Pages

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Phân biệt cây hoàn ngọc có công dụng trị bệnh

Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại cây mà dân gian thường gọi nhầm chung tên là hoàn ngọc và phân biệt là HN âm, HN dương.

Cây hoàn ngọcThời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đưa khá nhiều thông tin về tác dụng trị bệnh của trà Hoàn ngọc. Nhiều bạn đọc nêu thắc mắc họ đang sử dụng cây Hoàn ngọc (HN) có dạng lá nhỏ màu đỏ tía để trị bệnh, liệu có đúng là cây hoàn ngọc có khả năng trị bệnh?

Phân biệt cây hoàn ngọc có công dụng trị bệnhTheo PGS.TSKH Trần Công Khánh, nguyên cán bộ giảng dạy Trường đại học dược Hà Nội, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP), ở Việt Nam hiện nay có 2 loại cây mà dân gian thường gọi nhầm chung tên là  hoàn ngọc  và phân biệt là HN âm, HN dương.

Cây mà bạn đọc sử dụng và đang phân vân có thể đó là hoàn ngọc dương, hoặc nhớt tím, hoàn ngọc đỏ (vì ngọn, lá non và thân có màu đỏ tía – theo dân gian). Khoa học đã chứng minh và khẳng định rằng đây không phải là cây HN mà là cây bán tự mốc, tên khoa học là Hemigraphis glaucescens C.B Clarke, họ Ô rô (Acanthaceae). Bán tự mốc chủ yếu được dùng trong dân gian, chưa có công trình nào nghiên cứu về tác dụng trị bệnh của loại cây này.

Cây mà dân gian gọi là HN âm hay nhật nguyệt, nội đồng, lay gàm, dièng tòn pièng (Dao), nhần nhéng (Mường), tu lình, nó mới chính là cây HN thật. Năm 1987, PGS.TSKH Trần Công Khánh đã xác định được tên khoa học của nó là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), và đặt tên chính thức cho cây thuốc là xuân hoa, nhưng ngày nay người dân vẫn quen gọi là hoàn ngọc.

Đến nay, đã có hàng chục công trình nghiên cứu của PGS.TSKH Trần Công Khánh từ thực vật, đến hóa học và tác dụng sinh học của cây thuốc này, đã được công bố trên các tạp chí khoa học ở trong và ngoài nước. Có thể nói,PGS. TSKH Trần Công Khánh là một trong những người đặt nền móng khoa học cho việc ứng dụng của cây thuốc này ở Việt Nam.

Cây hòan ngọc là một cây bụi, cao 1 – 3m, sống nhiều năm, thân non mềm màu xanh lục, thân già hoá gỗ màu nâu, nhiều cành mảnh. Lá mọc đối, cuống lá dài 1,5-2,5cm, phiến lá mềm, hình mũi mác… Hiện nay, cây xuân hoa được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để làm thuốc.

Loại cây này đã được các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất thành dạng trà túi lọc với chiết xuất từ lá và rễ cây, có chứa chất Flavonoid rất quí (lợi cho tim mạch, động mạch vành…) là tác nhân chính làm tăng tuổi thọ, do có khả năng làm tan xơ vữa động mạch, cặn máu… Bên cạnh đó, còn có tác dụng  bảo vệ tối đa tế bào gan, phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan, giúp tăng cường bài tiết, loại bỏ chất độc (giải độc nhanh). Hỗ trợ trị rối loạn tiêu hoá, dạ dày, hành tá tràng, viêm thận cấp, các chứng bệnh phổi, u xơ tuyến tiền liệt, giảm đau khi bị ung thư gan… phòng và chữa bệnh rất hiệu quả, đặc biệt những bệnh phổ biến hiện nay như: huyết áp, đường huyết cao, tiểu đường, các dạng bệnh do nhiễm độc, vi nấm, nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng…

Chia sẻ thông tin trên để bạn đọc tham khảo chứ không phải cổ súy cho việc dùng cây trị bệnh. Bởi như dân gian đã đúc kết: Sai một li đi một dặm, dùng cây không đúng sẽ gặp phải nhiều hệ lụy, không những không khỏi bệnh mà còn có nguy cơ rước họa vào thân.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét