Pages

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Phân bón cơ bản sử dụng cho cây ăn trái

Phân bón cơ bản sử dụng cho cây ăn trái

Phân bón cho cây ăn trái được sử dụng tuỳ theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây ăn trái mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần bón phân đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao

Năm tuổi
Loại phân
Ure (g/cây/năm) Super lân (g/cây/năm) Kali (g/cây/năm)
1 – 3 100 – 300 300 – 600 100
4 – 6 400 – 500 900 – 1200 200
7 – 9 600 – 800 1500 – 1800 300
Tròn 10 900 – 1600 200 – 2400 400
Phân bón thường sử dụng cho cây ăn trái

- Phân bón cho cây 1 – 2 năm tuổi:

+ Phân đạm: Nên pha phân vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới 1 lần

+ Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa.

+ Trong giai đoạn này nên phun phân bón lá Yogen để giúp cây nhanh phát triển và tạo tán tốt ở giai đoạn đầu, phun 1 trong các loại sau: Yogen 30-10-10, Yogen 21-21-21, Yogen 15-30-15 để giúp cây phát triển mạnh bộ rễ phun siêu lân hoặc Yogen 10-50-10

- Phân bón cho cây trưởng thành:

Chia làm 4 lần bón/năm

+ Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê, phun Yogen siêu lânhoặc Yogen 10-50-10 giúp cây ra hoa sớm và đồng loạt.

+ Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 Kali, phun siêu Kali hoặc 6-30-30 giúp cây cho năng suất và chất lượng cao.

+ Lần 3: Trước khi cho thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón 1/2 Kali còn lại

+ Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê.

Phân bón phải được bón đúng cách

Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm, cách gốc 0,5 – 1m (tuỳ tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

Khi cây giao tán nên dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm. Tưới đẫm liếp trước, sau đó rải  phân bón thẳng lên mặt liếp.

Hàng năm còn cần bón thêm phân lân hữu cơ (hiệu Con én đỏ) của XN Yogen Mitsui Vina cho cây nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát triển tốt. Nếu bón phân chuồng nên bón phân hoai mục để giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế được nấm bệnh (có trong phân chưa hoai).

Để cung cấp thêm vi lượng cho cây nên bón phân qua lá Yogen hiệu Con én đỏ vào giai đoạn cây ra lá non và khi trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗI lần phun cách nhau 10 – 15 ngày, phun 4 – 5 lần/vụ.

Xử lý ra hoa:

Dùng biện pháp xiết nước để kích thích ra hoa cây có múi. Cách làm như sau:

- Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu (không có khả năng cho trái) và bón phân bồi dưỡng để cây phục hồi sau mùa cho trái, kết hợp phun phân Yogen.

- Rút khô nước trong mương vườn và ngưng nước để tạo “sốc” cho cây.

- Thời gian xiết nước kéo dài khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách mặt đất 20 – 30 cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt liếp 50 – 60cm để không làm rễ cây bị thiệt hại gây mất sức cho cây.

- Tưới nước sớm, bón phân đầy đủ thúc cây sớm ra đọt và nụ hoa. Phun phân Yogen Siêu kali kết hợp vớI Atonik, thời gian xiết nước sẽ rút ngắn hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét