Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Thuốc hay từ hoa hồng

Thuốc hay từ hoa hồng

Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng.

Có nhiều loại hoa hồng nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ (mai khôi hoa) và trắng (hồng bạch)  để làm thuốc. Hoa hồng là một vị thuốc thơm mát, không độc. Để làm thuốc người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.

Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa hồng bạch 9 – 15g, sắc uống hằng ngày hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà.

Chữa ho, khái huyết do phế hư: Hoa hồng bạch 15g, đường phèn lượng đủ dùng, sắc hoặc hấp uống hàng ngày, uống còn nóng. Uống liền 1 tuần.

Nếu trẻ em ho do lạnh có thể lấy cánh hoa hồng bạch còn tươi 15g, một quả quất chín (bỏ cuống), 1/2 thìa mật ong hoặc đường phèn. Cho tất cả vào chén nhỏ hoặc bát nhỏ, hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Chữa táo bón do nhiệt: Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20 – 40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15 – 20 phút, có thể thêm 1/2 thìa mật ong hoặc đường, uống 2 -3 lần trước bữa ăn. Uống liền 10 ngày, có thể nhắc lại liệu trình mới.

Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ): Hoa hồng trắng 20g rửa sạch, giã nát đắp lên mụn sẽ tiêu.

Chữa lở miệng do nóng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 – 4 lần. Dùng liền 5 ngày.

Làm đẹp da mặt: Lấy 20g hoa hồng đỏ, rửa sạch cho vào chậu nước ấm để khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó rửa mặt mỗi ngày giúp làn da căng mịn, sạch bụi bẩn. Cũng có thể lấy nước  hoa hồng để tắm. Làm kiên trì, da sẽ mịn màng, tươi mát.

Lưu ý:
Những người tỳ vị hư yếu hoặc có thai không được dùng. Cần chọn hoa hồng không có thuốc bảo vệ thực vật.

Kỹ thuật bảo quản hoa hồng sau thu hoạch

Kỹ thuật bảo quản hoa hồng sau thu hoạch

Ngày nay, với công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại càng phát triển thì việc kéo dài thời gian tươi tắn của hoa không có gì là khó. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp bảo quản hoa hồng sau thu hoạch giữ được nét tươi tắn như khi mới cắt

1. Thời điểm thu hoạch hoa: Nên chọn thu hoạch vào lúc sáng (5 – 6 giờ)

Khi thu hoạch phải chú ý đến vị trí cắt hoa vì vị trí ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành hoa, tới sự nảy chồi dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau, chất lượng hoa lứa sau. Tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng thực tế của cây mà có thể để lại trung bình từ 2 – 4 đốt hoặc có thể cắt sát cành hoa chính cũng được. Nếu thu hoạch vào tháng 9 – 10 có thể để lại 5 đốt, tháng 3 - 4 để lại 2 đốt.

2. Xử lý sau khi cắt hoa

Sau khi cắt hoa xong phải cắm ngay 1/3 cuống hoa vào trong thùng nước. Sau đó đưa vào nơi mát, thông thoáng để xử lý sơ bộ. Ta phải:

- Loại bỏ cành hoa già, sâu bệnh, xấu không đủ tiêu chuẩn ra một khu.

- Cắt tỉa bỏ những mầm non ở trên cành.

Trước khi tiến hành bảo quản, cần phân loại hoa theo từng loại để tiện bảo quản. Sau khi phân loại xong thường bó 50 cành hay 100 cành/1 bó.

3. Bảo quản hoa:

Bảo quản bằng hoá chất: Sử dụng các chất sau:

- Dung dịch dưỡng cành: Hoa sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, để duy trì dinh dưỡng nuôi cành nên sử dụng các dung dịch Glucoza, Saccaroza 3 –5% trong thời gian bảo quản.

- Sử dụng chất ức chế nấm bệnh:
Khi cắt hoa sẽ tạo thành vết thương trên cành, từ các vết thương này vi sinh vật gây bệnh xâm nhiễm gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo nhanh. Để giảm tác hại của vi sinh vật nhúng gốc cành vào dung dịch 10% muối Forinat Natri + Limonat gốc -8 – OH.

- Sử dụng chất khoáng Etylen: Etylen là 1 hoocmon thực vật thuộc nhóm chất gây già hoá vì vậy trong quá trình bảo quản hoa nên sử dụng một số chất khoáng như Thiosunfat Bạc nồng độ 1 – 1,5 ppm phun vào cành, lá.

Bảo quản trong phòng bảo quản điều chỉnh không khí: Điều chỉnh nhiệt độ từ 2-5°C, ẩm độ 85 – 90% trong thời gian bảo quản.

Trà hoa cúc giúp giảm đau

Trà hoa cúc giúp giảm đau

Thứ nước trà thơm làm từ hoa cúc trắng có tác dụng phòng cảm và loại bỏ các cơn đau thắt do kinh nguyệt gây ra, các nhà nghiên cứu Anh tuyên bố.


5 chén mỗi ngày trong vòng nửa tháng đủ để tăng hàm lượng hoá chất trong nước tiểu giúp giảm co thắt cơ và chống viêm nhiễm.

Từ lâu, mọi người vẫn coi trà hoa cúc như một loại thảo dược chống viêm nhiễm, giảm đau và chống lở loét. Nó cũng được biết đến là có tác dụng chống oxy hoá và tinh dầu chiết xuất từ hoa cúc trắng có thể chống vi trùng.

Tiến sĩ Elaine Holmes và cộng sự tại Đại học Imperial, London (Anh), đã tìm hiểu thêm công dụng của trà hoa cúc. Trong nghiên cứu này, trà được làm từ hoa cúc Đức (Matricaria recutita).

Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm nước tiểu của những người tham gia hằng ngày, trước và sau khi họ dùng trà hoa cúc. Kết quả cho thấy uống trà làm tăng hàm lượng glycince giúp giảm co thắt, và hippurate chống viêm nhiễm trong nước tiểu. Sau khi mọi người dừng uống trà sau 2 tuần, hàm lượng glycine và hippurate vẫn ở mức cao trong 2 tuần nữa, chứng tỏ hiệu quả kéo dài.

Maureen Robertson, tại trường Thảo dược Scotland, nhận định hoa cúc giúp giảm thân nhiệt, nó hoàn toàn lành, tốt cho vùng viêm nhiễm. Tinh dầu từ hoa cúc cũng là một chất khử trùng tốt. Có thể dùng dầu chiết xuất từ hoa cúc bôi vào bụng dưới để chữa đau kinh nguyệt. Nhưng các bà mẹ mang bầu nên cẩn thận bởi nó có thể tác động tới bào thai.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Những cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe gia đình bạn

Những cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe gia đình bạn

Cây trồng trong nhà không chỉ mang tính phong thủy, tính mỹ quan mà còn đem lại sức khỏe tốt... Cùng tìm hiểu các loại cây cảnh trong nhà tốt cho sức khỏe bạn nhé...

Cây thường xuân - cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe


Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (phoóc-môn) - một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ.
Lan Ý - cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

Lan Ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ trong nhà, văn phòng hay bồn ngoài hiên, sảnh... Cây có thể lọc được benzene VOC, một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa.
Cây trúc mây - cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây trồng nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Cây lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm.
Cây dương xỉ Mỹ - cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

Loại cây này phù hợp với giỏ treo trong nhà. Nó được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất nhưng nhu cầu về độ ẩm khá cao. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.
Cây lưỡi hổ - cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

Loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp oxy của hầu hết các cây). Hãy đặt một chậu gồm 2 cây trong phòng ngủ của bạn để tăng oxi trong khi bạn ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính.
Cây thiết mộc lan - cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

Là loại cây leo rất dễ trồng. Có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng sẽ làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn rất nhiều. Giống như nhiều cây dây leo khác khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà.
Cây thu hải đường trường sinh - cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

Cây có thể lọc tốt benzene và các hóa chất được sinh ra bởi toluene, vốn có trong một số loại sáp và chất kết dính. Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính...
Hồng phát tài - cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

Cây vùng nhiệt đới, thân cột mảnh, cao, phân nhánh ít, nhỏ. Lá tập trung ở đầu cành, dạng thuôn hẹp hình dải. Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, trichloroethylene, formaldehyde vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu, và chống thấm.
Cây dây nhện - cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

Loại cây này thường có thân dài, cuối thân dây điểm hoa trắng nhỏ hình ngôi sao. Có giống lá xanh tuyền hay lá xanh sọc trắng. Đặt một chậu cây trên bệ hay treo một giỏ ngoài cửa sổ đầy nắng, cây sẽ giúp bạn lọc formaldehyde, benzene phân tử trong không khí.
Cây lô hội - cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

Cây lô hội hay còn gọi là cây Nha Đam. Cây rất quen thuộc là một sản phẩm làm đẹp và lành da rất kỳ diệu. Nếu bị bỏng hay quầng thâm quanh mắt, có thể lấy ngay cành cắt ra xoa vào rất có hiệu quả. Mặt khác, lô hội hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên thích hợp đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng ngày.

Các loại cây trồng trong nhà chống muỗi

Các loại cây trồng trong nhà chống muỗi

Cây cảnh, ngoài tác dụng phong thủy tài lộc... các loại cây và hoa trồng trong nhà sau đây còn xua duổi, chống ruồi muỗi rất tốt và đang rất được nhiều cá nhân, tập thể chú ý...


Việt Nam là nước có vùng khí hậu nhiệt đới, chính vì vậy mà khi khí hậu thay đổi ruồi muỗi sản sinh và quấy rối khá khó chịu... Vào thời điểm hiện tại khi giao mùa (Đông sang Hạ). Rất nhiều ruồi muỗi ẩn nấp ồ ạt tấn công bạn và gia đình. Hãy cùng tham khảo một số loại cây trồng trong nhà sau đây để vừa làm đẹp không gian sống, vừa nâng cao sức khỏe cũng như tinh thần của mọi người bạn nhé

Cây húng thơm


Mùi thơm hăng hăng, cay cay của rau húng cũng là nỗi khiếp sợ của loài muỗi. Loại cây này ưa ánh sáng, ưa ẩm và chịu được hạn nên khá dễ trồng. Và cũng giống bạc hà hay sả, cây húng thơm còn là cây gia vị quen mặt với các gia đình Việt bởi thế trồng húng thơm trong nhà, bạn không chỉ chống được muỗi mà còn có thêm rau thơm sạch để thưởng thức

Ngoài húng thơm, húng chanh (tần dày lá) cũng là một loại cây bạn nên trồng trong nhà. Các loại cây này vừa có tác dụng làm rau thơm trang trí cho bữa ăn, lại rất công hiệu xua đuổi muỗi. Ở các thành phố, đô thị, những nơi có diện tích đất hạn hẹp - hộ gia đình vừa và nhỏ thường hay trồng thêm các loại rau thơm vào thùng xốp như húng, thì là, mùi tàu, rau củ quả tí hon...

Cây phong lữ

Phong lữ thảo là một loài cây hoa có màu sắc đa dạng từ tím, đỏ, đến vàng... treo ở góc vườn hay đặt trước ban công vừa làm đẹp không gian sống. Ngoài ra cây phong lữ còn chống muỗi hiệu quả do muỗi cực kỳ ghét tinh dầu của cây, vốn mang theo nhiều chất giúp an thần như a-pinene, citronellol, geraniolgeranyl acetate, geranyl butyratelimonene, linalool, menthone và myrcene

Hoa dạ hương

Có lẽ không loại cây nào đuổi muỗi hiệu quả bằng cây dạ hương. Tuy vậy, hoa dạ hương lại có đặc điểm là mùi quá nồng khiến một số người chóng mặt và nhức đầu khi hít phải mùi. Do đó, nếu muốn trồng dạ hương để chống muỗi thì chỉ cần 1-2 chậu là đủ và bạn cũng nên để cây ở bên ngoài nhà, nơi có không gian thoáng đãng

Hoa sen cạn​

Sen cạn không chỉ đẹp và có nhiều màu rực rỡ mà còn có tác dụng xua đuổi muỗi và côn trùng. Với sự hiện diện của một trong số những loại cây, hoa này trong nhà, bạn sẽ an tâm vì cả nhà được bảo vệ tốt nhất khỏi sự phiền nhiễu của những chú muỗi vo ve nhé!

Cây hoắc hương

Hoắc hương (hay còn gọi làQuảng hoắc hương, Thổ hoắc hương) là cây cỏ thân hình vuông, có màu nâu hơi tím và là loại cây sống lâu năm. Cây được trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc nước ta. Thông thường, người ta dùng hoắc hương để làm thuốc, nhưng vì mùi hương của cây khiến các loại côn trùng không dám đến gần nên người ta thường trồng một ít trong nhà để đuổi muỗi, gián, kiến...

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Kỹ thuật bón phân cho cây hoa hồng

Kỹ thuật bón phân cho cây hoa hồng

Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25 độ C. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa.


1- Đặc điểm chung

- Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa.

- Yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ và dinh dưỡng. Cây hoa hồng có thể trồng được quanh năm nhưng ở miền Bắc thích hợp nhất là vụ Xuân (tháng 2-3).

- Mật độ thích hợp với hoa hồng cắt cành 70.000 - 80.000 gốc/ha.

- Các giống tốt và phổ biến hiện nay: xanh Long Mỹ, đỏ Hà Lan, đỏ Ý, đỏ Pháp, cam, hồng, phấn, vàng trắng, cá vàng, trắng, tối....

2- Bón phân

Hoa hồng là cây cho giá trị kinh tế cao, vào thời kỳ thu hoạch rộ, mỗi ha trồng cắt cành thu khoảng 30.000 bông, cứ 2 ngày thu 1 lần. Thời điểm không rộ cho thu 10.000 bông/đợt. Do vậy hoa hồng cắt cành đòi hỏi lượng phân rất cao.

Nhà vườn thâm canh hoa hồng cắt cành Đà Lạt thường đầu tư 20-30 triệu đồng tiền phân bón/ha/tháng.

Việc bón phân cho hoa hồng ngoài việc phải đạt năng suất cao còn phải đạt màu sắc hoa đẹp, hoa lâu tàn và hương thơm. Tùy theo mức độ thâm canh, quy trình bón phân như sau:

* Vườn hoa hồng cắt cành:


a) Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1.000m2)

- Vôi bột hoặc đôlômít: 100-150kg.
- Phân chuồng hoai:     4-6 tấn.

b) Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại):

- Compomix: 20-30 kg/1.000m2/lần. Bón 5 lần, định kỳ 1 tháng/lần kết hợp làm cỏ, vun xới.

c) Bón thúc sau khi ghép mắt:


Sau trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc

+ Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép 30-35 ngày): 5-6 tấn phân chuồng hoai/công.

+ Thúc mầm lần 2 (sau ghép 45-50 ngày): 40-60 kg NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2

+ Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.

+ Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.

+ Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá.

+ Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:

- Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

+ Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên.

* Vườn hoa hồng cắt cành:

a) Bón lót (lượng bón cho mỗi m2 đất trước khi đặt bầu):
    3-4kg phân chuồng hoai
    2-3kg tro trấu
    Đất trồng Compost Đầu Trâu
    50-100 g lân Đầu Trâu

Kết hợp với thuốc phòng trừ kiến, mối và sùng.

b) Bón thúc: thúc định kỳ 15-20 ngày/lần với lượng bón

    40-60g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho mỗi m2

Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 1kg phân chuồng.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên.

* Hồng trong bồn (chậu)

a) Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng đất Compost Đầu Trâu, bỏ vài viên gạch nhỏ ngay lổ thoát nước của chậu để tránh bí nước. Cho hỗn hợp đất này vào bồn (chậu) sau đó đặt bầu sao cho bề mặt bầu ngang với mặt đất và đạt 8/10 so với thành chậu, lèn chặt đất lại.

b) Bón thúc định kỳ 20-30 ngày/lần với lượng: 30-50 g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu

Lượng bón trên tính cho mỗi chậu (1-2 bụi), với bồn cần tăng lượng lên theo số lượng bụi.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên.

Sau 2-3 tháng cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu (bồn) bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Cần moi đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.

Hoa hồng leo

Hoa hồng leo

Được người Pháp di thực sang Đà Lạt vào những năm 30 của thế kỷ trước, dẫu không phải là hoa thương phẩm nhưng hồng leo đẹp chẳng kém các loài hồng cao cấp, hương hoa thơm hơn tường vi nên thu hút nhiều loài bướm, ong…


Được người Pháp di thực sang  Đà Lạt vào những năm 30 của thế kỷ trước, hoa hồng leo (tên khoa học là Rosa spp thuộc họ Rosaceae) với các màu trắng tinh khôi, hồng phơn phớt, đỏ pha cam… nhanh chóng thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng Đà Lạt tạo nên nét duyên mới cho miền đất cao nguyên.

Tuy nhiên, sau gần trăm năm, hồng leo gần như đã thành giống hoa bản địa và dần bị thoái hóa, trở nên khó tính nên người dân ngại trồng. Loài hoa này ngày càng vắng bóng, đặc biệt là hoa màu trắng.

Tiến sĩ Hà Ngọc Mai đã lặn lội khắp vùng ngoại ô để sưu tầm một số hom hoa hồng leo trắng về nhân giống rồi trồng tại biệt thự số 9 Phù Đổng Thiên Vương để bổ sung cho bộ sưu tập các loài hoa màu trắng của mình.

Biệt thự tọa lạc ở quãng giữa con đường từ Trường Đại học Đà Lạt về ký túc xá và ngược lại nên sắc trắng tinh khôi như trang vở, như màu áo học trò của hoa hồng leo khiến nhiều sinh viên ngẩn ngơ. Có em vào tận biệt thự xin hoa về trang trí cho góc học tập của mình. Tiến sĩ đã giâm khá nhiều cành cho bạn bè cũng như tặng hom cây để người dân Đà Lạt tạo dáng cho giàn hoa hoặc bờ rào.

Dẫu không phải là hoa thương phẩm nhưng hồng leo đẹp chẳng kém các loài hồng cao cấp, hương hoa thơm hơn tường vi nên thu hút nhiều loài bướm, ong…

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong chậu

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong chậu

Một cánh cổng hay bức tường rào điểm xuyết những bông hông dây thanh lịch chắc chắn sẽ làm sáng bừng cả sân vườn, mang sức sống tràn ngập ngôi nhà.

Hoa hồng leo hay hoa hồng dây, là cây leo thường được trồng để trang trí trong các sân vườn biệt thự hoặc các khuôn viên cây xanh. Cây cho rất nhiều hoa đặc biệt vào mùa hè, thường dễ trồng và chăm sóc hơn tại các tỉnh phía Bắc, nhưng nếu muốn, người chơi hoa cũng có thể trồng tại nhiều vùng miền khác trên cả nước. Hoa hồng leo có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ thẫm, hồng phớt, hồng tím, trắng, vàng ,... hoa nở rộ vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.

Loại hoa hồng này vừa đẹp vừa có hương thơm nên mọi người đều yêu thích. Cây phát triển khá nhanh nếu môi trường thích hợp, độ vươn xa cũng không bằng các loại dây leo khác, nên thường trồng ở những nơi có diện tích nhỏ: cột, cổng hay một khoảng vách nào đó hoặc có thể trồng trong bồn hoa trên cao để cho cây vươn xõa dài ra.

Những kiến thức cần biết trước khi trồng hoa hồng leo

Hoa hồng leo rất dễ trồng và chăm sóc. Khi trồng hồng leo nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như vậy cây sẽ phát triển nhanh hơn và cho nhiều hoa hơn

Hoa hồng leo không ưa nhiệt độ, ẩm độ quá cao, độ vươn của cành không bằng các loại dây leo khác nên cần có giàn để cây bám vào và leo lên, hoa hồng leo thường được trồng ở những nơi như: cột, cổng, hàng rào, hay một khoảng vách nào đó nhất là đoạn vách cạnh cửa sổ hoặc có thể trồng trong bồn hoa trên cao để cho cây vươn dài ra.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng leo

Chọn hạt giống: Chất lượng hạt giống ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cây và hoa sau này
Bạn nên chọn mua những cây hồng giống đã được ươm trồng sẵn trong các chậu nhựa để về trồng, với những cây này sẽ có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, và chúng ta biết được chắc chắn màu sắc hoa của chúng. Hiện có nhiều giống để bạn lựa chọn để làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà bạn.
Ðất và nơi trồng: Ðất sâu, xốp có thành phần đất sét, nhiều ánh mặt trời và những chố ẩm. Ðất cát thì nên trộn thêm phân phân hữu cơ và đất sét vào.

Giống trồng: Các cây hồng dùng trồng vào tháng 10-12 chỉ nên cắt ngắn vừa phải. Những chồi quá yếu nên cắt bỏ hẳn. Những cây trồng vào mùa xuân (tháng 3 đến tháng 5) nên cắt còn lại một mắt có hướng quay ra ngoài. Cắt bỏ đi 1/3 rễ. Nếu trồng bằng hạt thì cây yếu, ko phát triển mạnh.

Cách trồng: Nếu trồng theo cắt cành thì ngâm cây hồng khoảng 2 -3 tiếng vào nước sau đó trồng liền, nếu trời quá nắng nên che lại bằng vật ẩm ướt. Lỗ trồng nên đào sâu. Chôn khúc thân nổi u giữa rễ màu nâu và đoạn mầm xanh có gai chìm xuống mặt đất khoảng 3 ngón tay. Dùng đất trộn phân hữu cơ lấp và nhấn kỹ gốc lại. Tưới sơ nước cho vững cây. Vào mùa khô nên tưới mỗi sáng. Tránh tưới lên lá và hoa – có thể tạo ra nấm có hại cho hoa.

Cách chăm sóc hoa hồng leo sau khi trồng

Tưới nước: Vào mùa khô nên tưới cho hoa vào mỗi sáng. Tránh tưới nước lên lá và hoa, có thể tạo điều kiện cho nấm có hại cho hoa phát triển.

Bón phân: Vào mùa xuân nên bón phân hữu cơ cho cây, phân phải chứa nitơ, phosphor và Kali để tạo bông. Vào khoảng tháng 7 không nên bón phân có nitơ. Tháng 9 nên bón phân có nhiều kali để tạo thân gỗ.

Cắt tỉa: Đối với hồng leo chỉ cần tỉa một số cành nhỏ cho bớt cớm. Hoa tàn nên cắt bỏ 1 đoạn tầm 2 -3 đốt lá. Những mầm ở những đốt này sẽ làm yếu cây và tạo những bông hoa nhỏ. Ðối với hoa hồng leo nên tỉa bớt những mầm phụ để bông khỏi èo uột.

Thời điểm thích hợp trồng hoa hồng leo

Hoa hồng leo tốt nhất nên trồng vào đầu mùa xuân, hè hoặc thu để cây hình thành bộ rễ khỏe mạnh trước khi mùa đông đến. Đặc biệt, hoa hồng leo trồng vào mùa xuân là tốt nhất giúp cây có sức đề kháng và sinh trưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với 2 mùa còn lại.

Hoa hồng ưa ánh nắng mặt trời, vì vậy vị trí trồng cây phải được chiếu sáng ít nhất 6 tiếng một ngày. Nên trồng hướng Đông để cây đón được ánh sáng mặt trời buổi sáng . Nơi trồng cây cũng phải rộng rãi. Hồng leo có xu hướng chiếm nhiều không gian khi lớn lên, bạn không nên trồng hoa gần các loài cây khác trong vườn.

Theo VietQ.vn

Hướng dẫn trồng hoa hồng đổi màu

Hướng dẫn trồng hoa hồng đổi màu

Hoa hồng đổi màu là giống hồng ngoại nhập có nguồn gốc từ Mỹ, việc trồng và chăm sóc cây hồng đổi màu không khó nhưng nếu không được chăm sóc tốt thì cây cũng không khỏe mạnh để cho ra những bông hoa hồng đổi màu tuyệt đẹp

* Cách trồng:

- Chọn đất trồng là loại đất tơi xốp và có độ thoát nước thật tốt để tránh nước khi tưới cây bị ứ đọng từ từ sẽ làm hỏng bộ rễ của cây.

- Trước khi trồng, cần sử dụng thêm phân hữu cơ đã được ủ hoai mục để bón lót phía dưới bầu cây. Khi tiến hành trồng cây, lấp đất vào quanh gốc cây, một tay ấn chặt đất xung quanh gốc và một tay giữ cho đứng cây, khi trồng xong thì phải tưới nước cho cây thật đậm nước.

* Chăm sóc:

- Bón phân: Cần phun một số loại phân bón lá để cho cây nhanh chóng ra rễ và hồi phục sức sống: Atonik ba hay B1 lá xanh to cây phát triển bộ rễ phát triển tốt và khỏe mạnh, cây cho hoa màu sắc tươi hơn và rực rỡ sau khi trồng cây từ 3-5 ngày . Lưu ý khi tưới phân không được phun tưới lên hoa vì nó sẽl làm hoa mau tàn.

Sau khoảng 10-15 ngày thì tiến hành bón bổ sung một số loại phân hạt như: phân dơi, NPK bón gốc cây. Lưu ý sau khi tưới nên lấp gốc lại, tưới phân tiếp xúc trực tiếp cho rễ cây.
Theo định kỳ hàng tháng có thể bón thay đổi 1 lần bón lá và 1 lần bón gốc ..

- Thường xuyên nên cắt bỏ cành, lá và bông hoa bị héo và bị hỏng.

- Nếu cây ra nhiều cành mập mập và nhánh mới màu đỏ tía đậm tức là chứng tỏ cây đầy đủ dinh dưỡng.

* Sâu hại:

- Đại diện: Rệp hại màu đỏ xám hoặc  xanh nhạt, tập trung chủ yếu gần ngọn cây, nụ hoa và mầm non.

Phòng trừ: bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giống như Supaside 40 ND hay Supathion, Thiodal để phun trừ.

- Nhện Độ:

Nhện ở dưới mặt lá, chúng hút dịch của mô lá, làm cho lá vàng, rồi quăn queo và rụng.

Phòng trừ: sử dụng Peganus 500 SC hoặc Ortus 5SC để xử lý.

* Bệnh hại:


- Bệnh mốc xám: Bệnh này chủ yếu tấn công trên hoa, xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu xám và làm hoa bị thối, nếu lan rộng và nặng có thể làm héo nhanh. Khi độ ẩm and nhiệt độ cao, bệnh có điều kiện phát triển mạnh .

Phòng trừ: Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như PN - balacide 32WP hoặc Miksabe 100WP để phòng trừ.

- Bệnh phấn trắng: Đặc điểm vớ vết bệnh hình thái không nhất định, dạng bột trắng xám, bệnh hại hầu hết các bộ phận trên cây hoa, nếu bạn không chú ý chúng có thể làm chết cây.

Phòng trừ: Có thể sử dụng Saprol 190DC hay Nativo 750WG, Amistar top 325SC, ... cho phòng trừ.