Pages

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Cây Cỏ Chữa Bệnh Ngoài Da

Oi bức là nguyên nhân dẫn tới các beệnh ngoài da như: mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, chốc lở… Dưới đây xin gợi ý cách trị các chứng bệnh ngoài da này bằng cỏ cây, hoa lá.

Cây sài đất dùng tắm cho trẻ con hết mụn nhọt lở ngứa1. Sài đất có tác dụng chữa rôm sảy

Chữa rôm sảy trẻ em: sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: lấy lá nhội, lá cây dâu da mỗi thứ 50g, giã nhỏ, trộn dấm bôi ngày 2 lần.

Chữa mẩn ngứa: dùng đơn buốt ba lá 100 – 200g, nấu với 4 – 5 lít làm nước tắm, đồng thời lấy bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1 – 2 lần là có kết quả (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

Trị đinh nhọt: kim cúc, bồ công anh mỗi vị 30g; từ hoa địa linh 20g; kim ngân 6g. Sắc uống vào lúc đói, ngày một thang chia 3 lần, uống 3 ngày liền.

Chữa mụn nhọt chưa vỡ: lá cúc vạn thọ 10g, lá táo ta 15g, muối ăn 10 hạt. Rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi đau. Ngày thay một lần.

2. Cúc vạn thọ


Trị nhọt độc mới phát: dùng lá phèn đen cùng với lá bèo ván giã đắp vào nơi phát đinh, ngày 1 lần.

Chữa lở loét, ung nhọt: lấy lá táo (lượng vừa đủ) rửa sạch, giã nát cho vài hạt muối giã cùng lấy đắp, rịt lên nơi mụn nhọt.

Trị phong nhiệt mẩn ngứa: dùng vỏ cây khế cạo bỏ lớp vỏ ngoài 40g, sắc lấy nước uống, ngoài lấy lá khế đã sao qua xoa đắp vào vùng ngứa.

Chữa mụn nhọt: lấy múi vải, ô mai lượng hai thứ như nhau, giã nát tạo thành cao đắp lên nơi có mụn. Hoặc lấy 5 – 7 múi vải giã nát trộn với hồ nếp phết lên giấy tạo thành cao dán đắp lên mụn.

Trị ung nhọt, dị ứng, mẩn ngứa: hoa kim ngân 10g, ké đầu ngựa 4g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày (Dược liệu Việt Nam).

3. Cây phèn đen

Trị mụn nhọt, lở ngứa: kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 23 lần uống trong ngày (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).

Trị dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa: kim ngân 6g (hoa) hoặc 12g (lá và cành), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm 4g đường. Cho vào ống hàn kín, hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống, chỉ cần đun sôi, giữ sôi trong 15 phút đến 1/2 giờ là uống được. Người lớn uống 24 liều trên, trẻ nhỏ 12 liều (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).

Chữa mụn nhọt: sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc (thổ phục linh) 10g, bồ công anh 20g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa mụn, lở, chàm: sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc 10g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng rất tốt.

Trị chốc đầu ở trẻ: chọn một trong các cách sau:

- Bồ kết khô 8 quả, gừng tươi 1 củ (7g), lá chè xanh già 25g nấu lấy nước đặc gội đầu cho trẻ. Sau đó, dùng 3 quả bồ kết khô, 10g nghệ tươi rang giòn, tán nhỏ rắc lên vùng chốc lở. Cũng có thể lấy hạt mùi tán nhỏ trộn với dầu vừng bôi lên. Mỗi ngày làm 1 lần, thực hiện trong 7 ngày.

- Bồ công anh 15g, rau má 25g, kim ngân hoa 15g, hạ khô thảo 10g, hoa kinh giới 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống thay nước hằng ngày. Dùng trong 5 – 7 ngày. Trường hợp trẻ còn bú, cho cả mẹ và con cùng uống.

- Hành hoa 30g, rửa sạch giã nát, trộn với một ít mật ong (hoặc mật mía) thành dạng như bột nhão rồi đắp lên vùng chốc lở trong 10 – 15 phút. Ngày đắp 2 lần. Sau 2 lần đắp, dùng nước đun từ lá trầu không gội cho sạch. Dùng liên tục trong 5 ngày.

4. Rau má

- Bồ kết, kim ngân hoa, rau má… là những vị thuốc chữa chốc đầu hiệu quả. Lưu ý: khi đắp lên vùng chốc phải quấn khăn (hoặc băng lại) để tránh nước thuốc chảy xuống mắt dễ gây bỏng và không áp dụng phương thuốc này cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

- Sài đất tươi 100g, rửa sạch, đun lấy nước gội đầu, tắm hàng ngày cho trẻ. Dùng trong 5 ngày, bệnh chốc sẽ khỏi. Hoặc dùng lá đào tươi 100g, nấu nước gội đầu, rồi giã nát quả mướp đắng bôi lên vùng đầu bị chốc. Thực hiện trong 5 – 7 ngày.

- Lá tía tô tươi 100g, rửa sạch giã nát vắt lấy nước gội đầu hàng ngày cho trẻ. Hoặc lá tía tô tươi, sài đất tươi mỗi vị 50g, rửa sạch đun lấy nước, để ấm gội đầu và tắm cho trẻ hàng ngày. Dùng trong 3 – 5 ngày.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét