Pages

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Vị Thuốc Từ Cây Lười Ươi

Theo tài liệu cổ ghi trong Bản Thảo thập di của Triệu Học Mẫn-thế kỹ 18 lười ươi có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau., nôn ra máu, chảy máu cam.

Cây quả và hạt lười ươi - Sterculia lychnophona HanceCây lười ươi còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, sam rang si phlè, som vang, som rong sva (Campuchia), crap chi ling leak, mak chong (Pakse-Lào), đại hải, an nam tử, đại đồng quả, đại phát (Trung Quốc), tambayang, noix de Malva, graine gonflante. (Pháp).Tên khoa học Sterculia lychnophona Hance,thuộc họ Trôm Sterculiaceae.

1. Mô tả cây

Lười ươi là một cây to, cao 30-40m, thân có thể cao 10-20m mà chưa phân nhánh, đường kính thân 0,8-1m. Lá đơn, nguyên hay xẻ thùy, mặt trên màu lục, mặt dưới nâu hay ánh bạc, dài 18-45cm, rộng 18-24cm, cuống dài. Hoa nhỏ, không cuống, họp từng 3-5 thành chùy ở đầu cành. Mỗi hoa có 1-2 quả đại, dạng lá, hình trứng hay giống như đèn treo, do đó có tên lychnophora (do chữ lychnus là đèn), dài 12-16cm, rộng 4-5cm ở phía rộng nhất của phía dưới quả. Màu đỏ hay đỏ nhạt, mặt dưới ánh bạc, với 4-5 gân nổi rõ, Một hạt dài 2,5cm, rộng 14-16mm, dày 5-7mm. Thịt quả gồm 3 lớp: Lớp ngoài mỏng, lớp giữa dày mẫm, gồm những tế bào hợp thành chuỗi chứa chất nhầy, lớp trong nhẵn có màu trắng nhạt. Lá xuất hiện vào tháng 3-4 và rụng vào tháng 1, hoa xuất hiện vào tháng 3-4, trước khi lá phát triển. Quả xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và nở ra trước khi hạt chín. Khi chín quả đại tách ra, hạt còn lại thường nhầm là quả, có hai cánh, thực tế chỉ là hai thùy dạng lá của quả đại.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Lười ươi chỉ mới thấy phân bố và được sử dụng, khai thác ở miền Nam nước ta tại những vùng Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Định, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng trị cũng có một ít. Ngoài ra còn thấy ở Campuchia (khu vực Kampot, dãy núi Lamchay, Srenhiot). Thái Lan, các đảo thuộc Malaixia.

Vào tháng 4-5, người ta thu hoạch hạt, phơi hay sấy khô: Hạt hình trứng dài 2,5-3,5cm, rộng 1,2-2,5cm, màu nâu đỏ nhạt, trên mặt nhăn nheo nổi trên nước, nhưng khi ngâm với nước thì sau một thời gian nở rất to, gấp 8-10 lần thể tích của hạt, thành một chất nhầy màu nâu nhạt, trong, vị hơi chát, mát, do đó châu Âu gọi là “hạt nở” (graine gonflante).

Hạt được khai thác rất nhiều ở miền Nam để dùng tại chổ và sản xuất.

3. Thành phần hóa học


Hạt lười ươi gồm hai phần: Phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm khoảng 65%. Trong nhân có chất béo (2,98%), tinh bột và chất đắng. Trong vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tanin.

Phần đường trong hạt gồm chủ yếu galactoza. pentoza và arabinoza.

4. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ (nghi trong Bản Thảo thập di của Triệu Học Mẫn-thế kỹ 18) lười ươi có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau., nôn ra máu, chảy máu cam.

Hiện nay công dụng chủ yếu của vị lười ươi là mát và nhuận: Chỉ cần 4-5 hạt vào 1 lít nước là đủ có một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường vào mà uống trong trường hợp ho khan không đờm, cổ họng sưng đau, viêm đường tiết niệu. Ngày dùng 2 đến 5 hạt, cho vào cốc nước nóng, chờ một lúc cho hạt nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt chia nhiều lần uống trong ngày.

Chú thích: Theo những tài liệu nước ngoài thì lười ươi là hạt cây trái xuồng Sterculia scaphigera Wall. cùng họ. Đây là một loại cây cao 30-40m. Lá dai, nguyên, không chia thùy, dài 6-20cm, rộng 4-10cm. Hoa mọc thành thùy tận cùng ở cành đầu. Quả đại da2i-24cm, phía dưới rộng 5-6cm, một hạt hình trứng hay hình cầu, dài 18-25mm, rộng 16-22mm. Theo A. Pe1telot (1952) cây này ít thấy ở miền Nam (chỉ có vài cây ở vườn thú Sài Gòn) mọc ở cao nguyên Atôpơ (Lào), Ấn Độ, Miến Điện. Nhiều tác giả nước ngoài vẫn nhằm cho rằng hạt cây này là hạt lười ươi. Nhưng theo các nhà thực vật đã khảo sát tại các cửa hàng bán hạt đười ươi nói trên. Còn hạt cây trái xuồng thì hầu như không thấy được khai thác và sử dụng ở miền Nam và xuất đi nước ngoài. Mặc dầu vậy, hạt cây trái xuồng ngâm vào nước cũng nở ra và cho chất nhầy như hạt lười ươi. Theo nhiều tác giả khác thì hạt cây này được dùng ở Malaixia và Ấn Độ như hạt lười ươi và cùng công dụng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét