Bón phân vào những ngày nắng ráo và thời điểm thích hợp từ 3-4 giờ chiều. Đối với các loại phân nên dùng các loại phân có gốc Nitrat nhằm duy trì lượng pH cho đất, không làm chua đất
1. Độ sâu khi trồng củ:Với điều kiện nhiệt độ và ánh sáng trong vụ Đông xuân thì độ sâu trồng củ từ 5-10 cm, không nên trồng sâu quá vì mầm sẽ khó mọc lên trên mặt, cũng không nên trồng cạn quá vì ánh nắng mặt trời sẽ làm hư mầm non ban đầu.
2. Màn che trên mặt đất:
Có một ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Với điều kiện trồng tại Bến Tre cần phải có lớp rơm, trấu phủ trên bề mặt nhằm giữ được độ ẩm cho đất trong những ngày nắng gắt, tránh mưa làm đóng ván trên mặt luống. Mặt khác, nó tránh cho việc nhiệt độ tăng quá cao trong đất trong những ngày nắng gắt làm ảnh hưởng tới chất lượng của cây.
3. Số lượng và khoảng cách trồng:
Tuỳ theo kích cỡ, chu vi củ mà khoảng cách và số lượng củ trồng sẽ khác nhau.
Size 6-8: 60-80củ/m2
Size 8-10: 50-70 củ/m2
Size 10-12: 50-70củ/m2
Size 12-14: 30-60củ/m2
Size >14: 30-60 củ/m2
Khoảng cách trồng rất quan trọng nếu trồng dày quá cây sẽ mọc vống và yếu. Nếu trồng thưa quá sẽ tốn nhiều diện tích, tùy vào kích cỡ củ lớn nhỏ mà khoảng cách trồng sẽ khác nhau: từ 10-15cm, 15x20cm, 20x20cm. Điều kiện tại Bến Tre khoảng cách thích hợp nhất đối với size củ 10-12 là 20x20 cm.
4. Ảnh hưởng của Size củ tới thời gian trồng và chất lượng cây:
- Size củ lay-ơn ảnh hưởng rất lớn tới thời gian sinh trưởng của cây. Vì vậy khi chuẩn bị cho mùa vụ trồng cần xem xét kỹ, củ có chu vi nhỏ sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hơn củ lớn và thu hoạch muộn hơn.
- Vì vây củ có size nhỏ cần được trồng sớm hơn. Nếu trồng size củ lớn quá thì sẽ tốn nhiều diện tích, giá thành củ sẽ lớn. Cần chọn những củ mình tròn dày, củ không bị xây xát, không nhiễm sâu bệnh.
5. Xử lý lạnh củ và xử lý củ giống trước khi trồng:
Củ lay-ơn cần phải có 1 thời gian xử lý lạnh khoảng 2-2,5 tháng từ 2-5°C, nhằm thúc đẩy quá trình bung mầm của củ.
Nên trồng những củ đã qua xử lý lạnh hơn là củ xử lý hun khói vì khi củ được xử lý lạnh sẽ thì củ sẽ ra rễ và bung mầm rất đều cây đạt chất lượng hoa tốt hơn và tránh tỷ lệ hư hao củ nhiều hơn và thu hoạch đồng đều hơn củ hun khói.
Thời gian trồng củ xử lý lạnh cần sớm hơn củ hun khói từ 5-7 ngày. Xử lý củ giống trước khi trồng:
Củ giống trước khi trồng cần được ngâm vào trong hỗn hợp dung dịch thuốc gồm: 50g Dithan Xanh + 40ml Vi CiDi + 20 g Topsin 47 WP/20ml nước, từ 10-15 phút sau đó vớt ra để khô ráo và tiến hành trồng.
6. Lên luống: Luống trồng nên bố trí theo hướng Đông Tây để tận dụng ánh sáng tốt nhất. Thông thường đánh luống rộng 1,1-1,2m cao 20-25 cm.
7. Một số giống lay-ơn trồng:
- Đỏ Pháp mập (Xử lý kho lạnh): Chiều cao cây: 100-125 cm; Số hoa: 10-15
Thời gian sinh trưởng: 70-75 ngày. Khả năng chống chịu trung bình, chịu nóng kém.
- Đỏ son (Xử lý kho lạnh):
Chiều cao cây: 110-130 cm; Số hoa: 13-17; Thời gian sinh trưởng: 75-80 ngày. Sinh trưởng và chống chịu tốt
- Xanh ngọc bích (Xử lý kho lạnh): Chiều cao cây: 100-110 cm; Số hoa: 14-16; Thời gian sinh trưởng: 65-70 ngày. Khả năng chống chịu tốt.
- Vàng PePe: Chiều cao cây: 135-150 cm; Số hoa: 15-18; Thời gian sinh trưởng: 68-70 ngày. Sức chống chịu tốt.
- Song sắc: Chiều cao cây: 90-110cm; Số hoa: 10-14. Thời gian sinh trưởng: 60-65 ngày; Sinh trưởng nhanh, chịu nóng tốt.
- Đỏ nhung: Chiều cao cây: 90-110cm; Số hoa: 10-14; Thời gian sinh trưởng: 60-65 ngày. Sinh trưởng nhanh, chịu rét kém.
8. Chăm sóc, bón phân:
Công việc chăm sóc bao gồm: Trừ cỏ, xới đất, bón phân, tưới nước, phun thuốc, chống đổ. Trừ cỏ: Cỏ dại là nguyên nhân tranh chấp thức ăn, nước, ánh sáng và còn là môi giới truyền sâu bệnh. Do vậy, nguyên tắc trừ cỏ dại là trừ sớm, trừ cỏ non và trừ sạch. Xới đất: Khi cây có 2-3 lá có thể xới sâu được, khi cây có 4-5 lá thì chỉ cần xới nhẹ trên mặt đất tránh chạm rễ (do đặc điểm rễ ăn ngang) nên cần vun gốc, lấp thêm đất, thêm dinh dưỡng cho cây đồng thời giữ cây không đổ.
Chú ý: Không nên vun cao, mà nên vun làm nhiều đợt (khi cây có 2, 4, 6 lá). Việc xới đất nhằm vừa làm cỏ trên mặt, mặt khác còn cung cấp lượng oxy giúp cho sự hô hấp của bộ rễ.
Tưới nước: Theo nguyên tắc là đảm bảo gốc cây luôn ẩm (độ ẩm phải đạt 65-70%) Nếu để đất khô quá thì hàm lượng muối trong đất tăng cao làm ảnh hưởng tới chất lượng cây, hoa, cây chậm lớn, vàng lá. Nhưng nếu tưới nhiều quá thì rất dễ bị thối củ.
Chú ý: Lúc hình thành mầm hoa và lúc ra nụ nhất thiết phải đảm bảo đủ nước. Khi cây có 6-7 lá bắt đầu nhú hoa, cây càng to càng nặng do vậy gặp gió rất dễ đổ, và khi cây bị xiên đổ thì phát hoa bị cong theo làm ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ cây hoa, nên phải tiến hành chống đổ bằng cách sau: Vun cao gốc, dùng que tre kẹp hai đầu luống rồi dùng dây buộc để đỡ cây. Dùng lưới mắt to 20x20cm giải trên mặt luống trước khi trồng sau đó đặt củ theo mắt lưới, nâng dần lưới theo chiều cao của cây.
Bón phân: tính cho 500m2
Đối với cây lay-ơn, sự sinh trưởng chiều cao thân và lá quá tốt sẽ không có ích nó sẽ là nguy cơ dẫn đến hiện tượng lốp đổ. Trong những trường hợp như vậy, nếu hạn chế sự sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất, làm thấp cây, cứng cây sẽ điều chỉnh được mối quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan trên và dưới mặt đất có thể làm tăng năng suất và phẩm chất của cây hoa.
Vì vậy, trong quá trình bón phân cần kết hợp hài hoà lượng N-P-K cho phù hợp, không nên bón nhiều Urê vì lượng đạm cao cây sẽ phát triển không đồng đều giữa phần trên và dưới mặt đất dẫn đến hiện tượng lốp đổ.
Bón lót: 2 tấn phân chuồng+100kg Lân +30kg Kali.
Bón thúc: Sau khi cây xuất hiện lá đầu tiên bón 5 kg phân NPK 20-20-15+2% (CaO+Bo+S+MgO) hi-end.
Sau 7-10 ngày cây xuất hiện lá thứ 2 bón tiếp 5 kg NPK 20-20-15+2% (CaO+Bo+S+MgO).
Sau 7-10 ngày cây xuất hiện lá thứ 3, bón 5 kg Ca(NO3)2 (Canxi nitrate). Khi cây xuất hiện lá thứ 4 thời gian này cây bắt đầu phân hóa mầm hoa ta bón 10kg phân NPK 15-5-20+2%(CaO+Mg+Fe+Bo).
Từ đó từ 7-10 ngày bón 1 lần phân NPK 15-5-20+2% (CaO+Mg+Fe+Bo) với liều lượng 10kg. Khi cây đã hoàn thành lá thứ 6 và bắt đầu lá thứ 7 tức là lúc cây chuẩn bị xuất hiện phát hoa ta bón 5kg phân NPK 15-5-20+2% (CaO+Mg+Fe+Bo)+10kg Supe Lân+5 Kg KNO3 với thời gian 7 ngày ta bón 1 lần đến khi cây hình thành nụ hoa thì chấm dứt.
Mục đích của việc bón phân có thành phần CaO nhằm mục đích duy trì độ pH trong đất từ 6-7 và bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng cho cây nhằm tăng phẩm chất hoa. Mặt khác, nó còn hạn chế một số loại nấm xâm nhập vào trong cây chẳng hạn như nấm Fusarium sp, gây hiện tượng thối cổ rễ cho cây.
Chú ý: Nên bón phân vào những ngày nắng ráo và thời điểm thích hợp từ 3-4 giờ chiều. Đối với các loại phân nên dùng các loại phân có gốc Nitrat nhằm duy trì lượng pH cho đất, không làm chua đất
0 nhận xét:
Đăng nhận xét