Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Ăn Bao Nhiêu Chuối Là Đủ?

Chuối là một nguồn dinh dưỡng tốt và đặc biệt được các bodybuilders ưa thích. Tuy nhiên, cũng có những nguy cơ nhất định kèm theo nếu bạn ăn nhiều chuối. Ảnh hưởng của nó còn tùy thuộc vào mức vận động và thành phần dinh dưỡng hàng ngày của bạn.

Công dụng của quả chuối - ăn bao nhiêu chuối là đủMột quả chuối lớn (136g) có chứa khoảng 121 calo, 1.5g protein, 31g carb, 4g chất xơ. Mật độ năng lượng trong chuối là cao hơn hầu hết các loại hoa quả khác. Chuối chứa khoảng 75 phần trăm nước trong khi đó các loại hoa quả thường chứa trên 80% nước, dưa hấu khoảng 90%.

Protein trong chuối

Có một số tin đồn rằng ăn chuối rất tốt vì nó cung cấp nhiều protein cho bạn. Vậy sự thực là sao?

Chuối chỉ có chứa khoảng 1g protein. Các bodybuilders cần nạp khoảng 2.5-4.5 protein / kg trọng lượng cơ thể, tùy cá nhân. Bạn có thể tham khảo Calo, protein, carb, fat cần cho bodybuilders. Nói cách khác, nguồn protein từ chuối là không đáng kể. Bạn chủ yếu lấy protein từ các nguồn khác như thịt, cá, trứng, hạt, sản phẩm hỗ trợ v.v.

Kali trong chuối

Chuối là một nguồn thức ăn giàu chất kali (400-500 mg), vào khoảng 25% lượng khuyên dùng hàng ngày. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều chuối bạn có thể dẫn đến dư thừa kali. Dư thừa kali có thể dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy, mất sức và nhịp đập tim bất bình thường. Nguy cơ về dư thừa kali tăng theo tuổi.

Carb và Fat

Nhiều carb: Chuối là một nguồn năng lượng tốt dồi dào carb. Chuối có thể tăng cảm giác sung sức. Tuy nhiên, đường trong chuối làm tăng nguy cơ sâu răng.

Thiếu fat: Chuối gần như không có chứa fat. Khi ăn quá nhiều chuối bạn sẽ không còn chỗ để nạp các nguồn năng lượng quan trọng khác. Fat cơ bản là tối cần thiết cho hoạt động chức năng cơ thể.

Vậy ăn bao nhiêu chuối là đủ?

Các bodybuilders dường như ăn quá nhiều chuối và coi chuối là không thể thiếu. Điều này liên quan chủ yếu tới vấn đề giá cả ( bổ và rẻ) và một phần là do ảnh hưởng của tin đồn thổi. Chuối tương đối rẻ và cung cấp nhiều năng lượng. Nhưng ăn chuối không phải là bắt buộc. Thực chất thì các nguồn hoa quả đều có lợi ích riêng của nó và chẳng có gì ăn quá nhiều là tốt cả. Nếu bạn có thể lấy đủ carb từ nguồn khác , thì ăn 1 quả chuối 1 ngày cũng đã là nhiều; nhất là với người mới tập. Nếu bạn là bodybuilders chuyên nghiệp, hay cấp cao, bạn có thể ăn vài quả một ngày nếu muốn vì cường độ tập luyện của bạn là cao, và bạn đã biết cách điều chỉnh dinh dưỡng của mình. Ưu tiên hàng đầu cho chế độ dinh dưỡng vẫn là protein và đủ các nguồn dưỡng chất, vitamin khác. Bạn có thể ăn thêm chuối để bổ sung, đặc biệt khi bạn bị giới hạn về vấn đề kinh phí, thời gian và không đủ calo cho tập luyện. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều chuối, vượt quá mức cơ thể bạn cần, chỉ khiến bạn tăng mỡ.  Nếu mục tiêu của bạn là tăng cân, bạn có thể ăn nhiều chuối hơn. Chuối cũng giúp giảm một số loại bệnh tật. Tóm lại: Ảnh hưởng tiêu cực chính của ăn chuối quá nhiều là nó có thể khiến mất cân bằng dinh dưỡng và tăng mỡ. Một bữa ăn lành mạnh nên bao gồm đủ thành phần dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn đa dạng. Cũng lưu ý thêm là thường xuyên ăn chuối trên 10 quả một ngày có thể dẫn tới quá nhiều chất khoáng, vitamin và có thể dẫn tới những nguy cơ nghiêm trọng.

Công Dụng Của Quả Chuối Theo Đông Y

Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai.

Công dụng của quả chuối theo đông yNước ta có nhiều loại chuối như chuối tiêu, chuối tây, chuối hột. Trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc nhiều nhất.Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng do chứa bột đường (glucose, fructose, sucroe); protein là albumin và globulin, mà được cấu tạo bởi các acid amin cần thiết; các vitamin: A, B, C, H…; các nguyên tố Ca, Fe, Mg, K, Na, Zn… và nhiều enzym: amylase, invertase…

Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai.

Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. Củ chuối: vị ngọt, lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối: vị ngọt, chát, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Hằng ngày có thể ăn 1 – 5 quả; 20 – 30 g vỏ chuối; 60 – 120 g tươi củ chuối.

Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh

Chữa đái ra máu: củ chuối tươi 120 g, cỏ nhọ nồi 30 g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.

Chữa trĩ ra máu: chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.

Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: củ chuối tươi 60 g, rau sam 30 g. Giã nát ép lấy nước, đun âm ấm để uống.

Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ: củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.

Chữa trúng độc do ăn uống: củ chuối tiêu 200 g – 500 g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát. Cho uống để gây nôn.

Phòng và chữa viêm loét dạ dày: chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 50°C, tán bột. Ngày uống 20 – 30 g.

Chuối luộc: chuối chín 2 – 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng cho các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.

Chuối hấp đường phèn: chuối chín 2 – 3 quả, đường phèn 100 g. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày 1 – 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón.

Kiêng kỵ: Không dùng nhiều khi bị tiêu chảy, đầy bụng trướng hơi.

Trồng Chuối Nên Dùng Loại Chồi Nào?

Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính, thường dùng chồi con để trồng. Chuối có hai loại chồi: chồi con đuôi chiên - chồi búp măng và chồi con lá rộng.

Nhân giống chuối bằng chồiLoại chồi con đuôi chiên là đối tượng trồng tốt nhất. Nó được sinh ra khoảng từ tháng 4, tháng 5 trở đi. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, chồi con sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng cũng rất mạnh, loại chồi này nếu được giữ lại để đến tháng 8 – 9 trồng thì rất tốt. Loại chồi này có đường kính gốc to, tỷ lệ đường kính gốc trên đường kính ngọn lớn, cây có dạng như đuôi con cá chiên, nên nó được gọi là chồi đuôi chiên. Chuồi này sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và mau ra buồng, sản lượng cao. Kinh nghiệm bà con ta đều cho biết, nên chọn loại chồi này để nhân giống, cũng như chọn cây con để thay cây mẹ ở những vườn chuối lưu niên.

Dạng hình đuôi chiên cũng còn một loại nữa sinh trưởng vào cuối mùa thu. Chồi này khi sinh ra cũng có dạng hình đuôi chiên, nhưng sang mùa đông, gặp điều kiện nhiệt độ hạ thấp, cây ngừng sinh trưởng và qua đông. Loại chồi này cũng có thể dùng để trồng chuối vụ xuân. Vì được rèn luyện qua mùa đông giá lạnh, cho nên loại chồi này trồng xuống tỷ lệ sống cũng khá cao, song có nhược điểm là sâu bệnh khá nhiều, nhất là sâu vòi voi.

Dạng hình chồi con lá rộng là những chồi được sinh ra trong điều kiện không có cây mẹ (chuối con mồ côi) hoặc ở những cây mẹ yếu ớt. Chồi mọc lên, do không có cây mẹ hỗ trợ nên sớm phải tạo thành bộ lá để có thể sống độc lập. Phần dinh dưỡng mà rễ cây thu được chủ yếu cung cấp cho sự hình thành tán lá nên tốc độ phát triển đường kính thân giả rất chậm. Cây chuối con có hình dạng như ống nứa (tỷ lệ đường kính gốc, ngọn gần bằng 1). Loại chồi này trồng lâu hồi sinh, tốc độ sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp. Trong thực tế sản xuất, nếu đủ con giống, loại này người ta thường hủy bỏ.

Trong 3 loại chồi nói trên, tốt nhất là cây con có dạng đuôi chiên mọc ra từ tháng 4 đến tháng 6.

7 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Quả Chuối Với Sức Khỏe

Quả chuối có rất nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe như làm đẹp da, giảm stress, chống loét dạ dày, tim khỏe mạnh

1. Cung cấp kali

Ăn chuối tốt cho sức khỏeChuối cung cấp cho cơ thể rất nhiều kali, góp phần điều chỉnh huyết áp để duy trì một trái tim khỏe mạnh. Ngoài ra, chuối ngăn chặn sự bài tiết canxi giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương và giòn xương.

2. Cung cấp chất xơ


Chất xơ trong chuối giúp tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, khiến thức ăn di chuyển thông suốt trong đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, chuối cũng góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh ợ nóng.

3. Cung cấp vitamin và khoáng chất

Chuối chứa rất nhiều Vitamin B6 góp phần quan trọng trong việc sản sinh máu. Không những chứa nhiều vitamin C, ma-giê và mangan, chuối còn chứa một loại hợp chất được gọi là cytoclin. Chất này có tác dụng làm gia tăng các tế bào bạch huyết cầu trong máu, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tóm lại, chuối cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể chống lại sự di căn của các tế bào ung thư.

4. Chống loét dạ dày

Các hợp chất tìm thấy trong chuối tạo ra một hàng rào bảo vệ vững chắc chống lại axit clohdric trong dạ dày. Bên cạnh đó, chuối cũng chứa nhiều chất ức chế sự hình thành của vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

5. Làm đẹp da

Vỏ chuối rất hữu ích, có thể dùng để điều trị các bệnh ngoài da như: vảy nến hay mụn trứng cá. Nếu kết hợp với một số thành phần khác thì vỏ chuối là bài thuốc hữu hiệu để giữ ẩm cho tóc, giúp khôi phục lại các chất đã bị mất và lấy lại vẻ bóng đẹp tự nhiên.

6. Cung cấp năng lượng

Chuối là một trái cây cung cấp nhiều calo, với những thành phần tự nhiên chuối giúp chúng ta giảm cân rất hiệu quả.

7. Cải thiện tâm trạng và giảm stress

Một trong những lợi ích của chuối là giảm strees, trong chuối chứa rất nhiều tryptophan, đây là chất giúp chuyển hóa thành serotonin. Với nồng độ serotonin thích hợp, chuối giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Vì vậy ăn chuối sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn tích cực và mục tiêu tươi đẹp trong cuộc sống.

Công Dụng Chữa Bệnh Cực Hay Từ Chuối

Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc.

Chuối chín chữa bệnhDùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai. Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả.

Củ chuối: vị ngọt, lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối: vị ngọt, chát, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Hằng ngày có thể ăn 1 - 5 quả; 20 - 30g vỏ chuối; 60 - 120g tươi củ chuối.

Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng, lại là vị thuốc nhuận tràng nhuận phế trị táo bón, trĩ xuất huyết, phế nhiệt.

Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh:

Chữa đái ra máu: củ chuối tươi 120g, cỏ nhọ nồi 30g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.

Chữa trĩ ra máu: chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.

Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: củ chuối tươi 60g, rau sam 30g. Giã nát ép lấy nước, đun âm ấm để uống.

Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ: củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.

Chữa trúng độc do ăn uống: củ chuối tiêu 200g - 500g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát. Cho uống để gây nôn.

Phòng và chữa viêm loét dạ dày: chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 20 - 30g.

Chuối luộc: chuối chín 2 - 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng cho các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.

Chuối hấp đường phèn: chuối chín 2 - 3 quả, đường phèn 100g. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón.

Kiêng kỵ: Không dùng nhiều khi bị tiêu chảy, đầy bụng trướng hơi.

Ăn Chuối Rất Tốt Cho Sức Khỏe

Chuối là một loại rau quả có thành phần của hầu hết những vi chất cần thiết cho sự biến dưỡng của cơ thể. Ngoài ra chuối có thể điều hoà hoạt động của hệ thần kinh và làm giảm nguy cơ những bệnh về tim mạch do hàm lượng Potassium tự nhiên rất cao có trong chuối.

Một mâm ngũ quả thường có 2 nải chuối nằm phía dưới với những quả chuối mập tròn bao quanh và vươn lên hình tượng như hai bàn tay phù trợ chở che. Chẳng lạ mà nhân dân nhiều nơi có tập tục chuẩn bị một vài nải chuối đẹp để bày biện mâm ngũ quả trong dịp Tết Nguyên đán. Không phải chỉ có ý nghĩa tâm linh hay cầu may mắn; không chỉ là hình ảnh quen thuộc gắn bó, chuối còn là một loại cây trồng ăn quả có nhiều giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh thiết thực. Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae). Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già. Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngâm giấm hoặc làm gỏi trộn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật. Sau đây là một vài công dụng khác của chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm.

1. Chuối là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho hoạt động thể lực

Theo Tiến sĩ  Douglas N. Graham, chuối là một nguồn thực phẩm bổ  sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một bữa ăn chỉ toàn bằng chuối cũng có thể cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động thể lực hàng giờ đồng hồ. Trong chuối có đủ carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo dài khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Những trường hợp này, đường glucose trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thì lượng đường bị hao hụt giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructose trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó. Đặc biệt tỷ lệ potassium cao trong chuối còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên, chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.

2. Chuối chín có tác dụng làm hạ huyết áp


Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuối để làm hạ huyết áp. Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở Trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như Trường đại học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết quả này. Ăn chuối chín có thể làm hạ huyết áp mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp. Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng Potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong 100gram thịt chuối có đến 396mg khoáng chất này, trong khi chỉ có 1mg sodium. Sự tương quan giữa muối sodium và potassium có liên quan đến việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi sodium, thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối Potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng huyết áp. Vào tháng 10 năm 2000, FDA (Cơ Quan Quản lý Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ) đã chính thức công nhận “những loại thực phẩm giàu potassium và ít Sodium có khả năng làm giảm nguy cơ cholesterol cao và đột quị.” Cơ quan này cũng đánh giá chuối thuộc nhóm thực phẩm ưu tiên cho yêu cầu này vì chuối không những có hàm lượng potassium cao, mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng khác. Có lẽ đây là lý do khiến gần đây ở phương Tây người ta đã phổ biến tiêu ngữ “A banana a day keeps the doctor away” (Ăn một trái chuối mỗi ngày để không cần đến thầy thuốc). Căn cứ vào những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Mỹ cho rằng nhu cầu potassium trung bình cho một người để hạn chế hoặc ngăn ngừa nguy cơ đột quị là 3gram mỗi ngày.
Ăn chuối tốt cho sức khỏe
3. Chuối chín chữa bệnh táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già

Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hoà  tan. Chất xơ không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất xơ còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già.

4. Chuối xanh chữa bệnh loét dạ dày, tá  tràng

Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loại chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này. Kết quả này cũng phù hợp với kinh nghiệm dân gian dùng chuối xanh phơi khô tán bột để trị bệnh loét dạ dày. Điều đáng lưu ý là khoa học đã xác định chuối phơi khô ở nhiệt độ thấp tức kỹ thuật phơi âm can (phơi trong bóng râm) của y học tổ truyền. Cách phơi khô trực tiếp dưới ánh mặt trời hoặc sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm chuối mất đi tác dụng chữa bệnh này.

Tóm lại, chuối là  một nguồn dinh dưỡng quí giá lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn của mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ăn chính, cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn chính.

Lưu  ý

Chuối được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên những người có bệnh đái tháo đường chỉ nên dùng chuối theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nên Tập Cho Trẻ Thói Quen Ăn Chuối

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, đối với trẻ em, chất xơ của chuối có tác dụng làm cho ruột hoạt động đều, giúp phòng chống táo bón, đặc biệt là rất có lợi cho miễn dịch của trẻ…

BS. Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện nhi đồng 2 – TP.HCM cho rằng, chuối – một loại trái cây thông dụng, rẻ tiền hiện nay tại Việt Nam, song đó là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với trẻ con. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, đối với trẻ em, chất xơ của chuối có tác dụng làm cho ruột hoạt động đều, giúp  phòng chống táo bón, đặc biệt là rất có lợi cho miễn dịch của trẻ…

“Nên tập cho trẻ ăn chuối tươi sẽ tốt hơn là ăn những loại thực phẩm đã được đóng gói và chế biến sẵn. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn các loại thức ăn đặc, lúc này các bà mẹ có thể tập cho trẻ ăn trái cây và chuối, một trong những thức ăn đầu tiên có thể dùng cho trẻ khi bắt đầu ăn dặm. Các chất carbohydrat, protein, chất xơ, vitamin… có trong chuối sẽ giúp cho trẻ nhỏ dễ tiêu hóa hơn. Trong chuối có hàm lượng kali, magnesium khá cao sẽ giúp cơ bắp hoạt động tốt hơn, êm dịu thần kinh, và nhất là bổ sung chất điện giải bị hao hụt khi bị tiêu chảy. Các cháu trong độ tuổi nhi đồng, ăn 1, 2 trái chuối xem ra vẫn tốt hơn là các loại bánh snack…” – BS. Thu Hậu chia sẻ.
ăn Chuối tốt cho sức khỏe
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy có khá nhiều thông tin lý thú về chuối như chuối cung cấp khá nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ). Trong chuối có đủ 8 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin. Có thể nói chuối không chỉ tốt đối với trẻ nhỏ, mà với người lớn nếu ăn 1, 2 trái chuối mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể thêm năng lượng, vitamin, khoáng chất giúp tiêu hóa tốt, điều hòa huyết áp, làm da và tóc đẹp hơn và thậm chí còn làm giảm bớt stress…

BS. Thu Hậu cho biết thêm, chuối có thể được nghiền nát và trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột để làm thức ăn cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, có thể làm cho bữa ăn của bé đa dạng hơn bằng cách trộn chuối với các loại thực phẩm khác tốt cho sức khỏe như khoai lang, bơ, bí đỏ, lê và thậm chí cả đậu hũ, để bé thưởng thức. Chuối có thể dùng chung với yaourt, với những miếng nhỏ lẫn trong yaourt để trẻ khám phá hương vị mới khi tập nhai. Các bà mẹ cũng có thể dùng chuối hoặc bột chuối để chế biến thành bánh nướng, bánh chiên, kem chuối, sinh tố chuối dâu hay chuối xoài… để bé ăn vào bữa xế.

Chuối không có chất hay gây dị ứng. Vì vậy các bà mẹ sẽ không cần phải lo lắng là bé bị dị ứng với chuối. Tuy nhiên, chúng ta cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn nghi ngờ con bạn bị dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào. Với lớp vỏ dày, chuối là một trái cây khá an toàn về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm…

Chuối Tốt Cho Sức Khỏe Bà Bầu

Chuối là loại quả cung cấp kali và axit folic tuyệt vời. Bên cạnh đó, chuối còn giàu vitamin B6, đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

ăn chuối tốt cho bà bầuChuối hỗ trợ tiêu hóa

Khi mang thai, phụ nữ thường hay bị táo bón. Lời khuyên của bác sĩ chính là hãy ăn nhiều chuối. Trong chuối có chứa nhiều chất xơ có tác động tích cực tới hệ tiêu hóa và giúp nhuận tràng.

Bên cạnh đó, chuối còn có chứa hợp chất để giảm axit chống viêm loét niêm mạc dạ dày, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào niêm mạc.

Chuối giúp chống trầm cảm
Chuối còn có tác dụng thúc đẩy não sản xuất ra chất serotonin 5, chất này có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm đau và giảm các tiết tố gây ra ức chế cảm xúc ở phụ nữ mang thai.

Trong thời kỳ thai nghén, nếu bạn cảm thấy tâm trạng mình không được tốt, hay buồn rầu thì hãy ăn chuối để làm tăng nồng độ chất serotonin trong não. Điều này sẽ giúp làm giảm chứng trầm cảm và khiến tâm trạng của bà bầu vui vẻ hơn.

Làm giảm huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ

Trong chuối có chứa ít chất béo, lượng cholesterol trong chuối gần như bằng không. Trong khi đó, chuối lại có chứa hàm lượng kali cao và hạn chế các tổn thương mạch máu do ức chế ion Na +.

Thực tế đã chứng minh rằng nếu thường xuyên ăn chuối, các bà bầu có thể giảm tới 23,6% tỷ lệ đột quỵ.

5 Mẹo Hay Với Vỏ Chuối

Chuối không chỉ có công dụng với sức khỏe mà ngay cả vỏ chuối cũng có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống đấy. Dưới đây là 5 mẹo hay với vỏ chuối mà các bạn nên biết để có thể tận dụng tối đa các công dụng của chuối.

Làm trắng răng

Với những người có hàm răng ố vàng, chuối cũng là bài thuốc hiệu quả giúp bạn có được nụ cười trắng sáng trở lại. Trước khi đánh răng, bạn lấy phần mặt trong của quả chuối ,chà lên răng trong vòng 2 phút rồi đánh răng với kem như bình thường. Bạn cũng có thể đánh răng trước rồi chà lại bằng vỏ chuối,sau đó súc miệng lại bằng nước ấm cũng cho hiệu quả tương tự.

Đánh bóng giày

Tác dụng của vỏ chuốiNhững đôi giày lâu ngày không đi, hoặc đi nhiều khiến bụi bẩn mất đi độ sáng bóng vốn có của nó, thật đơn giản hãy làm mới đôi giày bằng chính vỏ chuối mà bạn định vứt đi. Lấy phần bên trong của quả chuối chà nhẹ lên giày để 1 lát rồi lau lại bằng vải sạch,chắc chắn giày của bạn sẽ sáng bóng trở lại.

Giảm ngứa, sưng phồng do muỗi đốt

Nếu bạn đang ở nhà mà bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, nếu không có thuốc kem trị côn trùng cắn thì hãy ngay lập tức kiếm một quả chuối, sử dụng phần bên trong của vỏ chuối chà vào vết cắn sẽ giúp vết muỗi cắn đỡ ngứa và sưng hiệu quả. Bạn hãy thử làm xem nhé, hiệu quả lắm đấy.

Loại bỏ những cái mụn cóc, mụn cơm đáng ghét

Bỗng một buổi sáng thức dậy bạn phát hiện trên mặt có một cái mụn thật đáng ghét, đừng vội lo lắng, hãy nhanh chóng kiếm một quả chuối, bóc lấy vỏ và chà xát phần mặt bên trong của vỏ chuối lên phần mụn cóc,mụn cơm rồi cắt một lát chuối đắp vào mụn, dùng vải sạch băng một  lại, làm liên tục trong vài ngày, mụn sẽ biến mất.

Vãn hồi băng đĩa bị trầy xước nhẹ


Với những băng đĩa bị trầy xước nhẹ,bạn cũng có thể thực hiện cách làm đơn giản sau:  Chà chuối đã bóc vỏ vào đĩa, sau đó chà xát phần bên trong của vỏ chuối lên trên bề mặt của đĩa. Rửa sạch lại đĩa với nước, sau đó đánh bóng bằng vải và để đĩa khô.

Trên đây là 5 mẹo hay với vỏ chuối mà các chị em phụ nữ nên bỏ túi cho riêng mình, chuối không chỉ để ăn mà vỏ chuối còn giúp ích rất nhiều trong việc làm trắng răng, sáng bóng bề mặt đôi giày của bạn… Chúc các chị em phụ nữ sẽ hài lòng với thông tin bổ ích này.

Chuối - Cây Thuốc Đa Năng

Quả chuối cung cấp nhiều kali, phốt pho, magiê, sắt, canxi, tinh bột và đường, vitamin A, C, B... nên rất bổ dưỡng, giúp phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương và sức đề kháng.

Nếu tóc rụng nhiều, bạn có thể dùng nước nhựa trong của cây chuối để bôi vào vùng da đầu hằng ngày. Nhựa chuối có tác dụng ngăn rụng tóc và giúp tóc mọc lại. Mỗi ngày cần dùng 30 ml để bôi.

Đông y cho rằng, những người phổi yếu, đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn, cơ thể hàn không nên ăn chuối.

Một số bài thuốc hay từ chuối:
Sỏi thận, mật, bàng quang: Lấy nước từ cây chuối hột, uống vào buổi sáng một chén. Dùng liên tục 1-2 tháng mới hiệu quả. Hoặc: Lấy quả chuối hột già hoặc mới chín vàng, đốt không cháy hoàn toàn (đốt tồn tính), sau tán thành bột, uống mỗi lần một muỗng cà phê bột chuối với 30 ml rượu nếp trước bữa ăn 30 phút, ngày uống 2 lần và liên tục 1-2 tháng. Cần kiên trì, sẽ hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: 
Lấy một chén nước từ cây chuối hột uống vào mỗi buổi sáng, sẽ tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu. Hoặc: Dùng quả chuối hột già hoặc vừa chín, xắt mỏng, phơi khô, sắc uống thay nước trong ngày.

Viêm loét dạ dày: 
Chuối hột già đem sắt mỏng, phơi khô trong râm mát, tán bột, uống mỗi lần 2 muỗng cà phê với nước nóng vào trước bữa ăn, ngày 3 lần. Dùng liên tục 1-2 tuần.

Chữa đau nhức răng: Lấy củ cây chuối hột, giã nát cùng một chút phèn chua và muối ăn, sau cho vào vải sạch vắt lấy nước cốt đủ để ngậm 3-5 lần trong ngày, làm như vậy trong 3-5 ngày liền sẽ hết đau nhức.

Trị lang ben, hắc lào: Dùng quả chuối tiêu xanh cắt theo chiều dọc của quả rồi chà xát vào vùng lang ben hay hắc lào sau khi đã làm sạch. Làm như vậy đến khỏi thì thôi.

Giải độc trong thực phẩm: Dùng quả chuối xanh thái mỏng ăn sống chung với các loại rau sống khác sẽ trừ được các chất độc có ở rau sống hay thịt cá.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hằng ngày ăn 3-5 quả chuối chín, sẽ góp phần làm giảm huyết áp vì trong chuối chứa nhiều kali.

Trị tiêu chảy: Lấy 1 quả chuối tiêu xanh, rửa sạch, xắt lát mỏng rồi chấm với muối ăn.

Hỗ trợ chữa phù do suy tim, viêm thận: Hằng ngày lấy một quả chuối tiêu chín ăn chung với cơm mỗi bữa. Tác dụng chống phù là nhờ khả năng lợi tiểu của chuối.

Dùng Chuối Xanh Chữa Bệnh

Chuối là một loại quả quen thuộc với người dân Việt Nam. Và chuối cũng là một vị thuốc khá công hiệu đối với một số bệnh. Chuối có nhiều loại, nhưng chỉ có chuối tiêu, chuối tây và chuối hột cho quả xanh làm thuốc chữa bệnh

Chuối tiêu:

Quả xanh chuối tiêu thường được thái mỏng ăn ghém với các loại rau thơm trong món gỏi cá, nộm sứa để bớt tanh và đề phòng đi lỏng. Nhựa quả chuối xanh mới cắt khỏi cây dùng bôi chữa hắc lào.

Một số nhà khoa học đã chứng minh rằng chuối tiêu xanh được dùng hằng ngày dưới dạng bột chữa chứng loét dạ dày rất tốt. Nó có tác dụng kích thích sự phát triển của lớp màng nhày trong dạ dày, làm cho màng này dày lên, ngăn cản sự tấn công của dịch vị vào thành dạ dày và tạo điều kiện cho các vết loét chóng lành.

Các nhà khoa học cũng đã kết luận: một khẩu phần ăn hằng ngày có chuối tiêu xanh chắc chắn giúp tránh được bệnh loét dạ dày. Các bác sĩ dinh dưỡng ở Anh lại coi tinh bột của quả chuối tiêu xanh là nhân tố quan trọng có tác dụng phòng ngừa ung thư đường ruột.

Chuối hột (chuối chát):

Có tác dụng chữa sỏi bàng quang.

Cách dùng như sau: Quả chuối hột xanh đem thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày. Mỗi lần lấy 50-100g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2-3 lần vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà uống. Hoặc tán dược liệu thành bột, rây mịn, uống mỗi ngày 30-50g chia làm hai lần.

Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc mà pha loãng, uống làm nhiều lần trong ngày.

Chuối tây:

Có tác dụng chữa tiêu chảy ở trẻ em.

Ở Nam Bộ, người ta hay cho trẻ em bị tiêu chảy ăn quả chuối tây xanh luộc chín thấy có kết quả tốt.

Hoặc lấy quả chuối tây già chưa chín, gọt bỏ vỏ, rửa sạch bằng nước muối, cắt thành miếng mỏng, phơi hoặc sấy cho thật khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Dùng bột này trộn với bột gạo, quấy cho trẻ ăn.

Một số bệnh viện đã nấu bột chuối tây xanh theo công thức sau: Bột chuối (50g) hòa với nước, nấu chín, rồi thêm đường kính (50g) và muối ăn, khuấy đều, để nguội, cho trẻ ăn hết trong một ngày.

Bột chuối tây xanh chữa được tiêu chảy là do trong quả có nhiều tanin, hơn nữa, các muối trong quả chuối cũng có tác dụng bù đắp lượng muối của cơ thể mất đi trong quá trình bị bệnh. Bột này cũng có khả năng phòng tiêu chảy, chống rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và ợ chua.

Chuối Hột Chữa Sỏi Thận

Quả chuối hột - còn gọi là chuối chát thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào

Quả chuối hột chữa bệnhChuối hột mọc hoang và được trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

Cũng có thể lấy quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

Chuối hột còn được dùng trong các trường hợp sau:

Chữa bệnh tiểu đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài để ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và việc đào củ phức tạp nên có thầy thuốc cải tiến cách làm và cũng thu được hết quả tốt: Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: 
Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giảm sốt và không nói mê.

Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.

Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.

Bệnh Chùn Đọt Trên Cây Chuối

Đây là bệnh nguy hiểm trên cây chuối, nhất là trên chuối già, chuối cau. Theo nhiều nhà vườn, chuối bị bệnh chùn đọt chỉ có đốn bỏ mới hết bệnh và trong vài năm trở lại đây bệnh càng lan rộng, gây thất thu rất lớn cho nhà vườn.

“Bó tay” với bệnh chùn ngọn

Chị Mười Nghi ở ấp Tân Thới, xã Tân Hạnh (Long Hồ) cho biết, chị chuyển đổi 4,5 công ruộng lên liếp lập vườn trồng cây ăn trái từ năm 2007. Tranh thủ đất còn trống, chị trồng xen chuối già, chuối cau và chuối xiêm để “lấy ngắn nuôi dài”. Chuối xiêm thì ăn bền cho đến nay, còn chuối già, chuối cau ăn được hơn 2 mùa thì bắt đầu xuất hiện bệnh chùn đọt. Năm đầu chỉ có vài cây, sau tăng dần và lan nhanh khắp vườn. Chị tưởng chuối bị tiêm, bỏ thuốc Basudin 10 quanh gốc nhưng không hết, cuối cùng đành đốn bỏ từ từ. Mà có điều lạ là sau khi chặt bỏ cây mẹ thì cây chuối con mọc lên tiếp tục bị bệnh hoặc dùng dao đã chặt cây bị bệnh chặt cây chuối già khác không bị bệnh thì cây này sau một thời gian sẽ bị bệnh. Những cây chuối bị bệnh có lá hẹp lại, đâm thẳng và bó xít vào nhau, cuống lá ngắn lại, lá giòn và rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những gân sọc màu xanh sậm. Còn cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng. Còn cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này khi có buồng, buồng chuối trổ sẽ không thoát ra khỏi bẹ hoặc nếu có trổ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không được hoặc buồng trổ ra ngang thân.

Phòng bệnh chùn đọt chuối

Theo các nhà khoa học, bệnh chùn đọt chuối do siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây ra, do một loài rệp có tên là Pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối làm trung gian truyền bệnh từ cây mẹ sang cây con qua con đường cây giống hoặc từ cây này sang cây khác qua vết cắt. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa, những nơi đất trồng luôn ẩm ướt. Những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại, rậm rạp... thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác. Một khi cây đã bị nhiễm bệnh thì thông thể chữa trị được. Vì thế muốn hạn chế bệnh phải phòng ngừa là chính.

Một số biện pháp cơ bản sau đây được khuyến cáo áp dụng

Trong lập vườn chuối: không nên lập vườn bên cạnh vườn đang bị bệnh để tránh bị lây bệnh. Thường xuyên vệ sinh vườn tược, cắt bỏ bớt những lá chuối già, lá khô và những cây con nếu thấy vườn trồng dày... để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa bằng phát quang cỏ dại và tạo mương thoát nước tốt. Chăm sóc tốt vườn chuối để cây chuối sinh trưởng tốt có sức chống chịu bệnh.

Nếu phát hiện cây bị bệnh thì chặt bỏ cả cây, bứng hết cả bụi rồi đưa ra khỏi vườn chôn sâu hoặc tiêu hủy để tránh lây lan. Tuyệt đối không lấy cây chuối con ở những vườn chuối, bụi chuối đã bị bệnh làm giống trồng tiếp. Có thể dùng một số loại thuốc hóa học phun xịt để diệt rệp: Sherzol 205EC, Sherpa 10EC hoặc 25EC, Supracide, Mospilan,... Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không giảm thì nên thay chuối già, chuối cau bằng giống chuối xiêm, chuối ngự và nên luân canh với cây trồng khác vài năm rồi lại quay trở lại trồng chuối già, chuối cau.
Bệnh chùn đọt chuối

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Giảm Cân Hiệu Quả Và An Toàn Với Quả Chuối

Chuối chứa chất norepinephrine, chất có khả năng phân giải các chất béo có trong cơ thể và ngăn chặn quá trình tích tụ mỡ thừa

Chuối  chứa chất norepinephrine, chất có khả năng phân giải các chất béo có trong cơ thể và ngăn chặn quá trình tích tụ mỡ thừa, và nhiều chất xơ nên có thể giúp bạn cảm thấy no lâu và hạn chế được cảm giác thèm ăn, hỗ trợ đắc lực cho việc giảm cân. Vì thế, giảm cân với quả chuối mang tính hiệu quả và khá an toàn.

1. Chế độ giảm cân bằng chuối

Giảm cân bằng chuối là một phương pháp nổi tiếng của dược sĩ người Nhật Sumiko Watanabe và ngày càng được nhiều người tin theo. Không chỉ giúp giảm trọng lượng cơ thể, cách này còn giúp đốt cháy lượng mỡ thừa quanh bụng, làm khuôn mặt thon nhỏ và nở nang vòng 1.

Giảm cân bằng chuối không có nghĩa là bạn sẽ ăn chuối trừ bữa trong cả ngày mà đơn giản, bạn chỉ cần ăn chuối với lượng đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, ăn cho đến khi bạn cảm thấy đủ mà thôi. Kết hợp chế độ ăn giảm cân bằng chuối với uống nước và một chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục, bạn sẽ có được hiệu quả giảm cân như ý muốn.

Chia sẻ bí quyết giảm cân bằng chuối, cô nàng Seo In Young, cựu thành viên của nhóm Jewelry của Hàn Quốc cho biết cô đã giảm được tới 6 kg trong vòng 4 tuần

2. Thực đơn giảm cân bằng chuối

Đối với bữa sáng, bạn chỉ cần ăn một vài quả chuối và uống nước . Sau đó, bạn có thể dùng bất cứ thực đơn yêu thích nào cho bữa trưa và tối nhưng hạn chế món tráng miệng nhiều nước. Ngoài ra, để phương pháp này đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần kết hợp với việc tập thể dục (không cần quá sức). Cụ thể như sau:

- Bữa sáng: 1 – 2 quả chuối, 2 tách nước.

- Bữa trưa: Đồ ăn ít dầu mỡ và đủ năng lượng.

- Bữa tối: Món ăn làm từ gạo và các loại rau, thảo mộc.

Lưu ý:

- Giữa bữa trưa và bữa tối, nếu cảm thấy đói, bạn hãy ăn 1/2 – 1 quả chuối.

- Chuối có rất nhiều đường nên sẽ không phù hợp với người giảm cân bị mắc bệnh tiểu đường

Các Bài Thuốc Dân Gian Từ Cây Chuối Hột

Theo y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang

Chuối hột có tên khoa học là Musa brachycarpa Back., họ Chuối (Musaceae). Dân gian thường gọi là chuối chát, thường dùng quả xanh, gọt bớt lớp vỏ ngoài, sau đó bào thành lát để dùng trong các món cuốn chung với các loại rau sống, khế, hoặc trộn gỏi, bóp thấu, chấm mắm nêm hoặc mắm tôm. Ngoài các thành phần chất dinh dưỡng tốt như đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao vì vậy chuối xanh chát nhiều hơn ngọt. Tanin trong chuối xanh có tác dụng làm săn se niêm mạc nên tránh được tiêu chảy khi ăn chung với những món ăn có nhiều rau sống, lạnh bụng.

Theo y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang, dùng 30-50g quả chuối chát thái mỏng sao vàng hạ thổ rồi lường 4 chén nước sắc còn 1 chén uống mỗi ngày, hoặc hãm nước sôi uống như trà mỗi ngày, thời gian khoảng 1 tháng có kết quả.

Nhiều tài liệu ghi chép dân gian dùng tất cả các bộ phận của chuối hột để làm thuốc.

1. Hạt chuối hột (chỉ lấy ở quả chuối chín)

- Chữa sạn thận, chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như uống nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

- Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp, 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống.

- Chữa hắc lào, lấy quả xanh còn ở trên cây, cắt đôi, hứng lấy nhựa, bôi hàng ngày vào chỗ hắc lào. Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với rau sống ăn với sứa, với gỏi cá giảm độ tanh và đề phòng tiêu chảy.

3. Vỏ quả chuối hột

- Chữa kiết lỵ, lấy 20g vỏ quả chuối hột, 20g vỏ quả lựu, 10g búp ổi, phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước uống.

- Chữa đau bụng kinh, lấy 40g vỏ quả chuối hột, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột. Quế chi 4g, cam thảo 2g, tán bột. Trộn đều luyện với mật ong thành viên 5g, uống 1 viên 3 lần trong ngày với nước ấm.

4. Củ chuối hột

- Chữa cảm nắng, sốt cao, lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống có thể chữa được cảm nắng, sốt cao, mê sảng.

- Chữa kiết lỵ ra máu, dùng củ chuối hột kết hợp với củ sả, mỗi thứ 4g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống cả một lần trong ngày.

5. Lá chuối hột

- Dùng để gói bánh ít các loại giúp cho mùi bánh thơm và không độc so với các loại lá chuối khác.

- Chữa băng huyết, nôn ra máu, lấy 10g lá chuối và 20g tinh tre, phơi khô đem đốt tồn tính tán nhỏ, hãm nước sôi uống ngày 1 lần.

6. Hoa chuối hột

hoa chuoi- Chữa sản phụ thiếu sữa, hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm gỏi ăn để tăng tiết sữa ở sản phụ mới sinh con.

- Chữa táo bón, hoa chuối luộc hoặc trộn gỏi gà ăn để tăng cường chất xơ chống táo bón, nhưng nhớ luộc kỹ để loại bỏ chất chát. Uống nước hoa chuối còn giúp loại acid uric và cặn lắng trong bàng quang, giúp loại bỏ chất độc trong người. Đặc biệt do bắp chuối ở trên cây nên đảm bảo sạch và không có thuốc trừ sâu, an toàn hơn các loại rau khác.

7. Thân chuối hột

- Giúp ổn định đường huyết, chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 – 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết. Nhưng cách dùng này thì phải bỏ mất cây chuối nên cũng hơi cầu kỳ.

- Chữa phù, theo một số tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột còn có tác dụng lợi tiểu mạnh.

Hiện nay ở các quán nhậu bình dân thì món rượu chuối hột cũng là món ưa thích của nhiều quý ông vì tin rằng nó giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực phái mạnh, vì vậy nếu uống rượu pha chế không đúng quy cách cũng đã xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc rượu chuối hột, do đó cũng nên giới thiệu cách để chế biến một bình rượu chuối hột ngon, hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn.

Cách ngâm rượu chuối hột ngon

Chọn chuối hột thật chín, lột bỏ, ép mỏng phơi nắng (nhớ che để giữ không cho ruồi nhặng hoặc bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt.

Rượu ngâm phải là rượu trắng, không tạp (thường gọi là rượu cốt, rượu nguyên chất, rượu nếp hoặc gạo đều được, nồng độ rượu > 40 độ).

Dụng cụ ngâm rượu phải là bình thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào 1/3 bình, đổ rượu đầy 2/3. Đậy kỹ nắp, khoảng 3 tháng là uống được, để càng lâu càng tốt. Rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt. Dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ yên giấc.

Tuy vậy nhưng rượu chuối hột vẫn được xếp vào loại rượu thuốc, không phải uống để nhậu xỉn. Liều dùng 10 – 20ml uống trong bữa ăn.

Có thể gia thêm với chuối hột các vị thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ thận như Đỗ trọng, Ba kích, Ngưu tất, Tục đoạn, Đại táo, Long nhãn, Đương quy, Thục địa, Câu kỷ tử, Bạch thược, Xuyên khung, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Quế chi (4-8g mỗi vị), các vị thuốc này cũng được rửa sạch, phơi khô và nên mua ở các cơ sở y học cổ truyền uy tín, có thể thêm ít mật ong để có một bình rượu thơm ngon.

Chú ý: thuốc rượu do dùng rượu trắng hay rượu nếp để ngâm, nên các thành phần hoạt chất có trong chuối hột sẽ được chiết xuất và khuếch tán hoàn toàn trong rượu, nếu dùng chữa bệnh chỉ nên dùng khi nào khỏi bệnh thì ngưng, không nên dùng lâu dài với liều cao hơn 30ml/ ngày, vì có những thuốc tuy không có biểu hiện ngộ độc cấp tính nhưng khi dùng từ 3-6 tháng lại có các biểu hiện ngộ độc. Ngoài ra rượu cũng có điểm lợi là nó giúp dẫn thuốc nhanh, tác dụng nhanh, biến dưỡng và đào thải cũng nhanh, nhưng điểm hại là khi uống nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Hơn nữa chuối hột dùng lâu cũng có tác dụng phụ là gây kích ứng niêm mạc dạ dày do ngộ độc tanin, người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ đang có thai và sau khi sanh không nên dùng. Người bị huyết áp cao cũng không nên dùng.

Lợi Ích Tuyệt Vời Của Quả Chuối

Mặc dù chuối nhanh bị thâm và chỉ ăn ngon trong thời gian nhất định, nhưng chuối có rất nhiều giá trị dinh dưỡng phù hợp với chế độ ăn kiêng của bạn và hỗ trợ hiệu quả quá trình tập thể dụng của bạn.

Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi: Chuối rất giàu kali, đây là một chất góp phần giúp trái tim khỏe mạnh và huyết áp ổn định. Đối với những người phải vận động nhiều hàng ngày, được cung cấp đủ kali sẽ giúp họ không bị chuột rút và nhức mỏi cơ. Chuối cũng cung cấp vitamin B6 giúp tăng cường hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.

Chuối là đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe: Chuối không chỉ ít béo và ít calori mà còn chứa chất xơ giúp bạn đỡ đói giữa buổi và tránh ăn quá nhiều trước bữa chính. Chuối cũng dễ tiêu hóa, chính vì vậy mà chuối là thức ăn nhẹ tuyệt vời mà bạn nên ăn trước khi tập thể dục.
Sinh tố chuối
Một cốc sinh tố chuối giúp bạn hấp thụ tốt Vitamin B6 giảm stress hiệu quả
Chuối có tác dụng chữa bệnh: Chuối còn được xem là một bài thuốc chữa ợ nóng. Chuối có tác dụng giảm nồng độ a-xít, làm dịu cơn đau dạ dày. Chuối cũng chứa pectin, một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa tốt và giảm táo bón. Vitamin B6 trong chuối giúp não giải phóng serotonin, chất này giúp giảm stress và giúp bạn giải quyết rắc rối một cách bình tĩnh hơn.

Giá Trị Dinh Dưỡng Và Chữa Bệnh Của Quả Chuối

Chuối là một loại rau quả có thành phần của hầu hết những vi chất cần thiết cho sự biến dưỡng của cơ thể. Ngoài ra chuối có thể điều hoà hoạt động của hệ thần kinh và làm giảm nguy cơ những bệnh về tim mạch do hàm lượng Potassium tự nhiên rất cao có trong chuối.

Ăn chuối tốt cho sức khỏeMột mâm ngũ quả thường có 2 nải chuối nằm phía dưới với những quả chuối mập tròn bao quanh và vươn lên hình tượng như hai bàn tay phù trợ chở che. Chẳng lạ mà nhân dân nhiều nơi có tập tục chuẩn bị một vài nải chuối đẹp để bày biện mâm ngũ quả trong dịp Tết Nguyên đán. Không phải chỉ có ý nghĩa tâm linh hay cầu may mắn; không chỉ là hình ảnh quen thuộc gắn bó, chuối còn là một loại cây trồng ăn quả có nhiều giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh thiết thực. Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae). Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già. Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngâm giấm hoặc làm gỏi trộn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật. Sau đây là một vài công dụng khác của chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm.

Chuối chín có tác dụng làm hạ huyết áp

Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuối để làm hạ huyết áp. Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở Trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như Trường đại học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết quả này. Ăn chuối chín có thể làm hạ huyết áp mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp. Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng Potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong 100gram thịt chuối có đến 396mg khoáng chất này, trong khi chỉ có 1mg sodium. Sự tương quan giữa muối sodium và potassium có liên quan đến việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi sodium, thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối Potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng huyết áp. Vào tháng 10 năm 2000, FDA (Cơ Quan Quản lý Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ) đã chính thức công nhận “những loại thực phẩm giàu potassium và ít Sodium có khả năng làm giảm nguy cơ cholesterol cao và đột quị.” Cơ quan này cũng đánh giá chuối thuộc nhóm thực phẩm ưu tiên cho yêu cầu này vì chuối không những có hàm lượng potassium cao, mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng khác. Có lẽ đây là lý do khiến gần đây ở phương Tây người ta đã phổ biến tiêu ngữ “A banana a day keeps the doctor away” (Ăn một trái chuối mỗi ngày để không cần đến thầy thuốc). Căn cứ vào những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Mỹ cho rằng nhu cầu potassium trung bình cho một người để hạn chế hoặc ngăn ngừa nguy cơ đột quị là 3gram mỗi ngày.

Chuối là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho hoạt động thể lực

Theo Tiến sĩ  Douglas N. Graham, chuối là một nguồn thực phẩm bổ  sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một bữa ăn chỉ toàn bằng chuối cũng có thể cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động thể lực hàng giờ đồng hồ. Trong chuối có đủ carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo dài khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Những trường hợp này, đường glucose trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thì lượng đường bị hao hụt giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructose trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó. Đặc biệt tỷ lệ potassium cao trong chuối còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên, chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.

Chuối xanh chữa bệnh loét dạ dày, tá  tràng

Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loại chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này. Kết quả này cũng phù hợp với kinh nghiệm dân gian dùng chuối xanh phơi khô tán bột để trị bệnh loét dạ dày. Điều đáng lưu ý là khoa học đã xác định chuối phơi khô ở nhiệt độ thấp tức kỹ thuật phơi âm can (phơi trong bóng râm) của y học tổ truyền. Cách phơi khô trực tiếp dưới ánh mặt trời hoặc sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm chuối mất đi tác dụng chữa bệnh này.

Chuối chín chữa bệnh táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già

Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hoà  tan. Chất xơ không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất xơ còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già.

Tóm lại, chuối là  một nguồn dinh dưỡng quí giá lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn của mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ăn chính, cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn chính.

Lưu  ý: Chuối được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên những người có bệnh đái tháo đường chỉ nên dùng chuối theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thành phần dinh dưỡng của chuối

100 gram thịt chuối cung cấp:

92 kcal, 1,03g protein, 396 mg Kali, 1 mg Natri, 6 mg Calcium ,  0,31 mg Fe , 29 mg Mg, 20 mg P.,  0,16 mg Zn,  0,104 mg Cu, 0,152 mg Mn, 1,1 mcg Se, 9,1 mg Vitamin C , 0,045 mg Thiamin, 0,1 mg Riboflavin,  0,54 mg Niacin, 0,26 mg Pantothenic Acid,  0,578 mg Pyridoxin, 19 mcg Folate, 0,012 g Tryptophan, 0,034 g Threonine, 0,033 g Isoleucine, 0,071 g Leucine,  0,048 g Lysine, 0,011 g Methionine , 0,038 g Phenylalanine, 0,047 g Valine, 0,047 g Arginine, 0,081 g Histidine

Xử Lý Chuối Chín Vàng Đẹp Mắt

Điều khiển quá trình chín ở chuối hay làm mất màu xanh của chuối già dựa trên các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, độ chín của trái và nồng độ ethylene

Kỹ thuật làm chuối chín vàng đẹp mãQuá trình làm chín chuối bằng phương pháp sử dụng nhiệt độ bảo quản kết hợp với xông khí ethylene. Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch-Viện cây ăn quả miền Nam đã ứng dụng thành công phương pháp xử lý này tạo ra sản phẩm chuối già chín đồng loạt, chất lượng chuối duy trì tốt hơn và có đời sống bảo quản lâu hơn. Bên cạnh đó có thể đáp ứng cho các yêu cầu thị trường khác nhau về độ chín và thời gian bán hàng.

Chuối làm chín theo phương pháp này có vỏ màu vàng đẹp, chất lượng ngon, không bị rụng cuống và có thời gian bảo quản lâu hơn so với chuối bằng phương pháp thông thường (rấm chín bằng đất đèn truyền thống).

Trong khi đó quá trình làm chín chuối già sau thu hoạch ở nước ta còn hạn chế và mang tính thủ công, trái được để chín tự nhiên hoặc rấm chín bằng đất đèn (CaC2)… Sản phẩm tạo ra có màu vàng không đẹp, dễ bị rụng cuống hoặc trái chín quá dễ hư hỏng, nhiễm bệnh và có thời gian bảo quản ngắn.

Sự thay đổi màu trong quá trình chín của chuối


Trong vỏ trái chuối xanh có hàm lượng chlorophyll khá cao từ 12 đến 13 mg/cm2 hay 50-90 mg/g vỏ tươi. Trong quá trình chín chlorophyll trên vỏ trái bị phân hủy để lộ ra carotene (hàm lượng 9-14mg/g vỏ tươi) và các xanthophyll có màu vàng . Thông thường, hàm lượng carotene và xanthophyll ít thay đổi trong suốt quá trình chín của chuối. Tốc độ phân hủy chlorophyll của vỏ chuối phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chín của chuối

Điều khiển quá trình chín ở chuối hay làm mất màu xanh của chuối già dựa trên các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, độ chín của trái và nồng độ ethylene.

Nhiệt độ: 
cường độ hô hấp của trái tăng cao khi nhiệt độ của môi trường bảo quản tăng. Cường độ hô hấp tăng đến giá trị cực đại thì làm cho trái chín hoàn toàn. Do đó cần quản lý nhiệt độ của môi trường bảo quản đảm bảo kéo dài thời gian mà cường độ hô hấp nhỏ nhất và hạn chế càng lâu càng tốt quá trình tiến tới giá trị cực đại của cường độ hô hấp, bằng cách hạ thấp nhiệt độ bảo quản đến nhiệt độ tới hạn tránh tổn thương lạnh gây rối loạn sinh lý.

Nhiệt độ trên 30oC thịt trái chín tốt đi trước quá trình chuyển màu của vỏ trái, tạo ra sản phẩm trái xanh mềm. Đây là trường hợp chúng ta thường gặp khi rấm chuối chín bằng biện pháp thủ công với đất đèn ở nhiệt độ thường. Sự biến đổi này ảnh hưởng giá trị cảm quan về màu sắc cũng như giá trị thương mại.

Ẩm độ: đây là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi nước trong trái. Môi trường có ẩm độ thấp thì làm cho trái mất hơi nước, nhanh chóng héo và các hoạt động sinh lý mất cân bằng làm giảm giá trị cảm quan của trái sau khi xử lý lên màu. Ngược lại môi trường có ẩm độ cao thì khả năng mất nước thấp nhưng tạo môi trường cho cho vi sinh vật hoạt động.

Độ chín của trái: trái cần được thu hoạch đúng độ chín sinh lý các thành phần sinh lý, sinh hóa trong trái đầy đủ nhằm tạo điều kiện cho quá trình xử lý có hiệu quả và tạo trái có màu sắc và chất lượng sau xử lý.

Nồng độ ethylene: chuối là loại trái có tăng đột phát hô hấp nên khi xử lý ethylene ngoại sinh có thể làm trái chín nhanh rõ rệt. Cùng với quá trình chín của trái, ethylene được sản sinh rất nhiều ở các mô tế bào thịt trái và được coi như hoocmon gây chín. Do đó có thể dùng ethylene ngoại sinh như là một tác nhân thúc đẩy quá trình chín nhanh của trái.

Phòng Trừ Bệnh Panama Cho Chuối

Bệnh héo rũ Panama của chuối do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây

Bệnh panama hại chuốiTriệu chứng

Cây chuối bị nhiễm bệnh Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già bên dưới sau lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.

Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển chung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi.

Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho cây bị vàng héo.

Bệnh thường gây hại nặng trên chuối xiêm, chuối dong.

Biện pháp phòng trừ

 - Nên chọn đất có độ pH hoà và hơi kiềm để trồng chuối.

- Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.

- Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide...

- Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất.

- Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh.

- Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP...

- Vườn bị bệnh nặng nên đổi trồng các giống chuối khác không mắc bệnh như chuối cau, chuối cơm, chuối già hương...khác không mắc bệnh như chuối cau, chuối cơm, chuối già hương...

Bảo Quản Và Chế Biến Chuối

Chuối là loại trái cây thông dụng ở Việt Nam, từ quả chuối, hoa chuối, thân chuối. Có thể chế biến ra nhiều món ăn như chuối khô, chuối sấy, mứt chuối, rượu chuối, nước cốt chuối, bột chuối...

Chế biến chuối và bảo quản chuốiChuối khô

Chuối chín tới hoặc chuối xanh bóc vỏ, thái lát, trải lên khay thủng, xông lưu huỳnh 15 phút, sau đó đem phơi hoặc sấy khô ở 55 – 91oC trong 18 đến 20 giờ. Để nguội cho vào túi nilông. Có thể giữ được trong 25 ngày. Nếu sau khi cho vào túi hàn kín lại để được 90 ngày.

Chuối khô có thể nghiền ra làm bột chuối hoặc làm thức ăn liền.

Lấy 5 kg chuối chín, bóc vỏ, thái lát, ngâm vào dung dịch bicacbonat sedium ( ½ thìa cà phê pha với 2 lít nước), xếp vào khay đem xông lưu huỳnh trong 1 giờ, đem ra phơi nắng hay sấy trong lò có nhiệt độ 55 – 60oC trong 20 giờ. Để nguội cho vào hộp sắt đậy kín.

Lát chuối khô có mùi thơm như mùi bánh mỳ, dùng làm nộm quả khô, kem đều được

Chuối khô (phương pháp dân gian)

Chuối chín bóc vỏ, thái lát ngang mỏng, trải đều trên nong, nia. Sấy bằng than củi khoảng 10 giờ. Chuối khô giòn, mùi thơm. Cho vào lọ thủy tinh dành ăn dần.

Chuối chín bóc vỏ, để cả quả trải trên nia, phơi héo, đưa vào sấy bằng than củi một đêm. Chuối khô, dẻo , ăn ngọt. Cho vào lọ đậy kín hoặc túi buộc kín. Chuối khô dùng làm món tráng miệng với nước trà đặc.

Kẹo chuối khô

Chuối khô thái chỉ, cho đường vào nước cốt dừa đun sôi, thả chuối, gừng non thái chỉ, dừa nạo trộn đều, đun nhỏ lửa, tới khi chuối đặc sền sệt vừa khô, bắc xuống. Chuối đã ngọt nên chỉ cần cho thêm một ít đường, 1 kg chuối khô chỉ cần cho 0,2 kg đường là đủ. Đổ chuối vào khuôn đã láng một lớp dầu dừa, nén chặt. Rắc ít lạc rang vàng bỏ vỏ, tách đôi lên trên. Dùng chày cán nhẹ lên chuối cho lạc dính vào chuối. Để nguội, cắt thành thanh, cho vào lọ thuỷ tinh hoặc bọc giấy bóng. Kẹo chuối thơm, ngon, màu đỏ óng rất đẹp.

Chuối hộp

Chuối chín bóc vỏ, thái lát dọc quả, bỏ vào lon lùn, đổ ngập sirô đường 25 – 30o Brix và 0,2% axit xitric, để chuối có độ pH = 4,5 – 5,3. Dập kín nắp, thanh trùng trong nước sôi 100o C 15 phút hoặc trong nồi áp suất, rồi làm nguội nhanh để tránh sirô thay đổi màu, đục trong thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng.

Chuối hộp thơm, ngon, màu hồng, rất được người nước ngoài ưa thích

Nước cốt chuối

Chuối chín bóc vỏ, chần nước sôi hoặc hơi nước sôi (88o C), xay nhuyễn, thêm đường và axit xitric để đạt độ pH = 4,2 – 4,3 (khoảng 100 ga axit xitric cho 45,50 kg nước cốt). Đun sôi, đóng hộp, hàn kín, lật ngược hộp xuống trong 5 phút, làm nguội đến 35oC. Khi đóng hộp hàn lon phải nhanh để tránh không khí lọt vào làm giảm chất lượng sản phẩm.

Dưa chuối chát

Chuối chát (chuối hột) gọt sạch vỏ, thái mỏng, ngâm vào nước có pha chanh khoảng 10 phút cho chuối đỡ chát, vớt ra ép ráo, rồi lại ngâm vào nước chanh có thêm tý muối, để chuối chuyển màu trắng. Xếp vào thẩu, đổ ngập nước chanh pha muối, gài chặt, để một ngày. Vớt chuối ra, ép ráo nước chanh, lại xếp vào thẩu, dội nước muối, đường, giấm đun sôi để nguội, gài chặt. Sau 4 ngày là ăn được. Trước khi ăn thái gừng, ớt, tỏi, băm nhỏ hoà thêm nước mắm, ngâm chuối vào. Ăn kèm chả, ném, tré. Món ăn của người Huế.

Rượu chuối

Chuối tây già bóc vỏ, thái mỏng, hấp chín. Bỏ chuối vào lọ thủy tinh, đổ ngập nước đường đun sôi để nguội, cho men rượu vào, đậy kín (cứ 1 kg chuối cho khoảng 300 g đường và 5 viên men). Sau 1 tháng, gạn lấy nước trong cho vào chai, đậy kín. Rượu chuối uống thơm, ngon, dễ tiêu.

Phòng Và Trị Nấm Phấn Đen Hại Chuối

Mặt trên của lá bị muội đen như bồ hóng, có những con màu trắng bám vào lá thành từng chòm, lá vẫn xanh nhưng rũ xuống.

Nấm phấn đen hại chuốiNguyên nhân gây bệnh: do loại côn trùng chích hút gây ra. Loại côn trùng này bám vào mặt lá, chích hút nhựa cây, làm lá cây bị rũ xuống. Sau khi loại côn trùng này xuất hiện và gây hại một thời gian, khoảng 5-7 ngày thì xuất hiện nấm phấn đen, lúc đầu chòm nhỏ, sau lan rộng cả bề mặt của lá cây.

- Phòng bệnh:

+ Vệ sinh vườn chuối bằng cách cắt bỏ các lá già, phát quang cỏ dại và đánh bớt chồi nhỏ, chỉ để mỗi khóm chuối 2-3 chồi.

+ Bảo đảm đủ nước và dinh dưỡng cân đối cho chuối phát triển khỏe, tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại.

- Trị bệnh:

+ Dùng một trong các loại thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút sau: Abamix 1.45WP, Batas 25EC, Xi-men 2SC… phun ướt đều mặt lá.

+ Có thể trộn lẫn với một trong các thuốc sau: Vizincop 50WP, Famertil 300EC, Anvil 5SC… để tăng hiệu quả trị loại bệnh nấm phấn đen.

Lượng nước thuốc pha theo tỷ lệ ghi trên bao bì nhãn mác của từng loại thuốc. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun lúc trời nắng to hoặc trời mưa sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Kinh Nghiệm Trồng Chuối Cho Năng Suất Cao

Trên thế giới, nước đạt năng suất chuối cao nhất là Goatemala 100 tấn/ha. Chuối có giá trị kinh tế khá lớn và là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước

Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha. Hiện nay, trên thế giới, nước đạt năng suất chuối cao nhất là Goatemala 100 tấn/ha. Chuối có giá trị kinh tế khá lớn và là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước.

Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối. Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn xuất khẩu một lượng khá lớn. Tuy vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì năng suất trồng chuối nước ta còn thấp. Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắm được những kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất là hết sức cần thiết.

* Điều kiện sinh thái của cây chuối:

- Nhu cầu về nhiệt độ: Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25-35oC. Khi nhiệt độ giảm đến 10oC thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô. Như vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt độ hàng năm lớn hơn 24oC, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối phát triển.

- Nhu cầu về nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50mg/dm2/phút. Với giống chuối tiêu lùn, cần từ 15-20 lít nước/ngày tuỳ theo trời râm hay trời nắng. Chú ý vào mùa đông ở nước ta thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối.

- Nhu cầu về ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.

* Nên trồng chuối từ loại chồi nào:

Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính. Người ta thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con: chồi con đuôi chiên và chồi con lá rộng. Theo nhiều kinh nghiệm, loại chồi con đuôi chiên được sử dụng trồng tốt nhất. Nó được sinh ra khoảng tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, loại chồi non này sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng rất mạnh. Chồi này rất sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và mau ra buồng, sản lượng cao.

Ngoài chồi con, ở một số nơi đã chọn củ chuối (thân ngầm) để nhân giống, ở nước ta chưa áp dụng nhiều nhưng ở Trung Quốc, các nước châu Phi, châu Mỹ đã áp dụng nhiều phương pháp trồng bằng củ chuối. Theo họ, phương pháp này có lợi ở những mặt: dễ vận chuyển, con giống mọc ra từ củ tương đối đồng đều nên khi trồng dễ chăm sóc và thu hoạch, hệ số nhân giống cũng tương đối cao vì khi ta bổ một củ ra đem trồng có thể đạt được từ 4 đến 6 cây con.

* Yêu cầu về loại đất trồng chuối:


Chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá nghiêm khắc. Tốt nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K. Kết quả phân tích hàm lượng các chất khoáng trong giống chuối tiêu lùn cho thấy:
Chất khoángHàm lượng (kg/tấn quả tươi)
N
P
K
Ca
Mg
1,0 - 2,0
0,18 - 0,22
4,3 - 4,9
0,09 - 0,21
0,11 - 0,32
Chuối mọc bình thường trong đất có pH từ 4,5-8, tốt nhất trong khoảng 6-7,5. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối.

* Mật độ trồng chuối thích hợp:

Mật độ trồng dày hay thưa phụ thuộc vào giống chuối. Đối với giống càng thấp cây, tán lá hẹp như chuối tiêu lùn, chuối ngự có thể trồng dày, còn các loại như chuối tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối lá, chuối gòn,…lại trồng thưa hơn. Ở các vườn chuối nước ta, mật độ trồng phổ biến khoảng trên dưới 1.000 cây/ha (với chuối tiêu vừa và lùn), khoảng cách trồng: 3m x 3m (1100 cây/ha) hoặc 3m x 2,5m (1.300 cây/ha). Tuy nhiên, so với các nước khác, mật độ trồng nước ta quá thưa nên năng suất thấp hơn nhiều. Theo nhiều kinh nghiệm cho biết, ở nước ta đối với giống chuối tiêu lùn, có thể trồng 20.00-2.500 cây/ha. Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải chú ý: Chọn cây con thật đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh dưỡng và ánh sáng giữa các cây; chú ý bón phân đúng mức và phòng tránh kịp thời bệnh đốm lá cho cây; trồng dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn sớm được che bóng, ít cỏ dại, tạo điều kiện nóng ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn cả là tăng năng suất chuối.

* Mùa vụ trồng chuối phù hợp:

Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì vậy về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm. Tuy nhiên, nếu để đạt đến năng suất cao và phẩm chất chuối tốt, bà con cũng cần chú ý đến thời vụ. “Giêng trúc lục tiêu” tức là kinh nghiệm về mùa vụ trồng tre và chuối hợp lý, tức tháng giêng (ÂL) trồng tre, tháng sáu (ÂL) trồng chuối. Đối với các giống chuối gòn, chuối lá mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân (tháng 2-3 ÂL), nhưng với chuối tiêu thì phải trồng vụ thu (tháng 6-7 ÂL) và cây sẽ ra hoa vào tháng 6-8 năm sau, đến tháng 9-11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất chuối tiêu rất tốt. Vì vậy mà trong dân gian cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối: vào mùa nóng thì nên ăn chuối gòn, chuối lá, còn vào mùa rét thì ăn chuối tiêu ngon hơn.

* Bón phân, tưới nước cho chuối:


Đạm (N), Lân (P), Kali (K) đều rất cần thiết bón cho chuối. N ảnh hưởng đến năng suất chuối, K liên quan đến sự phát triển chiều cao và P có tác dụng tạo phẩm chất quả tốt, chống sâu bệnh. Lượng bón phân tuỳ thuộc vào sản lượng thu hoạch. Đối với nước ta, qua các thí nghiệm cho thấy liều lượng N, P, K thích hợp bón cho 1 cây chuối tiêu trong 1 năm ở đất phù sa ven sông là: 100-200g N nguyên chất, 20-40g P nguyên chất, 250-300g K. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng chuối nhất thiết phải đạt 3-4% là tốt, nếu thấp hơn phải bón phân hữu cơ. Đối với chuối thường bón 30-50kg phân chuồng cho một gốc một năm. Có thể phủ cỏ, vỏ cà phê, mùn cưa, lá thông,…một lớp dày 30-40cm quanh gốc chuối để dần thành mùn và giữ ẩm cho đất cũng rất tốt. Hoặc có thể trồng cây phân xanh để tạo chất hữu cơ cho đất. Nên nhớ vào các tháng 7-8-10 sau khi trồng là giai đoạn bón thúc quan trọng, giúp nâng cao năng suất và phẩm chất chuối.

Chuối có nhu cầu nước cao, chịu hạn kém, cho nên cần lưu ý tưới nước đủ cho chuối. Một nghiên cứu đã cho biết một cây chuối có diện tích bộ lá 13,5m2 cần 50-70kg nước để thoát nước trong một phút.

* Những kinh nghiệm khác:

Ngoài những kinh nghiệm về kỹ thuật, bà con nông dân cần chú ý thêm: chọn cây con đem trồng nên chọn cây cao từ 0,6-1m và đã có trên dưới 10 lá, trước khi trồng phải gọt sạch rễ và cắt bớt lá. Khi chuối ra hoa cần phải cắt hoa đực và hoa trung tính (tức cắt bắp chuối), có tác dụng làm quả to hơn. Vườn chuối phải trồng luân canh thì năng suất mới cao. Mùa mưa không nên đi lại, cày xới trong vườn chuối. Và quan trọng phải theo dõi sâu hại chuối và có cách phòng trừ hiệu quả