Cây lựu
Theo quan điểm phong thủy thì trồng cây Lựu trước cửa nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc, nhất là những ngôi nhà mới cất nên trồng cây Lựu làm cảnh rất thích hợp.- Lựu (Punica granatum): Cây có nguồn gốc từ Ba tư đến Ấn độ. Cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh từ gốc thành bụi dày. Cành non thường vươn dài, lá xanh bóng mượt mọc đối xứng. Hoa lớn mọc đơn độc ở nách lá, màu đỏ tía. Quả lớn hình cầu, vỏ cứng dày chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tía. Cây ra hoa đỏ rực vào mùa hè và kết trái quanh năm.
Cây lựu có nguồn gốc bản địa Tây Nam Á và được đem trồng tại vùng Kavkaz từ thời cổ đại. Ở Trung Quốc, cây lựu được 1 số nghệ nhân tạo tác thành bonsai và rất được ưa chuộng...
Những cây lựu rất lâu lớn, nên những cây bonsai lựu dưới đây đều có tuổi thọ rất cao. Thân cây hấp dẫn bởi độ vặn xoắn, mộc mạc. Đặc biệt hoa và quả lựu đẹp, lâu tàn...
Cây lựu có tện khoa học là Puni-cagranatum L. Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng .Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà.
Cây Lựu có 3 loại , cây Lựu cho hoa đỏ trái chín có màu đỏ hồng ( Lựu đỏ), cho hoa trắng trái chín màu trắng vàng ( bạch Lựu) và có một loại Lựu chỉ ra hoa có nhiều cánh màu đỏ tươi rực rở trông đẹp mắt nhưng ít khi có trái hay chỉ cho trái nhỏ xíu, được gọi là cây Lựu bông hoặc Lựu Trung Quốc.
Cây lưu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiễu chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi.
Nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây lựu sẽ chết vì vậy cây lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.
Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bó nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quá ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.
Cây Lựu nói chung rất dễ trồng và chăm sóc, khi trồng chậu hay trồng vào bồn cần để ý đến việc giúp thoát nước cho cây mọc tốt, cây Lựu phải trồng nơi có đầy đủ ánh nắng ( nắng buổi sáng là tốt nhất) đồng thời thường xuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây Lựu nhất là phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm NPK, phân vi lượng, cây Lựu sẽ cho hoa trái quanh năm.
Việc bón phân cho cây lựu cần thận trọng vì ảnh hưởng đến quả, khi chín phân đạm không được bón nhiều vì khi quả chín, nứt nẻ mất giá trị. Mùa đông bón phốt phát (phosphate), mùa thu bón scories từ 500 đến 800g sau khi xới đất kỹ, để phân ngấm sâu xuống đất, rễ hấp thụ (hút vào và tiêu thụ) nuôi thân, cành, chồi hoa chồi lá. Phèn super phốt phát bỏ vào cuối mùa đông mỗi gốc 300 - 500g.
Nhà vườn thường nhân giống cây Lựu bằng cách chiết cành, vừa nhanh cho cây giống mới, cây Lựu lại mau ra hoa.
Với người trồng cây lựu như cây cảnh thì mới cắt sửa, tạo dáng khi cây lên cao, cắt xuống cách đất 20 - 30cm (2 – 3 tấc) chừa lại 2 - 4 nhánh để làm sườn cây, rồi lại cắt, uốn theo sỡ thích. Còn với người trồng để làm kinh tế thì chỉ cắt những nhánh yếu ớt, chừa những nhánh khỏe mạnh, sẽ cho quả to. Cắt ba nhánh để ra các cành to, khỏe sẽ cho năng suất cao hoàn toàn khác với việc cắt sửa để tạo dáng của nghệ nhân chơi cây cảnh.
Cây Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công, ngoài biện pháp sử dụng thuốc BVTV ta còn có thể sử dụng nước rửa chén Mỹ Hảo liều lượng 1 cc / cho 1 lít nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên( không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tưới rửa lại, các con rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.Nếu ở nhà chỉ trồng một cây nên chịu khó tiêu diệt ổ rệp bằng tay sẽ hiệu quả hơn.
Cây Lựu là loài cây cảnh dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét