Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa ghép

Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa ghép

Để cây vú sữa phát triển nhanh hơn, cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong những năm đầu. Trong các năm đầu nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

1. Giai đoạn mới trồng đến 3 năm tuổi

a. Chăm sóc

- Dùng rơm tủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

- Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái.

- Tưới nước: cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới 3 - 5 lần, mỗi lần tưới 20 - 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh, đặc biệt trong 3 năm đầu.

b. Bón phân

- Sau khi trồng đến một năm: sử dụng NPK 16 - 16 - 8 + urê tỉ lệ 1:1, liều lượng 40 g/cây; hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần

- Cây 1 - 3 năm tuổi: bón 1 - 2 kg hỗn hợp gồm urê, DAP, NPK 16 - 16 - 8 (hoặc 20 - 20 - 15), với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1kg phân, sau đó tăng dần)

c. Tỉa cành tạo tán

Trong các năm đầu nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

 2. Giai đoạn cây từ 3 năm tuổi trở lên


a. Tủ gốc giữ ẩm

Rễ vú sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm cho đất. Nên tủ cách gốc để tránh sâu bệnh tấn công.

b. Làm cỏ và trồng xen

Nên làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh. Đến năm thứ tư trở đi tán cây rộng dần và công làm cỏ sẽ giảm. Để giảm bớt công làm cỏ và tưới nước, trong các năm đầu nên dùng rơm rạ phủ gốc và trồng xen một số cây ngắn ngày khác để tăng nguồn thu nhập.

c. Tưới tiêu

Để cây vú sữa phát triển nhanh hơn, cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong những năm đầu.

Giai đoạn cây ra hoa và mang trái tưới nước thường xuyên 2 - 3 ngày/lần giúp cây ra hoa, đậu trái tốt hơn.

d. Tỉa cành, tạo tán

Hàng năm, sau khi thu hoạch, phải vệ sinh vườn bằng cách tỉa bỏ những cành mọc đứng trong tán, cành gãy, cành sâu bệnh, cành khô, già cỗi, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất; tỉa thấp lại cành chính khống chế chiều cao của cây không quá 4 – 4,5 m để tiện chăm sóc, thu hoạch sau này.

Đối với cây quá già cỗi: cây cho lá nhỏ, trái nhỏ, chậm ra nhánh mới; để trẻ hóa vườn cây vú sữa này cần cưa bỏ từ 30 – 60% số cành để cây phát triển cành mới, số cành mới phát triển sẽ cho trái lớn hơn, tốt hơn vào các vụ sau.

Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1 - 2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30 - 50cm tính từ gốc cành. Vết cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun-phát đồng. Khoảng 15 - 20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5 - 15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2 - 3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới phát triển đến chiều dài 50 - 60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành.

e. Bón phân

Từ năm thứ tư sau khi trồng, cây vú sữa bắt đầu cho trái; vì vậy lượng phân bón cho cây cũng tăng dần lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây. Bón 2 – 3 kg hỗn hợp gồm urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm bón vào lúc cây ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Lượng phân bón trên áp dụng cho cây 4 – 5 năm tuổi.

Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định, và cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: sau khi thu hoạch làm gốc để cây chuẩn bị ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 - 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 6 năm đến trên 20 năm (lúc đầu bón số lượng nhỏ, tăng dần theo từng năm). Mức phân đề nghị cho cây 5 năm tuổi như sau:

Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa sớm với 5 - 10kg phân hữu cơ hoai/cây và 3 - 6 kg gồm NPK (20 - 20 - 15 hoặc 16 - 16 - 8), urê và phân lân theo tỉ lệ 1/1/1.

Lần 2: Bón vào giai đoạn đậu trái lúc trái bằng nút áo với lượng 2 - 4 kg phân/cây gồm urê và DAP theo tỉ lệ 2/1.

Lần 3: Bón vào giai đoạn nuôi trái, lúc trái có đường kính khoảng 2 cm, với 2 - 3kg phân NPK/cây (dạng phân như nói trên).

Lần 4: Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1 - 2 tháng với liều lượng 1 - 2kg phân NPK/cây.

Các lần bón phân cách nhau từ 2,5 - 3 tháng.

Phương pháp bón: Trước khi bón phân nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc rồi bón lên mặt liếp (mô) hoặc xới rảnh sâu 5-10 cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh. Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5 - 7 ngày cho phân tan vào đất.

f. Thu hoạch

Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vú sữa là 180 - 200 ngày, mùa thu hoạch vú sữa Lò rèn tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Khi chín vỏ vú sữa có màu sáng bóng.

Vỏ vú sữa mỏng nên dễ bị giập, trầy sướt; khi chín cuống trái dễ bị sút ra nên khi thu hoạch phải thật nhẹ nhàng và khéo léo, không để trái trực tiếp xuống đất vì nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương.

Nên bao trái để tránh trầy sướt khi vận chuyển. Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm nilon vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ trái.

Khi để trái vào thùng, vào giỏ… nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên để quá 4 - 5 lớp/giỏ.
Nguyễn Văn Nga - TTKNQG (theo tờ tin KNVN 7/2014) - Khuyến nông VN, 28/07/2014

Trồng vú sữa sạch

Trồng vú sữa sạch

Vườn vú sữa Lò Rèn nhà tôi đang cho trái độ 20-30 phân, có trái nhỏ hơn. Xin quí báo hướng dẫn cho cách bón phân, xịt thuốc để nuôi trái lớn, đẹp, an toàn theo chương trình trái sạch để đưa ra thị trường đảm bảo cho người tiêu dùng hoặc xuất khẩu.

Vườn vú sữa Lò Rèn nhà tôi đang cho trái độ 20-30 phân, có trái nhỏ hơn. Xin quí báo hướng dẫn cho cách bón phân, xịt thuốc để nuôi trái lớn, đẹp, an toàn theo chương trình trái sạch để đưa ra thị trường đảm bảo cho người tiêu dùng hoặc xuất khẩu. (Dương Văn Bê - ấp Bình Trung AB, xã Bình Trưng, Châu Thành, Tiền Giang).

Trả lời: Trong những năm gần đây, nhu cầu vú sữa tại các thị trường trong và ngoài nước tăng cao nhưng không đủ đáp ứng do diện tích trồng và chất lượng còn bị hạn chế. Với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu phù hợp, kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, Sở KHCN Tiền Giang đang phối hợp với Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI), Hiệp hội trái cây Việt Nam (FINAFRUIT) đẩy mạnh việc mở rộng vùng chuyên canh cây vú sữa, đặc biệt là giống vú sữa Lò Rèn theo xu hướng sản xuất an toàn trong một chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây vú sữa tại 13 xã phía Nam Quốc lộ 1 (huyện Châu Thành) với diện tích lên tới 2.230ha từ nay đến năm 2013. Bạn có thể tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà vườn SX vú sữa trong chương trình này. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm trồng và chăm sóc vú sữa Lò Rèn của anh nông dân Huỳnh Văn Sơn ở tổ 4, ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, một gương làm ăn giỏi, đạt hiệu quả kinh tế cao, được Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang khen thưởng.

- Kỹ thuật trồng và bón phân: Theo anh Sơn, muốn trồng vú sữa được bền cây nên xẻ liếp đôi rộng 10-12m, mỗi liếp trồng 2 hàng 2 bên theo lối nanh sấu để cây tận dụng được ánh sáng tối đa. Trước khi trồng, cần đắp mô cao 0,5m, đường kính mặt mô 1m. Mô được hình thành từ đất khô hoai trộn đều với 15kg phân chuồng hoai mục, giữa đỉnh mô móc 1 lỗ sâu 20cm, bón lót một nắm phân DAP và 300g lân. Đặt bầu cây thẳng đứng, để mặt bầu ngang với mặt mô, lấp đất đầy hố, cắm cọc, buộc dây cho khỏi bị gió lay, xung quanh cắm tàu dừa che nắng, tủ gốc giữ ẩm bằng cỏ khô, rơm rạ, ngày tưới 1 lần cho tới khi cây đâm chồi, nẩy lộc mới. Có thể trồng xen các loại hoa màu phụ giữa các khoảng trống khi vú sữa chưa khép tán vừa để giữ ẩm cho vườn cây, vừa có thêm thu nhập để lấy ngắn nuôi dài.

- Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu bệnh hại vú sữa thì có nhiều loại, nhưng ở giai đoạn nuôi trái lớn như bạn yêu cầu thì nên chú ý những đối tượng chính dưới đây:

- Sâu đục trái (Alopia sp.) phá hại từ khi trái còn nhỏ cho đến khi đã già và chín, có thể làm rụng hoặc hư cả trái, giảm phẩm chất trái. Khi mới thấy một vài trái non bị hại thì phun ngay, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc Vibasu, Sagolex, Oncol, Netoxin, Lorsban…

- Bệnh thối trái do nấm Lasio diplodia Theobromac và Colletotrichum sp. xâm nhập từ khi trái còn nhỏ gây ra. Vết bệnh lúc đầu chỉ là một đốm nhỏ màu đen, gặp thời tiết ẩm bệnh phát triển mạnh, lây lan nhanh khắp trái, làm trái khô đen và rụng, tỷ lệ trái hư khá cao, đôi khi lên tới 20-25%. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn cho thoáng, tránh lây lan; nhặt và tiêu hủy trái rụng vì bệnh. Phun các loại thuốc như: Carbenzim 500FL, Thio-M 500SC, Score, Antracol, Daconil, Nustar hay Benomyl…2-3 lần, cách nhau 10-15 ngày/lần.Trái sau thu hoạch có thể xử lý bằng nước nóng 520C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối trái.
Nguyên Khê, NNVN, 09/10/2007

Giải pháp phục hồi vườn vú sữa suy kiệt

Giải pháp phục hồi vườn vú sữa suy kiệt

Để phục hồi cây bị bệnh, TS. Hòa cho biết, nông dân cần cắt, tỉa bớt cành bị sâu bệnh, cành phụ ốm yếu để cây giảm bớt tiêu hao năng lượng, giúp cây phục hồi nhanh, cải thiện chất lượng trái.

TS. Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết: "Qua khảo sát, điều tra, chúng tôi thấy không chỉ vườn già cỗi bị suy kiệt, mà vườn trẻ cũng bị. Điều này chứng tỏ rằng, việc suy kiệt trên cây vú sữa do tác nhân từ bệnh gây nên. Trình trạng thối rễ, khô cành, chết nhánh trên vú sữa diễn ra khoảng 4-5 năm nay, nhưng thời gian gần đây, bệnh xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nhà vườn. Ngay từ năm 2008, Viện đã có những nghiên cứu về bệnh này; song do kinh phí hạn chế không có điều kiện đi sâu. Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ đặt hàng cho Viện thực hiện đề tài nghiên cứu để phòng trị và phục hồi cây vú sữa bị bệnh. Từ đây giúp cho Viện có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, từ đó đưa ra các giải pháp căn cơ hơn".

Hệ quả từ canh tác

Theo TS. Hòa, nguyên nhân làm cho bệnh gây hại nghiêm trọng trong thời gian qua bắt đầu từ khâu canh tác. Trước đây, nhà vườn trồng vú sữa cho trái, thu hoạch rải đợt, gần đây, họ xử lý cho ra hoa, trái nhiều quá, liên tục xử lý nghịch vụ để bán có giá. Thậm chí, có hộ xử lý ra hoa ngay khi cây còn mang trái. Những cách làm này làm cây suy yếu. Có người xử lý ra hoa, trái bằng cách bơm nước vào vườn và giữ trên mặt liếp từ 2 đến 3 ngày rồi rút nước ra. Cách này làm bộ rễ cây bị hư tạo điều kiện cho tuyến trùng, nấm phát triển và tấn công. Tuyến trùng tấn công từ rễ tơ, rồi đến rễ chính, cổ rễ. Lúc đầu, cây nhiễm bệnh vẫn phát triển bình thường, sau một thời gian mới có biểu hiện khô cành, héo trái. Khi phát hiện cây có biểu hiện bệnh cũng là lúc mật độ tuyến trùng, nấm gây hại rễ trong đất khá cao, cây bị suy kiệt rất khó phục hồi. Khi nhiều người cùng làm như thế, mầm bệnh trong đất có điều kiện phát triển, lây lan.

Ngoài ra, do hệ thống đê bao khép kín, nước trong các liếp vườn thoát không tốt lâu ngày cũng làm cho mầm bệnh có điều kiện phát triển, phát tán nhanh tấn công vào cây đang suy yếu (do quá trình canh tác khai thác trái quá triệt) để làm cho cây suy kiệt nhanh hơn. Không như cây có múi khi có bệnh biểu hiện ra ngoài dễ thấy, vú sữa không biểu hiện sớm nên khi biểu hiện ra thì cũng là lúc cây bị nhiễm bệnh, rễ đã bị thối rất nặng. Thực tế, thời gian qua, nông dân phát hiện cây bị bệnh thường rất muộn.

Biện pháp phục hồi và phòng trừ

Theo nhóm nghiên cứu, bệnh thối rễ, khô cành là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và gây giảm năng suất, thậm chí gây chết cây vú sữa. Biểu hiện phổ biến là cây còi cọc, kích thước lá bị nhỏ lại, tán lá thưa có màu xám, đôi khi lá trên một số hay phần lớn cành bị rụng dẫn đến hiện tượng trơ cành. Da thân cây tròn lẳng không còn gồ ghề. Hệ thống rễ tơ bị thối nhũn, sau đó khô và hóa nâu. Bệnh tấn công vào vị trí cổ rễ hay một số vị trí cục bộ trên rễ chính làm cho toàn bộ hệ thống rễ bị thối khô, hóa nâu. Nếu phát hiện muộn sẽ rất khó phòng trị. Có nhiều tác nhân gây bệnh này như nấm Fusarium solani, Fusarium oxysporium và Pythium helicoides.

Bệnh có xu hướng tăng mạnh từ tháng 2 đến tháng 6, sau đó tăng nhẹ đến tháng 12. Thời điểm này trùng với giai đoạn thu hoạch giữa vụ trở đi và nông dân tiếp tục giai đoạn xử lý ra hoa cho vụ sau làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với những vườn càng bón ít phân hữu cơ hoặc không bón và sử dụng biện pháp bơm lùa để xử lý ra hoa, tỷ lệ bệnh càng cao. Đặc biệt, qua điều tra vườn, nhóm nghiên cứu nhận thấy, tỷ lệ người dân không biết nguyên nhân gây bệnh cao, tỷ lệ người dân áp dụng các biện pháp phòng trừ thấp và hiệu quả áp dụng các biện pháp trên kém, dưới 10%. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh trên cây vú sữa diễn biến phức tạp và lây lan nhanh hiện nay.

Để phục hồi cây bị bệnh, TS. Hòa cho biết, nông dân cần cắt, tỉa bớt cành bị sâu bệnh, cành phụ ốm yếu để cây giảm bớt tiêu hao năng lượng, giúp cây phục hồi nhanh, cải thiện chất lượng trái. Trên cành có xuất hiện nấm, cần phun các loại thuốc trị nấm như Thiophanate-Methyl, Fenbuconazole, Myclobutanil... Để trị bệnh gây thối rễ, cần xới một lớp đất mỏng xung quanh gốc rồi tưới thuốc trị tuyến trùng (như Basudin, Vibasu, Nocap...) kết hợp với thuốc trị nấm (Ridomil, Norhield, Funomyl...) theo liều lượng khuyến cáo sao cho thuốc thấm đều và sâu vào đất, tiếp xúc với hệ thống rễ cây. Nông dân có thể bón vôi cho vườn để sát trùng; cần tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp với nấm đối kháng như Trichoderma để tiêu diệt mầm bệnh gây hại trong đất (cần cách ly thời gian cung cấp nấm đối kháng với tưới thuốc trừ nấm theo khuyến cáo). Việc điều trị này thực hiện từ 2-3 lần hoặc nhiều hơn tùy vào mức độ nhiễm bệnh của cây. Để cây phục hồi nhanh, nông dân có thể sử dụng thuốc, chất kích thích cho bộ rễ phát triển.

Để phòng ngừa bệnh, nông dân cần xử lý ra hoa ở mức độ vừa phải; không xử lý ra hoa, trái quá nhiều để tránh cho cây suy yếu tạo điều kiện tốt cho mầm bệnh tấn công. Tốt nhất là nông dân xử lý 2-3 vụ thì ngưng xử lý trái vụ 1 vụ để cho cây có thời gian phục hồi; tăng cường bón phân hữu cơ; bón phân cân đối, hợp lý giữa các thành phần đa, trung và vi lượng, chăm sóc cây đúng theo quy trình canh tác cây vú sữa. Song song, nông dân có thể vét bùn ở đáy mương phủ lên một lớp mỏng lên liếp; làm bờ bao và cống thoát nước để quản lý nước hợp lý trong ao và độ ẩm trong vườn.

TS. Hòa lưu ý: Nông dân không thể làm riêng lẻ mà phải làm đồng loạt cả vùng diệt trừ triệt để mầm bệnh, tránh lây nhiễm trở lại. Việc phòng trị này đòi hỏi phải làm thường xuyên, kiên trì tổng hợp nhiều biện pháp như canh tác, cơ học, sinh học, hóa học. Nông dân phải thăm vườn thường xuyên khi phát hiện cây có biểu hiện bất thường phải xử lý ngay; khi phát hiện nấm trên cành cũng phải phun thuốc diệt trừ ngay, ngăn chặn phát tán.

Đặc biệt, sau khi cây bị chết, nông dân không nên trồng cây vú sữa mới ngay lại vị trí cũ; cần có thời gian xử lý trước khi trồng tốt nhất là 2-3 tháng, còn nhanh nhất cũng phải 1 tháng bằng cách tưới thuốc diệt trừ mầm bệnh còn trong đất. Nông dân không nên xử lý nghịch vụ nhiều năm liên tiếp, xử lý cho trái quá nhiều; bón phân và các chất cân đối cho cây; tăng cường bón phân hữu cơ. Khi cây bị bệnh, việc điều trị phải kiên trì, thực hiện nhiều lần (tùy theo mức độ bệnh) với nhiều biện pháp tổng hợp, kết hợp với cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, canh tác đúng quy trình giúp cho cây phục hồi nhanh.
N.Văn, Tiền Giang, 8/2013

Muốn vú sữa cho trái sớm

Muốn vú sữa cho trái sớm

Thực tế cho thấy vú sữa đầu mùa bán được giá rất cao, vì thế nhiều chủ vườn đã tìm cách điều khiển cho cây vú sữa ra trái sớm hơn bình thường khoảng 1,5-2 tháng để thu được lợi nhuận cao. Nhưng không phải ai cũng thành công.

Trong điều kiện bình thường cây vú sữa thường cho thu hoạch trái từ rằm tháng chạp cho đến hết tháng giêng, do đây là chính vụ nên giá bán rất rẻ.

Thực tế cho thấy vú sữa đầu mùa bán được giá rất cao (có năm gấp cả chục lần so với chính vụ), vì thế nhiều chủ vườn đã tìm cách điều khiển cho cây vú sữa ra trái sớm hơn bình thường khoảng 1,5-2 tháng để thu được lợi nhuận cao. Nhưng không phải ai cũng thành công.

Sau đây xin giới thiệu với bà con kinh nghiệm của chú Sáu Mừng một nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh ở xã Vĩnh Kim, Châu Thành (Tiền Giang), chủ của một mảnh vườn rộng 4.000m2 chuyên canh cây vú sữa Lò Rèn từ nhiều năm nay. Cách làm của chú như sau:

Vào cuối tháng giêng âm lịch sau khi thu hoạch hết đợt trái cuối cùng thì bón phân cho cây với liều lượng cứ mỗi công vườn (1.000m2) thì dùng 1/4 bao urea trộn đều với 1/4 bao NPK con cò xanh (loại 20-20-0) và 1/4 bao phân bón đầu trâu AT 1. Rải xong tưới nước cho phân tan ngấm dần xuống đất rồi nung nước liên tục trong vòng 3 tuần liền, bằng cách cứ 4 ngày một lần bơm nước cho ngập hết mương, hết liếp cây, sau đó để cho nước tự rút cạn.

Sau khi bón phân khoảng 3 tuần cây vú sữa sẽ ra tược mới và sau đó sẽ ra bông. Khi cây bắt đầu ra tược mới bón thêm đợt phân thứ 2 (lượng phân và cách bón của đợt này giống như ở đợt bón đầu). Khi trái lớn cỡ trái chanh bón tiếp cho mỗi công vườn 10 kg phân NPK (loại 16-16-8). Khi trái lớn cỡ nắm tay thì bón thêm cho mỗi công 10 kg phân Calcium Nitrate để phòng ngừa thối trái.

Làm cách này khoảng rằm tháng tư cây sẽ ra bông và cho thu hoạch trái vào khoảng rằm tháng mười âm lịch. Vụ sớm tuy năng suất không cao bằng chính vụ, nhưng do bán được giá cao nên thu nhập vẫn cao gấp 4-5 lần chính vụ.

Chú cho biết thêm vú sữa thường bị rệp sáp gây hại khi cây ra tược non, lá non và sâu đục trái gây hại khi trái lớn cỡ trái chanh trở đi, vì thế vào những giai đoạn này cần kiểm tra vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp, sâu kịp thời.
Vũ Quang Lãng (Nông nghiệp, 20/5/2008)

Bón phân cho cây vú sữa

Bón phân cho cây vú sữa

Trước khi bón phân nên bơm nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5cm, tháo nước rút hết thì bón phân ngay. Sau 3-4 hôm tưới lại cho ướt đẫm các gốc giúp cây hấp thụ hết lượng phân.

Trước khi trồng, đắp mô cao 0,5m, đường kính mặt mô 1m. Làm mô bằng đất khô hoai trộn đều với 15kg phân chuồng hoai mục, giữa đỉnh mô móc 1 lỗ sâu 20cm, bón lót một nắm phân DAP và 300g lân.

Có thể sử dụng đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ để lên mô, đường kính mô từ 0,8 – 1 m, cao 0,4 - 0,7 m. Trước khi trồng 15 - 30 ngày, nên xử lý khoảng 1 - 1,5 kg vôi/mô, bón lót từ 10 – 15 kg phân hữu cơ hoai và 0,5 - 1,5 kg lân vi lượng hoặc 10 – 20 gram NPK 20-20-15 + TE cho mỗi hố trước khi trồng.

Khoảng hơn tháng sau khi đặt bầu, ngâm phân DAP + urê hòa nước tưới xung quanh gốc 2 lần/tháng.

Khi cây 1-3 năm tuổi, mỗi năm xới gốc một lần bón 20kg phân chuồng hoai mục và 3 đợt phân hóa học, mỗi đợt từ 1-1,5kg hỗn hợp gồm DAP 18-46-0 + NPK 20-20-15 + urê vào các tháng 1, 6, 10 âm lịch.

Trước khi bón phân nên bơm nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5cm, tháo nước rút hết thì bón phân ngay. Sau 3-4 hôm tưới lại cho ướt đẫm các gốc giúp cây hấp thụ hết lượng phân.

Vào các tháng mùa khô, nên vét mương bồi bùn lên mặt liếp, chờ cho bùn khô nứt nẻ để nâng cao mô và mặt liếp hàng năm.

Khi cây bắt đầu ra trái, mỗi năm làm cỏ gốc và bón cho mỗi cây 2-3 giạ phân chuồng hoai, rơm rác mục và bón 4 đợt phân hóa học gồm: bón xử lý ra hoa 3kg hỗn hợp NPK 20-20-15 + urê + lân. Kế tiếp bón vào giai đoạn cây đậu quả to bằng nút áo gồm 2kg urê + DAP/1 gốc.

Khi quả non có đường kính 2-2,5cm, bón cho mỗi cây 2kg NPK 20-20-15. Đợt cuối, trước khi thu hoạch khoảng 2 tháng bón mỗi cây 2kg NPK 20-20-15.
Nguyên Khê (nongnghiepvn, 09/10/2007)
Bón phân cho vú sữa cho trái sớm

Anh Sáu Mừng ở xã Vĩnh Kim, Châu Thành (Tiền Giang), có kinh nghiệm như sau:

Vào cuối tháng giêng âm lịch sau khi thu hoạch hết đợt trái cuối cùng thì bón phân cho cây với liều lượng cứ mỗi công vườn (1.000m2) thì dùng 1/4 bao urea trộn đều với 1/4 bao NPK con cò xanh (loại 20-20-0) và 1/4 bao phân bón đầu trâu AT 1. Rải xong tưới nước cho phân tan ngấm dần xuống đất rồi nung nước liên tục trong vòng 3 tuần liền, bằng cách cứ 4 ngày một lần bơm nước cho ngập hết mương, hết liếp cây, sau đó để cho nước tự rút cạn.

Sau khi bón phân khoảng 3 tuần cây vú sữa sẽ ra tược mới và sau đó sẽ ra bông. Khi cây bắt đầu ra tược mới bón thêm đợt phân thứ 2 (lượng phân và cách bón của đợt này giống như ở đợt bón đầu). Khi trái lớn cỡ trái chanh bón tiếp cho mỗi công vườn 10 kg phân NPK (loại 16-16-8). Khi trái lớn cỡ nắm tay thì bón thêm cho mỗi công 10 kg phân Calcium Nitrate để phòng ngừa thối trái.
Vũ Quang Lãng (Nông nghiệp, 20/5/2008)