Pages

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Vị thuốc từ cây quyển bá trường sinh

Theo tài liệu cổ Trung Quốc, Hàn Quốc, cây chân vịt vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc. Cây tươi có tác dụng tan huyết; dùng khô sao đen có tác dụng cầm máu.

Cây quyền bá trường sinhVì đặc điểm trên nên cây quyuển bá trường sinh hay còn tên khác là cây chân vịt còn được gọi là cải tử hoàn thảo, hồi sinh thảo, trường sinh thảo. Cây cũng có tên là móng lưng rồng, thạch bá chi, nhả nung ngựa, hoàng dương thảo, linh chi thảo… Tên khoa học Selaginella Tamariscina Spring, thuộc họ Quyển bá (Selaginellaceae).

1. Mô tả cây quyển bá trường sinh

Cây quyển bá trường sinh là cây thảo sống lâu năm, cao 15-30 cm, mọc trong rừng râm mát, rễ phụ bám chắc vào các phiến đá. Thân đứng hoặc nằm, tròn, màu cánh gián, phân nhánh theo lối rẽ đôi. Rễ phụ từ gốc tỏa các nhánh đâm xuống đất. Lá nhiều, nhỏ, có lưỡi nhỏ, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa thưa. Đầu các cành có bông sinh bào tử, cấu tạo bởi các lá đặc biệt, gọi là lá bào tử.

Cây chân vịt chỉ thấy có tại các tỉnh miền núi Tây Bắc và Việt Bắc, khi khô cuộn tròn xếp lại giống như chân vịt. Cây chịu khô hạn tốt, cho vào túi nylon giữ trong thời gian bao lâu cũng được, khi cần dùng cho vào nước đun sôi là lại nở to ra. Để làm thuốc, người ta thu hái toàn cây rồi cắt bỏ rễ, dùng khô hoặc tươi đều được. Đến nay, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu hiện đại về loại cây này.

Gần đây, nhiều người tìm cây này để chữa đau bụng kinh, huyết trắng, đau nhức xương khớp, viêm xoang… Tại nơi bán thường để sẵn một nồi nước sôi để cho chân vịt khô vào, sau 1-2 giờ nó sẽ nở to ra như cây rẽ quạt và có màu xanh tươi rất đẹp.

Theo tài liệu cổ Trung Quốc, Hàn Quốc, cây chân vịt vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc. Cây tươi có tác dụng tan huyết; dùng khô sao đen có tác dụng cầm máu. Do đó, nó được dùng để điều trị tiểu tiện ra máu, trĩ ngoại, đại tiện có máu tươi (Hemeroic), phụ nữ kinh nguyệt kéo dài quá lâu. Ngoài ra, chân vịt còn được dùng để chữa bỏng.

Đặc biệt, chân vịt khô điều trị tốt bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt, tắc mật, hủy hoại tế bào gan, tiểu tiện vàng sánh hoặc bệnh Leptospira (da, mắt vàng và chảy máu). Nó cũng có tác dụng bổ máu (dùng chung với hạt sen, gà con múm đuôi tôm, củ tam thất để hầm ăn). Ngày dùng 20-30 g cả lá và rễ khô dưới dạng thuốc sắc, uống trong ngày. Dùng ngoài dưới dạng sao giòn, tán bột rắc lên vết thương.

2. Một số bài thuốc từ cây quyển bá trường sinh

- Bỏng lửa: Chân vịt sao thơm, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp lên nơi bỏng, sau 2-3 giờ thay một lần.

- Váng đầu, hoa mắt, vàng da: Toàn cây chân vịt 30 g sắc với 400 ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

– Đau do thoái hóa đốt sống cổ – vai, đau nhức vùng thắt lưng, thoái hóa cột sống cùng lưng, nhức mỏi toàn thân, viêm khớp xương bả vai, đau dây thần kinh tọa, viêm xoang, đau đầu, tiết dịch mũi:
Dùng chân vịt khô 30 g sao thơm, hãm nước sôi uống thay trà, thời gian dùng có thể kéo dài hàng tháng.

Lưu ý: Nên thận trọng khi dùng và phải căn cứ theo cơ địa của mỗi người nhằm tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét