Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Các bài thuốc từ hoa lựu

Các bài thuốc từ hoa lựu

thạch lựu hoa vị chua sáp, tính bình, có công năng chủ trị các chứng bệnh như tỵ huyết

MÔ TẢ CÂY
Lựu (Punica granatum L.), còn gọi là tháp lựu, thạch lựu, an thạch lựu, đan nhược, kim bàng, kim tượng, tạ lựu..., là một loại cây nhỏ, thuộc mộc, cao chừng 2-3m, thân xám, có vỏ mỏng, cành mảnh, lá đơn mọc đối, hình thuôn dài, gân 5,6 đôi hình cung, mép nguyên cuống ngắn. Hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng (bạch lựu) mọc riêng lẻ hoặc từng xim 3 hoa ở kẽ lá, thường nở vào mùa hạ. Quả mọng, to bằng nắm tay, hình cầu, mang đài còn lại ở phía đỉnh, vỏ dày, ngoài da màu lục, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành hai tầng, tầng trên có 5 ngăn, tầng dưới có 3 ngăn, phân cách nhau bởi một màng mỏng. Hạt rất nhiều, hình 5 cạnh, sắc hồng trắng.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CÔNG DỤNG
Cây lựu được trồng khắp nơi để làm cảnh và lấy quả ăn. Vỏ thân, vỏ rễ và đặc biệt là vỏ quả còn được dùng làm thuốc với công dụng sáp tràng (làm săn se niêm mạc), chỉ tả (cầm tiêu chảy), chỉ huyết (cầm máu), khu trùng (trừ giun sán), chuyên dùng để chữa các chứng bệnh như cửu tả cửu lỵ (lỏng lỵ mạn tính), tiện huyết, hoạt tinh, thoát giang (lòi dom), băng lậu, đới hạ (khí hư), trùng tích phúc thống (đau bụng do giun sán)... Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, vỏ quả lựu có chứa tanin 10,4%, wax, resin 4,5%, D-mannitol, mucilage, gallic acid, malic acid, pectin, calcium oxalate, gum, inulin, elaidic acid, isoquercetrin, cyanidin-3 - glucoside, cyanidin-3,5 - diglucoside, pelargonidin-3,5 - diglucoside..., có tác dụng băng se và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, kháng khuẩn, kháng virus và tẩy giun sán.
Hoa lựu có vẻ đẹp rực rỡ và quý phái. Cổ nhân có câu: "Ngũ nguyệt lựu hoa chiếu nhãn minh", đại thi hào Nguyễn Du cũng đã viết một câu thơ nổi tiếng về hoa lựu: "Dưới trăng quyên đã gọi hè, đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông". Tuy nhiên, ít người biết rằng, trong y học cổ truyền hoa lựu còn là một vị thuốc độc đáo. Theo các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Thánh tễ tổng lục, đắc phối bản thảo, Phân loại thảo dược tính..., thạch lựu hoa vị chua sáp, tính bình, có công năng chủ trị các chứng bệnh như tỵ huyết (chảy máu cam), thổ huyết (nôn ra máu), xuất huyết do trật đả, kinh nguyệt không đều, lỵ tật, bạch đới (khí hư), viêm tai giữa, đau răng...
MỘT SỐ CÁCH DÙNG CỤ THỂ
- Phế ung (áp-xe phổi): Hoa lựu trắng 7 đóa, hạ khô thảo 9g, sắc uống. Hoặc hoa lựu 6g, ngưu tất 6g nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 15g, bách bộ 9g, bạch cập 30g, đường phèn 30g sắc uống.
- Phế kết hạch (lao phổi): Hoa lựu trắng 30g, hạ khô thảo 30g sắc uống.
- Ho và nôn ra máu: Hoa lựu trắng tươi 24 đóa, đường phèn 15g sắc uống.
- Viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu trắng tươi 30g, nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.
- Lỵ cấp và mạn tính: Hoa lựu trắng 18g, sắc kỹ chia uống 3 lần trong ngày.
- Trĩ xuất huyết: Hoa lựu trắng 7 đóa, đường phèn 9g sắc uống.
- Thoát giang (lòi dom): Hoa hoặc vỏ quả lựu lượng vừa đủ, phèn chua một chút, sắc kỹ rồi cho thêm một ít bột ngũ bội tử sao, ngâm hậu môn hàng ngày.
- Khí hư: Hoa lựu 3-5 đóa, sắc với chút rượu uống. Hoặc hoa lựu 30g sắc kỹ, lấy nước bỏ bã rồi ngâm rửa âm đạo.
- Băng lậu: Hoa lựu 9g, trắc bá diệp 9g, sắc uống. Hoặc hoa lựu 3-5 sắc với rượu uống.
- Viêm tai giữa: Hoa lựu lượng vừa đủ, sấy khô, cho thêm chút băng phiến rồi tán thành bột mịn, mỗi lần lấy một ít thổi vào tai bị bệnh. Hoặc hoa lựu 50g đem ngâm với 250ml rượu trắng, sau 10 ngày thì dùng được, lọc kỹ qua gạc vô trùng rồi cho thêm 4g băng phiến. Khi dùng, cần vệ sinh cho tai sạch mủ rồi dùng dịch thuốc nhỏ vào tai, mỗi ngày nhỏ 3 - 4 lần, mỗi lần 1-2 giọt.
- Chảy máu mũi: Hoa lựu lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rồi lấy một chút thổi vào lỗ mũi. Hoặc hoa lựu 6g sắc uống. Hoặc hoa lựu tươi, rửa sạch giã nát rồi nhét vào lỗ mũi.
- Ðau răng: Hoa lựu lượng vừa đủ sắc uống thay trà hàng ngày.
- Viêm loét miệng: Hoa lựu đốt tồn tính, tán bột rồi bôi vào chỗ loét, mỗi ngày 2 lần. Có thể cho thêm một chút thanh đại thì càng tốt.
- Bỏng: Hoa hoặc vỏ quả lựu lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rồi trộn với dầu vừng bôi lên tổn thương.

- Vết thương xuất huyết: Hoa lựu khô tán vụn rồi rắc lên vết thương. Hoặc hoa lựu 1 phần, thạch khôi 2 phần, hai thứ sấy khô, tán thành bột mịn, rắc vào tổn thương.
Hoa lựu nên thu hái khi mới nở, dùng tươi hoặc đem phơi trong bóng râm cho khô rồi cất giữ nơi khô ráo để dùng dần. Cũng như vỏ quả và vỏ rễ, hoa lựu không nên dùng cho người bị táo bón.

Cây lựu

Cây lựu

Theo quan điểm phong thủy thì trồng cây Lựu trước cửa nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc, nhất là những ngôi nhà mới cất nên trồng cây Lựu làm cảnh rất thích hợp.


- Lựu (Punica granatum): Cây có nguồn gốc từ Ba tư đến Ấn độ. Cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh từ gốc thành bụi dày. Cành non thường vươn dài, lá xanh bóng mượt mọc đối xứng. Hoa lớn mọc đơn độc ở nách lá, màu đỏ tía. Quả lớn hình cầu, vỏ cứng dày chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tía. Cây ra hoa đỏ rực vào mùa hè và kết trái quanh năm.

Cây lựu có nguồn gốc bản địa Tây Nam Á và được đem trồng tại vùng Kavkaz từ thời cổ đại. Ở Trung Quốc, cây lựu được 1 số nghệ nhân tạo tác thành bonsai và rất được ưa chuộng...

Những cây lựu rất lâu lớn, nên những cây bonsai lựu dưới đây đều có tuổi thọ rất cao. Thân cây hấp dẫn bởi độ vặn xoắn, mộc mạc. Đặc biệt hoa và quả lựu đẹp, lâu tàn...

Cây lựu có tện khoa học là Puni-cagranatum L. Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng .Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà.

Cây Lựu có 3 loại , cây Lựu cho hoa đỏ trái chín có màu đỏ hồng ( Lựu đỏ), cho hoa trắng trái chín màu trắng vàng ( bạch Lựu) và có một loại Lựu chỉ ra hoa có nhiều cánh màu đỏ tươi rực rở trông đẹp mắt nhưng ít khi có trái hay chỉ cho trái nhỏ xíu, được gọi là cây Lựu bông hoặc Lựu Trung Quốc.

Cây lưu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiễu chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi.

Nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây lựu sẽ chết vì vậy cây lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.

Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến  vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bó nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quá ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.

Cây Lựu nói chung rất dễ trồng và chăm sóc, khi trồng chậu hay trồng vào bồn cần để ý đến việc giúp thoát nước cho cây mọc tốt, cây Lựu phải trồng nơi có đầy đủ ánh nắng  ( nắng buổi sáng là tốt nhất) đồng thời thường xuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây Lựu nhất là phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm NPK, phân vi lượng, cây Lựu sẽ cho hoa trái quanh năm.

Việc bón phân cho cây lựu cần thận trọng vì ảnh hưởng đến quả, khi chín phân đạm không được bón nhiều vì khi quả chín, nứt nẻ mất giá trị. Mùa đông bón phốt phát (phosphate), mùa thu bón scories từ 500 đến 800g sau khi xới đất kỹ, để phân ngấm sâu xuống đất, rễ hấp thụ (hút vào và tiêu thụ) nuôi thân, cành, chồi hoa chồi lá. Phèn super phốt phát bỏ vào cuối mùa đông mỗi gốc 300 - 500g.

Nhà vườn thường nhân giống cây Lựu bằng cách chiết cành, vừa nhanh cho cây giống mới, cây Lựu lại mau ra hoa.

Với người trồng cây lựu như cây cảnh thì mới cắt sửa, tạo dáng khi cây lên cao, cắt xuống cách đất 20 - 30cm (2 – 3 tấc) chừa lại 2 - 4 nhánh để làm sườn cây, rồi lại cắt, uốn theo sỡ thích. Còn với người trồng để làm kinh tế thì chỉ cắt những nhánh yếu ớt, chừa những nhánh khỏe mạnh, sẽ cho quả to. Cắt ba nhánh để ra các cành to, khỏe sẽ cho năng suất cao hoàn toàn khác với việc cắt sửa để tạo dáng của nghệ nhân chơi cây cảnh.

Cây Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công, ngoài  biện pháp sử dụng thuốc BVTV ta còn có thể sử dụng nước rửa chén Mỹ Hảo liều lượng 1 cc / cho 1 lít nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ rệp  lúc sáng sớm trước khi nắng lên( không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tưới rửa lại, các con rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.Nếu ở nhà chỉ trồng một cây nên chịu khó tiêu diệt ổ rệp bằng tay sẽ hiệu quả hơn.

Cây Lựu là loài cây cảnh dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục.

Cây lựu chữa bệnh giun sán

Cây lựu chữa bệnh giun sán

Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán

Lựu có tên khoa học là Puni-cagranatum L., là một cây gỗ nhỏ cao đến 3-4 mét, được trồng làm cây ăn quả hoặc làm cảnh; hoa màu đỏ hoặc trắng (bạch lựu). Quả lựu to bằng nắm tay, có lớp vỏ dày, trong chứa nhiều hạt, áo hạt mọng, màu vàng ngà, có vị ngọt, thơm.

Cây lựu được trồng ở nhiều nước châu Á và châu Âu làm cây ăn quả, cây cảnh, cây thuốc. Ở Pháp người ta dùng vỏ rễ, vỏ thân cây lựu để chiết suất alkaloid làm thuốc tẩy giun sán.

Các nghiên cứu cho thấy, vỏ quả lựu có tác dụng diệt trực khuẩn lỵ, dùng chữa lỵ trực khuẩn khá tốt. Vỏ rễ và vỏ thân cây lựu có tác dụng làm cho sán tê liệt và bị đẩy ra ngoài theo phân. Mới đây, các nhà khoa học Israel đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ rệt).

Đông y thường dùng lựu để trừ giun sán, chữa tiêu chảy hoặc bệnh phụ khoa. Một số ví dụ:
- Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, a giao, đương quy mỗi thứ 10 g, hoàng liên, hoàng bá, gừng tươi mỗi thứ 5 g, cam thảo bắc 3 g. Sắc 3 nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7-10 ngày.

- Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
- Tẩy giun đũa, giun kim, giun tóc: Vỏ quả lựu 15 g; binh lang (hạt cau già) 10 g. Sắc sắc 3 lần rồi cô lại còn 100 ml, thêm đường đủ ngọt (20 g). Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.

- Tẩy sán: Vỏ rễ lựu 40 g, đại hoàng 4 g, hạt cau già 4 g. Làm bột thô (to như mảnh ngô xay), sắc 3 lần, cô lại còn 250 ml thuốc. Tối hôm trước ăn nhẹ (cháo hoặc sữa), sáng sớm hôm sau chia nước sắc làm 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 30 phút. Khi đi ngoài, phải nhúng mông vào chậu nước ấm (37 độ C) để sán ra hết (nhớ bổ sung nước nóng để đảm bảo nhiệt độ luôn ở khoảng 35-37 độ C).

Chú ý: Chỉ dùng ấm đất hoặc nồi, xoong nhôm, thép không rỉ để sắc thuốc vì lựu có hàm lượng tanin cao. Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc.

Cây lựu cây cảnh đẹp vị thuốc hay

Cây lựu cây cảnh đẹp vị thuốc hay

Cây Lựu hay Thạch lựu là một loài cây cảnh quen thuộc với người Việt, có thể nó đã được người Việt nâng niu hằng trăm năm trước

Hiện  cây Lựu vẫn là cây cảnh được nhiều nhà vườn bảo tổn,vì nó có ngoại hình đẹp, cây thân gỗ,cành nhánh nhiều, lá nhỏ màu xanh sáng, đặc biệt hoa khá lớn màu đỏ chói rất bắt mắt, mỗi lần hoa nở rộ như cây đang phun lửa giữa trời hè . Chính vì vậy trong tác phẩm Bích câu kỳ ngộ, tác giả đã xem cây lựu là một trong bốn cây biểu trưng của bốn mùa.
Đua chen thu Cúc xuân Đào
Lựu phun lửa hạ, Mai chào gió đông.

Cây Lựu (Punicơ granatum) có nguồn gốc ở Iran và miền tây dãy Hy Mã Lạp Sơn, được trồng làm cây ăn quả, cây cảnh hoặc cây làm thuốc phổ biến ở Iran, Iraq, Azer-baijan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nga và vùng Địa Trung Hải.

Nó cũng được trổng phổ biến ở miền Nam Trung Quốc và vùng Đông Nam Á, trong đó có nước ta. Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, nhiều giống Lựu khác nhau về kiểu hoa và màu hoa ngày càng phát triển phổ biến và đặc biệt được dùng rộng rãi cho việc tạo cây bonsai.

Ở nước ta, hiện nay cây Lựu được trổng khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam. Nhiều nơi chọn giống lựu cao cây, sai quả và quả lớn, hạt nhiều cơm để trồng làm cây ăn quả, sản xuất hàng hóa. Môt số nơi chọn giống lựu thấp cây để trồng làm cảnh. Giống thấp cây cũng có loại hoa thưa do mọc đơn lẻ, nhưng cũng có loại hoa dày đặc do mọc thành cụm.

Lựu không chỉ là cây trồng để ăn quả hay để làm cảnh mà nó còn là một loài cây dược liệu quí, được sử dụng trị bệnh ở rất nhiều nước trên thế giới từ trước đến nay. Ivan A.Ross đã công bố trong tác phẩm Medicinal Plants of the World,xuất bản ở New Jersey năm 1999 việc sử dụng cây Lựu trong nền y học truyền thống của hơn 20 nước  khác nhau từ châu Mỹ, châu Âu đến châu Á. Qua đó cho thấy các bộ phận của cây từ rẽ, thân, lá, hoa đến quả đều được dùng làm thuốc và các chứng bênh thường được điều trị bằng các bộ phận của cây lựu bao gồm tiêu chảy, kiết lị, bỏng, viêm đường hô hấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, tẩy giun sán kể cả sán dây, bệnh giang mai, các bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt…

vỏ lựuQua cuốn Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam , GS. Đỗ Tất Lợi cho biết vỏ rễ lựu trị sán ; vỏ rễ và vỏ thân lựu làm thuốc ngậm chữa đau răng; vỏ quả chữa tiêu chảy và kiết lị. Qua từ điển cây thuốc Việt Nam, Ts. Võ Văn Chi cho biết , thịt quả lựu dùng trợ tim, giúp tiêu hóa, dịch quả tươi làm mát, hạ nhiệt; hạt giúp tiêu hóa; hoa dùng chữa viêm tai đề phòng chảy mủ. Một số tài liệu khác còn cho biết hoa có tác dụng trị các vết thương chảy máu, chảy máu cam, viêm tai giữa, làm ấm phổi, tăng cường tiêu hóa; lá giã nát đắp chữa các vết thương bầm tím, tụ máu, dịch lá dùng rửa các nốt chốc đầu, các nốt đậu mùa chóng lên da non; quả trị chứng quai bị, hắc lào, trĩ ra máu, khí hư, rễ sát khuẩn,chữa cam răng,cam mũi.

Một điều cần lưu ý, vị thuốc từ cây lựu thường được dùng với tên Thạch lựu nên khi sử dụng độc giả không nên nhầm với ” Phan thạch lựu” vì Phan thạch lựu là tên tiếng