Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Trồng nấm rơm đạt hiệu quả cao

Trồng nấm rơm đạt hiệu quả cao

Trung tâm Hợp tác phát triển HTX giới thiệu một trong những phương pháp của kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kín.


Ủ rơm chín (rơm ướt ủ 3 ngày, rơm khô ủ 7 ngày). Cho vào khung ép thành bánh (cỡ khung 30 X 22 X 12cm). Gói vào bao nylon đem phơi nắng một ngày, để nguội một đêm rồi cấy meo (một bọc meo cấy 7-10 bánh rơm). Cấy xong, gói lại để nơi thoáng mát. Sau 7 ngày, mở bao, đem bánh rơm vào nhà kín, chất lên kệ. Dùng bình xịt phun nước (bình 8 lít phun 600 bánh rơm) giữ nhiệt ở 36oC. Nếu nhiệt độ giảm tiếp tục phun nước, còn nhiệt độ tăng, mở cửa thoát nhiệt. Sau 4 ngày, nấm to bằng ngón tay, phun thuốc tăng trưởng Komik (lọ 20cc pha bình 8 lít phun 600 bánh rơm). Sang ngày thứ năm, có thể thu hoạch nấm rơm và việc thu hoạch kéo dài liên tiếp 10 ngày. Thu hoạch xong đợt, quét dọn nhà kín, khử trùng bằng vôi bột để trồng tiếp đợt sau.

Kỹ thuật trồng nấm trong nhà kín cho phép người trồng sản xuất theo phương thức dây chuyền, mỗi đợt trồng 15 ngày (thời gian trong nhà kín); đồng thời tiết kiệm được 50%lượng rơm so với cách trồng truyền thống, ít tốn công chăm sóc, chất lượng nấm thương phẩm cao, năng suất tăng 2-3 lần…

Theo kinh nghiệm, trong 5 ngày đầu để bánh rơm lên kệ không được xê dịch vì sẽ làm đứt tơ ảnh hưởng đến năng suất. Nấm là loại mẫn cảm, không để người lạ vào, dễ bị “mắc hơi”. Tuy nhiên có thể khử mùi bằng cách thắp hương. Nếu cho ít lá dứa vào nhà kín, nấm có mùi thơm rất dễ chịu. Nếu thắp đèn điện, nấm có màu trắng mởn, bán được giá cao.

Để trồng nấm sạch, phương thức trồng tương tự như trồng nấm trong nhà kín. Phun nước đường thay cho thuốc tăng trưởng Komik, độ ngọt nước đường bằng các loại nước giải khát. Nhà kín có thể làm bằng tre lá; bốn vách và trần nhà được che kín bên trong bằng bao nylon. Nhà làm bằng vật liệu tốt, thời gian sẽ sử dụng lâu hơn. Nếu trần nhà lợp, phải dùng các vật che mát như tàu dừa, rơm, cỏ… Cửa sổ thoát nhiệt trên cánh én. Kệ để bánh rơm làm bằng tre, trúc. Nhà kín 18m2 (3x6m), hai bên bố trí 2 kệ đơn, ở giữa một kệ đôi. Mỗi kệ rộng 40cm, chừa lối đi 60cm. Tầng kệ cách nhau 30cm và tùy chiều cao nhà kín.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969
Blog: https://caygiongdhnn1.blogspot.com

Trồng nấm rơm theo quy trình mới

Trồng nấm rơm theo quy trình mới

Kỹ thuật trồng nấm rơm theo quy trình mới của Trung tâm Công nghệ sinh học Việt Nam lần đầu tiên được triển khai đại trà tại huyện Sơn Hòa bước đầu đã được nông dân đón nhận.

Kỹ thuật trồng nấm rơm theo quy trình mới được Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hòa triển khai từ nhiều tháng nay. Kỹ sư Nguyễn Tiến Dũng, Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hòa, cho biết: Kỹ thuật trồng nấm mới có hai cách là trồng ngoài trời và trong nhà, tất cả đều rất đơn giản. Với cách trồng ngoài trời, đầu tiên là xử lý rơm, ngâm rơm trong dung dịch nước vôi, quanh thành đống (nọc rơm) để khoảng một tuần, rồi rũ tơi để nguội, sau đó đóng mô kích thước cao 35cm, dài 1m, rộng 45cm, cuối cùng là cấy meo.

Nếu trồng trong nhà thì đóng thành gói kích thước: 15 x 20 x 25cm; tiếp đến là chăm sóc bằng cách tưới phun sương tạo ẩm mỗi ngày 3 - 4 lần tuỳ theo thời tiết, sau 12 ngày nấm sẽ tạo quả thể và cho thu hoạch. Trung bình một tấn nguyên liệu, thu hoạch hai đợt cho 70 – 120 kg nấm tươi, với giá hiện nay 17.000 – 35.000 đồng/kg, cho thu lãi gần 2 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Đến nay, Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hòa đã mở được 7 lớp dạy nghề trồng nấm rơm theo quy trình mới với hơn 200 nông dân theo học. Các lớp dạy nghề này được tổ chức ngay tại thôn buôn. Ban đêm học lý thuyết, ban ngày được hướng dẫn thực hành trực tiếp bằng mô hình trồng nấm thí điểm.

Lần đầu tiên mô hình được triển khai rộng rãi ở huyện Sơn Hòa với quy mô hộ gia đình, được dạy nghề bài bản, tại chỗ, kỹ thuật trồng nấm rơm mới bước đầu được nhiều người đón nhận và đang được tiếp tục nhân rộng tại nhiều địa phương. Kỹ sư Nguyễn Tiến Dũng cho biết hiện mô hình này mang lại nhiều khả quan. Nếu nông dân phát triển lên mô hình trang trại gia đình sẽ có hướng giải quyết đầu ra phù hợp. Hiện đã có hợp tác xã thu mua nấm Phú Hương (phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa) thu mua mặt hàng này.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969
Blog: https://caygiongdhnn1.blogspot.com

Kinh nghiệm trồng nấm rơm trong nhà

Kinh nghiệm trồng nấm rơm trong nhà

Chọn được meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt.


Những năm gần đây, phong trào trồng nấm rơm phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi, nhất là ở huyện Mộ Đức với khoảng hơn 100 hộ dân tham gia. Mô hình đã giúp bà con vừa tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, vừa tận dụng được sức lao động nông nhàn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Ông Đặng Quang Chiến được xem là người mở đầu cho phong trào trồng nấm rơm ở xã Đức Hòa cho biết: Trồng nấm rơm không khó, lại cho thu nhập cao. Chi phí đầu tư trồng nấm rơm tương đối thấp hơn so với những ngành nghề khác. Chỉ cần khoảng 5 triệu đồng là có thể đầu tư làm một trại sản xuất nấm với diện tích khoảng 30 m2 với khoảng 1.000 bịch rơm. Trung bình mỗi tháng, nấm cho thu hoạch 2 lần, năng suất khoảng 60kg/trại.

Với giá bán vào ngày thường khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg, còn vào dịp ngày rằm, mồng một hàng tháng giá khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 1 triệu đồng cho một trại nấm. Như vậy với 4 trại sản xuất nấm hiện nay, đã đem lại cho ông nguồn lợi nhuận khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Còn ông Nguyễn Văn Bốn ở thôn 2 (Đức Nhuận) đã có hơn 7 năm trồng thành công nấm rơm cho biết: Nghề này không khó, nhưng người trồng phải thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn mới đạt kết quả. Theo kinh nghiệm của ông Bốn, trong 5 ngày đầu để bánh rơm lên kệ không được xê dịch, vì sẽ làm đứt tơ ảnh hưởng đến năng suất.

Nấm là loại mẫn cảm, không để người lạ vào, dễ bị nhiễm bệnh. Ưu điểm của nghề trồng nấm là sản xuất quanh năm, kể cả mùa mưa miễn là làm sao phải đảm bảo được nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển. Sản xuất nấm tại nhà vừa tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp vừa tận dụng được sức lao động nông nhàn và đầu ra khá thuận lợi.

Theo anh Lê Giang Phong - Chủ nhiệm HTX chuyên canh nấm xã Đức Nhuận thì để trồng nấm đạt năng suất cao và chất lượng tốt phải đảm bảo 3 yếu tố: Thứ nhất, xử lý nguyên liệu trước khi cấy meo. Đây là khâu quan trọng vì nó quyết định năng suất và chất lượng nấm rơm. Trước khi ủ, phải xử lý rơm qua nước vôi. Rơm rạ khô được làm ướt trong nước vôi (3,5 - 4 kg vôi hoà trong 1m3 nước) cho rơm ngấm đủ nước vớt rơm lên để ráo rồi đánh đống. Thứ hai, chọn meo giống là khâu có ảnh hưởng lớn đến năng suất nấm.

Chọn được meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. Thứ ba, theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong nhà nấm là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nấm rơm. Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi, từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước, nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng nấm sẽ không phát triển được.

Do đó, cần giữ ẩm độ thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15 - 20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa. Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi.

Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô. Mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong. Ngoài ra cũng cần chú ý đến khâu vệ sinh, khử trùng trước khi đưa nguyên liệu vào trồng vì nấm là loài ưa sạch.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969
Blog: https://caygiongdhnn1.blogspot.com

Kỹ thuật trồng và chế biến nấm rơm

Kỹ thuật trồng và chế biến nấm rơm

Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea gồm nhiều loài khác nhau, có loại màu xám trắng, xám, xám đen,… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.


1. Đặc tính sinh học:

Ở các quốc gia vùng nhiệt đới rất thích hợp về nhiệt độ để nấm rơm sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển từ 30-32oC; độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65-70%; độ ẩm không khí 80%; pH = 7, thoáng khí. Nấm rơm sử dụng dinh dưỡng cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng.

Đặc điểm hình thái


Bao gốc (volva): Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.

Cuống nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.

Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép.

Chu kỳ sống: Quá trình tạo thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu đinh ghim (Pichead: nụ nấm).

- Giai đoạn hình nút nhỏ (tiny button).

- Giai đoạn hình nút (button).

- Giai đoạn hình trứng (egg).

- Giai đoạn hình chuông (clogation: kéo dài).

- Giai đoạn trưởng thành (nature: nở xòe).

Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10-12 ngày. Những ngày đầu chúng nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn đinh ghim), 2-3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô, quả táo, quả trứng (giai đoạn hình trứng), lúc trưởng thành (giai đoạn phát tán bào tử) trông giống như một chiếc ô dù, có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh.

Nguyên liệu và thời vụ nuôi trồng:

Hầu hết các phế thải của ngành nông nghiệp giàu chất cellulose đều có thể là nguyên liệu trồng nấm. Ở nước ta, các tỉnh miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào) trồng nấm rơm hầu như quanh năm. Các tỉnh phía Bắc bắt đầu trồng từ 15-4 đến 15-10 dương lịch là thuận lợi.

2. Xử lý nguyên liệu:

Rơm rạ được làm ướt trong nước vôi (3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước), vun đống, ủ 2-3 ngày đảo một lần, ủ tiếp 2-3 ngày là được. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày. Nguyên liệu quá ướt (khi vắt vài cọng rơm có nước chảy thành dòng) cần trải rộng ra phơi mới đem trồng. Rơm rạ đủ ướt (khi vắt vài cọng rơm có nước chảy thành giọt) là tốt nhất. Nếu khô quá cần bổ sung thêm nước khi đảo đống ủ.

3. Đóng mô cấy giống:

Đặt khuôn (có thể vun thành luống không dùng khuôn) theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi khi đi lại, chăm sóc nấm và tiết kiệm diện tích. Chiều ngang mặt mô từ 0,3-0,4 mét, chiều cao từ 0,35 – 0,4. Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 10-12cm. Cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn 4-5cm. Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng trải rộng đều khắp trên bề mặt (lớp thứ 4).

Lượng giống cấy cho 1,2m mô khoảng 200-250g. Mỗi lớp giống cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh làm thành mô.

Trung bình một tấn rơm rạ khô trồng được trên dưới 90-100 mét mô nấm.

4. Chăm sóc mô nấm đã cấy giống:


Tùy thuộc địa điểm trồng trong nhà hay ngoài trời (sân bãi, dưới tán cây, đồng ruộng,…) mà cách thức chăm sóc sẽ khác nhau.

a. Trồng trong nhà:

Sau 3-5 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày tiếp theo quan sát bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô cần phun nhẹ nước trực tiếp xung quanh. Chú ý phải tưới nước khéo, nếu tưới mạnh (hạt nước lớn) dễ làm sợi nấm tổn thương, ảnh hưởng tới năng suất vì lúc này sợi nấm đã phát triển ra tận phía ngoài thành mô. Đến ngày thứ 7-8 bắt đầu xuất hiện nấm con (giai đoạn ra quả), 3-4 ngày sau nấm lớn nhanh to bằng quả táo, quả trứng, vài giờ sau nấm có thể sẽ nở ô dù.

Nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 2-3 lượt nước cho một ngày. Lượng nước tưới một lần rất ít (0,1 lít cho 1,2 mét mô/ngày). Nếu tưới quá nhiều nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc còn nhỏ.

b. Trồng ngoài trời:

Đóng mô nấm ngoài trời thường bị các đợt mưa lớn, nắng nóng làm hư hỏng, vì thế cần che phủ thêm một lớp rơm rạ khô trên bề mặt mô nấm. Lớp rơm rạ này còn tốt, xếp theo một chiều, phủ theo kiểu lợp mái nhà. Chiều dày 4-5 cm. Tất cả các bề mặt của những mô ở mép ngoài khu vực trồng cũng cần che phủ bằng lớp rơm phủ áo, kiểm tra nếu thấy mô nấm bị khô có thể tưới trực tiếp lên lớp áo phủ nhiều lần trong ngày, sao cho lớp rơm phía ngoài của mô nấm không bị mất nước.

Để tránh mưa và tiện cho việc chăm sóc mô nấm, có thể cắm các cọc tre, hoặc đan thành “chiếc lồng” cách mặt mô nấm 10-15cm, phía ngoài bọc một lớp nylon, phía trên cùng phủ rơm rạ khô càng tốt.

Nhiệt độ mô nấm trong những ngày đầu khoảng 38-40oC là tốt nhất. Việc tưới nước tương tự như với nấm trồng trong nhà.

Khi thu hái hết nấm đợt 1 cần nhặt sạch tất cả các “gốc nấm” và “cây nấm nhỏ” còn sót lại, dùng nilon phủ lại cho đến khi nấm ra thì gỡ bỏ. Ngừng 3-4 ngày sau đó tưới trở lại như ban đầu, để tiếp thu đợt 2. Sản lượng nấm thu hái tập trung đến 70-80% trong đợt đầu, đợt 2 còn lại 15-25%.

5. Cách thu hái nấm:


Kể từ lúc trồng đến khi hái hết đợt 1 khoảng 15-17 ngày. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12 đến 15. Sau 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và hái trong 3-4 ngày thì kết thúc một đợt nuôi trồng (tổng thời gian 25-30 ngày). Dọn vệ sinh sạch sẽ, tưới nước vôi để 3-4 ngày lại trồng đợt tiếp. Hái nấm còn ở giai đoạn hình trứng (trước khi nấm nở dù) là tốt nhất, đảm bảo chất lượng và năng suất cao. Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm (cả to, nhỏ đều hái hết). Một ngày, hái nấm 2-3 lần. Những ngày nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển rất nhanh, vì vậy người hái nấm phải quan sát kỹ, khi nấm hơi nhọn đầu là hái được rồi.

Năng suất nấm dao động từ 12-20% so với nguyên liệu khô (một tấn rơm rạ cho thu hoạch khoảng 120-200kg nấm tươi). Năng suất nấm cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng và yếu tố khí hậu.

6. Sâu bệnh và cách phòng chống:

Trong quá trình trồng nấm rơm thường có một số sâu bệnh hại nấm:

- Nấm dại (nấm mực) do độ ẩm nguyên liệu quá cao. Loại này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm, cần điều chỉnh độ ẩm nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế tưới khi chăm sóc.

- Các loại nấm mốc (mốc xanh, vàng, đen,…). Loại này nguy hiểm, nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước. Nhà xưởng vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng ẩm thấp, đã trồng nấm nhiều lần,… Cần loại bỏ những mô đã bị bệnh ra xa khu vực nuôi trồng thậm chí đem chôn sâu hoặc đốt để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan. Việc dùng các hóa chất để phun trực tiếp lên mô nấm ít có hiệu quả, tốt nhất là phòng ngừa trước.

- Côn trùng phá hoại (chuột, gián, kiến, mối,…) chúng gặm nhấm sợi và cây nấm, đào hang, làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy xong,… Dùng thuốc bẫy chuột, gián, kiến,… tại khu vực nuôi trồng nấm.

7. Cách chế biến nấm rơm:

Khi hái nấm xong, nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển, nếu để thêm vài tiếng sau, từ giai đoạn hình trứng có thể bị nở ô, vì vậy cần tiêu thụ nhanh trong 3-4 giờ đồng hồ. Dụng cụ đựng nấm cần thoáng, không để quá nhiều nấm (chiều cao dụng cụ tối đa 25cm). Muốn để nấm qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10-15oC. Từ lúc hái đến tay người sử dụng trong khoảng thời gian 2-3 giờ là tốt nhất.

Nấm rơm là loại thực phẩm rất ngon, có hàm lượng đạm cao, giàu các axit amin, chất khoáng và các vitamin. Chế biến nấm thành nhiều món ăn khác nhau: nấm xào, canh nấm, cháo nấm, súp nấm,…

a. Chế biến nấm muối xuất khẩu

Thị trường tiêu thụ nấm muối hiện nay cũng rất đa dạng. Nấm muối nguyên quả, sau đó phân loại theo kích cỡ đường kính nấm to, nấm nhỏ khác nhau. Hoặc nấm phải bóc vỏ bao rồi phân loại,…

Trước khi chế biến nấm muối, người sản xuất cần biết rõ yêu cầu của khách hàng đặt mua loại nào.

Cách muối như sau:

- Đun nước sôi, thả nấm tươi vào chần, dùng vỉ tre nén cho nấm chìm trong nước, đun to lửa cho sôi lại càng nhanh càng tốt. Để sôi 5-7 phút, vớt nấm ra thả vào chậu nước lạnh, thay nước nhiều lần tới khi mát tay là được (có thể để vòi nước chảy liên tục) đảm bảo nấm rắn chắc, đổ nấm ra rổ để ráo nước.

- Cho nấm đã chần vào túi nilon không thủng, chum vại hoặc can nhựa,… cứ một lớp nấm, một lớp muối theo tỷ lệ 1kg nấm + 0,3kg muối khô nhỏ hạt + 0,2 lít dung dịch muối bão hòa.

- Khi nấm đã đầy các dụng cụ cần phủ thêm một lớp muối khô trên bề mặt để ấn chìm nấm trong nước muối tránh nấm mốc phát triển. Nếu để lâu 1-2 tháng trở lên cần cho thêm 3-4kg axit citric cho 1 tấn nấm. Thời gian muối được 15 ngày, nấm sẽ ổn định về chất lượng, lúc đó tiến hành phân loại hoặc bóc vỏ nấm.

Nấm muối đảm bảo chất lượng tốt là: không bị váng mốc, mùi thơm dễ chịu, nồng độ muối đạt 230 Bé, pH = 4. Cây nấm rắn chắc, không giập nát. Không lẫn các tạp chất khác, màu dung dịch muối trong suốt. Tỷ lệ nấm muối so với nấm tươi đạt khoảng 60-70%.

b. Nấm sấy khô:


Thái nấm thành lát mỏng (kiểu lát sắn) hoặc để nguyên quả nấm đã nứt bao đem phơi nắng (nếu trời nắng to) hoặc sấy ở nhiệt độ: 40-45oC đến khi nấm khô giòn. Đảm bảo độ ẩm còn lại 13% cho vào túi nilon buộc kín, nấm khô có màu hơi vàng trông rất đẹp. Nấm khô để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Trung bình 10kg nấm tươi đem phơi, sấy khô cho ra 1,1kg nấm khô.