Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Bón phân cho dâu tây

Bón phân cho dâu tây

Cây dâu tây đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu.


Thâm canh cây dâu đòi hỏi phải bón phân đầy đủ phân hữu cơ để bảo đảm lượng mùn trong đất cao (8% - 10%).

Phân hữu cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng và xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trước khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.

Bón phân đạm cho cây dâu cần chú ý đến màu sắc của lá thời kỳ, tốc độ sinh trưởng phát dục để điều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp.

Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó (mạ) của cây dâu.

Phân Kali quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái. Khả năng kháng bệnh của cây dâu và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nilông (cây dâu yêu cầu ánh sáng dồi dào).

Canxi, Bo, Magiê ảnh hưởng quang trọng đến chất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa vả hạn che một số bệnh sinh lý trên trái.

Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng và kể cả độ cứng của trái.

Lượng phân đề nghị bón cho cây dâu 1.000 m2 (bình quân) trong năm thứ nhất (kiến thiết cơ bản và định hình).

• Bón vôi 2 đợt/năm:

- Đợt 1: Bón lót 100 kg.

- Đợt 2: 06 tháng sau khi trồng bón bổ sung 50 kg.

• Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần/năm, nếu 02 tháng bón 01 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 10 kg ure, 08 kg kali sunphat và 06 kg supper lân, thay phân hỗn hợp. Sử dụng Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.

• Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10 - 15 ngày xịt 01 lần.

• Bón phân cho dâu theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh trà

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh trà

Cây thanh trà dễ trồng, ít nhiễm sâu bệnh hại, chịu hạn rất tốt, các giống thanh trà thương mại có nguồn gốc ở Thái Lan, Mỹ hầu hết đều có dạng quả dài, mùi vị thơm ngon, thịt trái có nhiều chất bổ dưỡng, màu sắc và mẫu mã trái đẹp nên rất hấp dẫn người tiêu dùng.


Cây Thanh Trà có tên khoa học Bouea gandaria Blume hay Bouea macrophylla Griff., thuộc họ Anacardiaceae, bộ Sapindales tên tiếng anh Marian plum, Gandaria, Marian mango hay Plum mango, là cây ăn trái nhiệt đới có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Ở Thái Lan, trái Thanh Trà được người tiêu dùng rất ưa chuộng, diện tích trồng Thanh Trà ở Thái tăng nhanh từ năm 1998. Năm 2001, chính phủ Thái bắt đầu xúc tiến quảng bá xuất khẩu loại trái cây này. Hiện nay, thanh trà Thái được xuất khẩu sang nhiều nước ở châu âu và được bày bán hầu hết trong các siêu thị ở Anh Quốc.

Cây thanh trà dễ trồng, ít nhiễm sâu bệnh hại, chịu hạn rất tốt, các giống thanh trà thương mại có nguồn gốc ở Thái Lan, Mỹ hầu hết đều có dạng quả dài, mùi vị thơm ngon, thịt trái có nhiều chất bổ dưỡng, màu sắc và mẫu mã trái đẹp nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Ở nước ta mùa thu hoạch trái thanh trà sớm hơn so với nhiều loại trái cây khác nên trái dễ bán được giá cao.

Thanh Trà ra hoa 2 đợt cách nhau khoảng 1 tháng, thời gian thu hoạch quả kéo dài từ giữa tháng 12 đến tháng 2 âm lịch. Theo tác giả (Chairuangyod, 1996) thanh trà là loại trái cây có nhiều tìm năng trong tương lai và là một trong những loại trái cây mang lại nguồn thu nhập cao nhất cho nhà vườn ở Thái.

KỸ THUẬT TRỒNG


- Đất trồng: Cây thanh trà thích nghi rộng nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa Đồng Bằng Sông Cửu Long,…

- Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng thích hợp trên đất có độ phì thấp là: 7m x 7m (200 cây/ha), 8m x 8m (156 cây/ha) Đối với nền đất có độ phì cao trồng với khoảng cách thưa hơn 9m x 9m (123 cây/ha).

- Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

- Trồng cây

Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài.

Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa thanh trà không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.

CHĂM SÓC

- Tưới nước: Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước ít nhất 1 tháng đầu, nên tưới bằng vòi phun với lượng nước tưới vừa đủ.

- Cắt tỉa cành: Thanh Trà là loại cây đa thân, cây tự phân nhánh rất đều do đó việc cắt tỉa cành, tạo tán trong thời kỳ kiến thiết bơ bản đơn giản hơn so với các cây khác. Định kỳ 2-3 tháng dùng kéo tỉa bỏ bớt các cành mọc rậm rạp, tạo cho cây có bộ tán cân đối. Khi cây đã cho trái sau mùa thu hoạch, cắt tỉa bớt các nơi có mật độ cành mọc dày, tạo cho tán cây thông thoáng cây sẽ cho năng suất cao ở vụ kế tiếp.

- Bón phân: Hàng năm vào đầu mùa mưa bón mỗi gốc 15-25 kg phân chuồng hoai/gốc, mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vi lượng, độ mùn, tăng độ phì và tăng khả năng giữ của đất trong mùa khô. Bón bằng cách rãi đều lên mặc đất xung quanh mặc bồn.

Phân hóa học:

Năm thứ 1: Sau khi trồng 20 ngày bón phân NPK(15-15-15) hay NPK(16-16-8) 100-150g/gốc, bón bằng cách rải đều trên mặc đất xung quanh tán, tạo điều kiện cho rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất, sau khi bón dùng cào cỏ cào nhẹ lớp đất mặc để phân dễ thấm sâu, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng. Có thể pha loãng phân với nước tưới hiệu quả sẽ cao hơn. Sau đó định kỳ 3-4 tháng bón 1 lần, mỗi lần 100 - 200g/gốc kết hợp phun thêm phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.

Năm thứ 2: dùng phân NPK trên bón liều lượng 0,5-1 kg, chia làm 2 lần bón (đầu và cuối mùa mưa).

Năm thứ 3 và thứ 4: cây bắt đầu cho trái bón mỗi gốc 1,5-3 kg chia làm 3 lần bón: lần 1 sau thu hoạch, lần 2 trước ra hoa, ở lần bón phân 2 có thể trộn thêm 0,5 kg phân lân nung chảy nhằm bổ sung thêm lân, canxi, megiê và một số nguyên tố trung vi lượng khác cho cây, lần 3 bón sau khi trái đậu 1 tháng. Khi cây cho trái ổn định mỗi năm bón 3-4 kg NPK, cộng thêm mỗi gốc 0,5-1 kg phân kali (K2SO4), phân kali sulphat bón trước thu hoạch khoảng 20 ngày bằng cách rãi đầu khắp mặt bồn sau đó tưới nước 2-3 lần để phân thấm sâu sẽ làm tăng đáng kể độ ngọt và màu màu sắt thịt quả.

Thu hoạch quả:

Cây thanh trà ghép cho trái sau 3-4 năm trồng, cây ≥ 7 năm tuổi cho năng suất 120-200 kg/cây. Trái thanh trà khi chín có thể neo trên cây 12-15 ngày. Dùng dụng cụ thang, kéo cắt trái và túi lưới để thu hoạch quả, hạn chế trèo lên cây vì dễ làm giãn, gãy cành sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Khi cắt trái nên chừa 1-3 lá ở cuốn trái, trái sẽ tươi lâu và dễ bán. Sau khi hái nên phân loại những trái có cùng kích thước và độ chín. Sau khi phân loại, trái được cho vào thùng xốp, mỗi thùng 20-25 kg để chuyển đến các khách hàng và đại lý tiêu thụ.
Kính Chúc Quí Khách, Bà Con Làm Vườn Thành Công

Thanh trà giải nhiệt

Thanh trà giải nhiệt

TT - Nắng như xối lửa. Vậy mà khi nhìn thấy hai bên đường lủng lẳng những chùm trái vàng cam, ai cũng nghe lòng mình dịu mát.


Điều kỳ diệu đó diễn ra tại dốc cầu Cần Thơ (bờ Bình Minh), trên quốc lộ 54 từ Bình Minh đến Trà Ôn (cùng tỉnh Vĩnh Long), nhiều nhất là đoạn qua địa phận Đông Thành, Bình Minh.

Từ kiểng thành thương phẩm

Hình như nó bắt mọi người dừng xe lại, mua một vài ký đem về nhà giải nhiệt. Đó là loại trái cây tròn nhỏ cỡ ngón chân cái, vỏ màu vàng cam, mỏng cơm, hột lớn, giống xoài nên người ta gọi xoài hột. Muốn thưởng thức nó phải mút, còn gọi xoài mút. Nhưng mút không ngon. Muốn ngon, vò mềm, chấm muối ớt để vị mặn của muối, vị cay của ớt trung hòa vị chua của trái thành mùi vị tổng hợp dễ nuốt.

Đó là chuyện ngày xưa, khi xoài mút mới xuất hiện tại vùng quê này vào những năm 1950. Khi theo học chữ Nho với ông Cả Rạch Vồn (Cái Vồn, Bình Minh), ông Huỳnh Văn Sung thấy nhà thầy có cây đại thụ cho những trái màu vàng đẹp mắt bèn xin hột về trồng làm... kiểng. Cây cho trái chiến, khách thương hồ ngang qua thấy “ngộ”, hỏi ăn thử, bị vị chua lạ miệng giải ngay cơn khát mùa nóng nực hớp hồn, họ ra giá mua về đất Sài thành phổ biến, kinh doanh. Từ đó, nhà ông Huỳnh Văn Sung (ấp Đông Hưng 2, xã Đông Thành) được coi là “thủy tổ” của loại trái cây này. Đến nay, con ông là ông Huỳnh Văn Vẹn (Sáu Vẹn) còn bảy cây tổ, gốc cả ôm, năng suất 1,5 tấn/mùa. Và loại trái này nhanh chóng được nhân rộng khắp địa phương với tên gọi thanh trà.

Mùi vị độc đáo

Thanh trà cho trái ba đợt: tháng 9 âm lịch, lá già, trổ bông, xuống nhụy. Trái ra đợt đầu từ rằm tháng giêng âm lịch. Sau đó, thanh trà cho thu hoạch liên tiếp hai đợt nữa. Xưa kia thanh trà chỉ có một loại trái chua. Bây giờ nông dân biết tưới phân lạnh (urê) để thanh trà cho trái lớn, và bón phân kali để trái có vị chua ít ngọt nhiều hoặc ngọt hoàn toàn. Thanh trà là cây siêu lợi nhuận, phân ít, chăm sóc ít, thu hoạch cao. Để thanh trà ra trễ vụ, bán giá cao, người ta cầm nước, xịt đọt là có trái theo ý muốn.

Trái thanh trà xanh giúp nồi canh chua cá có mùi vị độc đáo, hạ nhiệt tức thì trong ngày oi nóng. Cũng ngon và giải khát như vậy, người ta đặt trái chín vàng trong lòng tay, vò mềm, chấm muối ớt, ăn sẽ thấy vị ngọt điểm xuyết chút chua, hòa chút mặn của muối và vị ớt cay nồng, tạo cảm giác lâng lâng. Nhưng vào mùa viêm nhiệt, thưởng thức ly nước đá thanh trà mới là tuyệt chiêu làm dịu cái nắng nổ đom đóm mắt. Cho thanh trà vào ly, dằn mấy hột muối, đường, chút nước lạnh, giằm đều rồi cho nước đá đập nhuyễn vào. Bấy giờ dùng muỗng quậy tan đá là đã có thức uống mát lạnh thoang thoảng thơm hương đất trời hoang dã.

Mùa thanh trà chỉ trong ba tháng, nên từ vài năm nay người Đông Bình đã nghĩ đến việc “giữ” thanh trà dùng trong những tháng còn lại của năm bằng cách làm mứt. Thanh trà gọt vỏ, chà bỏ hột, cứ 1kg cơm thì sên 1kg đường cát, để nguội, cho vô keo, khi dùng múc ra pha nước lạnh và nước đá hoặc phết bánh mì ăn sáng cũng tuyệt cú mèo.

Uống nước thanh trà làm cơ thể mát dịu

Cây thanh trà thuộc họ xoài, có nguồn gốc từ Malaysia và Tây Java. Loại mọc hoang cho trái có vị chua, qua bàn tay chăm sóc của con người có thêm vị ngọt và chua ngọt. Thanh trà là trái cây đặc sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là ở miệt Vĩnh Long, trái có vỏ bóng màu vàng cam tươi rói, ăn có vị chua ngọt, mùi thơm thanh thanh như xoài. Khác với thanh trà xứ Huế, cây thuộc họ bưởi, được trồng khắp nơi ở đất cố đô như vùng Thủy Biều, Kim Long.

Trái thanh trà còn xanh có thể dùng để nấu canh chua, trộn gỏi, hoặc đem kho chung với cá. Trái chín ăn theo kiểu ăn xoài, nhưng độc đáo nhất vẫn là làm nước giải khát. Những ngày hè oi bức, uống một ly nước thanh trà sẽ làm cho cơ thể mát dịu.

Thanh trà chứa nhiều beta carotene và các chất có hoạt tính chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn bệnh ung thư và một số bệnh khác. Phần lớn trái thanh trà chứa acid ascorbic (vitamin C), vitamin B, các acid amin, enzyme, bioflavonoids, giàu khoáng chất như crôm, kali, magiê...

Thanh trà là loại trái cây bổ dưỡng và có khả năng phòng bệnh. Dùng phù hợp với nhiều người, ở mọi lứa tuổi, nhất là người bị bệnh nan y và người có thể trạng suy nhược.

8 lý do ta nên ăn lê

8 lý do ta nên ăn lê

Lê rất tốt cho hệ miễn dịch của bạn, có chứa các chất chống oxy hóa. Ăn lê thường xuyên giúp bạn bớt ốm vặt.


Quả lê vị ngọt, có nhiều màu sắc khác nhau bao gồm màu đỏ, nâu, xanh lá cây và màu vàng. Quả lê có hình dạng như cái chuông: hẹp ở phía trên và rộng ở phía dưới. Lê được bán trong hầu hết các mùa, nhiều nhất là giữa tháng 6 và tháng 2. Lê chứa rất nhiều chất xơ và vitamin, vì vậy bạn nên ăn thường xuyên. Ngoài ra, các khoáng chất như kali, phốt pho các đồng trong trái cây này cũng tốt cho sức khỏe. Lê chứa một lượng nhỏ chất sắt.
1. Hạ sốt

Đây là một trong những lợi ích sức khỏe của quả lê. Nếu đang bị sốt, bạn ăn hoặc uống nước ép quả lê sẽ hạ sốt nhanh chóng.

2. Tốt cho đường ruột

Lê cung cấp chất xơ cho cơ thể. Lê rất tốt cho sức khỏe của ruột kết.

3. Ngăn ngừa ung thư

Trái lê rất giàu đồng và vitamin C, có thể ngăn chặn mối nguy từ các gốc tự do.

4. Tăng năng lượng

Nước ép quả lê có thể cung cấp năng lượng tức thời bởi chứa nhiều glucose.

5. Ngăn ngừa táo bón

Lê hoạt động như một thuốc nhuận tràng nhẹ. Nếu ăn lê thường xuyên, bạn sẽ đi tiêu thường xuyên và thuận lợi hơn rất nhiều.

6. Giảm viêm

Nếu bị đau do viêm, bạn nên uống nước ép quả lê. Lê có đặc tính kháng viêm hiệu quả.

7. Phòng ngừa cao huyết áp

Glutathione – một chất chống oxy hóa trong quả lê có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ cũng như cao huyết áp.

8. Ngăn ngừa loãng xương

Lê rất giàu khoáng chất boron. Khoáng chất này giúp cơ thể bạn chuyển hóa canxi. Đó là cách gián tiếp ngăn chặn chứng loãng xương.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Kỹ thuật trồng cây mâm xôi

Kỹ thuật trồng cây mâm xôi

Cây mâm xôi trồng được quanh năm, tuy nhiên, thời điểm gieo trồng tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân. Chúng sẽ phát triển tốt nhất nếu được trồng ở những khu vực nhiều ánh sáng và được bảo vệ bằng hàng rào và lưới. Cây giống cần được chọn cẩn thận trước khi trồng, vì chúng rất dễ bị bệnh.


1. Giống và chủng loại:

Mâm xôi là một loại cây lai tạo từ một số giống cây với các cây khác trong chi Mâm xôi thuộc họ Rosaceae. Chúng có rất nhiều tác dụng nên được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Úc. Cây mâm xôi cũng được lai để tạo ra những loại cây khác như: boysenberry, hildaberry, tayberry, tummelberry, Veitch berry và youngberry. Mâm xôi có 2 loại chính: Mâm xôi đỏ và mâm xôi đen. Chúng ta dễ dàng phân biệt chúng bằng màu sắc.

Quả mâm xôi đỏ thường có màu đỏ tươi khi đã chín. Chúng có vị ngọt vừa phải, tính bình, có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường dương, mạnh sức. Lá có vị se, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, tiêu viêm.

2. Xuất xứ và mùa vụ:

• Xuất xứ:  Úc
• Mùa vụ: Quả mâm xôi có quanh năm.

3. Công tác ươm trồng và cách chăm sóc:

Cây mâm xôi trồng được quanh năm, tuy nhiên, thời điểm gieo trồng tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân. Chúng sẽ phát triển tốt nhất nếu được trồng ở những khu vực nhiều ánh sáng và được bảo vệ bằng hàng rào và lưới. Cây giống cần được chọn cẩn thận trước khi trồng, vì chúng rất dễ bị bệnh.

Trong năm đầu tiên, cây mâm xôi phát triển rất nhanh và thường cao từ 3 - 6 m (có thể đến 9 m). Cây mâm xôi đen thuộc giống cây bụi, chúng có sức sống mạnh mẽ, thích hợp nhất với đất có độ chua nhẹ, chịu được đất nghèo và thường được trồng trên những lô đất trống. Ngoài ra, chúng sẽ phát triển tốt hơn nếu được bón phân hữu cơ đầy đủ và nhổ sạch cỏ dại giữa các cây.

Thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến việc thụ phấn của cây. Ngay cả một thay đổi nhỏ, như một ngày mưa hoặc một ngày quá nóng có thể làm giảm số lần ong bay đến thụ phấn cho hoa, do đó làm giảm chất lượng của quả.

Những bông hoa xuất hiện vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Mỗi bông hoa thường có năm cánh màu hồng hoặc màu trắng với đường kính khoảng 2 - 3 cm.

Cây mâm xôi dễ bị tấn công bởi virut và 1 số loại côn trùng gây hại như rầy, ruồi giấm… Đáng nói nhất là ruồi giấm.  Chúng thường làm mục nát hoặc lên men trái cây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trì thương mại của loại quả này. Tuy nhiên, cây Mâm xôi vẫn phát triển rất phổ biến vì hạt của chúng được các loại chim rải khắp nơi.

4. Lưu ý bảo quản và sử dụng:

- Mâm xôi được thu hoạch khi chín trên cây, là loại trái cây rất nhạy cảm, nhất là về nhiệt độ.Trong quá trình vận chuyển, các quả mâm xôi chèn lên nhau nên có thể bị dập ngoài vỏ.  Tuy nhiên,  Mâm xôi Úc vẫn giữ được hương vị vốn có của nó.

- Cần chọn quả thịt chắc, đầy đặn và sậm màu, không rửa mà xếp lên một cái đĩa có lót giấy thấm, bọc nilông lại và cho vào tủ lạnh.

- Không ngâm quả mâm xôi lâu trong nước, không để ở nhiệt độ phòng hoặc trong ánh sáng mặt trời trực tiếp quá lâu vì điều này sẽ làm quả nhanh chuyển màu và nhanh hỏng.

Những trái non

- Cách bảo quản tốt nhất: rửa sạch sau đó lau khô bằng giấy thấm, xếp vào túi nilông và cho vào ngăn đá ở nhiệt độ khoảng 0 - 4 độ C để giữ quả tươi ngon lâu hơn. Thêm một ít nước cốt chanh vào quả sẽ giúp quả giữ được màu sắc ban đầu. Các hoạt chất anthocyanin và sắc tố vẫn còn trong quả tươi và đông lạnh nhưng sẽ không còn trong quá trình chế biến.

- Quả mâm xôi thường được dùng để ăn tươi, hoặc trộn chung với salad trái cây, sữa tươi, yogurt, mật ong cho các bữa ăn sáng, làm bánh mứt, làm kem, trang trí các loại bánh, xốt dầu dấm. Chỉ rửa 1 lượng Mâm xôi vừa đủ trước khi ăn hoặc trước khi chế biến món ăn.

- Chúng cũng rất ngon nếu được xay thành bột mịn từ quả khô (ngậm cho tan rồi uống với nước), làm mứt đông từ trái phúc bồn tử (khi ăn phết lên bánh mì với bơ đào nhân, hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng thành món sandwich truyền thống) và ngâm rượu…

* Chú ý: Quả mâm xôi chứa chất oxalat, ăn nhiều sẽ có nguy cơ oxalat kết tinh thành sỏi. Những người có sỏi ở thận, bàng quang hoặc túi mật tránh không nên dùng loại trái này. Oxalat còn hạn chế hấp thu canxi, tuy nhiên điều này không đáng kể đối với người có bộ máy tiêu hoá tốt.

Chọn mua và sử dụng quả mâm xôi

Chọn mua và sử dụng quả mâm xôi

Phúc bồn tử chứa chất oxalat, ăn nhiều sẽ có nguy cơ oxalat kết tinh thành sỏi. Những người có sỏi ở thận, bàng quang hoặc túi mật tránh không nên dùng loại trái này. Oxalat còn hạn chế hấp thu canxi, tuy nhiên điều này không đáng kể đối với người có bộ máy tiêu hoá tốt.

Hướng dẫn chọn mua quả mâm xôi (phúc bồn tử)


1. Chọn mua trái tươi ngon Khi mua cần chọn trái thịt chắc, đầy đặc và sậm màu, không rửa mà xếp lên một cái dĩa có lót giấy thấm, bao nilông lại và cho vào tủ lạnh có thể giữ được vài ngày.

2 Không được ngâm lâu trong nước Đừng ngâm lâu trong nước, đừng để ở nhiệt độ phòng và cũng đừng phơi ngoài ánh sáng dễ làm hư hỏng và biến màu trái.

3 Bảo quản bằng đông lạnh Có thể bảo quản cả năm trong ngăn đá bằng cách rửa sạch sau đó lau khô bằng giấy thấm, xếp vào bao nilông và cho vào ngăn đá. Có thể thêm một ít nước cốt chanh vào trái sẽ giúp trái giữ được màu sắc ban đầu. Các hoạt chất anthocyanin và sắc tố vẫn tồn tại trong trái tươi và đông lạnh nhưng sẽ không còn trong quá trình chế biến hoặc đóng hộp.

Cách dùng quả mâm xôi

1. Ăn tươi 100g mỗi ngày, hoặc trộn chung với sữa tươi, yogurt, mật ong cho các bữa ăn sáng, làm bánh mứt, làm kem, trang trí các loại bánh, xốt dầu giấm.

2 Dạng bột Dạng bột xay mịn từ trái khô, ngày ba lần, mỗi lần một muỗng nhỏ, ngậm trong miệng cho tan rồi uống nước.

3 Dạng mứt Nhiều nước làm mứt đông từ trái phúc bồn tử, khi ăn phết lên bánh mì với bơ đào nhân, hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng thành món sandwich truyền thống mà dân Bắc Mỹ gọi là PB&J (Peanut Butter and Jelly sandwich).

4 Ngâm rượu Ngâm rượu, uống mỗi ngày 20 – 30ml, hai lần trong ngày.

Quả mâm xôi - phúc bồn tử

Quả mâm xôi - phúc bồn tử

Quả mâm xôi còn gọi là phúc bồn tử (raspberry), được ghi nhận trong sách dược thảo ở Anh từ năm 1548, sau đó được trồng phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ 19. Ở nước ta,quả mâm xôi được trồng nhiều ở các địa phương có khí hậu lạnh và đang được bán trong các chợ, siêu thị.


Công dụng của quả mâm xôi (phúc bồn tử) Phúc bồn tử chứa một chất rất có ích cho sức khoẻ là axít ellagic (một dạng tannin), được xem là chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật (phyto-nutrients) chống ôxy hoá hiệu quả nhất. Nó giúp bảo vệ màng tế bào và các cấu trúc cơ thể bằng cách trung hoà các gốc tự do. Ngoài ra phúc bồn tử còn chứa nhiều hợp chất flavonoid như kaempferol, quercetin, anthocyanin. Phúc bồn tử có hàm lượng cao vitamin C (53,7%), mangan (41%), Mg, Cu, Zn, K, acid folic, omega-3, vitamin K, vitamin E, chất xơ (31%).

1. Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Có thể nói phúc bồn tử được xếp hàng thượng phẩm trong biểu đồ đánh giá thực phẩm, nhiều lợi ích hơn dâu tây, việt quất (blueberry), nho đen (black grape), anh đào (cherry)… vì ngoài các vitamin, khoáng tố, nó còn là nguồn chất xơ giúp ổn định đường huyết nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

2. Chống lão hoá, ung thư, tiểu đường, kháng khuẩn: Ellagitannin trong phúc bồn tử được chứng minh có tác dụng chống lão hoá 50% mạnh hơn dâu tây, gấp ba lần trái kiwi, gấp mười lần cà chua. Với tác dụng hiệp lực của vitamin C và anthocyanin, khả năng chống ôxy hoá và ngăn ngừa ung thư của phúc bồn tử được gia tăng gấp đôi, loại trừ được các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào. Vitamin C và flavonoid còn góp phần kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, và tác dụng này không bị giảm đi khi sử dụng phúc bồn tử đã được đông lạnh.

3. Bảo vệ thị lực: Theo các số liệu được công bố trong Archives of Ophthalmology thì 36% người lớn sau 50 tuổi thường bị chứng thoái hoá điểm vàng mà nguyên nhân chính là ăn không đủ lượng trái cây cần thiết mỗi ngày. Nghiên cứu đánh giá trên 110.000 phụ nữ và nam giới cho thấy một nhóm cần phải ăn ba khẩu phần gồm rau củ và trái cây mỗi ngày mới đủ chất bảo vệ thị lực, và một nhóm chỉ cần ăn một muỗng bột phúc bồn tử thì đã đầy đủ các carotenoid, vitamin A, C, E và các khoáng tố vi lượng như Cu, Zn, là những thành phần giúp loại trừ các gốc tự do gây hại cho võng mạc.

4. Chống rối loạn cương dương, chữa liệt dương: Các nhà nghiên cứu ở Mỹ chứng minh rằng phúc bồn tử giúp cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, giúp thần kinh hưng phấn làm dương vật mềm yếu sẽ cương trở lại. Y học cổ truyền cũng sử dụng thảo dược này để làm thuốc bổ can minh mục, ích thận trợ dương, bổ huyết, chữa liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, mắt mờ, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thận suy, tiểu tiện nhiều.

5. Giúp đẹp da, đen tóc: Vitamin E, carotenoid và các chất flavonoid trong phúc bồn tử có tác dụng giải dị ứng, tiêu viêm, thải độc, bảo vệ da chống lại các tia cực tím làm giảm các vết thâm nám trên da, giúp da đàn hồi, tăng cường tuần hoàn ở các mao mạch ngoại vi, thúc đẩy sự tái tạo các tế bào collagen mới giúp da sáng đẹp. Các hoạt chất này còn ngăn cản sự rụng tóc, chậm bạc tóc.

6. Cải thiện tuần hoàn não, chống rối loạn tiền mãn kinh: Nghiên cứu của một số nhà khoa học Mỹ còn cho thấy chất chống ôxy hoá trong phúc bồn tử có tác dụng phòng ngừa các gốc tự do gây tổn hại đến não, đồng thời tăng lưu lượng máu và ôxy đến não, từ đó nâng cao khả năng phán đoán, tăng trí nhớ, sức sáng tạo. Đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc rối loạn tiền mãn kinh, nó giúp giảm stress, giảm các cơn bốc hoả và chính những chất sinh học này đóng vai trò hormon thay thế góp phần điều hoà lượng estrogen bị thiếu hụt trong giai đoạn này.

Kỹ thuật trồng gấc

Kỹ thuật trồng gấc

Giống gấc cho năng suất quả cao, nhiều hạt đã được trình diễn là giống gấc Diễn, quả to, chín có màu đỏ tươi, ngoài ra có một số giống khác có màu vàng, quả nhỏ.


Gấc là một loại cây bán hoang dại, cây leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch là 9 tháng đến 1 năm. Khi giá trị của cây gấc chưa được chú ý, nó chỉ được xem như một thứ gia vị, dân gian sử dụng chủ yếu vào dịp lễ tết, giỗ chạp với các món truyền thống là xôi gấc, một số dùng chế biến bánh keo như bánh cáy. Giá trị gấc vì thế rất thấp và cho nhau hàng chục quả là chuyện bình thường. Hiện nay gấc đã được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, chiết xuất dầu gấc với thành phần vitamin A và E... Cây gấc bắt đầu có vị thế đặc biệt và trở thành cây xoá nghèo.

Một kg gấc có giá thu mua 2 – 2,5 ngàn đồng trả cho người trồng, một gốc gấc cho thu hoạch 15- 20 quả, trong điều kiện trồng vo, nếu trồng có chăm sóc, định hướng một gốc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầ, nên cây mới, cây vụ sau khoẻ hơn và cho năng suất cao hơn vụ trước.

Gấc là một loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, chim chuột ít phá, thân lá gấc có mùi hôi nên cây trâu bò ít phá.

Giống gấc cho năng suất quả cao, nhiều hạt đã được trình diễn là giống gấc Diễn, quả to, chín có màu đỏ tươi, ngoài ra có một số giống khác có màu vàng, quả nhỏ.

Gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 15 – 20 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao. Một số vùng trồng gấc xen vải, trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2 –3 lần trồng lúa.

Gấc trồng từ dây là chủ yếu, nếu trồng từ hạt hạt phải được đồ chín.

Cách trồng từ dây: chọn giống gấc tốt, loại gấc nếp quả đỏ tươi khi chín, trọng lượng quả đạt 1 – 1,5 kg, hàm lượng tinh dầu khá cao và được các cơ sở thu mua chế biến dầu gấc ưa thích. Lấy một doạn dây dài khoảng 40 – 50cm , có thể cuộn lại như kiểu trồng sắn dây, hoặc tận dụng có thể trồng giâm như cây khoai lang, đào hố, bón lót phân chuồng, phân rác mục, đặt dây, lấp đất để hở 2 –3 đốt, tưới ẩm và dậy để bảo vệ, khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì mắc dàn cho gấc leo> Một gốc gấc chăm sóc tốt và cân đối cần diện tích leo dàn khoảng 5 – 6m2, tận dụng bờ rào, mái các công trình phụ cũng có thể trồng được gấc.

Khi gấc leo giàn bón cho mỗi hốc 1 – 1,5kg NPK, để đẩy nhanh quá trình bám giàn, không nên để quả gấc tốt dây, vì dây tốt quả sẽ ra ít.

Nhìn chung trồng gấc đơn giảm, đầu tư thấp trồng một lần thu nhiều năm, hiệu quả rất cao nhất là đối với đất tận dụng, sản phẩm hiện được tiêu thụ tốt dùng cho chế