Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam bù

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam bù

Cam bù Hương Sơn là đặc sản nổi tiếng của Hà Tĩnh với màu sắc đẹp, hương vị ngọt thanh, bổ dưỡng, là thứ quà quý vào dịp Tết.


Năm nay, dân Hương Sơn được mùa cam bù, nhiều trang trại thu bạc tỷ. Cam bù là giống cây bản địa phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của huyện miền núi Hương Sơn được người dân trồng cách đây hàng trăm năm. Cam bù được xem là cây chủ lực trong phát triển kinh tế vườn đồi, góp phần xoá đói giảm nghèo. Cam bù thường chín rộ vào dịp tết Nguyên đán, mang lại nguồn thu nhập với giá trị kinh tế cao. Hiện tại, giá cam dao động từ 50 – 70 nghìn đồng/kg.

1. Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Việc chọn giống tốt và sạch bệnh sẽ giúp cây sinh trưởng khoẻ trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, cho trái có phẩm chất ngon. Cây giống phải khoẻ, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khoẻ, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm lớn hơn 0,5cm, chiều cao trên 30cm đối với cây ghép, với cây chiết đường kính thân lớn hơn 0,8-1cm.

2. Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

- Thời vụ: Cam thường được trồng vào đầu (tháng 2) hoặc cuối mùa mưa (tháng 9) là thích hợp nhất. - Tuỳ theo đất đai, khí hậu, khoảng cách trồng có thể : 5 x 4m, 4 x 4m, 3 x 4m.

3. Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

- Làm đất: Đất trồng cam phải cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập lụt hàng năm. Ở vùng đồng bằng, vùng trũng phải đào mương, lên luống. Trung du và miền núi nên chủ động nguồn nước để tưới khi cây bị khô hạn. - Đào hố: Hố trồng có kích thước 60x60x50cm.

4. Phân Bón Lót:

Trước khi trồng cây cần bón phân cho hố để cây có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bón lót: 30 - 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 - 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H...) 0,1kg). Khi bón phải trộn đều các loại phân lại với nhau. Và sau đó dùng đất lấp hồ lại. Tiếp theo cần bơm nước vào hố, 10 – 15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố để phòng ngừa sâu bệnh tốt nhất cho cây.

5. Kỹ Thuật Trồng Cây Cam Bù:

Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng). Chú ý: Khi cây còn nhỏ, chưa giao tán, nên trồng quanh cây đậu đỗ để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và dùng làm phân cải tạo đất.

6. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cam Bù:

6.1. Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cắt bỏ các cành vượt, cành mọc ra từ gốc ghép, cành sâu bệnh, dập gãy. Nuôi dưỡng những cành cần thiết để tán cây đều đặn, cân đối. Việc tỉa cành tạo tán bắt đầu từ khi cây cao 0,5- 0,6m tạo khung thân hợp lý ban đầu vững chắc, cành được phân bố dạng ngôi sao trên thân cây để không che khuất ánh sáng lẫn nhau. Những cành già cỗi sau một thời gian cho quả cũng cần chặt bỏ nuôi những cành non mới cho quả trong những năm tiếp theo. Trồng cây chắn gió có tác dụng làm giảm sự bốc hơi nước, giảm sự cọ sát của các quả với cành và làm chậm sự di chuyển của các loại côn trùng, nhất là rệp và rầy chổng cánh. Hàng cây chắn gió được trồng chủ yếu ngăn được các hướng gió chính, cách hàng cây cam đầu tiên ít nhất 5m để tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Cây chắn gió có thể trồng bằng keo tai tượng, keo lá tràm, keo dậu,….

6.3. Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Cam Bù:

Sau một tháng cây hồi phục dùng nước phân lợn hoặc nước giải đã ủ pha loãng 10 lần với nước lã hoặc nước phân đạm 1%, 15-20 ngày tưới 1 lần. Bón phân thời kỳ thiết kế cơ bản (sau trồng 1-3 năm). Lượng phân bón cho 1 cây: 10kg phân chuồng + 100g ure + 300g supelân + 100g kali Cách bón: tháng 9, tháng 11 bón 100% hữu cơ + 100% lân; từ ngày 15/1 đến 15/3: 40% urê + 40% kali (nhằm thúc cành xuân); tháng 5 bón: 30% urê + 30% kali; tháng 7-8 bón: 30% urê + 30% kali (bón cành thu) Bón phân thời kỳ kinh doanh (Từ năm thứ 3 trở đi): với cây vào kinh doanh từ tháng 11 hạn chế tưới nước và dùng thuổng hay mai xẻ xung quanh gốc, cách gốc 25-30cm. Chặt đứt rễ xung quanh, phơi gốc 10-15 ngày cho cây cằn, lá vàng hơi héo sau đó bón cho 1 cây từ: 10-40kg phân chuồng hoai mục + 0,5-1 kg supe lân, bón quanh tán lấp kín phân. Chú ý: Khi xén rễ phải dùng dụng cụ sắc, không làm xơ, dập rễ, lay động gốc ảnh hưởng đến cây, sau đó tưới giữ ẩm cho cây. Khi cây ra hoa kết quả tránh tác động vào gốc, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu hoa, quả. Khi quả đã ổn định, dùng phân bắc, phân chuồng hoai mục hay đậu tương xay nhỏ (1kg/gốc) ngâm từ 10-15 ngày, pha loãng 5 lần tưới cho cây. Cứ 20 -25 ngày một lần tưới, bã ngâm vớt lên dải đều quanh tán lấp đất nhẹ. Có thể kết hợp dùng phân bón qua lá phun theo nồng độ khuyến cáo vào các tháng 3,5,6,8 và luôn giữ ẩm cho cây.

7. Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Cam Bù:

7.1. Sâu vẽ bùa:

Phá hại quanh năm nhất là từ tháng 4 đến tháng 10.

- Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 - 2 lần bằng 1 trong các loại thuốc sau đây: Sumisizin pha đồng độ 0,1%, Decis pha nồng độ 0,1%, Sherpa pha nồng độ 0,1% Padan pha nồng độ 0,1 - 0,2%, Nicotex, Supracide nồng độ 0,1-0,2%.

7.2. Nhện đỏ

Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa Đông và mùa Xuân phá hoại cành lá non và quả.

- Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc sau đây để phun: lưu huỳnh vôi (Vụ Hè Thu: 0,2-0,30 Bô mê, Vụ Xuân: 0,5 - 10 Bômê), Kentan pha nồng độ 0,1%, Danitol - S 50EC pha nồng độ 1%, Monocrotophos 56% pha nồng độ 0,1 - 0,2%, Methamidsphos 600 dạng nước nồng độ pha 0,2%.

7.3. Sâu đục cành:

Sâu bắt đầu phá từ tháng 5 và tháng 6. Trên 1 cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 - 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết.

- Phòng trừ: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm, rạ, Ofatox pha nồng độ 0,1% quất chặt thâ cây và cành to, khi xén tóc chiu ra gặp thuốc sẽ chết.

+ Trừ sâu non: Dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc SumisiZin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100, Monito nồng độ 0,2% vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lại.

7.4. Rầy chổng cánh:

Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam, quýt hiện nay.

- Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc Bassa 50EC (pha nồng độ 0,2%) Applaud - Mipcin pha nồng độ (0,2%), Shrezol pha nồng độ 0,2% phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ).

7.5. Ruồi đục quả:

Dùng bẫy bả để diệt là chủ yếu. Pha Methyl. Euzennol loãng cùng với Nales 5% bôi vào mặt cắt quả cam, quýt đổ bôi lên cây dẫn dụ và diệt ruồi đực, ngoài ra có thể phun Dipterex 0,05%.

7.6. Bệnh loét:

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri hại lá, cành, quả, gai, lá bị loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể rụng nhưng phần lớn các quả bị bệnh dễ thối.

- Phòng trừ:

+ Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ cành bị bệnh đem đốt.

+ Diệt sâu vẽ bùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non.

+ Phun 1 trong các loại thuốc: Booc-đô nồng độ 1%, Zineb nồng độ 0,5 - 1%, Casuran nồng độ 1%.

8. Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thời điểm: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ mầu xanh sang màu vàng khoảng 20-30 diện tích vỏ quả. Cần thu hoạch đúng thời vụ để tạo cho cây phân hóa mầm hoa tốt, thu hái quả vào những ngày râm mát. Kỹ thuật: Dùng kéo chuyên dụng cắt cuống quả, thu hái quả nhẹ nhàng tránh tổn thương cơ học. Quả được cho vào thùng hoặc sọt có lót giấy, xốp, vận chuyển về nơi tập kết để phân loại, lau khô vỏ quả và tiến hành xử lý bảo quản. Bảo quản trong hòm gỗ phủ lá chuối khô: Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, xếp vào giữa hòm, khoảng cách các quả được chèn bằng lá chuối khô, đậy nắp giữ kín gió. Bảo quản trong túi nilon đục lỗ: Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, cho vào túi nilon đục lỗ để nơi thoáng mát.

9. Kinh nghiệm và Thị Trường:

Cam bù được Bộ NN&PTNT công nhận là loại cây ăn quả chất lượng cao và được đưa vào danh mục cây ăn quả đặc biệt quí hiếm cần được bảo vệ nguồn gene. Hà Tĩnh đang phục hồi, lưu trữ, bảo tồn nguồn giống và phát triển diện tích trồng cam bù lên 1.177 ha vào năm 2020, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hương Sơn (982 ha), Vũ Quang (195 ha).

Các bệnh thường gặp trên cây cam bù Hà Tĩnh

Các bệnh thường gặp trên cây cam bù Hà Tĩnh

Trên cây cam bù Hà Tĩnh hay xuất hiện các loại bệnh thuộc dòng cây ăn quả có múi, để phòng trừ hiệu quả, bà con cần chú ý chăm sóc cây tốt ngay từ đầu, tránh để trường hợp bệnh hại xuất hiên mới tiến hành xử lý.


I. Bệnh loét

1. Đặc điểm nhận biết:

Trên lá non: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ đường kính dưới 1mm thườn thấy ở mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Chung quanh vết bệnh có quầng tròn dạng giọt dầu màu vàng hoặc xanh tối. Khi vết già rắn lại nổi gờ giống như ghẻ, loét, xù xì, mặt dưới lá sù sì, mặt trên lá nứt nẻ màu xám tro.

Trên quả: Vết bệnh ở quả cũng như ở lá, vết bệnh rắn, sù sì, màu nâu, hơi lõm, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa mô bệnh chết có thể bị rạn nứt. Vết bệnh không ăn sâu vào ruột nhưng làm quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng

Trên cành và thân cây non: cũng như trên lá nhưng bị sùi lên, ở giữa không bị lõm xuống, chung quanh không có quầng vàng. Vết bệnh lớn nối liền với nhau bao quanh thân non và cành làm phía trên bị khô héo, dễ gãy đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa.

Bệnh có thể bị nhầm lẫn với bệnh ghẻ ( sẹo ), bệnh loét thể hiện trên cả hai mặt lá, chung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo. Ngược lại bệnh ghẻ thường xuất hiện ở một mặt lá, thường là mặt dưới, vết bệnh nhỏ hơn vết bệnh do loét gây ra và thường nhô cao trên bề mặt phiến lá, chung quanh không có quầng vàng.

2. Tác nhân gây bệnh

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas canpestris pv. citri gây ra.

3. Điêu kiện phát sinh phát triển bệnh

Bệnh loét phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao ( 20-30 độ C ), ẩm độ cao. Bệnh gây hại nặng ở những cây còn non, chưa thuần thục. Sâu vẽ bùa cũng là môi giới truyền bệnh, chúng tấn công trên lá non và tạo vết thương là nơi vi khuẩn rất dễ thâm nhập vào trong tế bào cây và gây hại.

4. Phương pháp phòng trừ

- Thu dọn sạch tàn dư, bộ phận bị bệnh trong vườn đem đi tiêu hủy.

- Dùng các giống chống chịu bệnh loét.

- Trồng cây con sạch bệnh, công cụ làm vườn nên tiệt trùng bằng Javel.

- Xử lí đất trước khi trồng. Đối với hạt, mắt ghép, quả tại các trạm đóng gói có thể xử lí bằng Javel với nồng độ 1.500 ppm trong 5-10 phút.

- Bón phân cân đối. Trồng các cây chắn gió chung quanh vườn hoặc đan xen các hàng cây.

- Phun các loại thuốc vào các đợt ra lộc ( đọt ) bằng các loại thuốc Kocide, Kasuran, Coc 85 hay thuốc có gốc đồng như: Booc-đô, Champion hoặc dầu HMO.

- Khi cây bị bệnh, có thể sử dụng thêm các loại thuốc như Kasumin, Starner, Physan 20 phun theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa như Applaud 10WP, Ofunack, Vertimic, Confidor.

- Quét vôi vào gốc vào cuối mùa nắng, xới gốc và bón vôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh phát triển.

- Trong vườn có nhiều cây bị bệnh nặng, nên hạn chế việc phun nước tưới thẳng lên tán cây vì như vậy sẽ giúp phân tán mầm bệnh trôi nỗi trong nước tưới hay bắn các giọt vi khuẩn sang lá, cành, quả khác.

II. Bệnh ghẻ

1. Đặc điểm nhận biết

Các vết bệnh ban đầu như những gai nhọn thò ra khỏi mặt lá, cành non hoặc quả. Giai đoạn sau, những gai nhọn chuyển màu nâu có kích cỡ 1-2 mm. Lá bệnh thường biến dạng, cong về một phía. Cây con bị nặng sẽ lùn, phát triển kém. Trên quả các vết bệnh nối lại thành những mảng lớn nhỏ làm cho vỏ quả xù xì, quả không lớn được.

2. Tác nhân gây tật

bệnh ghẻ ( còn làm gọi là bệnh sẹo, ghẻ nhám, ghẻ lồi… ) do nấm Elsinoe fawcetti gây nên.

3. Đặc thù phát sinh gây hại

Nấm bệnh lưu tồn cốt yếu trên lá và cành non, đã bị bị lây bệnh. Sau thời gian ấy, các bào tử nấm trong điều kiện thuận lợi ẩm độ cao, nhiệt độ từ 25-30 oC nẩy mầm và theo gió, nước mưa lây lan bám vào mặt cành lá non, quả non gây hại, kể cả những quả vừa mới đậu.

4. Biện pháp phòng trừ

- Phun phòng bệnh cây con ở vườn ươm.Trồng cây giống sạch bệnh.

- Thường xuyên vệ sinh vườn, trỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.

- Cắt bỏ và tiêu hủy những cành lá bị bệnh, hạn chế mầm bệnh lây lan.

- Bón phân hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra chồi non liên tục.Giảm lượng phân đạm bón cho cây, ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.

- Sử dụng một số loại thuốc như Booc-đô 1%, Zineb 0, 2% phun phòng vào giai đoạn cây con.

- Trên vườn cây có múi ở thời kỳ lúa ra đòng kinh dinh cần phun sau mỗi đợt lộc cũng như giai đoạn vừa đậu quả bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Kumulus 80 DF ( Sản phẩm của Cty BASF-Đức ): pha 30-40 g/bình 8 lít

+ Polyram 80 DF ( Sản phẩm của Cty BASF-Đức ): pha 25-30 g/bình 8 lít nước

+ Bavistin 50 FL ( Sản phẩm của Cty BASF-Đức ): pha 5-10 ml/bình 8 lít

+ Bemyl 50 WP ( Sản phẩm của Cty Cổ phần Nông dược HAI ): pha 20-25 g/bình 8 lít

+ Carbenda 50 SC ( Sản phẩm của Cty Cổ phần Nông dược HAI ): 5-10 ml/bình 8 lít.

III. Sâu vẽ bùa

1. Đặc điểm nhận biết

- Sâu non mới nở màu xanh nhạt, trong suốt, dài khoảng 0, 4mm, lớn lên có màu vàng xanh, dẹp, gần hoá nhộng có màu vàng. Sâu non không chân, đốt cuối bụng có hình ống dài.

- Nhộng dài 2, 5 - 3mm, phía đuôi thon nhọn, có một gai nhỏ trên đầu, có 2 đốm màu đen cuối mầm cánh. Khi mới hoá nhộng có màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu nâu.

2. Đặc điểm phát sinh gây hại

- Ban ngày bướm ẩn nấp ở mặt dưới lá, hoạt động mạnh lúc chập tối, rất ít vào đèn. Đẻ trứng tản mát từng quả ở mặt trên hoặc mặt dưới lá non.

- Sâu non gây hại bằng cách đào các đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới biểu bì lá, ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục tố, để lại lớp biểu bì trắng bạc.

- Sâu gây hại rất sớm ngay từ khi lá non mới xòe ra, nhiều trường hợp hầu hết các lá non bị sâu hại. Lá bị uốn cong và biến dạng, giảm quang hợp, có thể khô và rụng, có tác động nhiều đến sinh trưởng của cây.

- Vết đục của sâu vẽ bùa còn là đường thâm nhập của vi khuẩn gây bệnh loét rất phổ thông trên lá cây có múi.

- Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm đặc biệt là giai đoạn cây chồi, lá non.

3. Biện pháp phòng trừ

- Tỉa cành, bón phân hợp lý cho cây ra chồi tập trung để hạn chế sự phá hại liên tiếp của sâu, thuận tiện cho việc phun thuốc phòng trừ.

- Nuôi kiến vàng trong vườn cây có múi.

- Theo dõi các đợt chồi ra rộ trên vườn, nhất là các đợt chồi xuân, đợt chồi sau khi mưa, sau khi bón phân và sau khi tưới nước.

- Tiến hành phòng trừ sớm khi độ dài của chồi đạt 1-2 cm hoặc thấy xuất hiện đặc điểm gây hại của sâu vẽ bùa. Phun ướt đều cây bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Dầu khoáng Citrole 96, 3EC: 80 ml/bình 16 lít nước

+ Elsan 50EC, Nurelle D 25/2.5EC, Oncol 20EC: 40-60 ml/bình 16 lít nước; Oncol 25WP: 40 ml/bình 16 lít nước

+ Mospilan 3EC: 15-20 ml/bình 16 lít nước; Mospilan 20SP: 5 g/bình 16 lít nước

+ Fastac 5EC, Cyper 25EC: 10-20 ml/ bình 16 lít nước

+ Lannate 20SP: 40 g/bình 16 lít nước

+ Sumi Alpha 5EC: 10 ml/bình 16 lít nước

IV. Bệnh Greening

1. Nguyên do

Bệnh do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn tấn công mạch dẫn của cây.

2. Triệu chứng

Trên lá: Dấu hiệu nhận biết của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng lưỡi thỏ, nên có tên bệnh vàng lá gân xanh.

Trên quả: Quả nhỏ hơn thường nhật, quả bị lệch, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả có quầng đỏ từ dưới đít lên. Hạt trên quả bị bệnh thường bị thối, có màu nâu.

Bộ rễ: Khi cây bị lây bệnh làm rễ cây bị thối, đa phần rễ tơ bị mất chỉ còn các rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.

Các triệu chứng trên xuất hiện từng cành, từng cây trong vườn, có khi hiện ra cả vườn.

Sự kết hợp giữa các triệu chứng trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh trongvườn là điều kiện rõ rang cho việc xác định bệnh vàng lá gân xanh .

3. Phân biệt cây bị bệnh vàng lá gân xanh với cây bị thiếu kẽm:

Cây bị bệnh vàng lá gân xanh thì thường thể hiện triệu chứng ở những cây phía ngoài vườn nhiều hơn ở trong; trên một cây có cành nặng, cành nhẹ và có cành không bị bệnh. Biến diễn bệnh tự do tương đối nhanh nên chết rất nhanh từ cành bị nặng đến cành bị nhẹ. Trên quả thì thể hiện triệu chứng đầu tiên là quả bị lệch lạc biến dạng, khi bổ ra sẽ thấy tâm lệch qua một bên và hạt bị thối.

Cây thiếu kẽm có thể thể hiện đồng loạt trên tất cả các cây hay ở một hướng hoặc một thửa nào đó trong vườn, triệu chứng giống nhau, mọc chỗ ẩm thấp bị nặng hay nhẹ. Mức độ biến diễn rất chậm, có thể kéo dài trong nhiều năm sau cây mới chết tuỳ theo điều kiện chăm sóc.

4. Điều kiện phát triển của bệnh

Bệnh lây lan do rầy chổng cánh truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh và bệnh lây lan qua mắt ghép.

Vườn cam quýt chăm sóc kém, đất dễ ngập úng cũng là nhân tố tạo hoàn cảnh thúc đâỷ bệnh phát triển mạnh.

5. Phòng trừ


Đến nay bệnh này vẫn chưa có thuốc trị mà phòng là chính:

+ Trồng cây giống khỏe, sạch bệnh.

+ Không sử dụng vườn cam quýt có cây bị bệnh để nhân giống.

+ Chặt bỏ cây cam quýt đã bị lây bệnh đem tiêu hủy để giảm lây lan bệnh sang cây không bị bệnh.
trồng cây chắn gió quanh vườn như xoài, giâm bụt, để tránh rầy chổng cánh thâm nhập, hoặc trồng xen ổi; không trồng xen trong vườn các cây họ cam quýt.

+ Tạo tán, trỉa cành để vườn thoáng khí, tránh giao tán; bón phân cân đối và vừa đủ, không quá nhiều phân đạm để cây ra lộc non tập trung.

Thăm vườn thường xuyên để phát hiện rầy chổng cánh và phun thuốc trừ rầy kịp thời; phun thuốc đều khắp cây và tập trung vào các lộc non, lá non.

Sử dụng một trong số các loại thuốc sau để phun trừ rầy chổng cánh nhăn chặn sự truyền bệnh như: Trebon, Sherpa, dầu khoáng…/.

V. Bệnh thối gốc chảy nhựa

1. Đặc điểm gây hại

Bệnh gây hại trong hoàn cảnh ẩm độ cao, nhiệt độ thấp, độ pH đất thấp phù hợp cho nấm hại phát triển.

Ở phần gốc hiện ra các những vết nhũn nước, nhựa chảy ra. Lúc đầu các vết có màu vàng sau khô lại chuyển sang màu nâu. Vết sau hết kho và nứt ra, ngay vết bệnh vỏ trong bong ra. Bệnh có thể phat triển nhanh vòng quanh thân hoặc rễ chính làm lá bị vàng, nhất là gân lá, kế đó là rụng lá, bệnh nặng lá tren cành rụng gần hết, cành khô chết.

2. Tác nhân gây bệnh: do nấm Phytopthora nicotinanae gây ra

3. Phòng trừ bệnh

+ Không nên ủ coe sát gốc vào mùa mưa, cách gốc 20 – 30 cm

+ Dùng Bordeaux 1%, Copper Zinc 85WP. Mancozeb 80WP, Dithane M 45WP, Champion 77WP, Acrobat MZ 90/600WP… pha đặc phết vào vết bệnh 7/lần, để ngừa phết 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa.

+ Khi bệnh gây hại trên cây phun thuốc gốc đồng ( như Champion 77WP, Copper Zinc 85WP ), nhóm Mancozeb ( Manzate 80WP ), nhóm Metalaxyl ( Ridomil 72WP ), nhóm Fosetyl Aluminium ( Aliette 80WP ). Vết bệnh ở gốc, có thể dùng các loại thuốc trên pha đặc, rửa sạch vết bệnh và phết thuốc vào.

Xử lý cam xoàn nghịch vụ

Xử lý cam xoàn nghịch vụ

Cam xoàn nghe nói khó xử lý nghịch vụ hơn cam sành. Nhiều nông dân địa phương tôi đang chuyển từ cam sành sang trồng cam xoàn nhưng chưa có kinh nghiệm xử lý, nhờ Bạn Nhà nông hướng dẫn.


Xử lý ra hoa cho trái vào vụ nghịch bằng cách siết nước trong ao và ngưng tưới nước khoảng nửa tháng, sau đó tưới thật nhiều nước, bón 200g DAP + 50g KCl hoặc 200g AT2 cho mỗi gốc. Sau 15 ngày, cam sẽ cho ra hoa (thường xử lý vào khoảng tháng 7 âm lịch).

Khi cam đậu trái, ta bón 200g NPK 20- 10- 15/cây, phun phân bón lá Biotex hoặc Ba lá xanh. Một tháng sau, bón phân bằng phân nửa đợt bón nuôi trái lần đầu, phun phân bón lá lần 2. Muốn neo trái mà không bị rụng, ta bón thêm 100g NPK 20- 10- 15 cho mỗi cây. Đợt này không nên phun phân bón lá vì trái cam không còn lớn và dễ tạo điều kiện cho nấm phát triển khiến trái sẽ bị nám.
Nghenong.com

Cách phân biệt cam xoàn

Cách phân biệt cam xoàn

Cam xoàn là một giống cam ngon ngọt nổi tiếng ở miền Tây. Để có thể thưởng thức được hương vị cam xoàn, cần biết được cách phân biệt cam xoàn giữa rất nhiều những loại cam khác trên thị trường.


Cam xoàn là một giống cam ngon ngọt nổi tiếng ở miền Tây. Để có thể thưởng thức được hương vị cam xoàn, cần biết được cách phân biệt cam xoàn giữa rất nhiều những loại cam khác trên thị trường. Miền tây nổi tiếng là nơi trồng được nhiều loại trái cây ngon ngọt. Nhắc đến vùng đất chằng chịt những con sông, dòng kênh này, người ta sẽ nhớ ngay đến những quầy dừa nước, những vườn bưởi trĩu quả,… và cũng không quên nhắc đến những chùm cam mọng nước. Ở quê hương miền tây, giống cam nổi tiếng nhất là cam xoàn. Đây là một giống cam ngon, ngọt hơn nhiều giống cam khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được cam xoàn để có cơ hội thưởng thức đúng loại đặc sản miền tây này.

1. Đặc điểm bên ngoài

Cam xoàn là giống cam cùng họ với cam mật, do đó có bề ngoài khá giống với cam mật. Da cam xoàn màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng chanh đậm. Da cam xoàn không sần sùi như cam sành mà có phần trơn láng hơn, chỉ sần sùi hơn quýt, chanh một chút. Điểm khác nhau để phân biệt cam xoàn với cam mật và các giống cam khác là xung quanh cuống cam xoàn có hai quầng tròn hơi nhô lên. Đây cũng là lí do cam xoàn còn được gọi với cái tên “cam xoàn hai đồng tiền”.

Cam xoàn nhỏ hơn cam sành, vỏ mỏng, có kích thước tương đương cam mật, đạt trọng lượng trung bình khoảng 250 – 300g.

2. Hương vị

Cam xoàn cho thịt quả màu vàng, vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ, múi cam xoàn chắc thịt hơn các loại cam khác. Điểm đặc biệt là trái càng nhỏ thì cho vị càng ngọt thanh hơn.
 
3. Khả năng thích nghi với môi trường


Cam xoàn được trồng nhiều tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó nổi tiếng nhất là tại huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long và huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.

Cây cam xoàn từ 3 năm tuổi trở lên sẽ cho trái quanh năm. Cây cam xoàn phát triển mạnh, thích nghi với những vùng đất cao ráo, thoát nước tốt, ít nhiễm phèn, mặn. Cây cam xoàn có khả năng chống chọi bệnh tật tốt, do đó ít bị sâu bệnh phá hoại. Da cam xoàn không bị nám vào mùa nắng, mùa mưa không bị hư thối, do đó cho trái đẹp quanh năm.

Giá cam xoàn khá ổn định, do đó người trồng cam xoàn có thu nhập cao và ổn định.

Cam xoàn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và rất tốt trong chăm sóc sắc đẹp. Với hương vị ngon ngọt, cam xoàn là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng.

Phân biệt được cam xoàn với những loại cam khác qua những đặc điểm riêng, người dùng có thể được thưởng thức đúng hương vị của loại trái cây đặc sản miền tây này
Bút Thép

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam Cara

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam Cara

Cam Cara Cara là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, cũng như những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Chiều cao cây trưởng thành khoảng 4 -6m rộng tán 4 x 4m; tuổi thọ của cây từ 40 - 50 năm.

Thông tin về cây cam Cara Cara:

1. Tên giống: Cam Cara Cara.

2. Tên khoa học: Cara Cara Navel - Citrus sinensis

3. Đặc tính cơ bản: Cam Cara Cara rất thích hợp với khí hậu Địa Trung Hải và cận nhiệt đới, chúng có màu sắc vỏ cũng như thịt quả rất đẹp, có đặc điểm nổi trội đó là màu sắc ruột quả đỏ. Cam Cara Cara được đặc trưng bởi một quả phụ nhỏ nằm ở phần cuối bầu nhụy của quả chính. Quả tương đối lớn, không hạt. Ruột quả màu đỏ là do trong thành phần có chứa Lycopene và Carotenoid, là những hoạt chất chính có trong carrot và cà chua. Nên có thể nói, Cam Cara Cara là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, cũng như những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Chiều cao cây trưởng thành khoảng 4 -6m rộng tán 4 x 4m; tuổi thọ của cây từ 40 - 50 năm.

4. mùa thu hoạch: quanh năm

5. Năng xuất từ khi trồng đến năm thứ 3, sản lượng đạt được khoảng 25 - 30 tấn/ha/ năm.

6. Đặc điểm thực vật học chủ yếu:

+ Cây trồng lâu năm
+ Cây trồng hàng năm

Đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất đối với cây ăn quả lâu năm là phải có gốc ghép thích hợp với từng điều kiện khí hậu  và thổ những khác nhau, cũng như tính chống chịu bệnh hại cao, khả năng chịu được những thay đổi khắc nghiệt của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Bên cạnh đó, tuổi thọ của cây ăn quả cũng là 1 yếu tố tất quan trọng để người nông dân chú ý đến 1 giống cây ăn quả mới như cây Cam Cara Cara.

Ngoài ra, cũng nên trồng thêm cỏ Ventiver, là 1 loại thực vật có tác dụng hỗ trợ rất tốt đối với việc cải tạo đất bạc màu và à là nguồn cũng cấp phân xanh cũng như Oxygen rất tôt cho cây trồng. Nên sử dụng thêm các loại phân xanh tự nhiên như cỏ rác không nên cuốc bỏ hẳn mà nên cắt rồi ủ quanh gốc khoảng 1 gang tay để giữ ẩm và làm mát cho gốc.

7. Địa điểm trồng: Thôn K'Long, Xã Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng.

Kỹ thuật gieo trồng:

Đất thích hợp là đất đỏ bazan hay đất có lẫn cát (cát pha).

Nhiệt độ: 0°C đến + 35°C.

Thời vụ trồng : khoảng tháng 4 đến tháng 6.(đầu mùa mưa), nếu có nguồn nước thuận tiện thì không phụ thuộc vào thời gian trồng.

Độ PH: 6 - 6.5.

Cây trồng có mật độ 5 x 5m( 400 cây - 450 cây/1ha).

Hố trồng có kích thước 80 x 80 x 80cm.

Phân bón: bón lót - 10kg phân chuồng, 0.5kg NPK - trộn đều với đất đào lên và đổ trở vào hố, nếu đất có độ pH >6 thì thêm 0.5kg vôi bột trộn lẫ với đất và phân lót.

Sâu bệnh hại chính: sâu vẽ bùa, rệp sáp, rầy đỏ, ngoài ra còn 1 số loại nấm gây hại mà công ty chúng tôi sử dụng Ridomil để phòng trừ.

Chăm sóc: phun thuốc trừ sâu chống sâu vẽ bùa, Rệp sáp và rầy hàng tháng.

Tiếp theo cứ 6 Tháng cho thê một lần 0.2kg NPK vào đầu và cuối mùa mưa.

Cam cara ruột đỏ không hạt

Cam cara ruột đỏ không hạt

Cam cara ruột đỏ là giống cam không hạt với lớp vỏ trung bình, dễ bóc, dễ ăn. Ruột của cam có màu đỏ, đôi khi là đỏ đậm như ruby. Cam cara ruột đỏ không hạt có vị ngọt dịu đặc biệt, vị chua nhẹ, hương thơm của cam ruột đỏ dễ làm người ta liên tưởng đến hương bưởi.


1. Nguồn gốc

Cam Cara ruột đỏ không hạt là một giống cây có múi nhập nội có xuất xứ từ vùng Valencia -Venezuela, du nhập qua Mỹ, sau đó đến Úc. Từ giống gốc cam Navel, bằng kỹ thuật đột biến các nhà chọn giống đã chọn tạo được một số cá thể có đặc tính ưu việt hơn nhưng vẫn giữ nguyên những đặc tính quý của giống gốc trong đó có cam Cara Cara Navel hay còn gọi là cam Cara ruột đỏ không hạt.

Giống Cara Cara Navel mang tất cả các đặc điểm chung của giống Navel nhưng khác với các giống Navel khác ở đặc điểm thịt và nước trái có màu đỏ do trong thành phần có chứa hàm lượng lycopen cao.

2. Đặc điểm giống cây và năng suất

Cây cam Cara ruột đỏ sinh trưởng phát triển khá, phân cành đều. Cây 3 năm tuổi đạt chiều cao trung bình 2.2m, tán lá trung bình đạt 2.3m; lá cam Cara ruột đỏ hình ô van cong đều và phồng ở bản lá. Cây cam Cara ruột đỏ cho thu hoạch lứa trái đầu từ năm thứ ba sau trồng, trung bình 72 trái/cây (60 - 85 trái/cây). Trái cam Cara ruột đỏ hình cầu dài hay ô van, vỏ trái dày khoảng 3.1 mm, trọng lượng trái trung bình 217g/trái (180 – 235 g/trái). Vỏ trái khi chín chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng, màu da cam, nhẵn bóng.

Về năng suất, ở năm thứ tư sau trồng đạt 8 tấn/ha, thấp hơn giống cam Xã Đoài làm đối chứng. Do giống y như cam nhập nội, chất lượng tốt, mẫu mã trái đẹp, cho thu hoạch sớm hơn các giống cam khác nên cam Cara ruột đỏ cùng thời điểm bán được giá cao hơn các giống cam nội địa. Nhược điểm của giống cam Cara ruột đỏ là dễ bị rụng quả do độ ẩm cao, nhất là trong mùa mưa; khi bộ lá phát triển mạnh cây dễ bị bệnh loét.

3. Hương vị đặc biệt và giá trị dinh dưỡng

Cam cara ruột đỏ là giống cam không hạt với lớp vỏ trung bình, dễ bóc, dễ ăn. Ruột của cam có màu đỏ, đôi khi là đỏ đậm như ruby. Cam cara ruột đỏ không hạt có vị ngọt dịu đặc biệt, vị chua nhẹ, hương thơm của cam ruột đỏ dễ làm người ta liên tưởng đến hương bưởi. Với đặc trưng nhiều nước và vị ngọt khá lạ, Cam ruột đỏ được ưa chuộng hơn nhiều so với người anh em Navel.

Cam Cara có ruột màu đỏ bởi lẽ màu đỏ này là do chất Lycopene và Carotenoid tạo ra. Có thể nói đây là giống cam duy nhất trên thế giới cho ta phẩm màu Lycopene. Nghiên cứu cho thấy chất Caritenoid rất tốt cho cơ thể, phù hợp với những người có chế độ ăn kiêng, chất Lycopene có tác dụng chống ung thư, giảm đi phần lớn nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, bàng quang, cổ tử cung và da. Ngoài ra, Lycopene còn là một chất chống oxi hóa nó có thể giúp chống lại bệnh thoái hóa chẳng hạn như suy tim và tập trung vào việc diệt các mô ung thư trong cơ thể con người.

Hàm lượng Vitamin C trong cam Cara ruột đỏ vượt trội, lớn gấp 150% so với các loại cam vàng khác, rất tốt cho làn da, giúp chống lão hóa, có tác dụng phục hồi sức khỏe.

Cam Cara còn được phát hiện là một loại quả có chứa một hàm lượng thấp chất axit so với cam nội địa. Điều này có nghĩa là người ta có thể tiêu thụ một lượng lớn cam Cara ruột đỏ mà không có cảm giác bị ợ nóng thường thấy như khi ăn quá nhiều cam hoặc sản phẩm có chất axit của họ cam quýt.

Với nhiều đặc điểm vượt trội, nên ngày càng có nhiều người tiêu dùng thêm cam Cara ruột đỏ vào chế độ dĩnh dưỡng hằng ngày của mình và gia đình.

Trồng cam xoàn thế nào để cho năng suất cao

Trồng cam xoàn thế nào để cho năng suất cao

Cam xoàn là giống cam lâu đời của miền Tây Nam Bộ. Cam có đặc điểm vỏ mỏng, ít hạt và khá ngọt, có thể ăn sống. iện nay cam xoàn được trồng tại hầu hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ vì kỹ thuật canh tác đơn giản, hiệu quả kinh tế cao.


Cam xoàn là giống cây ăn trái có khả năng thích nghi khá cao, dễ sinh trưởng và phát triển. Môi trường đất thích hợp cho cây cam xoàn là các vùng đất cao, thoát nước tốt, không nhiễm phèn nặng. Thời gian sinh trưởng của cây là 30 tháng, thời gian thu hoạch là 8 tháng sau khi ra hoa. Cam xoàn là loại cây dễ trồng, vì thế kỹ thuật trồng và chăm sóc cam xoàn chỉ cần lưu ý những điểm như sau:

Trồng:

Chọn giống cam xoàn: nên chọn những cây giống ghép trên gốc Voka hay gốc cam mật. Những cây giống này thường dễ phát triển, không bị bệnh Tristeza và bệnh vàng lá Greening.

Mật độ cây: khoảng cách thích hợp của mỗi cây là 3x3,5m, cần khống chế chiều cao của cam xoàn để tăng sản lượng, dễ xử lý sâu bệnh.

Mô đất trồng: tùy loại đất canh tác mà các mô đất trồng cam xoàn được xử lý khác nhau. Với những vùng đất trũng, đất ven sông cần đắp mô đất cao, có đê bao phủ, có chỗ thoát nước. Những vùng đất canh tác phẳng, cao, thoát nước tốt chỉ cần đắp mô có độ cao vừa phải là được.

Cách trồng cây cam xoàn: đào giữa mô một hốc nhỏ, rọc đáy túi ni lông đựng cây cam xoàn giống, đặt vào giữa hốc, sau đó rọc theo đường thẳng lấy túi ni lông ra, lấp đất lại cho chặt. Trong giai đoạn cây cam xoàn còn non nên dùng cọc ni lông cố định cây bằng cách cột dây vào cọc.

Chăm sóc cây:


Trồng xen canh cam xoàn với các cây họ đậu để tạo bóng râm cho cây.

Mùa đông cần tăng cường giữ ấm cho cam xoàn và tăng cường thoát nước cho cây vào mùa lũ.

Tưới nước điều độ

Cắt tỉa cành thường xuyên để kiểm soát chiều cao của cam xoàn, đồng thời loại bỏ những cành bệnh, tạo dáng cho cây.

Thường xuyên bồi đất vào các mô cây. Đặc biệt trong thời kỳ bón thúc cam xoàn nên thêm đất, bùn khô vào các mô đất.

Quá trình bón phân cho cây cam xoàn, lượng phân nên thích hợp trong từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.

Lượng phân bón cho cam xoàn phải thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây.

Lượng phân bón cho cam xoàn phải thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây.

Cam xoàn thường mắc một số bệnh như: loét, ghẻ do nấm, vàng lá Genning, thối gốc, bạn cần nắm vững các kiến thức và kịp thời phát hiện để điều trị các bệnh này cho cây cam xoàn.

Ngoài ra bạn cần thường xuyên xử lý hóa chất để diệt các loại sâu bọ như: sâu vẽ bùa, rầy mềm, nhện đỏ để bảo vệ sức khỏe cho cây.Oanh Trần

Cam Xoàn Tiền Giang

Cam Xoàn Tiền Giang

Để có quả Cam Xoàn siêu ngọt, cây Cam Xoàn phải trải qua những thử thách vô cùng khắc nghiệt nếu không được chăm bón bằng phương pháp hữu cơ bền vững, không những cây không cho trái ngọt mà cây còn bị suy kiệt và nhiều nguy cơ bị chết cây.


Trái Cam tuy rất nhỏ nhưng chu kì mỗi lứa Cam cần 10 tháng kể từ khi ra hoa cho đến ngày thu hoạch (bưởi chỉ cần 8 tháng), hai tháng cuối trước khi thu hoạch, ngưng bổ sinh dinh dưỡng và lượng nước tưới thật hạn chế để cây tự cân đối tạo độ đường cho trái. Đó là bí quyết để tạo nên độ siêu ngọt và hậu ngọt thanh thấm lâu sau khi ăn Cam Xoàn. Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào. Nếu Nông gia không dầy dạn kinh nghiệm, không được cung cấp kịp thời các phương pháp canh tác mới trong sản xuất Nông Nghiệp, vườn cây không được chăm sóc chu đáo bằng các dinh dưỡng hữu cơ, không được phòng bệnh bằng các giải pháp sinh học thì không sao có được trái cam xoàn siêu ngọt và không Nông gia nào dám áp dụng phương pháp canh tác khắc nghiệt này vì chỉ ngay vụ sau, cây chết dần không cho trái.

Xuất xứ của cam xoàn

- Cam là loại cây thân gỗ cho ăn trái vùng nhiệt đới, có nguồn gốc ở Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ.

- Cam xoàn Tiền Giang là thứ quà nổi tiếng của vùng đất thân thương tình người này.

Đặc điểm của cam xoàn

- Cây cam xoàn dễ trồng,cây sinh trưởng phát triển mạnh, thích hợp với vùng đất khô ráo, thoát nước tốt, tuy nhiên ưa sạch, chỉ nên bón phân hóa học và phân chuồng đã qua sử lý.

- Cam xoàn Tiền Giang trái nhỏ ( ít khi quá 250g ) vỏ mỏng, màu xanh vàng, hơi sần. Ruột vàng, ít hạt , vị ngọt thanh mát, mùi thơm ấn tượng.

Công dụng của cam xoàn

- Cam xoàn Tiền Giang rất giàu vitamin C (đến nỗi người ta mặc định sai cam là loại hoa quả giàu vitamin C nhất) giúp tăng cường hệ miễn dịch,làm tươi trẻ làn da, khiến cơ thể tràn đầy năng lượng, ngoài ra thường xuyên tiêu thụ cam xoàn giúp làm chậm bệnh sơ cứng động mạch.

- Trong cam có chứa hợp chất liminoid giúp cơ thể chống lại ung thư miệng, da, phổi, dạ dày và ruột kết. Ngoài ra chất trống oxi hóa mạnh bảo vệ tốt các tế bào của cơ thể.

- Flavonoid và vitamin C trong cam xoàn đã được biết là giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid trong trái cam có thể làm giảm bệnh huyết áp cao.

Lưu ý khi sử dụng cam xoàn:

- Những người cơ thể mắc hàn, thận yếu, sinh lý yếu, bệnh dạ dày không nên sử dụng cam nhiều.

Sử dụng cam xoàn

- Cam xoàn Tiền Giang rất ngon ngọt, thường dùng ăn tươi hoặc vắt lấy nước cam nguyên chất uống, vừa mát, vừa bổ thanh nhiệt giải độc cực tốt, đặc biệt là với trẻ em

- Ngoài ra từ cam xoàn còn có thể chế biến mứt, bánh kẹo, làm nước sốt, nước dùng .

Cách chọn cam xoàn ngon

- Khi chọn cam xoàn nên chọn quả nhỏ, quả càng nhỏ càng ngọt thơm, quả cầm chắc tay, da hơi rám, màu xanh tươi hơi ngả vàng là cam chín tới tầm rất ngon.

- Nên chọn quả cuống, lá, cành xanh tươi không héo là cam mới thu hoạch

- Đặc biệt cam xoàn Tiền Giang trên dưới đều có vết hơi lõm hình đồng xu, nên còn được gọi với cái tên cam hai đồng xu

Cách bảo quản cam xoàn

- Cam xoàn là loại dễ bảo quản để nhiệt độ thường ở nơi khô mát có thể để được 2 tuần, trong điều kiện công nghiệp để được 2 tháng. Tuy nhiên khi cam chín sẽ bắt đầu chuyển chua, giảm ngọt vì thế nên được sử dụng trong 3 ngày.

Nếu muốn mua cam xoàn Tiền Giang các bạn nên tới cửa hàng hoa quả Việt Nam uy tín tại Hà Nội để tránh mua phải hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn.
Theo cleverfood.com.vn

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Tìm hiểu giống cam cara cara

Tìm hiểu giống cam cara cara

Cam Cara Cara là một giống cây có múi nhập nội, được nhiều nhà vườn quan tâm trong thời gian gần đây. Báo Khoa Học Phổ Thông đã tìm hiểu về việc đưa giống vào Việt Nam cũng như triển vọng phát triển của cam Cara Cara nhằm cung cấp cho các nhà vườn những thông tin cần thiết.


Theo Viện di truyền nông nghiệp (Bộ NN & PTNT), cam Navel là giống cam ngọt đã được trồng rộng rãi ở các vùng cận nhiệt đới, đặc biệt là Mỹ, Brasil, Bắc Phi, Địa Trung Hải từ nhiều thập niên qua. Gần đây Trung Quốc cũng chú trọng phát triển giống cam Navel. Cam Navel có cỡ trái to, dạng trái hình cầu hơi xổm, vỏ dày, khi chín có màu vỏ vàng cam đậm và bóng, mẫu mã rất đẹp. Cam Navel không hạt (0 - 2 hạt), tép đều và sắp xếp đẹp. Từ giống gốc cam Navel, bằng kỹ thuật đột biến các nhà chọn giống đã chọn tạo được một số cá thể có đặc tính ưu việt hơn nhưng vẫn giữ nguyên những đặc tính quý của giống gốc.

Một trong những giống được chọn có tên là giống Cara Cara Navel. Cara Cara Navel được chọn tạo từ một dòng đột biến của giống cam Navel thương mại có tên Washington Navel xuất xứ từ Venezuela. Ở Mỹ và các nước trong khu vực, Cara Cara Navel cho thu hoạch muộn so với cam Hamlin và Valencia - hai giống cam ngọt phổ biến. Giống Cara Cara Navel mang tất cả các đặc điểm chung của giống Navel nhưng khác với các giống Navel khác ở đặc điểm thịt và nước trái có màu đỏ do trong thành phần có chứa hàm lượng lycopen cao.

Năm 2001 Viện di truyền nông nghiệp phối hợp với Nông trường 3/2 Phủ Quỳ - Nghệ An, Nông trường Hòa Bình - Hòa Bình; một số địa phương như Thác Bà - Yên Bái, Văn Giang - Hưng Yên, Bảo Lộc - Lâm Đồng... tiến hành khảo nghiệm giống cam Cara Cara Navel nhập nội, từ Mỹ. Sau đó viện xác định giống cam Cara Cara Navel ruột đỏ không hạt (ký hiệu là N.02) là giống có triển vọng. Viện đang cho trồng thử nghiệm trên diện rộng, sau đó hoàn thiện hồ sơ báo cáo Hội đồng KHCN Bộ NN-PTNT đề nghị công nhận là giống tạm thời.

Trong khi đó, chủ trang trại Phương Mai thuộc Công ty TNHH Phương Mai tại thôn Định An, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, KS. Mai Viết Phương (Việt kiều Úc hồi hương, cựu giảng viên chuyên ngành nông học Trường đại học Western Sydney) cho biết: Cam Cara Cara không hạt giống gốc có xuất xứ từ vùng Valencia -Venezuela, du nhập qua Mỹ, sau đó đến Úc. Từ giống gốc đó, tiến sĩ thực vật học Graeme Richards, Đại học Hawkesbury, miền tây Sydney (Úc) cùng ông Phương và nhóm công tác gồm 30 nhà khoa học lai tạo bằng phương pháp gây đột biến, chọn và duy trì các cá thể biến dị để có được cá thể ruột đỏ thẫm và đặt tên Cara Cara Navel. Ông Mai Viết Phương đem giống cam Cara Cara về trồng thử trên một khu đồi thuộc Đức Trọng, Lâm Đồng. Hiện Công ty Phương Mai đã xuống 10 ngàn cây cam Cara Cara, 5 ngàn cây cam Navel trong nông trại tại Hiệp An, Đức Trọng. Ông Phương cho biết rất nhiều tỉnh, thành trong nước đã đến tham quan tại vườn thực nghiệm trồng cam Cara tại Đức Trọng, sau đó đặt mua giống và nhờ công ty chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây. Hiện công ty đang cung cấp giống và trợ giúp kỹ thuật cho tỉnh Thanh Hóa trồng 300 ha cam Cara Cara tại Bỉm Sơn; cung cấp giống và trợ giúp kỹ thuật cho tỉnh Kiên Giang lập một vườn cây ăn trái phục vụ du lịch sinh thái trên đảo Phú Quốc; trồng trên 100 ha cam Cara Cara và các giống cây ăn trái nhiệt đới khác tại Ba Vì - Hà Nội; tham gia chương trình cải tạo giống cây ăn trái cho tỉnh Hòa Bình. Ông Phương cho biết toàn bộ giống cam Cara Cara hiện đang nhập từ Úc theo giấy phép của cơ quan quản lý thuộc Bộ NN & PTNT.

Kết quả khảo nghiệm của Viện di truyền

Cây cam Cara Cara Navel trên các vùng trồng thử nghiệm sinh trưởng phát triển khá, phân cành đều. Cây 3 năm tuổi đạt chiều cao trung bình 2,2 m, tán lá trung bình đạt 2,3 m; lá cam Cara Cara Navel hình ô van cong đều và phồng ở bản lá. Cây cam Cara Cara Navel cho thu hoạch lứa trái đầu từ năm thứ ba sau trồng, trung bình 72 trái/cây (60 - 85 trái/cây). Trái cam Cara Cara Navel hình cầu dài hay ô van, rốn trái hơi lồi do có một trái phụ nhỏ bên trong đuôi trái. Vỏ trái dày 3,1 mm, trọng lượng trái trung bình 217 g/trái (180 - 235 g/trái). Vỏ trái khi chín có màu da cam đậm, nhẵn bóng. Cam Cara Cara Navel dễ bóc vỏ, dễ tách múi, hương thơm dễ chịu, vị ngọt có hàm lượng acid ít hơn các giống cam nội địa. Cam Cara Cara Navel không hạt do hoa cam Cara Cara Navel bất dục đực hoàn toàn, bao phấn hoa cam Cara Cara Navel hầu như không có phấn trái nên hoàn toàn không có hạt khi trồng cách ly hoặc trong nhà lưới. Ngay cả trong điều kiện trồng xen với các giống hữu thụ đực khác, cam Cara Cara Navel vẫn hầu như không hạt, chứng tỏ cam Cara Cara Navel còn có tính bất dục cái. Ở các địa điểm khảo nghiệm, cam Cara Cara Navel cho thu hoạch sớm (tháng 9 đến 11). Về năng suất, ở năm thứ tư sau trồng đạt 8 tấn/ha, thấp hơn giống cam Xã Đoài làm đối chứng. Do giống y như cam nhập nội, chất lượng tốt, mẫu mã trái đẹp, cho thu hoạch sớm hơn các giống cam khác nên cam Cara Cara Navel cùng thời điểm bán được giá cao hơn các giống cam nội địa. Nhược điểm của giống cam Cara Cara Navel là dễ bị rụng quả do độ ẩm cao, nhất là trong mùa mưa; khi bộ lá phát triển mạnh cây dễ bị bệnh loét.

MINH TUẤN - Khoa học PT, 04/09/2009

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Cara Cara trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Cara Cara trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Khi chọn địa điểm trồng cần chú ý những yếu tố chủ yếu như: Đất đồi hoặc đất dốc tụ, đất có độ phù sa cao, tầng đất dày, tơi xốp và dễ thoát nước. Đất úng ngập, bí chặt, tầng đất mỏng không phù hợp với trồng cam cara cara.


1. Kỹ thuật trồng:

1.1. Về địa hình và đất đai:

Khi chọn địa điểm trồng cần chú ý những yếu tố chủ yếu như: Đất đồi hoặc đất dốc tụ, đất có độ phù sa cao, tầng đất dày, tơi xốp và dễ thoát nước. Đất úng ngập, bí chặt, tầng đất mỏng không phù hợp với trồng cam cara cara.

1.2. Kỹ thuật trồng:

+ Thời vụ trồng: Từ tháng 4 đến tháng 9.

+ Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm. Khoảng cách cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m. Trong quá trình trồng có thể trồng xen ổi để ngăn chặn rầy Diaphorina xâm nhập, truyền bệnh vàng lá greening cho cây cam vì trong ổi có nhiều tinh dầu có khả năng xua đuổi loài côn trùng gây hại này.

+ Kỹ thuật trồng: Đào lại ở giữa hố đã lấp một hố nhỏ, sâu và rộng hơn bầu cây con. Đặt cây ngay ngắn giữa hố và lấp đất cao hơn bầu 3-5 cm, nén đất chặt rồi tưới nước.

2. Kỹ thuật chăm sóc cam cara cara năm thứ 1:


- Tưới nước giữ ẩm: Trong thời gian mới trồng, mỗi ngày tưới nước một lần để đất thường xuyên có độ ẩm  70%. Về sau, tùy độ ẩm của đất có thể tiến hành tưới từ 3 đến 5 ngày một lần. Để hạn chế có dại và côn trùng gây hại nên dùng kỹ thuật màng phủ trên mặt đất. Nếu gặp nắng hạn kéo dài thì phải tăng cường thêm các biện pháp ủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, lá cây.

- Kỹ thuật bón phân:

+ Phân bón lót: 10 kg phân chuồng + 0.5 kg phân lân + 0.5 kg vôi bột. Lấp hố trước khi trồng khoảng 15-20 ngày.

Trộn đều lượng phân trên với lớp đất mặt và lớp đất giữa. Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lớp đất mỏng 2-3 cm. Bơm nước vào đầu hố sau đó dùng cuốc đảo, sau 15 đến 20 ngày là trồng được.

+ Phân bón thúc lần 1 vào tháng 3-4 gồm: 0.2 kg đạm + 0.5 kg lân + 0.2 kg kali/1 hố.

+ Phân bón thúc lần 2 vào tháng 8-9: 0.2 kg đạm + 0.5 kg kali/1 hố.

Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, rệp sáp và rầy hàng tháng.

3. Kỹ thuật chăm sóc cam cara cara năm thứ 2,3:

- Tưới nước giữ ẩm: Thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây. Nếu gặp nắng hạn kéo dài thì phải tăng cường thêm các biện pháp ủ gốc bằng rơm rạ, lá cây. Nếu mưa nhiều gây ứ đọng nước phải khơi thông dòng chảy giúp tiêu thoát nhanh, tránh ngập úng.

- Xới đất làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen canh che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại.

- Tạo tán: Khi chồi mắt ghép cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1, 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để cho cây có tán hình mâm xôi, cây thấp dễ chăm sóc.

Thời kỳ đậu quả 1-2 tuần: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

Hàng năm tiến hành 2 đợt bón phân. Công thức bón cho 1 hố: 15 kg phân chuồng + 0.5 đạm + 1.0 kg lân. Chia làm 2 lần như sau:

+  Bón vào tháng 4-5 gồm: 15kg phân chuồng + 50% đạm + 50% lân + 100% kali.

+ Bón vào tháng 8-9 gồm: 50% đạm + 50% lân.

Trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, đảo sâu 4-5 cm, vùi đất kín, ủ rơm rạ giữ ẩm. Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, rệp sáp và rầy hàng tháng.

Trên địa bàn Tỉnh, cam cara cara đã được trồng thử nghiệm tại nhiều địa phương như Kim Long (Tam Dương), Đồng Thịnh (Sông Lô)... và cho kết quả khả quan. Bà con có nhu cầu tư vấn kỹ thuật xin liên hệ: Phòng Trồng trọt - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc. Địa chỉ: Đường Nguyễn Viết Xuân - Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
BBT

Cẩm nang trồng và chăm sóc cây cam mật

Cẩm nang trồng và chăm sóc cây cam mật

Cam mật là một đặc sản ở Phong Điền Cần Thơ. Cây cam mật cho hiệu quả kinh tế cao, trên thị trường cam là sản phẩm được ưa chuộng không chỉ để giải khát mà còn là một trong những loại thức uống bổ sung nhiều chất giúp cơ thể khỏe mạnh.


Trái cam mật có dạng hình cầu, vỏ quả có màu xanh vàng đến vàng xanh khi chín, không hạt, tính không hạt của quả rất ổn định ngay cả trong điều kiện thụ phấn nhân tạo với các giống cây có múi khác, có vị ngọt đặc trưng. Khối lượng quả trung bình 150-270g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ từ 3,5-4,0mm, tỉ lệ nước quả 36-52%, độ Brix 8-10%, acid tổng số 0,5-0,6g/100ml dịch quả, hàm lượng vitamin C 30-32mg/100ml dịch quả

Công dụng của cam mật: Trung bình với mỗi 100gr quả cam chứa 87,6g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30mg vitamin C, 10,9g chất tinh bột, 93mg kali, 26mg canxi, 9mg Magnesium, 0,3g chất xơ, 4,5mg natri, 7mg Chromium, 20mg phốt pho, 0,32mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal. Trong trái cam còn chứa nhiều hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa cao hơn gấp 6 lần so với vitamin C như: hesperidin từ flavanoid, có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam và một ít trong tép và hạt cam, có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) và chất phytochemical  gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa, lượng chất phytochemical chứa trong mỗi quả cam khoảng 170mg.

Kỹ thuật trồng cam mật:


Đật trồng: 
Đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố (hoặc làm mô trồng) và bón phân lót trước khi trồng khoảng 30 ngày. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người ta thương làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất dùng đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô. Mô có kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm. Hoặc có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào 40cmx40cmx40cm hoặc 60cmx60cmx60cm. Ở vùng đồi núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70cmx70cmx70cm.

Bón phân: Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu mà tiến hành bón phân cho vườn cam có khác nhau. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long các nhà trồng cây ăn quả thường bón:

Cây 1-3 tuổi bón cho 1 cây: 70-300g ure, 100-300g DAP và 100g clorua kali.

Cây 4-6 tuổi bón: 350-450g ure, 450-550g DAP và 250g clorua kali/cây.

Cây 7-9 tuổi bón: 600-750g ure; 650-850gDAP; 350g clorua kali/cây.

Cây 10 tuổi bón: 800-1700g ure; 900-1100g DAP, 450g clorua kali/cây.

Cách bón: Đối với cây 1-2 năm tuổi pha phân hóa học vào nước tưới cho cây.

Chăm sóc cam mật:


Cắt tỉa bớt các cành nhỏ, cành vợt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu gây hại. Ngoài ra bạn cần cắt bỏ những cành khôm cành nhỏ, những cành có quả nhưng quả yếu không phát triển.

Tùy vào thời tiết và cách chăm sóc mà cam có thể cho ra trái nhiều hoặ ít do đó tới thời kỳ ra nụ hay quả non người ta thường tỉa bớt những hoa dị hình, những quả non ra muộn để tập trung cho những trái khỏe phát triển.

Trong thời kỳ hoa sinh trưởng bạn nên bón phân vi lượng để tăng tỷ lệ đậu quả và thúc đẩy sự phát triển của hoa và trái.

Chúc bạn thành công!

Tại sao dùng vỏ cam khô cực tốt mà vỏ cam tươi thì lại không?

Tại sao dùng vỏ cam khô cực tốt mà vỏ cam tươi thì lại không?

Y học cổ truyền Trung Quốc khuyên nên sử dụng vỏ cam khô, thay vì tươi để tránh được nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.


Từ lâu, trong y học cổ truyềnTrung Quốc, vỏ cam được ví như vị thuốc tốt cho dạ dày, tiêu đờm, chữa ho, nôn mửa và giảm tức ngực hiệu quả.

Vì thế, mọi người có xu hướng tự tay “chế” những bài thuốc từ vỏ cam để trị bệnh. Phổ biến nhất là sau khi ăn cam xong, chúng ta lấy vỏ cam ngâm nước nóng hoặc nấu để uống. Tuy nhiên, Trung y khuyên không nên sử dụng vỏ cam tươi.

Các chuyên gia khuyên nên sử dụng vỏ cam khô hoặc đã qua xử lý. Vỏ cam càng để lâu càng tốt, phải được phơi khô tối thiểu 1 năm.

Thật ra, vỏ cam tươi có nhiều tinh dầu. Nếu uống nhiều sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Không chỉ không tốt cho hệ tiêu hóa, vỏ cam tươi còn có khả năng gây ngộ độc vì hiện nay loại quả này thường bị bơm thuốc trừ sâu hay chất bảo quản.

Vì thế, vỏ cam rất dễ dính các chất hóa học nguy hại đến sức khỏe. Nếu sử dụng ngay vỏ cam tươi này, người tiêu dùng sẽ đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc.

Trung y khuyên chúng ta nên khử các chất độc hại trên vỏ cam trước khi sử dụng. Rửa sạch vỏ cam và ngâm trong nước ngập 5 cm trong 30 phút.

Sau đó cho thêm 500 ml dung dịch kiềm hoặc 5-10 gram bột khử trùng rau củ quả, ngâm trong 5-10 phút và rửa sạch lại bằng nước lã.

Còn nếu ngâm trong nước gạo, bạn phải để 1 tiếng mới vớt ra rửa lại. Vỏ cam nên được phơi ở nơi thoáng mát, thông gió trong vòng 1 tuần.

Lúc đó, bạn mới có thể yên tâm sử dụng vỏ cam để chữa ho, long đờm, dạ dày, cảm lạnh, buồn nôn hay cho vào nước tắm, xông hơi….

Vỏ cam khô chứa một chất làm giãn nở các mạch vành giúp tránh tắc nghẽn lưu thông. Pha một chút vỏ cam khô vào nước sôi để làm nước trà. Loại trà này có hương thơm, nó kích thích sự thèm ăn và tạo thêm năng lượng.

Ngâm 50 gram vỏ cam khô vào 500 gram rượu trắng trong 1 tuần, dùng 5 gram/ngày sẽ giúp trị tiêu chảy mãn tính.

Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo. Cách làm này không những kích thích ngủ ngon giấc, mà còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không khí.

Sau khi phơi khô, nghiền vỏ cam thành bột. Thoa phần bột này lên mặt hoặc các vùng da trên cơ thể mỗi ngày. Khi bột đã khô, bạn nên rửa sạch mặt bằng nước ấm. Đây là liệu pháp tốt nhất để làn da trắng sáng thật đều và mịn.

Nhưng Trung Y vẫn khuyên tốt nhất là sử dụng vỏ cam đã được phơi khô trong 1 năm. Chú ý kiểm tra nấm mốc xuất hiện trên dược liệu quí này.