Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Các Sản Phẩm Làm Từ Dừa

Hãy cùng khám phá giá trị đích thực của những sản phẩm làm từ dừa và cả những ưu khuyết điểm của chúng để sử dụng cho hợp lý

Trái dừa có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏeNgày càng có nhiều bằng chứng xác thực dừa là một trong những “siêu thực phẩm” có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh, từ tim mạch đến Alzheimer. Đó là lý do các sản phẩm như nước dừa, nước cốt dừa, sữa chua dừa, đường dừa, cơm dừa, dầu dừa, cũng như các sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc từ dừa xuất hiện ngày một nhiều tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm lành mạnh. Hãy cùng khám phá giá trị đích thực của những sản phẩm làm từ dừa và cả những ưu-khuyết điểm của chúng để sử dụng cho hợp lý

1. Nước dừa

Loại thức uống thơm ngon này chứa ít đường so với nhiều loại nước ép trái cây khác, nhưng lại chứa một lượng lớn các khoáng chất như kali, muối, magiê và canxi. Nó được xem là thức uống tuyệt vời sau khi thực hiện các bài tập thể dục cường độ vừa phải, nhưng lại không cung cấp đủ lượng đạm hoặc tinh bột nếu bạn tập vận động cường độ mạnh trên 1 giờ. Ngoài ra, nước dừa cũng chứa nhiều calorie, nên nếu bạn muốn bổ sung lượng nước bị mất trong quá trình tập luyện, nước lọc luôn là lựa chọn tốt hơn.

2. Dầu dừa

Dầu dừa ngày càng trở nên phổ biến hơn và bạn có thể mua chúng từ các siêu thị. Loại dầu đặc biệt này có thể được dùng cho các món chiên hoặc nướng. Nó chứa hàm lượng dinh dưỡng tương tự như bơ, đồng thời chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và đa vốn có lợi cho sức khỏe. Lưu ý, loại dầu này có hàm lượng calorie nhiều nên chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải.

3. Đường dừa

Đường dừa có thể được dùng để thay thế loại thường thông thường trong món nướng. Nó có chỉ số đường huyết trong thực phẩm (GI) thấp hơn so với đường cát tiêu chuẩn dù hàm lượng kcal/gram tương đương nhau. Do đó, đường làm từ dừa có thể là một lựa chọn thay thế lành mạnh cho các loại đường thông dụng. Tuy nhiên, loại đường này cung cấp nhiều năng lượng, bạn chỉ nên dùng chúng vào những dịp đặc biệt.

4. Sữa chua dừa

Sữa chua dừa là loại thực phẩm không chứa sữa khá mới, rất tốt cho những ai không dung nạp lactose (đường tự nhiên có trong sữa) cũng như những người muốn thay đổi khẩu vị. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo hơn so với sữa chua làm từ sữa bò và sữa chua đậu nành, nhưng lại chứa một lượng tinh bột ít hơn, vì vậy có thể hỗ trợ cho những người đang muốn giảm cân.

5. Cơm dừa tươi

Cơm dừa (còn gọi là cái dừa) không những thơm ngon mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và năng lượng. 100 gram cơm dừa tươi chứa 271 kcal so với chỉ 50 kcal có trong 100 gram trái cây tươi. Do đó, chỉ cần một vài miếng thịt dừa tươi, bạn có thể “chữa cháy” trong khi đợi đến bữa ăn chính.

6. Nước cốt dừa

Có hai loại nước cốt dừa được bán phổ biến hiện nay: một loại chứa khoảng 8% nước cốt dừa pha với nước, đường và chất bảo quản; một loại được trộn với sữa gạo không chứa đường và lượng chất bảo quản ít hơn. Tuy nhiên, cả hai đều có hàm lượng calorie tương tự như sữa đậu nành và bằng 1/2 lượng calorie của sữa ít béo nhưng lại có hàm lượng đạm thấp hơn nhiều so với hai loại sữa này.

Rau Chua Lè

Để dùng làm thuốc, người ta dùng toàn cây, rửa sạch, phơi khô. Cũng dùng cả cây tươi. Rau chua lè có vị đắng, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, chống độc, tiêu sưng, lợi tiểu.

Rau chua lè - hoa cây rau chua lèRau chua lè, Rau má lá rau muống, Rau má tía, hoa mặt trời Tên khoa học Emilia sonchifolia, thuộc họ Cúc – Asteraceae., là một loài cây thảo mọc hoang, sống hằng năm. Lúc cây còn non các lá mọc từ gốc không chia thuỳ, hình đàn cầm nom như lá Rau má (cây rau má). Ở cây trưởng thành, các lá phía trên chia thuỳ lông chim, thuỳ tận cùng hình bầu dục – tam giác, có răng. Các lá phía trên kèm theo cụm hoa, không cuống, có tai ở gốc; những lá này nom như lá rau muống. Cụm hoa hình đầu, màu hồng hay màu tím khi già nở xoè ra. Quả bế có gai ngắn.

Rau chua lè mọc khắp nước ta, trong các bãi cỏ, lùm bụi, các bãi đất hoang, trên các bờ ruộng, đường đi.

Rau chua lè ăn được và được dùng thông dụng theo từng vùng miền. Lá và ngọn non có thể dung luộc, nấu canh hoặc ăn sống như xà lách dùng chấm với nước kho. Rau chua lè có vị riêng, vị chua nhẹ, pha chút đắng, ăn ngon.

Emilia sonchifolia - rau chua lèỞ những vùng có cát, trong khi những loài cây khác không mọc được thì Rau chua lè vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, ngay cả vào mùa hè.

Để dùng làm thuốc, người ta dùng toàn cây, rửa sạch, phơi khô. Cũng dùng cả cây tươi. Rau chua lè có vị đắng, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, chống độc, tiêu sưng, lợi tiểu.

Rau chua lè thường được chỉ định dùng trị

1. Cảm cúm, sốt, viêm phần trên đường hô hấp, đau họng, nhọt ở miệng lưỡi;

2. Viêm phổi nhẹ;

3. Viêm ruột, lỵ; Bệnh đường niệu – sinh dục;

4. Viêm vú, viêm tinh hoàn;

5. Vết thương, mụn nhọt, eczema, chấn thương; ngoài da nổi mẩn, sưng lở. Liều dùng 15 – 30g.

Có thể dùng một số công thức điều trị như sau

Sởi, nổi mẩn, lở ngứa : dùng cành lá nấu nước tắm, rửa, gội.

Viêm đường niệu – sinh dục, đái buốt, đái rắt : Rau chua lè và Mã đề, mỗi vị 30g sắc uống.

Viêm ruột, kiết lỵ: dùng 60-100g toàn cây sắc uống,    hoặc phối hợp với cây Sài gục, 30-50g cùng sắc uống.

Rút mủ mụn nhọt : Cành lá giã nhuyễn đắp.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Ăn Ngải Cứu

Ngãi cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh…

Vị thuốc từ cây ngải cứuNgải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ. Ngải cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh… Ăn ngải cứu còn gây biến chứng với người bị viêm gan, người mang thai ăn ngải cứu còn dễ bị sảy thai,…

Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật.

Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, vì ngải cứu không gây kích thích tử cung.

Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, bà bầu nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính.Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.

Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà.Trứng gà ngải cứu là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Có thể dùng 1 – 2 quả trứng/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng quá cũng không tốt.

Mặc dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành… nên hạn chế ăn trứng.

Những người ốm dậy, thể trạng còn yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh như nói trên thì nên ăn cách ngày một quả trứng là tốt nhất.

Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.Đối với những chị em cần dùng món “trứng gà ngải cứu” để tẩm bổ hoặc để an thai,… chỉ nên dùng 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi), tránh dùng quá liều. Cần bỏ thói quen xin nhà hàng cho thêm ngải cứu.

Bảo Quản Một Số Loại Củ, Quả Chỉ Có Một Mùa

Một số loại cây chỉ cho quả, hạt, củ theo một mùa nhất định trong khi đó nhu cầu sử dụng của chúng ta trong suốt một năm dài, làm thế nào để có thể bảo quản và sử dụng trong một thời gian dài, dưới đây là một số cách giúp chúng ta thực hiện điều này

1. Hạt sen

Hạt sen tươiHạt sen tươi chỉ có vào dịp cuối hè đầu thu, để lưu trữ hạt sen dùng chế biến vào các mùa khác trong năm, bạn phải bảo quản thật kỹ để không bị hư hỏng cũng như mất đi những chất bổ dưỡng. Bạn có thể bảo quản hạt sen theo các cách dưới đây:

Cách 1

Sau khi mua hạt sen về, bóc vỏ hạt sen lấy nhân (tuyệt đối không rửa), dùng tăm để lấy tâm sen ra. Nên mua hạt sen vẫn còn cả vỏ ngoài để tránh bị ngâm nước sẽ tốt hơn. Sau đó đem hạt sen phơi nắng 3-5 lần cho thật khô ráo rồi cho vào lọ sạch, khô đậy nắp kín để dùng ăn dần. Trong quá trình dùng, thỉnh thoảng lại mang hạt sen ra phơi tránh bị ẩm mốc. Lưu ý là nếu bạn không mang phơi nắng được thì có thể đem hạt sen đi sấy khô, vừa nhanh vừa tiện. Sau đó cũng cất vào lọ khô để dùng dần.

Cách 2

Bạn mua hạt sen tươi về bóc bỏ vỏ, bỏ tâm (không rửa), sau đó chia từng phần đủ lượng ăn mỗi lần vào từng hộp nhựa hoặc túi nilon rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh. Mỗi lần muốn ăn thì lấy ra đủ lượng sen cần dùng, xả với nước nhiều lần cho hết lạnh để khi nấu, hạt sen sẽ mềm, bở mà không bị cứng. Làm theo cách này các bạn có thể bảo quản hạt sen được trong vòng 4-5 tháng.

2. Quả Sấu

Sấu là loại quả có lẽ được rất nhiều các bà nội trợ ưa chuộng vì có thể sử dụng làm nhiều món ăn ngon, dùng ngâm đường làm nước giải khát hay làm ô mai… Tuy nhiên mỗi năm mùa sấu chỉ kéo dài 3 tháng nên việc chọn và bảo quản sấu quanh năm luôn là vấn đề được quan tâm.

Để dự trữ sấu ăn quanh năm, bạn cần bảo quản sấu trong ngăn đá tủ lạnh và cũng cần lưu ý một số mẹo nhỏ như nên cạo sạch vỏ sấu (không nên gọt), rửa sạch, để thật ráo nước cho se mặt quả sấu lại. Nhiều người thường chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này cũng được, tuy nhiên, nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo (hoặc gọt) vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm. không nên cho tất cả sấu vào chung một túi rồi để vào tủ lạnh, vì nếu để cả túi to, thì mỗi lần mở túi lấy sấu ăn, khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi, các quả sấu sẽ dính chặt vào nhau những lần tiếp sẽ khó lấy ra từng quả. Vì vậy, bạn hãy chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, với cách này, bạn sẽ lấy sấu dễ hơn rất nhiều. Với sấu chín, quả sẽ không còn nhựa, nên bạn không cần cắt cuống hay cạo vỏ mà chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi đem bảo quản giống sấu xanh.

3. Khoai tây

Đối với khoai tây, khi mua bạn nên chọn củ chắc, nhẵn nhụi, có một vài “mắt”. Không nên chọn những củ có những đốm màu xanh bởi ăn vào sẽ đắng và có thể bị ngộ độc nếu dùng lượng lớn. Sau khi đã mua được những củ khoai tây vừa ý, bạn không nên đựng chúng trong hộp nhựa mà để trong túi giấy. Nếu được giữ ở nơi tối, thoáng mát, khoai tây có thể tươi hơn ít nhất 2 tuần. Khác với các loại rau củ quả thông thường được dự trữ trong tủ lạnh, riêng khoai tây không nên cất trong tủ lạnh vì có thể làm thay đổi mùi vị và độ ngon. Bên cạnh đó chỉ nên gọt vỏ khoai ngay trước khi nấu. Loại củ giàu dinh dưỡng này có thể chế biến được nhiều món, bằng nhiều cách như rán, nấu súp, cháo nghiền, hấp, luộc, xào…

4. Hành, tỏi

Hành tỏi là những loại gia vị thường dùng hàng ngày của hầu hết các gia đình. Tuy nhiên việc lựa chọn và bảo quản hành tỏi không phải ai cũng thành thạo.

Đối với hành tươi có lá mua nhiều ít tùy ý, cắt rễ, rửa sạch để ráo nước. Thái nhỏ (giống như để xào hoặc nấu). Cho vào túi nilon, hoặc hộp nhựa và để vào ngăn đá của tủ lạnh. Khi nấu mới lấy trong túi hành ra với lượng vừa đủ cho vào nồi, phần còn lại tiếp tục cất vào ngăn đá tủ lạnh.

Mua được tỏi tốt cũng là cách để bạn bảo quản nó được lâu ngày. Khi mua, bạn cần lựa chọn những củ rắn chắc, còn nguyên vẹn và không bị sâu mọt. Lớp vỏ bên ngoài phải còn nguyên và có màu trắng, nhánh củ tỏi phải đều, không quá khô, không bị nhăn. Tránh mua những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc vàng, bị dập, bị chảy nước vì nó sẽ không có mùi thơm và không dể được lâu. Nên để tỏi trong bếp khô và thoáng, điều này giúp cho tỏi không bị đắng và vẫn giữ được hương vị đặc trưng của nó. Nơi thoáng mát cũng là điều kiện để vi khuẩn không có nơi sống và làm hỏng tỏi. Không nên để tỏi ở nơi ẩm ướt hay quá nóng, nó sẽ làm tỏi nhanh mọc mầm và nhanh chóng làm hỏng tỏi. Cũng cần lưu ý không nên để tỏi trong tủ lạnh bởi việc này sẽ khiến tỏi mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà nó có.

5. Chanh, ớt

Muốn để chanh tươi lâu cả tuần, trước khi cất chanh bạn hãy đem rửa thật sạch vỏ bên ngoài, để ráo nước, bỏ vào túi nilon, buộc kín lại rồi mới cho vào tủ lạnh. Nếu bạn không buộc kín túi hoặc cứ để chanh vào tủ lạnh thì sẽ rất nhanh héo.

Đối với ớt, theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, bạn có thể dùng dao rạch quả ớt lấy hạt ra, ngâm vào nước sôi đã đun để hơi ấm, sau đó sấy khô. Lúc ăn chỉ cần ngâm lại bằng nước ấm ớt lại tươi như ban đầu. Ngoài ra còn một cách khác để bảo quản ớt được lâu đó là cho ớt vào ngăn đá của tủ lạnh. Ớt mua về, ngắt hết cuống, rửa sạch, sau đó cho vào hộp đậy kín và để vào ngăn đá. Khi ăn chỉ cần lấy ra, rửa lại nước thì quả ớt sẽ mềm lại như cũ. Cách này theo kinh nghiệm của một số người nói thì có thể để được rất lâu mà ớt vẫn không bị hỏng.

Vì Sao Rau Dền Được Gọi Là Rau Trường Thọ

Ăn rau dền nên ăn cả thân, nếu ăn mà bỏ phần thân đi thì coi như uổng phí. Rau dền cơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, làm mát huyết, ngưng kiết lỵ, ngừng chảy máu chủ trị bệnh nóng trong, bệnh do nắng nóng gây ra, bệnh tiểu tiện không thông, bệnh chảy máu cam.

Rau dền cơm có nhiều tác dụngRau dền cơm cùng với rau dền đỏ được gọi chung là loại “rau trường thọ”. Vì loại rau này rất bổ, có lẽ công dụng này đứng đầu bảng trong các nhóm rau, giàu vitamin và khoáng chất nhất so với các loại rau khác, đồng thời nó cũng giàu chất đạm tương đối. Tên trường thọ cũng thích hợp bởi nó còn chứa đựng trong mình các hoạt chất sinh học vô cùng quý giá, giúp loại bỏ và ngăn ngừa các bệnh mãn tính, bệnh ác tính và bệnh làm giảm tuổi thọ của con người.

Theo các nghiên cứu về mặt dinh dưỡng học, rau dền cơm có nhiều chất dinh dưỡng đáng quan tâm. Đương nhiên hai thành phần dinh dưỡng quan trọng đó là nước và chất xơ luôn chiếm tỉ trọng lớn (nước chiếm 88%), rau dền cơm còn có nhiều chất canxi, kali, kẽm, đồng, sắt, photpho và magiê. Rau dền cơm cũng chứa nhiều vitamin như: tiền vitamin A, B1, B3, C. Hàm lượng protein trong rau dền cơm chiếm 2,11% toàn bộ phần ăn được, tương đối cao với các loại rau thực vật. Hoạt chất chống oxy hóa trong rau dền cơm có hoạt độ gần 30 (theo thang độ IC50-thang đo hoạt độ chống oxy hóa). Các nghiên cứu đã kết luận rau dền cơm là loại rau giàu protein, chất xơ, carbohydrat, năng lượng và khoáng chất.

Về mặt y học cổ truyền, rau dền cơm có vị ngọt, tính mát. Ăn rau dền nên ăn cả thân, nếu ăn mà bỏ phần thân đi thì coi như uổng phí. Rau dền cơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, làm mát huyết, ngưng kiết lỵ, ngừng chảy máu chủ trị bệnh nóng trong, bệnh do nắng nóng gây ra, bệnh tiểu tiện không thông, bệnh chảy máu cam.

Theo một số tài liệu nghiên cứu mới, lá và cây non trước khi nở hoa có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, tống đẩy phân ra khỏi ruột, được sử dụng dưới dạng bào chế mới là bột trị viêm nhiễm, áp-xe, bệnh lậu, bệnh lỵ, bệnh nhiễm giun sán đường ruột (nhất là giun chỉ, giun kim), bệnh viêm tinh hoàn, bệnh trĩ. Tại Nigeria, rau dền cơm còn được bào chế thành dịch truyền (sử dụng công nghệ cao) truyền vào máu có tác dụng thanh lọc máu. Một số trung tâm nghiên cứu dược hiện đại còn bào chế thành dạng kem từ rau dền cơm để điều trị viêm nhiễm ở mắt. Một số nơi còn bào chế thuốc để điều trị động kinh và chứng co giật do một số nguyên nhân khác nhau ở trẻ em bao gồm co giật sốt cao, động kinh, thiếu canxi. Một số trung tâm khác còn cho thấy lá rau dền cơm còn có tính năng của thuốc hạ nhiệt, giảm sốt, vì thế mà được dùng như một loại thuốc, một loại rau ăn giúp hỗ trợ điều trị sốt cao. Do rau dền cơm có nhiều kali nên phần tro của loại rau này còn được sử dụng để sản xuất thành nước khoáng uống, nước có ga.

Công dụng chọn lọc của rau dền

Chữa tiểu tiện không thông


Vì rau dền có tác dụng làm lợi tiểu, hóa thấp, tiêu phù thũng nên rất có lợi trong các trường hợp, bí tiểu, nước vào ra không cân bằng. Nước uống vào được nhưng không ra được đều đặn đó là chứng bệnh tiểu tiện không thông. Dạng triệu chứng tiểu tiện không thông có nhiều bệnh lý khác nhau như: viêm đường tiết niệu khiến cho đái buốt, đái rắt mà thành ra đi tiểu không thông suốt; mắc sỏi thận khiến cho tiểu không ra, nước không trôi làm tiểu tiện bị đình trệ. Hơn thế nữa, rau dền cơm còn được chứng minh là làm phương hại tới vi khuẩn E.coli, loại vi khuẩn thường xuyên gặp trong viêm đường tiết niệu nên công dụng này thật hữu ích. Chỉ cần chịu khó ăn rau dền cơm thường xuyên, mỗi ngày chừng 100 – 300g rau, là đã có thể tác động vào đường tiết niệu. Cùng công dụng như này nhưng rau dền đỏ tía còn công hiệu hơn nữa.

Chữa kiết lỵ, nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Vì rau dền là loại rau có tính khắc xung với trực khuẩn lỵ gây bệnh trong đường ruột nên nếu như chẳng may cơ thể bị mắc bệnh, ăn rau dền cơm vào thực như uống thêm thuốc vậy. Cái hay ở chỗ thuốc này rất tự nhiên, không độc hại, không làm ảnh hưởng tới đường ruột và dinh dưỡng, nên coi như dinh dưỡng không bị bất an. Nếu như bạn đọc nào bị triệu chứng đau bụng liên miên, phân thì lúc buồn ra ít cứ chốc lát lại buồn đi, kết cấu phân không ổn định, thể nào cũng có nhầy cuối bãi, dù ít hay nhiều thì rau dền cơm là loại rau rất đáng nên ăn. Kể ra, công hiệu diệt khuẩn không mạnh như thuốc kháng sinh đặc dụng, nhưng phối hợp ăn thêm rau dền cơm, vừa không làm tăng liều độc của thuốc lại vừa thu được những công dụng kỳ thú, thì cũng đáng để ăn. Chỉ cần hãy chịu khó ăn rau dền cơm 1 ngày chừng 500 – 600g chia làm 2 bữa. Ăn liền một tuần trong thời gian điều trị thì sẽ thấy hiệu quả.

Chữa kém ăn, nóng trong, bốc hỏa

Công dụng này thì thực thú vị bởi những người chán ăn, kém ăn, nếu tích cực ăn rau dền cơm thì có thể làm nghịch đảo được bệnh. Đó là bởi những tác dụng tổng hợp thu được từ loại rau chân chất này. Bao gồm: thanh nhiệt nên có tác dụng giảm nóng trong, giúp cân bằng lại cơ thể. Phá tích nhiệt nên tống bỏ được bốc hỏa. Lại có tác dụng kích thích sinh tân dịch, tạo ra men tiêu hóa, dịch tiêu hóa tràn trề. Tổng hợp lại, chúng tạo nên một hiệu ứng thèm ăn tuyệt vời.

Để tạo ra hiệu ứng này không khó, chỉ cần chăm chỉ ăn rau dền cơm liên tục với lượng 400g trong 1 ngày liền trong 10 ngày là đủ. Cố nhiên, các trường hợp bệnh lý nặng thì không khắc phục được, những bệnh lý dạng tổn thương thực thể tại miệng, thực quản, dạ dày, đường ruột thì cần phải được điều trị. Còn những rối loạn kém ăn chức năng thì quý bạn cứ để rau dền cơm ra tay. Phương cách này xin được hướng dẫn cụ thể trong góc ứng dụng mà quý vị có thể tìm thấy ngay trong tờ báo này về rau dền cơm.

Các Điều Kiện Trồng Và Chăm Sóc Lan Hài - Paphiopedilum

Giống này có khoảng 80 loài. Hầu hết chúng dễ nuôi trồng và dễ trổ hoa trong nhà, dưới ánh đèn, bên cửa sổ hay trong nhà kính, rất thích hợp cho người mới bắt đầu chơi lan.

1. Các điều kiện trồng và chăm sóc Lan Paphiopedilum:

Lan hài lông* Nước và ẩm độ: 
Vì đây là loài không có giả hành nên bộ phận dự trữ nước của nó chủ yếu ở lá, vì vậy cần bổ sung lượng nước tưới cho cây đều đặn, cần duy trì ẩm độ khoảng 60-70%. Tưới 1-2 lần trong 1 tuần là đủ. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm. Nước mưa rất tốt cho cây phát triển. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và ánh sáng của từng mùa mà lượng tưới nước vào mỗi mùa có khác nhau. Vào mùa khô, cần tưới nước thêm để gia tăng độ ẩm cho cây. Nếu trồng Lan trong nhà thì nên đặt cây trên khay nước chứa đá sỏi để cây không bao giờ bị úng nước. Nếu trong nhà kính, chỉ cần tưới trên sàn nhà hoặc sử dụng hệ thống bốc hơi nước để gia tăng ẩm độ.

* Phân bón: Ở giai đoạn cây cần sinh trưởng, ta cần bón cho lan phân có hàm lượng nitơ cao (30-10-10). Ngay khi cây đã trưởng thành cần bón thúc phân có hàm lượng 10-20-10 để kích thích trổ hoa. Chỉ nên tưới phân cho lan từ 2-3 lần trong 1 tháng vào mùa hè và 1-2 lần trong tháng vào mùa đông.

* Ánh sáng: Hầu hết các loại lan Paphiopedilum đều cần ánh sáng yếu, thích hợp nơi có bóng râm như trong nhà hay bên cửa sổ, vì vậy không nên để chậu lan trực tiếp dưới ánh nắng, lá nhanh chóng sẽ bị cháy nếu ánh sáng quá nhiều. Đây là loài rất thích hợp trồng trong nhà, hay bên bệ cửa sổ.

* Nhiệt độ và sự thoáng khí: Có hai nhóm, nhóm Lan có lá đốm phát triển ở điều kiện khí hậu ấm thì phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 24-27°C vào ban ngày, khoảng 16°C vào ban đêm; còn đối với nhóm Lan có lá xanh phát triển ở khí hậu lạnh thì nhiệt độ trung bình 22°C vào ban ngày, khoảng 12°C vào ban đêm. Luôn đảm bảo độ thóang khí tốt, nhất là vào mùa đông, để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây. Vào mùa đông cần giữ độ ẩm thấp để tránh rễ bị thối rữa; và tăng độ ẩm vào mùa nóng để rễ không bị cháy.

* Trồng trong chậu: Có thể sử dụng chậu bằng plastic hay đất sét đều thích hợp. Mỗi chậu chứa tối đa từ 3-5 cây con (giả hành), đặt sâu vào khoảng nửa chiều cao chậu. Giá thể nuôi trồng có thể dùng 40% vỏ cây thông, 30% dương xĩ, 15% đá thô, 15% cát. Giá thể trong chậu dùng để trồng không quá dày để không khí có thể lưu thông tạo sự thoáng khí. Cứ sau 1 năm thay chậu 1 lần để lan phát triển tốt hơn. Khi thay chậu hay giá thể cho cây, thật cẩn trọng vì rễ của cây rất ít, mảnh và dễ nhạy cảm.

2. Giới thiệu kỹ thuật trồng Lan Paphiopedilum trong nước (Hydroponics) với giá thể LECA:

Trồng lan trong nước với giá thể viên LECA (LECA pebbles-Lightweight Expanded Clay Aggregate) hiện cũng đang được ưa chuộng nhiều trên thế giới vì tiện lợi và thẩm mỹ có thể đặt ở bất kỳ nơi nào. Vì các viên LECA này sẽ thay thế giá thể nuôi trồng cung cấp dinh dưỡng, ẩm độ, tạo sự thoáng khí tốt hơn và ít bị bệnh hơn, không sợ bị úng nước hay mục nát và cũng hạn chế việc thay chậu. Lan Paphiopedilum là một trong những loài nuôi trồng trong nước dễ nhất. Cũng như với bất kỳ loài lan khác, thời gian tốt nhất để nuôi lan trong nước là sau khi tất cả hoa đều tàn. Bao gồm các bước sau:

* Bước 1: Rửa các viên LECA với nước sạch để loại bỏ bụi dơ. Sau đó ngâm qua đêm trong dung dịch kích thích tạo rễ mới và kháng bệnh (KLN rooting solution).
* Bước 2: Cẩn thận lấy cây ra khỏi chậu.
* Bước 3: Cẩn thận loại bỏ tất cả hổn hợp giá thể còn dính trên rễ. Cố gắng không làm gãy bất kỳ rễ nào của cây vì rễ của Paphiopedilum rất dài và mảnh như sợi tóc, giống như những cái chân của con nhện.
* Bước 4: Rửa các rễ thật kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn giá thể môi trường củ còn dính lại để hạn chế sự gây nhiễm cây.
* Bước 5: Cho các viên LECA vào, cẩn thận đặt cây sâu hơn nửa chiều cao của chậu để giữ cây ổn định.
* Bước 6: Xếp chặt các viên LECA để chắc chắn không có khoảng không nào.
* Bước 7: Đặt dụng cụ đo lượng nước (water gauge) vào và đặt chậu cây vào dụng cụ trang trí.


Kỹ Thuật Trồng Mơ

Nếu mơ ghép, hoặc trồng bằng hạt trong v­ườn ­ương khi ra ngôi có thể đánh bầu hoặc trồng rễ trần. Đánh bầu tất nhiên dễ sống hơn nh­ưng rất tốn công và khó vận chuyển đi xa.

Quả mơKhi trồng nhiều trong sản xuất lớn, tốt nhất là trồng rễ trần vào tháng 11, 12, khi mơ đã rụng lá hoặc ngừng hẳn sinh tr­ưởng, vừa đỡ tốn công, mang đi xa đ­ược, vừa dễ đảm bảo tỉ lệ sống cao. Kỹ thuật trồng không có gì đặc biệt. Chỉ cần chú ý thâm canh ngay từ đầu vì mùa sinh trưởng của cây mơ tập trung nhất vào tháng 1 đến tháng 4, nếu không đủ độ ẩm, đủ chất dinh d­ưỡng thì sinh trư­ởng của cây mơ trồng tháng 11 sẽ chậm đi một năm.

Mùa trồng mơ là mùa khô, đất trồng mơ lại là những đất đá vôi, đất phù sa cao, phân bón lại phải rất hoai nên cần thiết phải t­ưới thật đẫm và t­ưới xong phải ủ gốc. Trồng rễ trần càng cần phải t­ới nhiều và dù có tốn lao động cũng phải đảm bảo t­ưới cho đủ.

Đốn tỉa

Mơ thuộc loại cây rụng lá hàng năm. Lợi dụng lúc cây ngừng sinh tr­ưởng để tỉa bỏ cành già, cành bệnh rất có lợi. Tốc độ sinh tr­ưởng của cây mơ lớn, nhất là về phía ngọn, cành mơ lại nhỏ, nhiều mắt và mắt nào cũng có khả năng bật lên thành cành khi đủ n­ước đủ phân; nếu không tỉa thì số cành sẽ quá nhiều, cây trở thành rậm rạp, không lợi cho việc ra hoa kết quả, sâu bệnh nhiều. Đặc tính sinh lý của cây mơ lại là ít rụng quả tự nhiên, nếu số quả quá nhiều, quả nhỏ, chất l­ượng kém cây bị kiệt sức, năm sau không hình thành được nụ hoa dẫn tới hiện trạng cách niên. Ng­ười ta đã tính rằng chỉ riêng về mặt sản l­ượng, nếu đốn tỉa đúng cách có thể tăng đư­ợc 30% và hơn nữa. Đốn mơ gồm các b­ước chính sau đây:

- Đốn tạo hình: 2 năm đầu.

- Đốn tạo quả: từ năm thứ ba. Loại bớt cành quá nhỏ, cắt ngắn cành to, mọc quá dài, giúp hình thành những cành trung bình thư­ờng nhiều hoa quả.

- Đốn trẻ lại: bắt đầu từ năm thứ 9 - 10. Tập trung đốn vụ đông cắt cành mọc dày, yếu. Cành khung cành to vẫn để lại.

- Đốn phục hồi: đốn đau cả cành to chỉ để lại gốc và các cành khỏe nhất.

Quản lý n­ước, phân

Cây mơ ra hoa tháng 12, 1 quả lớn vào tháng 2, 3 là những tháng khô nhất trong năm. Do đó, có năm quả non rụng nhiều vì hạn. Tuy vậy nông dân ta không t­ới chỉ trồng mơ vào những chỗ đất mát. Khi mở rộng diện tích phải trồng ở đất cao, đất đá vôi xa sông suối mơ sẽ thiếu nư­ớc. T­ưới chắc chắn sẽ có lợi, đặc biệt nếu mơ lại ghép nên gốc mận và gốc đào là những cây rễ ăn t­ượng đối nông.

Tuy nhiên t­ới mơ khó, vì rễ mơ ăn sâu, lại rất mẫn cảm với úng n­ước; nếu ­ới hơi quá liều l­ượng, đất hơi khó thoát n­ước là v­ườn mơ sẽ bị nhiều loại bệnh: thối rễ, chảy gôm, bệnh thân lá v.v... Độ ẩm trong đất thay đổi thất th­ường cũng dễ gây bệnh chảy gôm v.v... Do đó nguyên tắc t­ới cho mơ là: không tưới nhiều, không để n­ước đọng, giữ cho độ ẩm đất ổn định và cần chú ý tưới bổ sung nhất là tháng 11, 12 và tháng 2 nếu những tháng này thiếu mư­a. T­ưới nhiều nhất hai ba lần một vụ, mỗi lần tư­ới không v­ợt quá 500 m3/ha và chú ý t­ưới nhiều nư­ớc khoảng 2-3 tuần lễ trư­ớc khi quả chín.

Mặc dù ở các vùng trồng mơ ngư­ời ta không bón, cây mơ thực ra lấy đi nhiều chất dinh d­ưỡng làm cho đất kiệt đi khá nhanh, muốn có sản l­ượng đáng kể cần thiết phải bón.

Bón bùn phơi khô, đập nhỏ rất tốt, đối với mơ cũng như­ các cây lâu năm khác, nh­ưng tốn nhiều lao động và khi trồng nhiều sẽ không có bùn mà bón.

Bón phân hữu cơ cũng tốt. L­ượng bón 40 - 50 kg phân hoai 1 gốc. Loại phân bón: nếu đất xấu bón phân lợn, phân bắc; l­ượng t­ương đối nên bón phân trâu, bò vì nhiều đạm cây mơ dễ nhiễm bệnh.

Số lần bón một năm 2-3 lần khi cây còn nhỏ, vào tháng 9, 10, 2, 3 và 6, 7. Khi cây mơ đ­ương ra quả chỉ bón 2 lần, một lần vào tháng 4, 5 sau khi thu quả, một lần vào tháng 9, 10 tr­ước khi ra hoa.

Phân khoáng nên bón như­ sau: cây nhỏ bón khoảng 90 - 100 kg N/ha và 60 - 80 kg P2O5/ha. Cây đã ra quả, cứ mỗi tấn quả lấy đi khoảng 8-3-10 kg NPK; vậy nếu muốn đạt sản l­ượng 20 tấn/ha phải bón khoảng 160 kg N, 60 kg P2O5 200 kg K2O.

Nếu bón hỗn hợp cả phân chuồng, cả phân khoáng thì giảm bớt l­ượng phân khoáng lấy cơ sở tính là 1 tấn phân chuồng tốt chứa 3 kg N, 2 kg P2O5 và 4 kg K2O.

Cây mơ nhỏ có khi thiếu Bo, Zn và lúc này còn bón thêm phân có Bo, Zn.

Dù đã bón phân trong điều kiện miền Bắc n­ước ta m­ưa rào, gây xói mòn, nắng gió Lào làm cho độ nhiệt cao, cản trở hoạt động của các vi sinh vật - đặc biệt loại hút đạm. Vì vậy, những năm đầu, cây mơ còn nhỏ, không nên để đất trồng mà phải thực hiện trồng xen, trồng gối: ngô, cao l­ương, cỏ hòa thảo, rau, đậu hay cây họ Đậu trồng làm phân xanh phải cân nhắc tùy điều kiện cụ thể.

Nếu đất tốt, cây mơ mới trồng còn nhỏ, lại sẵn lao động (ví dụ bờ sống Đáy) thì giữa hai hàng mơ có thể trồng nhiều loại màu cạn nh­ư ngô, đậu, lạc, một số loại rau... nh­ưng cần chú ý mấy điểm sau:

1. Chung quanh gốc mơ phải sạch cỏ, phủ rơm rác - những hoa màu trồng xen cũng phải làm cỏ.

2. Chú ý quan sát sâu bệnh trên cây trồng xen cũng bị những sâu bệnh giống cây mơ. Theo tài liệu n­ước ngoài những cây họ cà nhất là cà chua, ớt hay bị bệnh héo, vậy ng­ười ta tránh không trồng cà chua, ớt xen hoặc luân canh với mơ, xen dư­a cũng không tốt.

3. ở miền Bắc những tháng 5, 6, 7, 8, 9 nóng nhất và m­a nhiều nhất, tháng 12, 1, 2 lạnh nhất và nhiều gió bấc là những tháng đất cần đ­ược che phủ nhất. Cố gắng sắp xếp thời vụ để lúc này cây trồng xen có nhiều cành lá, che phủ đất tốt.

ở những đất xấu, nên trồng cây phân xanh, nhất là những cây lâu năm, như­ đậu hồng đáo, cỏ style. Đậu hồng đáo đặc biệt thích hợp vì, cũng nh­ư mơ, ưa đất đá vôi, trồng vào tháng 2, 3, một năm có thể cắt 2, 3 vụ, mỗi vụ sản lượng chất xanh có thể đạt 8 - 10 tấn, sau khi cắt có thể mọc lại và có thể sống 2, 3 năm ở đất t­ương đối tốt.

Chất xanh cắt đ­ược có thể dùng tủ gốc, có thể dùng làm thức ăn cho gia súc, cũng có thể dùng để ủ phân.

Phòng trừ sâu bệnh những sâu chính của mơ là:


Bọ cánh cứng mình dẹt (Adoretus compressus): là một loại bọ đa thực ăn lá non nhiều cây ăn quả lâu năm như­ng đặc biệt thích lá những cây mơ còn non. Ban ngày ẩn ở dư­ới các cành lá khô trên mặt đất, các khe nứt, đêm mới ra ăn. Trừ bằng các loại lân hữu cơ Bi 58, Monitor v.v....

Rệp: đủ màu - đen, xám, xanh hoặc nâu, hại nhiều nhất mùa xuân khi các đọt bắt đầu phát triển làm cho lá xoăn lại, vàng, rồi rụng: trị bằng sunfat nicotin, hoặc lân hữu cơ.

Rệp sáp: nhiều loại, hoặc có vảy hoặc không, cắm vòi vào cành, vào cuống quả hoặc quả, màu trắng, màu nâu v.v... làm cho cành, lá, quả mất nhựa, còi cọc. Trị bằng Polysulfur canxi, Applaud, Mipc....

Nhện: làm cho lá dày lên nhỏ lại, đọt cũng phình to ra, không phát triển được, màu trắng phớt nâu hồng; có thể trị bằng Kelthane, Danitol, Phosalone....

Một số sâu bộ Cánh phấn và bọ vòi voi bộ Cánh cứng đục quả non: phòng trị bằng lân hữu cơ.

Bệnh chảy gôm (Pseudomonas...) biểu hiện thành những vết sẹo hình bầu dục, có nhựa chảy; phòng trị bằng thuốc Bordeaux hay oxiclorua đồng phun 3 lần.

Bệnh héo Verticillium alboratrum: ch­a xác định đ­ợc chắc chắn ở Việt Nam, nh­ng ở các n­ớc ôn đới, gây hại lớn cho hạnh Nấm sống trong đất lâu năm, xâm nhập vào cây qua bộ rễ làm cây lớn héo nhanh chóng rồi chết. Phòng trị bằng luân canh, không trồng xen các cây họ cà, trồng một số loại cây phân xanh, làm sạch đất v.v....

Bệnh thối rễ (Armillaria và Rosellinia): nấm gây bệnh phát triển trên rễ tạo nên một màng tơ nấm trắng giữa vỏ và gỗ ở rễ; sau đó thối đi. Rễ nhỏ thối trư­ớc, rễ to sau và khi có nhiệt độ cao cây mơ chết héo nhanh chóng. Phòng trị chủ yếu bằng giống chống bệnh, bằng luân canh với các loại cây không mẫn cảm với bệnh.

Chăm Sóc Rau Màu Sau Mưa Lớn

Sau các trận mưa lớn kéo dài, các ruộng rau màu thường rơi vào tình trạng ngập úng. Đây là một điều kiện bất lợi cho rau màu đang phát triển trên đồng ruộng.

Chăm sóc rau màu sau mưaVì vậy, nông dân cần có những biện pháp tác động tích cực kịp thời nhằm giảm thiểu lượng rau màu bị thất thoát do úng hoặc bệnh hại. Các biện pháp tác động bao gồm:

+ Chống úng, trồng dặm rau màu: Các biện pháp như khơi thông dòng chảy, nạo vét dõng luống, mương máng, đào hố 2 đầu góc ruộng nhằm tiêu nước trên và dưới bề mặt một cách nhanh nhất…

Lượng nước trong ruộng dóc xuống hố đào nông dân cần khẩn trương tát, múc ra mương máng thường xuyên. Đồng thời, nếu thời tiết sau mưa có nắng, gió thì cần vén màng phủ gần gốc cây để lộ đất cho bộ rễ được thông thoáng, nước sẽ bay hơi nhanh hơn và nấm, vi khuẩn cũng không phát sinh gây hại rễ cây nhiều. Nếu có điều kiện, nên bổ sung một lượng tro bếp nguội vào gần gốc cây để tro hút nước lên bề mặt nhanh.

Đối với những diện tích rau màu mới trồng, mặt luống rau bị dí rẽ, cây con có bộ rễ chưa phát triển mạnh thì nên xới xáo nhẹ, phá váng mặt luống giúp cây hồi phục nhanh hơn kết hợp với trồng dặm các cây bị khuyết để đảm bảo mật độ.

* Chú ý: Tuyệt đối không nên phá váng cho diện tích cây rau màu đã lớn lúc vừa tạnh mưa nhất là các cây có bộ rễ phát triển sum xuê. Vì làm vậy rễ cây sẽ bị xây xát hoặc đứt, nấm và vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập gây hại mạnh hơn.

+ Kích thích bộ rễ phát triển và hạn chế bệnh hại cho cây: Do mưa lớn kéo dài, lượng nước bề mặt và dưới bề mặt trong ruộng ở tình trạng thừa đối với rau màu nên bộ rễ cây sẽ có nguy cơ bị úng gây nên hiện tượng vàng lá, nghẹt rễ và chết.

Vì vậy, nông dân cần kịp thời giải quyết được mối nguy này bằng cách: Dùng supe lân(1,5 – 2 kg/sào) hoặc các loại phân bón chuyên dùng siêu ra rễ (theo liều lượng khuyến cáo) tưới cách gốc cây 10 – 15 cm nhằm kích thích bộ rễ phát triển, hồi phục lại tốt hơn. Đồng thời sử dụng các chế phẩm phân bón lá siêu vi lượng + kali sunphat (kali trắng) phun lên thân lá rau màu từ 2 – 3 lần cách nhau 3 – 4 ngày để cây tăng sức đề kháng, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Mưa lớn kéo dài còn là điều kiện thuận lợi để nấm và vi khuẩn gây bệnh tấn công rau màu qua vết thương xây xát. Vì vậy, sau khi mưa dứt, tranh thủ lúc thời tiết khô ráo, thân lá cây không còn đọng nước nên phun thuốc phòng bệnh cho thân lá và bộ rễ rau màu.

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Validacin, Topsin, Nativo, Aliette, Mancozeb… phun lên thân lá và vùng rễ cây trồng.. Dùng  chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma tưới gốc rau màu theo liều lượng khuyến cáo từ 1 – 2 lần cách nhau 5 ngày nhằm giảm thiểu lượng cây bị chết rũ do bộ rễ bị thối hỏng đồng thời, kích thích rễ phát triển nhanh hơn, cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

* Chú ý:

- Nếu đã dùng chế phẩm nấm đối kháng Trchodecma tưới gốc thì tuyệt đối không được phun hoặc tưới thuốc trừ bệnh hóa học xuống vùng rễ cây trồng sẽ gây phản ứng có hại (nấm đối kháng bị diệt nên không phát huy tác dụng).

- Không nên bấm ngọn tỉa cành hoặc vặt lá gốc cho rau màu ngay sau khi mưa dứt vì sẽ dễ làm nấm, vi khuẩn xâm nhập gây hại cây.

- Không nên sử dụng phân bón lá giàu đạm hoặc chất kích thích sinh trưởng GA3 phun cho rau sau mưa vì dễ làm cây bị thối hỏng do bộ lá mềm mỏng, thân cây vóng mướt.

- Nếu dùng màng phủ nông nghiệp phủ rau thì không nên đục lỗ quá nhỏ, không nên che màng phủ kín cả má (mé) luống xuống tận dõng. Vì làm vậy ôxy rất khó lưu thông vào bộ rễ cây, lượng nước thừa thoát ra ngoài luống cũng rất khó, nấm và vi khuẩn gây bệnh lại phát sinh phát triển gây hại rễ cây nhiều…

Phương Pháp Trồng Mận

Trồng mận vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây.

Kỹ thuật trồng mậnĐất trồng: Đất trồng mận có độ mùn 2-2,5% trở lên, có tầng dày trên 50cm, tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước.

Đào hố

Hố trồng có kích cỡ 60x60x60cm hoặc 50x60x70cm, hố cách hố 44m, mật độ 625 cây/ha. Hố đào xong bón lót mỗi hố 20-25kg phân chuồng hoai + 200g lân nung chảy + 100g sunphat kali + 300g vôi bột, trộn kỹ với đất và lấp đầy hố, để 1 tháng sau mới trồng.

Thời vụ


Trồng mận vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây.

Chăm sóc

- Tháng đầu nếu trời khô hanh phải tưới nước hàng ngày. Diệt cỏ, xới xáo quanh gốc.

- Mùa mưa chống ngập úng, mùa khô lạnh cần xới xáo, ủ gốc giữ ẩm cho cây.

- Cắt bỏ sớm các chồi dại từ phần cây gốc ghép, để tập trung dinh dưỡng Co mầm ghép sinh trưởng phát triển.

- Khi cây cao 1-1,2m bấm ngọn tạo ra 4-5 cành cơ bản. Năm sau lại bấm ngọn các cành để tạo cành thứ cấp.

Bón phân

Mận dưới 4 năm tuổi bón phân mỗi năm 1 lần vào đầu năm: 15kg phân hữu cơ + 0,4kg supe lân + 0,3kg clorua kali, 0,5kg urê, riêng lượng urê chia bón làm 2 lần đầu và cuối năm.

Với vườn mận 4-10 năm tuổi bón 3 lần/năm, vào tháng 2-3, 6-7, 11-12, với lượng phân: đầu năm bón 0,4kg urê + 0,2kg clorua kali để cây nảy lộc, hoa và quả; giữa năm bón 0,4kg urê + 0,25kg clorua kali để cây hồi sức sau thu hoạch; cuối năm bón 20-30kg phân chuồng + 0,7kg supe lân + 0,15kg clorua kali giúp cây chuẩn bị ra hoa.

Với mận trên 10 năm cũng bón mỗi năm 3 lần, với lượng phân tăng gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần tùy thực trạng vườn.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây mận thường bị các loại sâu bệnh như: sâu cánh cứng ăn lá, sâu đục cành, rệp sáp, rệp muội, bọ xít, sâu non, bọ cánh vẩy hại đọt non, bệnh phấn trắng, bệnh chảy nhựa. Việc chăm sóc, bón phân, vệ sinh, quét vôi gốc… có tác dụng hạn chế tác hại của sâu bệnh cho vườn mận.

Sử dụng các loại thuốc như: Selecron 500ND pha 0,1%, Trebon 10EC pha 0,5-1% để diệt côn trùng, với nhện dùng Ortus 5SC pha 0,1%, với rệp sáp phun Supracid 20EC pha 0,1%.

Dùng Tilt super 300ND pha 0,1% trừ bệnh phấn trắng, với bệnh chảy nhựa cần cạo vỏ và phun Aliette 80WP pha 0,3% hoặc quét Boodo đặc 10% lên vết bệnh.

Thu hái và bảo quản


Thu hái khi quả đã chín hẳn. Trường hợp phải vận chuyển đi xa, nên hái khi còn ương, độ già khoảng 79-90%, trước khi quả chín 7-10 ngày.

Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm giập nát, sây sát. Quả thu hái xong cần đặt vào sọt có lót rơm rạ, giấy mềm để vận chuyển không bị giập nát.

Bảo quản mận ở nơi khô, mát, thoáng. Nên xếp vào các sọt để trên giàn, tránh đổ thành đống.

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Những Tác Dụng Phụ Khi Dùng Nhiều Rau Bổ Dưỡng

Một số loại rau bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng sẽ trở nên độc hại nếu không biết sử dụng đúng cách.

1. Cà rốt 

Lượng beta carotene trong cà rốt được chứng minh có khả năng phòng ngừa các căn bệnh ung thư, đặc biệt khi vào cơ thể nó chuyển hóa thành vitamin A, B, E và các khoáng chất như can xi, ma giê, mangan, sắt, đồng… là những chất mà cơ thể không thể thiếu.

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn quá nhiều cà rốt, dung nạp vào cơ thể một lượng lớn carotenoid có thể gây vô kinh và ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng bình thường. Vì vậy, phụ nữ muốn mang thai không nên nhiều ăn cà rốt.

2. Mướp đắng


Với vị đắng đặc trưng, mướp đắng được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ có lợi cho người bị tiểu đường, loại rau này còn được dùng để chữa đau dạ dày, chán ăn, sốt, hạ huyết áp…

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ và những người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn nhiều mướp đắng. Loại quả này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh, kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non với bà bầu.

3. Rau răm 

Cây rau răm có tác dụng phụ làm suy giảm khả năng của phái mạnhRau răm là dược liệu quý, vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, hay được dùng làm thuốc. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước.

Rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y thì ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt hoặc dễ bị rong huyết.

4. Ăn rau mầm

Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E…), amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao giúp cơ thể tăng sức đề kháng, làn da mịn màng tươi tắn, làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn.

Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5. Ngải cứu

Ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, có thể xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng…

Nhưng dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…

Người mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh ăn ngải cứu quá nhiều vì có thể bị sảy thai, sinh non, hoặc bị tăng nguy cơ ra máu.

6. Sắn 

Sắn (còn gọi là khoai mì, củ mì, tiếng Anh là cassava). Củ, thân, lá của nó đều có chứa hợp chất cyanide, nhưng trước khi ăn ta bóc vỏ, xắt khúc ngâm nước lã thật kỹ và nấu thật chín có thể khử căn bản chất độc.

Bởi vậy tuyệt đối không ăn sống và cũng không cho gia súc nhai sống sắn củ. Triệu chứng trúng độc cũng tương tự khi trúng độc bạch quả.

7. Đậu đũa phun nhiều thuốc trừ sâu

Đậu đũa được biết đến là loại rau thân thuộc có tác dụng bổ dạ dày, thận; đặc biệt rất hợp đối với những người bị hư thận, di tinh, nhiều khí hư, đầy bụng, ăn không tiêu do tỳ vị yếu.

Đậu đũa được phun nhiều thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng để đậu đũa phát triển nhanh, quả xanh mướt bắt mắt người tiêu dùng và thường thu hoạch rau ngay sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật làm tăng thêm nguy cơ độc hại, nguy hiểm tới sức khỏe, nặng thì cướp đi tính mạng của con người.

Nếu ăn đậu đũa không được xử lí kỹ thì sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn. Thực tế, có người ăn đậu đũa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.

8. Nấm không hạn sử dụng


Các loại nấm như nấm kim châm, nấm đùi gà… là những loại thực phẩm bổ dưỡng cao cấp. Vì thế đây là món ăn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, mới đây người tiêu dùng hoang mang, lo lắng khi các loại nấm trên thị trường có bao bì đóng gói nhưng không ghi hạn sử dụng.

Các loại nấm thường chỉ có thể bảo quản từ 5 -7 ngày sau khi thu hoạch và phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh quy định. Các loại nấm cao cấp bảo quản từ 8 -20 ngày, tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới sức khỏe người sử dụng.

Nấm tươi để quá hạn là mầm mống của nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nấm quá hạn sẽ có các loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, độc tố vi khuẩn nguy hiểm có thể gây ngộ độc, thậm chí ung thư.

9. Rau cải xoong

Rau cải xong có hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt… cao giúp phòng và trị bệnh tim mạch, chống lão hóa, bướu cổ, giúp tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu.

Các loại rau này đều được trồng ở những vùng ngập nước, ruộng, đầm lầy… nên dễ bị nhiễm sán. Nếu rau này trồng ở vùng nước ô nhiễm, nước thải có nhiều chất độc thì các chất độc có thể theo rau đi vào cơ thể, gây nguy hại cho sức khỏe con người.

10. Uống nhiều nước rau má

Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp, kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu… nên được làm món ăn, đồ uống rộng rãi. Ngày hè nước rau má rất được ưa chuộng để giải nhiệt cho người hoạt động ngoài trời nhiều giờ.

BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho biết, cái gì dùng nhiều cũng không tốt, và rau má lạm dụng nhiều là có hại, dùng quá nhiều và lâu còn có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.

Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai… Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tránh ăn rau má vì có thể dẫn đến sẩy thai (nếu ở thời kỳ mang thai), gây đầy bụng, lạnh bụng.

Phương Thuốc Đỗ Trọng

Theo tài liệu cổ đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào hai kinh can và thận. có tác dụng bổ can, thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm

Tên khác:

Vị thuốc đỗ trọngĐỗ trọng còn gọi là Tư trọng (Biệt Lục), Tư tiên (Bản Kinh), Mộc miên (Ngô Phổ Bản Thảo), Miên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Qủy tiên mộc (Hòa Hán Dược Khảo), Hậu đỗ trọng, Diêm thủy sao, Đỗ trọng, Xuyên Đỗ trọng, Miên đỗ trọng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tác dụng:
 đỗ trọng còn gọi là Tư trọng (Biệt Lục), Tư tiên (Bản Kinh), Mộc miên (Ngô Phổ Bản Thảo), Miên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Qủy tiên mộc (Hòa Hán Dược Khảo), Hậu đỗ trọng, Diêm thủy sao, Đỗ trọng, Xuyên Đỗ trọng, Miên đỗ trọng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Bổ trung, ích tinh khí, kiện cân cốt, cường chí (Bản Kinh).

+ Nhuận can táo, bổ can hư (Bản Thảo Bị Yếu).

+ Bổ can, thận, cường cân cốt, an thai (Trung Dược Học).

+ Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ trị:

+ Trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt, lưng đau (Bản Kinh).

+ Trị chân đau nhức không muốn bước (Biệt Lục).

+ Trị lưng gối đau nhức, vùng bìu dái lở ngứa, âm hộâ ngứa, tiểu són, có thai bị rong huyết, trụy thai (Bản Thảo Bị Yếu).

+ Trị chứng thận hư, lưng đau, liệt dương, thai động, thai lậu, trụy thai (Trung Dược Học).

+ Trị cột sống đau nhức, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, thai động, Rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều lượng:  8-12g, có thể dùng đến 40g.

Kiêng kỵ:

+ Ghét Huyền sâm, Xà thoái (Bản Thảo Kinh Giải).

+ Không phải Can Thận hư hoặc âm hư hỏa vượng: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Âm hư có nhiệt: dùng thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị mồ hôi trộm sau khi bị bệnh, chảy nước mắt sống:
 Đỗ trọng, Mẫu lệ, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 20g với nước lúc ngủ (Trửu Hậu phương).

+ Trị phong lạnh làm thương tổn thận, gây đau thắt lưng, đau cột sống do hư: Đỗ trọng 640g, xắt, sao với 2 thăng rượu, ngâm trong 10 ngày, ngày uống 3 lần (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

+ Trị có thai 2 – 3 tháng mà bị động thai, ngang lưng đau như sáp sẩy thai: Đỗ trọng (tẩm nước Gừng, sao cho đứt tơ), Xuyên tục đoạn (tẩm rượu). Tán bột. Dùng nhục Táo nẫu kỹ lấy nước trộn thuốc bột làm thành viên, uống với nước cơm (Đỗ Trọng Hoàn – Chứng Trị Chủan Thằng).

+ Trị thắt lưng đau do thận hư: Đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng với sữa tô 1 cân, chia làm 10 thang, mỗi đêm lấy 1 thang ngâm với 1 thăng nước cho tới canh năm, sắc còn 3 phần, giảm còn 1, lấy nước, bỏ bã, rồi lấy 3 - 4 cái thận dê, xắt lát bỏ vào sắc tiếp, bỏ tiêu muối vào như nấu canh uống lúc đói (Hải Thượng Phương).

+Trị lưng đau do thận hư: dùng phối hợp với các vị thuốc bổ thận khác:

Nếu thận dương hư, dùng Thục địa 26g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 10g, Câu kỷ tử 12g,  Đỗ trọng 16g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử 6g, Nhục quế 8g, Đương quy 12g, Lộc giác giao 10g, sắc uống hoặc dùng mật chế làm hoàn (Hữu Quy Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thư).

Nếu thận âm hư: dùng: Sinh địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thỏ ty tử 12g, Câu kỷ tử 16g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Cẩu tích 12g, Nhục thung dung 12g, sắc uống hoặc chế với mật làm hoàn (Tả Quy Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thư).

+ Trị quen hư thai, hoặc có thai cứ tới 4 - 5 tháng là hư. Trước có thai 2 tháng, lấy 320g Đỗ trọng, Lấy gạo nếp sắc lấy nước ngâm Đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết tơ, dùng 80g Tục đoạn tẩm rượu sấy khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột làm hồ, rồi viên với các thứ  thuốc trên, to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống 5- a0 viên lúc đói (Giản Tiện phương).

+ Trị các loại bệnh sau khi sinh (sản hậu) hoặc thai không yên:
 Đỗ trọng bỏ vỏ thô ngoài, để trên tấm ngói sấy khô, bỏ vào cối gỗ,  gĩa nát, nấu Táo nhục cho thật nhừ,  trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống l viên với nước cơm, ngày 2 lần (Thắng Kim phương).

+ Trị liệt dương, Di tinh do thận hư: Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục đia 320g, Mạch môn đông, Sơn dược, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 160g (Thập Bổ Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).).

+ Trị lưng đau do thận hư, tay chân tê mỏi, không có sức: Đỗ trọng, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Hồ lô ba, Bổ cốt chỉ, Đương quy, Tỳ giải, Bạch tật lê, Phòng phong, mỗi thứ 2 phần, Nhục quế 1 phần, Thận heo 1 cặp (nấu chín, quết nhuyễn). Trộn lại, hoàn với mật ong, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nước (Ổi Thận Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị thắt lưng đau do thận hư  kèm phong hàn: Đỗ trọng, Đơn sâm, mỗi thứ 12g, Xuyên khung 6g, Quế tâm 4g, Tế tân 6g. Ngâm rượu, uống (Đỗ Trọng Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đàn bà có thai quen dạ đẻ non: Đỗ trọng (sống) 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Đại táo 40 trái. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị quen dạ đẻ non:  Đỗ trọng (sao), Tục đoạn, Tang ký sinh, Bạch truật (sao đất sét), mỗi thứ 20g, A giao châu, Đương quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử  4g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị huyết áp cao: Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo mỗi thứ 80g, Đơn bì, Thục địa, mỗi thứ 40g, tán bột làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần, với nước (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị huyết áp cao:  Đỗ trọng, Tang ký sinh, mỗi thứ 16g, Mẫu lệ (sống) 20g, Cúc hoa, Câu kỷ tử, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị huyết áp cao: Đỗ trọng, Hoàng cầm, Hạ khô thảo, mỗi thứ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị thắt lưng đau do thận hư, yếu từ thắt lưng xuống chân: Đỗ trọng, Ngưu tất, Câu kỷ tử, Tục đoạn, Bạch giao, Địa hoàng, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử, Hoàng bá, Sơn dược (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị liệt dương, Di tinh: Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục địa 230g, Mạch môn, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 18Og, tán bột mịn, trộn với mật làm hoàn, mỗi lần  uống 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt (Thập Bổ Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị phụ nữ có thai dọa sẩy thai, động thai: Đỗ trọng sống 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Sơn dược 20g, Cam thảo 4g, Đại táo 20 quả, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị sẩy thai nhiều lần: Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Tang ký sinh, Bạch truật (sao), A giao, Đương quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g, sắc nước uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị huyết áp cao: Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo, mỗi thứ 80g, Đơn bì Thục địa, mỗi thứ 40g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị huyết áp cao: Đỗ trọng, Tang ký sinh mỗi thứ 16g, Mẫu lệ sống 20g, Cúc hoa, Câu kỷ tử, mỗi thứ 12g, sắc uống  (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị đau dây thần kinh tọa: Đỗ trọng 30g nấu với thịt thăn heo trong 30 phút, bỏ Đỗ trọng, ăn thịt heo mỗi ngày 2 lần, liệu trình 7- 10 ngày, tác giả chữa 6 ca kết quả tốt (Học Báo Y Học Viện Phong Phu 1979, 1: 36)

Tham khảo:
+ Hư nhược mà mình cứng đơ đó là do phong làm thắt lưng không cử động được, cần phải thêm Đỗ trọng (Dược Tính Bản Thảo).

+ Đỗ trọng trị Thận suy làm thắt lưng và cột sống co rút (Nhật Hoa Chư  Gia Bản Thảo).

+ Đỗ trọng nhuận được can táo, bổ can kinh sinh ra chứng hư phong (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Đỗ trọng có thể làm cho xương cốt dẻùo dai (Dụng Pháp Tượng Luận).

+ Đỗ trọng vị cay, khí bình, không có độc. Sách  ‘Biệt Lục’ lại nói là có vị ngọt tính ấm. Sách ‘Dược Tính Bản Thảo’ lại nói Đỗ trọng vị đắng, tính ấm. Như vậy, vị cay, ngọt là chính, còn

đắng là thứ yếu và nhiều ấm, mà bình thì  ít. Đỗ trọng có khí bạc vị hậu, nhập vào kinh Túc thiếu âm (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Hoàng Cung Tú nói: Thục địa tư bổ Can Thận, đi vào trong tinh tủy của cân cốt; Tục đoạn điều bổ cân cốt, ở chỗ khí huyết của các đầu khớp gấp; Đỗ trọng bồi bổ Can thận, đi thẳng vào phần dưới của khí huyết ở cân cốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Đỗ trọng có công năng bổ can, tư thận, vì can chủ cân, thận chủ cốt, thận đầy đủ thì xương cốt mạnh, can đầy đủ thì gân khỏe mạnh, co duỗi mạnh đều thuộc ở gân, vì vậy Đỗ trọng nhập vào can mà bổ thận, con có thể làm cho mẹ đầy đủ (Tử năng linh mẫu thực) đểø trị can và thận đều bất túc, là thuốc chính yếu đề trị lưng đau gối mỏi. Bài ‘Thanh Nga Hoàn’ kết hợp Bổ cốt chỉ, Hồ đào nhục để trị lưng đau do thận hư,  Bài ‘Bảo Dựng Hoàn’ của sách  Bị Cấp Thiên Kim Phương dùng Đỗ trọng, Tục đoạn, Sơn dược. Bài ‘Đỗ Trọng Hoàn’ của sách  Chứng Trị Chuẩn Thằng, dùng Đỗ trọng, Tục đoạn, Táo nhục đều là những phương thuốc an thai. Tuy nhiên, Đỗ trọng tính của nó trầm mà giáng, mà Tục đoạn cũng thông huyết mạch, nên thận hư làm cho động thai dùng nó trước tiên là tốt vậy. Nếu  do khí hư mà huyết không vững, mà lại dùng Đỗ trọng sẽ làm cho khí hãm xuống không thăng lên được, gây ra thoát huyết không cầm. Điều này thầy thuốc không thể không biết được (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

+ Tuy trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng hạ áp nhưng trên  lâm sàng dùng độc vị Đỗ trọng tác dụng thấp (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

Tìm hiểu thêm

Tên khoa học:

Eucommia ulmoides Oliv.Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae).

Mô tả: Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây' cao . từ 15 - 20m, đường kính độ 33 - 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhắn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh,  không có lá bắc. Cây đực và cây cái khác nhau rõ  ràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa, hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do hai nhi cái hợp thành, một tâm bì, đầu  quả nứt đôi. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Rễ và vỏ cây có chất keo màu trắng bạc như tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi nhựa. Trung Quốc có trồng nhiều. Đỗ trọng đã di thực vào trồng ở Việt Nam, nhưng chưa phát triển.

Thu hái, sơ chế: Sau khi cây trồng được 10 năm, thì chọn những cây to mập để thu hoạch trước.

Vào tháng 4 - 5 hàng năm, lấy cưa cưa đứt  chung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn tùy ý, rồi dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ cho dễ. Để cho cây không bị chết mà vẫn giữ nguyên tình trạng của rừng cây, khi bóc vỏ chỉ bóc 1/3 vỏ ở chung quanh cây, đề giữ cho cây tiếp tục sinh trưởng sau mấy năm vỏ ở chỗ bóc đó đã liền lại như cũ, lúc đó lại có thể tiếp tục bóc. Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng dưới có lót rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ cho nhựa chảy ra. Sau đó độ một tuần, lấy ra một miếng để kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím, thì có thể dỡ ra đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng ý muốn.

Phần dùng làm thuốc: Vỏ (Cortex Eucommiae).

Mô tả dược liệu: Vỏ cây dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt.

Phân biệt với Đỗ trọng nam.

+ Bắc đỗ trọng: Vỏ dẹt, phẳng, dày 0,1 - 0,4cm, dài rộng khác nhau. Mặt ngoài màu nâu vàng đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc, có các lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của cành cây. Mặt trong nhẵn, nâu tím, hơi mờ. Chất giòn, dễ bé gãy, mặt bẻ có nhiều sợi nhựa trắng đàn hồi. Mùi hơi thơm, vị hơi đắng.

+ Nam đỗ trọng: Vỏ cuộn hình lòng máng, dày l 0,2 - 0,4cm. Mặt ngoài màu vàng sáng có những khoang màu vàng nâu, có nhiều đường nứt dọc. Mặt trong nhẵn, màu nâu, chất cứng, khó bẻ, mặt bẻ có ít nhựa đắng, đàn hồi kém, không mùi, hơi thơm, vị nhạt, hơi chát.

Phẩm chất, quy cách: Do vị Đỗ trọng phân bố rộng rãi khắp nơi ở Trung Quốc cho nên mỗi nơi một khác.

+ Đỗ trọng sản xuất ở Đại ba (Tứ Xuyên) mặt vỏ mịn, dày thịt.

+ Đỗ trọng ở dẫy núi Lầu sơn (Quý Châu) thì mặt vỏ thô mịn khác nhau, phẩm chất không tốt bằng Tứ Xuyên.

+ Còn Đỗ trọng ở Thiểm Tây, Hồ Bắc thì vỏ thô, xù xì, mỏng thịt, chất lượng kém hơn cả.

Các qui cách chính gồm có:

Đỗ trọng dày thịt: Những miếng vỏ khô dày thịt, to, mặt sau có màu đen tím, bẻ gãy có những sợi như sợi bông màu trắng, không bi sâu bệnh hại và trầy sát là tốt nhất. Trong đó chia làm 3 loại theo thứ tự tốt xấu:

(1) Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô ở mặt vỏ, hai mặt cắt đều dày 8,3mm, dài 20 - 93cm, rộng 53cm.

(2) Khô kiệt, cạo hết lớp vỏ khô bên ngoài, mặt cắt chếch hai đầu dày 3 - 8,3mm, dài 20 - 93cm, rộng 40cm.

(3) Cạo hết lớp vỏ khô chết ở ngoài, dày 3-5mm, dài 20 - 60cm, rộng 17 - 40cm.

2. Đỗ trọng miếng nhỏ: Những miếng nhỏ dày trên 3mm.

3. Đỗ trọng mỏng thịt: Mặt vỏ mịn như vỏ quế, mặt sau màu đen tím, bẻ gẫy có sợi như sợi bông màu trắng. Trong đó phân làm 3 loại:

. Khô kiệt, cạo hết vỏ ngoài, hai đầu cắt thẳng, dài 17 - 93cm, rộng 17 - 40cm.

. Khô kiệt, cạo hết vỏ mặt thô mịn khác nhau, cắt vuông góc có độ dày khoảng 3mm, dài 20-93cm, rộng 17 - 40cm.

4.  Loại ngoại lệ: Gồm những miếng dài, miếng vụn nhỏ, miếng cuốn cong, miếng rách.

Bào chế:


1. Gọt bỏ vỏ dày bên ngoài, mỗi cân dùng chừng 120g mật ong và 40g sữa tô, hòa đều, tẩm kỹ rồi sao cho thật khô là được (Lôi Công Bào Chích Luận).

2. Gọt bỏ vỏ dày ngoài rồi xắt miếng nhỏ, tẩm nước muối sao cho đứt tơ là được (Bản Thảo Cương Mục).

3. Tẩm với rượu 40o trong 2 giờ sao vàng cho tới khi đứt tơ là được (Trung Dược Học).

4. Rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, cắt từng lát nhỏ 3-5kg, đeo nhau, tơ không thể cắt được, như da rắn, phơi khô sẽ xấu, để vậy dùng sống hoặc ngâm rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Bảo quản: Để nơi khô ráo, không để nơi ẩm ướt dễ bị biến chất, nếu thấy mốc mọt phải đem phơi ngay.

Thành Phần Hóa Học:

+ Gutta – Percha, Alcaloids, Glycoside, Potassium, Vitamin C (Trung Dược Học).

+ Trong Đỗ trọng có Syringaresinol, Pinoresinol, Epipinoresinol, 1- Hydroxypinoresinol, Erythro-Dihydroxydehydrodiconiferyl Alcohol, Medioresinol (Deyama Y và cộng sự – Chem Pharm Bull,1987, 35 (5): 1785).

+ Ulmoprenol (Horii Z và cộng sự – Tetraheldron Lettér 1978, (50): 5015).

+ Vanilic acid, Ursolic acid, Sitosterol, Daucosterol (Lý Đông – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 528).

+ Augoside, Harpagide acetate, Reptóide Bianco A và cộng sự – Tetrahedron 1974, 30: 4117).

Tác Dụng Dược Lý:

+ Tác dụng hạ áp: Sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nước sắc tác dụng mạnh hơn, nước sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nước sắc Đỗ trọng sống. Cơ chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư gĩan cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học)  nhưng tác dụng hạ áp thời gian ngắn (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

+ Thuốc có tác dụng hạ Cholesterot huyết thanh, dãn mạch,  tăng lưu lượng máu của động mạch vành (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

+ Có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức  năng vỏ tuyến thượng thận (Trung Dược Học).

+ Thuốc có tác dụng chống co giật và giảm đau (Trung Dược Học).

+ Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể. Thực nghiệâm chứng minh thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ trọng đều có tác dụng như nhau (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với tử cung: nước sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác dụng   hưng phấn tử cung tử cung cô lập của thỏ và chuột lớn, làm cho tử cung cô lập của mèo thì tác dụng hưng phấn lại rất nhẹ (Trung Dược Học).

+ Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và tác dụng lợi tiểu (Trung Dược Học).

+ Thuốc sắc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn  Coli, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B (Trung Dược Học).

Tính vị:

+ Vị cay, tính bình (Bản Kinh).

+ Vị ngọt, tính ôn, không độc (Biệt Lục).

+ Vị đắng (Dược Tính Bản Thảo).

+ Vị ngọt, hơi cay, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quy kinh:

+ Vào kinh Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

+ Vào kinh thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).

+ Vào kinh Can và Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Phân biệt:

1. Hiện nay ở Việt Nam có nơi dùng vỏ một cây trong họ Trúc đào, với tên là Đỗ trọng dây hay Đỗ trọng nam hay Nam đỗ trọng [Parameria laevigata (juss.) Moldenke = Parameria glandurifera Benth. Họ Apocynaceae. Đó là dây leo dài 5 - IOm, Lá hình bầu dục, thuôn hay hình trái xoan ngược, có mũi nhọn dài, nhọn hay tù ở chóp, có góc ở gốc, mặt trên sáng bóng, có mép hơi cong về phía dưới, dạng màng, thường mọc đối và có khi mọc vòng 3. Hoa trắng thơm xếp thành xim dạng ngù ở ngọn cây. Quả gồm 2 quả dại, dài 15 - 30cm: rẽ đôi, nhọn nhẵn. Mào lông mềm, trắng, dài 2 - 5cm. Mùa hoa quả từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Cây mọc hoang trong rừng và lùm bụi. Có thể thu hái vỏ quanh năm, đem về xắt nhỏ, phơi khô hay sao. Cây chứa một chất nhựa như cao su, bẻ ra cũng có nhiều tơ nhưng không dai và kéo dài và óng ánh như tơ của Đỗ trọng bắc. Kinh nghiệm dân gian thường dùng để trị huyết áp cao,  gây dãn mạch và thay thế cho vị Bắc đỗ trọng, cần nghiên cứu lại.

2. Ở miền Trung, còn dùng vỏ một vài cây trong chi Euonymus họ Celastraceae.

3. Xem thêm: Đỗ trọng đằng.

4. Phân biệt Đỗ trọng với cây Bạch phụ tử còn gọi là cây San hô (Jatropha multifida Un.) thuộc họ Euphorbiaceae là một cây có nhựa mủ. Khi bẻ gẫy cuống lá nhựa mủ khô lại, thành sợi tơ mành, vì vậy cũng có người gọi là cây Đỗ trọng. Cây này chỉ thường được trồng làm cảnh

Các Bài Thuốc Từ Rau Cần Nước

Theo dược học cổ truyền, rau cần nước tính mát, vị ngọt, hơi cay, có công dụng bình can thanh nhiệt, lương huyết, trừ phong lợi thấp, lợi đại tiểu tràng, lợi tiểu tiêu thũng, giảm đau và cầm máu

Rau cần nước nhiều lợi íchRau cần nước còn gọi là cần cơm, cần ống, hương cần, hồ cần…, có tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta. Về thành phần hóa học, rau cần có chứa tinh dầu, acid hữu cơ, caroten, vitamin P, C, đạm, đường, canxi, phôtpho, sắt… Nghiên cứu dược lý cho thấy, loại rau này có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu. Theo dược học cổ truyền, rau cần nước tính mát, vị ngọt, hơi cay, có công dụng bình can thanh nhiệt, lương huyết, trừ phong lợi thấp, lợi đại tiểu tràng, lợi tiểu tiêu thũng, giảm đau và cầm máu, thường được dùng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau như:

1. Tăng huyết áp

- Rau cần nước tươi 200g, mã dâu linh 15g, tiểu kế 15g, sắc với 500ml nước, cô còn một nửa, bỏ bã, cô tiếp còn 100ml, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

- Rau cần tươi rửa sạch luộc sôi trong 1-2 phút, vớt ra cắt đoạn trộn với gia vị, dầu vừng và giấm làm thức ăn, nước luộc đem ngâm chân trong 15-20 phút.

- Rau cần 500g luộc chín lấy nước cho thêm đường vừa đủ uống thay trà trong ngày.

- Rau cần tươi 250g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.

2. Tăng huyết áp, tăng cholesterol máu

- Rau cần nước tươi bỏ rễ, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, giã nát ép lấy nước, chế thêm mật ong hoặc mật mía, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 40ml.

- Rau cần 10 cây, rửa sạch giã nát, đem sắc với 10 quả đại táo lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần.

- Rau cần cả rễ 120g rửa sạch, cắt nhỏ, đem nấu với gạo tẻ thành cháo ăn thường xuyên.

3. Đái tháo đường


- Rau cần nước 500g, rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Có thể dùng nước sôi chần qua rồi vớt ra thái khúc trộn gia vị ăn thường xuyên.

4. Mất ngủ: Rễ rau cần 90g, toan táo nhân 9g, sắc uống hàng ngày.

5. Đau đầu: Rễ rau cần lượng vừa đủ, rửa sạch vò nát, đem tráng với trứng gà ăn thường xuyên.

6. Đau bụng sau khi sinh: Rau cần nước 60g, nấu chín chế thêm đường đỏ và một chút rượu mùi, uống lúc đói bụng.

7. Viêm phế quản: Rễ rau cần 100g, vỏ quýt 9g, đường 30g. Cho đường vào nồi thắng rồi cho các vị thuốc đã sấy khô sao hơi cháy vào sắc với nước uống trong ngày.

8. Ho lâu ngày: Rau cần nước để cả rễ 500g, rửa sạch vò nát, ép lấy nước, cho thêm một chút muối, đem hấp cách thủy rồi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một chén, dùng liên tục vài ngày.

9. Viêm gan mạn tính, tiểu tiện ra máu: Rau cần nước tươi 200g rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chế thêm 50ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong nhiều ngày.

Cách Trồng Quế Lan Hương - Lan Quế

Lan giáng hương thơm, hay còn gọi quế lan hương - Aerides odorata: thuộc dòng Giáng hương, dễ sống, dễ trồng, bộ rễ phát triển mạnh, ghép nhiều thân thành một giò nhìn rất đẹp mắt.

Hoa chùm thường màu ngà có lưỡi cong như quả ớt, cực thơm, một trong những loại lan được người chơi lan ưa chuộng và săn đón nhiều nhất. Hoa nở vào mùa thu khoảng tháng 9-10 dương lịch.

Giáng hương thơm (Aerides odorata), ở Huế thấy gọi là quế lan hương, có 2 màu tím hồng và trắng. Màu trắng ngà ở Huế có nhiều. Còn giáng hương hồng nhạn (hay hồng sắc) có nơi cũng gọi là giáng hương lá dày (cũng thấy gọi tên latinh là aerides crassifolia.

1. Cách xử lý khi bạn mới mua cây lan quế lan hương về:

+ Khi mua cây giống về bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên. Sau đó, rửa sạch rễ và lá bằng nước, cắt bỏ rễ già và rễ hư, ngâm rễ vào physan sát khuẩn 1h và để khô rễ. Ngày hôm sau, tôi pha hỗn hợp:

1 thìa cafe đường
1 thìa cafe NKP 30-10-10
1 viên tránh thai (hoặc 3-4 giọt Atonik)
4 lít nước

Ngâm quế lan hương (Aerides Odorata) trong hỗn hợp này trong khoảng 4-8 h.

Hoặc có thể phun thuốc B1, humic (cách dùng theo đúng liều lượng của thuốc) hoặc nước vo gạo mới để kích thích cây lan ra rễ mới.

+ Sau đó, bạn treo chùm lan vào chổ mát, nên tránh trời mưa vì lúc này cây lan đang bị sốc môi trường rất dễ chết và rụng lá khi gặp mưa nhiều. Mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần nữa, sau 15-20 ngày khi cây lan hết rụng lá thì tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép vào khúc cây khô.

+ Sau khi ghép trồng, không tưới trong 3 ngày và sau đó để cây nơi thoáng, mát và có ẩm tương đối ~70%. Sau đó tưới nước phun sương nhẹ + bón B1 nhẹ (1/2 liều lượng) cho đến khi cây ra rễ.
Lan giáng hương thơm - quế lan hương Aerides Odorata
Trồng cây lan Giáng Hương thơm vào chậu như sau: đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rể quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa gốc các cây lan chen những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để các cây lan dựa vào nhau, không bị lắc lư khi tưới nước và không làm hư các đầu rể non mới ra, treo chậu lan vào chổ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng một tháng sau khi trồng từ các cọng rể chính sẽ dâm ra các đầu rể nhánh.

Trồng cây lan Giáng Hương thơm vào khúc gỗ như sau: bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để sau này cây lan sẽ cho hoa đều về các hướng của giò hoa lan, quấn các cọng rể vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rể vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoáng mát và chăm sóc như trên.

Khi cây lan ra rễ mới lúc này mới tưới phân cho cây, Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí được nên không cần bón phân nhiều, dùng phân 20.20.20 hòa tan ½ muỗng càphê phân bột  trong 4lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể tận dụng lưới nilon chụp hoa cúc đựng phân chì  tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5 -7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ, hay đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa thì không cần phải tưới phân thường xuyên, sau 3 tháng thì thay túi phân một lần. Phong lan Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao nên chậu lan phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm. Ở nơi có khí hậu nóng, khô vị trí trồng lan Giáng Hương bạn nên đặt bên dưới một chậu nước để làm tăng độ ẩm của không khí quanh chậu lan Giáng hương. (Bạn có thể kết hợp trồng một chậu bông súng, chậu bèo cám,… bên dưới chậu lan)
Quế lan hương, hoa lan quế lan hương
Giáng hương thơm - lan quế.
"Thông thường sẽ gặp 2 loại lan quế, một loại lá dầy và mau cho hoa trắng muốt và to, một loại khác cũng là lan quế nhưng lá nhỏ và mỏng hơn gần giống với lá của cây tam bảo sắc nên khi mua chưa có kinh nghiệm rất dễ bị nhầm lẫn, khoảng cách giữa các lá thưa hơn cho hoa ngả sang màu vàng xanh kích thước nhỏ hơn so với loại trắng. Cả hai loài cùng nở vào khoảng đầu tháng tám âm lịch thời gian hoa nở trên 15 ngày, có mùi thơm và hương thơm nhất vào buổi chiều tối và tối, nếu có một giò lan quế thì bạn sẽ nức mũi khi hoa nở - vuonhoalan.net"
Nguồn: vuonhoalan.net

Bí Quyết Tăng Dinh Dưỡng Để Ớt Thêm Cay Nồng

Ớt là cây gia vị quan trọng trong đời sống và có giá trị kinh tế cao. Ớt có thể trồng quanh năm nhưng tập trung vào các thời vụ chính như vụ đông xuân gieo hạt tháng 10 – 12, vụ hè thu gieo hạt từ tháng 6 – 7.

Kỹ thuật chăm sóc ớt thêm cayTừ Nam Trung Bộ trở vào ĐBSCL có thể trồng ớt quanh năm nhưng năng suất cao nhất trong mùa nắng.

Đất trồng ớt có nhiều loại, nhưng tốt nhất trên đất phù sa, đất có hàm lượng hữu cơ cao, độ pH thích hợp từ 5,5 – 7. Chọn khu đất tưới tiêu chủ động, không có nước thải và các kim loại nặng. Ớt có thể trồng bằng hạt gieo thẳng nhưng tốt nhất gieo trong vườn ươm để dễ chăm sóc. Cây con có thể trồng nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng đừng để quá lớn. Hạt để gieo nên ngâm trong nước ấm 54 độ C trong 5 phút, sau đó vớt ra ngâm tiếp vào nước sạch 8 – 10 giờ cho hạt hút no nước nẩy mầm tỷ lệ cao.

Sau khi cây con mọc chừng 5 ngày, dùng phân urê pha loãng 10g/10 lít nước tưới 2-3 lần/ngày. Khi cây có 5 lá, cao khoảng 25cm là thời kỳ có thể chọn cây giống đem trồng sang vườn sản xuất. Chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, thân cứng và to, các đốt lá gần nhau.

Làm đất và bón phân thời kỳ sản xuất kinh doanh:

Đất phơi ải càng lâu càng tốt, làm đất kỹ, sạch cỏ dại. Trong điều kiện trồng trên ruộng luân canh lúa nên đào rãnh thoát nước. Luống cao 30 – 40cm, rãnh thoát nước rộng 20 – 25cm, luống có bề mặt rộng 1m. Trồng trên luống thành 2 hàng, khoảng cách hàng 60 x 40cm. Mực nước trong các rãnh luống phải thấp.

Lượng phân bón cho 1.000m2:
 Phân chuồng hoặc hữu cơ 1 – 1,5 tấn + 25 – 30kg urê + 45 – 50kg lân +25kg KCl. Nếu đất chua cần bón lót thêm vôi 100kg.

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + phân lân +20% urê + 30% kali, bón lót vào rãnh hoặc hố trồng đảo đều với đất. Bón thúc làm 4 lần. Lần 1 vào lúc 2 tuần sau khi trồng với 10% urê. Lần 2 khi bắt đầu ra hoa với 20% urê + 20% kali. Lần 3 khi cây băt đầu có quả với 30% urê + 30% kali. Lần 4 khi bắt đầu thu trái với hết số phân còn lại.

Một số chú ý để sản xuất ớt trái có vị cay nhiều, ngoài bản chất của giống có thể tăng cường phân chuồng, nhất là phân gà và kali. Các yếu tố về khí hậu cũng ảnh hưởng như ớt cay cần nhiệt độ nóng nhưng điều khiển không dễ dàng. Có thể điều khiển bằng nước tưới, chỉ tưới nước khi cây cần; không bón thừa phân đạm; bón bổ sung phân có chứa lưu huỳnh (S) và không trồng giống ớt cay gần nơi với giống ớt không cay.