Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Kinh nghiệm trồng hồi của đồng bào dân tộc ở Lạng Sơn

Hồi là cây đặc sản có giá trị cao ở một số khu vực dọc biên giới Việt - Trung. ở vùng này, hồi có chất l­ượng tinh dầu tốt, có thể xuất khẩu, đ­ược đồng bào dân tộc Tày, Dao ở Lạng Sơn trồng từ hàng thế kỷ nay.

Ở Việt Nam có 3 loại hồi: hồi 8 cánh, hồi núi và hồi chè. Hồi 8 cánh là loài cây thân gỗ, lá rộng, th­ường xanh, cao 8-10m, đ­ờng kính thân cây 20-30cm đ­ược trồng phổ biến. Mỗi năm hồi cho thu hoạch 2 vụ: Vụ tứ quý vào tháng 4-5 và vụ mùa vào tháng 10-11. Cây hồi bắt đầu bói quả ở 7-8 năm tuổi, cho nhiều quả nhất ở độ tuổi 20-60 tuổi. ở Lạng Sơn, năng suất hồi trung bình đạt 1500-3000kg quả khô/ha/năm. Năm 1999, toàn tỉnh có 17.000 ha rừng hồi, cho sản lư­ợng 15.000 tấn quả t­ươi, trị giá ­ước tính 40 tỷ đồng.

Cây hồi thích nghi với điều kiện khí hậu á nhiệt đới vùng núi ở Việt Nam với nhiệt độ trung bình 21,47°C, có mùa đông lạnh nh­ưng ít s­ương muối, lượng mư­a không cao: 1300-1500mm/năm. Cây hồi ­ưa đất tốt, giàu mùn, đạm, kali, thành phần cơ giới nặng, giàu hạt sét, tầng đất màu dày 80cm, không có hoặc ít đá lẫn.

Hồi là loài cây ­ưa ánh sáng như­ng tùy theo độ tuổi mà nhu cầu ánh sáng khác nhau: ở 24 tháng tuổi, cần che 60-80%; ở 3-4 tuổi nếu trồng trên đồi núi trơ trọi, không có cây che bóng thì một số cây bị vàng lá, sinh tr­ưởng còi cọc và có tỷ lệ chết cao. ở giai đoạn 20-30 tuổi là thời kỳ sai quả, hồi là cây trung tính thiên về ­ưa sáng.

Về nhiệt độ, hồi kém chịu nóng: khi nhiệt độ trên mặt lá hồi đạt 37-38°C kéo dài 2 giờ liền là cây hồi bị táp lá.

Nhu cầu n­ước của cây hồi biến thiên theo độ tuổi: 3 tuổi - ư­a ẩm, không chịu đ­ược khô hạn; 20-25 tuổi chịu hạn ở mức độ trung bình và có khả năng thích nghi khá linh hoạt với môi tr­ường úng n­ước.

Thực tiễn trồng hồi của bà con dân tộc Tày, Dao ở Lạng Sơn thời gian qua cho thấy 5 kinh nghiệm sau:


1. Trồng hồi hỗn loài với cây gỗ trên đất sau n­ương rẫy của đồng bào Dao ở Bắc Sơn, Lạng Sơn. Đất n­ương rẫy sau một số vụ lúa, hoa màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày sẽ đư­ợc trồng hồi. Cây hồi con đ­ược trồng dư­ới tán một số cây gỗ tái sinh tự nhiên sau nư­ơng rẫy như­ re lá, bời lời, dẻ gai, hu đây, ba bét trắng, ba soi. Trong quá trình sinh tr­ưởng, cây hồi dần dần lớn lên và có nhu cầu ánh sáng tăng dần, bà con tiến hành ken chết dần các cây gỗ tự nhiên. Bằng cách này, bà con dân tộc Dao ở Vũ Sơn (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã trồng đ­ược những rừng hồi cho năng suất cao (15.000kg quả tư­ơi/năm/1 ha).

2. Trồng hồi xen tre, vầu của đồng bào Tày ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn. Các rừng tre, vầu đư­ợc đồng bào trồng xen hồi con; khi hồi đã lớn, có nhu cầu ánh sáng cao hơn thì nó đã v­ươn lên để chiếm lĩnh tầng cao của tán rừng. Bằng ph­ương thức này, đồng bào đã tạo ra kiểu rừng hỗn loài với tre, vầu với cấu trúc 2 tầng cây.

3. Trồng hồi xen sắn của đồng bào Tày, huyện Bình Gia, Lạng Sơn. Các hộ nông dân Tày đã trồng sắn xen với hồi khi hồi còn nhỏ. Đặc biệt, khi thu hoạch sắn cần thu hoạch vào lúc có thời tiết râm mát và thu hoạch dần dần để tránh tình trạng tán che mở đột ngột làm cho hồi con bị mất nhiều n­ước có thể bị chết.

4. Trồng hồi xen chè của đồng bào Tày huyện Bình Gia, Lạng Sơn. D­ưới tán rừng hồi đã khép tán, vào các năm thứ 3 trồng hồi xen sắn, đến năm thứ 4 và thứ 5 trồng xen chè. Theo kiểu trồng xen này, đồng bào đã tạo ra loại rừng chè hỗn hợp chè + hồi với 2 tầng cây. Tuy vậy, ở một số nơi, bà con còn trồng thêm cây phân xanh họ đậu (cốt khí), dứa. Các băng cây cốt khí, dứa đư­ợc thiết kế chạy theo đ­ường đồng mức để chống xói mòn, bảo vệ đất. Theo mô hình này, nếu tính cả chè và hồi có thể cho thu nhập 17.000.000 đ/ha/năm (theo giá thị tr­ường năm 1998).

5. Trồng hồi trong các v­ờn quả gia đình. Cho đến nay, nhiều gia đình đã trồng đ­ược v­ườn cây ăn quả gồm các loại hồng không hạt, mận, quýt ngọt, na dai... Nhân dân đã tiến hành trồng hồi thành những vành đai bao quanh vư­ờn ăn quả tạo thành các băng cây cản gió, bảo vệ v­ườn quả.

Các kinh nghiệm trồng hồi kể trên của đồng bào dân tộc Tày, Dao ở Lạng Sơn đã đ­ược khoa học và thực tiễn xác minh là đúng đắn, có thể mở rộng ra toàn tỉnh Lạng Sơn và một số địa ph­ương lân cận.

Trồng Đậu nành trên đất lúa

Sau khi gieo sạ và rải rơm xong, bơm nước cho ướt đều mặt ruộng và rút nước ra ngay, kiểm tra những nơi có nguy cơ đọng vũng phải đánh đường nước cho thoát nước nhanh

Phương pháp không làm đất

Thời vụ:

Bố trí vụ lúa đông xuân thu hoạch sớm trong tháng 2 dương lịch (dl) để kịp xuống giống vụ đậu vào cuối tháng 2 dl để thu hoạch vào cuối tháng 5 dl, kịp xuống giống vụ lúa hè thu.

Chuẩn bị đất trồng:

Thiết kế hệ thống thủy lợi nội đồng: Do biện pháp tưới cho đậu sau này là tưới tràn nên hệ thống mương nội đồng phải đảm bảo đưa nước vào nhanh và rút ra nhanh, không được đọng vũng. Tính toán làm sao thời gian từ khi bắt đầu đưa nước vào ruộng đến khi rút nước ra hết không quá 10 giờ vì đậu là cây trồng cạn rất dễ bị chết do úng nước.

Đào mương bao quanh rộng từ 0,5-1 m, sâu 0,3-0,4 m, nếu ruộng có bề ngang quá rộng thì cứ cách 20-30 m đào 1 mương xương cá hoặc đánh đường nước những nơi có nguy cơ đọng nước.

Cắt gốc rạ: Dùng máy cắt gốc rạ rải đều rạ lên mặt ruộng (có thể cắt gốc rạ trước hoặc sau khi gieo hạt, cắt trước khi gieo hạt thuận lợi cho việc gieo hạt bằng công cụ sạ hàng).

Gieo sạ:

- Giống đậu: Dùng giống đậu MTĐ 176, MTĐ 45-3, MTĐ 10...

- Có thể sạ lan (gieo vãi) hoặc sạ bằng công cụ sạ hàng. Dùng máy sạ lúa theo hàng, trên 1 trống của công cụ sạ hàng có 4 hàng lỗ rớt hạt, dùng băng keo bịt 3 hàng lỗ, còn lại 1 hàng lỗ dầy cũng dùng băng keo bịt bớt 1 lỗ để 1 lỗ để sạ mật độ 70-80 kg/ha. Dùng dây căng theo chiều kéo máy để sạ được thẳng hàng.

- Rải rơm sau khi sạ: Rải rơm, rạ kín mặt đất vừa giữ ẩm cho đất vừa hạn chế cỏ dại.

Tưới nước:

Sau khi gieo sạ và rải rơm xong, bơm nước cho ướt đều mặt ruộng và rút nước ra ngay, kiểm tra những nơi có nguy cơ đọng vũng phải đánh đường nước cho thoát nước nhanh. Yêu cầu từ khi bơm nước vào đến khi rút hết nước không quá 10 giờ (việc tưới tràn diễn ra càng nhanh, càng tốt, vì cây đậu là cây trồng cạn để lâu trong nước sẽ dẫn đến chết úng). Kiểm tra độ ẩm đất thường xuyên để bơm tưới giữ cho mặt đất luôn đủ ẩm.

Bón phân:

- Lượng phân bón cần sử dụng cho 1 ha: 80 kg urê + (250 - 400) kg Super lân + 50 kg kali.

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân lân trước khi cắt gốc rạ.

+ Bón thúc:
Phân urê và kali còn lại, vì biện pháp tưới tràn, rút nước ra nhanh nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón thúc. Rải phân ngay sau khi rút nước ra gần hết, đất còn ẩm, nên rải phân vào buổi chiều mát để qua đêm đủ thời gian phân tan và thấm vào đất sẽ giảm độ thất thoát do bốc hơi. Tùy tình hình sinh trưởng của đậu mà quyết định lượng phân bón cho hợp lý, có thể tham khảo lượng bón như sau:

Lần 1: 10-15 NSKG: 20 kg urê.

Lần 2: 20-25 NSKG: 40 kg urê + 25 kg kali.

Lần 3: 45-50 NSKG: 20 kg urê + 25 kg kali.

Trừ cỏ:

Trên nền đất lúa thường gặp lúa chét và lúa nền, cỏ mỹ, dùng thuốc trừ cỏ 1 lá mầm ONICIDE 35 EC trong thời gian 10-15 ngày SKG. Nên sạ đậu theo hàng tiện cho việc quản lý cỏ và đi lại chăm sóc. Chú ý phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của cán bộ BTVT.

Kỹ thuật trồng cây Trám

Khoảng cách trồng trám 6 x 7 m hoặc 7 x 8 m, mật độ khoảng 200 cây/ha. Khi còn non, có thể trồng xen dứa, ổi..

1. Giống:

Trám trồng bằng cây ghép, nên dùng cây gốc ghép 2 năm tuổi rồi mới ghép mắt. Tốt nhất là trồng trong bầu, được ghép mắt, cây con trưởng thành tốt mới ra ngôi, rễ sống và ra quả sớm.

Để đảm bảo độ kết hợp tốt thì trám trắng ghép với trám trắng trám đen ghép với trám đen. Mắt trám trắng ghép vào gốc trám đen hoặc mắt trám đen ghép vào gốc trám trắng đều khó kết hợp. Mắt ghép lấy từ cây lưỡng tính có năng suất cao. Để đảm bảo sức sống cây ghép, thì cây gốc ghép là cây mọc từ hạt.

Lấy hạt trám để làm cây ghép cần chọn quả đã chín, ngâm vào nước nóng 60°C (trám trắng) và 65°C (trám đen), khi thịt quả đã mềm thì tách hạt đen rửa sạch rồi phơi khô. Cũng có thể dùng hạt từ quả lên men tự hoại.

Hạt trám được trồng trong bầu có phân hoai. Khi 1-2 tuổi thì ghép, sau đó sẽ ra ngôi.

2. Đất trồng:

Như trên đã nói, chọn vùng đất có điều kiện nhiệt độ bình quân năm trên 20°C, nhiệt độ thấp cực trị trên -3°C thì có thể phát triển vùng trám kinh tế. Với trám đen thì yêu cầu nhiệt độ cao hơn.Trong vùng có nhiệt độ như vậy, thì dù đất đồi, đất núi, đất bằng, miễn là mức nước ngầm thấp, tầng đất dày, thoát nước tốt, tơi xốp đều có thể trồng trám.

Trồng trám trên đồi có thể làm nương bậc thang, cũng có thể đào hốc trồng.

Khoảng cách trồng trám 6 x 7 m hoặc 7 x 8 m, mật độ khoảng 200 cây/ha. Khi còn non, có thể trồng xen dứa, ổi...

Kích thước hố trồng rộng 80 cm, độ sâu tuỳ theo bộ rễ đem trồng. Trồng cây vào hố xong thì tủ đất, tủ rác, nếu đất khô thì có thể tưới gốc.

3. Tạo tán

Phải tạo tán trám theo hướng lùn hoá, cành chính ngắn để cho năng suất cao. Nếu mắt ghép vào gốc cây gốc ghép còn nhỏ thì ghép mắt vào khoảng 20 cm cách mặt đất, đến khi cây con cao 1 m thì bấm ngọn để phân cành, sau đó lại bấm ngọn, để tạo 1-2 cành nhánh, dài khoảng 50-80 cm. Nếu ghép lên cây con lớn hơn thì ghép vào khoảng 150 cm cách mặt đất, khi có 1-2 cành thì bấm ngọn, để cành dài 80 cm, tạo thế cây lùn, cành ngắn.

4. Chăm sóc


Muốn năng suất cao, phải bón phân. Khi trồng có bón lót; khi cây phát triển được một tháng thì bắt đầu bón thúc; sau này tùy thuộc loại lộc sẽ bón các loại phân chuồng, phân hoá học. Thông thường bón vào tháng 3,6,9 tương ứng vào thời kỳ trước khi ra hoa và phát triển quả, mỗi lần, mỗi cây 50-100 kg phân chuồng, ngoài ra còn bón thêm các loại phân đạm, lân, kali, canxi.

Trong quá trình phát triển, chú ý xới xáo, làm cỏ, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời.

Hiện nay chưa phát hiện sâu bệnh nguy hiểm đối với trám. Một số bệnh như bệnh sùi thân, bệnh chảy gôm, xén tóc đục càn, đục thân, bọ nẹt ngăn lá nhưng không nghiêm trọng.

Nguồn: Theo Sách Kỹ thuật trồng cây có dầu cho giá trị kinh tế cao của Nhà xuất bản lao động

Kỹ thuật trồng cây Dó bầu tạo trầm hương

Cây dó bầu cao 30 – 40m, thân thẳng tán thưa. Vỏ màu xám nhiều xơ. Lá đơn, mọc cách hình trứng, đầu lá nhọn. Phiến lá dài 8 – 12 cm, rộng 3 – 6cm, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới hơi xám.

1/ Giới thiệu

Loài cây Dó bầu có khả năng cho trầm hương có tên khoa học là Aquilaria Carassan, thuộc họ Thymelaceae (họ Trầm). Ngoài ra, cũng còn một số loài khác có khả năng cho trầm hương như: Aquilaria baillonii, Aquilaria sinensis...

Trong những năm gần đây việc trồng cây Dó bầu để tạo trầm hương  và việc xử lý trầm nhân tạo đang phát triển.

Công dụng: Trầm nhân tạo được sử dụng cất tinh dầu để phục vụ cho các mặt hàng cao cấp. Những cây có tinh dầu ít đựơc dùng làm bột nhang. Gỗ có thể làm bột giấy (vỏ và lá có chứa 60 – 70% sợi cellulose).

2/ Đặc điểm sinh thái và sinh học

2.1/ Đặc điểm hình thái:


Cây dó bầu cao 30 – 40m, thân thẳng tán thưa. Vỏ màu xám nhiều xơ. Lá đơn, mọc cách hình trứng, đầu lá nhọn. Phiến lá dài 8 – 12 cm, rộng 3 – 6cm, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới hơi xám. Cây ra hoa vào khoảng trên 5 tuổi. Hoa nở vào tháng 4 hoặc 5. Hoa tự hình tán hay chùm, mọc ở kẽ lá. Hoa màu trắng tro. Quả nang hình trứng, dài 4cm, rộng 3m. Mỗi quả thường cho 1 – 2 hạt. Quả chín vào tháng 7 – 9. Vỏ quả xếp thành hai mảnh, xốp. Một hạt gồm có phần trên hình nón, phía dưới dài cùng một kích thước, vỏ ngoài cứng, phía trong mềm. Những cây già 10 – 20 năm và lâu hơn có thể có trầm. Trầm hương hình dáng, kích thước không nhất định, có khi là miếng gỗ, có khi là những cục hình trụ, thường dài 10 cm, rộng 2 – 4 cm. Trầm hương có mùi thơm đặc biệt, khi đốt lên có mùi thơm rõ rệt.

2.2/ Đặc điểm sinh thái:

Cây dó bầu thuộc loại cây mọc nhanh, là cây nhiệt đới thường xanh (xanh quanh năm). Cây chịu bóng, nhất là trong 2 năm đầu sống thích hợp trong rừng hỗn giao.

Cây sinh trưởng trong vùng có điều kiện nhiệt độ 15 – 35 độ C. Nhiệt độ thích hợp 22 – 29 độ C. Lượng mưa bình quân hàng năm trên 1.200 mm

Cây Dó bầu phân bố ở  độ cao từ 300 – 1.000 m, tập trung ở cao độ 500 – 700 m. Độ dốc trên 25 độ.

Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất: đất đỏ xám, đỏ vàng, đất feralit. Thích hợp nhất trên đất nâu đỏ hình thành trên đá mẹ granit

* Phân bố:


Loài dó bầu có khả năng cho trầm có nguồn gốc bản địa. Được phân bố rộng rãi từ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh đến Kiên Giang. Cây Dó Bầu có ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên, Đảo Phú Quốc và vùng bảy núi An Giang.

2.3/ Đặc điểm sinh học:

Cây Dó bầu là loài cây gỗ có khả năng hình thành một sản phẩm đặc biệt là trầm hương. Ở trong tự nhiên do một số tác động đã gây ra tổn thương cơ học và bệnh lý sinh học cộng sinh. Từ nơi những vết thương này, nhựa luyện (dầu) tích tụ lại và lan dân tạo thành trầm hương. Quá trình này diễn ra hết sức ngẫu nhiên và lâu dài (15 – 20 năm hoặc có thể lâu hơn).

Căn cứ vào sự hóa nhựa (sự tụ dầu) nhiều hay ít mà ta có các loại trầm hương khác nhau như:

-Tốc: nhựa (dầu) nhiễm bên ngoài mạch gỗ

-Trầm hương: nhựa nhiễm bên trong mạch gỗ

-Kỳ Nam: nhựa nhiễm cả bên trong và bên ngoài mạch gỗ đậm đặc

Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương dễ chìm trong nước. Loại trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu lên tới 60 – 80%.

3. Kỹ Thuật trồng

3.1/ Kỹ thuật tạo cây con:


3.1.1. Hạt giống

Ra hoa vào khoảng tháng 3 tháng 4, quả chín vào tháng 9 tháng 10. Một kg hạt có từ 3.500 – 4.500 hạt. Hạt giống sau khi thu hoạch phải tiến hành gieo ươm ngay hạt rất nhanh mất sức nảy mầm.

3.1.2. Kỹ thuật tạo cây con


+ Thời vụ gieo hạt:

Quả chín vào tháng 9 – 10, hạt Trầm không để được lâu do đó sau khi thu hoạch phải tiến hành gieo ươm ngay.

+ Xử lý hạt:


Ngâm hạt trong nước ấm 6 – 8 giờ, sau đó vớt hạt rửa sạch rồi đưa đi ủ hàng ngày rửa chua, khi hạt chớm nứt mầm thì đưa gieo trên đất cát sau đó nhổ cây mạ cấy vào bầu đã chuẩn bị sẵn.

+ Làm đất:


Làm đất trên luống gieo: dọn thực bì và làm đất vườn ươm như đối với các loài cây khác, yêu cầu đất gieo phải tơi xốp, nhiều mùn, xử lý đất bằng thuốc Bordeaux 1% trước khi gieo một tuần.

Bầu ươm: Túi bầu bằng polyetylen, kích thước 10 x 18 cm. Ruột bầu theo tỷ lệ sau: 92 - 93% đất tầng A, 5% phân chuồng và 1 – 2% phân supe lân.

+ Gieo hạt:

Hạt có thể gieo trực tiếp vào bầu hoặc gieo trên luống rồi nhổ cây mầm đi cấy. Đất luống gieo phải tơi xốp, nhiều mùn, đủ ẩm. Mật độ gieo 1 kg hạt trên 5m2.

Trường hợp gieo trực tiếp vào bầu, tưới nước cho ẩm sau đó dùng que tạo một lỗ ngay giữa bầu với độ sâu 1 – 1,5 cm, bỏ 1 hạt/lỗ, sau khi gieo dùng đất tơi xốp hoặc phần chuồng đã thật hoai mục lấp vừa kín hạt, tưới nước, dùng rơm rạ đã khử trùng phủ bề mặt để giữ ấm, ẩm, khi hạt nứt mầm thì gỡ ngay vật che phủ.

+ Chăm sóc luống gieo hạt:

Chăm sóc giai đoạn trước khi hạt nảy mầm: duy trì ẩm độ, phòng trừ kiến, mối, chim, chuột tha hạt.

Chăm sóc giai đoạn sau khi hạt nảy mầm: tưới nước, làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh.

+ Cấy cây:

Nếu qua giai đoạn gieo tạo cây mạ phải tiến hành cấy cây vào bầu. Chọn cây đủ tiêu chuẩn đưa đi cấy, trước lúc nhổ cây cấy cần tưới nước luống cây mạ, tưới nước luống bầu định cấy, dùng que tạo một lỗ giữa bầu có dạng hình chữ V lệch, đặt cây ở tư thế đứng thẳng, tự nhiên, dùng que cắm nhát cắm thứ hai ở phía cạnh nghiêng rồi kéo đất vào ép chặt đất vào rễ, sau đó tưới nước và làm dàn che nắng, chắn gió.

+ Kỹ thuật chăm sóc cây cấy:

Nội dung kỹ thuật tương tự như chăm sóc luống gieo ở giai đọan sau khi hạt nảy mầm, khi rễ bám vào đất (nếu xếp cây trên nền đất) thì phải đảo bầu và phân loại cây. Thường xuyên phòng trừ sâu, bệnh. Ở vườn ươm thường có các bệnh lở cổ rễ, bệnh khô lá, dùng thuốc Benlat nồng độ 0,5 – 1%, Bordeaux 0,5 – 0,1%. Nếu cây sinh trưởng kém thì dùng đạm sunfat bón với liều lượng 0,1%, bón xong tưới nước rửa lá, bón phân vào buổi chiều.

3.2/ Kỹ thuật trồng:

3.2.1. Làm đất

Phát dọn thực bì trước khi làm đất, làm đất cục bộ bằng cuốc hố với quy cách 40 x 40 x 40 cm, mỗi hố nên bón lót 1 kg phân chuồng hoai và 0,1 kg supe lân, mật độ trồng tùy đất và điều kiện khác mà xác định, thông thường trồng với mật độ 1.111 cây/ha, có thể trồng xen với một số loài cây sinh trưởng nhanh làm cây bạn như Keo lá tràm hoặc trồng hỗn giao với một số loài cây gỗ lớn như Sao, Dầu, Cẩm lai, Giáng hương …

Nếu những nơi có địa hình bằng phẳng có điều kiện làm đất cơ giới thì dùng máy cày để làm đất, cày một lần hay hai lần tùy điều kiện đất đai và khả năng kinh tế sau đó cuốc hố 30 x 30 x 30 cm để trồng.

3.2.2. Mật độ trổng

Trồng thuần loại: mật độ 1.000 – 1.300 cây/ha tương ứng cự ly trồng 2,5 m x 3 m hoặc 3 m x 3 m.

Trồng trên đất rừng nghèo kiệt: 400 – 500 cây/ha tương ứng cự ly trồng 5 m x 5 m hoặc 4 m x 5 m.

Trồng xen với các loài cây khác: mật độ 200 cây /ha. Tối đa 500 cây/ha.

Trồng phân tán: khoảng cách cây 2,5 – 3 m

3.2.3. Tiêu chuẩn cây trồng

Cây con ươm từ tháng 9 năm trước đến tháng 7 năm sau mới đưa đi trồng, cây 10 tháng tuổi có chiều cao 30 – 40 cm, đường kính cổ rễ trên 3 mm, cây sinh trưởng phát triển tốt, không cong queo sâu bệnh. Có thể chuyển cây từ bầu nhỏ sang bầu lớn, nuôi cây ở vườn ươm có thời gian lâu hơn để cây có chiều cao đạt 1 m rồi mới trồng, tỷ lệ sống sẽ cao.

3.2.4. Kỹ thuật trồng

Thời vụ trồng: trồng vào đầu mùa mưa.

Cách trồng:  Chọn cây đủ tiêu chuẩn để trồng, trồng bằng cây con có bầu. Xé vỏ bầu trước khi trồng, trộn đều lớp đất mặt trong hố, tạo lỗ giữa hố, đặt cây ở tư thế thẳng tự nhiên, lấp đất mặt đầy hố, ép đất quanh bầu thật chặt, mặt hố lõm so với xung quanh. Nếu có điều kiện thì tưới nước sau khi trồng.

Trồng dặm: Sau khi trồng 15 ngày, tiến hành kiểm tra. Những cây chết phải trồng dặm thay thế bằng cây con có mức tăng trưởng tương ứng để cây phát triển đồng đều.

3.2.5. Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng

Chăm sóc trong ba năm liền, mỗi năm chăm sóc 2 – 3 lần. Năm thứ tư khi cây bắt đầu khép tán mỗi năm nên chăm sóc 1 – 2 lần (một lận vào đầu mùa mưa và một lần vào mùa khô để phòng chống cháy rừng).

 Nội dung kỹ thuật bao gồm: làm cỏ, xới đất quanh gốc, bón phân, tỉa cành chặt bỏ những nhánh khuyết tật. Phòng chống cháy rừng và không cho người vào chặt phá rừng.

+ Bón phân: Hàng năm nên bón thúc làm 2 lần từ năm thứ nhất đến năm thứ 3, theo công thức sau:

* Phân chuồng hoai: 5 – 10 kg/cây/năm

* Phân vi sinh  0,2 – 0,5 kg/cây/năm

* Phân NPK   0,1 – 0,2 kg/cây/năm

Cách bón: bón phân cách gốc 30 – 40 cm (sau khi phát dọn thực bì và xáo xới đất quanh gốc).

4/ Giới thiệu một đôi nét về cách tạo trầm trên cây dó bầu


Cây Dó bầu chỉ cho trầm hương khi đường kính thân cây đạt từ 20 cm trở lên.

Phương pháp tạo trầm:

- Phương pháp gây tổn thương: như đục khoét, đóng đinh, khoan, đóng bá vía sắt vào thân cây.

- Phương pháp cấy nấm (vi sinh): Dùng loài nấm đặc hữu cấy vào thân cây, để loài nấm này sống ký sinh trên cây và tạo ra trầm.

- Phương pháp cấy thuốc: Dùng hóa chất để làm tích tụ nhựa luyện trong mạch gỗ.

Kỹ thuật trồng cây Trầm Hương

Dựa vào cách tạo trầm tự nhiên của cây Gió Bầu như gió bão gẫy cành hoặc bom đạn làm cây bị thương tích mà tạo Trầm

1. Cây Gió Bầu (Trầm Hương): Aquilaria Crasna Pierre, thuộc họ Thymeleaceae, bộ Thymealas, lớp Song tử diệp.

Ngoài ra, cây Gió Bầu còn có tên gọi khác tùy theo tính chất và hình thể như: Gió Me, Gió Nghệ, Gió Dây ... Cây Gió Bầu có thịt gỗ màu trắng và mềm, còn gió nghệ thị thịt có màu vàng và cứng. khi cây tạo trầm thì tùy chất lượng và hình thể được gọi là Trầm kỳ, Trầm bắp, loại 1, 2, 3, 4, 5, 6...

Trầm có nghĩa là chìm, khi đốt thì có mùi hương thơm nên gọi là Trầm Hương.

Cây Gió Bầu hay cây Trầm Hương ngoài mọc tự nhiên ở miền Trung, nay còn được trồng ở Tây nguyên, Miền Đông và cả Miền Tây Nam bộ.

2. Kỹ thuật trồng

a. Ươm giống

Cây Gió Bầu 5 tuổi mới ra hoa kết trái. Ra hoa vào đầu tháng 3 - 5 âm lịch, trái chín và kết hạt vào cuối tháng 5 - âm lịch. Trái chín sẽ tách ra làm 2 và bên trong có 2 hạt màu nâu sậm, có thể tự rụng. Muốn thu hạt dễ nhất là trải nilon ở dưới gốc cây hứng hạt rơi xuống đe, gieo trồng.

- Chú ý: Hạt không được phơi khô, mà phải gieo ngay.

- Cách gieo:

+ Hàng cách hàng 10 cm; hạt cách hạt 2 cm.

+ Rải một lớp đất trên hạt dày 1 cm.

+ Nếu có che đậy thì tưới 1 lần/ ngày. Nếu không 3 lần/ ngày.

+ Ươm được 6 tháng tuổi mới đem trồng.

b. Cách trồng

- Đào hố 25 x 25 x 25 (cm)

- Hàng cách hàng 5 m; Trồng cây cách cây 4 m. Có thể 3 x 3 (m) hoặc 3 x 6 (m).

- Mặt bầu cách mặt đất 5 cm.

- Kiểm tra từ 1 đến 2 tháng sau khi trồng nếu thấy cây chết thì trồng dặm.

c. Bón phân

- Sau khi trồng 20 ngày bón phân urê 1 muỗng café/ gốc.

- 20 ngày kế tiếp bón NPK cũng 1 muỗng café/ gốc.

- Cây đạt 1 năm tuổi, tưới 2 lần/ tháng. Cây 2 năm tuổi tưới 1 lần/ tháng. Từ năm thứ 3 trở đi không cần tưới.

- Cây 4 - 5 tuổi thì chăm sóc tỉa cành để lấy hạt giống.

3. Xử lý tạo trầm


Cây 2 năm tuổi thì bắt đầu tỉa nhánh. Mỗi cây chỉ chừa lại 15 - 20 nhánh chính mọc từ thân cây. Mỗi năm tỉa 4 đợt (1 lần/ quí). Chỗ cắt nhánh cũng được trầm gọi là Trầm mắt kiếng.

Dựa vào cách tạo trầm tự nhiên của cây Gió Bầu như gió bão gẫy cành hoặc bom đạn làm cây bị thương tích mà tạo Trầm.

- Cách tạo trầm: Dùng khoan đề khoan vào thân cây 2 - 3 lỗ, mỗi lỗ cách nhau 2 - 3 cm, khoan theo chiều ngang, độ sâu phụ thuộc vào cây lớn hay nhỏ. Khoan cách dọc theo thân cây ta khoan lỗ chừa từ 20 - 30 cm để sau này dễ cưa khúc lấy trầm.

- Cách cây tạo trầm: Chỗ lỗ khoan người ta cho dung dịch hóa chất vào, thịt cây thối rửa, quanh vùng thối rửa sẽ tạo một lớp viền có màu đen, đó chính là trầm. Nếu để lâu hơn sẽ có những chỉ đen chạy dọc theo thân cây tạo một lớp trầm mới.

Tóm lại, cây không có sự cố gây thương tích thì chắc chắn sẽ không tạo được trầm.

4. Giá trị của Trầm

- 1 kg hạt Gió Bầu có từ 7.000 đến 7.500 hạt được bán với giá 5 - 7 triệu đồng.

- 1 kg hạt nếu gieo đạt tỷ lệ 80% thì được 5.600 cây giống. Giá trị 1 cây là 5.000 đồng thì được 28 triệu đồng. Nếu trừ chi phí cũng còn được 15 triệu đồng.

- 1 ha trồng 1.000 cây giống. Cây Gió Bầu 12 - 15 tuổi có đường kính từ 25 - 30 cm, cao 8 - 10 m. Bình quân mỗi cây có từ 50 - 80 kg trầm. Tính ra mỗi cây có 60 - 70 kg trầm, nếu bán 100.000 đồng/ kg thì sẽ có 6 - 7 triệu đồng/ cây.

- Tính ra 1 ha ta lấy 6 triệu đồng x 1.000 cây = 6 tỉ đồng. nếu trừ chi phí ra còn lại 5 tỉ đồng.

- Trầm loại 1, 2, 3, 4, 5 ,6 giá bán cũng được hàng trăm USD/ kg.

Ngoài ra trong y học trầm còn dùng làm thuốc trị huyết  áp, sưng phổi, thấp khớp, đau tim, suyễn, bí tiểu tiện...

Phổ thông người ta dùng thân lá cây Gió Bầu xây bột làm nhanh thơm.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

4 Lưu Ý Khi Ăn Quả Hồng

Hồng là một loại quả rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn cần có những nguyên tắc nhất định. Bởi nếu không cẩn thận, những chất có trong quả hồng khi kết hợp với một số thực phẩm khác sẽ biến thành chất độc hại cơ thể chúng ta.

Dưới đây là 4 “không” cần lưu ý khi ăn loại quả này

1. Không ăn quả hồng khi uống rượu

Theo thông tin trên Phunutoday, cần nhớ không ăn hồng khi uống rượu bởi hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.

2. Không nên ăn quả hồng lúc đói


Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.

Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

3. Không ăn vỏ hồng

Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy, bạn không nên ăn vỏ hồng. Nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.

4. Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có cua

Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.

Kỹ Thuật Bảo Quản Các Loại Đậu Đỗ

Do vỏ hạt mỏng và dễ bị nứt, nên khi phơi cần tránh ánh nắng buổi trưa quá mạnh nên có thể phơi trong bóng mát, tốt nhất là sau khi thu hoạch phơi cả cây thì hạt đậu được bảo vệ bởi vỏ quả không dễ phát sinh hiện tượng nứt

Các loại đậu đỗ nói chung có lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém, lại chứa nhiều protein và chất béo (2 - 20%) nghĩa là những chất dễ phân giải. Mặt khác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại mạnh, rất dễ bị mốc, oxy hoá, lượng axit béo tăng lên, phẩm chất của đậu đỗ giảm xuống. Nếu thuỷ phần của hạt 15 - 16% và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng.

Nếu trong khối hạt lẫn nhiều tạp chất hoặc sâu hại nước nghiêm trọng thì khả năng biến chất của hạt tương đối lớn. Từ sự biến hoá hình thái của hạt có thể nhận ra mức độ biến chất của hạt. Ví dụ nếu thuỷ phần của hạt là 13%, ở nhiệt độ cao 20 độ C có thể quan sát thấy màu sắc của tử diệp đậm. Còn nếu bộ phận hạt không chín đều, thuỷ phần 13% và ở nhiệt độ bảo quản là 23 độ C thì mặt sau tử diệp màu phớt hồng.

Để khống chế những hiện tượng biến chất của hạt cần phải chú ý những yếu tố sau đây:

- Thuỷ phần: Phải luôn luôn giữ cho thuỷ phần của đậu đỗ ở giới hạn < 12% thấp hơn các loại hạt chứa nhiều tinh bột như thóc, gạo. Nếu như thuỷ phần vượt quá 12% ví dụ ở mức độ là 14% thì hạt bị mềm, tỷ lệ axit béo tăng nhanh, có mùi chua, mốc...

- Nhiệt độ khối hạt giữ ở mức độ bình thường, nếu cao quá sẽ làm phẩm chất giảm. Do vỏ hạt mỏng và dễ bị nứt, nên khi phơi cần tránh ánh nắng buổi trưa quá mạnh nên có thể phơi trong bóng mát, tốt nhất là sau khi thu hoạch phơi cả cây thì hạt đậu được bảo vệ bởi vỏ quả không dễ phát sinh hiện tượng nứt.

- Độ nguyên vẹn của hạt và độ chín của hạt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn loại bỏ hạt xanh lép, vỡ...

Nói chung đối với hạt đậu đỗ người ta áp dụng phương pháp bảo quản kín hoàn toàn là tốt nhất; cách bảo quản tương tự như khi bảo quản khoai và sắn.

Khi nhiệt độ không khí không vượt quá 15 độ C thì căn cứ vào thuỷ phần khác nhau của hạt mà có thể xếp hạt như sau:

- Nếu thuỷ phần của hạt < 12% để hạt rời có độ cao 1,5 m, để trong bao và xếp 8 tầng.

- Nếu thuỷ phần từ 12 - 14% để hạt rời cao 1,0 m và đóng bao 6 tầng.

- Nếu thuỷ phần từ 14 - 16% để hạt rời cao 0,7 m và đóng bao 4 tầng.

- Nếu thuỷ phần từ > 16% để hạt rời cao 0,5 m và đóng bao 2 tấng.

Về mùa hè do thời tiết nóng nực nên độ cao hạt để rời nên giảm đi 1/3 và số tầng bao không quá 2 tầng bao. Với lượng hạt ít có thể dùng chum vại có lót tro bếp để hút ẩm, bỏ đậu vào và đậy kín. Không nhập kho lúc nóng.

Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì đậu nành nhập kho khi hạt nguội sau 10 tháng tỷ lệ nẩy mầm trên 50%. Nếu nhập kho lúc nóng thì tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 4%.

Trồng Cây Đậu Đũa

Giữ ẩm thường xuyên cho đất, nhất là lúc ra hoa quả, vì nó quyết định năng suất cao hay thấp. Nếu bón lót đầy đủ như trên thì không cần bón thúc, mà khi cây ra hoa mới thúc

Thời vụ:

- Vụ xuân (vụ chính) gieo tháng 2 và tháng 3, thu hoạch tháng 4 đến tháng 7.

- Vụ hè: gieo vào tháng 7, tháng 8, thu hoạch tháng 10 và tháng 11, vụ này năng suất kém.

Làm đất, bón phân và gieo hạt:

Luống lên ruộng 1 m cao 15 – 20 cm, rãnh luống 20 – 25 cm. Bón lót  1 hecta cần: 10 – 13 tấn phân chuồng có ủ với 150 kg lân và 50 kg kali. Trồng hai hàng trên luống cách nhau 55 – 60 cm. Vụ xuân gieo cấy trên hàng cách nhau 15 – 20 cm, vụ hè gieo cách nhau 20 – 25 cm, còn vụ thu thì dày hơn 12 – 15 cm. Lượng hạt giống gieo 1 hecta khoảng 25 – 30 kg ( 0,9 – 1 kg/sào).

Chăm sóc:

Giữ ẩm thường xuyên cho đất, nhất là lúc ra hoa quả, vì nó quyết định năng suất cao hay thấp. Nếu bón lót đầy đủ như trên thì không cần bón thúc, mà khi cây ra hoa mới thúc. Khi đã thu hoạch từ 5 – 6 ngày lại bón thúc một lần bằng nước phân ngâm có hoà thêm phân đạm; thúc liên tục cho đến khi tàn lụi.

Khi đầu có vòi phải cắm dóc ngay cho đậu leo. Trước khi cắm dóc phải xới đều mặt luống và vun vào gốc. Đậu leo được 2/3 dóc thì tỉa dóc bớt là chân đã già, có thể tỉa 2 lá chét hai bên hoặc tỉa lá giữa, tỉa cả những lá bị bệnh.

Sâu bệnh:

Ngoài các loại sâu bệnh như ở đậu vàng ra, đậu đũa còn bị giòi đục gốc. Trừ bằng cách trộn thuốc 666 – 6% với bùn rồi tưới, lấp kín gốc bịt lỗ chỗ gốc đậu bị đục hoặc phun lên cây các loại thuốc có lân hữu cơ như Bi58, tinôc nồng độ 0,1%. Chú ý phun vào thân, vào gốc là chính.

Thu hoạch:

Thu hoạch từ lúc quả vừa đẫy hạt. Tuỳ vụ mà thời gian thu hoạch thay đổi từ 70 – 100 ngày. Mỗi ngày phải hái 1 lần, bứt khéo để khỏi làm đứt dây, gãy quả.

Để giống:


Để giống đậu đũa ở lứa quả cao cách mặt đất từ 40 cm đến 1 m; chỉ làm giống những quả nẩy đều. Thu hoạch làm giống lúc quả có màu vàng nhạt, bẻ quả không gãy là được. Thu về phơi khô bóc lấy hạt, phơi lại vài nắng rồi cất đi bảo quản.

Trồng sấu ăn quả

Sấu là cây ăn quả ở vùng nhiệt đới với bộ lá xanh tốt quanh năm, được người dân thành thị, nông thôn trồng nhiều để lấy quả và tạo bóng mát.

Nhân giống

Chọn những quả chín vàng ở cây sấu từ 7 - 10 năm tuổi cho năng suất cao, ổn định. Ngâm quả trong nước sạch khoảng 5 - 7 ngày cho thối rữa hết thịt quả. Dùng rổ tre thưa và cát khô chà sát hết phần thịt quả, hong khô hạt trong bóng râm. Sau đó ngâm hạt trong nước nóng, khoảng 54°C trong 5 - 10 phút để khử nấm bệnh và kích thích nảy mầm. Tiếp tục ngâm nước lạnh từ 18 đến 24 giờ, đãi sạch nước chua nhớt, ủ hạt trong cát ẩm 75 - 80% trong 20-30 ngày, hạt sẽ nứt nanh. Đem hạt vào gieo ở các túi bầu nilon có kích cỡ 5 x 10cm với đất bột nhiều màu, đất phù sa 50% + 50% phân chuông hoai mục ở độ sâu 3 - 4cm. Đặt bầu ươm cây con vào vườn ươm, bầu cách bầu 10cm, che 50-70% ánh sáng trực tiếp. Sau khi cây mọc cao: l5-20cm có 2-4 lá thật chuyển sang bầu nilon kích thước 15 x 30cm với hỗn hợp giá thể 50% đất + 50% phân chuồng hoai mục, tiếp tục che 50-70% ánh sáng trong 15 - 20 ngày, đặt khoảng cách bầu là 30cm, sau đó bỏ bầu che nắng và chăm sóc bình thường đến khi xuất vườn.

Trước khi xuất vườn khoảng hai tháng, tiến hành đảo cây, chặt đứt bộ rễ cái để kích thích cây ra nhiều rễ phụ sau này đem trồng không bị chột. Ở giai đoạn này, cây con thường nhiễm bệnh lở cổ rễ nếu bị mưa nhiều, để phòng tránh nên phun định kỳ 10 - 15 ngày/lần bằng các loại thuốc Anvil 5SC hoặc Valiacin.

Trồng sấu

Sấu là loại cây không kén đất, nhưng nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ có tầng dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng sấu lấy quả phải trồng dày với khoảng cách hàng cách hàng 5 - 7m, cây cách cây 2-3m. Sau khi sấu được 5-6 năm tuổi, nên tỉa bớt những cây không sai quả. Hố trồng có kích thước 0,8 - 1m, bón mỗi hố 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg lân; Đặt bầu cây con vào sao cho cổ rễ ngang với mặt đất, giậm chặt chung quanh cách gốc 15-20cm cho khỏi vỡ bầu, tưới đẫm nước cho mỗi cây từ 3-5 lít. Duy trì độ ẩm cho cây từ 75-80% trong 20 ngày đầu để cây khỏi chết. Khi sâu cao từ 0,8-1m nên bấm ngọn, nếu trồng sấu làm cây bóng mát thì bấm ngọn ở độ cao 1,8-2m. Mỗi cây giữ 3-4 cành tỏa đều ra bốn hướng tạo thành bộ khung vững chắc cho cây sấu trưởng thành sau này.

Bón phân

- Giai đoạn cây dưới 5 tuổi, bón 2-3 tháng/lần, mỗi lần 0,2kg đạm + 0,1kg kali + 0,1kg lần.

- Giai đoạn cho thu hoạch quả bón kết hợp tỉa cành la, phòng sâu bệnh sau khi thu hái quả: từ 20-30kg phân chuồng + 0,2-0,3kg đạm + 0,5-1 kg lân + 0,1 - 0,2kg kali. Bón thúc hoa vào tháng 1, mỗi cây 0,2-0,3kg đạm + 0,2-0,3kg kali. Bón thúc quả vào tháng 4, mỗi cây 0,2 - 0,3kg đạm + 0,3-0,5kg kali.

Chú ý bón khi trời mưa ẩm hoặc sau khi tưới nước, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bạch Đàn Trắng

Thân cây bạch đàn trắng cao đến 45 mét; thân phẳng với những dải màu từ trắng, xám đến nâu đỏ. Cây mọc thẳng trong điều kiện thích hợp, nhưng cũng có thể phân nhánh nếu khí hậu khô hơn

Kỹ thuật trồng

Ưa khí hậu nóng ẩm, ít có mùa đông lạnh

Độ cao dưới 300 - 400m so với mực nước biển

Độ dốc dưới 200

Đất dày, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, thoát nước tốt.

Trồng tập trung hoặc phân tán

Nguồn giống có 5 xuất xứ đã được công nhận

Có tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật trồng bằng cây con có bầu từ hạt và hom.

Vỏ bầu, làm bằng chất dẻo (PE) với kích cỡ như sau:

- Chiều cao: 11cm

- Đường kính 4,5-5cm

- Thành phần ruột bầu: (hỗn hợp ruột bầu) cần tận dụng nguyên liệu tại chỗ như: lấy đất tại vườn ươm, đất dưới lớp thực bì ràng ràng, dưới lớp cây bụi. Đất đập nhỏ, sàng nhặt hết cỏ, sỏi lẫn... đem trộn với phân chuồng hoai, phân supe lân theo tỷ lệ sau:

+ Đất: 92-95%

+ Phân chuồng hoai 4-6%

- Supe lân: 1-2%

(Tỷ lệ tính theo trọng lượng hỗn hợp ruột bầu).

Cấy cây vào buổi sáng

 Bón thúc

Nếu có điều kiện thì bón thúc như sau:

- Loại phân: N, P, K tổng hợp hoặc Supe lân.

- Cách bón và liều lượng: có thể bón tới 5 lần:

+ Lần thứ nhất: 20 ngày tuổi, bón 0,05g/1bầu.

+ Lần thứ hai: 30 ngày tuổi, bón 0,10g/1bầu

+ Lần thứ ba: 40 ngày tuổi, bón 0,15g/1 bầu.

+ Lần thứ tư: 50 ngày tuổi, bón 0,20g/1bầu.

+ Lần thứ năm: 60 ngày tuổi, bón 0,30g/1 bầu.

(Tổng cộng cả 5 lần bón 0,8g/1bầu).

Hòa tan hoàn toàn phân trong nước, rồi tưới cho cây ươm: 15lít/500 bầu cây. Sau khi tưới phân phải tưới nước lã để rửa cho lá cây. Tránh tưới phân vào những ngày mưa, đất bầu quá ẩm.

- Mỗi lần tưới phân, cũng là một lần tưới nước.

- Tháng thứ 3 không tưới phân, chỉ tưới nước.

- Ngừng chăm sóc 15-20 ngày trước khi đem cây đi trồng.

Cuốc hố trồng, kích thước 30cm x 30cm x 30cm.

Nếu có điều kiện thì cuốc hố 40cm x 40cm x 40cm.

Có khả năng kinh doanh chồi luân kỳ 2 và kết hợp kinh doanh gỗ lớn và gỗ nhỏ

Kỹ Thuật Gây Trồng, Khai Thác Vỏ Quế

Tùy vào thời tiết từng vùng, đồng bào Yên Bái tập trung trồng quế vào các tháng đầu xuân, các tỉnh miền Trung thì trồng vào vụ thu khi đã có mưa nhiều, đất ẩm, thời tiết dịu và tránh được gió nóng vào mùa hè.

1. Kỹ thuật lâm sinh và gây trồng.

Cây quế trong rừng tự nhiên thường mọc hỗn giao với nhiều cây lá rộng như re, sau sau, kháo, nhội, mỡ, bồ đề, săng lẻ, bứa... Lúc còn nhỏ cây quế cần có che bóng thích hợp mới sinh trưởng phát triển tốt được, nhưng lớn lên là cây ưa sáng hoàn toàn. Những cây quế trong rừng có đủ ánh sáng đều cho vỏ dày nhiều dầu, năng suất vỏ cao và chất lượng vỏ tốt. Cây quế trồng sau 8-10 năm thì bắt đầu ra hoa kết quả, quế ra hoa vào tháng 4, 5 và chín vào tháng 1, 2 có thể thu hái hạt chín trên cây, hoặc thu nhặt quả chín rơi rụng quanh gốc cây mẹ. Hạt quế là loại hạt có dầu, khi bảo quản nếu gặp nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, ánh sáng mạnh, thì hạt sẽ bị chảy dầu và mất khả năng nảy mầm. Trong tự nhiên sự phát tán của hạt quế có thể nhờ chim, động vật ăn quả và thải hạt ra qua đường phân, có thể tái sinh ngay gốc cây mẹ, cũng có thể phát tán theo dòng nước chảy hoặc do chính con người đem hạt quế đi các nơi khác để trồng.

Quế cũng có khả năng sinh sản vô tính bằng chiết cành dâm hom, nhưng trong nhân dân khả năng tạo giống bằng chiết cành, giâm hom còn ít được sử dụng do tỷ lệ cây hom ra rễ còn thấp và giá thành cao.

Những cây quế trên 15 tuổi, bắt đầu sinh trưởng ổn định, cho nhiều quả và chất lượng hạt giống ổn định về di truyền, chu kỳ sai quả thường 2 đến 3 năm một lần, nên chọn những cây sinh trưởng và phát triển tốt, tán rộng, cân đối, không bị sâu bệnh và nhất là hàm lượng tinh dầu trong vỏ cao để làm cây lấy giống. Vấn đề chọn giống và gây trồng rừng quế là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Quế mỗi năm có hai mùa sinh trưởng, mùa sinh trưởng chính vào các tháng 2, 3, 4 và mùa sinh trưởng phụ vào các tháng 8, 9. Vào mùa sinh trưởng trước khi xuất hiện chồi lá non, lượng nước và tinh dầu trong vỏ quế đều tăng lên, vỏ mầm dễ bóc ra khỏi thân, vì vậy đây cũng là mùa khai thác vỏ quế.

Gieo ươm:

Đồng bào Dao, Mường, Thái xưa kia khi yêu cầu giống quế không nhiều, họ chỉ cần đào, bứng các cây con tái sinh trong rừng đem về trồng, về sau do yêu cầu cây giống ngày một nhiều lên, con người đã biết lợi dụng quy luật tái sinh tự nhiên bằng cách xúc tiến tái sinh cây giống ngay dưới gốc cây mẹ và nhờ đó đã tạo được nhiều cây con hơn. Những nơi nhân dân gây trồng quế nhiều, nhất thiết phải thiết lập vườn ươm với quy mô từ nhỏ đến lớn để gieo ươm cây giống cho trồng rừng một bản, một xã hay cả một vùng theo quy hoạch.

Gieo ươm quế cũng như nhiều loại cây rừng khác, phải chọn đất thích hợp, phải có dàn che và điều chỉnh ánh sáng, bón phân, thường xuyên chăm sóc cây khi cây còn nhỏ. Hiện nay áp dụng kỹ thuật ươm quế có bầu đã đem lại hiệu quả cao, cây giống sau một năm ở vườn thường đạt được chiều cao bình quân 30cm, có 10-14 lá, đường kính cổ rễ từ 0,5-0,7cm.

Gây trồng:


Trồng quế là một phong tục tốt và lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao, Mường, Thái, Ca Toong, Ca Toong, Boo ở nước ta. Các vườn quế được coi là tài sản quý giá của ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu, chia rẫy cho con để trồng quế chuẩn bị xây dựng gia đình riêng, trồng quế nhân dịp năm mới... đều là những tập quán tốt. Một năm có hai mùa trồng quế, mùa xuân vào các tháng 2, 3 và mùa thu vào các tháng 8, 9. Tùy vào thời tiết từng vùng, đồng bào Yên Bái tập trung trồng quế vào các tháng đầu xuân, các tỉnh miền Trung thì trồng vào vụ thu khi đã có mưa nhiều, đất ẩm, thời tiết dịu và tránh được gió nóng vào mùa hè.

Quế được gây trồng trong vườn hộ gia đình, xung quanh làng bản trong các công sở, trường học, quế cũng được gây trồng nên trên các nương rẫy, đồi núi tạo nên các vùng tập trung có diện tích lớn hơn đặc biệt trồng quế trên nương rẫy theo phương thức nông lâm kết hợp, có thể lấy cây ngắn ngày nuôi cây dài ngày.

Mật độ trồng quế phụ thuộc vào cường độ và mục đích kinh doanh, ở những nơi có cường độ kinh doanh cao, có thể tận thu hết sản phẩm mật độ trồng có khi đạt đến 10.000 cây/ha, trái lại những nơi có cường độ kinh doanh thấp, mật độ trồng khoảng 1000-2000 cây/ha.

2. Khai thác vỏ quế.

Trên một cây quế có thể khai thác tất cả vỏ một lần và chặt cây, hoặc cũng có thể khai thác vỏ nhiều lần trong nhiều năm trên một cây. Khi khai thác một bộ phận vỏ quế trên một cây về một phía, cây quế không chết mà có xu hướng sinh trưởng ra vỏ mới để liền những phần vỏ đã bị bóc vỏ. Khai thác nhiều lần trên một cây là bóc đi 1/4 thậm chí là 1/2 vỏ quế về một phía, sau đó tiếp tục nuôi cây cho các lần bóc sau đó. Phương thức khai thác này thường chỉ áp dụng cho các cây quế quý hiếm và yêu cầu sản phẩm vỏ quế không nhiều.

Trong thực tế, do yêu cầu cùng một lúc phải có nhiều sản phẩm nên thường áp dụng các phương thức khai thác hết tất cả vỏ cây của toàn bộ cây trong một mùa khai thác (khai thác trắng), ưu điểm là thu được nhiều sản phẩm và dễ áp dụng. Ngoài ra còn có phương thức khai thác các cây có đường kính đã định trước (khai thác chọn) phương thức này thu được sản phẩm theo ý muốn, nhưng khó bố trí khai thác, chu kỳ kinh doanh dài. ở nước ta có 2 mùa khai thác vỏ quế, vào mùa xuân thời tiết ít mưa, nắng ấm kéo dài rất thích hợp cho khai thác và chế biến vỏ quế. Mùa thu, thường có mưa nhiều, thời tiết âm u rất rễ cho vỏ bị mốc, bị mục ải.

Tuy nhiên nhân dân cho biết vỏ quế thu hoạch vụ thu có hàm lượng tinh dầu nhiều hơn vỏ quế khai thác vụ xuân, khai thác đúng mùa thì vỏ dễ dàng bóc ra khỏi thân cây, vỏ không bị gãy, bị vỡ, bị sát lòng hay bị dính vào thân. Trong một khu rừng khi bóc thử một số cây thấy dễ bóc thì nhìn chung cả khu rừng có thể khai thác vỏ được, kỹ thuật khai thác vỏ quế thường qua các bước sau đây:

- Chuẩn bị rừng khai thác, bóc thử một vài cây để xác định thời điểm khai thác.

- Dùng dụng cụ bóc vỏ để bóc một khoanh vỏ quanh thân sát gốc có chiều dài từ 40-60cm.

- Chặt ngã cây.

- Dùng dao bóc vỏ để bóc vỏ ra khỏi thân cây theo quy cách đã xác định.

Trong khi bóc vỏ ra khỏi thân cây, cần chú ý để có nhiều khoanh vỏ đẹp, hợp quy cách các loại sản phẩm ngay từ lúc cắt khoanh, để các thanh vỏ quế thẳng, đều, không bị mắt chế, không bị thủng lỗ. Khi lột vỏ ra khỏi thân cây cần nhẹ nhàng, không để lòng thanh quế bị xây xát hai đầu thành không bị nứt ran, cũng có thể lau sạch thanh quế, lau khô nước lòng thanh quế trước khi đem ủ để tránh mốc.

Kỹ Thuật Trồng Rau Muống Nước Sạch

Trồng rau muống nước chi phí thấp, dễ chăm sóc. Rau ăn giòn, ngọt và đậm hơn rau muống cạn, rau muống nước được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa

Thời vụ: rau muống nước được cấy ra ruộng từ tháng 3 đến tháng 8. Thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.

Chuẩn bị giống
Căn cứ vào màu sắc của thân, chia làm 2 loại: giống rau thân trắng (xanh) và giống thân đỏ. Dựa vào kích thước lá chia làm 3 loại rau muống: Rau muống lá to, lá nhỡ và lá nhỏ.

Giống được lấy từ cá ruộng trồng của năm trước đến tháng 3 năm sau, khi rau nảy mầm, tưới thúc nước phân hoai mục kết hợp với phân đạm và tro bếp để lấy giống đưa ra ruộng cấy (tiêu chuẩn mầm giống coa 25-30cm). Lượng giống cần từ 650-750 kg/ha. Chỉ hái các cành tẻ, không hái các cành quá non.

Làm đất

Chọn đất thịt nhẹ, cát pha có độ pH: 5,5-6,5, chủ động nước, cách li khu vực có chất thải công nghiệp từ 1-2km, với chất thải thành phố ít nhất 200m, cách xa đường quốc lộ ít nhát 100m, không tồn dư hoá chất độc hại, dư lưọng kim loại năng rất nhỏ. Đẩt trồng phải được cày bừa kỹ, san phẳng ruộng, làm sạch cỏ. Trước khi cấy cần bón phân lót.

Mật độ, khoảng cách

Nên cấy theo hàng, khoảng cách giữa các hàng, các kóm là 15 cm (2 nhánh/khóm) để tiện chăm sóc và thu hái.

Thu hái, để giống

- Sau cấy 20-25 ngày hái vỡ lứa đầu

- Khi hái để lại 2-3 đốt thân trên mặt nước (hái sát gốc cấy bị ngập sẽ không mọc lại)

- Sau khi hái vỡ, tuỳ thuộc điều kiện chăm sóc, nhiệt độ và lượng nước điều chỉnh trong ruộng thời gian thu hái từ 18-25 ngày /lứa.

- Để chuẩn bị giống cho năm sau, từ cuói tháng 9, chọn chân đất thấp ruộng tốt, cày bừa đất kỹ và cấy lại, lúc này cần cấy dày 45-50 khóm/m2

Bón phân

Lượng phân bón như sau: Phân chuồng hoai mục 15-20 tạ/ha (540-720 kg/sào), phân đạm urê: 330kg/ha (12kg/sào), phân lân supe: 420-550 kg/ha (12-20kg/sào), phân kali sulfat: 80-90kg/ha (3-3,3kg/sào)

Không thể dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi để bón, có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

Cách bón: Bón lót bằng toàn bộ phân chuồng + lân + 2kg urê + 1 kg

Bón thúc: lượng phân còn lại được bón thúc làm nhiều lần, mỗi lần 0,5kg urê, 0,1-0,2 kg kali sulfat cho 1 sào sau mối đợt thu hái.

Rau muống ít gặp bệnh hại mà thường gặp nhiều loài sâu hại như sâu khoang, sâu ba ba, bọ ban miêu đầu đỏ tập trung phá hại nặng từ tháng 3.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Tác dụng của cây thuốc quý Mật nhân, bá bệnh, bách bệnh

Cây Mật nhân (Bá bệnh – Eurycoma Longifolia Jack) là cây thuốc quý hiếm với khả năng trị bách bệnh, đã được các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà Nội tìm thấy tại Việt Nam từ năm 2006

Cây mật nhân, bá bệnh, bách bệnh, Eurycoma Longifolia JackCây Mật nhân còn gọi là cây bách bệnh, bá bệnh, hậu phác, tho nan (Lào), antongsar, antogung sar (Cămpuchia).
Tên khoa học Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour).
Thuộc họ thanh thất Simaroubaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ có cành. Lá kép lông chim lẻ gồm 10 đến 26 đôi lá chét, hầu như không có cuống, hình trứng dài, dày, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới. Hoa và bao hoa phủ đầy lông. Quả hạch màu đỏ, nhẵn, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Phân bố, thu hái và chế biến


Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền trung. Còn thấy ở Malaixia, Inđônêxia. Người ta dùng quả vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc.

Thành phần hoá học



Từ vỏ cây Bách bệnh mọc ở Biên Hoà, Trảng Bom, Định Quán, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương (International Symposium on the chemistry ò Natural Producdts, Kyoto, 1964, Abstracts of papers, 51) đã chiết được một hydroxyxeton, Bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng).

Eurycomalacton có tinh thể lăng trụ không mầu, độ chảy 268-2700, rất tan trong pyridin, tan trong axeton, clorofoc, ít tan trong benzen, metanlo, etanol. Vị rất đắng, tan trong axit sunfuric đặc cho màu đỏ sẫm, tan dễ dàng trong dung dịch natri hydroxyt loãng. Công thức thô C19H24O6

Những lời đồn về cây trị bách bệnh

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack, họ thanh thất (Simaroubaceae), thân gỗ, cao từ 4-8m, thân nhỏ ít phân cành. Cách đây vài năm, cây mật nhân đã bị nhiều người dân ở Tây Nguyên săn lùng. Ban đầu, giá mật nhân được rao bán khoảng 50.000đ/kg, sau đó giá tăng dần, có lúc loài cây này được đẩy giá lên tới 500.000đ/kg. Không chỉ có giá "cắt cổ", người mua còn phải đặt tiền và chờ đợi hàng tháng để có thể sở hữu được vài kilôgam cây mật nhân.

Tại Việt Nam, cây mật nhân hay còn được gọi là cây bá bệnh cũng là vị thuốc chính trong bài thuốc "ông uống bà khen" danh bất hư truyền của vua voi huyền thoại vùng Tây Nguyên bấy lâu nay. Nếu những lời quảng cáo trên một số trang mạng chỉ tập trung vào quảng cáo tác dụng chính là cường dương thì các tay lái buôn bán dạo lại quảng cáo về mật nhân như một thứ thuốc tiên với đủ loại tác dụng như: Mật nhân là cây trị bệnh gì cũng khỏi. Từ ung thư, u nang, tiểu đường, bệnh gan, phong tê thấp, viêm xoang… đều khỏi hết! Công thức pha chế rễ cây mật nhân rất đơn giản, chỉ cần thái mỏng, rửa sạch, phơi khô rồi bỏ vào siêu, ấm… sắc uống trong vòng một tháng thì bệnh sẽ khỏi hẳn. Mỗi người chỉ cần uống khoảng... 30kg là khỏi bệnh!

Công dụng và liều dùng

Cây Mật nhân (Bá bệnh – Eurycoma Longifolia Jack) là cây thuốc quý hiếm với khả năng trị bách bệnh, đã được các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà Nội tìm thấy tại Việt Nam từ năm 2006. Các bước nghiên cứu ban đầu cho thấy cây Bá bệnh của Việt Nam có tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ các nước khác. Tongkat ali từ lâu đã được biết đến như là nhân sâm Malaysia. Tại các nước Đông Nam Á như Indonesia, Brunei, Thái Lan, Cămpuchia, Lào… Tongkat ali được dùng giúp nam giới tăng cường chức năng sinh lý và sức khoẻ tình dục, bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hoá.

Tuy nhiên, tác dụng vượt trội của cây Mật nhân (Bá Bệnh) đã được chứng nhận và công bố rộng rãi với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trên Thế giới là khả năng tăng cường sức khoẻ tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên. Đó chính là chìa khóa duy trì sự hưng phấn và phong độ tình dục ở nam giới, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên, như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm,… thường gọi chung là yếu sinh lý hay chứng bất lực . Theo báo cáo tại hội nghị ISIR Châu Á – Thái Bình Dương, có khoảng 190 triệu nam giới tại khu vực này gặp trục trặc về khả năng tình dục, và chỉ khoảng 10 % đến gõ cửa bác sĩ để thừa nhận mình có vấn đề bất ổn “nơi ấy”. Nam giới thường ít khi để ý đến sức khoẻ tình dục, dù đó là yếu tố cho biết trạng thái sức khỏe cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, tất nhiên khi ấy khả năng tình dục cũng cao hơn. Vì thế, giải pháp thông minh nhất giúp nam giới lấy lại phong độ một cách oanh liệt trong mắt nàng chính là một cơ thể mạnh khỏe, cường tráng, và khả năng tác chiến tuyệt vời ở chốn phòng the. Một số các quốc gia hồi giáo như Indonesia và Malaysia, đàn ông được lấy và chung sống cùng lúc 4 người vợ, có khá nhiều giai thoại đã kể rằng: để cho cô vợ nào cũng yên tâm là được chồng yêu nhất, đàn ông nơi ấy đã phải cần tới sự trợ giúp đắc lực của Tongkat ali, giúp cường dương tráng khí. Hay tại các cuộc thi đấu thể thao đẳng cấp quốc gia ở Đông Nam Á, nhiều vận động viên các đội tuyển đã dùng đến vị thuốc quý hiếm này như dạng doping thiên nhiên giúp tăng cường sức bền và thể lực, nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu. Tại Việt Nam, Bá bệnh cũng là vị thuốc chính trong bài thuốc “Ông uống bà khen” danh bất hư truyền của các Vua Voi huyền thoại vùng Tây nguyên bấy lâu nay. Có thể nói, việc tìm thấy cây Mật nhân (Bá bệnh) tại Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược Việt Nam, với triển vọng to lớn về ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức khoẻ. Đặc biệt là tìm được giải pháp hiệu quả lâu dài giúp nam giới tăng cường sức khỏe sinh lý và duy trì bền vững hạnh phúc gia đình.

Theo lương y Nguyễn Công Đức:

- Người ta dùng thân cây, rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) sắc thuốc hoặc sao vàng để trị bệnh. Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động,thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn hay phong nhiệt cả 4 mùa trong năm), say rượu và tẩy giun, làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu, phối hợp với rễ chữa đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả mật nhân thì dùng để chữa lỵ, tiêu chảy. Lá thì dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa.
Trong vỏ chứa một chất đắng gọi là quasin. Ta có thể chiết quasin như sau: Sắc vỏ bằng nước nhiều lần, cô cho hơi đặc. Dùng tanin để kết tủa quasin sau đó gạn lấy cặn, rửa cặn và loại tanin bằng chì cacbonat, quasin được giải phóng. Cô đặc trên nồi cách thuỷ. Dùng cồn 800 để chiết (cồn đun sôi), cất thu hồi cồn, ta được quasin thô. Muốn tinh chế, rửa quasin thhoo bằng hỗn hợp cồn và ête. Người ta cho quasin và neoquasin có công thức chung C22H30O6. Quasin có hai nhóm metoxyl và một OH tự do. Dùng axit clohydric đun sôi để khử metyl ta sẽ được một hợp chất truhydroxyl gọi là quasinol. Hạt chứa dầu béo, màu vàng nhạt.
- Ngoài ra theo lương y Nguyễn Công Đức: cây mật nhân hay còn có các tên gọi là “bá bệnh”, “bách bệnh” (Eurycoma Longifolia Jack) thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae). Loài cây này cao 2-8 mét, lá kép, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11.
- Mật nhân mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ, ở nước ta cây mọc chủ yếu tại miền Trung và Đông Nam Bộ.

Theo kinh nghiệm dân gian:

- Người ta dùng rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để trị bệnh.Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém (biểu hiện: người mỏi mệt, lười hoạt động, thiếu máu), ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng,trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo (cảm ho thể phong hàn hay phong nhiệt cả 4 mùa trong năm), say rượu và tẩy giun.
- Vỏ thân mật nhân dùng làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu, phối hợp với rễ chữa đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả mật nhân thì dùng để chữa lỵ,tiêu chảy. Lá thì dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa.

- Cách sử dụng mật nhân chữa bệnh như sau: Nếu rễ hoặc vỏ thân thì phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ)nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml). Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.

Như tên của cây, đây là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh (bách là trăm).

Vỏ dùng chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng. Quả dùng để chữa lỵ, tại Cămpuchia người ta dùng rễ chữa ngộ độc và say rượu, trị giun.

Vỏ phơi khô tán bột ngâm rượu hay làm thành viên uống. Ngày dùng 4 đến 6g.

Rể cây ngâm rượu có thể chữa được nhiều chứng bệnh như yếu sinh lý nam, viêm gan do siêu vi rút, đái tháo đường, chứng vô sinh do loãng tinh trùng ở nam giới.

Còn được dùng tắm ghẻ, lở ngứa.

Trao đổi với lương y Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa (Huế), về công dụng của cây mật nhân mà người dân xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, TT-Huế đổ xô đi đào những ngày qua, chúng tôi được thầy Tuệ Tâm cho hay: “Cây mật nhân này chỉ hiệu quả chữa bệnh đau bụng, sốt rét; ngoài ra còn có tác dụng ổn định đường trong máu với bệnh nhân bị đái đường, có thể dùng cho phụ nữ sau khi sinh để giảm đau và bổ gan, mật. Chứ còn các bệnh khác thì không những không chữa được mà còn làm cho bệnh nhân đau thêm".

Thực hư khả năng chữa bệnh của cây “trị bách bệnh”

Rễ cây mật nhân hàng chục năm tuổi được cơ quan chức năng tìm thấy trong 1 nhà dân thôn Ba Lăng, xã Phú Xuân

Theo lương y Tuệ Tâm, rễ cây này phơi khô rồi sao vàng hạ thổ để làm thuốc, có vị rất đắng; có tính hàn nên nếu người nào bị “dương” hư, dùng vào sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Nói cây có tác dụng cường dương bổ thận như các tin đồn chắc chắn là không phải.

Cũng theo thầy Tuệ Tâm, quan điểm của Đông y là không nói đến “thuốc” mà phải là “thang thuốc” - có nghĩa là phải có nhiều loại để phối hợp chữa một bệnh chứ không thể dùng một cây mật nhân để chữa bệnh. "Từ trước đến nay tôi chưa thấy ai dùng độc nhất cây mật nhân mà chữa bệnh cả", thầy Tâm khẳng định.

Như Dân trí đã đưa tin, từ đầu tháng 10 đến nay, sau khi nghe tin đồn thương lái mua cây mật nhân với giá cao vì cây có công dụng chữa bách bệnh, nhiều người dân ở xã Phú Xuân đã đổ xô đi đào cây, xới tung cả núi cát, ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh của cả một vùng mấy chục ha.

Sâm alipas là gì?

Sâm alipas là cách gọi của một loại thuốc bổ ở Việt nam chứ không phải là thuộc chi panax - chi sâm, gọi là sâm alipas gây nên khá nhiều nhiều sự nhầm lẫn

Ở trên thế giới  cái tên Eurycoma Longifolia không còn xa lạ vì được nêu là thành phần chính của nhiều loại thuốc kích thích tình dục ở nam giới.

Ví dụ ở Mỹ có rất nhiều sản phẩm ghi thành phần chiết xuất từ Eurycoma Longifolia nhưng thực tế có nhiều sản phẩm giả mạo, Cục quản lý dược và thực phẩm mỹ (FDA) đã cấm nhiều sản phẩm giả mạo ghi Eurycoma Longifolia là thành phần chính nhưng thực tế thì không. Nhưng tên thuốc còn thay đổi nhanh hơn cả khả năng kiểm tra của FDA nên khi dùng các sản phẩm ghi thành phần là Eurycoma Longifolia chúng ta phải cẩn thận để tự bảo vệ mình.

Một số sản phẩm từ Eurycoma longifolia ở Malaysia được cho là đã nhiễm độc thủy ngân vượt quá giới hạn cho phép.

Chính phủ Canada và Singapor đã ban hành cảnh báo đối với các sản phẩm giả mạo Eurycoma longifolia có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Eurycoma Longifolia hay cây bá bệnh, bách bệnh, mật nhân.

Cây bá bệnhEurycoma Longifolia là loại cây thuộc chi Eurycoma trong gia đình cây Simaroubaceae tên tiếng anh là Long Jack.

Cây có nguồn gốc từ Indonesia, Malaisia và Thái lan, Việt nam, Lào. Tùy địa phương mà có cách gọi khác nhau, ở Malaysia là penawar pahit, ở Indonesia là Bidara laut, ở Lào là tho nan, còn ở Việt nam là cây Bá bệnh

Hình dáng cây Eurycoma longifolia

Là một cây nhỏ màu xanh cao khoảng 15m mọc nơi ánh sáng vừa, các bộ phận có nhiều lông tơ. Lá dạng kép gồm 13 đến 42 thìa lá mọc đối xứng dài khoảng 20 đến 40 cm. Hoa đơn tính khác gốc có nhiều bông , mỗi bông có 5 đến 6 cánh hoa. Trái cây màu xanh lá cây lúc chính đỏ sẫm dài 1 đến 2 cm rộng 0,5 đến 1cm

Rễ cây Eurycoma Longifolia hay cây bá bệnh khá to dài thẳng hay dùng để ngâm rượu tráng dương nhưng hình dáng bên ngoài khá giống nhiều loại rễ khác nên khá khó phân biệt. Khi sử dụng có vị đắng ngét làm mất vị giác

Tác dụng của cây Eurycoma Longifolia hay cây bá bệnh trong dân gian ở việt nam.


Cây mật nhân, cây bá bệnh, cây bách bệnhVỏ rễ cây Bá bệnh có vị rất đắng nên sử dụng làm thuốc tẩy giun sán, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu, giải độc và điều hòa huyết áp. Khi dùng ngoài da, Bá bệnh là thuốc trị ghẻ lở. Ngoài ra trong vỏ và rễ cây bá bệnh có thành phần chất quasinoide, tritecpenoit, alcaloiit giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể. Khả năng tăng cường sinh lý, tăng cường sức khỏe tình dục của bá bệnh được ứng dụng trong một số dược thảo.

Vỏ cây bá bệnh được dùng làm thuốc bổ chữa trị tiêu hóa kém, kết hợp rễ điều trị đau lưng nhức mỏi, dau bụng hành kinh ở phụ nữ.

Quả thì dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ.

Lá dùng nấu nước tắm chữa ghẻ lở ngứa do nấm.

Rễ thường được ngâm rượu dùng để tráng dương phục hồi sinh lý.

Cách sử dụng trong dân gian: rễ hoặc vỏ thân phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml). Lưu ý, phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.

Một số nghiên cứu và thí nghiệm về cây Eurycoma longifolia ở nước ngoài.

Mặc dù có rất nhiều tác dụng y tế đáng quan tâm trong thành phần của Eurycoma longifolia nhưng hầu hết người Đông nam á sử dụng nó cho mục đích tăng cường sinh lý.

Một số nghiên cứu về tình trạng sử dụng Eurycoma longifolia ở Malaysia cho thấy cây Eurycoma longifolia được dùng tràn lan như một loại viagra.

Trong một số thí nghiệm tiến hành trên chuột đực người ta thấy Eurycoma longifolia làm tăng số lượng tinh trùng. Một số nhà khoa học xác nhận rằng Eurycoma longifolia có khả năng ngăn cản sự ức chế estrogen sản xuất testosterone và kích thích sự sinh tinh, chiết xuất từ Eurycoma longifolia có thể chống lại bệnh loãng xương.

Trong một số thí nghiệm trên người được công bố bởi Tạp chí Y học thể thao Anh, khi dùng đối với một nhóm người gầy cho được kết quả là cân nặng tăng đáng kể, kích cỡ cơ bắp tăng mạnh.

Các nhà khoa học Đài loan đã chiết xuất được 65 hợp chất sinh hóa từ gốc rễ của cây Eurycoma longifolia trong đó có 10 loại có tác động mạnh mẽ tới ung thư phổi và các dòng tế báo ung thư vú.

Vị Thuốc Của Cây Tổ Kén

Theo Đông y, Tổ kén có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chống ngứa. Thường dùng chữa sốt rét, cảm mạo sốt cao không giảm, viêm họng, viêm tuyến mang tai, sởi, ỉa chảy, lỵ, viêm ruột ...

Tổ kén còn có tên Dó hẹp, Sơn chi ma, tên khoa học Helicteres angustifolia L., thuộc họ trôm - Sterculiaceae. Theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam, đây là loài cây bụi cao 1m; nhánh hình trụ mảnh, phủ lông hình sao. Lá hình dải thuôn, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm; mặt dưới màu hung phủ lông hình sao; có 3-5 gân gốc; lá kèm hình mũi dùi, rất dễ rụng. Cụm hoa ở nách lá màu đỏ hay tím. Quả nang hình trứng – trụ, dài 2,5cm, có lông hình sao lẫn với những lông thường. Hạt màu nâu, lúc già màu đen. Cây ra hoa quả hầu như quanh năm, chủ yếu từ tháng 5 – 7. Cây mọc rộng rãi và phổ biến trên các đồi cây bụi, trên đất hoang, rừng còi. Có thể thu hái lấy rễ hoặc toàn cây quanh năm, rửa sạch, thái lát và phơi khô để dùng.

Theo Đông y, Tổ kén có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chống ngứa. Thường dùng chữa sốt rét, cảm mạo sốt cao không giảm, viêm họng, viêm tuyến mang tai, sởi, ỉa chảy, lỵ, viêm ruột, lở ngứa ngoài da, trĩ, tràng nhạc, đau đầu, miệng khát. Cũng được dùng trị rắn độc cắn. Trong dân gian, người ta dùng làm thuốc giải trừ ban sởi, giải nhiệt độc và rửa loại mụn đóng vẩy nến. Mỗi lần dùng 10 – 15g sắc nước uống. Dùng ngoài, lấy rễ nghiền thành bột, trộn đều với rượu gạo bôi lên chỗ đau. Vài đơn thuốc theo Nam phương Trung thảo dược thải sắc đồ phổ (NXB KH-KT Quảng Tây, Trung Quốc):

- Cảm mạo sốt cao: Tổ kén 9g, Thanh hao 6g, Ké hao đào 6g, Rễ sưng 1,5g. Sắc uống.

- Phổi kết hạch: Tổ kén (rễ tươi) 30g, Đường cát 15g, sắc uống; hoặc thêm Bách bộ và Rau má đều 30g, sắc chia 3 lần uống.

- Viêm tuyến vú: Tổ kén 30g, Dâu núi 60g sắc uống, dùng lá Tổ kén tươi giã nhuyễn đắp.

- Chân răng sưng mủ: Tổ kén, Lan tục đoạn mỗi thứ 30g, sắc uống liên tục 2-3 ngày.

Theo sách Thũng lựu Trung thảo dược nguyên sắc đồ phổ (NXB KH-KT Quảng Tây, TQ), Tổ kén có khả năng trị một số bệnh ung thư như:

- Ung thư âm đạo: Rễ Tổ kén lượng vừa đủ (có thể thêm Cúc chỉ thiên, lượng bằng nhau), sắc đặc để rửa.

- Ung thư phổi: Rễ Tổ kén 250g, Cỏ lưỡi rắn trắng (Bạch hoa xà thiệt thảo) 750g, Xuyên tâm liên 350g, Da cóc (Thiềm thừ bì) và Thằn lằn (Bích hổ) đều 150g. Tất cả tán bột làm viên, mỗi lần 6g, ngày 3 lần, uống với nước sôi nguội. Uống liên tục 80 ngày.

- Ung thư các dạng: Rễ Tổ kén 60g, Cỏ lưỡi rắn trắng 150g, Rễ củ Tử bối thiên quỳ (Begonia fimbristipula - một loài trong họ Thu hải đường) 100g, Bán biên liên, Thất diệp nhất chi hoa đều 50g, Bát giác liên 30g, tất cả tán bột làm viên nén, mỗi lần dùng 3-6g, ngày 3 lần, uống với nước sôi nguội.

Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc, tập III của Viện Dược liệu, NXB KHKT, Hà Nội 2011, thì các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh các dẫn chất trong cây Tổ kén có tác dụng ức chế khối u do nhiều dòng tế bào ung thư và có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn.

Lưu ý:
 Tổ kén có độc, không nên dùng quá liều vì sẽ gây nôn và ỉa chảy. Tránh dùng cho phụ nữ có thai và người cơ thể suy nhược.

Thu Hoạch Và Bảo Quản Dâu Tây

Cách bảo quản quả dâu tây sau khi đã thu hoạch trên ruộng về

1. Thu hoạch

- Khi thị trường gần, thu hoạch khi 75 % quả đỏ hoặc hồng.

- Khi thị trường xa, thu hoạch khi 20-40% quả đỏ hoặc hồng. .

- Một biểu hiện khác của qu gần chín là khi thu hoạch tai qu cong lên, da bóng có mùi thm đặc biệt.

- Thu hái vào lúc trời mát, ráo sương, thường từ 8-10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều.

- Không để nơi có ánh nắng lọt vào, dùng lá dâu phủ lên rổ chứa qu.

- Dùng ngón tay bấm nhẹ cuống qu để vào các rồ nhỏ sạch, kết hợp phân loại sau đó dồn chung vào rổ to chừng 20 kg, có lót và phủ lá dâu bên trên.

2. Phân loại

Loại l: Quả to đẹp, không sâu bệnh, không dập nát.

Loại 2: Quả vừa đẹp, không sâu bệnh, không dập nát.

Loại 3: Quả nhỏ, sâu, dập nát, quả quá chín.

3. Đóng gói và vận chuyển

-Dâu tây được đóng gói trong những hộp carton nhỏ nông, hoặc giỏ nông có lót lá. Trong khi vận chuyền, những hộp hoặc giỏ nhỏ được xếp vào giỏ lớn, cũng nông.

-Lớp quả ờ đáy hộp xếp cuống quả quay xuống dưới, các lớp giữa thì để nằm ngang đấu cuống vào nhau.

- Khi vận chuyền không để chồng hộp vào nhau. Trên xe có giá gỗ để hộp được thông thoáng và vận chuyển khi trời mát hoặc ban đêm.

4. Bảo quản


Quả dâu mọng dễ dập nát vì vậy nếu không bán được trong ngày thì phải chế biến làm rượu hay mứt.

5. Cách làm si rô dâu

- 3-4 kg dâu tươi, nhặt cuống, rửa sạch, đề ráo.

- Trộn đều với 1kg vòng trắng. Bỏ vào thấu đề nơi thoáng mát.

- Sau 3-5 ngày (tại Đà Lạt), khi đã lên men xong, các trái nổi lên. Đem lọc qua vải mùng được si rô hay cocktail.

Cây Lá Lốt

Lá lốt thích hợp trên nhiều chân đất, nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng

Tên khoa học: Piper lolot L.
Họ Hồ tiêu: Piperaceae

I/ Đặc tính thực vật

- Là cây thảo sống nhiều năm.

- Thân có rãnh dọc.

- Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng.

- Lá có 5 gân chính toả ra từ cuống lá, cuống có bẹ ôm lấy thân.

- Hoa mọc từ nách lá, quả mọng chứa một hạt.

II/ Kỹ thuật trồng

1/ Thời vụ: Trồng quanh năm.

2/ Làm đất

- Lá lốt thích hợp trên nhiều chân đất, nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng.

- Lên liếp: chiều cao x chiều dài x chiều ngang tương ứng với tỉ lệ sau:15 cm x chiều dài vườn x 1,2 m.

- Khoảng cách giữa các liếp khoảng 3 cm.

3/ Nhân giống và trồng

Chọn những cây lá lốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to) cắt thành từng đoạn dài 20 – 30 cm để giâm.

Giâm những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên liếp đã chuẩn bị để trồng, giâm từng hàng vào đất (ngập 2/3  đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hằng ngày tưới nước 2 lần cho cây.

4/ Bón phân

Lượng phân bón cho 1.000 m2 như sau

Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35 kg.

Bón thúc: phân Urê 10 – 12 kg.

5/ Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch

Lá lốt là loại cây trồng ít sâu bệnh hại. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy đầu lá nhưng sản phẩm thu được từ lá lốt thường là những lá non, do đó công tác bảo vệ thực vật trên cây tương đối nhẹ.

Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì có thể thu hoạch lá lốt. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân (chừa lại 10 – 15 cm để cho cây tái sinh) hoặc hái lá.

Kỹ Thuật Thâm Canh Cây Vừng

Vừng là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, nên rất cần ánh sáng cho quang hợp để tổng hợp các chất hữu cơ phục vụ cho sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu ánh sáng cây vừng vươn lóng dài, số mắt trên cây ít dẫn đến lượng quả ít và năng suất thấp.

Chương I   Quy định chung

1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật

1.1  Yêu cầu sinh thái của cây vừng

2.1. Nhiệt độ:

Cây vừng  là loại cây chịu hạn, chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho vừng sinh trưởng và phát triển  tốt từ  25- 30°C.

2.2. Lượng mưa:

Nhu cầu nước của vừng phụ thuộc vào từng thời kỳ, tổng lượng mưa trong toàn bộ thời gian sinh trưởng và phát triển của cây vừng từ 250-300mm. Thời kỳ vừng cần nhiều nước là: từ khi gieo đến 6 lá và lúc ra hoa, hình thành quả. Nếu vừng bị ngập, đất thoát nước kém, thì trong một thời gian ngắn vừng sẽ chết hàng loạt.

2.3. ánh sáng:

Vừng là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, nên rất cần ánh sáng cho quang hợp để tổng hợp các chất hữu cơ phục vụ cho sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu ánh sáng cây vừng vươn lóng dài, số mắt trên cây ít dẫn đến lượng quả ít và năng suất thấp.

2.4. Đất:

Vừng là loại cây dễ trồng, dễ thích nghi trên các loại đất sau khi thu hoạch lạc, đậu, ngô Xuân. Đất  cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp, có mạch nước ngầm sâu, thoát nước tốt thích hợp cho sản xuất vừng.

Chương II Giống vừng

1. Một số giống vừng

1.1 .Giống vừng đang trồng ở Nghệ An:
Hiện tại ở Nghệ An trong sản xuất đại trà có các giống vừng địa phương (vừng đen, vừng vàng) và giống vừng mới là vừng V6.

1.2.  Phương pháp chọn giống vừng:

- Chọn những cây nhiều quả và cân đối, có độ dài lóng 2,5-4cm, được cắt bỏ hai đầu và lấy phần giữa cây. Cây phải sạch sâu bệnh.
- Sau khi chọn xong được phơi riêng để tránh lẫn tạp, hạt khô đưa vào cất giữ làm giống vụ sau.

Chương III Kỹ thuật gieo trồng

1. Thời vụ gieo trồng

1.1. Vụ Xuân:

Gieo từ 20/2-20/3, chọn những ngày trời không mưa rét, đất đủ ẩm để gieo vừng.

1.2. Vụ Hè Thu:

Chủ yếu gieo trên đất sau khi đã thu hoạch xong lạc, đậu, ngô của vụ Xuân. Vụ này hay gặp hạn khi gieo và gặp mưa to gây ngập úng cục bộ ở một số vùng vào thời kỳ thu hoạch. Vì vậy vụ vừng Hè Thu gieo càng sớm càng tốt, tốt nhất gieo trước 10/6.

2. Đất trồng vừng và kỹ thuật làm đất

2.1. Đất trồng vừng:

Thích hợp trên các chân đất thịt nhẹ, đất cát pha và thoát nước tốt.

2.2. Làm đất:

+ Đối với đất làm lạc vụ Xuân, đậu tương vụ Xuân sau khi thu hoạch thì phải cào dồn cỏ dại, bừa kỹ 2-3 lần.

+ Đối với đất thịt nhẹ, đất sau thu hoạch ngô và cây trồng khác: Cày bừa kỹ (cày 2 lần, sau mỗi lần cày bừa 2-3  lượt).

+ Lên luống: Luống có rãnh sâu 25-30 cm và luống rộng 1,5-2m, mặt luống có hình lưng rùa. Những vùng đất cát pha, tơi xốp, thoát nước tốt thì gieo vừng xong mới vét rãnh thoát nước, tạo thành từng luống rộng từ 2,5-3m.

3. Lượng giống và phương pháp gieo

3.1. Lượng giống:     

- Vừng V6: gieo       4kg/ha.
- Vừng địa phương: 5kg/ha.

3.2. Phương pháp gieo:

- Gieo hàng: khoảng cách hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 10cm, rạch rãnh sâu 3cm, gieo xong khoả lớp đất mỏng.- Gieo vãi: sau khi lên luống xong, dùng vừng trộn với tro bếp hoặc đất bột rải đều trên mặt luống, sau đó dùng cành cây kéo qua hoặc bừa lướt nhẹ, để lấp hạt vừng 1-2cm.

4. Phân bón

4.1. Vôi bột: 400kg/ha (bón trước khi cày bừa).

4.2. Phân chuồng: 4-5 tấn/ha.

4.3. Phân NPK  500 kg/ha loại 3:9:6.

Tất cả các loại phân này đều bón lót vào lần cày bừa cuối cùng (đối với đất không cày thì bón trước khi bừa). Riêng đất quá xấu bón thúc 2kg urê/sào khi vừng 2-3 lá.

Chương IV Chăm sóc

1. Làm cỏ

1.1 Làm cỏ lần 1: 

Khi vừng 2-3 lá: dặm tỉa, loại bỏ cây lẫn và nhổ sạch cỏ dại kết hợp xới đất phá váng ( nếu sau khi gieo vừng gặp trời mưa thì phải bừa nhẹ để phá váng).  Đối với đất xấu, vừng kém phát triển: bón thúc 2kg urê/sào.

1.2. Làm cỏ lần 2:

Khi vừng có 6-7 lá: tiếp tục dặm tỉa, cố định mật độ 40-45cây/m2 và kết hợp vun gốc, bắt sâu khoang, sâu cuốn lá, nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh vi khuẩn.

2. Phòng trừ sâu bệnh

2.1. Sâu khoang:

- Đặc điểm: sâu non có màu nâu đen, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh, được chuyển từ cây trồng vụ trước sang gây hại vừng. Sâu ăn trụi lá, cắn đứt ngang cây. Thời kỳ ra hoa làm quả thì làm rụng hoa, đục khoét quả làm ảnh hưởng tới năng suất.

- Biện pháp phòng trừ: 

+ Trước khi làm đất phải kiểm tra mật độ sâu khoang trong đất, nếu cao thì dùng 0,5kg Basudin 10H/500m2 trộn với đất bột rải đều trên ruộng và bừa 1-2 lần để diệt sâu.
+ Khi sâu gây hại cây con nên huy động nông dân bắt diệt bằng thủ công vào chiều tối và sáng sớm.
+ Thời kỳ ra hoa làm quả: thường xuyên thăm đồng để phát hiện ổ trứng và cắt bỏ (đốt). Khi phát hiện sâu non còn nhỏ tuổi dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Match 50ND (20ml)/sào pha trong 30 lít nước để phun; Polytrin 440ND; Sumicidin 20 EC liều dùng theo khuyến cáo trên nhãn mác.

2.2. Sâu cuốn lá:

- Đặc điểm: Sâu thường tập trung ở trên lá ngọn và nhả tơ cuốn hai mép lá vừng vào nhau để sinh sống, sâu ăn biểu bì làm hỏng lá, ảnh hưởng đến quang hợp của cây, làm giảm năng suất.

- Biện pháp phòng trừ: 

+ Thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ còn thấp thì kết hợp lúc làm cỏ dùng tay bắt diệt sâu.

+ Khi sâu ở mật độ cao, dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Match 50ND (20ml)/sào pha với 30lít nước để phun; Polytrin 440ND; Sherpa 25EC… liều dùng theo khuyến cáo trên nhãn mác.

2.3. Rệp hại vừng:

- Đặc điểm: Rệp sống tập trung từng đàn trên thân, lá ở phần ngọn, quả non. Rệp chích hút nhựa cây làm cho cây kém phát triển, lá ngọn xoắn lại, hoa ít, quả nhỏ ảnh hưởng tới năng suất.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Gieo trồng đúng kỹ thuật, đảm bảo mật độ, bón phân cân đối.
+ Khi mật độ rệp cao dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Regent 800WG, Actara 25EC: 1,5-2g/sào/30lít nước; Bi 58 50ND; Karate 2,5EC; Oncol 20EC: 50cc/sào/30lít nước (phun đều trên ruộng).

2.4. Bệnh  héo xanh vi khuẩn:

- Đặc điểm: Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum gây ra làm cho vừng bị héo xanh đột ngột, lá vẫn giữ màu xanh, cắt ngang cây thấy bó mạch có màu nâu sẫm, rễ bị đen và thối, bóp nhẹ chỗ bị thối có dịch nhầy trắng tiết ra. Bệnh gây hại từ lúc cây con đến khi thu hoạch, vi khuẩn thường ký chủ trên nhiều loại cây nhất là cây họ đậu, họ cà.

Bệnh phát sinh mạnh ở nhiệt độ 25-35°C khi trời có mưa nắng xen kẽ, ẩm độ đất cao, ruộng thoát nước chậm.

Biện pháp phòng trừ: đây là bệnh nguy hiểm và gây hại nặng trên diện rộng, hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ. Để hạn chế tối đa bệnh héo xanh do vi khuẩn, cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Bón đầy đủ vôi và phân cân đối.
+ Giữ đúng mật độ quy định.
+ Luống vừng phải cao, thoát nước nhanh khi mưa to.
+ Nhổ bỏ và tiêu huỷ cây vừng bị nhiễm bệnh.
+ Trồng luân canh với các loại cây trồng khác.

2. 5. Bệnh chết thối do nấm (bệnh thán thư):

- Đặc điểm: Bệnh gây héo lá nhưng không đột ngột, khi bị nặng làm cho cây vừng bị khô, các bó mạch và phần trong thân không chuyển màu nâu, bóp cây không có dịch nhầy. Bệnh phát triển mạnh ở những ruộng bón phân không cân đối, độ ẩm đất cao.

- Biện pháp phòng trừ: Bón phân cân đối, gieo đúng mật độ. Khi vừng bị bệnh dùng các loại thuốc sau: Dacanil 75WP; Anvil 55C, liều dùng theo khuyến cáo.

Chương V Thu hoạch

Khi vừng đã ngả màu hơi vàng (chắc xanh), tiến hành ngắt phần ngọn để tạo cho hạt vừng chắc, mẩy.

Khi vừng đã ngả màu toàn thân, tiến hành thu hoạch khi trời nắng ráo và tuỳ thời tiết, nếu sau khi thu hoạch về trời tiếp tục nắng thì đem ủ 1 ngày đêm rồi đem phơi và đập lấy hạt; trường hợp thu hoạch về gặp mưa thì phải dựng đứng bó vừng đến khi trời nắng đem ra phơi./.