Cây chanh được trồng khắp nơi ở nước ta. Nhân dân thường trồng chanh để lấy quả ăn hoặc làm gia vị. Y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rễ cây để làm thuốc.
Chanh là loại quả giàu Viatamin C và những chất chống oxy hoá thuộc nhóm Flavonoids có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn nhiễm và làm chậm sự lão hoá. Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng và tác dụng dược lý, chanh được tổ chức Plants for a Future xếp vào nhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong một danh mục gồm hơn 7.300 loài thực vật làm thuốc hoặc làm thức ăn.
1. Dược tính và công dụng
Theo Đông y, lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết Can khí. Phần lá, rễ và vỏ quả thường dùng chữa tức ngực, khó thở, đau hông sườn, ăn kém, hay nôn, sốt rét và các triệu chứng đau mắt, nhức đầu do Can Đởm hoả vượng.
Dịch quả chanh có vị chua, tính mát có tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Ngoài ra, chanh cũng dùng để sát trùng hoặc giải độc tại chỗ do trùng thú cắn.Vỏ quả chanh phơi khô có thể dùng để làm thuốc xua đuổi côn trùng, sâu bọ.
Lá chanh tươi có chứa nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn, chỉ khái và tiêu đờm nên cũng thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm, giải độc.
Ngoài công dụng là một loại nước giải khát được ưa chuộng, uống nước chanh còn được xem là một liệu pháp bổ sung giúp giải độc, cải thiện thành mạch và hạ huyết áp.Về mặt dưỡng sinh phòng bệnh, một số người chủ trương thực hành tiết thực và giải độc định kỳ bằng cách nhịn ăn một ngày mỗi tuần lễ. Trong ngày nhịn ăn chỉ uống nước chanh đường. Uống nước chanh không những giúp việc nhịn ăn được dễ dàng mà còn bổ sung thêm một số sinh tố, khoáng chất cần thiết, lại có thể tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
2. Bài thuốc có sử dụng chanh:
2.1 Nhuận gan, giải độc:
Lá chanh 12 gr(phơi âm can)
Lá gai 12 gr
Lá cối xay 12 gr
hoặc:
Lá dâu tằm 12 gr
Rau má 12 gr
Nhân trần 12 gr
Vỏ chanh 8 gr
(phơi khô, sao qua) Sắc uống.
2.2 Chữa ho do phong hàn:
9 lá chanh tươi và 7 lát gừng sống; sắc đặc, thêm đường, uống dần.
2.3 Chữa ho do phong nhiệt:
Rễ chanh 12 gr, rễ tranh 12 gr, trắc bá diệp 12 gr; sắc uống.
2.4 Chữa đau lưng do phong, hàn, thấp xâm nhiễm
Rễ chanh 12 gr
Rễ nhàu 12 gr
Rễ đinh lăng 12 gr
Rễ cỏ xước 12 gr
Lá ngũ trảo 8 gr
Quế chi 4 gr
2.5 Uống nước chanh để tiết thực, giải độc, hạ huyết áp cao hoặc hạ độ cholesterol trong máu:
Nước chanh pha với nước ấm, thêm đường vừa đủ để uống. Uống khi khát và chỉ uống vừa đủ nhu cầu. Cần có sự theo dõi của bác sĩ nếu nhịn ăn hơn 1 ngày.
1. Dược tính và công dụng
Theo Đông y, lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết Can khí. Phần lá, rễ và vỏ quả thường dùng chữa tức ngực, khó thở, đau hông sườn, ăn kém, hay nôn, sốt rét và các triệu chứng đau mắt, nhức đầu do Can Đởm hoả vượng.
Dịch quả chanh có vị chua, tính mát có tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Ngoài ra, chanh cũng dùng để sát trùng hoặc giải độc tại chỗ do trùng thú cắn.Vỏ quả chanh phơi khô có thể dùng để làm thuốc xua đuổi côn trùng, sâu bọ.
Lá chanh tươi có chứa nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn, chỉ khái và tiêu đờm nên cũng thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm, giải độc.
Ngoài công dụng là một loại nước giải khát được ưa chuộng, uống nước chanh còn được xem là một liệu pháp bổ sung giúp giải độc, cải thiện thành mạch và hạ huyết áp.Về mặt dưỡng sinh phòng bệnh, một số người chủ trương thực hành tiết thực và giải độc định kỳ bằng cách nhịn ăn một ngày mỗi tuần lễ. Trong ngày nhịn ăn chỉ uống nước chanh đường. Uống nước chanh không những giúp việc nhịn ăn được dễ dàng mà còn bổ sung thêm một số sinh tố, khoáng chất cần thiết, lại có thể tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
2. Bài thuốc có sử dụng chanh:
2.1 Nhuận gan, giải độc:
Lá chanh 12 gr(phơi âm can)
Lá gai 12 gr
Lá cối xay 12 gr
hoặc:
Lá dâu tằm 12 gr
Rau má 12 gr
Nhân trần 12 gr
Vỏ chanh 8 gr
(phơi khô, sao qua) Sắc uống.
2.2 Chữa ho do phong hàn:
9 lá chanh tươi và 7 lát gừng sống; sắc đặc, thêm đường, uống dần.
2.3 Chữa ho do phong nhiệt:
Rễ chanh 12 gr, rễ tranh 12 gr, trắc bá diệp 12 gr; sắc uống.
2.4 Chữa đau lưng do phong, hàn, thấp xâm nhiễm
Rễ chanh 12 gr
Rễ nhàu 12 gr
Rễ đinh lăng 12 gr
Rễ cỏ xước 12 gr
Lá ngũ trảo 8 gr
Quế chi 4 gr
2.5 Uống nước chanh để tiết thực, giải độc, hạ huyết áp cao hoặc hạ độ cholesterol trong máu:
Nước chanh pha với nước ấm, thêm đường vừa đủ để uống. Uống khi khát và chỉ uống vừa đủ nhu cầu. Cần có sự theo dõi của bác sĩ nếu nhịn ăn hơn 1 ngày.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét