Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Kỹ thuật trồng cây Dâu Tây

Kỹ thuật trồng cây Dâu Tây

Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Am độkhông khí cao và mưa kéo dài thường xuất hiện bệnh cây.


Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Nếu đất giàu chất hữu cơ cây dâu tây sẽ phát triển tốt, năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6-7.

Dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ 18-22°C. Đặc biệt là nhiệt độ ngày đêm cao sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái.

Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Am độkhông khí cao và mưa kéo dài thường xuất hiện bệnh cây.

KỸ THUẬT LÀM ĐẤT, LÊN LUỐNG:

Chọn đất thịt nhẹ, vùng cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối tượng của sâu bệnh khá phong phú. Anh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đat cần phải chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.

· Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tất cả tàn dư cây trồng, cỏ dại.

· Làm đất và xử lý vôi 100 kg/1.000m2 và các loại thuốc sâu, thuốc bệnh.

· Bón lót các loại phân.

Luống trồng:


· Luống cao 20 – 25 cm ở vùng đất thấp.

· Luống cao 15 – 20 cm ở vùng đất cao.

Trồng trong nhà nilông: Trồng hàng 3, rò rãnh 1,2m – 1,3m; cây x cây: 35 – 40 cm.

Trồng ngoài trời: Trồng hàng 3 (kiểu nanh sấu), rò rảnh 1,2m – 1,3m, cây x cây: 40 – 45 cm (tùy thuộc vào giống, đất và điều kiện thâm canh). Với điều kiện khí hậu Đà Lạt nếu trồng mật độ dày sẽ dễ phát triển bệnh cây.

PHÂN BÓN:

Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu. Thâm canh cây dâu đòi hỏi phải bón phân đầy đủ phân hữu cơ để bảo đảm lượng mùn trong đất cao ( 8% - 10%) trong điều kiện thuộc đất Đà Lạt thuộc diện nghèo mùn.

Phân hữ cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng và xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trứớc khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.

Bón phân đạm cho cây dâu cần chú ý đến màu sắc của lá thời kỳ, tốc độ sinhtrưởng phát dục để điiều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp.

Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó(mạ) của cây dâu.

Phân Kali quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái. Khả năng kháng bệnh của cây dâu và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nilông (cây dâu yêu cầu ánh sáng dồi dào).

Canxi, Bo, Magiê  ảnh hưởng quang trọng đếnchất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa vả hạn che một số bệnh sinh lý trên trái.

Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng vàkể cà độ cứng của trái.

Lượng phân đề nghị bón cho cây dâu 1.000m2 (bìnhquân) trong năm thứ nhất (kiến thiết cơ bản và định hình).

· Bón vôi 2 đợt/năm:

- Đợt 1: Bón lót 100 kg.

- Đợt 2: 06 tháng sau khi trồng bón bổ sung 50 kg.

· Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần/năm, nếu 02 tháng bón 01 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 10 kg ure, 08 kg kali sunphat và 06 kg supper lân, thay phân hỗn hợp. Sử dụng Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.

· Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10-15 ngày xịt 01 lần.

· Bón phân cho dâu theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.

Thu hoạch và bảo quản dâu tây

Thu hoạch và bảo quản dâu tây

Cách bảo quản quả dâu tây sau khi đã thu hoạch trên ruộng về


1. Thu hoạch


- Khi thị trường gần, thu hoạch khi 75 % quả đỏ hoặc hồng.

- Khi thị trường xa, thu hoạch khi 20-40% quả đỏ hoặc hồng. .

- Một biểu hiện khác của qu gần chín là khi thu hoạch tai qu cong lên, da bóng có mùi thm đặc biệt.

- Thu hái vào lúc trời mát, ráo sương, thường từ 8-10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều.

- Không để nơi có ánh nắng lọt vào, dùng lá dâu phủ lên rổ chứa qu.

- Dùng ngón tay bấm nhẹ cuống qu để vào các rồ nhỏ sạch, kết hợp phân loại sau đó dồn chung vào rổ to chừng 20 kg, có lót và phủ lá dâu bên trên.

2. Phân loại

Loại l: Quả to đẹp, không sâu bệnh, không dập nát.

Loại 2: Quả vừa đẹp, không sâu bệnh, không dập nát.

Loại 3: Quả nhỏ, sâu, dập nát, quả quá chín.

3. Đóng gói và vận chuyển

-Dâu tây được đóng gói trong những hộp carton nhỏ nông, hoặc giỏ nông có lót lá. Trong khi vận chuyền, những hộp hoặc giỏ nhỏ được xếp vào giỏ lớn, cũng nông.

-Lớp quả ờ đáy hộp xếp cuống quả quay xuống dưới, các lớp giữa thì để nằm ngang đấu cuống vào nhau.

- Khi vận chuyền không để chồng hộp vào nhau. Trên xe có giá gỗ để hộp được thông thoáng và vận chuyển khi trời mát hoặc ban đêm.

4. Bảo quản


Quả dâu mọng dễ dập nát vì vậy nếu không bán được trong ngày thì phải chế biến làm rượu hay mứt.

5. Cách làm si rô dâu

- 3-4 kg dâu tươi, nhặt cuống, rửa sạch, đề ráo.

- Trộn đều với 1kg vòng trắng. Bỏ vào thấu đề nơi thoáng mát.

- Sau 3-5 ngày (tại Đà Lạt), khi đã lên men xong, các trái nổi lên. Đem lọc qua vải mùng được si rô hay cocktail.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn lê

Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn lê

Khi trồng, cuốc 1 hốc vừa bằng bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt cao hơn mặt hố 5-6cm, chèn đất chặt xung quanh, tưới đẫm nước. Tuần đầu, nếu không mưa thì tưới hàng ngày, sau đó vài ngày tưới 1 lần tùy theo thời tiết.


Thời vụ trồng thích hợp với cây lê từ tháng 2 - 4, nếu trời ấm có thể trồng từ tháng 1.

Đất trồng lê được cày sâu 25 - 30cm, hố được chuẩn bị trước 1 đến 2 tháng, kích thước hố 50 x 50 x 60cm, bón lót 30 - 40 kg phân chuồng hoai, 1 kg super lân, 0,2 kg vôi bột, 0,1kg kali. Trộn đều phân với đất mặt và lấp đầy hố. Hố đào cách nhau 5 x 5m hoặc 5 x 7m

Khi trồng, cuốc 1 hốc vừa bằng bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt cao hơn mặt hố 5-6cm, chèn đất chặt xung quanh, tưới đẫm nước. Tùy theo địa hình mà trồng thẳng cả hàng dọc và hàng ngang. Tuần đầu, nếu không mưa thì tưới hàng ngày, sau đó vài ngày tưới 1 lần tùy theo thời tiết.

Năm đầu bón thúc 0,3 - 0,4kg urê cho 1 cây. Từ năm thứ 2 đến khi cây có hoa bói, bón hàng năm cho 1 cây 20 - 30 kg phân chuồng, 1 kg super lân, 0,7kg ure, 0,5kg kali vào đầu năm. Khi cây cho thu hoạch hàng năm bón cho 1 cây 30 - 40kg phân chuồng, 1,5 super lân, 1 kg ure, 1kg kali và chia ra làm 2 lần: đón hoa và sau thu hoạch.

Những năm đầu, cần thường xuyên tạo tán cho cây lên, để cây có tán tròn, các cành hướng về các phía, cân đối.

Loại bỏ các cành vô hiệu, các cành tăm, cành ở giữa khung tán. Kịp thời cắt bỏ những chồi dại mọc từ gốc ghép, các cành vượt ở thân chính.

Hàng năm, khi cây lê trút hết lá để qua đông, cần tiến hành các biện pháp vệ sinh cho vườn lê. Cắt bỏ các cành khô, cành bị sâu bệnh. Thu dọn các cành lá sâu bệnh để đốt.

Quan sát trên thân và cành lớn, nếu có dấu hiệu sâu đục thân, đục cành, gặm vỏ thì khoét rộng lỗ đục của sâu để bơm thuốc hoặc luồn dây kẽm diệt sâu.

Bới lớp đất xung quanh gốc để phát hiện nấm bệnh hại vỏ ở cổ rễ. Nếu có thì dùng dao sắc gọt vỏ và quét Boóc đô đặc 10% hoặc phun Aliette.

Trong quá trình sinh trưởng, cây lê thường bị sâu ăn lá, sâu cuốn lá, sâu đục quả, đục thân. Đối với các loại côn trùng này có thể phun Padan 25SP pha 0,05 - 0,1%, hoặc ofatox 50EC pha 0,05%. Cây lê có thể bị các loại rệp muội, rệp sáp, rệp vảy vỏ và nhện đỏ hại lá, có thể phun supracid 20EC pha 0,1% hoặc selecron 500ND pha 0,1%

Các loại bệnh hại lá và quả lê có nấm gây đốm xám hoặc nấm phấn trắng... cần phun tilt super 300ND pha 0,1%. Trên cành to và thân nếu có hiện tượng chảy nhựa thì cạo sạch vết bệnh và xử lý bằng aliette 80WP pha 0,2%.

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Quả Trâm mốc hạ đường huyết

Quả Trâm mốc hạ đường huyết

Cây trâm có tên khoa học là Syzygium cumini, là loại cây gỗ lớn, cao đến khoảng 10m, nhánh cây có màu trắng mốc nên có nơi còn gọi là trâm mốc.


Cây có lá đơn, mọc đối, phiến nguyên hình bầu dục, đầu tù, gân phụ nhiều cách nhau 4- 6mm. Hoa tạo thành chùm, kéo dài 5cm, ở nách lá rụng, đài hình đĩa không răng, 4 – 5 cánh hoa, dính thành chóp và cùng rụng, bầu nhụy 2 buồng, cọng có đốt ở đáy.

Trái phát triển vào tháng 6 hay tháng 7 và hình dáng là những quả nạc, trái trâm hình bầu dục, màu xanh lúc bắt đầu, trổ sang màu hồng và cuối cùng màu tím đen bóng khi trưởng thành, chín mùi có vị chua, chát, ngọt…

Theo các thầy thuốc, trái trâm có chứa nhiều chất anthocyanine, giàu chất vitamin A và giàu vitamin C, giúp tiêu hóa tốt, hạ thấp đường huyết, trị tiêu chảy, giảm kích thích thần kinh dạ dày và thần kinh trung ương, hạn chế tiết dịch vị, chữa ợ chua, viêm dạ dày…

Lá trâm mốc chứa nhiều tanin dễ tiêu và được dùng nấu nước uống như trà, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường…

Chăm sóc cho cây ăn trái trong mùa mưa

Chăm sóc cho cây ăn trái trong mùa mưa

Cây ăn trái lâu năm nếu chăm sóc theo cách truyền thống đều sinh trưởng mạnh và cho trái trong mùa mưa


Tuy vậy cũng có những loại cây ăn trái cho trái quanh năm như chuối, dừa, đu đủ…Đối với những cây ăn trái theo mùa mưa nhưng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp có thể giúp cây ra hoa đậu trái sớm hoặc ra trái vụ.


Theo PGS.TS Trần Văn Hâu – Trường ĐH Cần Thơ, vào đầu mùa mưa, cây ăn trái thường phát đọt mạnh, song rễ cây lại yếu do mưa nhiều làm đất yếm khí, khả khăng hút bón phân trước khi vào mùa mưa. Mặt khác mùa mưa cũng làm sâu bệnh dễ bộc phát, do đó cần bón các loại phân có tỷ lệ dinh dưỡng cân đối như NPK 16-16-16 Đầu Trâu hoặc NPK 20-20-15 Đầu Trâu +kali. Đối với những cây ra trái theo mùa cần bón phân theo thời kỳ sinh trưởng phát triển mới đem lại hiệu quả.

Giải đáp một số câu hỏi của nông dân về hiện tượng vàng lá, thối rễ trong mùa mưa hay cây cam sành mang trái sắp thu hoạch nhưng bón phân không những làm cây không phát triển mà còn bị rụng trái, vàng lá, TS. Nguyễn Văn Hòa – Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho rằng có thể do vườn cây ăn trái bị bệnh vàng lá thối rễ. Do vậy trước khi bón phân cần phải xử lý bệnh bằng cách xẽ rảnh để tiêu thoát nước, chống đọng nước, đồng thời bón vôi bột và tưới thuốc trị bệnh từ 2-3 lần, định kỳ 7 ngày/lần. Sau khi xử lý bệnh xong mới bón phân lân hoặc các loại phân có tác dụng kích thích bộ rễ phát mạnh. Khi cây hồi phục và bộ rễ phát triển mới bón phân tiếp tục.

Trả lời các câu hỏi về phân bón và cách bón phân của bà con nông dân, ThS. Phan Văn Tâm – Cty CP Phân bón Bình Điền cho rằng trong mùa mưa bà con cần phải áp dụng bón phân cân đối, sử dụng những loại phân có thành phần cân đối như NPK 16-16-16 và những loại phân có bổ sung thêm trung và vi lượng. Những loại phân có hiệu quả trong mùa mưa là phân chậm tan, giúp cây không phát quá nhanh nhưng bền cây và nuôi trái tốt.

Nhiều nông dân còn băn khoăn về cách bón rải trên mặt hay xới đất hoặc bón xong rồi tưới, PGS.TS Trần Văn Hâu hướng dẫn bà con nên xới nhẹ đất bằng cào răng ngắn rồi mới rải phân để hạn chế thất thoát phân bón cũng như không xới quá sâu làm tổn thương bộ rễ cây trồng.

Ngày nay, rất ít nhà vườn trồng cây ăn trái theo cách truyền thống mà hầu hết đã biết điều tiết bằng nhiều biện pháp kỹ thuật để cây ăn trái ra hoa theo ý muốn nhằm nâng cao hiệu quả, do vậy việc bón phân cũng cần phải áp dụng theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau:

Ngay sau thu hoạch: Cần cắt tỉa bớt các cành sâu bệnh, cành trong tán, cành đã mang trái vụ trước đồng thời bón vôi và phân hữu cơ cùng vô cơ vào gốc. Biện pháp này ngoài mục đích giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh còn kích thích cây đâm đọt mới, tạo cành lá cho cây ra hoa kết trái trong vụ tới.

Một số ý kiến lo ngại bón phân vô cơ cùng phân hữu sẽ làm chết vi sinh vật trong phân hữu cơ, điều này không đáng ngại vì lượng bón theo khuyến cáo là không nhiều, đồng thời vi sinh vật trong đa số các loại phân hữu cơ hiện nay không cao. Cần dùng cào ba răng xới nhẹ đất trong tán, sau đó rải phân theo đường chiếu của mép tán nhằm giúp phân bón tiếp cận với vùng rễ non của cây để dễ dàng hút phân hơn; đồng thời hạn chế thất thoát phân bón và tránh gây tổn thương rễ cây.

Với những cây ra hai cơi đọt mới ra hoa như xoài, nhãn có thể bón thêm một lần phân gốc khi cơi đọt 1 đã già, cơi đọt 2 chuẩn bị nhú. Để dưỡng đọt, bà con nên bổ sung thêm các loại phân bón lá có tác dụng kích phát đọt như 30-30-30 +TE, phân amino acid…nhằm giúp đọt phát triển mạnh và cân đối, nhanh bước vào thời kỳ ra hoa.

Để kích thích cây phân hóa mầm hoa và ra hoa tốt, bà con cần bón phân gốc với tỷ lệ lân và kali cao, đạm thấp vào thời điểm cơi đọt 2 chuyển già. Đồng thời cần xiết nước để hạn chế phát đọt mới và phun bổ sung phân bón lá có hàm lượng lân cao như 6-30-30 +TE và phân có vi lượng Bo cao để kích thích phân hóa tạo mầm hoa và kích thích hạt phấn phát triển.

Sau đậu trái khoảng 1 tuần cần phun phân bón lá có hàm lượng Bo cao để chống rụng trái non. Sau đậu trái khoảng 1 tháng cần bón phân NPK 16-16-16 hoặc Đầu Trâu AT3 để dưỡng trái. Việc bón phân gốc cần định kỳ 1,5-2 tháng/lần cho đến trước thu hoạch 1 tháng. Trong thời kỳ cây mang trái cần phun bổ sung các loại phân bó   có đạm và kali cao như 10-5-45 và các loại phân có hàm lượng canxi cao nhằm giúp trái lớn đều, chống nứt, nám, thối trái.

Với những nhà vườn để cây cho trái liên tục lứa này tiếp lứa kia như quýt, sapoche…thì cần áp dụng bón phân theo từng đợt đọt và hoa chính và phân bón gốc nên dùng NPK 16-16-16 Đầu Trâu. Các loại phân bón lá cũng nên dùng theo từng loại kích đọt 30-10-10 +TE, kích ra hoa 6-30-30 +TE và phân có Bor cao, nuôi trái dùng 10-5-45 và phân bón lá có canxi cao. Với những loại cây ăn trái ra hoa đầu cành cùng với đọt mới như cam quýt, chanh, bưởi…thì phân bón lá dưỡng đọt và kích ra bông nên sử dụng liên tiếp nhau hoặc pha chung để phun sẽ hiệu quả hơn.

Kỹ thuật trồng Cây lê

Kỹ thuật trồng Cây lê

Lê là một cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung ở những nơi có độ cao 500 – 1500m so với mợc nước biển.

Một số giống lê ở miền Bắc nước ta

Lê xanh: phân bố ở độ cao 6000m trở lên (SaPa, Bắc Hà) quả hình bầu dục , vỏ màu xanh có má phớt hồng, trọng lượng quả trung bình 300 – 400g, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn ngọt, năng suất cao, phẩm chất khá, quả chín vào tháng 9,10.

Lê nâu: phân bố rộng, quả tròn, tròn dẹt nâu có chấm, trọng lượng quả trung bình 200 – 300 g thịt quả khô ngon, thơm khi chưa chín có vị chát, ra hoa vào tháng 3, 4; thu hoạch tháng 8,9; năng suất 300-750kg/cây.
ả nhỏ hình thoi, trọng lượng 150 – 170g, thtj quả mịn, nhiều nước, loại này ra 2 vụ quả trên năm. Vụ đầu ra hoa vào tháng 2,3; quả chín vào tháng 5,6. Vụ sau ra hoa vào tháng 6, 7, quả chín vào tháng 9,10.

Mắc coọc (lê cọt): phạm vi phân bố rộng, mọc khoẻ, quả nhỏ trọng lượng trung bình 100g, vỏ qủa thô ráp, thịt quả khô, có vị chát.

Kỹ thuật trồng trọt


Nhân giống:


Ghép cây: sử dụng gốc ghép là cây chua chat, nắc cọoc, thời vụ ghép từ tháng 7 đến tháng 10.

Chiết cành: như chiết các loại cây ăn quả thông thường

Giâm cành: chọn cành bánh tẻ 1 năm tuổi ở cây có năng suất caovà ổn định, lấy đoạn ở giữa cành, thời vụ giâm vào tháng 12, 1.

Thời vụ: Trồng vào vụ xuân.

Khoảng cách: cây cách cây 6 – 7m , hàng cách hàng6 – 8m.

Đào hố: sâu 50 – 60cm, rộng 60 – 80cm, bón 20 – 30kg phân chuồng, 0,5 – 1kg lân; 0,2kg vôi trộn đều với lớp đất mặt đua xuống đáy hố lấp hố trước trồng 30 ngày. Khi trồng mắt ghép phải quay về hướng gioa chính, trồng xong tưới nước, cắm cọc định vị.

Bón phân: Khi cây còn nhỏ (1 -5 tuổi) bón bổ sung 30kg phân hữu cơ, 2kg đạm, 2kg lân, 2kg kali/cây/năm. Khi cây lớn đã cho thu hoạch thì cần bón tăng cường -30-40kg phân hữu cơ, 4kg đạm, 2 kg lân, 2 kg kali/cây/năm.

Lượng phân trên bón làm 2 lần:

Lần 1: vào tháng 2,3: nhằm nuôi lộc cành

Lần 2: bón vào tháng 9,10: phục hồi cây sau thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh


Sâu cắn lá, cuốn lá, xoăn lá: dùng Dipterec 0,1%, Padan 0,1%, Dimẻcon 0,1% phun lên lá vào lúc trời râm máy.

Sâu đục thân: dùng Dipterec hoặc vôphatốc hoà với vôi quét lên thân cây.

Chú ý việc phun thuốc trừ sâu phải chấm dứt trước thu hoạch tối thiểu 15 ngày.

Vị thuốc từ quả trám

Vị thuốc từ quả trám

Quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh tốt. Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc.

Trám có nhiều loài khác nhau: trám trắng, trám đen, trám hồng. Quả trám còn gọi thanh quả hay cảm lãm (fructus canarii), được thu hái khi chín; có thể dùng tươi hoặc đem muối, sau đó phơi khô, hoặc sấy khô để chế các món ăn, có lợi cho hầu họng.

Thành phần hóa học, quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu… và vitamin C. Hạt quả trám chứa các acid béo.

1. Quả trám giải độc

1. 1 Giã rượu: 12 quả trám, 1,5g phèn chua, trước tiên dùng nước lạnh rửa sạch trám, lấy dao khía trên mỗi quả bốn năm đường rồi nhét phèn vào những vết khía ấy, nhai nhỏ nuốt dần để giã rượu. Hoặc trám tươi 10 quả sắc lấy nước uống có tác dụng giải rượu.

1.2 Nôn mửa khi có thai: Trám 12g, vỏ quýt 9g, dùng lửa to hấp cách thủy cho chín rồi uống, mỗi ngày 1 lần, dùng để chữa chứng nôn mửa khi có thai.

1.3 Chữa kiết lỵ: Trám 100g đem sắc với 200ml nước cô còn 100ml thì lọc bỏ bã lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 25 – 30ml, có công dụng chữa bệnh kiết lỵ.

1.4 Giải độc cá nóc: Trám tươi 50g, rửa sạch bỏ hạt sao chín, sắc uống, có công dụng giải độc cá nóc.

1.5 Hóc xương: Trám 5 quả sắc lấy nước uống hoặc ngậm quả trám, nuốt lấy nước, chữa hóc xương

1.6 Động kinh: Trám tươi 480g, uất kim 24g, phèn chua 24g. Trước tiên, đập nát trám rồi cho nước vào sắc kỹ, lấy bỏ hạt rồi lại cho uất kim vào sắc cùng, cuối cùng cho phèn chua sắc tiếp, cô còn chừng 500ml là được, uống mỗi ngày 20ml vào buổi sáng sớm với nước ấm, có tác dụng chữa bệnh động kinh.

1.7 Viêm da: Trám tươi 1.000g sắc với 1.000ml nước bằng lửa nhỏ, sau đó lọc bỏ bã lấy nước ngâm để chữa các bệnh lý ngoài da có viêm loét, viêm phần phụ…

2. Một số bài thuốc vị thuốc  trị bệnh từ quả trám

2.1 Trị đau họng, sưng amidan, ho, miệng khô, khát nước:

Quả trám rửa sạch, bỏ hạt, nấu với nước, nấu 2 – 3 lần, mỗi lần đun sôi 1 giờ, để lắng, gạn bỏ cặn, lọc qua vải xô, cô thành cao 2:1, thêm đường đủ ngọt, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 5-10ml. Có thể uống nhiều ngày liền cho đến khi hết các triệu chứng.

2.2 Trị lỵ:

Quả trám tươi khoảng 90g, để nguyên hạt sắc với nước (2 – 3 lần), gộp dịch chiết, cô lại lấy cao, theo tỷ lệ 1:1, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Khi uống cần kiêng ăn các thứ tanh: cua, cá, lòng trắng trứng… Có thể uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.

2.3 Trị đau nhức xương khớp:

Vỏ trám hồng, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, thái nhỏ, sắc nước uống, ngày 10 – 12g, chia 3 lần sau bữa ăn. Có thể thay vỏ bằng lá trám.

2.4 Trị đau răng, sâu răng:

Quả trám đốt thành than, tán bột mịn, trộn với một ít xạ hương, rồi bôi và xỉa vào chỗ răng đau. Hoặc lấy vỏ thân cây trám trắng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng phơi khô, sắc lấy nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi. Ngày làm nhiều lần. Có thể phối hợp với rễ chanh, rễ cây trẩu hoặc rễ cà dại.

2.5 Trị lở sơn:

Vỏ cây trám, cạo bỏ lớp bần, thái nhỏ, nấu nước tắm, ngày 2 lần.

2.6 Trị tràng nhạc (loa lịch):

Hạt trám, hạt gấc, vỏ quả mướp đắng, đốt thành than, tán bột mịn, trộn đều với dầu thực vật hoặc mỡ lợn, bôi vào chỗ đau.

2.7 Trị nứt nẻ kẽ ngón và gót chân khi trời rét:

Hạt trám trắng đốt thành than, tán mịn, trộn đều với dầu thực vật, bôi vào chỗ đau.

2.8 Trị hóc xương cá:

Quả trám trắng hoặc trám đen, nhai giập nuốt dần lấy nước; hoặc lấy 5 quả trám, sắc lấy nước, ngậm và nuốt dần. Hoặc chỉ lấy phần thịt quả trám, giã nát, ép lấy nước, uống dần. Hoặc lấy hạt quả trám, đốt tồn tính, rễ cây đậu ván trắng, thái nhỏ. Cả hai tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 4 – 6g. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng với trường hợp bị hóc các xương cá nhỏ.

Cách phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn

Cách phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn

Bệnh cháy lá và chết ngọn là bệnh gây hại nghiêm trọng trên lá của cả cây con và cây trong vườn ở giai đoạn kinh doanh. Trong vườn ươm, nó có thể là bệnh hại quan trọng nhất vì chúng gây thiệt hại đến 40-50%. Trên cây lớn chúng gây chết lá, cành và rụng lá dẫn đến hiện tượng làm giảm năng suất.

1.Tác nhân

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28°C. Nấm phát triển kém ở 35°C và ngưng phát triển ở 100°C.

2.Triệu chứng


Bệnh phát sinh trên cả lá già và lá non, bắt đầu bằng những đốm nhỏ, sũng nước sau đó liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi trên lá.

Những đóm này sau đó khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối và gây biến dạng lá và làm lá quăn lại. Bệnh thường gây hại tập trung từng cụm trên vườn ươm và sau đó lây lan rộng rãi. Các lá bị bệnh có thể kết dính lại do sự mọc lan của sợi nấm, đôi khi thấy có những hạch nấm màu nâu dạng tròn hay dẹp nhỏ. Do đó có khi khô chúng dính lại với nhau nhưng không rụng. Bệnh có thể tấn công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó có màu trắng xám.

3. Biện pháp phòng trừ

+ Ở giai đoạn cây con: Bệnh có thể được tránh bằng cách tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá ẩm, cây con nên để khoảng cách thưa, bệnh có thể khống chế bằng cách phun lên lá các loại thuốc như Monceren, Benomyl, Carbendazim, Topsin M. hoặc có thể tưới lên đất.
+ Trong vườn cây lớn cũng nên phun các loại thuốc trên thường xuyên hoặc có thể tiêm thuốc vào cây.
+ Loại bỏ cành, lá bị bệnh trong vườn, vệ sinh vườn cũng rất cần thiết để giảm mật số mầm bệnh.
+ Vì đây là nấm đa ký chủ nên cần giảm cỏ trong vườn sẽ giúp hạn chế bệnh tốt.