Cẩm nang trồng và chăm sóc cây cam mật
Cam mật là một đặc sản ở Phong Điền Cần Thơ. Cây cam mật cho hiệu quả kinh tế cao, trên thị trường cam là sản phẩm được ưa chuộng không chỉ để giải khát mà còn là một trong những loại thức uống bổ sung nhiều chất giúp cơ thể khỏe mạnh.Trái cam mật có dạng hình cầu, vỏ quả có màu xanh vàng đến vàng xanh khi chín, không hạt, tính không hạt của quả rất ổn định ngay cả trong điều kiện thụ phấn nhân tạo với các giống cây có múi khác, có vị ngọt đặc trưng. Khối lượng quả trung bình 150-270g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ từ 3,5-4,0mm, tỉ lệ nước quả 36-52%, độ Brix 8-10%, acid tổng số 0,5-0,6g/100ml dịch quả, hàm lượng vitamin C 30-32mg/100ml dịch quả
Công dụng của cam mật: Trung bình với mỗi 100gr quả cam chứa 87,6g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30mg vitamin C, 10,9g chất tinh bột, 93mg kali, 26mg canxi, 9mg Magnesium, 0,3g chất xơ, 4,5mg natri, 7mg Chromium, 20mg phốt pho, 0,32mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal. Trong trái cam còn chứa nhiều hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa cao hơn gấp 6 lần so với vitamin C như: hesperidin từ flavanoid, có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam và một ít trong tép và hạt cam, có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) và chất phytochemical gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa, lượng chất phytochemical chứa trong mỗi quả cam khoảng 170mg.
Kỹ thuật trồng cam mật:
Đật trồng: Đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố (hoặc làm mô trồng) và bón phân lót trước khi trồng khoảng 30 ngày. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người ta thương làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất dùng đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô. Mô có kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm. Hoặc có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào 40cmx40cmx40cm hoặc 60cmx60cmx60cm. Ở vùng đồi núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70cmx70cmx70cm.
Bón phân: Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu mà tiến hành bón phân cho vườn cam có khác nhau. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long các nhà trồng cây ăn quả thường bón:
Cây 1-3 tuổi bón cho 1 cây: 70-300g ure, 100-300g DAP và 100g clorua kali.
Cây 4-6 tuổi bón: 350-450g ure, 450-550g DAP và 250g clorua kali/cây.
Cây 7-9 tuổi bón: 600-750g ure; 650-850gDAP; 350g clorua kali/cây.
Cây 10 tuổi bón: 800-1700g ure; 900-1100g DAP, 450g clorua kali/cây.
Cách bón: Đối với cây 1-2 năm tuổi pha phân hóa học vào nước tưới cho cây.
Chăm sóc cam mật:
Cắt tỉa bớt các cành nhỏ, cành vợt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu gây hại. Ngoài ra bạn cần cắt bỏ những cành khôm cành nhỏ, những cành có quả nhưng quả yếu không phát triển.
Tùy vào thời tiết và cách chăm sóc mà cam có thể cho ra trái nhiều hoặ ít do đó tới thời kỳ ra nụ hay quả non người ta thường tỉa bớt những hoa dị hình, những quả non ra muộn để tập trung cho những trái khỏe phát triển.
Trong thời kỳ hoa sinh trưởng bạn nên bón phân vi lượng để tăng tỷ lệ đậu quả và thúc đẩy sự phát triển của hoa và trái.
Chúc bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét