Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polysciasfructicosa thuộc họ ngũ gia bì. Cây đinh lăng được chúng ta trồng ở chậu hoa hay trong vườn ở trước sân nhà làm cây cảnh. hoặc làm dược liệu quý. Cây đinh lăng sử dụng được toàn bộ cây từ củ, rễ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho các món ăn như gỏi cá, thịt chó... Hiện nay, ở một số địa phương, bà con nông dân hoặc các trang trại đã biết trồng với số lượng lớn vì hiệu quả kinh tế
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, thuộc họ ngũ gia bì là loại cây nhỏ, cao 0,8 - 1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3 - 4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi “thuốc Bắc”.
Theo Y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.
Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng như sau:
1. Chọn giống
Theo dân gian, đinh lăng lẳng có hai loại chính: Đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ.
+ Đinh lăng nếp: là loại lá nhở, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày cho năng suất cao và chất lượng tốt. Nên chọn loại này để trồng khi chọn giống, chọn cành bánh tẻ hoặc phần ngọn của cây có màu nâu nhạt, chặt ra từng đoạn 25-30cm (dùng dao sắc để chặt, tránh bị dập hai đầu) không nên trồng cả cành dài vừa làng phí giống vừa khó chăm sóc
+ Đinh lăng tẻ: là loại lá to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này không nên trồng
2. Kỹ thuật làm đất và trồng
Đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình.
Làm đất trồng đinh lăng: Khi trồng đại trà, diện rộng phải cầy bừa làm đất tơi. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. Đất làm tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.
Trồng xong, phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng cong, nếu đất khô phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.
Thời vụ: Nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Giâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát.
3. Chăm sóc
Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh. Hầu như không cần sử dụng thuốc BVTV. Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ để 1-2 cành to là được.
Năm đầu vào tháng 6 sau trồng, bón thúc 8kg uree/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 300kg/sào và 15 kg NPK+4kg kali. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.
4. Thu hoạch
Đinh lăng có thể thu hoạch quanh năm, song tốt nhất là vào tháng 11-12. Củ và rễ tươi đã thu hoạch cần chế biến ngay, không nên để quá 5 ngày. Có thể thái lát mỏng 0,3-0,5cm rồi rửa sạch đem phơi hoặc sấy khô. Khi bảo quản đóng bao 2 lớp: trong nilon, ngoài bao tải dứa để tránh mốc.
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, thuộc họ ngũ gia bì là loại cây nhỏ, cao 0,8 - 1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3 - 4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi “thuốc Bắc”.
Theo Y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.
Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng như sau:
1. Chọn giống
Theo dân gian, đinh lăng lẳng có hai loại chính: Đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ.
+ Đinh lăng nếp: là loại lá nhở, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày cho năng suất cao và chất lượng tốt. Nên chọn loại này để trồng khi chọn giống, chọn cành bánh tẻ hoặc phần ngọn của cây có màu nâu nhạt, chặt ra từng đoạn 25-30cm (dùng dao sắc để chặt, tránh bị dập hai đầu) không nên trồng cả cành dài vừa làng phí giống vừa khó chăm sóc
+ Đinh lăng tẻ: là loại lá to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này không nên trồng
2. Kỹ thuật làm đất và trồng
Đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình.
Làm đất trồng đinh lăng: Khi trồng đại trà, diện rộng phải cầy bừa làm đất tơi. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. Đất làm tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.
Trồng xong, phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng cong, nếu đất khô phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.
Thời vụ: Nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Giâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát.
3. Chăm sóc
Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh. Hầu như không cần sử dụng thuốc BVTV. Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ để 1-2 cành to là được.
Năm đầu vào tháng 6 sau trồng, bón thúc 8kg uree/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 300kg/sào và 15 kg NPK+4kg kali. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.
4. Thu hoạch
Đinh lăng có thể thu hoạch quanh năm, song tốt nhất là vào tháng 11-12. Củ và rễ tươi đã thu hoạch cần chế biến ngay, không nên để quá 5 ngày. Có thể thái lát mỏng 0,3-0,5cm rồi rửa sạch đem phơi hoặc sấy khô. Khi bảo quản đóng bao 2 lớp: trong nilon, ngoài bao tải dứa để tránh mốc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét