Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Trái Sa pô chê đa dưỡng chất

Trái Sa pô chê đa dưỡng chất

Sa pô chê là trái cây quen thuộc, nhưng ít ai biết được giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng làm thuốc của loại quả này.



Theo phân tích của các nhà khoa học, trong 100 g quả sa pô chê chín có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau: calo 83 mg, đạm 0.44 g, chất béo 1.10 g, chất xơ 1.40 g, canxi 21 mg, sắt 0.80 mg, phốt pho 12 mg, potassium 193 mg, sodium 12 mg, beta carotene (A) 60 IU, riboflavin (B2) 0.020 mg, niacin (B3) 0.200 mg, pantothenic acid (B5) 0.252 mg, pyridoxine (B6) 0.037 mg, ascorbic acid (C) 14.7 mg.

Với những dưỡng chất dồi dào như vậy, quả sa pô chê có thể mang lại một số lợi ích sau:

Cung cấp năng lượng tự nhiên vì sa pô chê chứa nhiều đường fructose và sucrose rất tốt cho sức khỏe.

• Tuy dân gian cho rằng trái sa pô chê có thể gây táo bón, thế nhưng, theo nghiên cứu, loại quả này là nguồn phong phú chất xơ, giúp trị táo bón. Chất xơ trong quả sa pô chê còn có tác dụng bảo vệ màng nhầy của ruột khỏi các chất độc hại gây ung thư.

• Nhờ có đặc tính chống sưng viêm nên ăn quả sa pô chê có thể giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột và viêm dạ dày.

• Quả sa pô chê chín chứa nhiều khoáng chất như sắt, kali, đồng và vitamin A, vitamin C cùng nhiều chất khác như niacin và folate…có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời còn giúp tóc và làn da khỏe mạnh.

• Quả sa pô chê còn chứa tannin, một loại hợp chất poly phenolic có tác dụng kháng khuẩn, chống vi trùng rất tốt.

• Vỏ cây và quả sa pô chê xanh sắc nước uống có thể dùng trị tiêu chảy, kiết lị và bệnh phổi.

• Hạt sa pô chê có thể được dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm sốt. Bạn chỉ cần lấy 6 hạt sa pô chê đem nghiền thành bột, pha nước chín uống . Bên cạnh đó, hạt sa pô chê giã nát đắp vào vết thương có thể trị vết cắn do côn trùng đốt. Nước sắc hạt sa pô chê còn được dùng làm thuốc gây giảm đau và giúp thoát mồ hôi.

• Ngoài ra, quả sa pô chê có thể kết hợp với một số loại trái cây khác tạo thành nước sinh tố giải khát thơm ngon và bổ dưỡng. Bạn có thể kết hợp sa pô chê với sữa tươi, đường và đá bào xay nhuyễn là có được món thức uống hấp dẫn.

Vị thuốc quý từ quả hồng xiêm

Vị thuốc quý từ quả hồng xiêm

Hồng xiêm còn gọi là Sapôchê, một loại trái cây được trồng ở nhiều nơi trong nước ta, Hồng xiêm là một trái cây quen thuộc được nhiều người ưa thích. Ngoài giá trị dinh dưỡng của một loại hoa quả nói chung, hồng xiêm còn được biết tới với nhiều công dụng phòng và trị bệnh.


Hồng xiêm là một loại quả có dinh dưỡng cao. Phân tích 100g quả, phần ăn được cho thấy có chứa: Chất đạm 0,44g, chất béo 1,10g, chất xơ 1,40g, canxi 21mg, sắt 0,80mg, kali 193mg, natri 12mg… Về phương diện dinh dưỡng, quả hồng xiêm lúc chưa chín chứa nhiều tannin nên rất chát. Khi quả chín, chất tannin được chuyển đổi hầu như hoàn toàn, chỉ trừ trong phần vỏ.

Theo Đông y, quả hồng xiêm chín có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng… Dưới đây là một số công dụng của loại quả này.

Potassium có trong hồng xiêm giúp giảm huyết áp: Trong 100g hồng xiêm có tới 193mg potassium. Đây là thành phần quan trọng có trong trái cây để cung cấp vào cơ thể giúp hạ huyết áp. Một nghiên cứu khoa học được thế giới công nhận, nếu tiêu thụ một lượng đầy đủ potassium sẽ giảm được nguy cơ tăng huyết áp và hạ huyết áp đối với người đang bị tăng.

Tốt cho trẻ nhỏ và thai phụ: Lượng canxi 21mg, sắt 0.80mg, phốtpho 12mg có trong 100g hồng xiêm giúp bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ phòng tránh thiếu máu, thiếu canxi và photpho. Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, những đối tượng này nên bổ sung hồng xiêm vào thực đơn hoa quả hằng ngày cho mình. Ngoài ra, lượng vitamin B5, B6, B3… có trong quả hồng xiêm giúp cho hệ thần kinh phát triển và giúp ta có thể ngủ sâu giấc hơn, chống mỏi mệt…

Lượng sodium thấp giúp tốt cho bệnh thận: Sodium là một chất có nhiều trong muối ăn và có ở hầu hết các thực phẩm và hoa quả. Sodium rất thiết yếu trong việc điều hòa thể dịch, cũng như giúp vào những hoạt động biến dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng sodium nhiều sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh thận, huyết áp và tim mạch. Trong quả hồng xiêm lượng chất này ít thay vào đó là vị ngọt tự nhiên nên giúp cho người bệnh huyết áp, tim mạch và bệnh thận có thể thưởng thức trái cây này một cách tự nhiên mà hiệu quả để phòng bệnh.

Sinh tố hồng xiêm giải nhiệt: Hồng xiêm chín có thể kết hợp với một số loại quả tạo thành nước sinh tố giải khát rất thơm ngon, bổ dưỡng. Thông dụng nhất là sinh tố hồng xiêm với sữa tươi giúp hạ nhiệt, đặc biệt lúc giao mùa thích hợp cho tăng sức đề kháng cơ thể. Ngoài ra, nếu hồng xiêm xanh là món trị tiêu chảy thì hồng xiêm chín lại giúp nhuận tràng, phòng táo bón hiệu quả.

Ngày nay, hồng xiêm có thể không chín cây mà thường được giấm chín nên mất độ ngọt tự nhiên. Vì vậy, để chọn hồng xiêm ngon cần chọn quả già (nếu bị chín non sẽ chua), vỏ quả nhẵn, ngửi có vị thơm tự nhiên, mềm tay…

Cách dấm quả Hồng Xiêm - Sapoche

Cách dấm quả Hồng Xiêm - Sapoche

Mùa hè dấm bằng cách cho quả vào chum, cại sành đậy kỹ phía trên bằng lá chuối khô, trong chum vại có đốt hương trầm tạo mùi thơm đặc trưng cho quả


Quả Sapoche là tên thường gọi của người Miền Nam, Ở Miền Bắc gọi là quả Hồng Xiêm, quả sapôchê chín, có thể ăn tươi hay ướp lạnh. Sapochê được xem là món ăn tráng miệng lý tưởng, thịt của quả có thể xay chung với các trái cây khác làm nước uống hay thực phẩm để giải khát. Xin mách các bạn cách thu hái và cách dấm quả Sapoche đạt chất lượng cao

1. Thu hái quả Sapoche có hai cách:

- Cách 1: Dựa vào mùa vụ. Nếu quả ra vụ 1 vào mùa xuân hè nhiệt độ cao, quả lớn nhanh thường chín sau khi đậu quả được 4 tháng; quả vụ 2 ra vào mùa thu đông nhiệt độ thấp, quả chậm lớn, thường chín sau khi đậu quả 6 tháng.

- Cách 2: Thu hái dựa vào quan sát ngoại hình của quả. Quả già có vỏ quả nhẵn bóng, ít gai trấu hơn quả non; màu sắc vỏ quả già nâu nhạt, quả non màu nâu thẫm hơn; hình dáng quả già nây đều, căng tròn khắp bề mặt quả. Tai ở cuống quả thường khô vểnh lên ở ơhần chóp còn tai cuống quả non màu tươi bám chặt lấy phần quả.

2. Cách dấm quả Sapoche

Sau khi hái quả, ngâm quả chìm trong nước vôi trong 2 – 3% (hoà 2 – 3 lạng vôi cục hay 4 – 5 lạng vôi tôi với 10l nước để lắng 3 – 5 phút chắt lấy nước trong) thời gian khoảng 1 – 1,5 giờ cho quả ra hết nhựa mủ màu trắng, chát. Để quả khô tự nhiên trong bóng râm. Mùa hè dấm bằng cách cho quả vào chum, cại sành đậy kỹ phía trên bằng lá chuối khô, trong chum vại có đốt hương trầm tạo mùi thơm đặc trưng cho quả; mùa xuân trời lạnh dấm bằng thúng, mủng tre lót vải, lá khô xung quanh có đốt hương trầm, phủ kín bằng lớp vải dày cho ấm. Sau khi giấm 1 – 2 ngày mùa hè và 4 – 5 ngày mùa xuân, mở thăm, lấy tay nắn nhẹ thấy quả núng tay là chín, ăn vừa độ cần bầy ra ngoài tránh dấm lâu quả chín quá, thịt quả mềm nhũn ăn chua vị rượu, giảm chất lượng.

Cách diệt sâu đục cành hồng xiêm - Sapô

Cách diệt sâu đục cành hồng xiêm - Sapô

Sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, trong thân cây, thuốc hóa học không thể thấm được vào bên trong cành, trong cây mỗi khi phun thuốc.


Sapô (hồng xiêm) là loại cây ăn trái được trồng khá nhiều ở nước ta, nhất là các tỉnh Nam Bộ.
Bên cạnh những loại sâu bệnh thường gặp như bệnh thối trái, rệp sáp thì sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, trong thân cây, thuốc hóa học không thể thấm được vào bên trong cành, trong cây mỗi khi phun thuốc.

Sâu đục từ trên ngọn xuống, khi còn nhỏ chúng chỉ đục ở lớp vỏ ngoài của cây, càng lớn chúng càng đục ăn sâu hơn vào phần gỗ, làm cho cành bị suy yếu, lá bị vàng, còi cọc, ít trái, trái bị rụng nhiều... Nếu không diệt trừ kịp thời, để sâu đục vào đến tim cành thì cành sẽ bị chết, đặc biệt, nếu sâu đục xuống đến gốc thì sẽ bị chết cả cây.

Theo kinh nghiệm của anh Năm Tươi, nhà vườn có nhiều kinh nghiệm trồng sapô ở xã Trung An (TP.Mỹ Tho-Tiền Giang):

Thường xuyên kiểm tra vườn (3-5 ngày/lần) để phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ tuổi (thông qua lớp phân của sâu nhìn giống như mùn cưa đùn từ trong cây ra ngoài dính trên cành, rớt xuống đất), gây hại chưa đáng kể (vì sâu mới đục được một đoạn ngắn ở lớp vỏ ngoài của cây).

Do đặc điểm của loại sâu này là trên đường đục từ ngọn xuống cứ cách vài phân là chúng lại đục một lỗ thông ra phía ngoài để đùn phân ra và có lẽ cũng là để làm lỗ cho sâu thở, tìm trên cành xem lỗ đục nào ở vị trí thấp nhất trên đoạn cành bị đục (con sâu bao giờ cũng nằm kế chỗ lỗ đục đó). Sau khi tìm được lỗ đục chỉ việc lấy mũi dao nhọn, khơi tách nhẹ một đoạn ngắn vỏ ở phía dưới chỗ có lỗ đục một chút là bắt được con sâu chứ không cần phải đào bới hết lớp vỏ dọc theo chiều dài đường đục của sâu.

Làm như vậy không những diệt sớm sâu khi sâu chưa kịp đục sâu vào bên trong cành, trong thân gây hại nhiều cho cây, mà chỗ bóc tách lớp vỏ cây để tìm sâu cũng rất ngắn, cây đỡ mất sức, chỗ bị tách mất lớp vỏ cũng nhanh liền da hơn. Với cách làm này, vườn sapô của gia đình anh Tươi luôn xanh tốt, ít bị sâu đục cành hơn so với các vườn khác.