Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Cùi và hạt bưởi có ích gì cho sức khỏe?

Cùi và hạt bưởi có ích gì cho sức khỏe?

Ở cùi bưởi có chứa pectin – một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt của máu. Lượng pectin trong cùi bưởi rất phong phú và dễ hấp thụ vào cơ thể


Trong cùi bưởi tươi chứa từ 1-2% pectin, nhưng khi phơi cùi bưởi khô thì chỉ còn 0,5-1% pectin. Quanh vỏ hạt bưởi tươi có từ 3-16% pectin, khi phơi khô vỏ hạt bưởi (nhân trong còn ẩm) thì có 4-20% pectin. Mặc dù Pectin không cung cấp năng lượng nhưng nó lại có nhiều công dụng với sức khỏe như:

- Kích thích tiêu hóa, giảm béo: Pectin có thể kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, tăng hiệu suất hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Nhờ tác dụng tạo cảm giác no bụng kéo dài, mà bạn sẽ giảm lượng calo vào cơ thể trong các bữa ăn sau đó, do đó có thể giúp bạn giảm cân.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu: Tiêu thụ pectin trong cùi và vỏ hạt bưởi cũng có công dụng giảm hấp thu lipid, giảm cholesterol toàn phần trong máu. Từ đó khống chế nguy cơ rối loạn mỡ máu gây ra tình trạng mỡ máu cao.

Ngoài ra, bạn cũng có thể khống chế tăng đường huyết, chống táo bón… nhờ pectin trong cùi và vỏ hạt bưởi.

Bạn có thể chiết xuất pectin trong các thành phần này bằng cách cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, khuấy liên tục (có dụng cụ để đánh lên càng tốt) chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).

Nếu muốn chống táo bón; rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: hãy uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút.

Nếu muốn giảm béo, ngừa tiểu đường: uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút.

Nếu muốn chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh), mỗi lần dùng 20ml cách nhau 20 phút/lần trong giờ đầu.

Những ai nên hạn chế ăn quả bưởi?

Những ai nên hạn chế ăn quả bưởi?

Mặc dù bưởi có nhiều vitamin và rất bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thoải mái ăn bưởi. Vì với một số người bưởi lại là thứ quả đại kỵ.



Bưởi là loại quả xuất hiện nhiều ở mùa thu đông. Bưởi có vị ngọt, bên trong có chứa rất nhiều dưỡng chất, thích hợp ăn vào mùa thu đông hanh khô. Trong đông y cho rằng bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu.

Theo nghiên cứu phát hiện, bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, viatamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể.

Do trong trái bưởi có chứa chất kali rất phong phú, cho nên là loại trái cây trị liệu lí tưởng cho những người mắc bệnh thận, và bệnh về mạch máu não, hơn nữa trong tép bưởi tươi có chứa thành phần chất như insulin, cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Vitamin P trong trái bưởi có thể tăng cường chức năng của các lỗ chân lông trong da, giúp mau lành những viết thương ở ngoài da, hơn nữa hàm lượng calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da. Rất phù hợp với nguyên tắc “đẹp tự nhiên” của chị em, là loại quả thích hợp nhất cho sự chọn lựa của các bạn gái trong mùa thu đông. Hàm lượng vitamin C trong trái bưởi là chất hóa học của quả trong tự nhiên có thể giảm làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu của cơ thể, đồng thời còn có lợi cho việc hấp thụ canxi, sắt giúp tăng cường thể chất.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn bưởi. Những đối tượng dưới đây không nên ăn bưởi vì có thể sẽ có hại cho sức khoẻ của bạn:

- Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.

- Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

- Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride… Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Người uống bia, rượu hoặc các loại nước uống có chứa ethanol.

Những đối tượng kể trên muốn đảm bảo an toàn thì sau 48 giờ thôi không dùng thuốc (hút thuốc, uống rượu..) mới được ăn bưởi hoặc uống nước bưởi, bởi vì trong nước bưởi có chứa chất Puranocoumarin làm tăng giáng hoá Cyt P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm thay đổi tác dụng của thuốc hoặc làm tăng độc tính của thuốc, của nicotin, ethanol, hại cho sức khoẻ.

- Người đang dùng các loại thuốc sau: Thuốc chống mỡ máu nhóm Statin (có trên 10 loại khác nhau), thuốc chữa loét dạ dày tá tràng tiến triển (Omeprazol…), thuốc chữa suy tim ứ huyết (Carvedilol…), thuốc chữa suy tim đau thắt ngực (Nitroglicerin…), thuốc chống loạn nhịp tim (Quinidin, Amiodaron…), thuốc an thần gây ngủ (Diazepam, Trizolam…)

Vì nếu sử dụng những loại thuốc này kết hợp với bưởi sẽ làm giảm tác dụng của thuốc cũng như gây tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể và tính mạng.

- Người đang bị tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bưởi: Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng.

Để cây bưởi liên tiếp bội thu

Để cây bưởi liên tiếp bội thu

Khi cây phát lộc cần loại bỏ ngay những lộc nhỏ và thường xuyên kiểm tra, diệt sâu bệnh ngay từ khi chúng mới xâm hại


Mùa thu là mùa thu hoạch của bưởi, ta nên thu hoạch rộ trong thời gian từ 3-5 lần, hoặc có thể rút ngắn xuống 2-3 lần để tránh cho cây mẹ bị kiệt sức, giảm năng suất cho vụ tiếp theo. Nên sử dụng kéo cắt cành để thu hoạch từng quả một, không bẻ tước cành mang quả, gây mất nhiều nhựa và dễ nhiễm sâu bệnh (nhất là sâu đục thân).

Sau khi thu hoạch xong cần loại bỏ ngay những cành tăm, cành khuất tán, cành bị nhiễm dịch hại bằng kéo cắt cành để loại trừ hiện tượng tự ký sinh chất sống của cây mẹ, tập trung nhựa sống nuôi các cành chủ lộ sáng cho "bốc" hơn, sạch sâu bệnh và hạ thấp trọng tâm, giúp cây vững vàng hơn trước mưa to, gió lớn.

Sau đó tiếp tục bồi dục cho đất nền (bón đền quả) bằng cách kết hợp với xới xáo lớp đất dày 10-15cm dưới bóng tán, nhặt cỏ dại và đào rãnh hình vành khăn theo chu vi bóng tán sâu khoảng 30-40, rộng 35-45cm (tuỳ kích cỡ cây nhỏ, to); phơi ải đất đào lên sau 2-3 tuần, giúp đất bả và tiêu diệt mầm mống sâu bệnh có sẵn trong lòng đất. Tiếp theo là trộn lẫn với phân hữu cơ hoai mục, bùn khô hoặc xỉ than, vữa bả, theo tỷ lệ 4:4:1:1 theo khối lượng. Mỗi gốc từ 50-80kg, ấp vào rãnh, rải đều dưới bóng tán và giữ cho gốc thường xuyên ẩm để "nhử" rễ ăn ra và ăn lên.

Khi cây phát lộc cần loại bỏ ngay những lộc nhỏ và thường xuyên kiểm tra, diệt sâu bệnh ngay từ khi chúng mới xâm hại. Với những cây bưởi trưởng thành đã cho thu hoạch nhiều vụ, cần dùng nước vôi (hoà tan) quét vài ba lần vào gốc, vừa sạch bệnh vừa tăng độ phản xạ ánh sáng cho vườn.

Giống mít Trái dài Malaysia

Giống mít Trái dài Malaysia

Giống mít trái dài Malaysia là giống mít mới được nghiên cứu và phát triển tại Malaysia, đặc điểm của giống mít này là cho trái với kích thước lớn khác thường, trái mít có thể dài cả mét, nhưng lại có chất lượng cao, múi to ngon ngọt, rất ít xơ, thích hợp cho việc trồng mít bán trái hoặc sấy khô để xuất khẩu.

Cây mít trài dài Malaysia được nhập về Việt Nam, ban đầu được trồng tại các tỉnh miền Nam đã cho kết quả tốt, cây sinh trưởng phát triển mạnh, nhanh ra trái, đặc tính tốt của cây như trái dài, ít xơ, múi to ngon ngọt vẫn giữ được. Đặc biệt cây có thể trồng trong các vùng khô ít nước, đất nghèo dinh dưỡng cây vẫn lên nhanh và khỏe.

Cây mít trái dài Malaysia là cây khỏe thích hợp trồng với cả các vùng đồi núi trung du, là giống cây có hiệu quả kinh tế cao.

Cây giống mít trái dài Malaysia là cây giống ghép, được chuyển trực tiếp từ miền Nam ra nên cây có đặc tính tốt không bị lại tạp.

Chiều cao: Cây mít trái dài Malaysia có chiều cao từ 70-100cm

Thu hoạch: Sau 2 năm cây có thể bói trái đầu

Năng suất: Cây mít trái dài Malaysia cho quả với kích thước lớn nên khối lượng quả từ 30-50kg, năng suất cây đạt từ 200-300kg

Nguồn cây: Giống cây trồng miền Nam

Giá: Giá bán 85.000đ / 1 cây, giá cây luôn có sự thay đổi theo từng thời điểm mùa khác nhau

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!


Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Công dụng bưởi Đoan Hùng

Công dụng bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là sản phẩm của nông nghiệp bởi vậy nó có công dụng chữa bệnh hay làm đẹp tốt hơn các loại thuốc hay hóa mĩ phẩm mà không có tác dụng phụ.


Bưởi Đoan Hùng có nhiều công dụng hữu ích tới sức khỏe con người nên bưởi Đoan Hùng được bán ở nhiều nơi nhưng không thể thay thế được bưởi ở huyện Đoan Hùng- Phú Thọ. Bưởi Đoan Hùng trái không to chỉ nặng khoảng 1kg, vỏ mỏng màu vàng, bên trong quả màu trắng, dễ tách múi, múi tép mềm và mọng nước, ăn vừa giòn vừa ngọt mát, vị thơm rất riêng không giống loại bưởi khác.

Trong cuốn Nam dược Thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về công dụng của bưởi:

- Vỏ bưởi vị đắng cay, tính không độc, trừ đờm, giảm đau và trị tràng phong. Ngoài ra, vỏ bưởi giúp tiêu hóa, làm long đờm, chống ho.
- Tinh dầu giúp mọc tóc, chống rụng tóc. Cho tóc đen dài mượt và chống bị hói đầu, rụng tóc.
- Quả bưởi vị chua, tính lạnh giúp trị được chứng có thai nghén, biếng ăn, đau bụng, hoặc ăn không tiêu.
- Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, chữa cả viêm vú, viêm amidan.
- Vỏ hạt bưởi có pectin dùng làm thuốc cầm máu.
- Hoa bưởi được dùng để chưng cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo. Cách dùng:
- Vỏ quả và lá dùng như thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10-15g.
- Lá bưởi nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm chữa sưng chân do hàn thấp, chướng khí, giảm đau do trúng phong tê bại.
- Hạt bưởi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen rồi nghiền thành bột.

Bưởi Đoan Hùng là sản phẩm của nông nghiệp bởi vậy nó có công dụng chữa bệnh hay làm đẹp tốt hơn các loại thuốc hay hóa mĩ phẩm mà không có tác dụng phụ

16 căn bệnh hay gặp - Đơn giản ăn bưởi là khỏi!

16 căn bệnh hay gặp - Đơn giản ăn bưởi là khỏi!

Bưởi là một loại quả quý của nước ta. Bưởi ăn rất ngon mà cơm bưởi, vỏ bưởi, hạt bưởi đều có thể dùng để trị bệnh.


1. Hôi miệng, giải rượu

- Chữa hôi miệng: Bưởi 1 quả lấy nước, vỏ quít 10g, gùng tươi 6g, thêm đường đen lượng vừa nấu chung, mỗi ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 5 ngày.
- Giải rượu: Cơm bưởi 100g, nhai nuốt dần dần.

2. Chữa ho nhiều, đàm khí nghịch

- Cách 1: Cơm bưởi 100g, rượu gạo 15 ml, mật ong 30 ml, chưng cách thủy cho chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần.
- Cách 2: Cơm bưởi cắt nhuyễn cho vào bình, ngâm rượu, đậy kín 1 đêm, nấu nhừ, dùng mật ong trộn đều, ngậm nuốt thường xuyên.

3. Trẻ đau trướng bụng hoặc tiêu chảy do ăn không tiêu

Lấy vỏ bưởi rửa sạch, cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường 1 tuần. Lấy nước mứt nuốt dần, dùng liền 5 ngày.

4. Ốm nghén

- Cách 1: 15g vỏ bưởi rửa sạch, cho vào nồi, thêm 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 20 phút. Cần uống khoảng 3 – 5 ngày.
- Cách 2: Bưởi 5 - 8 quả, bỏ vỏ hạt, vắt lấy nước đun nhỏ lửa cho sôi, thêm vào 500g mật ong, 100g đường kính, 10ml nước gừng tươi, đun thành dạng sền sệt rồi cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần một thìa canh pha với nước sôi, ngày uống 2 lần.

5. Rối loạn tiêu hóa, nước dãi trào ngược

- Cách 1: Cơm bưởi 60g, ăn hết một lần, mỗi ngày ăn 3 lần.
- Cách 2: Nước bưởi, mỗi lần dùng 50ml, ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày.
- Cách 3: Bưởi 5 - 8 quả ép lấy nước, dùng lửa nấu đặc, thêm 500g mật ong, 100g đường phèn, 10ml nước gừng tươi, cùng nấu thành dạng cao, để nguội, đựng trong lọ. Mỗi lần dùng 15ml, ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày.

6. Say tàu xe hay rối loạn tiêu hóa, miệng nhạt buồn nôn do cảm

- Cách 1: Mứt bưởi 30 - 60g, nhai nuốt dần.
- Cách 2: Uống nước bưởi ép

7. Đau khớp hay té ngã sưng đau

Vỏ bưởi tươi 250g, gừng tươi 30g, cùng băm nhuyễn, đắp tại chỗ, mỗi ngày thay 1 lần.

8. Dị ứng da hay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân

Bưởi da xanh 1 quả, cắt bổ nguyên quả, nấu nước thoa rửa tại chỗ, mỗi ngày làm 3 lần, đồng thời có thể ăn bưởi 60g, mỗi ngày 3 lần.

9. Thoát vị bẹn, sa đì

Hạt bưởi 15g, băm nhuyễn nấu nước uống, ngày uống 1 lần vào sáng và chiều.

10. Bong gân, sưng khớp do lạnh, chấn thương


Lá bưởi không kể liều lượng, nướng chín, đắp lên vết sưng, xoa bóp. Có thể nấu nước xông và ngâm tại chỗ.

11. Tiểu đường

Nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.

12. Giải cảm

Vỏ ngoài của bưởi chứa nhiều tinh dầu, ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa còn trị cảm cúm và thường được dùng trong liệu pháp nấu nồi xông giải cảm.

13. Kích thích mọc tóc

Vỏ ngoài quả bưởi chứa tinh dầu, lấy vỏ bưởi xoa trên da đầu để kích thích lỗ chân lông phòng trị bệnh hói hay rụng tóc.

14. Giảm cân

Ăn một hoặc hai quả bưởi mỗi ngày, cùng với một khẩu phần ăn khoa học, có thể giúp bạn giảm cân. Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư ở những người hút thuốc nhờ tác dụng khống chế hoạt động của chất sinh ung thư trong khói thuốc.

15. Chống mụn

Tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi sẽ loại bỏ cảm giác bóng nhờn trên da mặt và chống mụn bằng cách tăng độ pH cho làn da.

16. Chống lão hóa

Thoa tinh dầu vỏ bưởi lên da. Tinh dầu vỏ bưởi giúp nuôi dưỡng làn da và kích thích hình thành collagen, giúp thay thế mô da đã lão hóa bằng mô mới khỏe mạnh hơn, giúp da có bề mặt săn chắc hơn nếu sử dụng lâu dài.

Cách tiêu hủy sâu đục trái bưởi bằng nước vôi

Cách tiêu hủy sâu đục trái bưởi bằng nước vôi

Hiện nay sâu đục trái bưởi là một đối tượng dịch hại phổ biến trên các vườn bưởi, không chỉ gây hại trên bưởi, sâu còn gây hại trên các loại cây có múi khác như cam xoàn, cam sành, chanh, tắc.

Một trong những nguyên nhân làm sâu đục trái lây lan nhanh là do nông dân ít ai quan tâm đến việc tiêu huỷ nguồn sâu. Vì thế hướng dẫn nông dân biện pháp tiêu huỷ nguồn sâu tồn tại trong vườn cũng là giải pháp quản lý sâu đục trái bưởi có hiệu quả cao.

Trưởng thành của sâu đục trái bưởi là một loài ngài hoạt động về đêm, ban ngày chúng rất chậm chạp, hoạt động mạnh vào lúc 18 giờ đến 20 giờ. Bướm đẻ trứng vào ban đêm nên nông dân rất khó phát hiện giai đoạn bướm. Bướm đẻ trứng trên vỏ trái bưởi, thường có khuynh hướng đẻ từ giữa trái trở xuống phần đít trái. Sâu non mới nở (tuổi 1) đục ngay vào trong trái,  lổ đục nhỏ bằng đầu bút bi, độ sâu khoảng 5-10 mm ở phần vỏ trái. Thời điểm này phun thuốc có hiệu quả, vết đục sẽ liền lại để sẹo nhỏ trên trái. Sâu non tuổi 2, bắt đầu thải phân ra ngoài, lổ đục sâu khoảng 30 mm. Cuối tuổi 4 sâu chui ra ngoài trái, nhả tơ tạo kén làm nhộng trong đất. Biện pháp bồi sình diệt nhộng cũng hạn chế sự phát triển của sâu.

Sâu đục trái bưởi có thể phát tán qua đất có chứa nhộng từ vùng này sang vùng khác, thành trùng phát tán nhờ gió do thành trùng có khả năng bay xa. Ngoài ra, những trái bị sâu đục rụng xuống đất là nguồn lưu tồn nhân mật số ngày càng nhiều. Vì thế, tiêu huỷ những trái bị sâu đục là biện pháp quan trọng để hạn chế sự lây lan của loài sâu hại này.

Những điều cần chú ý khi trồng cây có múi

Những điều cần chú ý khi trồng cây có múi

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, bên cạnh kỹ thuật canh tác mới, cây có múi rất cần bón vôi, sử dụng phân hữu cơ và hạn chế hóa chất kích thích ra hoa…


Theo tác giả Lê Thị Khỏe (Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam), người trồng cây có múi cần chú ý như sau:
1. Cây có múi rất cần được bón vôi

Bón vôi không chỉ cung cấp dưỡng chất calci cho cây mà còn có nhiều tác dụng khác mà phân hóa học không có được như ngăn chặn sự suy thoái của đất, khử tác hại của mặn, ức chế sự phát triển nấm bệnh trong đất, phát huy hiệu lực phân hữu cơ, vô cơ và thuốc diệt cỏ. Thiếu calci cây yếu ớt dễ đổ ngã, sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt, nếu thiếu  trầm trọng thì đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Calci còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi nắng nóng, phèn, mặn. Cần lưu ý rằng, hầu hết đất canh tác ở ĐBSCL đều thiếu calci, do đó cần phải bón vôi (bột đá vôi hay vôi tôi) mỗi năm một lần để cung cấp calci cho cây. Nên bón vào đầu mùa mưa với liều lượng 30 – 50 kg/công. Để hạn chế tác hại của mặn, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4) với liều lượng khoảng 30 – 50 kg/công. Bón bằng cách rải đều trên đất liếp, tưới một lượng nước ngọt dư thừa để rửa mặn ra khỏi liếp.

Đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển như bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân… ngày càng trở nên nghiêm trọng tại ĐBSCL. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh này là bón vôi cải tạo đất. Thông thường có thể bón hàng năm vào thời điểm sửa soạn đất hoặc bón liều cao 100 – 200 kg/công nhưng vài năm mới bón lại một lần. Giúp vi khuẩn có lợi trong đất phát triển, giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, giúp giữ chất mùn không bị rửa trôi… Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, vì vậy bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là super lân sẽ làm tăng hữu dụng phân lân.
2.   Chú ý bón phân hữu cơ

Việc bón phân hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong canh tác cây có múi,  bởi phân giúp cải  thiện đặc tính hóa lý đất như tăng độ phì, tăng hàm lượng hữu cơ, tăng khả năng giữ nước, giữ phân, cải thiện cấu trúc, độ ẩm đất. Đặc biệt, thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất – thành phần giữ vai trò quan trọng. Giúp ổn định năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm. Các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, rác, vi sinh, phụ phẩm nông nghiệp, bánh dầu, phân sinh học… chú trọng sử dụng. Chú ý phân hữu cơ bón lót trước khi trồng, hàng năm, bón sau khi thu hoạch.

Canh tác cây có múi chú ý tạo tán cây 1 – 3 năm sau khi trồng, xén tỉa hàng năm sau thu hoạch. Áp dụng phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM), giảm sử dụng thuốc BVTV (chuyển từ sử dụng thuốc hóa học sang thuốc nguồn gốc thảo mộc), sử dụng nấm Trichoderma, thiết kế vườn phù hợp, trồng cây chắn gió…

3.  Xử lý ra hoa không dùng thuốc

Có thể áp dụng bằng cách lảy lá. Sau khi thu hoạch xong, vệ sinh vườn (cắt tỉa cành, làm cỏ, quét vôi gốc…), bón phân lần hai (loại đạm thấp, lân và kali cao), liều lượng tùy vào tuổi và sự sinh trưởng của cây. Khi toàn bộ lá trên cây già và không còn tược non xuất hiện thì tiến hành lảy bỏ lá trên cành (cành cho trái). Kỹ thuật này đơn giản dễ làm, không sử dụng hóa chất xử lý ra hoa (thường áp dụng vườn bưởi). Cho trái theo vị trí trên cây theo ý muốn nên thuận chăm sóc và thu hoạch. Hoặc có thể áp dụng biện pháp xiết nước (cắt nước) để kích thích ra hoa, tiến hành như sau: sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu, bón phân, quét vôi gốc, thân cây… Sau lần bón phân thứ hai (vùng ĐBSCL sau bón phân lần hai kết hợp vét bùn bồi gốc và mặt liếp), tiến hành tạo khô hạn bằng cách ngưng tưới nước hoặc/và kết hợp rút khô nước trong vườn hay mức nước trong mương ở mức thấp nhất trong năm để tạo “sốc” cho cây. Thời gian “xiết” nước khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách mặt đất 20 – 30 cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt đất 50 – 60 cm để không làm rễ cây bị thiệt hại mất sức. Hoặc có thể áp dụng tưới nước trở lại với lượng nước tưới vừa đủ để giảm bớt hiện tượng cây ra đọt non, tưới 2 – 3 lần mỗi ngày và liên tục 3 ngày, đến ngày thứ tư tưới 1 lần/ngày. Khoảng 7 – 15 ngày sau khi tưới trở lại cây sẽ ra đọt và nụ hoa, thời gian này tưới nước cách ngày. Sau ngưng tưới nước, nếu cây ra tược non, có thể dùng các loại phân bón như MKP (0-52-34), KNO3… phun lên cây giúp lá non mau thành thục.