp cây thông thoáng. Loại bỏ cành héo, sâu bệnh và những cành già. Nên cắt tỉa vào thời điểm sau thu hoạch là thích hợp nhất.

- Bón phân cho cây: Sau khoảng thời gian thu hoạch mỗi vụ xong bạn tiến hành bón khoảng 20kg phân chống hoai mục cho mỗi gốc. Giai đoạn cây còn đang phát triển chưa cho quả thì bạn nên bón cho mỗi cây 0,5 kg phân NPK ( tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8 ). Chú ý sau mỗi năng tăng lượng phân bón lên khoảng 15%.


Phòng trừ sâu bệnh: Cây khế Đài Loan có ưu điểm là ít sâu bệnh hại. Chủ yếu là nhóm ruồi đục quả và sâu ăn lá. Bạn tiến hành bắt bằng tay hoặc sử dụng biện pháp vật lý dẫn dụ côn trùng và ruồi đi nơi khác. Nếu nhiều có thể phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây với liều lượng đúng ghi trên bao bì.


Thu hoạch khế Đài Loan: Từ khi trồng đến khi cho thu hoạch khoảng 16 tháng. Khi quả chín sẽ chuyển dần từ xanh sáng sang vàng bóng tới hơi hồng. Nên thu hoạch khế khi đã chín vừa không nên thu hoạch quá sớm khi quả còn non vì đặc tính khế không chín thêm sau khi thu hoạch. Sử dụng kéo chuyên dụng tỉa quả hạ xuống nhẹ nhàng và bảo quản nơi thoáng mát. Với những quả ở cành cao có thể sử dụng sào có gắn rọ để hái.


Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Cách trồng chăm sóc khế chua

Cách trồng chăm sóc khế chua

Không phải vì hiện nay mọi người ưa chuộng giống khế ngọt mà những cây khế chua bị quên lãng đâu nhé. Khế chua vẫn được nhiều người trồng trong vườn để ăn, gia vị cho các món ăn ở nhà hàng hoặc làm cảnh. Trong y học khế chua được chứng minh là có nhiều công dụng hơn khế ngọt.


Từ xưa những cây khế được trồng ở nước ta hầu như là giống khế chua. Mãi cho đến khi giống khế ngọt được du nhập thì người dân mới chuyển sang trông nhiều khế ngọt vì đơn giản chúng ngon miệng dễ ăn hơn khế chua. Tuy nhiên không vì thế mà khế chua mất đi vị thế của mình. Hương vị dôm dốp chua chua giòn khiến ai cũng phải nhớ mãi.


Đặc điểm của giống khế chua

Khế chua thuộc loại thân gỗ có chiều cao trung bình tới  5m. Lá khế có dạng lông chim mọc kép. Chồi non có màu hồng phủ lông tơ khi già sẽ chuyển sang mau xanh. cây phát triển nhiều chồi nhất vào tháng 4 hàng năm.

Khế chua có quả to bé tùy giống tuy nhiên đều có dạng hình sao. Khi chín quả sẽ chuyển sang màu vàng và độ chua giảm dần đến chua ngọt khá ngon miệng.

Theo nghiên cứu thì vị chua của khế được tạo thành do bên trong có chứa hàm lượng axit hữu cơ. Trong 100g khế chua có chứa 800-1250mg acid. Độ chua của từng loại khế cũng có sự khác nhau. Có loại chua dịu có loại chua gắt đều do hàm lượng acid trong đó quyết định.

Công dụng của cây khế chua

Theo đông y khế chua là một nguyên liệu quý có thể chữa được nhiều bệnh mà các giống khế ngọt không làm được điều này.

Vỏ và rễ khế chua thái nhỏ sao vàng kết hợp với vỏ quýt lâu năm sắc uống giúp trị ho gà khá hiệu quả. Lá khế sắc uống có thể trị hen suyễn ở trẻ em. Ngoài ra tắm lá khế còn giúp trị rôm sẩy khá tốt. Bên cạnh đó khế chua còn được dùng nấu canh chua, làm mứt, ngâm rượu vv. Một loại quả rất nhiều công dụng thân kì.

Cây khế chua giống: Khế chua được nhân giống bằng phương pháp ghép cành hoặc ghép chồi. Cây ghép sẽ mang đầy đủ tính trạng của cây mẹ nên sinh trưởng và phát triển tốt nếu như cây mẹ cũng khỏe mạnh.

Thời vụ trồng khế chua: Tại miền Bắc khế chua thường được trồng vào vụ xuân khoảng tháng 2-3. Bạn cũng có thể trồng khế chua vào tháng 8-10 hàng năm cũng cho sai quả và chất lượng tốt. Khoảng cách trồng nên cách nhau từ 4-5m và có thể trồng lẫn những loại cây khác cho thu hoạch sớm hơn khế.

Tiêu chuẩn đất và làm hố trồng khế: Đất trồng khế chua không cầu kì về loại đât. Chỉ cần tơi xốp thoát nước tốt và đất được cày bừa kĩ càng là được. Bạn cần nhặt sạch cỏ dại cho đất trước khi trồng. Nếu trồng ở nwoi trũng thấp thì nên lên luống cho cây. Đào hố với kich thước 0,6x0,5x0,5m. Bón lót vào đó một lượng phân chuồng hoai mục khoảng 20kg + 1kg phân Super Lân và +1kg vôi bột. Trộn đều với đất rồi lấp đất lại trên hố trồng.

Kỹ Thuật Trồng Cây Khế Chua: Khi trồng cây cần chú ý trồng vào buổi sớm khi trời mát tránh trồng buổi trưa trời nóng cây dễ sốc nhiệt. Sau khi trồng cây giống vào hố trồng bạn có thể cắm cọc để cố định cây khỏi đổ. Sau khi trồng cần tưới nước ngay giữ ẩm cho đất độ ẩm khoảng 80%. Sau khi trồng cây có độ cao khoảng 1m bạn tiến hành cắt tỉa cây và tạo tán. Lọai bỏ những cành già khô héo sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng cho những cành còn lại khỏe hơn. Chú ý tỉa cành đều loại bỏ những cành quá rậm rạp. Khế là loại cây thân khá giòn nên bạn cần cắm cọc cho cây khỏi gẫy trong thời kì thu hoạch trái.



Cách chăm sóc cây khế chua

Tưới nước: Khế chua nói riêng và các loại khế khác nói chung cần phải cung cấp đủ nước cho cây khi mới trồng. Vào mùa khô lượng nước này cần phải tăng lên và trong thời kì trái đang lớn cũng cần khá nhiều nước. Khi trồng cần phòng trừ cỏ dại bằng việc cắt tỉa và vun xới đất thường xuyên. Nên phủ gốc khế bằng rơm rạ hoặc cây phân xanh.

Bón phân cho cây


Để cây khế chua cho ra nhiều trái và chất lượng quả tốt nhất đòi hỏi bạn cần bón phân định kì cho cây. Hàm lượng phân bón và thời gian bón sẽ khác qua các năm.

Trong 3 năm đầu: Đây là thời kì sinh trưởng nhất của cây. Định kì bạn bón thúc cho cây với hàm lượng phân bón gồm : 200-400g NPK và 5kg phân chuồng hoai mục.

Những năm tiếp theo là giai đoạn cây cho thu hoạch quả nhiều nên lượng phân bón mỗi năm cần tăng khoảng 15%. Định kì chia ra làm 3 lần trong một năm.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Nhìn chung cây khế ít sâu bệnh hại nên bạn chỉ cần chăm chỉ bắt sâu bằng tay và vệ sinh vườn sạch sẽ đồng thời nguồn nước tưới không bị ô nhiễm thì sẽ tránh được nhiều dịch bệnh hại cây.

Thu hoạch quả khế chua: Khế chua thường thu hoạch sau 3 tháng kể từ khi ra hoa. Khi chín quả khế sẽ có kích thước to và chuyển sang màu hơi vàng. Chú ý bạn không nên thu hoạch khi khế chua còn xanh vì khế không chín thêm khi thu hoạch. Nên thu hái khi trời mát không mưa và nhẹ nhàng tránh làm dập khế.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Cách trồng chăm sóc cây ổi ruột đỏ không hạt

Cách trồng chăm sóc cây ổi ruột đỏ không hạt

Không chỉ có lớp vỏ ngoài bắt mắt mà bên trong của loại ổi này còn có màu hồng đỏ bắt mắt với hương thơm ngọt mát đặc biệt bạn sẽ không nhìn thấy hạt của chúng.


Hiện nay thị trường các giống ổi mới có thêm sự xuất hiện của người anh em mới là ổi đỏ không hạt. Theo tìm hiểu thì giống ổi đẹp mắt này có nguồn gốc từ Đài Loan được nhập về trồng thử nghiệm và nhân rộng ở nước ta 2 năm gần đây.

Thoạt nhìn hình dáng bên ngoài trông giống ổi này cũng không khác nhiều so với những loại ổi khác. Ổi ruột đỏ không hạt có hình tròn hơi dài và nhỏ ở đầu. Vỏ có màu xanh bóng khi chín có màu hơi ngả vàng. Ruột bên trong của giống ổi này khi bổ ra sẽ có hương thơm ngát và màu đỏ tươi khá đẹp. Ổi khi ăn có vị giòn ngọt đặc trưng và hoàn toàn không phải nhằn hạt giống loại ổi khác vì chúng không có hạt.

Cách trồng ổi ruột đỏ không hạt cho năng suất cao

Ổi đỏ không hạt được đánh giá là khá dễ trồng, ít sâu bệnh và nhanh cho thu hoạch. Trồng 1 năm trở đi đã cho thu hoạch. Việc sở hữu một vườn ổi không hạt loại này là điều dễ dàng mà bạn có thể làm được nếu như theo các bước dưới đây:

1. Tiêu Chuẩn Chọn Giống

Giống ổi ruột đỏ không hạt có nhiều ưu điểm đang được nhân giống rộng rãi bằng phương pháp ghép mắt. Cây con giống cho chiều cao khoảng 30-50cm đường kính bầu đất khoảng 10cm. Khi mua cần chọn những cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh để trồng sẽ giúp cây ổi sau này khỏe mạnh và cho năng suất cao.

2. Thời Vụ và Mật Độ Trồng

Ổi ruột đỏ không hạt thích hợp trồng vào tháng 5-7 trong năm thời điểm này bước vào đầu mùa mưa nên việc trồng cũng dễ dàng và ít tốn công chăm sóc.

Hố trồng cây được đào theo kích thước khoảng 40x40x50cm và hố cách hố từ 3-4m.

3. Làm Đất Và chuẩn bị Hố Trồng

Ổi ruột đỏ không hạt thích điều kiện đất tơi xốp và thoát nước tốt do đó nên làm đất sạch sẽ, loại bỏ cỏ dại và lên luống trồng cây với những vùng đất trũng. Có thể rải một lớp đất phù sa lên bề mặt để giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển sau này.

Đào hố: hố trồng đào với kích thước như trên đã nói và sau đó bón phối trộn với phân chuồng đã ủ hoai mục, vôi bột và một lượng phân lân 1 tháng trước khi có ý định trồng cây.

4. Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Đài Loan

Khi trồng ổi ruột đỏ không hạt bạn cần chú ý bóc lớp nilon bọc bầu đất. Nhẹ nhàng đặt bầu đất vào chính giữa hố và chỉnh hướng thẳng cho cây. Sau đó bạn tiến hành lấp đất lại cho kín và tưới nước ngay cho cây. Ngoài ra bạn có thể cắm thêm cọc tre để cố định cây con giống thời kì đầu khỏi bị ngã đổ do mưa gió.

5. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Ổi Đài Loan


5.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

Chế độ nước: Thời kì đầu bạn tiến hành tưới đầy đủ nước cho cây phát triển. Cần chú ý vào mùa khô, khi quả đang lớn và lúc sắp chín cần chú ý không để đất bị khô.

Ngoài việc cung cấp độ ẩm của đất thì bạn cần phòng trừ cỏ dại cho cây bằng cách nhổ sạch cỏ dại, Vun xới đất cho tơi xốp định kì và tránh không để rễ bị ngập úng nước lâu.

5.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Việc tỉa cành và tạo tán cho ổi ruột đỏ không hạt là điều cần thiết. Việc này không những giúp cây định hình tán khi trưởng thành mà còn giúp cay thông thoáng, loại bỏ được cành sâu hại và lại dễ chăm sóc.

Khi chiều cao cây đạt 1,5m trở lên bạn tiến hành cắt bỏ cành ngọn để tạo cành cấp 1. Mỗi cay chỉ để 2-3 cành chính. Khi cành cấp 1 phát triển dài bạn tiến hành cắt bỏ 1/2 chiều dài cành ngọn để tạo cành nhánh cấp 2. Sau khi cắt mỗi cành cấp 2 bị cắt sẽ đâm ra 2 cành nhánh mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp 2 này thành thục lại cắt để tạo tán.

Loại bỏ những cành sâu bệnh,cành già và phát triển kém chỉ giữ lại cành khỏe mạnh để tập trung nuôi cây.

5.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Ổi Đài Loan:

Muốn cho ổi được to ngon và năng suất cao thì việc bón phân định kì hàng năm cho cây là điều cần thiết. Lượng phân bón cho cây sẽ tùy thuộc vào sức khỏe của cây và chất dinh dưỡng trong đất.

Năm 1: Tiến hành bón phân NPK (12-15-18) làm 4 lần mỗi lần 100g.

Năm 2: Tăng lượng phân bón NPK lên 200g và chia làm 3 lần bón mỗi lần cách nhau hơn 3 tháng.

Năm 3: Đây là thời điểm cây cho thu hoạch đều. Bạn tiến hành bón phân NPK định kì 3 lần mỗi lần cách nhau 3 tháng. Lượng phân bón tăng lên 300g và cộng thêm 50g magie sunphat.

Những năm tiếp theo sẽ tùy vào sản lượng quả của năm trước bạn sẽ tính được lượng phân bón cần thiết. Thường sẽ tăng thêm khoảng 10%. Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 ổi đã cho thu hoạch đều với sản lượng khoảng 40 tấn/ha.

6. Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Ổi đỏ không hạt Đài Loan


Một số bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quả ổi có thể kể đến như bệnh nấm quả, bệnh sâu đục quả do dệp, sâu và nhện đỏ chích hút. Việc này cần phải được phát hiện kịp thời để nhanh chóng xử lý tránh lây lan rộng cho cả vườn ổi.

Những loại bệnh trên có thể điều trị bằng phương pháp phun thuốc có đồng. Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.

7. Thu Hoạch và Bảo Quản


Ổi ruột đỏ không hạt nếu trồng đúng cách ngay năm thứ 2 đã cho thu hoạch. Khi quả chín sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang xanh nhạt và chuyển dần sang hơi vàng. Từ khi nở hoa đến khi thu hoạch quả chỉ khoảng 3 tháng. Khi thu hái nên chọn hôm trời nắng ráo sẽ giúp ổi ngọt hơn. Hái xong bảo quản nơi thoáng mát sẽ giữ được ổi tươi lâu và ngon hơn.

Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Cách trồng chăm sóc giống ổi ruột đỏ

Cách trồng chăm sóc giống ổi ruột đỏ

Ổi ruột đỏ có tên khoa học là Psidium guajava. Đây là một giống được trồng từ lâu ở nước ta. Ổi ruột đỏ thường được trồng hầu hết các tỉnh trên cả nước và càng ngày diện tích trồng càng được tăng lên do ưu điểm vượt trội so với giống ổi nội địa.


Giống Ổi ruột đỏ này cho quả dài vào những năm đầu trồng. Đến năm thứ 2 trở đ quả sẽ tròn hơn. Kích thước quả cũng vừa chứ không quá to như giống ổi không hạt. Trung bình một quả sẽ nặng 250gr – 500gr. Khi chín quả sẽ có màu xanh tươi óng ả và vỏ hơi sần.

Khác với những giống ổi khác bên trong ruột khá nhạt nhòa thì phần ruột của giống ổi này lại mang một màu đỏ hồng rất đẹp. Chúng đỏ từ bên trong ruột và trắng dần ra về phía vỏ trông rất đẹp mắt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt tương tự với giống ổi Đài Loan và đặc biệt là độ giòn vẫn được giữ khi quả chín.

Một số đặc điểm sinh thái của giống ổi ruột đỏ

Ổi ruột đỏ có chiều cao trung bình không quá lớn. Cây có tán rộng và ra hoa kết quả nhiều trong mùa hè

Cây cho ra quả nhanh hơn những giống ổi khác. Sau khi trồng 8 tháng là cây đã bắt đầu cho hoa. đậu trái

Hoa ổi ruột đỏ to và đẹp, quả khi chín có mùi thơm hơn các loại ổi khác.

Thành phần dinh dưỡng trong mỗi quả ổi ruột đỏ rất cao.

Công dụng của giống ổi ruột đỏ

Do màu sắc của ổi ruột đỏ đẹp đẽ nên bạn có thể dùng ổi để ăn tươi hoặc làm mứt rất hợp. Ngoài ra thì cũng có thể chế biến thành những loại sinh tố bổ dưỡng và thơm ngon.

Ngoài dùng để ăn một số bộ phận khác của ổi ruột đỏ còn dùng làm thuốc như búp non, vỏ, rễ vv.

Cách trồng giống ổi ruột đỏ

Tiêu chuẩn chọn giống: Cây ổi ruột đỏ được nhân giống bằng phương pháp vô tính theo hình thức ghép cành hoặc chiết. Những cây đạt tiêu chuẩn cần phải có chiều cao từ 50cm trở lên, cây ghép mắt liền và đã có lá và mầm rõ ràng. Chọn những cây ổi giống không bị sâu bệnh và khỏe mạnh thì quả sau này sẽ có chất lượng tốt nhất.

Thời vụ trồng ổi ruột đỏ: Nếu trồng tại miền Bắc thì nên trồng ổi ruột đỏ từ tháng 2-4 hàng năm. Lúc này điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Đất trồng:

Chân ruộng nào cũng trồng được ổi lê Đài Loan, nhưng tốt nhất là trồng trên ruộng đất thịt trung bình, chất lượng quả sẽ cao hơn. Yêu cầu ruộng trồng phải tưới, tiêu chủ động.

Ổi ruột đỏ không quá kén đất  trồng nhưng theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn chuyên nghiệp thì nên trồng ổi ở nơi có đất thịt trung bình sẽ cho chất lượng quả cao hơn. Một điều cần chú ý nữa là đất trồng cây nên là loại thoát nước tốt và có độ tơi xốp cao. Độ pH khoảng 6.

Kỹ thuật trồng cây

Trước khi trồng 1 tháng bạn cần phải chuẩn bị hố trồng cây. Tiêu chuẩn hố trồng phải có kích thước tối thiểu 50x50x50cm. Mỗi hố cách nhau từ 3m trở lên và bạn phải bón lót cho hố 5kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK + 1kg vôi bột. Lượng vôi bột ở đây sẽ giúp khử trùng trong đất giúp diệt hết mầm bệnh hại cây.

Sau khi chuẩn bị đất trồng đầy đủ và bón lót cho cây bạn tiến hành trồng cây con giống. Bạn tiến hành đặt cây vào hố trồng rồi sau đó lấp đất kín phần gốc. Tiếp theo bạn tiến hành nèn đất chặt rồi tưới nước ngay cho cây nhanh bén rễ.

Chăm sóc ổi ruột đỏ

Tưới nước cho cây: Trong giai đoạn mới trồng bạn nên cung cấp đầy đủ lượng nước mỗi ngày. Nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối và hạn chế tưới vào thời điểm trưa nắng sẽ khiến cho cây bị sốc nhiệt.

Bón phân cho cây

Việc bón phân cho ổi ruột đỏ nói riêng và các loại trái cây nói chung là điều cần thiết. Chúng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn mạnh hơn và chất lượng quả sẽ tốt hơn

Sau lần bón lót đầu tiên trước khi trồng cây thì sau khi trồng ổi ruột đỏ một thời gian bạn cần phải bổ sung thêm phân bón cho cây. Đặc biệt là thời kì ra tán, và thời kì ra hoa đậu quả. 

Năm 1: Bạn bón loại phân NPK theo tỷ lệ 12-15-18. Chia làm 2 tháng bón một lần đều đến hết năm.

Năm 2 : Cũng định kì 2 tháng một lần bạn bón phân NPK theo tỷ lệ như năm 1 nhưng tăng số lượng lên 200g + 100g phân Amon Sunphat.

Tiếp theo các năm sau cũng tùy vào điều kiện của cây mà bón phân tăng khoảng 15%.

Cách cắt tỉa và tạo tán cho ổi ruột đỏ: Để cây có thể cho ra được nhiều quả có chất lượng tốt và đồng đều đòi hỏi bạn phải thực hiện việc tỉa cành và tạo tán cho cây. Việc này được thực hiện vào thời điểm cây trồng tráng thứ 4 trở đi. Chiều cao ổi lúc này khoảng 1m là thời điểm thích hơp cho bạn cắt tỉa cây. Cắt tỉa những cành ngọn để tạo cành cấp 1. Cành được cắt tỉa sẽ tạo ra 2 nhánh mới. Tiếp tục cắt tỉa để cho ra cành cấp 2 và cấp 3. Việc cắt tả này sẽ tạo điều kiện cho cây được tỏa tán đều, cành nhiều hơn thì năng suất quả sẽ tăng. Chú ý bạn cũng nên tỉa những cành yếu, cành già và cành sâu bệnh để giúp cây tập trung nuôi dưỡng những cành khỏe mạnh.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây ổi ruột đỏ là giống cây ít sâu bệnh. Một số loại sâu bệnh thường gặp nhất trên cây phải kể đến sâu cuốn lá, sâu đục quả, sâu vẽ bùa. Với những loại sâu bệnh này không có cách nào khác bạn phải thăm đồng thương xuyên và phát hiện kịp thời nhanh chóng những loại mầm bệnh này để có hướng xử lý tốt hất. Những loại côn trùng nếu ít hoàn toàn có thể bắt bằng tay nhưng nếu nhiều cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phải dùng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Thu hoạch ổi  ruột đỏ: Giống ổi ruột đỏ cho thu hoạch sau 10 tháng trồng cây. Ổi sau khi chín có màu xanh hơi vàng. kích thước ổi to và đều. Lúc này bạn tiến hành dùng kéo cắt những chùm ổi chín thu hoạch từng đợt một. Xếp quả vào giỏ và rửa sạch bảo quản nơi thoáng mát để giữ được chất lượng ổi ruột đỏ được lâu hơn.

Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Cách trồng và chăm sóc cây na tím

Cách trồng và chăm sóc cây na tím

Nếu như đã quen thuộc với giống na màu xanh lá thì khi nhìn những quả na có màu tím này bạn sẽ thấy ngạc nhiên và tò mò. Đừng lo, giống na này hoàn toàn ăn được và còn ăn rất ngon nữa là đằng khác.


Khi lần đầu nhìn thấy giống na tím này bày bán ngoài thị trường nhiều người thấy lạ vì chưa bao giờ được nhìn thấy loại na này trước kia. Thực tế thì giống na này đã có mặt ở nước ta từ rất lâu nhưng giống này rất ít người trồng và gần như bị quên lãng. Phải đến khi các nhà khoa học bảo tồn giống cây trồng bắt tay vào nhân giống nhằm phục hồi nguồn gen quý hiếm thì giống na tím này mới dần được nhân rộng và dần dần quả na tím được cung cấp ra thị trường.

Đặc điểm của giống na tím

Na tím là giống cây thân gỗ cho chiều cao trung bình khoảng 3,5m. Cây có sức sinh trưởng mạnh với bộ tán khá rộng. Đặc điểm khác biệt so với giống na thường là na tím có bộ thân sẫm màu hơn và cành giòn hơn na thường. Lá của cây na tím to và dài hơn na thường. Hoa khi nở có màu trắng khá đẹp.

Cây ra hoa vào khoảng đầu mùa hè và cho quả chín vào 2 tháng sau đó. Na tím khi còn bé có màu xanh nhưng càng lớn màu xanh sẽ mất dần và màu tím sẽ xuất hiện. Qủa càng lớn thì màu tím càng đậm. Bên ngoài na tím có lớp vỏ khá dày bên trong thịt quả khá bùi ăn co vị thơm và ngọt không thua kém gì các giống na khác.

Một điểm khiến nhiều người ưa chuộng na tím đó chính là giống na này cho năng suất khá cao. Cây ít sâu bệnh và cho thu hoạch đều các năm. Với những ưu điểm đó giá bán na tím cao hơn các loại na thường rất nhiều nên mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người trồng na. Giống na này hiện nay được các viện nghiên cứu chú trọng đầu tư nhân giống nhằm cung cấp cho thị trường giống na chất lượng và giúp bà con làm vườn có thêm một giống na quý cho hiệu quả kinh tế cao.

Cách trồng giống na Tím cho năng suất cao

Do là giống mới khôi phục nên để trồng cây được năng suất thì người làm vườn cũng cần nắm vững một số kiến thức và đặc tính sinh trưởng của cây.

Na Tím ưa nắng và nhiệt độ không quá lạnh. Nên khi trồng chú ý trồng những nơi thoáng gió và có nhiều ánh nắng.

Na tím là giống cây nhiệt đới nên khả năng chống úng kém và chống hạn khá tốt.

Cây na tím muốn ra hoa và quả theo ý muốn cần phải xử lý cắt cành và xiết nước để kích thích cây ra đọt mới.

Tiêu chuẩn đất trồng: Cây na tím ưa chất đất giàu dinh dưỡng và tơi xốp. Đất trồng thích hợp có thể là đất thịt cát pha có thành phần cơ giới nhẹ. Dộ pH thích hợp của đất là vào khoảng 5,5-7.

Tiêu chuẩn giống: Hiện nay giống na Tím được các nhà khoa học nhân giống bằng phương pháp chiết hoặc ghép. Cây con giống hoàn toàn mang tính trạng của cây na tím mẹ. Bạn chọn mua những cây con giống khỏe mạnh không sâu bệnh đem trồng sẽ cho chất lượng quả sau này tốt nhất.

Thời vụ trồng na tím: Giống như các giống na bản địa, na tím được trồng ở miền Bắc vào khoảng tháng 2-3 hàng năm. Ở miền Nam bạn nên trồng na tím vào mùa mưa.


Cách trồng cây na tím:

Trước khi trồng na tím bạn cần tiến hành làm sạch đất và đào hố trồng. Tùy vào kích thước vườn bạn bố trí trồng cây cho hợp lý. Khoảng cách giữa các hố khoảng 3m trở lên và kích thước tối thiểu là 50x50x50cm. Bón lót vào đất 10kg phân gà ủ hoai mục, 0,5kg phân Super Lân và vôi bột khử trùng.

Khi trồng cây nên nhẹ nhàng để tránh làm đứt bộ rễ bên dưới. Bạn đặt cây con giống xuống dưới hố trồng đã đào sẵn và cố định dáng đứng thẳng cho cây con. Lấp đất phủ kín xung quanh cây rồi dùng tay lèn chặt. Sau khi trồng bạn tiến hành tưới nước ngay cho cây để cây mau bén rễ mới và thích nghi với đất.

Chế độ tưới nước: Na tím cũng là cây nhiệt đới nên khi trồng cần đảm bảo được cung cấp đủ độ ẩm để sinh trưởng và phát triển tốt. Khi mới trồng cần chú ý giữ cho đất luôn được ẩm. Khi cây đã khỏe mạnh và sinh trưởng tốt bạn định kì 2-3 ngày tưới nước cho cây 1 lần. Vào mùa khô cần tăng lượng tưới và phủ rơm rạ quanh gốc để tránh bốc hơi nước.

Cách bón phân cho na Tím:

Việc bón phân sẽ giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng trong đất cho cây phát triển tốt nhất là vào thời kì ra hoa đậu quả. Chia làm 2 -3 lần một năm bón cho cây theo từng độ tuổi.

– Với cây na Tim bạn trồng từ 1-3 năm tuổi mối năm bón 1kg phân chuồng, 1kg phân NPK và một lượng phân Super Lân. Có thể bón thêm một số loại thuốc kích thích lá sinh trưởng trong giai đoạn đầu.

– Với cây từ 4- 7 năm tuổi: bón 20kg phân chuồng, 1,5kg phân NPK 15:7:6.

Thu hoạch na Tím: Na tím cho thu hoạch khá nhanh. Từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ mất 15-18 tháng. Khi chín mắt na sẽ mở to và có màu tím rất đẹp. Bạn nên thu hái vào buổi sớm khi trời không mưa sẽ cho chất lượng quả tốt nhất. Nên tiến hành thu hái khi quả chín tới vẫn còn cứng để vài ngày quả chín mềm là bạn có thể ăn được.

Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Cách trồng chăm sóc nhãn tiêu da bò

Cách trồng chăm sóc nhãn tiêu da bò

Nếu có dịp ghé qua Miền Tây bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những loại đặc sản trái cây vùng sông nước này. Một trong số đó chính là loại đặc sản nhãn tiêu da bò, một trong những loại đặc sản thơm ngon trứ danh được người dân mọi nơi ưa chuộng.


Nhãn tiêu da bò có nguồn gốc từ Huế nhưng được trồng nhiều và giờ đã trở thành đặc sản nổi tiếng ở Miền Tây. Cũng có thể do cảm mếm nơi đây mà những cây nhãn tiêu da bò trồng tại đây cho trái to và chất lượng nhất. Mỗi khi đến vụ bạn có dịp đi thăm những vườn nhãn da bò sẽ choáng ngợp trước khung cảnh những chùm nhãn đung đưa trước nắng trông rất thích mắt.

Đặc điểm của giống nhãn tiêu da bò

Có tên gọi nhãn tiêu da bò cũng bắt nguồn từ lý do loại nhãn này có lớp vỏ vàng sậm giống màu da bò. Đặc biệt nhãn da bò có vỏ quả khá mỏng, phần cơm thịt bên trong dày và hột rất nhỏ. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được hương thơm mát cùng vị ngọt thanh lưu lại trên đầu lưỡi và dưới cuống họng. Những cây nhãn càng nhiều tuổi thì phần thịt cơm bên trong lại càng dày và quả sẽ càng ngọt và thơm hơn. Trái nhãn da bò mọc thành từng chùm lớn mỗi chùm nặng từ 1,5 đến 2kg.

Không chỉ nổi bật hơn những giống nhãn khác. Nhãn tiêu da bò còn sở hữu bên trong nguồn dinh dưỡng khá dồi dào. Hàm lượng vitamin cùng khoáng chất cao hơn hẳn các giống nhãn khác khiến nhãn được sử dụng để nấu chè, ăn sống và làm mứt rất được mọi người ưa thích nhất là trong mỗi dịp hè vào vụ.

Ngoài được làm món ăn thì theo y học những trái nhãn tiêu da bò thơm ngon này còn có thể chữa được một số bệnh như trị mất ngủ, suy nghĩ, hồi hộp. Theo đông Y thì nhãn tiêu da bò có tác dụng bổ huyết, kiện tỳ và ích khí. Đúng là một loại siêu trái cây nhiều giá trị.

Cách trồng nhãn tiêu da bò: Để trồng được những cây nhãn tiêu da bò cho năng suất và chất lượng quả cao bạn cần chú ý đến một số kiến thức sau :

Đất trồng dành cho nhãn tiêu da bò: Đây là một giống nhãn khá dễ tính bạn có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Có thể trồng ở vùng đất thịt hoặc đất nhiễm mặn cây cũng sống tốt. Tuy nhiên loại đất cho chất lượng cây tốt nhất là loại đất cát pha với lượng phù sa dồi dào độ pH từ 5-7.

Khoảng cách trồng nhãn da bò: Bạn có thể trồng nhãn tiêu da bò với khoảng cách nào cũng được tuy nhiên ít nhất cần cách 4m giữa các cây với nhau để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật chăm sóc nhãn tiêu da bò:

Tưới nước: Do là giống cây ưa ẩm nên bạn cần phải cung cấp đủ nguồn nước cho cây phát triển. Thời gian đầu sau khi trồng cần định kì bón cho cây khoảng 3 ngày / lần. Vào mùa khô nắng có thể tăng số lần tưới nước lên cho cây không bị khô héo. Đặc biệt nhãn tiêu da bò cần nước nhất trong giai đoạn bắt đầu ra hoa, trái phát triển và sau khi thu hoạch. Sau khi hoa dã nở bạn có thể ngừng tưới.

Cách bón phân: Cây nhãn tiêu da bò cần thiết bón phân để giúp kích thích cây ra hoa đậu quả. Loại phân có thể là phân chuồng hoai mục và phân NPK. Phân sẽ thẩm thấu vào đất giúp tăng độ phì nhiêu cho đất và hạ độ chua của đất giúp cây sinh trưởng tốt nhất. Tùy vào tình trạng của cây mà từng thời điểm bạn bón phân cho cây định kì mỗi năm. Năm sau tăng hơn năm trước khoảng 20%.

Tỉa tán, tạo cảnh cho nhãn da bò: Thời gian sau khi trồng 5 tháng bạn bắt đầu cắt tỉa lá cho cây để tạo cành cấp 1. Với mỗi cành được cắt tỉa sẽ trổ ra 2 cành cấp 2. Cứ thế định kì tuyển chọn các cành cấp 2 cắt tỉa tạo các cành thứ cấp cấp 3,4. Việc cắt tỉa này sẽ giúp tán cây phân bố đều và san đều chất dinh dưỡng cho cả cây. Chú ý cắt tỉa để cành thứ 1 cách mặt đất 80cm và tùy thuộc vào tuổi cây trạng thái sức khỏe để tiến hành cắt tỉa. Ngoài ra với những cành sâu bệnh, già cỗi bạn cũng nên mạnh tay loại bỏ để tập trung sức nuôi các cành khỏe còn lại.

Phòng và trị bệnh

Cũng giống như một số loại nhãn khác. Nhãn tiêu da bò thường gặp một số loại sâu bệnh hại cây.

Bọ ăn lá: Loại bọ này sinh trưởng trên cây và tấn công vào những đọt lá non khiến cây phát triển kém và lá bị mất diện tích.

Sâu đục trái: Loại sâu này tấn công vào thời kì ra trái. Chúng đục thân và chui vào trong ăn trái khiến trái bị thối ảnh hưởng đến chất lượng của cả chùm nhãn.

Cách xử lý: Với một số loại sau bệnh hại này bạn có thể điều trị bằng tay bằng cách bắt nếu ít. Nếu như sâu bệnh đã sinh trưởng ảnh hưởng nhiều và rộng cần sử dụng một số chế phẩm sinh học thuốc bảo vệ thực vật để phun lên cây giúp loại trừ tối đa sâu bệnh hại và nâng tỷ lệ trái cây lên cao hơn.


Thu hoạch

Nhãn tiêu da bò có thời gian chín lâu hơn một số giống nhãn khác. Từ khi ra hoa đến khi quả chín mất khoảng 3 tháng rưỡi. Qủa thành phẩm phải có màu nâu vàng, vỏ quả nhẵn bóng và trái to mềm hơn. Cùi lúc này có vị thơm và hạt chuyển sang đen hoàn toàn.

Bạn nên thu hoạch quả nhãn tiêu da bò khi trời còn nắng. Thuận lợi nhất là vào giai đoạn buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Chú ý khi hái bạn nên dùng kéo cắt nhẹ nhàng, và xếp gọn vào trong các thùng chứa. Hái xong nên đưa  nhãn vào những nơi râm mát và rải mỏng chùm quả ra để tránh bị hấp hơi và nhanh hỏng.

Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969