Điều khiển quá trình chín ở chuối hay làm mất màu xanh của chuối già dựa trên các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, độ chín của trái và nồng độ ethylene
Quá trình làm chín chuối bằng phương pháp sử dụng nhiệt độ bảo quản kết hợp với xông khí ethylene. Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch-Viện cây ăn quả miền Nam đã ứng dụng thành công phương pháp xử lý này tạo ra sản phẩm chuối già chín đồng loạt, chất lượng chuối duy trì tốt hơn và có đời sống bảo quản lâu hơn. Bên cạnh đó có thể đáp ứng cho các yêu cầu thị trường khác nhau về độ chín và thời gian bán hàng.
Chuối làm chín theo phương pháp này có vỏ màu vàng đẹp, chất lượng ngon, không bị rụng cuống và có thời gian bảo quản lâu hơn so với chuối bằng phương pháp thông thường (rấm chín bằng đất đèn truyền thống).
Trong khi đó quá trình làm chín chuối già sau thu hoạch ở nước ta còn hạn chế và mang tính thủ công, trái được để chín tự nhiên hoặc rấm chín bằng đất đèn (CaC2)… Sản phẩm tạo ra có màu vàng không đẹp, dễ bị rụng cuống hoặc trái chín quá dễ hư hỏng, nhiễm bệnh và có thời gian bảo quản ngắn.
Sự thay đổi màu trong quá trình chín của chuối
Trong vỏ trái chuối xanh có hàm lượng chlorophyll khá cao từ 12 đến 13 mg/cm2 hay 50-90 mg/g vỏ tươi. Trong quá trình chín chlorophyll trên vỏ trái bị phân hủy để lộ ra carotene (hàm lượng 9-14mg/g vỏ tươi) và các xanthophyll có màu vàng . Thông thường, hàm lượng carotene và xanthophyll ít thay đổi trong suốt quá trình chín của chuối. Tốc độ phân hủy chlorophyll của vỏ chuối phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chín của chuối
Điều khiển quá trình chín ở chuối hay làm mất màu xanh của chuối già dựa trên các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, độ chín của trái và nồng độ ethylene.
Nhiệt độ: cường độ hô hấp của trái tăng cao khi nhiệt độ của môi trường bảo quản tăng. Cường độ hô hấp tăng đến giá trị cực đại thì làm cho trái chín hoàn toàn. Do đó cần quản lý nhiệt độ của môi trường bảo quản đảm bảo kéo dài thời gian mà cường độ hô hấp nhỏ nhất và hạn chế càng lâu càng tốt quá trình tiến tới giá trị cực đại của cường độ hô hấp, bằng cách hạ thấp nhiệt độ bảo quản đến nhiệt độ tới hạn tránh tổn thương lạnh gây rối loạn sinh lý.
Nhiệt độ trên 30oC thịt trái chín tốt đi trước quá trình chuyển màu của vỏ trái, tạo ra sản phẩm trái xanh mềm. Đây là trường hợp chúng ta thường gặp khi rấm chuối chín bằng biện pháp thủ công với đất đèn ở nhiệt độ thường. Sự biến đổi này ảnh hưởng giá trị cảm quan về màu sắc cũng như giá trị thương mại.
Ẩm độ: đây là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi nước trong trái. Môi trường có ẩm độ thấp thì làm cho trái mất hơi nước, nhanh chóng héo và các hoạt động sinh lý mất cân bằng làm giảm giá trị cảm quan của trái sau khi xử lý lên màu. Ngược lại môi trường có ẩm độ cao thì khả năng mất nước thấp nhưng tạo môi trường cho cho vi sinh vật hoạt động.
Độ chín của trái: trái cần được thu hoạch đúng độ chín sinh lý các thành phần sinh lý, sinh hóa trong trái đầy đủ nhằm tạo điều kiện cho quá trình xử lý có hiệu quả và tạo trái có màu sắc và chất lượng sau xử lý.
Nồng độ ethylene: chuối là loại trái có tăng đột phát hô hấp nên khi xử lý ethylene ngoại sinh có thể làm trái chín nhanh rõ rệt. Cùng với quá trình chín của trái, ethylene được sản sinh rất nhiều ở các mô tế bào thịt trái và được coi như hoocmon gây chín. Do đó có thể dùng ethylene ngoại sinh như là một tác nhân thúc đẩy quá trình chín nhanh của trái.
Chuối làm chín theo phương pháp này có vỏ màu vàng đẹp, chất lượng ngon, không bị rụng cuống và có thời gian bảo quản lâu hơn so với chuối bằng phương pháp thông thường (rấm chín bằng đất đèn truyền thống).
Trong khi đó quá trình làm chín chuối già sau thu hoạch ở nước ta còn hạn chế và mang tính thủ công, trái được để chín tự nhiên hoặc rấm chín bằng đất đèn (CaC2)… Sản phẩm tạo ra có màu vàng không đẹp, dễ bị rụng cuống hoặc trái chín quá dễ hư hỏng, nhiễm bệnh và có thời gian bảo quản ngắn.
Sự thay đổi màu trong quá trình chín của chuối
Trong vỏ trái chuối xanh có hàm lượng chlorophyll khá cao từ 12 đến 13 mg/cm2 hay 50-90 mg/g vỏ tươi. Trong quá trình chín chlorophyll trên vỏ trái bị phân hủy để lộ ra carotene (hàm lượng 9-14mg/g vỏ tươi) và các xanthophyll có màu vàng . Thông thường, hàm lượng carotene và xanthophyll ít thay đổi trong suốt quá trình chín của chuối. Tốc độ phân hủy chlorophyll của vỏ chuối phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chín của chuối
Điều khiển quá trình chín ở chuối hay làm mất màu xanh của chuối già dựa trên các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, độ chín của trái và nồng độ ethylene.
Nhiệt độ: cường độ hô hấp của trái tăng cao khi nhiệt độ của môi trường bảo quản tăng. Cường độ hô hấp tăng đến giá trị cực đại thì làm cho trái chín hoàn toàn. Do đó cần quản lý nhiệt độ của môi trường bảo quản đảm bảo kéo dài thời gian mà cường độ hô hấp nhỏ nhất và hạn chế càng lâu càng tốt quá trình tiến tới giá trị cực đại của cường độ hô hấp, bằng cách hạ thấp nhiệt độ bảo quản đến nhiệt độ tới hạn tránh tổn thương lạnh gây rối loạn sinh lý.
Nhiệt độ trên 30oC thịt trái chín tốt đi trước quá trình chuyển màu của vỏ trái, tạo ra sản phẩm trái xanh mềm. Đây là trường hợp chúng ta thường gặp khi rấm chuối chín bằng biện pháp thủ công với đất đèn ở nhiệt độ thường. Sự biến đổi này ảnh hưởng giá trị cảm quan về màu sắc cũng như giá trị thương mại.
Ẩm độ: đây là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi nước trong trái. Môi trường có ẩm độ thấp thì làm cho trái mất hơi nước, nhanh chóng héo và các hoạt động sinh lý mất cân bằng làm giảm giá trị cảm quan của trái sau khi xử lý lên màu. Ngược lại môi trường có ẩm độ cao thì khả năng mất nước thấp nhưng tạo môi trường cho cho vi sinh vật hoạt động.
Độ chín của trái: trái cần được thu hoạch đúng độ chín sinh lý các thành phần sinh lý, sinh hóa trong trái đầy đủ nhằm tạo điều kiện cho quá trình xử lý có hiệu quả và tạo trái có màu sắc và chất lượng sau xử lý.
Nồng độ ethylene: chuối là loại trái có tăng đột phát hô hấp nên khi xử lý ethylene ngoại sinh có thể làm trái chín nhanh rõ rệt. Cùng với quá trình chín của trái, ethylene được sản sinh rất nhiều ở các mô tế bào thịt trái và được coi như hoocmon gây chín. Do đó có thể dùng ethylene ngoại sinh như là một tác nhân thúc đẩy quá trình chín nhanh của trái.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét