Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính, thường dùng chồi con để trồng. Chuối có hai loại chồi: chồi con đuôi chiên - chồi búp măng và chồi con lá rộng.
Dạng hình đuôi chiên cũng còn một loại nữa sinh trưởng vào cuối mùa thu. Chồi này khi sinh ra cũng có dạng hình đuôi chiên, nhưng sang mùa đông, gặp điều kiện nhiệt độ hạ thấp, cây ngừng sinh trưởng và qua đông. Loại chồi này cũng có thể dùng để trồng chuối vụ xuân. Vì được rèn luyện qua mùa đông giá lạnh, cho nên loại chồi này trồng xuống tỷ lệ sống cũng khá cao, song có nhược điểm là sâu bệnh khá nhiều, nhất là sâu vòi voi.
Dạng hình chồi con lá rộng là những chồi được sinh ra trong điều kiện không có cây mẹ (chuối con mồ côi) hoặc ở những cây mẹ yếu ớt. Chồi mọc lên, do không có cây mẹ hỗ trợ nên sớm phải tạo thành bộ lá để có thể sống độc lập. Phần dinh dưỡng mà rễ cây thu được chủ yếu cung cấp cho sự hình thành tán lá nên tốc độ phát triển đường kính thân giả rất chậm. Cây chuối con có hình dạng như ống nứa (tỷ lệ đường kính gốc, ngọn gần bằng 1). Loại chồi này trồng lâu hồi sinh, tốc độ sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp. Trong thực tế sản xuất, nếu đủ con giống, loại này người ta thường hủy bỏ.
Trong 3 loại chồi nói trên, tốt nhất là cây con có dạng đuôi chiên mọc ra từ tháng 4 đến tháng 6.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét