Theo Đông y, Bạch đầu ông có vị đắng, ngọt, tính mát; có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần.
Bạch đầu ông còn gọi Bạc đầu nâu, có tên khoa học: Vernonia cinerea (L.) Less., thuộc họ Cúc – Asteraceae. Bạch đầu ông mọc hoang khắp nơi, là loài thân thảo cao 20-100cm. Lá có phiến bìa nguyên hay có răng, gân phụ 3 – 4 cặp; cuống dài 1 cm. Lá hoa có lông năm tiết; hoa toàn hình ống. Bế quả có lông màu trắng, lông vòng ngoài ngắn, lông trong dài cỡ 5 mm. Bạch đầu ông ra hoa tháng 11 đến tháng 6.
Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Theo Đông y, Bạch đầu ông có vị đắng, ngọt, tính mát; có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần.Thường dùng trị: Sổ mũi, sốt, ho (lá); lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày (rễ); viêm gan (hoàng đản cấp tính); suy nhược thần kinh; mụn nhọt, viêm tuyến sữa, hắc lào, chàm, rắn cắn… Ngày dùng 100 g tươi hoặc 30g khô sắc uống hoặc sắc uống với các vị thuốc khác. Dùng lá giã đắp để chữa đinh nhọt, rắn cắn và bệnh ngoài da. Bột lá lẫn với vôi dùng đắp trị đau đầu, vết thương. Có thể dùng cành lá nấu nước rửa.
Sau đây là một số tác dụng của cây Bạch đầu ông.
– Chữa cao huyết áp: Bạch đầu ông, chua me đất, hy thiêm (mỗi vị 15g), đun sôi lấy nước uống.
– Chữa sổ mũi, sốt, ho: Bạch đầu ông, Ngũ trảo, rễ bồ hòn, lá gừa (sanh) mỗi vị 15g nấu nước uống.
– Chữa suy nhược thần kinh: Bạch đầu ông, hy thiêm (mỗi vị 15g), chua me đất, rau bợ (mỗi vị 12g), sẹ (Alpinia oxyphylla) 6g, sắc uống.
– Chữa rong huyết, rong kinh: Dùng lá bạc thau, lá ngải cứu, lá Bạch đầu ông (mỗi vị 20g) giã nhỏ, lọc nước uống.
– Chữa viêm gan vàng da: Bạch đầu ông, Diệp hạ châu (chó đẻ), cỏ mực (lọ nồi), mỗi thứ 30 g (dược liệu khô), sắc uống.
Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Theo Đông y, Bạch đầu ông có vị đắng, ngọt, tính mát; có tác dụng thanh can, thoái nhiệt, an thần.Thường dùng trị: Sổ mũi, sốt, ho (lá); lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày (rễ); viêm gan (hoàng đản cấp tính); suy nhược thần kinh; mụn nhọt, viêm tuyến sữa, hắc lào, chàm, rắn cắn… Ngày dùng 100 g tươi hoặc 30g khô sắc uống hoặc sắc uống với các vị thuốc khác. Dùng lá giã đắp để chữa đinh nhọt, rắn cắn và bệnh ngoài da. Bột lá lẫn với vôi dùng đắp trị đau đầu, vết thương. Có thể dùng cành lá nấu nước rửa.
Sau đây là một số tác dụng của cây Bạch đầu ông.
– Chữa cao huyết áp: Bạch đầu ông, chua me đất, hy thiêm (mỗi vị 15g), đun sôi lấy nước uống.
– Chữa sổ mũi, sốt, ho: Bạch đầu ông, Ngũ trảo, rễ bồ hòn, lá gừa (sanh) mỗi vị 15g nấu nước uống.
– Chữa suy nhược thần kinh: Bạch đầu ông, hy thiêm (mỗi vị 15g), chua me đất, rau bợ (mỗi vị 12g), sẹ (Alpinia oxyphylla) 6g, sắc uống.
– Chữa rong huyết, rong kinh: Dùng lá bạc thau, lá ngải cứu, lá Bạch đầu ông (mỗi vị 20g) giã nhỏ, lọc nước uống.
– Chữa viêm gan vàng da: Bạch đầu ông, Diệp hạ châu (chó đẻ), cỏ mực (lọ nồi), mỗi thứ 30 g (dược liệu khô), sắc uống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét