Đây là bệnh nguy hiểm trên cây chuối, nhất là trên chuối già, chuối cau. Theo nhiều nhà vườn, chuối bị bệnh chùn đọt chỉ có đốn bỏ mới hết bệnh và trong vài năm trở lại đây bệnh càng lan rộng, gây thất thu rất lớn cho nhà vườn.
“Bó tay” với bệnh chùn ngọn
Chị Mười Nghi ở ấp Tân Thới, xã Tân Hạnh (Long Hồ) cho biết, chị chuyển đổi 4,5 công ruộng lên liếp lập vườn trồng cây ăn trái từ năm 2007. Tranh thủ đất còn trống, chị trồng xen chuối già, chuối cau và chuối xiêm để “lấy ngắn nuôi dài”. Chuối xiêm thì ăn bền cho đến nay, còn chuối già, chuối cau ăn được hơn 2 mùa thì bắt đầu xuất hiện bệnh chùn đọt. Năm đầu chỉ có vài cây, sau tăng dần và lan nhanh khắp vườn. Chị tưởng chuối bị tiêm, bỏ thuốc Basudin 10 quanh gốc nhưng không hết, cuối cùng đành đốn bỏ từ từ. Mà có điều lạ là sau khi chặt bỏ cây mẹ thì cây chuối con mọc lên tiếp tục bị bệnh hoặc dùng dao đã chặt cây bị bệnh chặt cây chuối già khác không bị bệnh thì cây này sau một thời gian sẽ bị bệnh. Những cây chuối bị bệnh có lá hẹp lại, đâm thẳng và bó xít vào nhau, cuống lá ngắn lại, lá giòn và rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những gân sọc màu xanh sậm. Còn cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng. Còn cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này khi có buồng, buồng chuối trổ sẽ không thoát ra khỏi bẹ hoặc nếu có trổ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không được hoặc buồng trổ ra ngang thân.
Phòng bệnh chùn đọt chuối
Theo các nhà khoa học, bệnh chùn đọt chuối do siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây ra, do một loài rệp có tên là Pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối làm trung gian truyền bệnh từ cây mẹ sang cây con qua con đường cây giống hoặc từ cây này sang cây khác qua vết cắt. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa, những nơi đất trồng luôn ẩm ướt. Những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại, rậm rạp... thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác. Một khi cây đã bị nhiễm bệnh thì thông thể chữa trị được. Vì thế muốn hạn chế bệnh phải phòng ngừa là chính.
Một số biện pháp cơ bản sau đây được khuyến cáo áp dụng
Trong lập vườn chuối: không nên lập vườn bên cạnh vườn đang bị bệnh để tránh bị lây bệnh. Thường xuyên vệ sinh vườn tược, cắt bỏ bớt những lá chuối già, lá khô và những cây con nếu thấy vườn trồng dày... để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa bằng phát quang cỏ dại và tạo mương thoát nước tốt. Chăm sóc tốt vườn chuối để cây chuối sinh trưởng tốt có sức chống chịu bệnh.
Nếu phát hiện cây bị bệnh thì chặt bỏ cả cây, bứng hết cả bụi rồi đưa ra khỏi vườn chôn sâu hoặc tiêu hủy để tránh lây lan. Tuyệt đối không lấy cây chuối con ở những vườn chuối, bụi chuối đã bị bệnh làm giống trồng tiếp. Có thể dùng một số loại thuốc hóa học phun xịt để diệt rệp: Sherzol 205EC, Sherpa 10EC hoặc 25EC, Supracide, Mospilan,... Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không giảm thì nên thay chuối già, chuối cau bằng giống chuối xiêm, chuối ngự và nên luân canh với cây trồng khác vài năm rồi lại quay trở lại trồng chuối già, chuối cau.
Chị Mười Nghi ở ấp Tân Thới, xã Tân Hạnh (Long Hồ) cho biết, chị chuyển đổi 4,5 công ruộng lên liếp lập vườn trồng cây ăn trái từ năm 2007. Tranh thủ đất còn trống, chị trồng xen chuối già, chuối cau và chuối xiêm để “lấy ngắn nuôi dài”. Chuối xiêm thì ăn bền cho đến nay, còn chuối già, chuối cau ăn được hơn 2 mùa thì bắt đầu xuất hiện bệnh chùn đọt. Năm đầu chỉ có vài cây, sau tăng dần và lan nhanh khắp vườn. Chị tưởng chuối bị tiêm, bỏ thuốc Basudin 10 quanh gốc nhưng không hết, cuối cùng đành đốn bỏ từ từ. Mà có điều lạ là sau khi chặt bỏ cây mẹ thì cây chuối con mọc lên tiếp tục bị bệnh hoặc dùng dao đã chặt cây bị bệnh chặt cây chuối già khác không bị bệnh thì cây này sau một thời gian sẽ bị bệnh. Những cây chuối bị bệnh có lá hẹp lại, đâm thẳng và bó xít vào nhau, cuống lá ngắn lại, lá giòn và rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những gân sọc màu xanh sậm. Còn cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng. Còn cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này khi có buồng, buồng chuối trổ sẽ không thoát ra khỏi bẹ hoặc nếu có trổ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không được hoặc buồng trổ ra ngang thân.
Phòng bệnh chùn đọt chuối
Theo các nhà khoa học, bệnh chùn đọt chuối do siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây ra, do một loài rệp có tên là Pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối làm trung gian truyền bệnh từ cây mẹ sang cây con qua con đường cây giống hoặc từ cây này sang cây khác qua vết cắt. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa, những nơi đất trồng luôn ẩm ướt. Những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại, rậm rạp... thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác. Một khi cây đã bị nhiễm bệnh thì thông thể chữa trị được. Vì thế muốn hạn chế bệnh phải phòng ngừa là chính.
Một số biện pháp cơ bản sau đây được khuyến cáo áp dụng
Trong lập vườn chuối: không nên lập vườn bên cạnh vườn đang bị bệnh để tránh bị lây bệnh. Thường xuyên vệ sinh vườn tược, cắt bỏ bớt những lá chuối già, lá khô và những cây con nếu thấy vườn trồng dày... để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa bằng phát quang cỏ dại và tạo mương thoát nước tốt. Chăm sóc tốt vườn chuối để cây chuối sinh trưởng tốt có sức chống chịu bệnh.
Nếu phát hiện cây bị bệnh thì chặt bỏ cả cây, bứng hết cả bụi rồi đưa ra khỏi vườn chôn sâu hoặc tiêu hủy để tránh lây lan. Tuyệt đối không lấy cây chuối con ở những vườn chuối, bụi chuối đã bị bệnh làm giống trồng tiếp. Có thể dùng một số loại thuốc hóa học phun xịt để diệt rệp: Sherzol 205EC, Sherpa 10EC hoặc 25EC, Supracide, Mospilan,... Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không giảm thì nên thay chuối già, chuối cau bằng giống chuối xiêm, chuối ngự và nên luân canh với cây trồng khác vài năm rồi lại quay trở lại trồng chuối già, chuối cau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét