Atisô là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu - quanh Địa Trung Hải, được người cổ Hy Lạp và La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn.
Atisô có thể cao đến 1,5 - 2m, lá dài từ 50 - 80cm, du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, và nhiều nhất là ở Đà Lạt. Atisô tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, giảm lượng đường máu, giải độc gan…
Hiện nay trên thế giới có các dạng giống chính về atisô như sau:
- Dạng chuyên bông: Cây thấp, tán nhỏ, mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởng ngắn. Mục đích chính là thu hoạch bông nên có năng suất bông cao và chất lượng ngon.
- Dạng chuyên lá: Cây cao, tán rộng, lá lớn thường chứa hoạt chất cynarin cao, mật độ trồng thưa, thời gian sinh trưởng dài. Mục đích chính là thu hoạch sản phẩm lá để đưa vào chế biến dược liệu.
- Dạng trung gian bông và lá: Chiều cao và tán cây ở mức độ trung bình, có thể trồng để sử dụng hai mục đích là thu hoạch bông và lá.
Có 2 vụ trồng: Vụ sớm vào tháng 5 – 6, vụ muộn vào tháng 7 - 8. Nếu trồng atisô vì mục đích cung cấp sản phẩm lá điều chế dược liệu thì nên trồng vụ sớm và chỉ trồng ở vùng đất cao ráo. Mật độ trồng, khoảng cách giữa các cây là 65 – 70cm nếu trồng dày và 80 - 90cm nếu trồng thưa.
Về đất trồng, atisô thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.
Độ pH thích hợp là 6 – 6,5. Đối với điều kiện đất Đà Lạt thì hàng năm phải bón vôi để duy trì độ pH ổn định, nhất là vùng đất thấp. Đất trồng nên chọn đất nhẹ đến trung bình (đất podzolic vàng đỏ), loại đất tốt, thoát nước, giữ ẩm tốt. Nên thực hiện chế độ thâm canh, hay trồng hai vụ liên tiếp, sẽ giảm năng suất và sâu bệnh nhiều. Tốt nhất nên luân canh với các cây họ đậu, rau và hoa.
Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và super lân, vôi bột.
Hiện nay trên thế giới có các dạng giống chính về atisô như sau:
- Dạng chuyên bông: Cây thấp, tán nhỏ, mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởng ngắn. Mục đích chính là thu hoạch bông nên có năng suất bông cao và chất lượng ngon.
- Dạng chuyên lá: Cây cao, tán rộng, lá lớn thường chứa hoạt chất cynarin cao, mật độ trồng thưa, thời gian sinh trưởng dài. Mục đích chính là thu hoạch sản phẩm lá để đưa vào chế biến dược liệu.
- Dạng trung gian bông và lá: Chiều cao và tán cây ở mức độ trung bình, có thể trồng để sử dụng hai mục đích là thu hoạch bông và lá.
Có 2 vụ trồng: Vụ sớm vào tháng 5 – 6, vụ muộn vào tháng 7 - 8. Nếu trồng atisô vì mục đích cung cấp sản phẩm lá điều chế dược liệu thì nên trồng vụ sớm và chỉ trồng ở vùng đất cao ráo. Mật độ trồng, khoảng cách giữa các cây là 65 – 70cm nếu trồng dày và 80 - 90cm nếu trồng thưa.
Về đất trồng, atisô thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.
Độ pH thích hợp là 6 – 6,5. Đối với điều kiện đất Đà Lạt thì hàng năm phải bón vôi để duy trì độ pH ổn định, nhất là vùng đất thấp. Đất trồng nên chọn đất nhẹ đến trung bình (đất podzolic vàng đỏ), loại đất tốt, thoát nước, giữ ẩm tốt. Nên thực hiện chế độ thâm canh, hay trồng hai vụ liên tiếp, sẽ giảm năng suất và sâu bệnh nhiều. Tốt nhất nên luân canh với các cây họ đậu, rau và hoa.
Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và super lân, vôi bột.
Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.
Sau khi trồng phủ cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước 2 lần/ngày (nếu trời nắng). Giữ ẩm sau 7 – 10 ngày dỡ bỏ lớp che phủ ra. Sau cây hồi sinh bén rễ sử dụng DAP, NPK 16-16-8 để bón thúc 2 lần.
Có thể sử dụng các loại phân bón lá để phun xịt cây con sinh trưởng tốt. Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây con.
Để phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm định kỳ 7 ngày/lần xịt các loại thuốc như: rovral, moncerew, zineb, topsin và các loại thuốc sâu như: sumicidin, pegasus…
Sau khi trồng phủ cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước 2 lần/ngày (nếu trời nắng). Giữ ẩm sau 7 – 10 ngày dỡ bỏ lớp che phủ ra. Sau cây hồi sinh bén rễ sử dụng DAP, NPK 16-16-8 để bón thúc 2 lần.
Có thể sử dụng các loại phân bón lá để phun xịt cây con sinh trưởng tốt. Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây con.
Để phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm định kỳ 7 ngày/lần xịt các loại thuốc như: rovral, moncerew, zineb, topsin và các loại thuốc sâu như: sumicidin, pegasus…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét