Một vài kinh nghiệm trồng nhót ra nhiều trái
Nhắc tới trái nhót có lẽ chỉ những người ở Miền bắc mới biết, bởi vì chúng gắn liền với tuổi thơ mọi người. Cũng giống trái bòn bon chỉ có ở miền nam thì trái nhót cũng vậy chúng chỉ trồng được ở những xứ lạnh như miền bắc hay Đà Lạt. Bài viết dưới đây sẽ nói về trái nhót và kinh nghiệm trồng nhót cho bà con nông dân.Trái nhót có hình bầu dục, to bằng ngón chân cái, màu đỏ căng mọng cùng với lớp phấn trắng sáng rực ấy khiến nhiều người tỏ ra thích thú. Giữa tiết trời cuối xuân se lạnh, mùa nhót chín “tràn về” như mang theo một chút hơi ấm và sắc màu tươi vui, đánh thức và làm bừng sáng những góc phố chìm trong mưa phùn ẩm ướt.
Nhắc đến nhót, trong kí ức nhiều người hẳn sẽ hiện ra hình ảnh những cô cậu học trò ngày bé, cầm quả nhót trên tay rồi thi nhau mài lớp phấn trắng vào quần áo. Có lúc chưa kịp rửa đã cầm quả nhót, chấm muối ớt, xuýt xoa đưa lên miệng, ăn ngon lành.
Công dụng của nhót:
Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 – 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.
Quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Theo các thực nghiệm về sinh học, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei.
Kỹ thuật trồng nhót: Kỹ thuật này có thể đúng với từng vùng, vì thời tiết khí hậu nước ta khác nhau giữa các vùng nên có thể áp dụng được ở vùng này nhưng không áp dụng được ở vùng khác:
Làm giàn: Làm giàn là biện pháp kỹ thuật không thể thiếu được khi trồng và thâm canh cây nhót. Nên làm giàn cố định bằng cột trụ bê tông cốt thép, mặt giàn chăng bằng dây nhôm, giây thép không ghỉ cỡ to để sử dụng cho nhiều năm cho hiệu quả kinh tế cao. Giàn nên làm thấp để tiện khi thu hoạch, mặt giàn cách mặt đất 1,2-1,5m.
Kỹ thuật trồng cũng đơn giản, trồng được ở nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi,…thoát nước tốt, độ pH từ 5,5-7.
Cây giống trồng thường là cây ghép hoặc chiết từ cây mẹ. Để trồng cần tạo hố trồng rộng 0,8 – 1m, sâu 0,6 – 0,8m, mỗi hố bón 30 – 50 kg phân chuồng loại mục + 0,1 đến 0,2 kg supe lân.
Mật độ trồng 4 m x 3 m x 1 cây, tưới ẩm 70-80% trong 15–20 ngày để cây không chết. Đối với cây con 1-2 tuổi, bón 2 tháng 1 lần các thành phần: urê 50 – 100g; kali 25 – 50g; supe lân 100 – 200g bón 2 tháng 1 lần. Khi cây được hai năm tuổi trở lên cần bón thêm 30 kg phân chuồng vào tháng 3.
Trong thời kì cây cho quả cần bón vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 sau khi thu quả, phân chuồng 30-50kg, đạm urê 0,5-1kg, kali sunfat 0,2-0,5kg, lân supe 1-3kg.
Giữa tháng 11 bón 0,5-1kg đạm urê + 0,5-1kg kali để đón nụ, đón hoa. Các lần bón được tiến hành sau khi tưới ẩm. Vào tháng giêng, quả bắt đầu chín rộ. Hàng năm tiến hành đốn vào các tháng 3, 5, 8, 10, cắt bỏ cành tăm hương, cành la, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành bị khô.
Cần phải làm giàn để nhót có chỗ tựa, giàn cần có độ vững chắc, xây thấp cách mặt đất 1,2-1,5m. Khi vỏ nhót ngả màu vàng thì bắt đầu thu hoạch.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét