Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Các biện pháp hạn chế hiện tượng rụng trái non trên cây quýt

Các biện pháp hạn chế hiện tượng rụng trái non trên cây quýt

Rung trái non là hượng tương thường xảy ra trên cây ăn trái, ngay cả khi bà con xử lý tốt việc ra hoa, hiện tượng rụng trái non vẫn có thể xảy ra.


Khi cây thiếu dinh dưỡng thì sẽ không đủ sức nuôi trái nên phải rụng bớt để dồn sức nuôi một số trái còn lại. Để khắc phục nguyên nhân này, ngay sau khi thu hoạch, nông dân phải bón phân đầy đủ để cây phục hồi lại sức phát triển thân, lá, đủ khả năng nuôi được nhiều trái về sau. Vào thời gian này, nên bón thêm phân hữu cơ, chú ý bón thêm đạm và lân. Có thể dùng phân DAP hoặc hỗn hợp urê với phân lân.

Đến giai đoạn trái hình thành, cây cần nhiều đạm và kali, có thể bón hỗn hợp phân urê và kali clorua theo tỉ lệ 1:1 hoặc các phân NPK có hàm lượng đạm và kali cao, bổ sung canxi BO giúp kéo dài hạt phấn trên cây. Ngoài phân bón gốc, ở giai đoạn cây đã có trái nên phun phân bón lá có hàm lượng đạm và kali cao. Giai đoạn cây chuẩn bị rụng sinh lý nên bổ sung chất điều hòa sinh trưởng (Tân Đậu Quả, Atonik, GA3). Những chất này kích thích và duy trì sự tăng trưởng của tế bào, giúp hoàn chỉnh sự hình thành tầng rời, góp phần hạn chế rụng trái non.

Về nguyên nhân thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến việc rụng trái non,Trường hợp này buộc người nông dân phải tỉa cành, tạo tán cho cây sau khi thu hoạch, kết hợp với việc giữ nước cân đối dưới ao, mương trong vườn, giữ cỏ dưới những tán cây giúp tản nhiệt.

Trong giai đoạn từ khi cây quýt có trái non đến thu hoạch thường bị ảnh hưởng bởi các đối tượng dịch hại như: sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh thán thư, bệnh loét và bệnh thối rễ chết cây, bệnh vàng lá gân xanh (greening)…. vì thế, để quản lý tốt các đối tượng dịch hại và hạn chế được việc rụng trái non trên cây quýt, việc dùng thuốc phòng trừ sâu cho cây cần chú ý sử dụng các loại thuốc sinh học để bảo vệ thiên địch và môi trường, nên sử dụng theo các nhóm chất Abamectin, Emamectin… Về thuốc trừ bệnh, nông dân nên sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm sinh học tổng hợp chủ yếu hiện nay là: Tricilazone, hexanazone, stretocine… Điều quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh gây hại là nông dân nên áp dụng tổng hợp các biện pháp IPM. Trong đó, việc cần thiết là phải sử dụng giống tốt và chăm sóc cho cây sinh trưởng khỏe mạnh làm nền tảng, kết hợp phát hiện, phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh phát sinh với các loại thuốc đặc trị thích hợp.

Kỹ thuật trồng quýt hồng theo VietGAP

Kỹ thuật trồng quýt hồng theo VietGAP

Nhánh chiết phải chọn từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, cây khỏe, sai trái, trái to và đặc biệt trái phải mang đầy đủ các đặc trưng của giống.

I. KỸ THUẬT TRỒNG:

1/ Đất trồng và chuẩn bị liếp trồng: Để thực hiện quy trình VietGAP cần vẽ bản đồ đất cho từng khu vực của 4 xã theo quy hoạch của huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Đất trồng: Đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH khoảng 5,5-7,0, hàm lượng hữu cơ >3%. Đào mương lên liếp: nhằm mục đích nâng cao tầng canh tác và giúp cây không bị ngập úng trong mùa mưa. Mương tưới và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, chiều ngang liếp từ 5-8m. Vườn phải có đê bao chống lũ triệt để.

2/ Chuẩn bị cây giống: Hiện nay, quýt hồng chủ yếu được trồng bằng nhánh chiết từ cây giống ở địa phương. Nhánh chiết phải chọn từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, cây khỏe, sai trái, trái to và đặc biệt trái phải mang đầy đủ các đặc trưng của giống.

Nông dân trồng quýt hồng ở Lai Vung – Đồng Tháp

3/ Đặt cây con: Chuẩn bị mô, dùng đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô có chiều cao 40 – 60 cm, đường kính 60 – 80 cm, đào hố giữa mô, trộn đều đất với 5-10 kg phân chuồng, 1 kg phân Super lân và 0,5 kg vôi cho vào hố trước khi đặt cây con.

Cách đặt cây con: Đặt cây xuống giữa mô, sao cho mặt bầu ngang bằng mặt mô, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc giữ cho cây không bị gió làm lung lay và tưới đủ nước. Đánh dấu/ký hiệu cho từng cây và vẽ sơ đồ vườn trồng. Cây con sau khi trồng cần được chăm sóc kỹ, nhằm đảm bảo mật số và độ đồng đều giữa các cây. Thông thường có thể trồng với khoảng cách 3 x 4m hoặc 4 x 4m, tương đương với mật độ từ 600 – 700 cây/ha.

II. CHĂM SÓC:

1/ Vét mương bồi liếp: Có thể vét bùn kết hợp với việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa. Vét bùn vào tháng 2-3 dương lịch, lớp bùn dày khoảng 2 cm là tốt nhất. Chú ý: Không được bồi bùn lấp kín mặt gốc cây quýt hồng vì bộ rễ cây vẫn cần không khí để hô hấp trong thời gian xử lý ra hoa.

2/ Trồng cây chắn gió và che mát: Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với vườn Quýt hồng, nhằm ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh theo gió xâm nhập vào vườn, tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, hạn chế thiệt hại do gió bão. Các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: dâm bụt, tràm...

3/ Giữ ẩm: Bằng cỏ, rơm rạ và cách gốc khoảng 20 cm nhằm giữ ẩm trong mùa nắng, hạn chế cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để hạn chế đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Trong thời kỳ khai thác thì xu hướng hiện nay là quản lý cỏ dại trong vườn chứ không làm sạch cỏ nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa nắng và chống xói mòn trong mùa mưa.

4/ Quản lý nước: Chất lượng nước tưới phải đáp ứng các chỉ tiêu 15,16 của phụ lục 4. Mùa nắng nên tưới nước thường xuyên cho cây, nếu thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, đồng thời phải tạo rảnh thoát nước kịp thời trong mùa mưa để tránh ngập úng. Nên giữ ổn định mực nước luôn cách mặt liếp từ 60 - 80cm.

5/ Quản lý phân bón: Phải đáp ứng các chỉ tiêu 10,11, 12, 13, 14 của phụ lục 4. Nếu nhà vườn tự ủ phân chuồng thì cần xây dựng và đặt bể ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và nguồn nước tưới. Không để phân hoá học và phân chuồng tiếp xúc hay dính vào quả trong quá trình bón phân.

6/ Các thời kỳ bón phân: Thời kỳ kiến thiết cơ bản: (cây 1-3 năm tuổi), phân bón được chia làm nhiều đợt (4-6 đợt) để bón cho cây. Sau khi trồng nên dùng phân urê hoặc phân DAP với liều lượng 40g hoà tan trong 10 lít nước để tưới cho cây (2 tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cây phát triển mạnh. Hàng năm bón phân hữu cơ từ 5 – 10 kg/cây.

7/ Cách bón phân: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-20cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn sau khi đậu trái và giai đoạn trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày.

III. QUẢN LÝ SÂU BỆNH:

Giai đoạn từ khi ra hoa đến đậu trái (khoảng 30 ngày) cần quản lý các đối tượng sâu và bệnh hại như: rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy mềm…Áp dụng phương pháp tổng hợp IPM, nếu mật số côn trùng cao sử dụng dầu khoáng DS 98.8 EC, SK 99, Abatimec hoặc một số thuốc hóa học Selecron 50 ND, Regent 800 WG, Confidor 100 SC, Actara 25 WG.

Trồng giống quýt Hồng Lai Vung

Trồng giống quýt Hồng Lai Vung

Muốn cây mới đem trồng vào vườn ít hao, dù cây con hay nhánh chết, ta nên giâm ở vườn ươm một thời gian cho cây tươi tỉnh. Khi thời tiết thuận lợi đem ra vườn trồng, cây sẽ không bị héo và mau phát triển.

1. Chọn giống

Ngày xưa ông bà thường nói: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn giòng”. Về phương diện làm vườn cũng vậy, vì trồng cây mà không chọn giống thì uổng công. Từ ngày trồng cây đến ngày thu hoạch, ta tốn biết bao công sức và tiền bạc mà cây chậm phát triển, cho năng suất không cao thì phí công, hao của biết chừng nào.

Muốn lập một vườn Quýt Hồng dù trồng bằng cây con, nhánh chiết hoặc tháp cũng đều phải chọn giống.

2. Các loại cây giống

a. Trồng bằng cây con:

Trồng cây con là cách gầy giống bằng phương pháp hữu tính, là quá trình tạo cây từ hạt. Phương pháp này mang đặc tính di truyền của cây mẹ. Nên ta chỉ lựa một cây quýt nào cho quả tốt rồi lấy hạt đem ương. Cách này có thể thực hiện được nhiều cây giống cùng một lúc nhưng phải có thời gian chờ cây con lớn. Thường thì đem ra vườn ngâm từ một năm trở lên mới có thể trồng được. Có hai cách trồng cây con: có hai cách trồng cây con: Bứng từ vườn ươm nguyên cây đem trồng hoặc chiết ngang tốc (xem phần chiết nhánh).

b. Trồng bằng nhánh chiết:

Gầy giống bằng phương pháp chiết nhanh tương đối dễ, mau trồng và mau có trái hơn trồng bằng cây con, nhưng cũng hạn chế về mặt số lượng. Nhánh chiết cũng phải lựa giống cây tốt và nhánh tốt. Thường thì nhánh chiết từ cây mẹ nguyên là cây con có từ 3 năm tuổi trở lên và không quá 5 năm thì nó sẽ phát triển mạnh hơn, nhưng sẽ có trái trễ hơn nhánh chiết từ cây mẹ nguyên là nhánh chiết.

c. Trồng bằng cây tháp (ghép):

Quýt Hồng phát triển ở Lai Vung, Đồng Tháp khá lâu nhưng với cái bệnh chết bất thường đến nay cũng chưa ai chữa trị được để khỏi trồng cây khác. Nên người ta tìm một gốc cây có quan hệ họ hàng về mặt thực vật rễ phát triển tốt, bền, ít chết bậy như chanh, cam, bưởi v.v… để tháp (ghép) Quýt Hồng vào.

Gốc tháp phải đạt yêu cầu sau:

- Có sức sinh trưởng tương đương với cành tháp.

- Có bộ rễ sinh trưởng mạnh, đâm chồi nhiều và sinh nhiều rễ phụ.

- Dễ thích ứng và chịu đựng tốt với điều kiện thời tiết như mưa, nắng, ngập nước v.v…

Với điều kiện trên ta nhận thấy dùng nhanh để làm gốc tháp là thích hợp nhất.

Trồng Quýt bằng phương pháp tháp (ghép) thì việc gầy giống còn khó khăn và chậm. Cần thời gian chuẩn bị cây trồng và kỹ thuật tháp (ghép) cao mới đủ số lượng trồng nhiều, nhưng rất đảm bảo về mặt phát triển và lợi được nhiều về phương diện khác như: không cần phải làm bờ quá cao tốn kém, không sợ úng thủy hau nước ngập.

d. Khu ươm cây và giâm cây giống:

Muốn cây mới đem trồng vào vườn ít hao, dù cây con hay nhánh chết, ta nên giâm ở vườn ươm một thời gian cho cây tươi tỉnh. Khi thời tiết thuận lợi đem ra vườn trồng, cây sẽ không bị héo và mau phát triển.

Trồng một vườn cây ăn trái dù lớn hay nhỏ cũng nên có một khi dành riêng để giâm cây con trước khi đem trồng.

Có hai loại cây giâm:

Giâm cây con:

Cây con ươm từ hạt khi lên cao từ 2 tấc trở lên đem giâm vào khu giâm. Sau 1 năm tuổi ta có thể bứng nguyên cây hoặc chiết ngang gốc để trồng (xem cách giâm cây con).

Giâm nhánh chiết hoặc cây con chiết ngang:

- Giâm tạm (rấm)

Khi cắt một đầu chiết đã ra rễ trồng được ta nên đem rấm (giâm tạm) bằng cách để các bầu sát vào nhau nơi mát hoặc có mái che và đắp thêm vào rễ một cục đất bùn. Sau 15 ngày rễ sẽ mọc dài ra thêm thật nhiều, khi đó đem đi trồng nhánh sẽ không mất sức.

- Giảm thực thụ (thời gian từ 1 năm)

Nếu trong hoàn cảnh chuẩn bị vườn chưa xong mà muốn cây mau thu hoạch ta nên chuẩn bị cây giống và giâm trước. Nhờ cách này ta có thể rút ngắn thời gian thu hoạch tùy giâm lâu hay mau nhưng không quá 2 năm, vì cây lớn quá sẽ khó bứng. Cây giâm thực thụ phải thưa để cây phát triển. Khoảng cách giữa hai cây có thể từ 5 tấc đến 1 thước. Đây cũng là cách dự phòng để thay vào những cây chết trong vườn mỗi khi cần.