Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Tác dụng tuyệt vời từ cây quất

Quất là loại cây cảnh được trồng trong nhà, ngoài vườn vào những dịp lễ, tết. Ngoài ra, quất còn là vị thuốc quý dùng để chữa bệnh cho con người.

Vậy, quất có những tác dụng gì? Sử dụng quất để chữa bệnh như thế nào?

Tìm hiểu về cây quất

Quất là loại cây cảnh được trồng chủ yếu ở miền bắc, phù hợp với khí hậu nhiệt đới..

Đặc tính

Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm.  Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, hạt và rễ quất vị chua cay, tính ấm.

Các bộ phận của cây quất như: quả, lá, rễ, hạt, vỏ quất…đều được sử dụng để làm thuốc.

Tác dụng của cây quất

+ Cung cấp vitamin C, A, B2, chất xơ, mangan, sắt, magiê và đồng.

+ Chữa ho do phong hàn.

+ Chữa các bệnh đường tiêu hoá: đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn..

+ Điều hòa, cải thiện chức năng gan.

+ Kích thích tiêu hoá, thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch...

+ Chữa các bệnh về mắt, viêm họng.

+ Chữa nấc, nghẹn.

+ Chữa mụn nhọt…

+ Chữa tinh hoàn sưng to sa xuống dưới, có hạch ở cổ.

+ Giảm đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh...

Sử dụng quất để chữa bệnh như thế nào?

Chữa đau họng, đau răng

Nguyên liệu:

+ Quả quất: 500g.

Cách làm:

+ Quả quất thái thành nhiều lát nhỏ.

+ Quất sau khi thái mang phơi khô.

+ Thành phẩm quất đã phơi khô cho vào lọ thủy tinh đậy kín để từ 1 tháng trở lên.

Cách dùng:

+ Dùng 25g nước cốt quất hòa với nước ấm.

+ Chia lượng nước trên thành 2-3 lần dùng để uống trong ngày.

Chữa bụng đầy trướng, đại tiện khó khăn


Nguyên liệu:

+ Quả quất: 50g.

Cách làm:

+ Cho quất vào nồi để sắc.

+ Sắc từ 20 đến 30 phút (cho nhỏ lửa)

Cách dùng:

+ Dùng hỗn hợp đã sắc được để uống trong ngày.

Chữa đau dạ dày, nấc, ợ hơi, chán ăn

 Nguyên liệu:

+ Quả quất: 500g.

+ Đường kính trắng.

Cách làm:

+ Thái quất thành nhiều lát nhỏ.

+ Cho quất đã thái lát trộn với 500 g đường kính trắng.

+ Cho hỗn hợp đường, quất vào lọ kín trong 2 tuần.

Cách dùng:

+ Hòa 25g nước quất cốt với nước ấm.

+ Chia hỗn hợp nước để uống thành nhiều lần trong ngày.

Chữa chán ăn, đầy bụng, khó tiêu

Nguyên liệu:

 + Quả quất: 100g.

+ Rượu trắng.

Cách làm:

+ Ngâm quất trong 500 ml rượu trắng thấp độ.

+ Thời gian ngâm ít nhất là 2 tuần.

Cách sử dụng:

+ Dùng rượu quất trước mỗi bữa ăn.

+ Uống từ 15-20 ml/1 lần.

+ Dùng liên tục trong nhiều ngày.

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Nguyên liệu:

+ Rễ quất 30g.

+ Dạ dày lợn 150g.

+ Rượu trắng.

+ Hành hoa.

+ Gia vị, bột nêm…

Cách làm:

+ Rễ quất, dạ dày, hành hoa rửa sạch.

+ Dạ dày thái miếng, hành hoa thái khúc.

+ Cho tất cả các loại trên vào nồi.

+ Cho nước, rượu sau đó hầm chín.

Cách sử dụng:

+ Dùng để ăn trong ngày.

+ Một tuần ăn 2 đến 3 lần.

+ Duy trì ăn trong vài tháng .

Chữa tiểu rắt, nước tiểu lẫn máu

Nguyên liệu:

+ Rễ quất: 30g.

+ Đường phèn 15g.

Cách làm:

+ Rửa sạch rễ quất sau đó để ráo nước.

+ Trộn rễ quất với đường phèn.

+ Cho hỗn hợp rễ quất và đường phèn sắc với nước.

Cách sử dụng:

+ Dùng nước đã sắc để uống trong ngày.

+ Uống từ 1 đến 2 tuần bệnh sẽ giảm.

Chữa sa tử cung

Nguyên liệu:

+ Rễ quất 90g.

+ Hoàng tinh sống 30g.

+ Rễ tiểu hồi hương 60g.

+ Dạ dày lợn 1 cái.

+ Rượu trắng.

Cách làm:

+ Rửa sạch rễ quất, hoàng tinh, dạ dày lợn..

+ Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi hầm (cho một nửa lượng nước và một nửa lượng rượu).

Cách sử dụng:

+ Chia thành 2 phần để ăn trong ngày.

+ Ăn trong một tuần (cách ngày một lần) bệnh sẽ thuyên giảm.

Lời kết

Ngày xuân người ta thường dùng quất để trang trí nhà trong những ngày tết. Ngoài việc  mang đến may mắn cho gia đình, quất còn chữa ho, đau răng, đầy hơi, tiểu rắt…rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, phụ nữ bị đau bụng, sa tử cung sau sinh …vẫn thường dùng quất nấu với dạ dày để tẩm bổ và mau lành vết thương. Lưu ý chúng ta chỉ sử dụng những quả quất đảm bảo an toàn thực phẩm để dùng làm bài thuốc chữa bệnh.

Phương pháp chăm sóc cây quất cảnh trưng Tết

Trồng quất có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. Thường để quất phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu.

Vào dịp Tết Nguyên đán, cây quất cảnh (tắc kiểng) được nhiều người ưa chuộng để trưng bày. Để trồng được một cây quất thương phẩm dạng trung bình (chiều cao cây 1m, đường kính tán 0,6m) thì cần thời gian là 3 năm kể từ khi chiết cành. Đất trồng thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là từ 5 - 6.

Trồng quất có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. Thường để quất phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu. Đất trồng cần lên líp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng từ 4 - 6m, mương khoảng từ 20 - 30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và thậm chí có thể chết.

Quất không trồng bằng hạt vì cây dễ bị biến dị, chậm ra trái. Nên áp dụng phương pháp trồng chiết cành. Sau khi chọn cành chiết rồi tiến hành khoanh vỏ, để khô 3 - 4 ngày, quấn rơm nhào với đất bùn ướt, bên ngoài bao một lớp nylon có lỗ thoát nước.

Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh,… Bón lót mỗi gốc 20 - 25kg phân chuồng hoai, ráo mục. Bón thúc với phân N-P-K 16-16-8 mỗi gốc trung bình từ 0,3 - 0,5kg/năm, chia làm 2 lần bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa, bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng.

Ngoài ra để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt, cần phun thêm phân bón lá, cứ 15 ngày phun một lần. Quất là loại cây cho ra trái quanh năm, nhưng để điều chỉnh cho quất có trái đúng vào dịp tết, cần có kỹ thuật. Đến khoảng tháng 5, 6 âm lịch bắt đầu phải thăm chừng thường xuyên vườn quất. Nếu phát hiện thấy cây nào có trái phát triển mạnh thì tiến hành đào bứng cây trồng vào chậu, chú ý đừng để vỡ bầu rễ.

Sau 1 tháng, cây sẽ có một đợt ra hoa đầu tiên, nên lẩy bỏ hết, đến đợt sau ra hoa nở rộ, đợi cho các cánh hoa rụng hết, cỡ một tuần lễ, là bắt đầu bón thúc phân chuồng hoai, phân lân, nhất là phân hóa học K2SO4 cỡ 10g cho một bình 8 lít. Không nên bón phân KCl, trái sẽ mất mùi thơm. Có thể rắc thêm vôi bột cách xa gốc 10 - 15cm. Lưu ý tỉa cành, tạo nhánh cho cây quất có dáng đẹp. Tiếp tục tưới nước chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, mỗi tháng bón thúc thêm phân 1 lần, đến tháng 12 âm lịch, khi trái quất bắt đầu chín mới thôi.

Trồng lại quất cảnh sau tết

Quất nên trồng nơi đất thịt nhẹ, thịt trung bình để khi đánh bầu có độ liên kết tốt, không bị vỡ.

Chăm sóc quất trong thời gian chơi tết: Mỗi ngày dùng bình bơm nhỏ (loại có dung tích 0,5-1,5lít) phun hoặc dùng tay rẩy nước sạch lên tán lá 1-2lần, tưới đủ ẩm cho gốc quất, đảm bảo lá vẫn tươi và rụng ít sau đợt chơi tết.

Trước khi trồng lại 10ngày. Dùng sản phẩm Siêu ra rễ hoặc nước tăng trưởng Vườn sinh thái; A-H502; Orgamin pha với nước sạch, nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, phun ướt đẫm tán lá, tưới ướt đẫm gốc cây. Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ cây quất đã được phát động, các rễ mới được hình thành. Dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây, tiến hành trồng, tưới ẩm như những cây quất giống bình thường. Quất nên trồng nơi đất thịt nhẹ, thịt trung bình để khi đánh bầu có độ liên kết tốt, không bị vỡ.

Chăm sóc: Khoảng 5-7 ngày, xới xáo quanh gốc (cách gốc 30cm) cho đất tơi xốp và tưới hoặc bón phân khoáng (mỗi gốc bón 0,5-1kg NPK (12:5:10) cách gốc 30cm cho quất nhanh phát triển cành lá, có thể tưới, bón thêm nước hoặc phân chuồng hoai mục cho quất tốt bền và giảm sâu, bệnh hại. Dùng phân hữu cơ vi lượng PTS9 bón thay phân chuồng kết hợp với nước tăng trưởng Vườn sinh thái phun lướt qua (nồng độ 5ml/15lít nước khi lá non nhiều và 5ml/10lít nước khi lá già, lá bánh tẻ) khoảng 15-20ngày/lần, lá quất dày, xanh, quả to, mập chín màu sắc tươi đẹp lâu rụng, cây quất khoẻ mạnh chống lại sâu, bệnh hại tốt.

Tạo tán, tạo thế: Có thể tạo thế mới hay duy trì thế sẵn có đã tạo từ năm trước.

Người tạo tán, tạo thế phải tìm hiểu qua tài liệu, thực tế sản xuất, nắm được hình dạng cơ bản của từng loại thế thì mới thành công.

Khi cắt tỉa tạo thế chú ý phải dùng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7-10ngày/lần.

Tạo quả, lộc cho cuối năm: Cần đảo quất vào trung tới hạ tuần tháng 5 dương lịch. Trước khi đảo quất, tưới đủ ẩm, dùng đầm sắt hay gỗ đầm xung quanh gốc (cách gốc 20-30cm) cho phần đất đó liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đào, đánh.

Bầu to hay nhỏ phụ thuộc vào cây, vào đường kính tán, đường kính chậu định bứng trồng sau này. Đầu tiên dùng cuốc, thuổng moi đất xa cách gốc 60-100cm, đào rãnh sâu 40cm, rộng 20cm, sau đó tỉa bỏ bớt đất đến đường kính bầu đã định, trong quá trình bỏ bớt đất, ta chặt bỏ các rễ quá to (đường kính>1cm) không quấn quanh bầu được, còn các loại rễ nhỏ, mềm dài đem quấn quanh bầu, dùng dây nilon buộc chặt rễ qua gốc.

Nếu định để trên tán chỉ có một loại quả chín ta làm như sau: Để cây vừa đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to làm rã hỏng bầu, trong 10-20 ngày, khi nào các lá héo rụng gần hết (80-90% lá rụng) đem trồng lại và chăm sóc bình thường, cây sẽ ra hoa kết quả đồng loạt vào tháng 7-8, chín vào tháng 1-2 (dịp Tết Nguyên đán).

Muốn có tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có lộc hoa, sau khi đánh bầu đảo quất cần để trong bóng mát 7-10 ngày sao cho tán cây héo rụng bớt 1/2 lá, tiến hành đem trồng lại. Khi cây kết quả ở lứa hoa đầu và lứa hoa thứ hai (tháng 6-8), ta vặt bớt 1/2 lượng quả, cắt ngọn non, vặt 1/2 số lá bánh tẻ, bón thúc phân đạm + kali hoặc nước tăng trưởng Vườn sinh thái cây lại tiếp tục ra hoa, kết quả, phát lộc những lứa sau, cuối năm sẽ được cây trên tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có hoa và lộc non như ý muốn.

kỹ thuật đảo quất

Trong thời gian trước khi đảo nếu cây ra hoa thì phải ngắt bỏ, nhằm mục đích để tập trung dinh dưỡng nuôi lá và cây.

Đảo quất: Cây quất trồng đến năm thứ 2 hoặc thứ 3 tiến hành chăm sóc quất với mục đích là điều khiển quất có quả và chín vào dịp tết.

Chăm sóc quất trước khi đảo: Trong thời gian chuẩn bị đảo quất tiến hành 5 ngày tưới quất 1 lần. Trước khi đảo quất phải sửa tán 2 lần để cho tán tròn đẹp.

Trong thời gian trước khi đảo nếu cây ra hoa thì phải ngắt bỏ, nhằm mục đích để tập trung dinh dưỡng nuôi lá và cây.

Bón thúc phân trước khi đảo quất, từ tháng 1 đến tháng 5 dương lịch, cứ 50 ngày bón thúc cho quất 1 lần, thường dùng phân khoáng, nước phân chuồng mục là tốt nhất, đợt bón cuối có thể thêm 1 ít phân kali với nồng độ khoảng 1//200 (5g K2SO4 cho 1 lít), sau mỗi lần tưới nước phân phải xới phá váng, phun thuốc sâu phòng trừ sâu bệnh cho quất.

Sau quá trình chăm sóc tiến hành đảo quất: Khi mùa xuân đến quất ra hoa tự nhiên, bứt bỏ các hoa trong đợt này, cắt đau các cây quất 1 tuổi, 2 tuổi, để tạo thành các cành vượt dễ tạo tán cho cây. Khoảng tháng 4 âm lịch, khi quất đã phát triển ổn định, nghĩa là lộc đã trở thành bánh tẻ, bắt đầu đảo quất.

- Yêu cầu trước ngày đảo quất: cây phải sạch sâu bệnh, trên tán cây có ít nhất là ¾ diện tích là bánh tẻ, chiều cao trên mặt là đạt ít nhất 0,4-0,5cm2, chiều cao sinh trưởng khoảng 60-75cm.

- Thời vụ đảo: Thường đảo tháng 5 đến tháng 6 âm lịch hoặc cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch.

- Cách đảo: Đào 1 bầu cách gốc chứng 25-30cm hoặc 35-40cm, sâu 25-30cm, moi dần rễ không làm đứt rễ chính, không làm vỡ bầu sau đó nhấc toàn bộ bầu lên trồng sang hố khác, lấp đất chặt gốc, đóng cọc để cố định cũng chống mức gió, bão, hai ngày sau mới tưới nước.

Nếu gặp mưa khi đang đào, ta phải dừng lại, nếu đào gặp mưa, ta để một thời gian mới đặt bầu xuống.

Chăm sóc quất sau khi đảo: Sau khi đảo quất cứ 5 ngày tiến hành tưới nước một lần, khi cây đã đậu quả mà gặp những đợt sương muối thì sáng sớm phải phun nước rử lá quả để quả không bị rám.

Bón phân thúc: Sau khi rụng cánh hoa 5-7 ngày tiến hành bón thúc bằng phân chuồng mục, dùng lân, K2SO4 bón 20-30 ngày/lần, bón từ 3-5 g/cây, khi bón kali người ta ưu tiên dùng K2SO4 hơn KCl.

Rắc 7-10 kg vôi bột cho 1 sào, rắc 1-2 lần, rắc cách gốc 15-20 cm. Phân thúc thường tưới đến hết tháng 11 âm lịch.

Làm cỏ xới xáo vét luống thường xuyên. Cần đặc biệt chú ý phòng trừ sâu bệnh.

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Trồng và chăm sóc hoa cúc

Tránh trồng nơi thấp, úng trũng và ứ nước. Lượng nước tưới nên vừa phải để giữä ẩm, không tưới quá nhiều làm cho hoa bé và xấu, đất mùn bị rửa trôi, nước không kịp thoát dẫn đến bệnh vàng lá

1. Kĩ thuật trồng

Đất được cày sâu, phơi ải và bừa kỹ, lên luống cao 20-30cm, bón phân lót khoảng 15-20 ngày trước khi trồng. Nên bón nhiều phân chuồng sẽ làm cho đất thêm thuần thục, cải tạo được kết cấu của đất, giúp cho cây bền lâu, chất lượng hoa tốt hơn.

Mật độ, khoảng cách trồng: Với hoa cúc đơn 1 bông/cây: Vàng Đài Loan, vàng hè, CN42, CN43 nên trồng với khoảng cách 12 x 15cm để có mật độ 400.000 cây/ha; Với hoa cúc cành (nhiều bông/cành) nên trồng với mật độ 15 x 18cm để có mật độ 300.000 cây/ha.

Phân bón:

- Khối lượng (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2 ): 1 tấn phân chuồng đã hoai mục, 10 kg urê, 30 kg supe lân, 10 kg Kali clorua, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 đợt. Có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2 hàng cây để rắc phân kết hợp xới xáo và tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh, phun sương...

Chăm sóc: Làm cỏ thường xuyên cho cây. Việc vun xới chỉ nên tiến hành khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn cần hạn chế.

2. Chăm sóc hoa cúc

Chăm sóc hoa cúc là một trong những công đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo cho cây phát triển tốt và tăng chất lượng hoa.

Bấm ngọn

Muốn cúc có nhiều hoa, phải tiến hành bấm ngọn cho cây, tức là ngắt 1-2 đốt trên ngọn của thân chính. Thường chỉ nên bấm ngọn 1 lần, sau khi bấm ngọn chỉ để lại 3- 4 cành và mỗi cành chỉ để 1 bông, rồi tỉa hết các nhánh, nụ còn lại. Cách này nên áp dụng cho giống cúc có đường kính 6-8cm, thân cây mỏng, yếu và cong... Đối với giống cúc nhỏ (1,5- 4cm), dạng cây bụi, cành mềm có thể tiến hành bấm 1-2 lần. Thời gian bấm lần 1 sau trồng 15-20 ngày, các lần sau bấm cách nhau 20- 25 ngày.

Tưới nước

Tránh trồng nơi thấp, úng trũng và ứ nước. Lượng nước tưới nên vừa phải để giữä ẩm, không tưới quá nhiều làm cho hoa bé và xấu, đất mùn bị rửa trôi, nước không kịp thoát dẫn đến bệnh vàng lá...
Vun xới, làm cọc dàn

Đất phải được xới xáo thường xuyên, kết hợp làm cỏ. Nhưng khi cây đã phát triển mạnh và có nhiều rễ không nên xới sâu, chỉ cần nhổ cỏ và vun gốc là được. Song song việc vun xới, cần làm cọc đỡ cho cây khỏi đổ với số lượng từ 1-3 cọc/cây.

Tỉa cành, bấm nụ

Sau khi bấm ngọn và định các cành trên cây cần bấm, tỉa hết các cành và nụ ra sau để khỏi ảnh hưởng đến sức cây. Trong suốt vụ phải tỉa bỏ khoảng 7-9 lần những cành không cần thiết, đồng thời cũng tỉa bớt các nụ xung quanh nụ chính để cho hoa ra to, đều, có màu sắc đẹp.

Bọc kín hoa

Dùng giấy trắng mờ, dai, không thấm nước làm bao che. Kích thước bao che phải tương xứng với kích thước hoa. Đặt bao che lên hoa khi nụ vừa mới hé nở, bao che phải đặt sao cho đáy hoa không chạm vào mặt hoa và nước mưa, nước tưới dễ thoát, không đọng trên bao che. Chỉ đặt bao che lên những hoa khô ráo, không có rệp và nấm bệnh. Trong thời gian dùng bao che, bón đạm vừa phải, không bón nhiều, nhưng tốt nhất là bón khô dầu hay phân bắc, nước tiểu để cho hoa nở to, bền, giữ được màu sắc đẹp.

3. Sâu bệnh hại hoa

Cúc ít bị sâu hại nhưng rất nhiều rệp, chúng hút nhựa làm cây sùi ngọn, xoăn ngọn, lá co dúm, lá lốm đốm sọc vàng khi có rệp ta phải phun Bi58 0,1-0,3‰ hay Wufatox 0,5‰. Trường hợp nặng phải dùng Decis 0,1-0,2‰. Cúc còn bị bệnh lá vàng do cây bị ngập nước hay đói dinh dưỡng, đây là bệnh sinh lí, biện pháp phòng trị là tỉa bỏ lá già là vàng làm thoáng gió xới nhẹ thoáng gốc và tưới phân loãng. Bệnh đặc trưng hại cây cúc là bệnh rỉ sắt, triệu chứng là: mặt dưới lá xuất hiện nhiều đốm bệnh rỉ sắt. Phòng trừ bằng cách dùng Zinép- Basudin hay các thuốc trừ nấm khác (không dùng đỏ Boocdo)

Ươm trồng cây lộc vừng

Buộc chặt dưới, nới lỏng trên giúp giữ nước và thông khí, đồng thời tích đọng sương đem hoặc nước bổ sung kích thích rễ mới phát sinh, được nuôi dưỡng dễ dàng.

Cây lộc vừng thuộc nhóm cây "bờ nước" vì có bộ rễ bán thủy sinh (họ hàng với cây gáo phổ biến ở miền hạ lưu châu thổ), phát triển tốt ở nơi nước lợ (nước "hai" ảnh hưởng thủy triều) có nồng độ muối biển từ 1- 3 phần nghìn. Lợi dụng đặc điểm sống trên, người ta thường "gắn" lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ cho bộ rễ bám đá rất chắc chắn, lá thu nhỏ lại và dầy dặn cứng cáp, hoa buông thõng gợi cảm. Nhân giống lộc vừng bằng cả 2 con đường: Hữu tính từ hạt đã "chín cây" và vô tính bằng chiết vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh (thu mủ) khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi vào dịp tết trồng cây. Song chiết cành "chắc ăn hơn", nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc xuân đã chuyển sang cành "bánh tẻ". Nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân (có tuổi sinh lý trung bình) vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh. Khoanh bóc vỏ (có độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành để tránh "dẫn thủy – liền sẹo" khó phát rễ trong bầu đất), cạo sạch tơ (là mô phân sinh – tượng tầng) rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô "sẹo" kích thích tái sinh rễ mới. Bó bầu bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết. Bọc bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.

Chú ý: Buộc chặt dưới, nới lỏng trên giúp giữ nước và thông khí, đồng thời tích đọng sương đem hoặc nước bổ sung kích thích rễ mới phát sinh, được nuôi dưỡng dễ dàng.

Nếu cành la tán lá nặng cần néo phía trên bầu với thân (hoặc cành lớn gần đó) tránh gẫy gục. Sau 2-3 tháng thấy rễ sơ cấp (rễ lớn) lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập ta cắt cành (dưới gốc bầu 3 – 5cm) hạ thổ.

Tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh (tránh tia tử ngoại nắng trời) và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng. Uốn tỉa từ khi cành còn non cho đến giai đoạn bánh tẻ (có mầu vỏ trung gian gốc, ngọn). Trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng (khoảng cuối hạ, đầu thu) cần thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn, ắt phun nụ dầy, hoa sai, tươi lâu, đẹp bền...

Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn

Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 - 7 và 10 - 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.

Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.

Kỹ thuật trồng hoa loa kèn Đà Lạt - hoa Arum

Một củ giống cho tới 15-17 hoa trong điều kiện chăm sóc tốt, 1-2 hoa trong điều kiện chăm sóc xấu, thiếu dinh dưỡng. Bị ngập nước hoa dễ chết.

Hoa loa kèn có mùa trắng, mùi thơm dịu tách 1 cánh hoa thường có từ 1 đến 3 hoa. Hoa ít hoa sẽ to, hoa nhiều hoa sẽ nhỏ. Lá dày xanh hơi vàng, thân hoa là củ nằm dưới đất cánh lá ở phần trên mặt đất. Cành hoa cứng hơn thược dược, ít bị đổ gãy.

Một củ giống cho tới 15-17 hoa trong điều kiện chăm sóc tốt, 1-2 hoa trong điều kiện chăm sóc xấu, thiếu dinh dưỡng. Bị ngập nước hoa dễ chết.

Chọn và làm đất:

Đất phải có thành phần cơ giới nhẹ. Đất thích hợp là đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt. Đất thịt, đất nghèo dinh dưỡng pha sét hay cát pha nhiều không thích hợp cho sinh trưởng phát triển. Đất trồng hoa phải trảng nắng, tránh xa nơi có lò gạch, gần nhà máy có khói than.
Đất phải cày bừa, đập vỡ khỏang 3 lần, mỗi lần cách nahu 5-7ngày đất sau khi làm xong phải nắm đựợc thành cục bỏ trong tay không bị vỡ ngay là được. Làm luống cao, mặt luống phải thật phẳng sẻ rãnh rồi bòn phân thật hoai hay bón trước mùa đông rồi mới trồng. Lượng phân bón là:
Phân ủ mục: 2m3/sào
Lân: 5kg/sào
Kali 5kg/sào

Khi trồng đặt củ giống vào rãnh hàng cách hành 45cm, củ cách củ 30cm, lấp đất sâu vừa phải 4-5cm, nếu lấp sâu cây cành khó mọc. Khi hoa vươn cao cần tưới nước phân pha loãng ½-1/5 lần, rồi xới xáo vun cao cho cây khỏi đổ. Cây loa kèn cứng nên không phải cắm cọc. Khi cây bắt đầu nhú hoa thì ngừng vun và xới xáo.

Thời vụ

Loa kèn trồng vào tháng 10-11 và cho hoa vào tháng 4. Gần đây ở nhiều nơi cũng trồng sớm hơn để hy vọng cho hoa vào tết nguyên đán nhưng không thích hợp nên khó trồng. Nếu trồng sớm, cây con bị nắng tỷ lệ chết cao, để tránh nắng có thể phải che bằng cách trồng cây khác. Từ trồng đến lúc mọc có thể tới 45-48 ngày. Để tránh cỏ mọc người ta phải phủ 1 lớp rạ mỏng, vừa hạn chế cỏ, vừa che phủ đất để giữ ẩm.

Thu hoạch và phân giống

Cắt hoa vào lúc bông hé nứt đầu cánh, chừa lại phần gốc 20-15cm có cả lá để cây nuôi củ. Hoa cắt xong có thể cắm ngay vào nước. Khi nhiều có thể để trong tủ lạnh 10-180C trong vòng 15-18 giờ đồng hồ, để hạn chế héo và nở sớm.

Phần củ thân còn lại tiếp tục chăm sóc, xới xáo cho đến tháng 4 rồi mới đào củ. Củ đào lên đem rũ đất rồi cho vào cát (như bảo quản bưởi). Khi bảo quản cần giữ nguyên cả thân tới vụ trồng sau. Khi củ đem trồng cần cắt bỏ phần thân củ, phân loại củ to, củ nhỏ, củ nhỡ để trồng theo từng lô riêng, tiện cho việc chăm sóc cho đồng đều. Để thu hoạch làm nhiều thời vụ, cung cấp cho thị trường, cần làm thành nhiều đợt trong thời vụ chính tháng 10-tháng 11.

Dịch bệnh

Củ loa kèn trắng nhiều nước, rất rễ thối, không nên để quá lâu trong đất. Khi bảo quản củ giống trong cát, cứ 15-20 ngày đảo lại một lần, loại bỏ củ nhỏ, củ thối dịch bệnh. Những củ thối cần vứt bỏ cả phần cát nơi bảo quản.

Lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ. Phun lên lá vài lượng lân và 1% ure.

Trường hợp lá bị sọc vàng gân lá, ta xới thoáng gốc và phun Zinép-Basudin.

Thời tiết nóng ẩm lúc sang thu hoạch cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, cần chý ý phòng chống bằng Shimel 1%.

Sâu hại hoa Loa kèn thường ít xảy ra thành dịch.

Đặc tính sinh trưởng và kỹ thuật trồng của cây hoa Trường Anh

Thông thường gieo hạt trường anh vào tháng 8-9, sau 4 tuần là xuất hiện cây con có lá thật.

Cây hoa trường anh (Limonium sinuatum Linn) thuộc chi Trường anh họ Tuyết lan, thuộc cây thân cỏ sống nhiều năm hoặc 2 năm, màu hoa đẹp, đều có thể trồng thành đám, trồng bên tường, bên khe suối và ven rừng. Cây có lông, cao 60-100cm, lá xẻ, dài 20-25cm, gốc hoa phân nhánh, dạng tán, thưa, cành hoa dài, hoa màu xanh tím, tím nhạt, lam, hồng, vàng, trắng.

Các loài trường anh được trồng có trân châu xanh (Pearl Blue), nhung lam (Blue velvet), lam biển (Marine Blue), đỉnh tuyết (Snow Top), ngoài ra còn có loài trường anh nhiều lá sữa (L latifodium).

Cây trường anh ưa khí hậu khô mát, ưa sáng, vùng có ít đá vôi, kị nóng nực và ẩm ướt.

Hạt trường anh sau khi gieo hạt 1 tuần là có thể nảy mầm, ngoài việc gieo hạt cũng có thể thực hiện phương pháp nuôi cấy mô.

Thông thường gieo hạt trường anh vào tháng 8-9, sau 4 tuần là xuất hiện cây con có lá thật. Khi cây có 5-6 lá có thể trồng vào luống hoặc trồng chậu. Cũng có thể gieo hạt vào tháng 4-5 để trồng và đến cuối năm có hoa nở. Việc tưới nước phân sau khi gieo trồng là khâu quan
trọng, bảo đảm cho mùa đông cây ra rễ đầy đủ. Trong thời kỳ hình thành hoa, nước và phân phải đầy đủ, nếu không cành hoa sẽ ngắn nhỏ. Giữa kỳ sinh trưởng phải giữ được nhiệt độ thích hợp, ban ngày 16-18°C, ban đêm 10-13°C. Phần lớn thời kỳ phát triển của cây trường anh là 90-150 ngày. Mùa đông lạnh thường kéo dài thời kỳ phát triển. Mùa hè nhiệt độ lên cao, nếu che nắng và giảm nhiệt độ có thể kéo dài thời gian thu hái hoa và tăng sản lượng hoa. Mùa đông quét sạch lá già xúc tiến việc ra chồi mới và hình thành lá non, nếu ra hoa sớm cành hoa sẽ yếu cần phải cắt bỏ tránh tiêu hao dinh dưỡng.

Mùa đông nếu nhiệt độ quá thấp dưới 10°C, Sẽ Có ít Cành hoa cần phải tăng cường quản lý.

Cây trường anh thường bị một số bệnh như đốm than, đốm lá, thắt cổ rễ, và thối rễ. Khi bị bệnh cần cắt bỏ và đốt lá bệnh, phun thuốc Benlate 0,2%, Topsin 0,1%, cách 10 ngày phun 1 lần, phun 3-4 lần. Ngoài ra dùng thuốc Boocđô 1% hoặc Tuzet 0,1% thay nhau phun 3-4
lần. Đối với bệnh đốm lá có thê dùng các thuốc trên, hoặc dùng Zineb phòng trừ hiệu quả tốt hơn. 

Các loài sâu hại thường gạp là sâu xám, rệp sáp, bọ trĩ nhện lá. Đối với sâu xám có thể dùng Sumithion 0,1% để phun, với rệp sáp dùng thuốc Decis 0,05%, cách 10 ngày phun 1 lần; đối với bọ trĩ và nhện lá có thể dùng Sumithion, Metron 0,1% bón vào mỗi huyệt 5-l0g.

Cách trồng và chăm sóc Hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc có tên khoa học Cosmos Bipinnuatus họ Cúc. Cosmos có nghĩa là hài hòa, với thân cành mềm mại và nhiều màu sắc: đỏ, trắng, hồng. Ngoài ra có thể mỗi hoa có tới hai màu

Cánh hoa hoặc đầu hơi vuông hoặc xẻ thùy, nông - mỏng mảnh bay lất phất trước gió nên còn được gọi là hoa cánh bướm. Hoa Cosmos là loại hoa đơn chỉ cho một lớp 8 cánh. Trồng chủ yếu vào vụ Đông Xuân, dễ trồng, chịu đựng tốt với nắng và rét.

Kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không đòi hỏi đất tốt. Gieo hạt trên nền đất làm kỹ tưới ẩm, sau 3 - 4 ngày là nảy mầm, 10 - 15 ngày nhổ cây con đem trồng với mật độ 30x30cm. Cần bón phân lót cây mới cao to, trồng muộn Cosmos sẽ cho hoa bé và xấu. Hoa cắt cắm lọ hoặc được trồng thành luống ở công viên. Cần vun cao một chút để cây không đổ, không phải làm dàn đỡ hay cắm cọc. Hoa có cánh mỏng nên dễ héo, hoa đã héo khó tươi trở lại. Vì vậy, sau khi cắt hoa nên cắm ngay vào nước.

Hạt Cosmos được lấy khi quả đã đen và các hạt tách ra, đem phơi 3 - 4 nắng nhẹ để khô nguội rồi gói giấy báo gác lên gác bếp. Nhân của hạt nhiều dầu, dễ mất sức nẩy mầm, nếu gia công bảo quản không tốt. Thời gian sinh trưởng 60 - 65 ngày. Mùa hè có giống cho hoa màu vàng sai hoa và cho hoa lâu.

Cách trồng và chăm sóc cây Sứ

Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

1. Đặc điểm:
Cây sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp... Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau.

Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Chọn đất trồng:

Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.

3. Cách trồng:

Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.

Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.

Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.

Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.

4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình:

Cây trồng được 1 - 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người... Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.

Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.

5. Bón phân:

Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:

+ Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) - dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.

+ Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm:
Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.

+ Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.

6.Tưới nước:

Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

7. Điều khiển ra hoa:


Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.

8. Phòng trừ sâu bệnh:


Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như:

- Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa.

- Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng.

Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…

- Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus….

- Bệnh thối nhũn:
Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày.

Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra.

Phòng trị:
Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN…

- Bệnh đốm vàng trên lá:
Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây.

Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.

Kỹ thuật trồng hoa chuông mới

Hoa chuông Sinningia speciosa hay Gloxinia speciosa còn có nhiều tên gọi khác nhau, như hoa tình yêu valentine, hoa thánh, tử la lan, mõm chó biển, đại nhâm đồng, hồng xiêm.

Hoa chuông có nguồn gốc từ Brazil - là một trong những loại hoa nội thất có hình dáng lạ, màu sắc đa dạng rất được ưa chuộng trên thế giới đã được nhập nội vào nước ta. Cây có dạng thân củ, thấp cây (12-15 cm), lá hình thuôn hoặc oval, hoa hình chuông khá to. Cây rất khoe sắc do có ít lá và nhiều hoa to nở cùng lúc.

Thời gian từ trồng đến ra hoa 2 tháng đối với cây cấy mô và khoảng 5 tháng đối với cây trồng từ hạt, mỗi đợt hoa nở kéo dài khoảng 20 ngày. Các giống hoa chuông đơn và hoa chuông kép đều rất đa dạng về màu sắc từ hồng, tím, đỏ, đỏ viền trắng, tím viền trắng, trắng... Có thể nhân giống bằng cách giâm lá và củ.

* Giai đoạn cây con: Trồng cây cấy mô (đã thuần dưỡng 15 ngày) vào các ly nhỏ đường kính 5 cm với giá thể trồng gồm hỗn hợp than bùn: xơ dừa - tro trấu - đất mùn (2 : 1: 1 : 1), trong điều kiện thoáng mát (khoảng 50 % ánh sáng), khoảng 15 - 20 ngày sau chuyển sang trồng chậu. Phân bón pha hỗn hợp nitrat canxi (11 - 0 - 0 - 20 CaO) 65g, MKP (0 - 52 - 34) 10 g, kali clorua (0 - 0 - 60) 20 g, Multi - K (13 - 0 - 46) 20 g, magnesium nitrat (11 - 0 - 0 - 15 MgO) 25 g cho 100 ml nước. Tưới phân định kỳ 4 ngày/lần, ngâm ủ phân cá và phân bánh dầu để tưới bổ sung, phải tưới nước lại sau khi tưới phân.

* Giai đoạn trồng chậu: Cây con hoa chuông chuyển vào chậu có đường kính 14 cm, cao 10 cm với giá thể trồng gồm xơ dừa - cát sạch (3 : 1), lượng phân bón lót cho 100 chậu gồm Greenfield 2 kg, vôi nông nghiệp 300 g, sulfat sắt 250 g (pha với 8 lít nước để tưới), pH thích hợp cho cây 5,5 - 5,8.

* Chế độ tưới, ánh sáng và nhiệt độ: Cây hoa phát triển tốt trong điều kiện thoáng mát (khoảng 50% ánh sáng). Thường xuyên tưới nước vào buổi sáng sớm, không tưới vào buổi chiều vì cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Có thể tưới bằng nhiều cách như tưới phun sương, tưới nhỏ giọt... nhưng phải đảm bảo vừa đủ ẩm độ làm mát cho cây. Khi hoa đã nở chỉ nên tưới gốc, không tưới vào lá và hoa, không tưới quá đẫm vì cây dễ bị thối.

* Phân bón (như giai đoạn cây con): Cây dưới 1 tháng tuổi cần phun bổ sung các loại phân vi lượng như : Polyfeed (19 -19 - 19); Growmore (30 - 10 - 10)... Cây trên 1 tháng tuổi, ngoài việc bổ sung vi lượng, cần phun bổ sung các loại chất kích thích tăng trưởng như: Atonik 1,8 DD, AgrostimTM USA... Khi cây hình thành nụ, cần bổ sung Muti - K (13 - 0 - 46) và Nitrat canxi (11 - 0 - 0 - 20 CaO) để hoa bền đẹp.

* Ngắt lá, tỉa nụ: Muốn hoa nở tập trung cần tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên (khi nụ đã chuyển màu). Tỉa bỏ những lá, hoa đã già héo để tránh làm cây bị bệnh. Các hoa tàn thì tách bỏ hoa ra khỏi các đài hoa. Sau khi tất cả các hoa đã tàn, nên cắt sát gốc, các chồi mới sẽ mọc từ củ dưới mặt đất. Tiếp tục bón phân và chăm sóc theo quy trình, cây sẽ ra hoa mới.

* Phòng trừ sâu bệnh:
Hoa chuông thường bị một số loại côn trùng gây hại như nhện đỏ, các loại sâu ăn lá... nên cần phun ngừa các loại thuốc như Supracide 40 EC , Comite 73 EC, Kelthane 18,5 EC, Vertimec 1,8 EC, Bitadin... Các loại bệnh thường gặp là thối gốc và chết héo. Các bệnh này do độ ẩm quá cao, nơi trồng không thông thoáng, nên tưới vừa phải và tưới vào buổi sáng, tránh tưới buổi chiều hoặc buổi trưa dễ làm hư lá. Bệnh có thể khống chế được bằng các loại thuốc: Mexyl - MZ 72 WP, Topsin M 50 WP, Aliette 80 WP...

Kỹ thuật giâm cành hoa Cúc

Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ

Đây là một biện pháp kỹ thuật đơn giản đang được áp dụng phổ biến. Muốn có cành giâm tốt phải chuẩn bị vườn cây nguyên liệu (cây mẹ). Hệ số nhân cúc theo phương pháp này đạt từ 15-20 lần, tức là để trồng từ 15-20 ha cần phải có 1 ha vườn cây

Việc lựa chọn bố trí vườn cây mẹ, cần phải đạt tiêu chuẩn của vườn sản xuất hoa. Ngoài ra, cần phải có một số yêu cầu khác, đó là cao ráo, kín gió, thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản mầm cây con và có điều kiện làm nhà che ni lông đơn giản để tránh mưa to, gió lớn, bão lụt, nắng nóng cao. Những mầm cây mẹ được chọn để đem trồng là những cây ra rễ nhiều, khoẻ mạnh, không sâu bệnh. Cần lên luống cao, thoát nước, trồng với khoảng cách 15x15 cm (mật độ 400.000 cây/ha). Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ vườn cây mẹ như sau:

- Phân chuồng hoai mục: 1-1,5 tấn.
- Đạm urê: 12 kg.
- Phân supe lân: 26 kg.
- Phân clorua kali: 9 kg.

Sau khi trồng 12-15 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây tạo ra nhiều nhánh và 20 ngày sau bấm ngọn lần 2. Sau lần bấm ngọn lần 2 từ 1 cây đã cho ta 9-15 mầm có thể cắt đem giâm, đồng thời lần bấm này cũng có tác dụng tiếp tục tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau đó, cứ khoảng 15-20 ngày ta lại thu được một lứa mầm, lúc này từ một cây có thể cho tới 50-70 mầm, cứ với mức độ như vậy trong 1 vụ (khoảng 4-6 tháng) 1 sào vườn cây mẹ có thể cho tới 223.000-297.000 mầm giâm có chất lượng tốt, đủ trồng cho từ 15-20 sào vườn sản xuất.

Thời vụ giâm cành

Thời vụ giâm cúc phụ thuộc vào thời vụ trồng cúc sản xuất lấy hoa. Như vậy cần tính toán trước khi trồng ra ruộng sản xuất 10-15 ngày với mùa nóng và 15-20 ngày với mùa lạnh thì tiến hành giâm cành. Nếu giâm vào vụ Thu-Đông hoặc vụ Xuân-Hè lúc này thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, việc giâm tiến hành dễ dàng. Giâm vào vụ đông tháng 10-12 trời hanh khô cần phải có biện pháp giữ ẩm. Giâm vào vụ Hè tháng 6-8 trời nắng to, có thể mưa lớn thì phải có biện pháp hạn chế các điều kiện bất thuận này.

Chuẩn bị nhà giâm, nền đất giâm

Nhà giâm đơn giản, làm từ những thanh sắt, hoặc cây tre uốn thành hình vòm cung, chiều rộng vòm 2,2-2,5m, chiều cao từ 1,8-2m, vòm được che phủ 2 lớp. Lớp trên là loại lưới che, có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ. Phía trong là lớp ni lông trắng có tác dụng ngăn mưa, gió và giữ ẩm trong nhà giâm. Thiết kế sao cho 2 lớp ni lông này có thể kéo lên, kéo xuống để điều chỉnh lượng ánh sáng, gió từ bên ngoài vào.

Giá thể giâm cúc có thể là đất phù sa, đất thịt nhẹ hay đất bùn ao, nhưng tốt nhất là chọn cát sạch. Trước khi giâm cần phơi cát sạch và dùng Belnat xử lý, để diệt các mầm mống bệnh trong cát. Các luống giâm cành cần làm cao ráo, thoát nước, dùng gạch, ngói chắn để cát không bị rơi xuống rãnh.

Tiêu chuẩn cành giâm


Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ.

Mật độ khoảng cách giâm

Mật độ giâm phụ thuộc vào giống và thời vụ. Một số giống có cành to, lá nhiều giâm với mật độ 3x3cm tức 1.000 cành/m2. Giống cành nhỏ lá ít giâm dày hơn 2,5x2,5cm tức 1.600 cành/m2, mùa thu giâm dày hơn mùa hè.

Kỹ thuật giâm cành

Việc cắt cành nên tiến hành vào buổi sáng. Không nên cắt vào buổi trưa, hoặc những ngày có mây mù, hoặc sau những cơn mưa, vì sẽ làm mất sức sống của cành cắt. Trước khi cắt, nên phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, rệp. Khi cắt xong, giâm liền trong ngày, không nên để đến ngày sau. Ngọn giâm cần cắt vát sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước, kích thích cây mau ra rễ. Có thể tiến hành giâm ngọn theo 2 cách:

- Giâm khô tức là cắm ngọn giâm vào cát sau đó mới tưới đẫm nước.

- Giâm ướt tức là tưới đẫm nước vào cát sau đó cắm ngọn giâm.

Sau khi giâm phải che kín gió, che bớt ánh sáng từ 5-7 ngày để tạo bóng tối cho cành giâm nhanh phát sinh rễ non.

Sau đó, tùy theo thời tiết, mà có thể kéo dài lớp lưới và ni lông che một cách từ từ để cây quen dần với ánh sáng. Trước khi đánh cây ra trồng ngoài vườn sản xuất nên bỏ lưới và ni lông che để lúc trồng, cây không bị sốc sinh lý. Có thể tăng cường khả năng ra rễ của cây bằng cách sử dụng chất kích thích sinh trưởng xử lý cành giâm. Chất kích thích thường được sử dụng là axit indol axêtic (IAA), axit indola butyric (IBA) và axit naphtyl axetic (NAA). Do ngọn giâm mầm nhỏ, dạng thân thảo nên nồng độ dung dịch thuốc phải pha loãng khoảng từ 25-50ppm (các loại thuốc này đã được pha sẵn dạng chế phẩm có bán tại trường Đại học Nông nghiệp I, Viện Sinh học, Viện Hóa học…). Cành giâm trước khi cắm vào cát được nhúng vào dung dịch thuốc, ngập 1-1,5cm trong khoảng 10-15 giây. Cũng có thể sử dụng kích thích tố thiên nông, hoặc một số thuốc kích thích ra rễ của Trung Quốc, xử lý đều cho hiệu quả rất tốt.

Chăm sóc cành giâm

Giai đoạn trong vườn ươm không cần phải bón phân, chỉ cần luôn giữ ẩm bằng cách phun mù trên lá. Những ngày đầu phun ngày 3-4 lần sao cho lá cây luôn đảm bảo xanh tươi không héo, những ngày sau có thể giảm dần số lần tưới phun. Dùng kẹp gắp bỏ những lá thối, lá bị dính đất, lá bị rụng hoặc những cánh bị khô, thối để ngăn chặn sự lan truyền sang cây khác.

Cũng có thể sử dụng phân bón lá với liều lượng thấp, phun cho cây vào giai đoạn các cành giâm bắt đầu bén rễ. Phương pháp này có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cho cây khi rễ cây còn yếu, chưa cung cấp đủ thức ăn.

Sau 12-15 ngày kể từ khi giâm, rễ của các cành giâm dài từ 2-3cm, mỗi cành ra 3-5 rễ là có thể đem ra trồng ngoài sản xuất.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Trừ rệp sáp vẩy hại vạn tuế

Vạn tuế là loại cây cảnh được trồng khá phổ biến trong nhân dân vì chúng tương đối dễ tính, dễ trồng lại có hình dáng khỏe đẹp. Tuy nhiên chúng cũng dễ bị chết bởi sâu bệnh nhất là rệp sáp vẩy Chrysomphalus ficus

Rệp sáp vẩy hại vạn tuếTheo một số người chơi hoa kiểng ở Tiền Giang, Bến Tre… thì thời gian gần đây loại rệp này đã phát sinh và gây hại nhiều hơn so với trước đây.

Trên lá cây ban đầu chỉ có vài ba con nhìn giống như những cái vẩy mầu trắng nhỏ xíu cỡ 1-2mm bám chặt vào gốc của cuống lá kép chẳng mấy ai để ý. Tốc độ sinh sản của chúng khá nhanh, khi gặp điều kiện thuận lợi chỉ cần một thời gian ngắn là chúng đã sinh sôi nẩy nở bám trắng cả mặt dưới của phiến lá chét và xung quanh gốc của cuống lá kép, nếu mật số cao chúng bám trắng cả bề mặt của ngọn cây. Rệp nằm bất động một chỗ, chích hút nhựa làm lá cây vàng dần, nếu nặng có thể làm lá vàng úa nặng và chết khô. Nếu chỉ dùng thuốc trừ sâu một cách thông thường thì hiệu quả sẽ rất thấp vì loài rệp này có một lớp vỏ dai chắc bảo vệ bên ngoài, vì thế nhiều người cứ loay hoay không biết sẽ giải quyết sao với chúng.

Nhân một chuyến đi tham quan vùng trồng hoa kiểng ở quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy có nhiều vườn kiểng vạn tuế phát triển rất đẹp không hề bị loài rệp này gây hại. Những chủ vườn này cho biết kinh nghiệm như sau:

- Khi mua cây giống, hoặc khi tách chiết cây giống từ cây mẹ trong vườn ra trồng cần kiểm tra kỹ nếu phát hiện thấy có rệp thì phải diệt trừ chúng triệt để bằng cách dùng bàn chải hoặc chổi cọ sơn (loại có lông cứng) cọ rửa thật kỹ những chỗ có rệp bu bám để rửa trôi hết rệp trước khi đem cây giống đi trồng.

- Trong khi chăm sóc cây nếu thấy con rệp nào thì dùng tay tuốt giết ngay để hạn chế rệp sinh sôi tạo mật số cao.

- Cây nào đã bị rệp gây hại nặng nên cắt bỏ nhưng lá có nhiều rệp đem tiêu hủy, những lá còn lại dùng bàn chải, cọ sơn cọ rửa kỹ sau đó dùng vòi nước mạnh xịt kỹ xung quanh gốc để rửa trôi rệp ra khỏi vùng gốc, rễ của cây sau đó mới dùng thuốc để phun xịt.

Có thể sử dụng một số lọai thuốc như: Monster 40EC/75 WP; Bian 40EC; Lebaycid 50EC; Selecron 500EC; Mospilan 3EC; Oncol 20EC... hoặc DC-Tron Plus 98,8EC để phun xịt. Xịt xong dùng bao hoặc vải nilon bao trùm kín cây để thuốc xông hơi diệt tiếp những con rệp còn nằm ẩn nấp trong các khe kẽ của cây. Khoảng 2 ngày sau mở bao nilon rồi dùng vòi bơm nước có áp suất mạnh xịt rửa cho hết những con rệp còn đang ngắc ngoải chưa chết hẳn đang đeo bám trên cây. Sau 3-5 ngày, xịt thêm lần hai để diệt tiếp những rệp non mới nở. Nhớ xịt thật đậm vào những vị trí có nhiều rệp bu bám.

Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây vạn tuế

Cây vạn tuế là cây ưa sáng nhưng không ưa phơi nắng, nhất là lá non, trong thời kỳ ra lá non cần phải để trong râm. Nếu râm vừa phải, cây sẽ xanh. Nhưng nếu để trong râm lâu quá lại không có lợi cho việc sinh trưởng.

Kỹ thuật nhân giống: Có thể nhân giống vạn tuế bằng cách gieo hạt, giâm củ và giâm chồi hút.
- Gieo hạt: Do vạn tuế có hoa đực cái khác cây, trong đám cây trồng hoa đực rất ít, lại nở sớm hơn hoa cái nửa tháng đến 1 tháng, nên kỳ ra hoa không gặp nhau và gây ra hiện tượng không có hạt, vì vậy phải tiến hành thụ phấn nhân tạo. Nói chung vào cuối mùa xuân đầu mùa hè có hoa nở, mùa thu có hạt chín và thu hái, gieo trong năm tỷ lệ nảy mầm đạt 95%, nếu gieo vào năm sau chỉ đạt 20%. Trước lúc gieo phải ngâm nước ấm 50°C trong 12 giờ, đổ ra, gạt trải mỏng, sau 1 giờ lại ngâm nước ấm pha thêm 0,1% FeSO4 và KH2PO4, rồi bỏ vào tủ ẩm giữ nhiệt độ 50°C (hoặc đổ vào phích), sau 12 giờ đem ra gieo vào luống. Luống đất thường dùng là đất cát hoặc đất than bùn trộn cát hoặc cát sói bờ sông. Nếu nhiệt độ 25°C sau 4 tháng có thể nảy mầm. Sau 2 năm mọc được 2 lá có thể đem trồng.
-  Nhân giống bằng giâm củ: khi cây vạn tuế trưởng thành cưa thân cây thành từng đoạn dài 15 – 20 cm, tùy theo cây to hay nhỏ mà bổ ra 4 miếng, 6 miếng hoặc 8 miếng. Cạo hết phần tủy, dùng Benlat 0,4% khử trùng, hong khô, phần củ dùng thuốc kích thích IBA ngâm 2 giờ. Đất nuôi phải là đất thịt hơi chua, trên đó rắc một lớp cát dày 20 cm. Giữ đất cát có độ ẩm tương đối 60%, nhiệt độ trên 15°C. Như vậy sau 4 tháng sẽ ra rễ, sau 1 năm xuất hiện chồi hút, sau 1 năm rưỡi chồi hút có nhiều vẩy. Mỗi một miếng củ có thể mọc một hoặc nhiều củ con, thông thường sau 2 năm củ con sẽ mọc 1 – 2 lá. Cứ sau khi ra lá nếu có mấy chồi hút, có thể cắt tách ra đem trồng ta sẽ được nhiều cây hơn. Khi giâm củ ta thường được 1 thân nhiều cây, đem trồng chậu ta sẽ có cây rất quý. Dùng cách này cần chú ý khử trùng, chọn đất sạch, cạo sạch tủy để tránh chuột, sâu, kiến ăn hại, tính chất vật lý đất kém, nhiệt độ quá thấp, độ ẩm quá cao đều không có lợi cho sinh trưởng cây con.
- Nhân giống bằng giâm chồi hút: cây trưởng thành thường mọc chồi hút. Vì vậy, muốn có nhiều chồi hút có thể cố ý gây nhiều vết thương. Chọn cây có đường kính 5 cm, gốc trong lá vẩy đã mọc chồi hút trên 2 cm (tốt nhất là chồi mọc rễ, không cắt chồi chưa thành thục), khi trời nắng lấy dao đã khử trùng cắt thân chồi, lập tức ngâm vào dung dịch thuốc kích thích IBA 0,1% trong 2 giờ, lấy ra để khô vết thương, cắm vào luống giâm, phủ lên luống vật che phủ giữ ẩm. Sau 4 tháng nảy chồi, sau 1 năm mọc lá, khi có lá thật là có thể đem trồng.
Cây vạn tuế được 3 - 5 tuổi thì sẽ mọc mầm ở cổ rễ. Khi mầm được 2 lá (lá kép lông chim) với bộ rễ mầm hoàn chỉnh có khả năng tự lập, cẩn thận cắt tách ra khỏi gốc mẹ, sau đó trát hỗn hợp đất sét và vôi (tỉ lệ 50:50 theo khối lượng) vào vết cắt để chống nhiễm trùng và có thể thêm xà phòng hoặc mỡ bôi trơn để tăng độ bám và khử trùng của hỗn hợp. Nhúng rễ vào tro bếp hoai như khi hồ rễ mạ hoặc hỗn hợp tro và bùn (tỷ lệ 1:3) để kích thích mọc rễ. Khi nào se mặt bùn, đất rạn chân chim thì mới đem ươm trên đất màu xốp, ẩm, cao ráo và dại nắng.

Kỹ thuật trồng

Sau khi giâm 3 - 4 tháng (nếu mùa lạnh thì lâu hơn) thì đào bầu ra trồng vào bồn hay chậu hoặc đất. Đất trồng cần màu mỡ, phân chuồng ủ cho hoai, không cần đến phân hoá học - chú ý tránh gà ăn mầm non và phòng một số bệnh như muội, vẩy sáp…
Đất trồng: Chọn đất tốt thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nặng. Tốt nhất khi trồng trong chậu nên lấy đất bùn ao đã phơi đập nhỏ ra để trồng.

Thời vụ: Nên trồng vào vụ xuân (tháng 3-4) hay vụ thu (tháng 8-9) trong năm nếu trồng ở ngoài đất. Nếu trồng trong chậu thời vụ trồng rộng hơn do việc đó thể chuyển cây vào chỗ thích hợp.

Kỹ thuật trồng: Đất trồng nên bón thêm phân lót nước khi trồng. Đặt cây trên đất đã chuẩn bị sẵn ở các hố nhỏ, đặt gốc cây và lấp đất cho gốc sao cho lấp đất chỉ đến phần phình to nhất của thân cây, không nên trồng quá nông hoặc quả sâu đều không tốt cho cây. Nén đất nhẹ xung quanh gốc và tưới giữ ẩm cho cây.
Lưu ý: Khi trồng cây vạn tuế vào chậu, do cây mọc chậm nên không cần chậu quá lớn, sau 2 – 3 năm thay chậu 1 lần. Đất chậu nên chọn đất thịt thoát nước. Nếu đất quá chặt có thể thêm ít sỏi và sắt vụn, tốt nhất trộn thêm phân tổng hợp để bón lót.

Chăm sóc sau khi trồng: Sau trồng cần phải tưới nước cho cây để cây bám vào đất. Tưới từ từ và đều tránh đóng váng trên mật của đất. Định kỳ tưới 2-3 ngày 1 lần cho đến khi cây bén rễ vào đất (15-20 ngày sau trồng).

Chăm sóc cho cây: Vạn tuế không yêu cầu chăm sóc đặc biệt do có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh. Tuy vậy song cũng không nên để cây bị hạn hoặc quá ẩm ở đất sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra lá của cây.

Cần chú ý khi cây ra lá non cần giữ gìn không làm gãy, gập hoặc rơi rớt nước phân lên các lá non này nhất là những cây con thân cây vẫn còn thấp. Cứ khoảng 2-3 tháng nên tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/20 để giữ bộ lá xanh đậm và tăng khả năng ra lá cho cây.
Cây vạn tuế là cây ưa sáng nhưng không ưa phơi nắng, nhất là lá non, trong thời kỳ ra lá non cần phải để trong râm. Nếu râm vừa phải, cây sẽ xanh. Nhưng nếu để trong râm lâu quá lại không có lợi cho việc sinh trưởng. Thời gian để trong nhà không nên quá nửa tháng, nên thay đổi để ngoài sáng một tháng rồi lại mang vào nhà. Lá non cây vạn tuế có tính xu quang, muốn làm cho lá mượt thì trong kỳ sinh trưởng cứ 3 – 5 ngày lại xoay chậu 180°, cho đến khi lá định hình, màu lá chuyển từ xanh nhạt sang xanh thẫm mới thôi.
Cây vạn tuế có tính chống chịu rét. Ở miền Nam có thể để ngoài trời nhưng cần chú ý đến độ ẩm. Lượng bốc hơi sinh lý của vạn tuế nhỏ, những ngày trở mưa phùn hoặc mưa dầm, đất nén chặt làm cho rễ vạn tuế thối, gây chết cây. Đất chậu chỉ cần hơi ẩm là được, không nên tưới nhiều, càng không nên để úng nước. Vạn tuế có khả năng chống chịu hạn nhưng để khô lâu cũng gây héo rễ, không có lợi cho cây sinh trưởng. Trong mùa sinh trưởng nên đảm bảo cung cấp nước. Vào buổi sáng và buổi tối nên phun một ít nước lên lá và ngọn, đặc biệt phải bảo vệ lá non không được để héo.

Do cây vạn tuế mọc chậm, nên nhu cầu phân bón là không lớn, chỉ cần bón đủ phân lót. Khi bón thúc đảm bảo bón đủ phân P, K nhất là phân K vì phân K có thể tham gia vào hoạt động trao đổi chất trong cây, là chất hoạt hóa của 10 loại enzym, làm cho lá xanh thêm, thân cây mọc dài hơn, tăng sức sống cho cây. Tỷ lệ N:P: K là 1:1:2, đồng thời mỗi năm bón một lần FeSO4 0,5%. Đến mùa xuân có thể cắt bớt lá già để cây tăng sinh trưởng chiều cao. Muốn cây tiếp tục sinh trưởng, sau khi hoa nở mấy ngày liền cắt bỏ để cho cây mọc chồi đỉnh; nếu muốn có quả hạt thì tiến hành thụ phấn nhân tạo. Những vùng có sương muối phải giữ cho cây ở nhiệt độ trên 12°C thì cây mới sinh trưởng và phát triển được. Lá cây vạn tuế thường mọc chồng lên nhau, không khí không lưu thông hoặc nóng nực oi bức rất dễ bị rệp sáp và bệnh bồ hóng, phải kịp thời phun thuốc Rogor hoặc Monocrotophos hoặc Dichlorophos 0,1% để phòng trừ.

Phương pháp tạo dáng cho bonsai

Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng.

Uốn cành

Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.

Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.

Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.

Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng.

Khắc và uốn thân cây


Không thể nào uốn được những cây già đào Ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị khứng lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành, nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã.Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân, nhưng chú ý tuyệt đối không được khắc một đường vòng quanh lớp vỏ của thân, vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính, và sự quyến rũ mỹ thuật. Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ một cây già cỗi.

Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn. Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 ' vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ tóac ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng

Cây hoa Ngọc Lan

Cây Ngọc Lan được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan, nơi công sở, trường học, thường được trồng phân tán, riêng lẻ.

1/ Mở đầu:

Cây Ngọc Lan hay còn được gọi là Sứ ngọc lan  có tên kho học Michellia champaca thuộc họ Magnoliacee. Cây cò nguồn gốc chính từ Ấn Độ, cây có hoa trắng rất thơm, lá đẹp và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở nước ta, cây được trồng hầu hết ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học, công viên, chùa chiền.....

Gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc, gỗ dán đẹp. Hoa có thể chưng cất dầu thơm, chế nước hoa.

2/ Đặc điểm nhân biết:

Cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, nhánh non có lông. Lá đơn nguyên mọc cách to dài  20 cm, rộng 8 cm, xanh tươi, lá bẹ có lông trắng. Hoa trắng rất thơm dài 3 cm ở chót một nhánh, có 10 – 12 cánh hoa. Tâm bì chín chứa 1 đến 8 hạt màu xám.

Quả kép hình chùy kéo dài, mỗi quả đại có 1 – 8 hạt.Ít khi có trái.

3/ Điều kiện sinh sống:

Phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19, mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.000 đến 2.000 mm/năm. Trồng phổ biến ở  đồng bằng Nam bộ.

4/ Chọn nguồn giống:

Cây bố mẹ được chọn phải là cây khỏe mạnh, không cong queo sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi cây từ 10 – 20 để lấy giống.

Quả to dài từ màu xanh chuyển sang màu nâu là lúc quả chín, lúc đó có thể hái quả, tách hạt để gieo ươm. Quả thường chín vào tháng 1 – 3 dương lịch những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi vài ba nằng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô, sàng bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt, cho vào bảo quản nơi khô ráo. Hạt có lớp vỏ cứng  bao bọc, dễ bảo quản. Nên dự trữ hạt nơi khô ráo, có ẩm độ thấp.

5/ Tạo cây giống:

Cây con hoa ngọc lan có thể được tạo bằng phương pháp gieo hạt hoặc bằng phương pháp chiết

+ Đối với phương pháp tạo cây con bằng cách gieo hạt:

Trước khi gieo, xử lý hạt bằng nước ấm (40 – 50 độ C),  hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C), Sau 3-  5 ngày hạt trương cò hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60 – 75%, sau 2- 3 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.

* Bầu đất:

+ Vỏ bầu bằng túi P.E, kích thước 15 x 20cm, nếu trồng phục vụ cho cây cảnh quan đô thị, kích thước bầu phải lớn hơn.

+ Ruột bầu: 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác đến, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sàng cát và trộn 20% phân chuồng hoai. Tưới đẩm bầu trước khi gieo hạt.

Thời vụ gieo ươm:  Tháng 2 – 3 dương lịch .

+ Tạo cây con bằng chiết hoặc cành ghép:

Các cây con tạo bằng phương pháp chiết cành có nhiều ưu điểm là cây ra hoa kết quả sớm, khỏe, cho năng suất ổn định và giữ được phẩm chất dòng cây bố mẹ.

Kỹ thuật chiết cũng tương tự như chiết các loài cây ăn quả khác.

Sau khi chọn được cành, cắt và tách một vòng võ rộng 0,3 – 0,6 cm. Quấn quanh chỗ cắt bằng 1 dây đay hoặc gai để ngăn cho các mép võ phát triển nối lại với nhau. Lấy xơ dừa hoặc rễ lục bình đặt lên chỗ cắt rồi dùng 1 mo cau hoặc 1 miếng nylon dài khoảng 25 cm, rộng 15 cm, bọc lại, rồi buộc túm 2 đầu chắc chắn để giữ ẩm. Khi cành đã ra rễ và khi thấy rễ non chuyển sang màu vàng thì có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ. Và, cấy cành chiết vào túi bầu.

* Chăm sóc cây con trong vườn ươm:

Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn.bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).

Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã , để không làm cháy lá cây.

Tiêu chuẩn cây giống:

Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm – 80 cm, nhưng tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.

6/ Kỹ thuật trồng:

Cây Ngọc Lan được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan, nơi công sở, trường học, thường được trồng phân tán, riêng lẻ.

Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, mật độ trồng 280 cây – 625 cây, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.

Trước khi trồng cần tiến hành đào hố, kích thước hố: 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm.

Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai (5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.

Lưu ý: Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố.

Cách trồng:


Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Lấp đến đâu ặim chặt đến đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất.

Lưu ý: nếu trồng bằng túi bầu nylon phải xé túi bầu trước khi trồng.

Cây thường được trồng vào đầu mùa mưa.

7/ Chăm sóc nuôi dưỡng:

Đối với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.

Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.

Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vất phá hại.. Có như vậy mới tạo được một mảng xanh cho thành phô./.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa đồng tiền

Đồng tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối và cường độ ánh sáng cao do vậy trồng đồng tiền cần phải làm nhà che tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ

I. KỸ THUẬT TRỒNG

1. Chuẩn bị đất, phân

- Đất trồng hoa đồng tiền cần phải tơi xốp, có độ thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Nếu đất chặt, bí cần phải bón thêm mùn rơm hoặc trấu hun (chú ý hun phải còn tro nguyên hình).

- Làm đất kỹ, sạch cỏ, lên luống cao 35 – 40 cm; mặt luống rộng 0,9 – 1,0 m; trên luống bổ các hốc để bón phân, khoảng cách giữa các hốc là 30 cm x 30 cm (mỗi luống 2 hàng, hàng ngoài cách mép luống 30 cm), lượng phân + mùn bón lót cho 1 ha đồng tiền bao gồm: 30 tấn phân chuồng hoai mục + 10 tấn trấu (hoặc mùn) + 300 kg NPK trộn đều bón vào từng hốc, bón trước khi trồng 10 – 15 ngày, bón xong trộn đều với đất và lấp đất cao trên phân từ 3 – 5 cm.

1.1 Chuẩn bị nhà che

Đồng tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối và cường độ ánh sáng cao do vậy trồng đồng tiền cần phải làm nhà che tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ, có nhiều loại mẫu nhà che với chi phí từ 20.000 – 100.000đ/m2 tuỳ theo điều kiện kinh tế của từng nơi và từng chủ hộ mà áp dụng cho phù hợp.

1.2 Chọn giống, cây để trồng

Hiện nay đồng tiền kép các màu nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan đều được ưa chuộng và phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam.

Đồng tiền có thể trồng từ cây nuôi cấy mô và cây tách thân.

+ Cây nuôi cấy mô: Cây nuôi cấy mô ban đầu tuy nhỏ nhưng sinh trưởng phát triển khoẻ, sạch bệnh, năng suất và chất lượng hoa sau này cao hơn so với cây tách thân nhưng giá thành cây giống cao. Tiêu chuẩn cây nuôi cấy mô để trồng ngoài sản xuất là có 3 lá thật, trong túi bầu nilon.

+ Cây tách thân: Từ một cây nuôi cấy mô sau 6 – 8 tháng trồng có thể tách ra được từ 3 – 5 cây khác để đem trồng. Khi tách đào cả bụi, rũ sạch đất, dùng tay và dao sắc nhẹ nhàng tách từng thân ra sao cho không bị đứt rễ và mỗi thân cây mới phải mang ít nhất 1 – 2 rễ trở lên.

1.3 Kỹ thuật trồng

- Mật độ khoảng cách trồng: Đồng tiện kép phát triển khoẻ, lá rộng, to nên trồng với khoảng cách 30 x 30 cm. Mật độ là 50.000 cây/ha (tức là 1.800 – 2.000 cây/sào Bắc Bộ).

- Trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm, hay bị thối thân.

- Trồng song tưới đẫm nước, nếu cây đồng tiền bị đổ ngả nghiêng dựng lại và bổ sung đất vào gốc cây.

1.4 Chăm sóc đồng tiền

Hệ thống tưới nước cho hoa đồng tiền- Tưới nước: Đối với đồng tiền không nên tưới phun mạnh lên khắp mặt luống sẽ làm đất và si sinh vật hại bắn lên cây, gây hại cho cây. Nên lắp hệ thống tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây hoặc tưới rãnh cho ngấm lên trên. Nếu không có các điều kiện đó thì tưới nhẹ vào giữa hai hàng cây tránh làm đất bắn lên lá. Đồng tiền không ưa ẩm quá vì vậy 2 – 3 ngày tưới một lần tuỳ theo điều kiện thời tiết.

- Thu hoa: Sau trồng 50 - 60 ngày là có thể cho thu hoạch hoa. Chỉ nên thu hoa vào chiều. Khi thu hoa dùng tay cầm cuống hoa vặn nhẹ, không dùng kéo cắt và khi thu hoa xong không nên tưới phân ngay làm cho sâu bệnh dễ sâm nhập vào cây.

- Bón thúc: Hoa đồng tiền rất mẫn cảm với phân bón, phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Tuy nhiên cần bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ 1:1:1. Nếu bón đạm nhiều cành hoa mềm yếu, cắt cắm lọ hoa dễ bị gục xuống. Liều lượng bón thúc cho 1 ha: 120 kg đam: 120 kg lân: 120 gk kali. Định kỳ 15 – 20 ngày bón 1 lần bằng cách hoà tan với nước và tưới cho cây.

Ngoài việc bón phân qua rễ, cần phun thêm phân bón lá. Các loại phân bón lá có tác dụng kích thích cho phát triển là Spray-N-Grơ, Grơmore, E2001, Phân bón thiên nông...

Vặt bỏ lá già: Đồng tiền phát triển rất nhiều lá nếu để nguyên sẽ tiêu hao dinh dưỡng và dễ sinh sâu bệnh hại do vậy muốn có nhiều hoa phải thường xuyên vặt bỏ những lá già, lá bị sâu bệnh, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.

II. Sâu bệnh – cách phòng trừ

A. Sâu hại

1. Nhóm sâu ăn lá (Sâu xanh, sâu khoang, sâu xám)

Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên, sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Có nhiều loại thuốc phòng trừ những loại sâu trên như: Supracide 40 ND 10 – 15 ml/bình 8 lít, Ortus 40EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.

2. Nhện hại (Nhện đỏ hai chấm, nhện trắng và một số loại nhện khác)

Nhện châm vào lá, cánh hoa, chỗ bị hại tạo thành vết chấm nâu vàng nhỏ tác riêng nhau.

Khi bị hại nặng lá loang lổ màu vàng, nâu, biến dạnh cong queo, cánh hoa màu nâu vàng, hoa lệch hoặc bị dị dạng, hoa tàn và thối. Các loại thuốc phòng trừ là: Pegasus 500EC 8 – 10 ml/bình 8 lít; Mitac 20ND 30 – 40 ml/bình 8 lít; Vimite 10 ND 10 – 15 ml/bình 8 lít; Ortus 5SC 10ml/bình 8 lít.

B. Bệnh hại


1. Bệnh đốm lá (Cercospora)

Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâu nhạt, nâu đen, nằm dải rác ở phiến lá dọc gân lá, ở mép lá. Bệnh lan từ lá dưới lên lá trên, hại cả cuống hoa và cánh hoa, làm hoa gẫy gục dẫn đến héo. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC 10/15 ml/bình 8 lít; Tospin M70 NP 8 – 10 g/bình 8 lít; Vimonyl 72 BTN 25-30g/bình 8 lít.

2. Bệnh phấn trắng

Vết bệnh dạng bột phấn màu xám trắng, mặt dưới lá mô vết bệnh chuyển màu vàng nhạt, bệnh hại lá là chủ yếu ngoài ra còn hại trên thân, cành hoa là hoa lá nhanh tàn, thối nụ, hoa nhỏ, xấu. Dùng các loại thuốc sau: Ridomil 500SC 5 – 8 ml/bình 8 lít; Score 250ND 10 – 15 ml/bình 8 lít; New Kausan 16,6 10 – 15 g/bình 8 lít.

3. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, vết bệnh màu trắng đục ủng nước, cây bị bệnh héo xanh lá thường héo từ lá gốc lên trên, bẻ ngang cuống lá có bó mạch thâm đen. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Viben 50BTN 20 – 25 g/bình 8 lít; New Kausan 16,6 BTN 10 – 15 g/bình 8 lít; Streptomicin 100 – 150ppm.

Cách trồng và chăm sóc hoa đồng tiền

Cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ giúp các bạn có được những chậu đồng tiền to, màu sắc đẹp.

Hoa đồng tiền luôn là loại hoa khá phổ biến ở nước ta và thường được chưng trong nhà trong nhiều dịp. Hoa đồng tiền với màu đỏ biểu trưng cho sự hoan hỷ, mừng rỡ. Chưng trong nhà một chậu cảnh hoa đồng tiền tượng trưng cho sự lạc quan với thông điệp rằng “hãy tin thì sẽ làm được”. Cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ giúp các bạn có được những chậu đồng tiền to, màu sắc đẹp.

1. Nhiệt độ và độ ẩm


Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hoa. Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa đồng tiền là 15-25 độ C, cũng có một số giống hoa đồng tiền có thể chịu được nhiệt độ cao hơn 30-34 độ. Nếu nhiệt độ dưới 12 và trên 35 độ chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, chất lượng hoa xấu.

Hoa đồng tiền chịu hạn khá kém.Độ ẩm thường phải duy trì ở 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.

Cây đồng tiền phải trồng nổi, có rễ trồng ngang mặt đất, không trồng cây sâu quá cây sẽ phát triển chậm, dễ bị thối rễ. Sau khi trồng xong nên tưới đẫm nước, kiểm tra và định vị cho cây đứng thẳng.

2. Đất trồng

Với hoa đồng tiền thì các bạn cần chuẩn bị loại đất tơi xốp, có độ thông thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Đất trồng cho chậu đồng tiền gồm xơ dừa+ than bùn+đất cát (3:3:1), các bạn cũng có thể bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh và Super lân.

3.  Vị trí đặt chậu

Đồng tiền không chịu được mưa nhiều cũng như cường độ ánh sáng mạnh nên các bạn nên đặt chậu cảnh của mình ở trong nhà trong thời gian đầu để giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Sau khi trồng khoảng 2 tháng bạn có thể mang chậu cảnh của mình ra ban công hoặc lan can, bậu cửa để trồng nhưng vẫn phải hạn chế lượng ánh sáng trực tiếp. Các bạn có thể dùng chậu cảnh Greenbo để thuận tiện cho việc di chuyển vì chậu cảnh Greenbo được thiết kế khá đặc biệt với nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn. Một ưu điểm nữa của chậu cảnh Greenbo là chậu được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp cách nhiệt hoàn toàn nên rất thích hợp cho chậu hoa đồng tiền của bạn.

4. Tưới nước

Tưới nước cho chậu cảnh hoa đồng tiền vào buổi sáng, tránh tưới quá trễ vào buổi chiều cây dễ bị bệnh. Nên dùng bình phun để tưới cho ẩm đất, chú ý không làm văng đất lên lá. Tuy hoa đồng tiền không chịu hạn được nhưng cũng không ưa ẩm quá, vì vậy tùy vào điều kiện có thể 2-3 ngày tưới một lần.

Để cây sinh trưởng tốt và phát triển khỏe mạnh cần thường xuyên ngắt lá già, vàng úa, lá sâu lá bệnh. Nên thường xuyên tỉa lá cho cây để tạo sự thông thoáng cho chậu đồng tiền của bạn.

Hoa đồng tiền khá dễ trồng mà lại có thể trang trí cho ngôi nhà bạn với ý nghĩa hoan hỷ, sự vui vẻ trong gia đình. Hy vọng với cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ mang lại cho các bạn những kinh nghiệm để có chậu cảnh hoa đồng tiền đẹp.

Quy trình kỹ thuật trồng hoa đồng tiền chậu

Trồng đồng tiền chậu thích hợp nhất là ở vụ tháng 3 để thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: KS. Nguyễn Thị Thu Thùy, ThS. Bùi Thị Hồng, ThS. Chu Thị Ngọc Mỹ, TS. Trịnh Khắc Quang, TS. Đặng Văn Đông

2. Cơ quan tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả

3. Nguồn gốc xuất xứ: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất một số chủng loại hoa chậu có giá trị cao ở các tỉnh phía Bắc”.

4. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các tỉnh phía Bắc

5. Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất hoa đồng tiền trồng trong chậu

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐỒNG TIỀN TRONG CHẬU

I. Giới thiệu chung: Đồng tiền là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất hiện nay. Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay đồng tiền được trồng nhiều ở các tỉnh trong cả nước quy mô và diện tích trồng tương đối lớn.

II. Kỹ thuật trồng, chăm sóc

1. Thời vụ trồng: Trồng đồng tiền chậu thích hợp nhất là ở vụ tháng 3 để thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.

2. Chuẩn bị nhà che: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng đồng tiền chậu trong nhà có mái che; có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác.

3. Chuẩn bị giá thể

- Yêu cầu giá thể trồng đồng tiền chậu: Tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại, pH=6- 6,5

- Giá thể trồng chậu: Có nhiều loại giá thể trồng đồng tiền nhưng giá thể tốt nhất là: 1/2 đất + 1/2 xơ dừa + 1/2 phân chuồng (hoai mục).

+ Trước khi trồng, giá thể phải được xử lý nấm bệnh. Dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 - 1/100 lần; hoặc dùng Viben C 50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 lần, phun hoặc tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 1-2 ngày.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

4.1. Chọn cây giống: Cây giống là cây nuôi cấy mô sẽ có khả năng sinh trưởng phát triển rất khoẻ, sạch bệnh, Chiều cao cây: 4,0- 5,0cm; Số lá/cây: 5,0- 6,0 lá; Số rễ: 5,0- 6,0 rễ; Chiều dài rễ: 2,0- 3,0cm

4.2. Kỹ thuật trồng

- Dùng chậu nhựa hoặc chậu sứ có kích thước, kiểu dáng khác nhau. Chậu có kích thước 20 x 16 x 22 cm trồng 1 cây/chậu.

- Cách trồng:

+ Cho giá thể vào chậu sao cho giá thể cách miệng chậu từ 3- 5cm. Khi trồng phải chú ý đặt cây ở chính giữa chậu và trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với bề mặt của giá thể, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối thân.

+ Khi trồng xong phải tưới đẫm nước để đảm bảo độ ẩm cho giá thể. Nếu cây đồng tiền sau khi tưới nước bị đổ thì ta dựng lại và bổ sung thêm giá thể vào gốc cây.

+ Xếp chậu với chậu cách nhau 10-15cm (tính từ mép chậu).

4.3. Kiểm tra cây sau trồng: Sau trồng phải thường xuyên kiểm tra để bổ sung giá thể tránh để hở rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.

4.4. Kỹ thuật tưới nước

- Luôn phải giữ ẩm cho giá thể trong suốt quá trình trồng.

- Tưới cây ở phần gốc, tưới nhẹ lên bề mặt giá thể tránh làm lá, nụ và hoa bị ướt. Nếu tưới quá mạnh sẽ làm cho đất và vi sinh vật bắn lên cây gây hại cho cây. Đồng tiền không ưa ẩm quá vì vậy 2 – 3 ngày tưới 1 lần tuỳ theo điều kiện thời tiết.

- Có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây cho đồng tiền với chế độ tưới thích hợp là 30 phút/ngày là thích hợp.

4.5. Kỹ thuật bón phân

- Sau khi trồng đồng tiền khoảng 4 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Loại phân bón thúc tốt nhất là loại phân Đầu trâu có tỷ lệ: 20-20-15+Te, nên hòa phân với nước, khoảng 1 kg phân/250 lít nước để tưới.

- Ngoài việc bón phân qua rễ, cần phun thêm phân bón lá nâng cao năng suất và chất lượng hoa. Dùng phân Đầu trâu 902, phun sau trồng 30 ngày, định kỳ phun 10 -15 ngày 1 lần và phun 1 bình 10 lít/100 m2 nồng độ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

4.6. Vặt bỏ lá già

Thường xuyên vặt bỏ lá già, lá bị sâu bệnh và vệ sinh đồng ruộng.

III. Thu hoạch và tiêu thụ hoa

Thời điểm xuất chậu hoa: tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên đồng tiền là cây lâu năm nên cho thể bán khi cây được 1-2 năm tuổi.

Vận chuyển: cho từng chậu vào túi ni lông, sau đó xếp chặt các chậu trong thùng cattong với kích thước 40 x 60 x 70 cm.

Chăm sóc trong quá trình sử dụng:
để chậu hoa ra ngoài ánh sáng 1-2h (8-10h) mỗi ngày. Tùy vào độ ẩm của chậu có thể 3-4 ngày tưới nước/1 lần và định kỳ 10-15 ngày dùng phân Đầu Trâu 902 phun 1 lần với nồng độ pha loãng là 1/800.

IV. Phòng trừ sâu bệnh

1. Sâu hại:

1.1. Nhện: Gây hại trên lá làm cho lá bị cháy vàng lãm xuống héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng.

Phòng trừ: Sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 –10 ml/bình 8 lít, phun 3 bình/sào Bắc Bộ, hoặc sử dụng luân với một số loại thuốc khác như: Ortus 5 EC liều lượng 10 ml/bình 8 lít, Comite 73 ND liều lượng 10 –15 ml/ bình 8 lít.

1.2. Sâu vẽ bùa: Sâu non nằm dưới biểu bì lá, lấy thức ăn tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, phá hoại tế bào và diệp lục.

Phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh như Padan, Supathion 40 EC liều lượng 15- 20ml/ bình 8 lít ….

2. Bệnh hại:

2.1. Bệnh thối xám.

Hại trên lá non cây bi thối nát và khô. Bệnh nặng cây thối mềm và chết. Đặc điểm phát sinh phát triển:

Phòng trừ: Tăng cường thông gió, hạ nhiệt trong nhà vườn, kịp thời nhổ bỏ cây bệnh, xử lý tiêu độc đất hoặc thay đất nơi có cây bị nhiễm bệnh.

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc hoá học sau để phòng trừ khi phát hiện thấy bệnh : Score 250EC 7-10ml/bình 8 lít, Rhidomil Gold 68%WP 25g/bình 10 lít.

2.2 Bệnh đốm vòng trắng (vành khuyên trắng: gây hại rễ và ở cổ thân cây, lá và rễ cây bị nhiễm bệnh thối nhũn

Phòng trừ: Không được dùng khay và chất nền cũ chưa qua khử trùng. Xử lý diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng. Loại bỏ cây bị bệnh, lá bị bệnh để tiêu huỷ. Sử dụng Futanin50% 50ml/bình 8 lít phun toàn bộ lên cây.