Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

Trồng nấm rơm theo công nghệ mới

Trồng nấm rơm theo công nghệ mới

Theo ph­ương pháp trồng nấm hiện nay, bình quân 100kg rơm rạ ng­ười trồng nấm thu đ­ược khoảng 4- 7kg nấm. Song cách làm mới, sử dụng vi sinh vật rất ư­a nhiệt và phân khoáng, năng suất trồng nấm rơm sẽ tăng lên rất nhiều.

Nhà trồng nấm: có tổng diện tích là 9 m2 (mỗi chiều 3m). Giàn giá thể 5 tầng (bằng compost), làm sát 2 bên vách, cách nhau 45cm, tầng dư­ới cùng cách mặt đất 30cm, để lối đi ở giữa khoảng 60cm. Ngoài nhà vách và mái ốp rơm rạ dày 15cm, trong nhà phủ kín bằng nilon. Hai bên hông nhà có 2 cửa sổ kích cỡ 20x20cm. Đầu hồi đối diện cửa ra vào có một buồng chờ rộng 0,8m, dài 1m.

Vật liệu: gồm 600kg rơm rạ, phân khoáng urê (của Indonesia), canxicacbonat Hải Phòng (bột nhẹ), supephosphat Lâm Thao, Sunphat amon (SA), vôi, cám gạo, bình xịt thuốc sâu, nhiệt kế, khuôn gỗ (1,8x1,8x0,3m): giá thể bằng compost

Qui trình:


+ Tạo giá thể trồng nấm: cắt khúc rơm rạ 15-20cm, cho vào khuôn gỗ có kích th­ước nh­ư trên theo từng lớp, dày từ 20-30cm, rắc vôi với tỉ lệ 2%, urê 1%, sunphat amon 2%, canxi cacbonat 1%, supe phosphat 2%, giống vi sinh ­a nhiệt hỗn hợp, tư­ới n­ước vừa phải (dùng chân giậm nén rơm thật chặt) cho đến khi dồn hết 600kg rơm rạ, tạo thành đống rơm có chiều cao khoảng 1,8m. Giữa đống rơm có xiên một cây cọc tre để thông khí. Cứ sau 3 ngày đảo một lần lớp rơm rạ từ trên xuống d­ưới, từ d­ới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong... rồi lại ủ lên như­ cũ. Đến lần đảo thứ 3 t­ới thêm nư­ớc vừa đủ, supe photphat 1%, canxi cacbonat 1%, cám 3%. Nếu trồng ngoài trời sẽ ủ thêm 3 ngày nữa, bổ sung thêm n­ước

+ Trồng trong nhà nấm: khi đ­ưa giá thể nấm vào trong nhà phải đảo lại, bổ sung thêm n­ước đạt độ ẩm 75%, bổ sung nấm xạ khuẩn rồi đư­a vào giàn nấm, đóng cửa lại. Ngày hôm sau mở cửa khoảng 2 giờ cho thông thoáng, hạ nhiệt rồi lại đóng cửa để nhiệt độ trong nhà nấm tăng trở lại, tiếp tục làm như­ vậy đến ngày thứ năm, hạ nhiệt rồi bắt đầu cấy nấm giống. Sau khi cấy giống xong phải đóng chặt cửa, theo dõi nhiệt độ, nếu thấy nhiệt độ lên quá 40°C phải mở cửa trong 3 ngày. Tiếp đó mở thoáng cho ánh sáng vào, t­ới nư­ớc để hạ nhiệt độ còn khoảng 28-32°C. Trong vòng 4 ngày, giá thể phát triển thành trứng và tiến hành thu hoạch, hái 2-3 lần/ngày, thu hoạch trong vòng 15 ngày-Qua thực tế thu hoạch cho thấy: với 600kg rơm rạ khô, sản lượng nấm t­ươi đạt 172,2kgThông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969
Blog: https://caygiongdhnn1.blogspot.com

Cách thu hái và chế biến Nấm rơm

Cách thu hái và chế biến Nấm rơm

Thị trường tiêu thụ nấm muối hiện nay cũng rất đa dạng. Nấm muôi nguyên quả, sau đó phân loại theo kích cỡ đường kính cây nấm to, nấm nhỏ khác nhau.

Kể từ lúc trồng đến khi hái hết đợt 1 khoảng 15 – 17 ngày. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12 đến 15.Sau 7 –8 ngày ra tiếp đợt 2 và hái trong 3 – 4 ngày thì kết thúc một đợt nuôi trồng (tổng thời gian 25 – 30 ngày). Dọn vệ sinh sạch sẽ: tưới nước vôi (giống như vôi quét tường) để  3 – 4 ngày lại trồng đợt tiếp. Hái nấm còn ở giai đoạn hình trứng (trước khi nấm nở ô) là tốt nhất, đảm bảo chất lượng và năng suất cao. Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm (cả to, nhỏ đều hái hết). Một ngày, hái nấm 2 – 3 lần. Những ngày nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển rất nhanh, vì vậy người hái nấm phải quan sát kỹ, khi nấm hơi nhọn đầu là hái được.

Năng suất  nấm đạt 12 – 20% so với nguyên liệu khô (một lần rơm rạ cho thu hoạch khoảng 120 – 200 kg nấm tươi). Năng suất nấm cao hay thấp  tuỳ thuộc vào chất lượng giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng và yếu tố khí hậu.

Tiêu thụ nấm rơm:


Khi hái nấm xong, nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển, nếu để thêm vài tiếng sau, từ giai đoạn hình trứng có thể bị nở ô, vì vậy cần tiêu thụ nhanh trong  3 – 4 giờ đồng hồ. Dụng cụ đựng nấm cần thoáng, không để quá nhiều nấm (chiều cao dụng cụ tối đa 25 cm). Muốn để nấm qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10 – 15°C. Nếu ở xa các trung tâm tiêu thụ nấm tươi thì sáng sớm (5 – 6 giờ) phải hái nấm và chuyển ngay đến điểm cân nhận.

Nấm rơm là loại thực phẩm rất ngon và bổ. Nấm  có hàm lượng đạm cao, giàu Axit Amin, chất khoáng và các Vitamin. Chế biến nấm thành nhiều món ăn khác nhau, trước khi ăn nên chần qua nước sôi khoảng 1 –2 phút, nấu nấm phải chín.

Chế biến nấm muối xuất khẩu:

Thị trường tiêu thụ nấm muối hiện nay cũng rất đa dạng. Nấm muôi nguyên quả, sau đó phân loại theo kích cỡ đường kính cây nấm to, nấm nhỏ khác nhau. Hoặc nấm phải bóc vỏ bao rồi phân loại ...

Cách muối như sau:


- Đun nước sôi, thả nấm tươi vào chần, dùng vỉ tre nén cho nấm chìm trong nước, đun to lửa  cho sôi lại càng nhanh càng tốt. Để sôi 5 – 7 phút, vớt nấm ra thả vào chậu nước lạnh, thay nước nhiều lần tới khi mát tay là được (có thể để vòi chảy liên tục) đảm bảo nấm rắn chắc, đổ nấm ra rổ để ráo nước.

- Cho nấm đã chần vào túi nilon không thủng, chum vại, can nhựa... Cứ một lớp nấm, một lớp muối theo tỷ lệ 1 kg nấm + 0,3 kg muối khô nhỏ hạt + 0,2 lít dung dịch muối bão hòa.

- Khi nấm đã đầy các dụng cụ cần phủ thêm một lớp muối khô trên bề mặt để ấn chìm nấm trong nước muối, tránh nấm mốc phát triển. Nếu để lâu 1 – 2 tháng trở lên cần cho thêm 3 – 4 kg Axit Xitric cho 1 tấn nấm. Thời gian muối được 15 ngày, nấm sẽ ổn định về chất lượng, lúc đó tiến hành phân loại hoặc bóc vỏ nấm.

- Nấm muối đảm bảo chất lượng tốt là không bị váng mốc, mùi thơm dễ chịu, nồng độ muối đạt 230 Be, độ pH = 4. Cây nấm rắn chắc, không giập nát. Không lẫn các tạp chất khác, màu dung dịch muối trong suốt. Tỷ lệ nấm muối so với nấm tươi đạt khoảng 60 – 70%.

Nấm sấy khô:

Thái nấm thành lát mỏng (kiểu lát sắn) hoặc để nguyên quả nấm đã nứt bao đem phơi nắng (nếu trời nắng to) hoặc sấy ở nhiệt độ: 40 – 450C đến khi nấm khô giòn. Đảm bảo độ ẩm còn lại nhỏ hơn 13% cho vào túi nilon buộc kín, nấm sẽ mau khô và có màu hơi vàng trông rất đẹp. Nấm khô để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969
Blog: https://caygiongdhnn1.blogspot.com

Một số kinh nghiệm sản xuất Nấm rơm trong mùa mưa

Một số kinh nghiệm sản xuất Nấm rơm trong mùa mưa

Ngoài các yêu cầu kỹ thuật đã khuyến cáo qua báo đài, sách báo, phim ảnh...bà con nông dân cần chú ý một số vấn đề sau đây:

1/ Khi chất mô nên chất bề ngang dài 3,5 - 4 tấc, chiều cao 3 - 4 tấc để khi mưa bão liên tục nhiều ngày thì giồng mô lớn sẽ giữ nhiệt độ tốt hơn giồng nhỏ và đảm bảo meo nấm phát triển.

2/ Trong thu hoạch lúa, nông dân thường sử dụng dây lạt dừa (dừa nước) để buộc. Nếu dùng rơm chất nấm nên lựa bỏ. Nếu không dây sẽ thấm nước cho ra chất chát làm ảnh hưởng đến rơm xung quanh giồng mô, meo sẽ phát triển yếu.

3/ Nếu chất ngoài trảng nắng, chú ý lượng nước tưới đầy đủ khi trời nắng gắt. Đồng thời, giồng phải chất xuôi theo chiều gió, nếu gió lớn phải che bớt. Nếu gặp những ngày mưa nhiều, nên chú ý thoát nước.

4/. Lớp rơm đậy sau khi cho meo khoảng từ 25 – 30 cm, không nên đậy quá dầy meo khó phát triển, nấm ít mọc lên nóc mô mà chỉ phát triển hai bên làm ảnh hưởng đến năng suất.

Trên đây là một số lưu ý khi trồng nấm rơm trong mùa mưa. Mong rằng, với những lưu ý trên bà con trồng nấm, đặc biệt là trồng lần đầu tiên sẽ thành côngThông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969
Blog: https://caygiongdhnn1.blogspot.com

Nấm rơm phòng chữa bệnh cao huyết áp và u bướu

Nấm rơm phòng chữa bệnh cao huyết áp và u bướu

Nấm rơm tính mát, vị ngọt, đi vào tì kinh, vị kinh. Có thể bổ tì ích khí, thanh thử nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu. Thích dụng với những bệnh nhân bị các chứng bệnh tì hư khí nhược, thử nhiệt tâm phiền, cao huyết áp, các loại u bướu


Nấm rơm cũng như các loại nấm ăn khác như nấm hương, nấm đầu khỉ, v.v… là loại chân khuẩn thích ôn, nhiệt độ thích hợp để nó phát triển là: Đối với tổ chức dạng sợi chân khuẩn là 36°C, còn đối với thể của hạt là 28°C – 32°C. Trong 100g, nấm rơm tươi có các thành phần dinh dưỡng: Nước 92,3g; prô-tê-in 2,7g; chất béo 0,2g; chất coarse fibre 1,6g; saccharides 2,7g; nhiệt lượng 26,24 calo; ash content 0,5g; can-xi 17mg; ka-li 33mg; sắt 1,3mg; vi-ta-min B1 0,08mg; vi-ta-min B2 0,34mg; niacin 8mg; magnesium 21mg; sodium (Na) 73mg, potassium 179mg; vi-ta-min A 1704 đơn vị quốc tế. Nấm rơm còn có chứa 17 loại amino acid (trong đó có 8 loại cơ thể rất cần thiết); lại có chứa chất extremelyprotein có tác dụng chống ung thư và các chất aminobenzoic acid, D-mannitol, sorbierite và vi-ta-min, v.v… Nấm rơm là loại thức ăn bảo vệ sức khỏe có giá trị dinh dưỡng cao.

1. Tác dụng và các bài thuốc bổ dưỡng chữa bệnh bằng nấm rơm

Nấm rơm tính mát, vị ngọt, đi vào tì kinh, vị kinh. Có thể bổ tì ích khí, thanh thử nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu. Thích dụng với những bệnh nhân bị các chứng bệnh tì hư khí nhược, thử nhiệt tâm phiền, cao huyết áp, các loại u bướu. Các bài thuốc chữa bệnh như sau:

1 – Đối với các bệnh nhân bị thiếu máu và đề phòng bệnh ung thư: Ăn dài ngày nấm rơm.

2 – Đối với các bệnh nhân tì hư: Ăn dài ngày món nấm rơm tươi xào, nấu như các món ăn thường ngày.

3 – Đối với những bệnh nhân bị các vết lở loét khó khép kín miệng thì có thể dùng 60g nấm rơm tươi và 60g nấm đầu khỉ, rửa sạch thái ra xào nấu thành món ăn như thường để ăn.

2. Các món ăn điều trị bệnh bằng nấm rơm

1 – Nấm rơm 200g và trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút 24 quả (bỏ vỏ), cùng với các gia vị như muối tinh, bột hồ tiêu, hành, gừng, nước dùng, dầu ăn, mì chính bột đã nhào ướt, mỗi thứ lượng thích hợp vừa ăn. Đem xào lẫn thành món xào nấm, trứng; cũng có thể nấu với nước dùng thành món nấu để ăn.

Công hiệu: Nấm rơm có các công hiệu thanh thử nhiệt, hạ huyết áp, chống ung thư, phối hợp nấu với trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút có công hiệu bổ gan thận, ích khí huyết, bồi bổ tinh, tủy. Có thể làm món ăn ngon, bổ dưỡng điều trị đối với cả những chứng bệnh thuộc hư nhược như khí đoản, người bải hoải, trí nhớ giảm sút và bị các bệnh toàn thân như ung thư và một số bệnh truyền nhiễm khác. Đối với những người khỏe mạnh vẫn có thể ăn món ăn này để tư bổ, cường tráng, nâng cao khả năng phòng, chống bệnh ung thư và nhiều bệnh khác do thiếu dinh dưỡng gây nên.

2 – Nấm rơm 150g, tôm nõn 150g, ngọn rau dền 50g cùng một số gia vị tinh bột, lòng trắng trứng, muối tinh, mì chính, bột hồ tiêu, hành, bột gừng, dầu ăn, nước dùng, mỗi thứ lượng thích hợp vừa ăn, dùng các nguyên liệu đó để làm thành món xào hoặc nấu tùy ý.

Công hiệu: Tôm nõn bổ thận, trợ dương, thu co nước tiểu, làm chắc tinh, phối hợp nấu với nấm rơm thành món ăn ngon, thích dụng điều trị cho những bệnh nhân bị những chứng bệnh liệt dương, di tinh, phóng tinh sớm, không có thai hoặc bị những chứng bệnh tiểu tiện nhiều lần không tự kiềm chế được do khí huyết không đủ, tinh huyết hư suy, thận dương hư tổn gây nên.Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969
Blog: https://caygiongdhnn1.blogspot.com

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Nhờ nấm chống ung thư

Nhờ nấm chống ung thư

Nấm là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không dưới 70% trường hợp bệnh lý liên quan mật thiết hoặc với rối loạn biến dưỡng hoặc với suy yếu sức đề kháng hoặc cả hai. Hai nhân tố này bao giờ cũng có mặt trong bệnh ung thư, nếu không trước khi phát bệnh thì sau khi được điều trị hoặc trước có rồi, sau nặng hơn.

Trên cơ sở vừa phân tích, biện pháp nào vừa tăng cường sức đề kháng vừa điều chỉnh biến dưỡng đều mang ý nghĩa phòng bệnh cũng như gia tốc tiến trình phục hồi. Không quá khó nếu đừng quên một phương tiện rất gần trong tầm tay. Đó là hoạt chất betaglucan trong các loại nấm!

Nếu nhà điều trị ở phương Tây mới dùng nấm như thuốc trong phác đồ điều trị nhiều bệnh chứng nghiêm trọng từ vài chục năm gần đây thì thầy thuốc y học cổ truyền phương Đông đã biết rõ về hiệu năng phòng và chữa bệnh của nấm này từ nhiều ngàn năm. Mặt khác, cũng nhờ các nhà khoa học ở phương Tây trong vài thập niên gần đây đã chọn đông y như nguồn tư liệu hàng đầu để nghiên cứu cho sản phẩm và liệu pháp mới nên tác dụng phòng và chữa bệnh của nhiều loại nấm như linh chi, đông trùng hạ thảo, nấm thái dương, thông, nấm nai… đã được xác minh qua hàng loạt công trình khảo sát trên lâm sàng cũng như trong thực nghiệm.

Nếu linh chi, đông trùng hạ thảo… quá quen thuộc với người dân châu Á vì từ lâu đã có tên trong dược điển thuốc chống ung thư của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… thì các loại nấm này nay cũng được nhiều thầy thuốc ở châu Âu kết hợp trong phác đồ điều trị nhiều bệnh mạn tính như thấp khớp, dị ứng, viêm gan… và nhất là cho bệnh nhân ung thư, từ khi các nhà nghiên cứu phát hiện những đặc tính nổi bật của betaglucan trong nấm, đó là:

- Gây hưng phấn hoạt tính của thực bào và bạch cầu để truy sát tế bào ung thư.

- Cải thiện chức năng giải độc của lá gan, trái thận, khung ruột.

- Điều chỉnh biến dưỡng chất béo và chất đường.

- Ngăn ngừa thiếu dưỡng khí nội bào thông qua tác dụng cải thiện tuần hoàn vi mạch.

- Ức chế tác hại của siêu vi gây ung thư.

- Trung hòa độc chất sinh ung thư nội tại cũng như ngoại lai.

Không có gì khó hiểu nếu tổ chức FDA ở Mỹ đã xếp nấm vào nhóm thực phẩm phòng ngừa ung thư. Bên cạnh tác dụng dược lý, bổ sung dùng nấm hay thành phẩm có betaglucan còn thêm nhiều lợi điểm nhờ tác dụng: ổn định thể trọng ở người có khuynh hướng béo phì; cân bằng đường huyết ở người bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu dễ dao động; hỗ trợ tác dụng của nhiều loại thuốc trị bệnh gút, giảm đau, cao huyết áp, trầm cảm…; cải thiện tiêu hóa cho người hay táo bón.

Vì betaglucan là một nhóm hoạt chất nên nếu phối hợp nhiều loại nấm trong một thành phẩm bao giờ cũng có lợi hơn chỉ dùng độc vị. Nhiều tay vỗ nên tiếng, nhiều mặt giáp công bao giờ cũng hữu hiệu hơn khi đối đầu với tế bào ung thư trăm mưu ngàn chước.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

4 lưu ý chế biến nấm đúng cách

4 lưu ý chế biến nấm đúng cách

Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không biết chế biến đúng cách sẽ làm mất chất dinh dưỡng và có thể gây ngộ độc cho người ăn.


Theo các chuyên gia, nấm chứa các vitamin và gần 60 nguyên tố khoáng nên ăn nấm thường xuyên giúp cơ thể đề kháng bệnh tật, kháng ung thư và kháng virut, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu, chống phóng xạ, chống lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thế nhưng việc chế biến và dùng nấm ra sao cho có lợi nhất lại là điều ít người biết và quan tâm. Thông thường nhiều người thường vệ sinh nấm sai quy trình, sai cách, chính vì thế dẫn đến một số tác dụng phụ khi ăn nấm.

Dưới đây là những lưu ý trong chế biến và sử dụng nấm có lợi cho sức khỏe.

Nấm sống trong môi trường tuyệt đối sạch, thân nấm lại ở dạng xốp và sợi nên khi rửa nấm sẽ làm nước đọng lại khiến cho nấm không còn được ngọt. Vì vậy không nên rửa kỹ.

Tuy nhiên, một số loại nấm bắt buộc phải vệ sinh nếu trong quá trình vận chuyển để dây bẩn vào, nhưng nên rửa dưới vòi nước dạng hơi sương chứ không rửa trực tiếp nước vào thân nấm sẽ làm hỏng thịt nấm.

Khi sử dụng nấm tuyệt đối phải cắt bỏ chân (cắt gốc) vì chân nấm là nơi tiếp xúc với chất dinh dưỡng, phần bọc và nuôi cây giống là một số chất vô cơ mà chúng ta không nên sử dụng.

Cần ăn nấm được nấu chín hoàn toàn, tức là khoảng 5 – 10 phút sau khi đun sôi. Sau khi ăn nấm xong không nên dùng ngay đồ uống lạnh như trà đá hoặc cà phê đá, bởi vì nấm mang tính bổ âm nên uống ngay đồ lạnh sau đó thì dễ bị lạnh bụng.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

Nấm ăn đòi hỏi điều kiện sinh trưởng như thế nào?

Nấm ăn đòi hỏi điều kiện sinh trưởng như thế nào?

Sự sinh trưởng, phát triển của nấm ăn được quyết định bởi đặc tính di truyền, nhưng lại chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường

Cả hai hình thành hệ sinh thái nhất định. Để nâng cao chất lượng và sản lượng nấm ăn, ta cần tìm hiểu quy luật phát triển của chúng. Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến nấm ăn bao gồm nhiều nhân tố như vật lý, hoá học, sinh vật. Trong đó nhân tố lý hóa như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, hàm lượng dinh dưỡng, trị số pH của môi trường rất quan trọng.

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển nấm thường thể hiện 2 mặt: một mặt khi nhiệt độ tăng cao, tốc độ phản ứng sinh hoá tăng nhanh, nên sinh trưởng phát triển tăng nhanh; nhưng tăng đến một giới hạn nào đó nhiệt độ tiếp tục tăng làm cho protein và axit nucleic bị phá huỷ, tốc độ sinh trưởng bị giảm xuống, thậm chí làm cho nấm bị chết. Tốc độ biến đổi đó liên quan với nhiệt độ. Ví dụ nhiệt độ sinh trưởng của sợi nấm hương có phạm vi 5-35°C, khi nhiệt độ lên tới 40°c sau 4 giờ chúng có thể bị chết. Mặt khác nhiệt độ cao có thể làm cho chất dinh dưỡng thể quả chuyển về sợi nấm và làm cho chúng biến dạng. Ngược lại, khi nhiệt độ quá thấp, mặc dù sinh trưởng chậm, tỷ lệ nẩy mầm kém, nhưng thể sợi nấm không bị chết. Một số loài nấm ăn có thể chịu được nhiệt độ -20°c. Một số loài nấm như nấm rơm nhiệt độ dưới 10°c là có thể chết, nên phải bảo quản ở nhiệt độ 13°c và không được bỏ vào tủ lạnh. Một số loài nấm ăn muốn hoàn thành chu kỳ phát dục phải thoả mãn nhu cầu về nhiệt độ. Nói chung nhiệt độ cao sẽ rút ngắn chu kỳ phát triển của nấm ăn. Nhiệt độ thích hợp cho các loài nấm ăn không như nhau: nấm hương nhiệt độ hình thành thể quả là 7-20°C, nấm ngân nhĩ là 18-26°c, nấm mộc nhĩ 15-27°c, nấm mỡ 2-20°C.

Vì vậy người ta chia chúng ra 3 loại khác nhau: loại nhiệt dộ thấp như nấm hương, nấm mỡ, nấm đầu khỉ; loại nhiệt độ vừa như nấm mộc nhĩ, ngân nhĩ; loại nhiệt độ cao như nấm rơm. Ta lại còn chia ra loại nhiệt độ ổn định như mộc nhĩ, nấm rơm, nấm đầu khỉ; loại nhiệt độ biến đổi như nấm hương, nấm mỡ.

2. Chất dinh dưỡng

Nấm ăn cũng như các sinh vật khác không ngừng cần các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bản thân.

Các chất dinh dưỡng bao gồm:

+ Các hợp chất cacbon hữu cơ, như xenluloza hemixenluloza, lignin, tinh bột, pectin, axit hữu cơ cồn rượu, đường đôi và đường đơn. Nếu là đường đa phải qua sự  phân giải của enzym mới hấp thu được. Vì vậy mùn cưa 1 phải được thêm vào 1-5% dầu bông, dầu thực vật mới thu 1 được hiệu quả tốt hơn.

+ Các chất chứa nitơ, như protein, Urê, muối NH4 và NO3 Protein phải qua enzym phân giải mới có thể lợi dụng  được.

+ Các muối vô cơ, trong giai đoạn sinh trưởng của nấm ăn cần có muối vô cơ, nhưng sinh trưởng chậm, có khi không thành thể quả. Các loài nấm khác nhau khả năng lợi dụng muối vô cơ rất khác nhau, ví dụ nấm hương nuôi trong dung dịch NaN03 và KN03 thì không sinh trưởng, nhưng nuôi trong dụng dịch NH4CI, NH4NO3 và (NH4)2S04 sợi nấm mới tăng lên rõ rệt.

+ Tỷ lệ C/N cũng ảnh hưởng rất lớn đến nấm ăn. Nói chung giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, tỷ lệ C/N là 20:1 là vừa; giai đoạn sinh trưởng sinh sản phải 30-40:1 là thích hợp.

+ Các chất khoáng là những chất không thể thiếu được trong hoạt động sống của nấm ăn, chúng chiếm 5-10% trọng lượng khô. Các chất cần cho nấm bao gồm P, K, Mg, S, Cu, Fe, Co, Mn, Zn. Trong đó P, K, Mg là 3 nguyên tố quan trọng nhất, cần đến 100-500mg/l; các chất Fe, Cu, Mn, Mo, Zn là những nguyên tố vi lượng, chỉ cần 1 ppm.

+ Các chất kích thích sinh trưởng, một số loài nấm ăn cần một ít vitamin và axit nucleic. Có nhiều trường hợp nếu chất kích thích sinh trưởng chưa đủ, sinh trưởng của sợi nấm sẽ ngừng lại, nhưng nếu tăng lên, chúng sẽ hồi phục sinh trưởng bình thường. Các chất sinh trưởng thường có trong các nguyên liệu cám, mầm lúa mỳ, khoai tây, nấm men; cho nên khi pha chế môi trường nuôi nấm không cần thêm chất kích thích nữa. Nếu khi thêm vitamin thì không được khử trùng ở nhiệt độ cao, vì trên 120°C chúng đều bị phá huỷ.

3.  Nước và độ ẩm

Nếu nước không đủ, sợi nấm sinh trưởng chậm, nếu quá nhiều thì dễ mọc nấm mốc, thể quả bị thối. Các loài nấm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau nhu cầu về độ ẩm khác nhau. Nói chung hàm lượng nước trong môi trường ở giai đoạn sinh trưởng sợi nấm là 60-70%, độ ẩm không khí trong giai đoạn hình thành thể quả là 85-95%. Giai đoạn hình thành thể quả là giai đoạn cần tưới nước liên tục để xúc tiến sự phân hoá thể quả.

4. Ánh sáng

Nấm ăn không có chất diệp lục như cây xanh nên không cần ánh sáng liên tục. Lúc hình thành thể quả nấm cũng cần một cường độ và chất lượng ánh sáng khác nhau. Bào tử nấm ăn trong điều kiện có ánh sáng mới phát tán đi. Trong thời kỳ sinh trưởng sợi nấm thì không cần ánh sáng. Nhưng trong thời kỳ phân hóa thể quả cần độ chiếu sáng với cường độ khác nhau tuỳ theo loài. Trong giai đoạn hình thành thể quả người ta chia chúng ra làm 4 loại:

+ Không cần ánh sáng.

+ Không cần ánh sáng khi phân hoá, chỉ cần khi hình thành thể quả.

+ Cần ánh sáng nhưng chỉ che tối trong thời gian ngắn.

+ Cần ánh sáng.

5. Oxy và C02

Nấm ăn luôn luôn phải hô hấp, nên không thể thiếu chúng được. Trong không khí có 21% oxy, 0,03% C02. Các loài nấm khác nhau nhu cầu về oxy và C02 đều khác nhau. Khi phân hoá thể quả lượng oxy không lớn lắm, nhưng khi hình thành thể quả lượng oxy phải được tăng lên. Độ nhạy cảm của nấm ăn đối với C02 khác nhau rất lớn. Các loài nấm mỡ, nấm đầu khỉ, ngân nhĩ, nấm linh chi rất nhạy cảm; còn nấm hương, mộc nhĩ thì độ nhạy cảm không rõ rệt. Điều này ta cần chú ý khi nuôi trồng và bảo quản nấm ăn.

6. Trị số pH


Phần lớn các loài nấm ăn yêu cầu trị số pH khoảng 3-8- thích hợp nhất là 5-5,5. Trị số pH ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của bào tử, nấm rơm cần pH = 7,5 có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất, nhưng nếu pH = 8 chúng hoàn toàn không nẩy mầm.

Khi nuôi nấm ăn, sau khi khử trùng môi trường, thường giảm xuống nên cần có sự điều chỉnh sau khi khử trùng. Để pH ổn định người ta thường thêm 0,2% K2HP04 hoặc KH2P04 vào trong môi trường dinh dưỡng. Nếu pH thấp có thể thêm CaC03, không để thấp quá ảnh hưởng sinh trưởng của nấm ăn.Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969