Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Cách chăm sóc phật thủ kịp ra trái chơi tết

Cách chăm sóc phật thủ kịp ra trái chơi tết

Trong những năm gần đây phật thủ được nhiều người ưa chuộng đặc biệt vào dịp tết bởi chúng được quan niệm mang lại may mắn và được ví như bàn tay Phật che chở, mang an lành, sung túc đến cho gia chủ.

Vì quan niệm đó, nhiều người mua phật thủ về bày lên bàn thờ, với mong muốn được hưởng những điều tốt lành, khiến loại quả này khá được ưa chuộng.

Phật thủ có ăn được không?


Câu hỏi được nhiều người đặt ra, để trả lời cho câu hỏi này thì bạn cần biết Phật thủ là một loại quả thuộc chi cam chanh. Hoa nở có mùi thơm và quả thì không có nước bên trong, không có ruột mà chỉ có phần lõi xốp bên trong. Do đó, quả Phật thủ không thể ăn trực tiếp được. Tuy nhiên, nó có thể được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn ngon bổ dưỡng cũng như các bài thuốc quý. Nếu như vỏ cam, chanh hay quýt có thể sử dụng làm Siro phật thủ trị ho, viêm họng thì quả phật thủ cũng có công dụng y như vậy.

Phật thủ trồng ở đâu?

Nơi phật thủ được trồng nhiều và đẹp nhất là xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Ngoài ra, phật thủ cũng đang được trồng tại nhiều vùng trên cả nước như: Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn…

Cách trồng phật thủ:


Cây phật thủ rất khó tính nên trồng khá phức tạp, đòi hỏi cần nhiều thời gian chăm sóc nuôi dưỡng. Chính vì vậy giá trị kinh tế của phật thủ mang lại rất cao.

Cây phật thủ khi mua về trồng giâm cành. Về khoảng cách trồng, người trồng nên để hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 40cm. Sau khi cây phật thủ trồng được lên 1 đợt lộc, khi cứng lộc thì người trồng mới được bón nhẹ. Tuy nhiên, người trồng nên lưu ý tuyệt đối không được bón vào gốc, bón xa gốc để rễ phải ăn với. Trồng giâm cành có thể trồng theo 2 cách là trồng trên đất hoặc trồng trong chậu.

Sau khi cây phật thủ được 4 đến 5 tháng tuổi, cây cao khoảng 1m thì người trồng nên đánh chuyển trồng chính thức. Lúc này, để hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m. Sau khi trồng như vậy, cây ra 1 đợt lộc  thì người trồng nên đợi khi cứng lộc mới được bón.

Chăm sóc phật thủ: Trong quá trình chăm sóc cây phật thủ,đối với cả hai cách trồng trên, người trồng nên phun thuốc bảo vệ sâu bệnh như thuốc comite hoặc detect giúp trị bệnh nhện đỏ, thuốc tập kỳ trị bệnh sâu vẽ bùa, thuốc sufation trị bệnh dệp hay thuốc gi-đô-min hoặc thuốc man xanh trị bệnh nấm. Riêng đối với loại cây ghép, người trồng có thể khi kích ra hoa, người trồng nên dùng loại thuốc kích phát tố ra hoa Thiên Nông.

Phật thủ là loài cây mang lại giá trị cao, một cây phật thủ ra trái được trưng trong nhà vào ngày tết sẽ mang lại nhiều phước lộc cho gia chủ.

Nhân giống và phòng trừ sâu bệnh cây Phật thủ

Nhân giống và phòng trừ sâu bệnh cây Phật thủ

Cây Phật thủ được nhân giống chủ yếu bằng 2 cách : ghép dựa và chiết cành

1. Ghép dựa: ( Phương pháp này còn gọi là ghép phủ vỏ)

- Chọn cây quýt con mọc từ hạt 2-3 năm làm gốc ghép (chuyển trước vào chậu), chọn cành 1-2 năm của cây Phật thủ làm cành ghép, tháng 4-5 tiến hành ghép.

- Cắt thân gốc ghép, chỉ để cao 10-15cm, đưa cây gốc ghép vào chỗ thích hợp và sát cành cây Phật thủ, dùng dao cắt vát gốc ghép, bên dài cắt thành hình thuẫn, bên ngắn cắt thành hình vó ngựa, sau đó cắt cành ghép một miếng độ lớn bằng bên dài của gốc ghép sâu vào đến phần gỗ, nhớ không nên cắt đứt vỏ tầng trên, chỉ bỏ phần gỗ, để vỏ gỗ có thể phủ lên miệng ngắn hình vó ngựa của gốc ghép.

- Lúc ghép dựa miệng cắt cành ghép sát vào gốc ghép, để hai bên tượng tầng sát khít nhau rồi dùng dây mềm buộc chặt, bên ngoài buộc một lớp mỏng polyethylene để giữ ẩm, sau 40 – 50 ngày, vết thương lành. Sau đó cắt cành ghép rời khỏi cây, để nơi râm mát 1 tuần, chú ý tưới ít nước.

2. Chiết cành



Vào tháng 5 -7, khi nhiệt độ không khí cao, chọn cành cao, dưới cành cắt một nhát sâu, dùng tấm thảm bao ( bao bố, hoặc bao nilong) cuốn thành ống, dùng dây buộc phía dưới, phía trên cho đất nuôi dưỡng tơi xốp, rồi buộc chặt lại phần trên, mỗi ngày tưới nước để giữ ẩm, sau một tháng cành chiết sẽ ra rễ.

3. Sâu bệnh thường gặp trên cây Phật thủ

Sâu bệnh thường gặp trên cây Phật thủ là rệp ống, rệp sáp và bệnh bồ hóng

- Rệp ống : gây hại chủ yếu ở cành là non, sau khi bị hại, cành lá xoăn lại, ảnh hưởng đến sự ra hoa, kết quả.

Phòng trừ : Dùng que cạo diệt, nếu rệp gây hại quá nặng dùng thuốc Rogor 0,1% hoặc DDVP 0,1% để phun, số lần phun tùy thuộc vào mức độ gây hại của rệp ống.

- Rệp sáp và bệnh bồ hóng : Dùng cuốc , cuốc nhẹ xung quanh gốc cây từ ngoài tán vào cách gốc khoảng 2 tấc là vừa sau đó rải thuốc lên rồi tưới nước cho đẫm để thuốc thấm xuống bên dưới diệt rệp. Một số loại thuốc có thể sử dụng phổ biến hiện nay: Supracide 40 EC, Basudin 10 H liều lượng. Do rệp sáp có phủ một lớp sáp trên cơ thể nên có thể dùng nước rửa chén pha loãng ra tưới trước nhằm phá vỡ đi lớp sáp này thì thuốc sẽ thấm sâu vào bên trong cơ thể hiệu quả sẽ cao hơn.

Cây Phật thủ

Cây Phật thủ

Phật thủ vị cay , đắng và chua, tính ôn, vào 2 kinh phế và tỳ. Có tác dụng lý khí, cầm nôn mửa, hóa đờm, giúp tiêu hóa, chữa ho. Dùng trong trường hợp bụng đầy đau, biếng ăn, nôn mửa, ho.

Cây Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc ho Rutaceae ( họ cam), tên khoa học là Citrus medica L. var. sarcodactylus Sw. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Quả Phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.

Hoa cây Phật thủ có mùi thơm đặc trưng, quả phật thủ có hình tay Phật, có thể có từ 10- 22 ngón, có giống “ có ngón “ như hình tay Phật xòe ra, có giống có hình bàn tay Phật nắm lại. Quả cây Phật thủ có thể to như quả bưởi, cũng có giống có quả nhỏ như tượng bàn tay vàng của Phật, vỏ quả khi chín có màu vàng tươi, chứa tinh dầu thơm và dễ bảo quản

Đa số các nước vùng châu Á xem cây phật thủ là loài cây tâm linh bởi nó liên quan đến một truyền thuyết  trong phật giáo.

Công dụng của trái cây Phật thủ

Phật thủ là một vị thuốc dân gian. Theo tài liệu cổ, Phật thủ vị cay , đắng và chua, tính ôn, vào 2 kinh phế và tỳ. Có tác dụng lý khí, cầm nôn mửa, hóa đờm, giúp tiêu hóa, chữa ho. Dùng trong trường  hợp bụng đầy đau, biếng ăn, nôn mửa, ho.

Quả và hoa cây Phật thủ đều được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, những người có thể trạng hư nhược không nên dùng. Người bình thường cũng không nên lạm dụng vì ăn quá nhiều Phật thủ gây tổn hao khí.

- Đau bụng kinh: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, 6 gr đương quy, 6 gr gừng tươi, 30ml rượu gạo, tất cả sắc cùng nước để uống.

- Ra nhiều khí hư ở phụ nữ: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, khoảng 1m lòng lợn non (làm sạch), ninh nhừ để ăn.

 - Đau bụng do vị khí, can khí yếu kém: Lấy 6 gr phật thủ, 6 gr xuyên luyện tử, 9 gr thanh bì sắc uống ngày 2 lần.

- Giã rượu: Lấy 30 gr phật thủ tươi (hoa hoặc quả), sắc lên rồi cho người đang say rượu uống.

- Đau bụng do lạnh bụng:
Lấy 15 gr quả hoặc hoa cây Phật thủ khô, 30 gr gạo tẻ rang thơm, sắc uống ngày 3 lần sẽ có kết quả tốt.

– Ho có nhiều đờm: Lấy 30 gr quả hoặc hoa cây Phật thủ, 15 gr đường phèn, hấp cách thủy, ngày ăn 1 lần.

- Đầy bụng, ợ hơi, chướng khí: Lấy vỏ quả cây Phật thủ tươi rửa sạch, ướp với đường trắng, nhai ăn từ từ sẽ có tác dụng.

- Tiêu hóa kém:
Lấy 30 gr quả cây Phật thủ tươi, thái lát, sắc kỹ lấy nước uống.

Chăm sóc cây Phật thủ

Chăm sóc cây Phật thủ

Cây Phật thủ dễ bị rụng lá, nếu số lá rụng hơn một nửa, sẽ gây ảnh hưởng đến sự quang hợp, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả, phải kịp thời tỉa bớt các chồi ngọn để giữ lá

Chăm sóc cây Phật thủ phải dựa vào đặc tính của chúng, cụ thể là:

- Cây Phật thủ không chịu rét, nhiệt độ thích hợp là 22oC – 26oC.

- Tưới nước nên căn cứ theo mùa, khi nhiệt độ thấp 3-4 ngày tưới một lần. Mùa hè nhiệt độ cao, ngày tưới 1 lần, không tưới nước vào buổi trưa, cần chú ý thoát nước vào mùa mưa.
- Cây Phật thủ ưa sáng, nên phải để chậu trồng cây nơi có ánh sáng trực tiếp.

- Cây Phật thủ ưa đất có độ pH từ 5,5 – 6,5.

- Cây Phật thủ dễ bị rụng lá, nếu số lá rụng hơn một nửa, sẽ gây ảnh hưởng đến sự quang hợp, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả, phải kịp thời tỉa bớt các chồi ngọn để giữ lá, giữ được lá là giữ được quả. Mùa thu chỉ giữ lại ít ngọn để năm sau cho quả. Vào mùa đông , không nên để gió lạnh thổi vào cây, phải khống chế lượng nước tưới, giữ cho chậu ẩm vừa, nếu phát hiện đất trong chậu khô, nên chia nhỏ lượng nước tưới nhiều lần, không nên tưới nước quá đẫm.

- Hàng năm vào tháng 3, Phật thủ bắt đầu ra hoa. Từ tháng 3 đến tháng 5,  Phật thủ thường ra nhiều hoa đực hơn, nên chất lượng trái không cao, dễ rụng, chín sớm. Từ tháng 6 đến tháng 8 là thời gian cây Phật thủ ra hoa và đậu trái có chất lượng nhất.